Các yếu tố nhân khẩu học

Một phần của tài liệu Phân công lao Động giữa vợ và chồng trong các gia Đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại huyện xaythany, thủ Đô viêng chăn, nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào) (Trang 63 - 75)

CHƯƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

3.1. Các yếu tố ảnh hướng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany hiện nay

3.1.1. Các yếu tố nhân khẩu học

Như vậy, theo kết quả phân tích trên có thể thấy rằng, giới tính đã có ảnh hưởng khá lớn đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn ở huyện Xaythany hiện nay. Đặc biệt là nam giới vừa là người làm chủ gia đình, có quyền ra quyết định hầu hết các công việc trong gia đình.

Mặc dù là cả hai giới có sự chia sẻ các công việc với nhau khá nhiều nhưng nữ giới vẫn còn phải tham gia hoạt động sản xuất tương đương với nam giới

56

thậm chính còn phải là người đảm nhiệm chính trong các công việc trong gia đình nữa.

3.1.1.1. Độ tuổi

Trong khảo sát thực tế, độ tuổi cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn. Theo kết quả khảo sát có thể thấy rằng, độ tuổi của vợ và chồng có ảnh hưởng nhất định đến sự phân công lao động trong gia đình như: Quan hệ giới (Làm chủ gia đình, giữ và quản lý các tài sản của gia đình, Quyền ra quyết định trong hoạt động gia đình); Hoạt động sản xuất, kinh doanh; Hoạt động nội trợ và chăm sóc gia đình; Hoạt động tham gia xã hội.

Bảng 3.1: Nhận định về quyền ra quyết định các vấn đề trong gia đình giữa vợ và chồng theo tuổi (Đơn vị %)

S T T

Nội dung

Tuổi

Dưới 31 31-40 41-50 51-60 Trên 60

Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ

1

Quyền làm

chủ gia đình 2.8 0.1 21.8 0.3 36.5 1 8.6 0.5 1.8 0.1 2

Quyền giữ và

quản tài sản 2 3 1.8 18 1.5 22.3 1.3 5.3 0.5 1

3

Quyền ra quyết định về hoạt động sản xuất

6.3 1 11.1 3 14.1 10.1 15.4 12.3 10.2 8.1

4

Quyền ra quyết định về hoạt động nội trợ

0.8 5 4.1 10 3.8 11.9 2.5 4 1.8 3

5

Quyền ra quyết định về hoạt động Chăm sóc gia đình

0.1 0.1 8.3 0.3 10.6 3.1 2.3 0.8 0.8 0.5

6

Quyền ra quyết định về hoạt động tham gia xã hội

1 0.5 3 0.5 7.8 1.5 5.8 1.8 2.8 2.8 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023)

57

Theo số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, đa phần người làm chủ gia đình có độ tuổi từ 31-40 tuổi và 41-50 tuổi. Trong khi nhóm tuổi dưới 31 tuổi, 51-60 tuổi và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ rất ít. Theo kết quả phân tích tương quan và kiểm định có thể thấy rằng, P=0,001<0,05 là có mối quan hệ giữa người làm chủ gia đình giữa vợ và chồng trong gia đình với tuổi chồng nhưng đối với tuổi của vợ thì không có tương quan với p=0,1>0,05. Đồng thời, người chồng trong nhóm tuổi 31-40 tuổi và nhóm 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ người làm chủ gia đình nhiều nhất. Trong khi, người vợ dù có tuổi ít hay nhiều vẫn ít được quyền làm chủ gia đình ở nông thôn Huyện Xaythany, Thủ đô Viêng chăn.

