Đánh giá về các quan hệ giới giữa vợ và chồng trong gia đình

Một phần của tài liệu Phân công lao Động giữa vợ và chồng trong các gia Đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại huyện xaythany, thủ Đô viêng chăn, nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào) (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HUYỆN XAYTHANY, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN HIỆN NAY

2.3. Đánh giá về các quan hệ giới giữa vợ và chồng trong gia đình

2.3.1. Chủ gia đình và giữ các tài sản trong gia đình

Chủ gia đình và giữ các tài sản trong gia đình là một hình thức thể hiện sự phân công lao động theo giới. Trong xã hội hiện nay, về mặt pháp luật của nước CHDCND Lào, nữ giới và nam giới có quyền bình đẳng về mọi hoạt động. Điều đó thể hiện qua Hiến pháp (2015) và Luật hôn nhân và gia đình (2018). Tuy nhiên, trên thực tế những khía cạnh nhất định của các Bộ luật này khi thực hiện có sự khác biệt nhau ở một số nơi. Do vậy, trong xã hội Lào hiện nay vẫn có tình hình tỷ lệ người chồng đứng làm chủ gia đình cao hơn rất nhiều so với người vợ. Điều đó, là bắt nguồn từ bản chất của chế độ hôn nhân phụ hệ trong xã hội Lào truyền thống (Ngoại trừ một số dân tộc có chế độ hôn nhân mẫu hệ). Về mặt văn hoá truyền thống của Lào, có rất nhiều quan niệm thể hiện sự trọng nam khinh nữ và quan niệm đó vẫn còn tồn tại phổ biến

39

trong xã hội Lào đặc biệt là ở xã hội nông thôn. Theo quan niệm này, nam giới là người thống trị nữ giới, nam giới là người có quyền giữ các tài sản có giá trị lớn trong gia đình, có quyền kế thừa những tài sản từ thế hệ trước và chuyển đổi cho những thế hệ sau. Nhưng trong thực tế, việc giữ các tài sản đã phân ra nhiều các tài sản khác nhau, các tài sản lớn như nhà ở (truyền từ thế hệ trước), công cụ sản xuất, phương tiện đi lại phần lớn là nam giới/người chồng giữ nhưng ngược lại tiền, công cụ nội trợ, đất, nhà cho thuê… đa phần là nữ giới/người vợ.

Biểu đồ 2.5: Chủ hộ và nắm giữ các tài sản trong gia đình (Đơn vị %)

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023)

Theo kết quả nghiên cứu trong biểu đồ 2.5 có thể thấy rằng, đa phần người chồng là chủ hộ gia đình chiếm 71,4%; cả hai vợ chồng cùng đứng là chủ hộ chiếm 18,3%; chỉ có 1,8% là người vợ là chủ hộ. Đây có thể đánh giá rằng, nam giới/người chồng vẫn có vị trí cao trong gia đình, được kính trọng hơn nữ giới. Khi hỏi về vấn đề này, đa số cho rằng, người chồng được đứng làm chủ hộ là vì đó là người có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng trong gia đình một cách chính xác chiếm 75,2%; là người đóng góp thu nhập trong gia đình nhiều nhất chiếm 33,8%; là người có uy tín trong cộng đồng, xã hội chiếm 34,1%; là người có thu nhập cao nhất trong gia đình chiếm 31,6%; là người lớn tuổi nhất trong gia đình chiếm 31,1% và cuối cùng là vì người đó là nam giới chiếm 29,3% (Xem bảng 2.3).

71.4

1.8

18.3 2.5 8.5

55.7

34.7

7.1 0

20 40 60 80

Chồng Vợ Cả hai vợ chồng

Người khác

Chủ hộ gia đình Nắm giữ tài sản

40

Bảng 2.3: Lý do chọn chủ hộ gia đình (Đơn vị %) STT

Lý do Tỷ lệ %

1 Vì đó là người có thu nhập cao nhất trong gia đình 31,6 2 Vì đó là người đóng góp thu nhập trong gia đình nhiều nhất 33,8 3 Vì đó là người lớn tuổi nhất trong gia đình 31,1 4 Vì đó là người có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng

trong gia đình một cách chính xác 75,2

5 Vì đó là người có uy tín trong cộng đồng, xã hội 34,1

6 Vì đó là nam giới 29,3

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023 )

Trong kết quả nghiên cứu này có một điều đáng lưu ý là có hơn một nửa các hộ gia đình ở huyện Xaythany cho rằng, trong gia đình họ người vợ là người nắm giữ các tài sản của gia đình chiếm 55,7%; có tới 34,7% cho rằng là cả hai vợ chồng cùng nắm giữ các tài sản; Còn người khác như bố mẹ, ông bà, anh chị em, con cháu chỉ có 7,1%. Mà người chồng nắm giữ các tài sản chỉ có 2,5%. Điều này thể hiện đến sự thay đổi của quan niệm truyền thống Lào rằng, nam giới là người thống trị nữ giới, nam giới là người có quyền giữ các tài sản có giá trị lớn trong gia đình, có quyền kế thừa những tài sản từ thế hệ trước và chuyển đổi cho những thế hệ sau. Mà hiện nay, đa phần là hai vợ chồng cùng đứng tên và giữ tài sản của gia đình và hơn nữa người vợ còn nắm giữ các tài sản nhiều hơn chồng. Nhưng thực tế khi phân rõ việc nắm giữ tài sản của các hộ gia đình nông thôn ở huyện Xaythany có thể thấy rằng, người vợ nắm giữ tài sản nhiều hơn người chồng là các tài sản như: Tiền, vàng, đồ quý giá, đồ dùng trong nhà, đồ dùng nội trợ và đứng tên trong các tài sản (sau khi cưới). Lý do là vì sự ảnh hưởng của quan điểm của người Lào khá nhiều hộ gia đình cho rằng “Chồng là người kiếm tiền vợ là người cất giữ”. Ngoài ra, còn thể hiện trong gia đình có chồng là cán bộ - công chức, công an, bộ đội vì theo quan điểm của họ cán bộ - công chức, công an, bộ đội

41

tiền lương ít chỉ đủ ăn nếu nắm nhiều tài sản sợ người ta đánh giá là họ tham nhũng, sợ cơ quan kiểm tra và một vài lý do khác như: Người vợ khéo léo, cẩn thận hơn nam giới cho nên chồng yên tâm cho vợ nắm giữ tài sản của gia đình. Để lý giải thêm vấn đề này có thể chứng minh trong các cuộc phỏng vấn sau đây:

Tôi là cán bộ - công chức còn vợ tôi làm thợ thủ công. Đối với gia đình tôi thì tôi là chủ hộ gia đình. Trong việc nắm giữ tài sản thì nhà mà chúng tôi đang ở là đứng tên tôi vì đây là nhà được chuyển từ bố mẹ cho tôi, còn các tài sản khác sau khi cưới như xe ô tô là tôi đứng tên, còn xe máy của vợ, con là vợ tôi đứng tên, còn các tài sản khác như đất đai, tiền, vàng, các đồ dùng trong hoạt động sản xuất thủ công là đứng tên vợ tôi hết. Vì cán bộ - công chức có tiền lương khá ít nên việc đứng tên nhiều tài sản sẽ ảnh hưởng đến việc báo cáo về tài sản cho ban kiểm tra họ sẽ nghi ngờ là tôi tham nhũng (PVS, nam, 54 tuổi).

Hai vợ chồng chúng tôi phần lớn là cùng nhau nắm giữ tài sản và đứng tên trong các tài sản. Nhưng cũng có nhiều tài sản mà chồng tôi cho tôi nắm giữ như: Tiền, vàng, các giấy quyền đất đai, giấy chứng nhận xe máy vì tôi khéo léo và cẩn thận hơn chồng. Nhưng khi sử dụng cũng phải bàn bạc nhau (PVS, nữ, 37 tuổi).

2.3.2. Đánh giá về quyền ra quyết định giữa vợ và chồng trong gia đình Việc ra quyết định liên quan đến sự phân công lao động theo giới trong hoạt động hộ gia đình, việc này thể hiện một cách rõ nét vị thế của mỗi giới trong hộ gia đình và cộng đồng nhân dân trong xã hội. Liệu người đảm nhận công việc chính có phải là người ra quyết định phân công lao động đó không?

Và mức độ dân chủ, hợp tác trong hộ gia đình thể hiện ở việc người ra quyết định có bàn bạc với vợ hay không? Vì quá trình phân công lại công việc và quyền ra quyết định các công việc trong gia đình giữa vợ và chồng có mối quan hệ chắc chẽ với nhau. Về cơ bản nam giới (người chồng) vẫn là chủ hộ và chồng có quyền quyết định mọi công việc trong gia đình. Tuy nhiên, quyền tự

42

quyết định đó đã dần được chuyển sang cho phụ nữ khi vị trí của họ dần được khẳng định trong chính gia đình của mình và các tổ chức trong cộng đồng như hội phụ nữ… Xã hội nông thôn Lào trước đây, phụ nữ được đánh giá thấp mặc dù họ là lao động chính trong sản xuất và việc nội trợ nhưng hầu như họ không có tiếng nói khi ra các quyết định trong gia đình. Nhưng hiện nay, khi chuyển sang kinh tế thị trường, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, xã hội ngày càng phát triển và văn hoá truyền thống có sự thay đổi một cách tích cực hơn. Trong đó, các thành viên trong gia đình có sự tham gia trong các hoạt động, hai vợ chồng có bàn bạc nhau và cùng nhau ra quyết định trong các công việc của gia đình.

Đồng thời, nữ giới nói chung, người vợ nói riêng đã có những quyết định của riêng mình trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng và cũng như các hoạt động khác.

Bảng 2.4: Quyền ra quyết định giữa vợ và chồng trong gia đình (Đơn vị %)

STT Các công việc Vợ Chồng

Cả hai vợ chồng

Người khác

1 Định hướng nghề nghiệp cho

con 6,6 17,4 74,2 1,8

2 Quyết định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ

6,3 18,9 69,9 4,8

3 Quyết định đối với hoạt động

nội trợ 24,1 11,9 62,8 1,3

4 Quyết định đối với công việc

chăm sóc con, người già 4,1 13,4 80,8 1,8

5 Quyết định đối với hoạt động

cộng đồng xã hội 5,3 25,6 68,1 1

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023 )

Theo kết quả nghiên cứu trong bảng 2.7 có thể thấy rằng, đa phần các hộ gia đình trong khảo sát cho rằng, cả hai vợ chồng cùng nhau ra quyết định đối với các công việc trong các hoạt động của gia đình chiếm từ 60-80%.

43

Nhưng trong đó, cũng có thể thấy rằng vẫn có khá nhiều hộ gia đình cho rằng, nam giới hay người chồng có quyền ra quyết định trong gia đình nhiều hơn nữ giới hay người vợ. Trong đó, có tới 25% cho rằng người chồng/nam giới có quyền ra quyết định đối với hoạt động cộng đồng xã hội còn người vợ/nữ giới chỉ có 5,3%. Tiếp đến là có tới 18,9% cho rằng người chồng/nam giới có quyền quyết định đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ và có tới 17,4% cho rằng người chồng/nam giới có quyền ra quyết định đối với việc định hướng nghề nghiệp cho con cái. Đồng thời, cũng có không ít hộ gia đình cho rằng, người chồng/nam giới có quyền quyết định đối với công việc chăm sóc trẻ em và người già (13,4%); Còn người vợ/nữ giới chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nhưng có một số công việc mà người vợ/nữ giới có quyền ra quyết định nhiều hơn người chồng/nam giới là quyết định đối với các công việc trong hoạt động nội trợ chiếm 241%. Như vậy, có thể khẳng định rằng, sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn ở huyện Xaythany về quyền ra quyết định đối với các công việc trong gia đình là nam giới/người chồng có quyền nhiều hơn nữ giới/người vợ.

Một phần của tài liệu Phân công lao Động giữa vợ và chồng trong các gia Đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại huyện xaythany, thủ Đô viêng chăn, nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào) (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)