CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC LÀO VỀ GIỚI
1.3.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về giới Đảng Nhân dân Cánh mạng Lào (NDCM Lào) luôn khẳng định rằng, phụ nữ là lực lượng chính và lực lượng to lớn trong mọi lĩnh vực đời sống. Do vậy, phụ nữ đã có vai trò quan trọng trong việc sinh ra thế hệ mới và đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của gia đình cũng như các thành viên trong gia đình như: người chồng và con cái của mình.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước cũng như sự lãnh đạo cách mạng của Đảng đã kế thừa và phát huy sáng tạo quan điểm Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vi Hản về phụ nữ.
Đảng đã đánh giá cao và đúng vai trò và khả năng của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Phụ nữ là những người mẹ, người vợ, người thầy đầu tiêu của trẻ em trong các gia đình và có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh tế và tái sản xuất. Phụ nữ còn có khả năng trong hoạt động trực tiếp đóng góp nhiều công sức vào công tác xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Lào. Do vậy, Đảng luôn coi trọng vấn đề giải phóng phụ nữ. [26, tr. 3].
Đến năm 1975, sau khi giải phóng đất nước. Đảng NDCM Lào đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp và biện pháp nhằm phát huy và khuyến khích cho phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực để làm chủ đất nước, làm chủ bản thân mình. Phụ nữ các bộ tộc có cơ hội tham gia đào tạo-bồi dưỡng chính trị, được xóa nạn mù chữ, được bồi dưỡng giáo dục văn hóa, học nghề...
Đồng thời, Đảng còn quan tâm đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em nhiều hơn.
22
Vì có chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng như vậy, Đảng đã tiếp tục nhấn mạnh công tác bình đẳng giới trong các Đại hội Đảng từng khoá đặc biệt là đại hội toàn quốc lần thứ VI (1996) của Đảng, đã tổng kết đánh giá cao việc thực hiện Đại hội lần trước và rút ra bài học kinh nghiệm để xác định mục tiêu mới đến năm 2020. Đảng đã xác định đường lối chính sách đối với công tác phát triển phụ nữ là: “Hội Liên hiệp Phụ nữ có trách nhiệm nâng cao trình độ và tăng cường khả năng trong việc phát triển phụ nữ về mọi mặt nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội và chủ động thực hiện quyền bình đẳng nam – nữ, đồng thời, phụ nữ cũng phải tích cực phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em” [27, tr. 54].
Sau đó, Đảng còn nhấn mạnh và đặc biệt quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới trong các văn kiện đại hội Đảng như: Đại hội Đảng lần thứ V-XI. Đảng vẫn tiếp tục nhấn mạnh đường lối, chính sách của Đảng về phát triển nữ giới và thúc đẩy sự bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực như lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội… Trong đó, trong Đại hội lần thứ VIII (2006) của Đảng cũng xác định chính sách đường lối đối với phụ nữ rằng: Phải “tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích nữ giới và mở rộng thực hiện quyền bình đẳng giới và đề cao vai trò của phụ nữ trong công việc của Đảng, Nhà nước và ngoài xã hội” [27, tr. 65].
Đảng NDCM Lào còn nhấn mạnh thêm về công tác phụ nữ trong đại hội Đảng lần thứ X (2016) rằng: “Khuyến khích và phát triển phụ nữ, thiếu niên và thanh niên; đảm bảo quyền và phát triển bình đẳng giới về mặt chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội và gia đình; Giảm sự phân biệt và dùng bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em; Quan tâm việc bảo vệ giúp đỡ trẻ em, phát triển và tạo cơ hội cho trẻ em được tham gia; Thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ em nữ được tham gia vào phong trào phát triển ngày càng nhiều hơn” [30, tr. 102].
Những quan điểm về giới, phát triển giới cũng như sự khuyến khích sự bình đẳng giới trên đây của Đảng NDCM Lào là cơ sở lý luận quan trọng để
23
đánh giá sự quan tâm của Đảng đối với vấn đề giới đặt biệt quan trọng và đã nhấn mạnh trong từng đại hội của Đảng và từ đó đã làm cho chúng ta thấy Lào đang trên đường chuyển biến về mọi mặt trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nữ giới đang từng bước được giải phóng, không khí dân chủ, bình đẳng giới từ trong gia đình và ngoài xã hội đã có bước tiến chuyển mới.