Ngoài ra, với P=0,00<0,05 là có mối quan hệ giữa quyền ra quyết định về hoạt động sản xuất giữa vợ và chồng theo tuổi và quyền ra quyết định về hoạt động tham gia xã hội giữa vợ và chồng theo tuổi. Trong đó, chồng có tuổi từ 31-40 tuổi và 41-50 tuổi có quyền ra quyết định đối với hoạt động sản xuất và tham gia xã hội nhiều hơn người vợ. Còn người vợ ít có quyền ra quyết định trong hai hoạt động này trong mọi nhóm tuổi. Nhưng điều đáng chú ý là khi phân tích tương quan và kiểm định có thể thấy rằng, với P=0,00<0,05 là có mối quan hệ giữa việc giữ và quản lý tài sản trong gia đình với tuổi giữa vợ và chồng. Trong đó, đa phần người vợ trong mọi nhóm tuổi đều có tỷ lệ cao hơn người chồng trong việc giữ và quản lý tài sản. Nhưng đối với người chồng thì có tỷ lệ cao khi có tuổi ít và giảm dần khi tuổi càng cao lên. Đồng thời, người vợ còn chiếm tỷ lệ cao đối với quyền ra quyết định đối với hoạt động nội trợ trong gia đình còn người chồng thì chiếm tỷ lệ không đáng kể trong mọi nhóm tuổi. Do vậy, có thể nói rằng, có tương quan giữa vợ và chồng về quyền ra quyết định các vấn đề trong gia đình theo tuổi.

Đối với gia đình tôi thì tôi là người làm chủ gia đình. Nhưng mọi công việc trong gia đình là cả hai vợ chồng cùng bàn bạc nhưng chúng tôi cũng phân nhâu là đối với hoạt động sản xuất và tham gia xã hội, tôi là người ra quyết định còn việc còn lại như công việc nhà, nấu nướng chăm con thì dành

58

cho vợ tôi. Tôi chỉ tập trung kiếm sống thôi. Nhưng tiền kiếm được là cho vợ giữ và tiêu dùng trong gia đình một cách hợp lý (TLN, nam, 39 tuổi).

Gia đình tôi cũng có sự phân công nhâu khá rõ và không khác gì nhiều với gia đình khác trong nhóm (Nhóm được thảo luận). Đa phần các công việc trong gia đình là phải xin sự đồng ý của chồng tôi dù tiền và tài sản, tôi là người giữ (TLN, nữ, 45).

Bảng 3.2: Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình theo tuổi (Đơn vị %)

S T T

Nội dung

Tuổi

Dưới 31 31-40 41-50 51-60 Trên 60

Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ

1

Hoạt động

sản xuất 6,1 7,6 31,1 25,5 44,3 38,1 17,5 20,6 1 2,2 2

Hoạt động nội

trợ 6,8 9,1 38 25,5 43,1 30,3 10,6 25,1 1,5 10

3

Hoạt động Chăm sóc gia đình

6,7 8,2 39,4 27,1 42,3 34,6 10,6 22,1 1 8

4

Hoạt động tham gia xã hội

4,1 6,2 29,8 27,3 50,1 34,6 12,7 22,2 3,3 9,7 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023)

Theo kết quả nghiên cứu trong bảng 3.2 cho thấy, có sự khác biệt nhất định giữa vợ và chồng về sự phân công lao động trong gia đình theo độ tuổi.

Trong đó, khi phân tích sự tương quan và kiểm định sự phân công lao động giữa vợ và chồng với tuổi có thể thấy rằng, tỷ lệ chồng tham gia các hoạt động trong gia đình như: Tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động nội trợ, chăm sóc gia đình và hoạt động tham gia xã hội nhiều hơn người vợ trong nhóm tuổi 31-50 tuổi còn người vợ thì tham gia các hoạt động trong gia đình nhiều hơn người chồng là nhóm dưới 31 tuổi và 51-60 tuổi. Đồng thời, tỷ lệ người vợ có tuổi trên 60 tuổi cũng tham gia các hoạt động trong gia đình nhiều hơn người chồng có tuổi trên 60 tuổi. Với P=0,000<0,05 cho thấy có mối quan hệ giữa sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình với tuổi. Số liệu trên có thể thấy rằng, nam giới chỉ tham gia các hoạt động trong

