Các yếu xã hội

Một phần của tài liệu Phân công lao Động giữa vợ và chồng trong các gia Đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại huyện xaythany, thủ Đô viêng chăn, nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào) (Trang 75 - 81)

CHƯƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

3.1. Các yếu tố ảnh hướng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany hiện nay

3.1.2. Các yếu xã hội

3.1.2.1. Tư tưởng văn hóa truyền thống

Nhân dân Lào nói chung, nhân dân ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn nói riêng, gắn với cơ sở tâm lý xã hội phổ biến là dựa trên Phạt giáo đã phát triển và tồn tại và được nhân dân tôn kính trong suốt 700 năm. Trong suốt thời gian dài đó, Phật giáo đã trở thành hệ tư tưởng chính thống ở Lào qua nhiều thế kỷ và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của nhân dân. Từ nếp sống trong gia đình đến hành vi ứng xử xã hội cho đến hoạt động sản xuất kinh tế. Đồng thời, vai trò của nhà chùa cũng có ảnh hưởng khá lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân. Chùa không chỉ là trung tâm về văn hóa - tôn giáo mà còn là thư viện, bệnh viện, nhà trọ, nơi hội họp và là nơi đào tạo và sáng tác văn học nghệ thuật của bản, làng, xã ở Lào. Do đó, cái thiêng liên u mặc của Phật giáo đã hòa quyện một cách tự nhiên với các sinh hoạt sôi động trong đời sống thế tục của cộng đồng xã hội Lào nói chung, gia đình ở nông thôn nói riêng.

Với đặc điểm tư tưởng văn hóa truyền thống của nhân dân Lào mà phần lớn theo đạo phật. Đã tạo ra nếp sống của người Lào, sống giản dị, không tham lam, cần cù, biết tự lập, dựa vào bản thân và tạo cho đời sau tốt hơn.

Ngoài ra, còn có lời dạy của ông bà ngày xưa đã giao truyển cho đến hiện nay về văn hóa giản dị của nhân dân Lào, dạy con cháu sống và ứng xử với nhau.

68

Đặc biệt là dạy cách ứng xử của các thành viên trong gia đình như: Vợ đối với chồng, nam đối với nữ, con đối với bố mẹ, người lớn... Theo lời dạy đó, đã thực hiện từ thế này sang thế hệ khác và đã trở thành văn hóa của nhân dân Lào. Nhưng văn hóa truyền thống đó vừa có mặt tích cực và mặt tiêu cực song với nhau. Có một số văn hóa còn phù hợp và một số khía cạnh không còn phù hợp, đã lỗi thời.

Như: các lời dạy ngày xưa còn phù hợp với thời đại hiện nay: Vợ chồng phải yêu thương, cần cù; Vợ khôn giúp chồng tiến;... Nhưng cũng có một số lời dạy không còn phù hợp như: Tôn nam kinh nữ, phải cho chồng ăn trước vợ mới ăn sau...

Những lời dạy này đã trở thành văn hóa truyền thống của nhân dân Lào và đã thực hiện trải qua nhiều thế kỷ. Hiện nay, vẫn còn tồn tại trong nhiều dân tộc, nhiều nơi của Lào đặc biệt là ở nông thôn. Những văn hóa truyền thống này còn ảnh hưởng khá nặng đến sự bình đẳng giới nói chung, sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn. Điều đó, đã gán sâu sắc cho vai trò giới đặc biệt là đối với phụ nữ, là người phải theo, phải chiều chuộng nam giới, phải nhường cho nam giới, phụ nữ là người yếu, không khỏe mạnh, không được làm việc nặng, không được đi làm xa và phải làm các công việc nội trợ. Đồng thời, phải là người chăm sóc gia đình. Chính vì vậy, công việc nội trợ và chăm sóc gia đình đã mang tính nữ giới. Còn công việc sản xuất và tham gia xã hội đã mang tính nam giới. Ngoài ra, còn có nhiều văn hóa truyền thống có ảnh hưởng đến bình đẳng giới nói chung, sự phân công lao động trong gia đình nói riêng.

Văn hóa truyền thống về trọng nam kinh nữ vẫn còn tồn tại trong xã hội Lào hiện nay thể hiện như: Nữ sẽ là người đảm nhiệm chính ở trong gia đình, mẹ dạy con gái phải làm việc nhà giỏi mới có người cưới. Nữ phải đi nhẹ nhàng, ăn mặc lịch sự, nói nhẹ nhàng... Đồng thời, việc phục vụ cũng phải là nữ giới đảm nhiệm như: Khi tổ chức liên hoan ở cơ quan hay ở quán ăn thì nữ giới sẽ là người giót rượu bia, đưa các đồ ăn lên bàn. Ít khi là nam giới thực hiện vai trò này... Do văn hóa truyền thống, câu dạy của người già ngày xưa...

xã hội đã định kiến cho nữ giới là người phụ vụ và chính văn hóa đó đã ảnh hưởng cho đến nay đã trở thành Social norms rồi (PVS cán bộ, nữ, 47 tuổi).

