Hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình

Một phần của tài liệu Phân công lao Động giữa vợ và chồng trong các gia Đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại huyện xaythany, thủ Đô viêng chăn, nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào) (Trang 54 - 58)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG CÁC GIA ĐÌNH NÔNG THÔN Ở HUYỆN XAYTHANY, THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN HIỆN NAY

2.4. Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany hiện nay

2.4.2. Hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình

Hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình là một hoạt động không thể thiếu được trong gia đình. Nội trợ là công việc chăm sóc từ bữa ăn đến giấc ngủ cho từng thành viên trong gia đình nhưng liệu nội trợ có được xem là một nghề nghiệp không? Có được trả tiền công không? Có được tôn trọng không? Nó có

47

mang đến hạnh phúc, thành công trong cuộc sống như những công việc khác không? Đây là câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Theo Merriam Webster nhà xã hội học người Mỹ cho rằng, nội trợ có những trách nhiệm trong việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái. Và cũng như những nghề khác, công việc nội trợ hoàn toàn mang đến hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Bảng 2.6: Phân công lao động trong hoạt động nội trợ (Đơn vị %)

STT Các công việc Chồng Vợ Cả hai vợ

chồng

Người khác

1 Đi chợ mua thức ăn 1,3 64,6 24,8 9,3

2 Mua đồ gia dụng trong bếp 1,8 56,4 32,8 9

3 Mua đồ dùng trong gia đình 2,3 30,7 57,3 9,7

4 Nấu nướng bứa ăn trong gia đình 6,6 37,2 37,5 18,7

5 Dọn dẹp-lau chùi nhà của 1,5 37,4 36,7 24,4

6 Rửa bát đĩa 1,3 50,6 21,4 26,7

7 Giặt giũ quần áo cho các thành

viên trong gia đình 0,8 26,8 42,9 29,5

8 Sửa chữa điện, nước... 75,7 4,8 9,9 9,6

9 Sửa chữa các đồ dùng trong gia

đình 79,1 2,3 9,1 9,5

10 Lấy củi 61,8 3,9 14,7 19,6

11 Lấy nước 53,5 8,7 18 19,8

12 Thuê các dịch vụ điện, nước,

internet, truyền hình cáp.... 11,9 9,5 63,4 15,2 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023 )

Nhưng trong thực tế xã hội Lào nói chung, ở nông thôn Lào nói riêng, vẫn còn coi nội trợ là công việc của nữ giới đặc biệt là người vợ phải đảm nhiệm mà không được tôn trọng và không nhận được tiền công hàng tháng như nghề khác. Nhưng người vợ vẫn phải thực hiện hàng ngày và có trách nhiệm cao đối với công việc nội trợ trong gia đình họ.

48

Theo kết quả nghiên cứu trong bảng 2.7 có thể thấy rằng, một số công việc là cả hai vợ chồng cùng đảm nhiệm. Nhưng đa đa phần công việc nội trợ là do người vợ đảm nhiệm nhiều hơn, còn người chồng chỉ có một số công việc là người chồng đảm nhiệm chính như: Có tới 63,4% cả hai vợ chồng cùng nhau đảm nhiệm thuê các dịch vụ điện, nước, internet, truyền hình cáp...; Có tới 57,5% cả hai vợ chồng cùng đảm nhiệm công việc đi mua đồ dùng trong gia đình; có tới 42,9% cả hai vợ chồng cùng nhau giặt giũ quần án cho các thành viên trong gia đình; Đồng thời, tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng thực hiện các công việc nội trợ chiếm tỷ lệ khá cao là nấu nướng bứa ăn trong gia đình chiếm 37,5%; Dọn dẹp, lau chùi nhà cửa chiếm 36,7%; Mua đồ gia dụng trong nhà bếp chiếm 32,8% và đi chợ mua thức ăn chiếm 28,8%. Dù là tỷ lệ chia sẻ công việc nội trợ giữa hai vợ chồng chiếm tỷ lệ khá cao nhưng khi so sánh tỷ lệ giữa vợ và chồng trong các công việc nội trợ đó thì người vợ vẫn là người đảm nhiệm nhiều hơn như: Tỷ lệ người vợ đi chợ mua thức ăn chiếm 64,6% còn người chồng chỉ có 1,3%; Tỷ lệ người vợ đi mua đồ gia dụng trong nhà bếp chiếm 56,4% còn người chồng chỉ có 1,8%. Công việc nấu nướng bứa ăn trong gia đình người vợ chiếm 37,2% còn người chồng chỉ có 6,6%; Tỷ lệ mua đồ dùng trong gia đình là người vợ chiếm 30,7% còn người chồng chỉ có 2,3%;

Còn giặt giũ quần áo cho các thành viên trong gia đình người vợ chiếm 26,8%

và chồng chỉ chiếm 0,8% mà thôi. Như vậy, có thể thấy rằng, dù có sự chia sẻ giữa vợ và chồng trong các công việc trong hoạt động nội trợ nhưng đa phần công việc vẫn là người vợ đảm nhiệm chính. Nhưng ngoài những công việc đã đề cập, có một số công việc nội trợ trong gia đình mà người chồng thực hiện nhiều hơn và đảm nhiệm chính trong gia đình như: Công việc sửa chữa các đồ dùng trong gia đình chiếm tỷ lệ 79,1%; Sửa chữa điện, nước… chiếm 75,7%;

