CHƯƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
3.2. Một số giải pháp về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các
3.2.3. Nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cho nữ giới và nâng
Mặc dù có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có sự tuyên truyền vận động, giáo dục dân trí về vấn đề giới nhằm thực hiện tốt sự bình đẳng giới trong gia đình cũng như xã hội ngày càng nhiều và hiệu quả nhưng bản thân phụ nữ phải có sự nỗ lực và tự vươn lên mới có thể đạt được sự bình đẳng giới một cách thực sự. Do vậy, bản thân phụ nữ phải tích cực nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và năng lực của mình để vươn lên và có sự bình đẳng giới trong xã hội.
Ngoài ra, bản thân phụ nữ cũng phải không ngừng nâng cao học hỏi, tìm tòi để trang bị cho mình những tri thức về kinh tế, quản lý, am hiểu về chính sách pháp luật, am hiểu tình hình xã hội-văn hoá, nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới… phải nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, thành thạo ngoại ngữ và công nghệ thông tin để cập nhật thông tin và có cơ hội tốt trong tiếp cận thông tin. Biết coi trọng nhân tố con người, luôn khuyến khích được tính năng động, thích ứng trong một môi trường cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi, sự ủng hộ chung của xã hội để có thể vươn lên và nâng cao vị thế, vai trò của mình trong xã hội cũng như trong gia đình. Khuyến khích sự bình đẳng giới ngày càng tốt hơn.
Tiểu kết chương 3
Qua việc phân tích thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình ở huyện Xaythany, Thủ đô Viêng Chăn có thể phát hiện những yếu tố tác động đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn như: các yếu tố thuộc về cá nhân và yếu tố xã hội. Trong đó, yếu tố cá nhân bao gồm yếu tố về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp.
77
Còn yếu tố xã hội bao gồm yếu tố về tư tưởng văn hoá truyền thống, hoàn cảnh kinh tế-xã hội, kinh tế gia đình, hoàn cảnh kinh tế thị trường, hiện đại hoá và hội nhập quốc.
Theo kết quả phân tích có thể thấy rằng, những yếu tố ảnh hưởng đó đã tác động khá nhiều đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, đặc biệt là yếu tố tư tưởng văn hoá truyền thống vẫn còn ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề nghiên cứu, vẫn còn định kiến giới và gán các công việc cho nam và nữ theo tính nam và tính nữ như công việc sản xuất và tham gia xã hội là công việc của nam còn công việc nội trợ và chăm sóc gia đình là của nữ giới. Nhưng ngược lại, cũng do sự hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đã làm thay đổi tư tưởng truyền thống đó. Có sự chia sẻ các công việc trong gia đình giữa vợ và chồng ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt là những gia đình có trình độ học vấn cao, có hoàn cảnh gia đình tốt… Và ngày càng có xu hướng tốt hơn. Từ đó, đã đề xuất một số kiến nghị nhằm giải pháp về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, Thủ đô Viêng Chăn ngày càng công bằng và bình đẳng hơn.
78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Nghiên cứu về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào là một vấn đề nghiên cứu quan trọng giúp cho các nhà hoạch định cũng như nhà nghiên cứu có thể tham khảo và sử dụng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách về giới. Đồng thời, nghiên cứu này đã đưa ra nhiều nhận định mới cần tiếp tục nghiên cứu thêm để có thể hiểu rõ hơn vấn đề sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn Lào hiện nay.