69

3.1.2.2. Hoàn cảnh kinh tế-xã hội - Hoàn cảnh kinh tế gia đình

Hoàn cảnh kinh tế-xã hội là yếu tố quan trọng tác động đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình ở nông thôn huyện Xaythany hiện nay. Đặc biệt là yếu tố kinh tế của gia đình đã ảnh hưởng đến quyền ra quyết định đối với hoạt động sản xuất, sự phân công lao động trong sản xuất kinh doanh, hoạt động nội trợ, hoạt động tham gia xã hội…

Biểu đồ 3.1: Nhận định quyền ra quyết định theo hoàn cảnh kinh tế gia đình (Đơn vị %)

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023)

Hoàn cảnh kinh tế gia đình hay mức sống gia đình là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Theo kết quả phân tích tương quan và kiểm định giữa mức sống gia đình với quan hệ giới có thể thấy rằng, có tương quan giữa quan hệ giới với hoàn cảnh kinh tế gia đình (làm chủ gia đình với P=0,00; giữ và quản lý tài sản với P=0,00; quyền ra quyết định 0,00<0,05) có nghĩa là có mối quan hệ giữa quan hệ giới giữa vợ và chồng trong gia đình với hoàn cảnh kinh tế gia đình. Khi phân tích sâu hơn có thể thấy rằng, gia đình có mức sống gia đình khá giả trở lên có sự chia sẻ giữa vợ và chồng đối với việc ra quyết định các công việc trong gia đình, còn nhóm trung bình và nghèo thì ít có sự chia sẻ với nhau giữa

0.4 0.3 0.4 0.5 0.4 0.3

52.6 53 51.9 52.3 51.9 52.9

42.1 42 42.6 42 42.5 41.8

4.8 4.6 4.9 5.1 5.1 4.9

0 10 20 30 40 50 60

Hoạt động sản

xuất Hoạt động nội trợ Hoạt động chăm

sóc gia đình Hoạt động tham gia xã hội Làm chủ gia đình Giữ và quản lý tài

sản Quyền ra quyết định

Giàu có Khá giả Trung bình Nghèo Rất nghèo

70

vợ và chồng đa phần nam giới là người làm chủ gia đình và có quyền ra quyết định trong gia đình. Còn người giữ và quản lý tài sản thì hoàn cảnh kinh tế gia đình càng tốt nữ giới càng có quyền giữ và quản lý tài sản. Với số liệu này có thể thấy rằng, mức sống gia đình có ảnh hưởng khá mạnh đối với quyền ra quyết định trong hoạt động sản xuất và có ảnh hưởng ở mức độ trung bình đối với một số công việc trong quan hệ giới như quyền làm chủ gia đình, hoạt động nội trợ và tham gia xã hội. Trong kết quả thảo luận nhóm có thể thấy rằng, gia đình có mức sống gia đình khá giả có nhiều điều kiện tốt trong việc chia sẻ các công việc gia đình đặc biệt là trong hoạt động sản xuất. Đồng thời, cũng ảnh hưởng đến quyền làm chủ gia đình. Trong đó, những gia đình có người vợ làm kinh doanh, buôn bán, dịch vụ, công ty tư nhân và chồng là cán bộ nhà nước, công an, bộ đội, thợ thủ công, công dân… mà gia đình này người vợ làm chủ gia đình và có quyền ra quyết định trong việc sản xuất kinh doanh nhiều hơn.

Nhưng đối với công việc khác cả hai vợ chồng cùng nhau tham gia ra quyết định. Ngược lại, gia đình có hoàn cảnh kinh tế nghèo thì hầu hết các quan hệ giới đều là nam giới có quyền quyết định như: người làm chủ gia đình, quyền ra quyết định đối với hoạt động sản xuất, nội trợ, chăm sóc gia đình và tham gia xã hội.

Biểu đồ 3.2: Thực trạng sự phân công lao động trong gia đình theo hoàn cảnh kinh tế gia đình (Đơn vị %)

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023)

56.7

51.8 53 52.3

37.1 42.4 41.1 42.1

4.6 4.6 4.7 4.3

1.2 1 1 1

0 10 20 30 40 50 60

Hoạt động sản xuất Hoạt động nội trợ Hoạt động chăm sóc gia

đình Hoạt động tham gia xã hội

Giàu có Khá giả Trung bình Nghèo Rất nghèo

71

Theo kết quả nghiên cứu trong biểu đồ 3.2 có thể thấy rằng, hoàn cảnh kinh tế gia là một yếu tố tác động đến sự phân công lao động trong gia đình.

Theo kết quả phân tích tương quan và kiểm định có thể thấy rằng, với P=0,00<0,05 cho thấy có mối quan hệ giữa sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình với hoàn cảnh kinh tế gia đình. Trong đó, gia đình có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả có tương quan khá mạnh đối với sự phân công lao động trong hoạt động sản xuất và hoạt động tham gia xã hội. Còn gia đình có hoàn cảnh kinh tế gia đình nghèo có sự chia sẻ các công việc trong hoạt động sản xuất và nội trợ với nhau nhiều hơn. Nhưng các công việc khác như:

Tham gia xã hội là nam giới đảm nhiệm chính còn cộng việc chăm sóc gia đình là nữ giới đảm nhiệm chính. Như vậy, hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả và nghèo có tương quan khá mạnh với sự phân công lao động trong hoạt động sản xuất, nội trợ và tham gia xã hội. Theo kết quả thảo luận nhóm có thể thấy rằng, những gia đình có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả đa phần là người vợ làm kinh doanh, buôn bán, dịch vụ... có thu nhập khá cao so với người chồng.