Đi lấy củi chiếm 61,8% và lấy nước chiếm 53,5%. Còn người vợ chiếm tỷ lệ không đáng kể. Đây là một điều đáng chú ý về sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động nội trợ trong gia đình nông thôn Lào đặc biệt là ở huyện Xaythany hiện nay có thể thấy rằng, có sự chia sẻ công việc nội trợ với

49

nhau giữa hai vợ chồng nhưng đa phần các công việc nội trợ vẫn là người vợ thực hiện nhiều hơn và đảm nhiệm chính như công việc dinh dưỡng, quản lý nhà cửa mang tính công việc nhẹ, chăm chỉ, tỉ mỉ và cần cù và phải làm hằng ngày. Còn người chồng đảm nhiệm chính các công việc dùng nhiều sức hơn, kỹ thuật hơn và không phải là công việc phải làm hằng ngày. Điều này có thể lý giải bởi cuộc phỏng vấn sâu như sau:

Đối với gia đình tôi, hai vợ chồng thường cùng nhau đóng góp thu nhập nhưng khi vợ tôi sẽ là người đi mua đồ dùng trong nhà, trả tiền thuê các dịch vụ của gia đình và các thành viên khác cũng có trách nhiệm tự chi trả đồ cá nhân và thuê các dịch vụ của mình. Đồng thời, hai vợ chồng tôi cũng giúp nhau giặt giũ quần áo. Trước khi chưa có máy giặt đa phần vợ tôi là người thực hiện vì tôi quá bận việc sản xuất mà hiện nay đã có máy giặt thì tôi và các thành viên trong gia đình khác cũng có thể tự bản thân làm (PVS, nam, 46 tuổi).

Gia đình tôi có 4 người: Chồng, 2 con và tôi. Con tôi còn nhỏ nên tôi và chồng cũng phải chia sẻ công việc với nhau. Nhưng vì tôi làm nghề trồng rau còn chồng là cán bộ nên đa phần công việc nội trợ là tôi đảm nhiệm. Còn chồng tôi ngoài trông con giúp khi tôi bận việc nội trợ thì anh ấy chỉ giúp một số việc mà tôi không làm được như lấy củi, bê thùng nước, sửa chữa đồ dùng, sửa chữa điện nước. Nhưng các công việc này cũng không phải là công việc phải làm hằng ngày. (PVS, nữ, 35 tuổi).

Bảng 2.7: Phân công lao động trong hoạt động chăm sóc gia đình (Đơn vị %)

STT Các công việc Chồng Vợ Cả hai vợ

chồng

Người khác 1 Chăm sóc người già trong gia

đình 0,3 23,4 70,3 6

2 Chăm sóc trẻ em trong gia đình 0,3 25,4 72,9 1,4

3 Chăm sóc người ốm đau 0,3 23,8 73,8 2,1

4 Dạy trẻ học hành 0,5 18,7 71,4 9,4

5 Dạy trẻ cách hành vi ứng xử 0,3 17,9 71,8 10

50

6 Mua sách vở cho con/cháu 3,4 17,3 62,6 16,7

7 Mua quần áo cho con/cháu 0,8 21,2 59,7 18,3

8 Mua đồ dùng cá nhân cho con/

cháu 3,9 21,1 57,6 17,4

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023 )

Trong hoạt động nội trợ, ngoài công việc nội trợ, dinh dưỡng, dọn dẹp, giặt giũ, mua đồ dùng, thuê các dịch vụ…rồi còn có công việc chăm sóc gia đình. Là một công việc cần sự kiên trì. Chăm sóc gia đình là vấn đề không thể thiếu các cặp đôi xây dựng một mái ấm hạnh phúc. Trong đó, bao gồm các công việc như: Chăm sóc người già, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người ốm đau, dạy trẻ học hành, dạy trẻ cách ứng xử, mua sách vở cho con/cháu, mua quần áo cho con/cháu, mua đồ dùng cá nhân cho con/cháu… Theo kết quả nghiên cứu trong bảng 2.8 có thể thấy rằng, đa phần cho rằng các công việc trong hoạt động chăm sóc gia đình là cả hai vợ chồng cùng đảm nhiệm như:

Có hơn 70% cặp vợ chồng cho rằng, họ cùng nhau chăm sóc người già trong gia đình; cả hai vợ chồng cùng nhau chăm sóc trẻ em trong gia đình; Cùng nhau chăm sóc người ốm; Dạy trẻ học hành và dạy trẻ cách hành vi ứng xử.

Đồng thời cũng có từ 57,6%-62,6% cho rằng, cả hai vợ chồng cùng nhau đảm nhiệm công việc mua sách vở, quần áo, đồ dùng cá nhân cho con/cháu trong gia đình. Nhưng khi xem xét số liệu để so sánh giữa hai vợ chồng còn lại có thể thấy là đa phần là người vợ thực hiện các công việc chăm sóc gia đình nhiều hơn (Từ 17,3%-25,4%). Còn người chồng chiếm tỷ lệ không đáng kể (Từ 0,3%-3,9%). Như vậy, có thể thấy rằng, công việc nội trợ cũng như công việc chăm sóc gia đình suy cho cùng là người vợ là người đảm nhiệm chính.

Một phần của tài liệu Phân công lao Động giữa vợ và chồng trong các gia Đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại huyện xaythany, thủ Đô viêng chăn, nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào) (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)