Về thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình ở huyện Xaythany, Thủ đô Viêng Chăn, Lào hiện nay, kết quả nghiên cứu thực tế có thể thấy rằng, sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình đa phần có sự chia sẻ giữa vợ và chồng trong mọi công việc của gia đình nhưng trong đó cũng có sự khác biệt rõ khi so sánh giữa vợ và chồng trong một số công việc như: Trong hoạt động sản xuất có thể thấy rằng, đa phần là nam giới đảm nhiệm chính những công việc nặng như: Làm ruộng, nuôi vịt-gà, kinh doanh và cán bộ, công chức, công an, bộ đội. Còn nữ giới chiếm tỷ lệ cao về công việc trồng rau, bán hàng, sản xuất nông sản và bán phẩm thủ công, nông nghiệp. Còn công việc nội trợ đa phần là người vợ là người đảm nhiệm chính còn nam giới chỉ đảm nhiệm những công việc như: Mua phương tiện đi lại, sửa chữa điện nước, còn các công việc khác là nữ giới đảm nhiệm chính. Điều đáng chú ý là công việc chăm sóc gia đình đa phần là hai vợ chồng cùng đảm nhiệm chính nhưng khi xem kỹ hơn cũng thấy rằng, tỷ lệ nữ giới thực hiện việc này còn nhiều hơn nam giới. Còn việc tham gia cộng đồng xã hội đa phần vẫn là nam giới hay người chồng là người đảm nhiệm chính. Theo kết quả nghiên cứu đã được đề cập ở các phần có thể chứng minh các giả thuyết đã đặt ra trong luận văn như sau:
Thứ nhất, theo kết quả nghiên cứu đã trình bày trong chương 3 về những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong gia đình nông thôn ở
79
huyện Xaythany có thể thấy rằng, những quan điểm văn hóa truyền thống còn ảnh hưởng khá nặng đến sự bình đẳng giới nói chung, sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn nói riêng. Điều đó, đã gán sâu sắc cho vai trò giới đặc biệt là đối với phụ nữ, là người phải theo, phải chiều chuộng nam giới, phải nhường cho nam giới, phụ nữ là người yếu, không khỏe mạnh, không được làm việc nặng, không được đi làm xa và phải làm các công việc nội trợ. Đồng thời, phải là người chăm sóc gia đình. Chính vì vậy, công việc nội trợ và chăm sóc gia đình đã mang tính nữ giới. Còn công việc sản xuất và tham gia xã hội đã mang tính nam giới. Điều đó, đã chứng minh rằng, Giả thuyết 1: Hiện nay vẫn còn tồn tại quan điểm truyền thống trong sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn, hoàn toàn đúng.
Thứ hai, ngoài sự ảnh hưởng của quan điểm văn hoá truyền thống còn có nhiều yếu tố cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình như:
- Yếu tố giới tính đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân công lao động, theo kết quả nghiên cứu phân tích tương quan và kiểm định có thể thấy rằng, nam giới chiếm tỷ lệ cao trong việc làm chủ gia đình, cả nam và nữ đều cho rằng, nam giới phù hợp là người làm chủ gia đình và ra quyết định trong quan hệ giới. Đồng thời, nam giới phù hợp đảm nhiệm hoạt động sản xuất và tham gia xã hội còn nữ giới là phù hợp với hoạt động nội trợ và chăm sóc gia đình.
- Ngoài ra, độ tuổi cũng có ảnh hưởng khá lớn đến sự phân công lao động, đa phần là nhóm 31-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao và có ảnh hưởng nhất trong mọi các công việc trong gia đình.
- Đồng thời, theo kết quả phân tích tương quan và kiểm định cũng thấy rằng, trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng khá lớn đến sự phân công lao động trong gia đình. Gia đình có trình độ học vấn càng cao càng có sự chia sẻ các công việc giữa vợ và chồng càng nhiều đặc biệt là hoạt động chăm sóc gia đình
80
và tham gia cộng đồng khi so sánh với đặc điểm truyền thống Lào là hoạt động chăm sóc gia đình phải là người vợ đảm nhiệm chính và tham gia cộng đồng là người chồng đảm nhiệm chính nhưng hiện nay có sự chia sẻ giữa vợ và chồng khá nhiều.
- Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình là yếu tố nghề nghiệp. Theo kết quả phân tích tương quan và kiểm định có thể thấy rằng, yếu tố nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động sản xuất. Điều đáng chú ý là, có ảnh hưởng khá mạnh giữa nghề cán bộ, công chức, công an, bộ đội đối với việc tham gia xã hội. Mà nghề nghiệp có ảnh hưởng khá yếu đến hoạt động nội trợ và chăm sóc gia đình. Điều này, thể hiện dù nghề nghiệp nào, phụ nữ vẫn là người đảm nhiệm chính công việc nội trợ và chăm sóc gia đình.