Trong đó, cả hai vợ chồng có sự phân công lao động trong hoạt động sản xuất khá công bằng nhau. Đồng thời, cả hai vợ chồng cũng có sự tham gia xã hội khá tương đương với nhau. Đa phần họ đi cùng nhau hoặc thay nhau đi dự các cuộc họp của làng, thôn, xá,... Điều đáng chú ý, trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả họ ít khi chia sẻ công việc nội trợ và chăm sóc gia đình mà đa phần là người vợ đảm nhiệm chính nhưng họ có thuê người giúp việc.

Còn gia đình nghèo thì ngược lại, họ có sự chia sẻ các công việc trong gia đình nhiều hơn. Đặc biệt là gia đình nông dân, công nhân,... mà cả hai vợ chồng cùng làm một chỗ hoặc chồng làm việc ở xung quanh nhà thì có sự chia sẻ các công việc sản xuất với nhau, người chồng giúp các công việc nội trợ và chăm sóc gia đình nhiều hơn. Nhưng việc tham gia xã hội thì đa phần vẫn là nam giới như dự các cuộc họp thôn, xã... còn tham gia các lễ hội của làng thì đa phần là người vợ tham gia nhiều hơn.

- Hoàn cảnh kinh tế thị trường, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

72

Ngoài hoàn cảnh kinh tế gia đình, sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình còn chịu sự ảnh hưởng khá lớn từ sự biến đổi của nền kinh tế thị trường, sự đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trước đây, dân huyện Xaythany đa phần là nông dân, làm các nghề nông nghiệp, trồng trọt chăn nuôi để phục vụ cho gia đình. Ngoài ra, kiếm sống ở trong rừng và dọc rào nhà. Từ khi có sự phát triển của kinh tế từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi hoàn cảnh kinh tế gia đình và từ đó đã có sự tác động đến sự phân công lao động trong gia đình một cách rõ rệt. Phụ nữ ngày càng có vị trí vai trò quan trọng trong gia đình đặc biệt là những gia đình làm nghề buôn bán, dịch vụ. Vì đa phần nam giới là người đảm nhiệm chính giai đoạn sản xuất nhưng phụ nữ đảm nhiệm chính giai đoạn tiêu thụ. Như ở làng Látkhoai hiện nay, đa phần các hộ gia đình trồng rau để bán tạo được thu nhập khá ổn định và cao. Trong đó, cả hai vợ chồng cùng nhau đảm nhiệm các công việc từ sản xuất đến tiêu thụ và có sự phân công lao động rõ rệt. Còn gia đình ở làng Nonsath hiện nay, đa phần gia đình làm nghề thủ công như: Sản xuất váy Lào, các sản phẩm từ mây tre đan. Trong đó, đa phần nữ giới đảm nhiệm chính sản xuất váy Lào còn nam giới đảm nhiệm chính sản xuất các sản phẩm từ mây tre đan. Đồng thời, sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn còn bị sự ảnh hưởng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt là sự hòa nhập của văn hóa quốc tế đã làm mòn đi tư tưởng văn hóa truyền thống của dân Lào. Sự bình đẳng giới ngày càng được khắc phục và phụ nữ ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong xã hội Lào nói chung, xã hội nông thôn nói riêng. Phụ nữ ngày càng nhận được nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ công cộng, thông tin, phát triển các mặt, có tiếng nói trong gia đình,...

3.1.2.3. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Từ xưa đến nay, Đảng và nhà nước Lào đã đặc biệt quan tâm đến sự bình đẳng giới. Điều đó, đã thể hiện trong các văn kiện của Đảng NDCM Lào và chính sách của Nhà nước CHDCND Lào. Do vậy, chủ chương, chính sách

73

của Đảng và Nhà nước được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn nhằm khúc phục và khuyến khích sự bình đẳng giới. Trong đó, Đảng đã ban ra nhiều đường lối, phương hướng nhằm khuyến khích sự bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực, chính trị, kinh tế và xã hội. Ngoài ra, Nhà nước cũng ban ra nhiều bộ luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ. Từ đó, đã thúc đẩy sự bình đẳng giới ngày càng nhiều. Phụ nữ đã có vị trí, vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Có nhiều phụ nữ đã được bổ nhiệm chức vụ cao trong hệ thống chính trị. Ngoài ra, cũng có nhiều chị em có vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như trong gia đình của mình. Đồng thời, cũng có nhiều chị em có vị trí cao trong xã hội Lào. Điều đó, đã chứng minh rằng, nhờ có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy sự bình đẳng giới và sự bình đẳng giới có xu hướng phát triển tích cực hơn.

Một phần của tài liệu Phân công lao Động giữa vợ và chồng trong các gia Đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại huyện xaythany, thủ Đô viêng chăn, nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào) (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)