1.3.2. Chính sách của Nhà nước Lào về giới
Trên cơ sở những quan điểm của Đảng, Nhà nước Lào đã quan tâm phát huy quyền bình đẳng giới đã thể hiện trong các văn bản luật pháp, hiến pháp, chính sách… như: Điều 22 của Hiến pháp năm 1991 đã ghi rõ: “Công dân Lào không phân biệt nam – nữ, địa vị trong xã hội, trình độ học vấn, tín ngưỡngvaf tộc người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật” [35, tr. 5]. Và điều 24 cũng ghi rằng : “Công dân Lào nam – nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt như: Kinh tế, chính trị, xã hội và gia đình” [35, tr. 5].
Trong Hiến pháp năm 2003 và 2015 (bản sửa đổi) vẫn tiếp tục khẳng định: “Nhà nước, xã hội và gia đình quan tâm thực hiện chính sách phát triển và khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ và trẻ em” [36, tr. 7]. Ngoài ra, trong điều 36 quy định: “Công dân Lào 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử, trừ trường hợp bị bệnh tâm thần và người bị toà án tuyên phạt, bị tước quyền bầu cử và ứng cử” [36, tr. 11].
Sau đó, để triển khai Hiến Pháp, pháp luật đã ban ra vào trong thực tế thì Quốc hội đã xây dựng bộ luật về Sự phát triển và bảo vệ phụ nữ trong cuối năm 2004. Trong đó, đã ghi rõ trong điều 2 rằng: “Phụ nữ có vai trò trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh – quốc phòng, ngoại giao, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của quốc gia và bản sắc của phụ nữ Lào” [36, tr. 4]. Đồng thời, trong điều 14 của Luật về Sự phát triển và bảo vệ phụ nữ đã ghi rõ: “Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ được hưởng quyền về lĩnh vực chính trị ngang bằng nam giới như: Quyền bầu cử và ứng cử, tham gia hoạt động công tác, bàn bạc và quyết định vấn đề quan trọng
24
của quốc gia, được bổ nhiệm phù hợp trong các vị trí của các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận, tổ chức quần chúng và tổ chức xã hội, xã hội và gia đình tạo điều kiện cho phụ nữ được thực hiện các quyền đã nêu trên” [36, tr. 6-7].
Ngoài ra, còn có nhiều chính sách của Nhà nước về phát triển, bảo vệ lợi ích của phụ nữ và khuyến khích sự tiến bộ của phụ nữ và sự bình đẳng giới như: Năm 2005 đã có Nghị định bổ sung để áp dụng trong việc tỷ lệ phân biệt giới tính vào trong việc thu thập thông tin cho toàn quốc và năm 2006 Chính phủ đã có thông tư cho việc áp dụng tỷ lệ phân biệt giới tính vào trong hệ thống chung của thống kê quốc gia. Đến năm 2010 Quốc hội đã công nhận Luật về thống kê trong đó, điều 10 đã bao gồm tỷ lệ phân biệt giới tính. Ngoài ra, Chính phủ đã đề ra chính sách quốc gia về giáo dục số 1170/CP, ngày 29/11/2010 để đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục có chất lượng và bình đẳng giữa mọi nhóm xã hội, giảm và xoá bỏ sự khác biệt trong sự tiếp cận và kết thúc giáo dục của nhóm ít có cơ hội, đặc biệt trẻ em, nữ giới, người dân tộc, người khuyết tật và người gặp khó khăn về kinh tế.
Thông qua Luật về sự bình đẳng giới trong năm 2020.
Ngoài ra, Chính phủ Lào đã ban hành những chính sách cụ thể triển khai công tác phát triển và sự bình đẳng giới như: Kế hoạch hành động quốc gia về bình đẳng giới 5 năm qua 3 giai đoạn (2006-2010), 2011-2015 và 2016-2020).
Trong các Kế hoạch đã nêu rõ mục tiêu bảo đảm sự bình đẳng giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên những lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, nhằm khuyến khích và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, điều đó sẽ góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Tóm lại, các quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giới nói chung, sự bình đẳng giới nói riêng không chỉ được ghi rõ trong hệ thống các văn kiện của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước mà còn được cụ thể hoá bằng các chỉ thị, nghị định, văn bản, đã và được thực thi trong giai
25
đoạn hiện nay nhằm phát huy vị thế, vai trò và tiềm năng của phụ nữ trong đời sống kinh tế - xã hội. Do vậy, từ khi đất nước được giải phóng đến nay, nữ giới nói chung, phụ nữ Lào nói riêng đã có sự phát triển tiến bộ về mọi mặt như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, địa vị, vị thế, vai trò và sự phân công lao động trong gia đình được khẳng định trong thực tế.
26
CHƯƠNG 2