Nhưng có sự bình đẳng trong hoạt động sản xuất.
- Theo kết quả phân tích tương quan và kiểm định có thể thấy rằng, hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả và nghèo có tương quan khá mạnh với sự phân công lao động trong hoạt động sản xuất, nội trợ và tham gia xã hội. Và có tương quan mức trung bình với hoạt động chăm sóc gia đình. Theo kết quả thảo luận nhóm có thể thấy rằng, cả hai vợ chồng có sự phân công lao động trong hoạt động sản xuất khá công bằng nhau. Đồng thời, cả hai vợ chồng cũng có sự tham gia xã hội khá tương đương với nhau. Đa phần họ đi cùng nhau hoặc thay nhau đi dự các cuộc họp của làng, thôn, xá,... Điều đáng chú ý, trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế gia đình khá giả họ ít khi chia sẻ công việc nội trợ và chăm sóc gia đình mà đa phần là người vợ đảm nh iệm chính nhưng họ có thuê người giúp việc. Còn gia đình nghèo thì ngược lại, họ có sự chia sẻ các công việc trong gia đình nhiều hơn. Đặc biệt là gia đình nông dân, công nhân,... mà cả hai vợ chồng cùng làm một chỗ hoặc chồng làm việc ở xung quanh nhà thì có sự chia sẻ các công việc sản xuất với nhau, người chồng giúp các công việc nội trợ và chăm sóc gia đình nhiều hơn.
81
Theo kết quả phân tích trên, có thể chứng minh rằng, giả thuyết 2 hoàn toàn đúng: Những yếu tố cá nhân như: Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn hiện nay.
Thứ ba, ngoài hoàn cảnh kinh tế gia đình, sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình còn chịu sự ảnh hưởng khá lớn từ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải pháp và tăng cường hơn nữa sự bình đẳng giới trong xã hội cũng như trong gia đình. Từ những giải pháp đúng đặn và phù hợp đã đã dần dần làm thay đổi cuộc sống của người dân khá nhiều đặc biệt là đường lối chính sách về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời, cũng dần làm chuyến biến các quan điểm văn hóa truyền thống về sự phân công lao động giữa nam và nữ như quan điểm về các công việc nội trợ và chăm sóc gia đình là công việc của nữ giới. Còn công việc sản xuất và tham gia xã hội là công việc của nam giới. Nhưng theo kết quả khảo sát thực tế có thể thấy rằng, theo quan điểm của cặp vợ chồng đối tượng khảo sát đều cho rằng, đa phần cả hai vợ chồng đảm nhiệm chính các công việc sản xuất, chăm sóc gia đình và tham gia xã hội. Điều đáng chú ý là có sự chia sẻ ngày càng nhiều của người chồng trong hoạt động nội trợ trong nhiều gia đình và dựa theo đặc điểm của mỗi gia đình. Nhưng nhìn chung, sự biến đổi của nền kinh tế, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã làm thay đổi tư duy, nhận thức và sự phân công lao động trong gia đình ngày càng tích cực hơn. Do vậy, có thể chứng minh rằng, Giả thuyết 3: Đảng và Nhà nước Lào phải có giải pháp đúng đắn để dần dần làm chuyển biến quan điểm sự phân công lao động giới cũng như giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, thủ đô Viêng Chăn trong tương lai là hoàn toàn đúng.
2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Dựa theo thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng có thể đề ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự bình đẳng giới về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn trong tương lai như sau:
82
- Nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước đối với công tác gia đình, đặc biệt là quản lý về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong đời sống gia đình. Để vợ và chồng có trách nhiệm về các công việc gia đình nhiều hơn và sẽ thúc đẩy sự phát triển của gia đình và góp phần khuyến khích sự bình đẳng giới trong xã hội.
