CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm gia đình - Khái niệm về gia đình
Gia đình là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến rất nhiều. Nhưng để đưa ra một định nghĩa một cách đầy đủ hơn và chính sác hơn về gia đình thì thực sự không dễ dàng. Nhiều quan điểm về gia đình:
Bắt đầu từ, trong điều 1/1 của Luật gia đình Lào (Bản bổ sung năm 2008) đã cho rằng, Gia đình là tế bạo của xã hội bao gồm chồng, vợ, con hay các thành viên trong gia đình mà có mối quan hệ với nhau và sống chung với nhau, có sổ hộ gia đình chứng minh [38, tr. 1].
Theo quan điểm của Lê Ngọc Văn (2012), “gia đình” là một thiết chế xã hội, là một đơn vị cơ sở của xã hội. Gia đình thực hiện những chức năng xã hội nhất định nào đó, trước hết là thực hiện chức năng tái sinh sản ra con người. Theo cách tiếp cận khía cạnh vi mô thì “gia đình” là một nhóm xã hội nhỏ đặc thù, gia đình có đặc trưng cơ bản là được thiết lập trên cơ sở của hôn nhân [24, tr. 27-28].
Với khía cạnh khác, như quan điểm của Phạm Tất Dong-Lê Ngọc Hùng, “gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống”. Tính tất yếu đó là về tái sản xuất con người. [5, Tr.310-312].
Ngoài ra, còn có quan điểm của tác giả Chung Á và Nguyễn Đình Tấn (1996) thì “gia đình” là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống [1, tr. 190].
Như vậy, gia đình được hiểu là một nhóm người, là nhóm cộng đồng được thiết chế hóa và hình thành trên cơ sở hôn nhân, có vị thế, vai trò, trách
16
nhiệm về mặt pháp luật và đạo đức giữa các thành viên trong gia đình.
-Khái niệm về hộ gia đình + Khái niệm
Chúng ta thường nghe đến thuật ngữ “hộ gia đình” khi muốn nói đến tất cả các thành viên của một gia đình và hộ gia đình theo quy định về hộ khẩu.
Tuy nhiên hiện nay pháp luật đã có những thay đổi đối với hộ gia đình là gì, do đó việc nhận diện và việc xác định các quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình gặp khó khăn. Hộ gia đình là một thuật ngữ pháp lý để chỉ gia đình trong xã hội. Theo đó, hộ gia đình là gì được định nghĩa như sau:
Hơn nữa, thuật ngữ “hộ” là danh từ được hiểu là “nhóm gồm những người cùng ăn ở chung với nhau”.
“Hộ gia đình” là đơn vị cơ sở của xã hội. Là hộ gia đình mà có cá nhân hay nhóm người sông chung với nhau và cùng nhau thực hiện các công việc hàng ngày của hộ gia đình. Thường là trong một hộ gia đình bao gồm: chồng, vợ, con, bố mẹ, con dâu-con rể, cháu, họ hàng và người khác mà không phải là họ hàng [41, Tr.7].
Từ đó, có thể hiểu “hộ gia đình” là một tập hợp hay một nhóm người cùng sống chung với nhau trên cơ sở những mối quan hệ đặc biệt tạo nên sự ràng buộc về mặt vật chất cũng như tinh thần giữa các thành viên của hộ. Hộ gia đình tham gia vào rất nhiều quan hệ xã hội, trong đó phổ biến là các quan hệ dân sự liên quan đến nhà ở, quyền sử dụng đất, lối đi, hệ thống tải điện, hệ thống cấp thoát nước, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do các thành viên hộ gia đình tạo ra... Thông qua những quan hệ đó, nghĩa vụ và quyền của hộ gia đình được phát sinh ra, có sự thay đổi, hoặc chấm dứt. Có thể xác định những dấu hiệu để nhận diện một nhóm người có đủ điều kiện trở thành hộ gia đình tham gia quan hệ pháp luật dân sự như sau:
1). Tập hợp từ 02 thành viên trở lên;
2). Giữa các thành viên có sự tồn tại một trong ba mối quan hệ: Hôn nhân, huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng;
17
3). Cùng chung sống tại một địa chỉ thuộc một đơn vị hành chính nhất định;
4). Có tài sản chung
1.1.2. Khái niệm về phân công lao động
Theo quan điểm của C.Mác và Ăngghen trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Về sự phân công lao động theo giới đã khởi nguồn từ lĩnh vực tình cảm, và sau đó đã mở rộng phạm vi đến lĩnh vực hoạt động sản xuất.
Ngoài ra, phân công lao động còn được đề cập trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, hai ông cũng chỉ ra khía cạnh giới về phân công lao động trong xã hội công nghiệp kiểu tư bản chủ nghĩa như sau: công nghiệp hiện đại càng tiến triển, thì lao động của đàn ông càng được thay thế bằng lao động của đàn bà và trẻ em. Những sự phân biệt về lứa tuổi và giới tính không còn có ý nghĩa xã hội gì nữa đối với giai cấp công nhân. Tất cả đều là công cụ lao động mà chi phí thì thay đổi tùy theo lứa tuổi và giới tính” [12, tr. 550].
Tóm lại, khái niệm về phân công lao động đã được các nhà nghiên cứu đề cập rất nhiều. Trong đó, các nhà nghiên cứu đã cho rằng, phân công lao động theo giới hay giữa nam và nữ trong gia đình có thể khác nhau theo thời gian và không gian, tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế-xã hội cụ thể.
1.1.3. Khái niệm phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình Một số khái niệm cơ bản liên quan về giới
- Các Vai trò giới
Theo Luật Bình đẳng giới, điều 3, Vai trò giới là trách nhiệm, hành động, hành vi và hoạt động quan hệ giữa nam giới và nữ giới có sự khác biệt nhau mà xã hội chấp nhận và có ự thay đổi theo sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn [40, tr.1]
Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố như: Yếu tố về kinh tế, văn hoá, xã hội. Do vậy, nữ giới và nam giới thường có 3 vai trò chính như sau:
(1) Vai trò sản xuất, (2) Vai trò tái sản xuất và (3) Vai trò cộng đồng.
18
(1) Vai trò sản xuất: Là các hoạt động sản xuất ra sản phẩm, làm ra hàng hoá hoặc dịch vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây chính là các hoạt động tạo ra thu nhập và được trả công. Cả nam giới và nữ giới đều có thể thực hiện và tham gia vào các hoạt động sản xuất được. Tuy nhiên, do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của nam giới và nữ giới không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng nhìn nhận không giống nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.
(2) Vai trò tái sản xuất: Là những hoạt động liên quan đến công việc nội trợ và chăm sóc gia đình giúp tái sản xuất dân số và sức lao động như:
Sinh con cái, các công việc chăm sóc gia đình, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái, chăm sóc người gìa, nuôi dạy và công việc nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ, đửa bát, đi chợ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống gia đình, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động. Ngoài ra, còn tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, được làm miễn phí; vì vậy mà công việc này ít khi được coi là
“công việc thực sự”, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính và tạo thu nhập. Xã hội không coi trọng và chưa đánh giá cao vai trò này. Hầu hết nữ giới (phụ nữ cũng như trẻ gái) đều đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc trong hoạt động tái sản xuất này.
(3) Vai trò cộng đồng: Hay còn gọi là vai trò xã hội. Là một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ. Bao gồm như: Tham gia cuộc họp của bản, thôn, xã, huyện, giao tiếp với chính quyền nhà nước; tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội như: thăm hỏi động viên gia đình bị tai nạn trong thảm hoạ, thiên tai; Đại diện gia đình trong các công việc họ hàng bên chồng, bên vợ; Thăm hỏi họ hàng, đi dự các đám hiếu, hỷ; tham gia các văn nghệ, thể thao, từ thiện… Công việc cộng đồng này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nền văn hoá tinh thần của cộng đồng xã hội. Có lúc thì nó lại đòi hỏi sự tham gia một cách tình nguyện, còn tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc thì nó lại được trả công và có thể nhìn thấy được…
19
Vậy, cả hai giới đều có thể tham gia vào cả ba loại vai trò đã nêu trên.
Nhưng ở nhiều địa phương, nhiều khu vực, nữ giới hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất là chính và đồng thời còn phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất. Do phụ nữ gánh nặng công việc gia đình nên làm cản trở họ trong việc tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng. Do đó, nam giới sẽ có nhiều thời gian và cơ hội đảm nhận vai trò cộng đồng nhiều hơn và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất.
Làm rõ hơn về vai trò giới sẽ giúp cho chúng ta thiết kế được hoạt động phù hợp cho cả hai giới.
Bất bình đẳng giới
Theo Luật Bình đẳng giới của Lào (2019), bình đẳng giới là sự bình đẳng giữa nam và nữ về quyền, lợi ích, trách nhiệm, quyền ra quyết định và cơ hộ được phát triển trong mọi lĩnh vực của xã hội và cuộc sống gia đình [, tr.1]
Do vậy, “Bất bình đẳng giới” là sự phân biệt về việc đối xử với nữ hoặc nam về vị thế, cơ hội và điều kiện bất lợi cho nam giới hoặc nữ giới trong việc thực hiện quyền con người, là sự đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.