59

gia đình nhiều trong nhóm tuổi từ 31-50 tuổi còn nữ giới có tỷ lệ tham gia các hoạt động trong gia đình khá đồng đều trong từng lứa tuổi. Thậm chí còn nhiều hơn nam giới khi có tuổi dưới 31 tuổi và nhiều hơn 50 tuổi. Đặc biệt là việc nội trợ, chăm sóc gia đình và tham gia cộng đồng xã hội. Điều này có lễ là do khi có tuổi dưới 31 tuổi là thời gian mới lập gia đình, sau đó, nhóm 31- 40 tuổi là trong gian đoạn có con nhỏ người vợ phải tập trung chăm sóc gia đình nhiều hơn tham gia sản xuất và đến tuổi trên 50 tuổi thì con đã lớn nên người vợ mới có thời gian tham các hoạt động khác nhiều hơn. Ngoài ra, do tín ngưỡng tôn giáo của người dân đa phần theo Phật giáo nên các phụ nữ của Lào đặc biệt là nữ có tuổi từ 50 tuổi trở lên thường đến chùa để từ thiện nhiều hơn nam giới như: Đi nghe Pháp (Phăng thăm), cầu nguyện, dâng lễ cho các nhà sư (Tắc bạt),...

Đối với gia đình tôi, khi mới lập gia đình thì cả hai vợ chồng cùng nhau làm sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác như sau khi vợ tôi mang bầu thì không được đi làm nghỉ ở nhà sinh đẻ và nuôi con. Do vậy, vợ tôi phải đảm nhiệm chính việc nội trợ và chăm sóc con cái còn tôi thì đi làm để kiếm thu nhập cho gia đình (PVS, nam, 41 tuổi).

Hiện nay chồng tôi 62 tuổi còn tôi là 55 tuổi, chồng tôi đã về hưu còn tôi còn đi làm nhưng các công việc nhà và chăm sóc gia đình vẫn là tôi làm chính.

Ngoài ra, tôi hàng ngày phải đến chùa dâng lễ cho các nhà sư, cầu nguyện cho gia đình bình an và đến dịp lễ hội cũng phải đến chùa. Còn chồng tôi thì khác, ông chỉ đi họp làng, họp xã mà thôi (PVS, nữ, 55 tuổi).

Như vậy, theo kết quả phân tích trên có thể thấy rằng, độ tuổi đã có ảnh hưởng khá lớn đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn ở huyện Xaythany hiện nay.

3.1.1.2. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn ở huyện Xaythany, nhất là người vợ. Theo kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, tỷ lệ

60

trình độ học của cả hai vợ chồng càng cao càng có sự chia sẻ các công việc trong gia đình nhiều hơn đặc biệt là trong việc ra quyết định đối với các hoạt động trong gia đình.

Bảng 3.3: Nhận định về quyền ra quyết định các vấn đề trong gia đình giữa vợ và chồng theo trình độ học vấn (Đơn vị %)

S T T

Nội dung

Trình độ học vấn Dưới

THCS THCS PTTH Sơ cấp-

Cao đẳng ĐH trở lên

Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ

1

Làm chủ gia

đình 4,9 0,5 6,9 0.5 13,7 1 16,4 1,1 19,9 1,5 2

Giữ và quản tài

sản 1,5 3,2 1.9 15 2,3 18,4 1.9 15.3 5.5 19,1

3

Quyền ra quyết định về hoạt động sản xuất

2,3 1 8,5 2,1 14.9 4 18.4 7.3 21.2 9.1

4

Quyền ra quyết định về hoạt động nội trợ

0,5 7 4.8 9 5.8 12.5 8.5 11,3 9 10,8

5

Quyền ra quyết định về hoạt động Chăm sóc gia đình

0,9 5 5.8 10 6.6 13.1 7 14,1 10 12,8

6

Quyền ra quyết định về hoạt động tham gia xã hội

6,5 1,5 7,9 1.5 11,7 2 16,7 2,1 18,9 2,5 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023)

Theo kết quả nghiên cứu trong bảng 3.3 có thể thấy rằng, có sự tương quan với nhau giữa trình độ học vấn đối với quan hệ giới như: Quan hệ làm chủ gia đình, giữ và quản lý các tài sản của gia đình, quyền ra quyết định trong sản xuất, nội trợ, chăm sóc gia đình và tham gia cộng đồng xã hội. Trong đó, có thể thấy rằng, trình độ học vấn của cả hai vợ chồng càng cao càng có sự chia sẻ với nhau trong các công việc của gia đình càng nhiều như: Đa phần người làm chủ gia đình là nam giới (đề cập trong bảng 3.3) và trong đó có trình độ học vấn từ sơ cấp đến cao đẳng và đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, người giữ và quản lý tài sản của gia đình là nữ giới (đề cập trong bảng 3.1) và có trình độ học vấn từ sơ cấp đến cao đẳng và đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất. Với P=0,00<0,05 cho thấy có

61

mối quan hệ giữa người làm chủ gia đình với trình độ học vấn giữa vợ và chồng.

Trong đó, trình độ học vấn của chồng càng cao càng chiếm tỷ lệ làm chủ gia đình càng cao nhưng đối với người vợ thì mặc dù có trình độ học vấn nào vẫn ít được quyền làm chủ gia đình. Ngược lại, người chồng dù có trình độ học vấn cao hay thập vẫn ít giữ và quản lý tài sản trong gia đình vẫn là người vợ chiếm tỷ lệ cao hơn và với P=0,001<0,05 cho thấy có mối quan hệ giữa người giữ và quản lý tài sản trong gia đình với trình độ học vấn.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, trình độ học vấn càng cao càng có sự chia sẻ quyền ra quyết định giữa vợ và chồng đối với các hoạt động trong gia đình. Đặc biệt là trình độ học vấn của vợ và chồng ở mức độ đại học trở lên có sự chia sẻ trong việc ra quyết định đối với các hoạt động trong gia đình càng nhiều như: quyền ra quyết định đối với hoạt động sản xuất, hoạt động nội trợ, hoạt động chăm sóc gia đình và hoạt động tham gia cộng đồng xã hội. Với P=0,00<0,05 cho thấy có mối quan hệ giữa quyền ra quyết định giữa vợ và chồng trong gia đình với trình độ học vấn. Vậy, có thể làm cho chúng ta thấy rằng, trình độ học vấn có ảnh hưởng đến quan hệ giới đặc biệt là quyền làm chủ gia đình, giữ và quản lý tài sản, quyền ra quyết định đối với hoạt động sản xuất, nội trợ, chăm sóc gia đình và tham gia cộng đồng xã hội.

Bảng 3.4: Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình theo trình độ học vấn (Đơn vị %)

S T T

Nội dung

Trình độ học vấn Dưới

THCS THCS PTTH Sơ cấp-

Cao đẳng Trên ĐH

Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ Chồng Vợ

1

Hoạt động

sản xuất 5,3 4,2 8,5 7,1 12.9 10 17.4 9.3 19.2 11.1 2

Hoạt động

nội trợ 0,5 8 4.1 10 7.8 10.5 9.5 11,3 10,1 10,8

3

Hoạt động Chăm sóc gia đình

0,8 6 6.8 9 7.6 15.1 8 12,1 9 13,5

4

Hoạt động tham gia xã hội

7,5 2,5 8,8 5,1 12,8 8,4 17 9,3 17,9 10,5 (Nguồn: Số liệu điều tra tháng 10 năm 2023 )

62

Nhìn chung trình độ học vấn có tác động đáng kể đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình. Ở các nhóm đối tượng được khảo sát, trình độ học vấn của cặp vợ chồng càng cao thì càng có sự gia tăng về sự chia sẻ công việc trong gia đình giữa vợ và chồng càng nhiều hơn. Đặc biệt là theo kết quả nghiên cứu trong bảng 3.4 có thể thấy rằng, trình độ học vấn càng cao càng ảnh hưởng mạnh đến sự phân công lao động trong hoạt động sản xuất trong gia đình. Với P=0,00<0,05 cho thấy có mối quan hệ giữa sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình với trình độ học vấn. Trong đó, cặp vợ chồng có trình độ học vấn sơ cấp đến cao đẳng và từ đại học trở lên có sự chia sẻ các công việc trong gia đình nhiều hơn các nhóm khác. Đặc biệt là người vợ có trình độ học vấn càng cao càng có sự tham gia các hoạt động trong gia đình càng nhiều. Đặc biệt là trong hoạt động sản xuất và tham gia xã hội, có sự tăng dần khi trình độ học vấn của vợ càng cao lên. Nhưng điều đáng chú ý, có sự đồng điều của trình độ học vấn vợ trong hoạt động nội trợ, nhưng đối với người chồng thì có sự gia tăng khi trình độ học vấn càng cao.

Theo nghiên cứu trên, có thể chứng minh rằng, trình độ học vấn có ảnh hưởng khá lớn đến sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn ở huyện Xaythany. Đồng thời, cũng thấy rằng, gia đình có trình độ học vấn càng cao càng có sự chia sẻ các công việc giữa vợ và chồng càng nhiều đặc biệt là hoạt động chăm sóc gia đình và tham gia cộng đồng khi so sánh với đặc điểm truyền thống Lào là hoạt động chăm sóc gia đình phải là người vợ đảm nhiệm chính và tham gia cộng đồng là người chồng đảm nhiệm chính nhưng hiện nay có sự chia sẻ giữa vợ và chồng khá nhiều. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vẫn mang đậm nét truyền thống. Người vợ vẫn là người thực hiện chính các công việc như việc nội trợ, dọn dẹp nhà, giặt giũ, chăm sóc gia đình, mua các đồ dùng trong gia đình. Bên cạnh đó, người chồng là yếu các công việc sản xuất, sửa chữa điện nước, các đồ dùng trong gia đình.

63

Trong gia đình tôi, cả hai vợ chồng đều tốt nghiệp đại học và đều là cán bộ nhà nước. Hai vợ chồng chúng tôi chia sẻ công việc với nhau rất nhiều nhưng đa phần công việc nội trợ vẫn là vợ tôi đảm nhiệm. Đối với tôi thì các công việc trong gia đình phải có sự chia sẻ với nhau, không nên chỉ định là công việc nội trợ sẽ phải là công việc của nữ hay người vợ. Mà theo tôi có vợ tôi cũng đi làm như tôi nên khi về nhà cũng phải chia sẻ các công việc với nhau mới đúng và thậm chí vợ tôi cũng có thể đi liên hoan, tham gia hoạt động xã hội đặc biệt là các hoạt động của cơ quan tổ chức (TLN, nam, 35 tuổi)

Hai vợ chồng chúng tôi chỉ tốt nghiệp phổ thông, gia đình tôi làm sản xuất nông nghiệp. Không có sự phân công lao động trong gia đình rõ ràng mà cả hai vợ chồng đều biết trách nhiệm của mình. Khi đi làm ruộng, tôi thực hiện chính công việc nặng, cày... còn vợ thì đa phần chỉ nấu nướng và thực hiện công việc nhẹ thôi. Sau đó, đến giờ đón con thì đi đón con và về nhà nấu nướng nữa. Tôi nghĩ rằng, trình độ học vấn có ảnh hưởng khá lớn đến sự phân công lao động trong gia đình đặc biệt là nếu chúng tôi học cao hơn, có công việc tốt hơn hoặc được đi làm chắc hai vợ chồng cũng phải phân công các công việc lại thôi (PVS, nam, 50 tuổi).

Tóm lại, đã có những dấu hiệu tốt về biến đổi sự phân công lao động giữa vợ và chồng theo hướng tích cực hơn khi trình độ học vấn của người vợ càng cao càng nhận được sự chia sẻ của người chồng trong các hoạt động trong gia đình đã thể hiện trong tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng nhau tham gia các hoạt động trong gia đình chiếm tỷ lệ khá cao như hoạt động sản xuất. Trong đó, điều đáng chú ý là có sự chia sẻ nhiều hơn của người chồng đối với công việc trong hoạt động nội trợ và chăm sóc gia đình và ngược lại, tỷ lệ người vợ tham gia các hoạt động tham gia cộng đồng ngày càng tăng lên. Đồng thời, người vợ cũng có quyền tham gia ra quyết định đối với các quan hệ giới, hoạt động trong gia đình nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Phân công lao Động giữa vợ và chồng trong các gia Đình nông thôn (nghiên cứu trường hợp tại huyện xaythany, thủ Đô viêng chăn, nước cộng hoà dân chủ nhân dân lào) (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)