- Tăng cường tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức và thái độ của người dân về vấn đề giới bằng nhiều hình thức như: Tăng cường nhận thức và thái độ của các thành viên trong gia đình về sự bình đẳng giới; Tăng cường tuyên truyền giáo dục trong nhà trường để tạo nhận thức và thái độ đúng cho nhân dân từ tuổi trẻ để xoá bỏ tính tiêu cực trong tư tưởng văn hoá truyền thống lạc hậu nhằm tăng cường sự bình đẳng giới trong xã hội. Đồng thời, tăng cường sự vận động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề giới đặc biệt là về luật gia đình cho các gia đình, người dân cùng nhau nắm rõ và thực hiện đúng theo luật đã ban ra.
- Bản thân phụ nữ phải tích cực nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và năng lực của mình để vươn lên và có sự bình đẳng giới trong xã hội. Phải tìm hiểu, học hỏi các luật, chủ trương, chính sách, nâng cao trình độ về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại ngữ… để phát triển bản thân và tự vươn lên, nâng cao vị trí, vai trò của mình trong xã hội ngày càng cao lên.
- Phải tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ được tiếp cận thông tin và phát triển bản thân. Trong đó, người chồng cũng như các thành viên trong gia đình và xã hội phải tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, sẻ chia các công việc trong gia đình cũng như trong xã hội để phụ nữ được phát triển về mọi mặt và có vị trí vai trò ngày càng cao hơn trong xã hội, từ đó là cho xã hội bình đẳng hơn.
83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Chung Á –Nguyễn Định Tấn (1996), sách nghiên cứu xã hội học, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006).
3. Mai Huy Bích (1999), Địa vị phụ nữ ngư dân ở một số làng đánh cá miền Trung, Tạp chí Xã hội học, số 3.
4. Bun Phết Vàng (2014), Thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn, CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
5. Phạm Tất Dong-Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Bùi Quang Dũng (2004), Nhập môn Xã hội học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (2008), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Lê Ngọc Hùng (2008), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Đặng Cảnh Khanh (2003), Văn hóa gia đình trong các chiều cạnh của cơ cấu xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 4.
10. Đỗ Thiên Kính (2007), Mẫu hình việc làm và nghề nghiệp của cặp vợ chồng trong gia đình nông thôn Việt Nam, Tạp chí xã hội học, số 3.
11. Trần Thị Thanh Loan (2018), Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới.
12. Mác-Ăngghen (1980), Tuyển tập, Tâp 1, NXB Sự thật, Hà Nội.
13. Mác-Ăngghen (1995), Tuyển tập, Tâp 2, NXB Sự thật, Hà Nội.
14. Hồ Chí Minh, (2000), Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
15. Hồ Chí Minh, (2000), Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
84
16. Hồ Chí Minh, (2002), Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Hữu Minh (2016), Phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình Bắc Trung Bộ - Một số nhận xét ban đầu, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 1 (209), Hà Nội.
18. Nguyễn Hữu Minh (2021), Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng.
19. Nguyễn Đình Tấn, Lê Tiêu La (2005), Phân công và hợp tác lao động theo giới, NXB Lao động xã hội.
20. Trần Hạnh Minh Phương (2016), Phân công lao động trong gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long – từ góc nhìn giới, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 3 (211), Hà Nội.
21. Hoàng Bá Thịnh (2008), Giáo trình Xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
22. Từ điển tiếng Việt Viện ngôn ngữ học (2005), NXB Trung tâm từ điển học, Hà Nội-Đà Nẵng.
23. Lê Ngọc Văn (2012), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Hồng Yến (2016), Phân công lao động giữa vợ và chồng trong hộ gia đình chuyển đổi từ sản xuất muối sang nuôi trồng thủy sản (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Hải Hậu-Nam Định, Luận văn thạc sĩ, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Lào
25. Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản, (2005), Về đường lối của Đảng đối với việc vận động phụ nữ và nội dung chủ yếu trong việc vận động phụ nữ trong gia đoạn mới, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
26. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.
27. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn.