Sự phát triển của mạng xã hội và báo điện tử cũng đặt rayêu cầu cấp thiết đối với người làm báo về trách nhiệm và đạo đức - trong việc truyềntải thông tin đến công chúng.. Trong đó, Báo
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NOITRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN
MAI VAN QUANG
VAN DE TRE EM CO HOAN CANH DAC BIET TREN BAO
DIEN TU VIET NAM HIEN NAY
LUẬN VAN THAC SĨ
NGANH: BAO CHÍ
Đà Nẵng — Năm 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI l
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
MAI VĂN QUANG
VAN DE TRE EM CÓ HOÀN CANH ĐẶC BIỆT TREN
BAO ĐIỆN TU VIET NAM HIỆN NAY
Luan văn thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học định hướng ứng dung
Mã số: 83201.01.01-UD
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng
Đà Nẵng - Năm 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
TS Nguyễn Sơn Minh Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bô trong bât cứ công trình nào khác.
Tác giả
Mai Văn Quang
Trang 4LỜI CẢM ƠNTrước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Sơn Minh, là
người đã tận tình chi bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn nay.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô và các cán bộ trong Viện dao tạo Báo chí và Truyềnthông — Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đãcung cấp cho tôi những kiến thức chuyên môn quý báu, giúp đỡ và tạo điều kiện thuậnlợi về cơ sở vật chất và tinh thần cho tôi trong suốt thời gian học tập 2 năm qua, đãtạo điều kiện cho tôi có thời gian hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các phóng viên, nhà báo,
Ban biên tập, lãnh đạo Báo điện tử Dân trí, Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam và Báo điện
tử VnExpress đã đồng ý hỗ trợ, trả lời bảng phỏng vấn sâu Đồng thời, cung cấp chotôi nhiều thông tin hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân trong gia đình, bạn bè, đồngnghiệp đã động viên, giúp đỡ đề tôi hoàn thành luận văn
Luận văn này dù được xây dựng cần trọng, song không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót Tôi rat mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thay, cô dé luận văncủa tôi được hoàn thành một cách tốt nhất
Xin chân thành cảm on!
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2022
Tác giả
Mai Văn Quang
Trang 5MỤC LỤC
MO DAU s -s<°e«2EA.EE2E.44E97E144E902330 E902440 8702441972941 E902944eestrrg 71 Lý do chọn đề tài - ¿5s sex 2E12E12717112112111111.11211 1111111 cyee 72 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - ¿+ ©+£+E++EE£EE£EEtEEE2EEEEEEEEEEEEEErrrrrerkees 9
3 Muc dich nghién 09 011 dd 114 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU -.- + 3 19112119 1193119111 1 911g 1H TH ng ng nà Hy I1
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - 2 2 2+ +E+EE+EE£EE2EE+EerEerkerkererrerree 12
6 Phương pháp nghiÊn CỨU - - - 5 E111 91 9319319 1 1g nh ng nh 12
6.1 Phương pháp luận -. - - 22c 3231321119111 113 1193119111 111 111 11v HH ngư 12
6.2 Phương pháp cụ thỂ - + ¿+2 £+ESE£EEEEE2EE2EE2EEEEEEEEE121121121 1111111 c1yeU 127 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của dé tai eccessessessessessesssessessessessesseesseeses 137.1 Ý nghĩa lý luận - 2-2 s+S2EE2EESEEEEEEEEE21121127171111211211 1111.11.11 cxe 137.2 Ý nghĩa thực tiễn -¿- 2-5 + 2 E9 E9 EE211211211271711211211211 1111.11.11 xe 13
8 Bố cục luận văn : St set 3 E1 E2EEE11151511111511111111111111112111111 1.111 xe 14CHƯƠNG 1: CAC VAN DE LÝ LUẬN LIEN QUAN DEN DE TÀI 15
1.1 Một số cơ sở lý luận báo chí 5c s- << se se sessessesseseesersessessese 151.1.1 Các đặc điểm cơ bản của thông tin báo chí -¿- 5+ ©5+2csz2cxccsce2 15
1.1.2 Khái niệm báo điện tử - - - 5 E333 22211 223111 2231 1229 vn ng ngư 19
1.1.3 Tác phâm báo chí trên báo điện tử -¿- ¿+ + ++E++E2EeEEeEkeEkerxrrerrees 221.1.4 Nguyên tắc, phương pháp thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 23
1.1.5 Vai trò của báo điện tử trong việc chuyên tải thông tin vê vân đê trẻ em có hoàn
CAM AAC DISC eee na 25
1.2 Khái quát về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt -°-s-sccsecsses 26
1.2.1 Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt - 55 555553 ++2<s*<+zsss+cszs 26
1.2.2 Phân loại trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt - 5 5-55 S + S222 +zssccszxs 27
1.3 Một số quy định của pháp luật liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
tại Viet ÏNaaIm co 5< G 9 Họ T0 0.0 000 00096 33
Tiểu kết Chwong Loessessssssssssessessesssssssssssssessessessssssssssssessessessssssssssessessessesssssssesseeses 34
Trang 6CHƯƠNG 2: DAC DIEM NOI DUNG VÀ HÌNH THỨC THE HIỆN TACPHAM VIET VE TRE EM CÓ HOÀN CANH ĐẶC BIET TREN BAO ĐIỆNTU escsssossssssssssssossoccsscsucssssocsosesscsucsussossoscnscsucsussassaseaccsucsacsaeaseascsucsucsacsaseascsecsecsaseaes 352.1 Giới thiệu các tờ báo khảo sát va thống kê kết quả khảo sát 35
2.1.1 Giới thiệu các tờ báo khảo Sat - << 1 1 1122231111 11119333111 tren e 35
2.1.2 Thống kê kết quả khảo sát - 2 2 2 E+SE+EE+£E£2EE+EEEEEEEEEZErEErrkerkere 392.2 Tổng quan thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên các báo khảo sát
biệt trên báo điện ẨÚY o <5 << sọ nọ TH i00 00000 88
3.2.1 Cần có quan điểm, chủ trương, chiến lược thông tin về trẻ em có HCĐB trên
BAO GSN Ue eee cece ccescccccssscccsssceccessceccssssecessseccsssseccssseeceessesccessecesseeeceesseeeetstees 88
3.2.2 Xây dựng chuyên mục/mục riêng cho nội dung về trẻ em có HCĐB 903.2.3 Sử dụng đa dạng thé lOại G5 tt k EE SE EEEEEEEkEEEEEEEEEEEEESEEEkTkerkrkerkrei 923.2.4 Cần sự hỗ trợ, phối hợp nhiều hon nữa từ dia phương, co quan chức năng
Trang 73.2.5 Phát huy tối đa những ưu thé của báo điện tử - 2-5 + s+cszcees
3.3 Bài học kinh nØhÏỆIm - s- < 5 9 9 59 91 0.0.0.0 0900096
7287.191.7180 NNnnn0 6n ,H)HẬ,M,)H KET LUAN 0777 Á ÔTÀI LIEU THAM KHẢO -° <2 s£ se s2 ssESs£EseEseEssEssessessersersee
3:08009/0055
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT TRONG LUẬN VAN
DLXH Dư luận xã hộiHCDB Hoan canh dac biétPV Phong vién
DVT Don vi tinh
UBND Uy ban nhan danUNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
WHO Tổ chức Y tế thế giới
Trang 9DANH SÁCH CAC BANG
Bảng TrangBang 1.1: Phân loại các nhóm trẻ em có HCDB 31
Bảng 2.1: Số lượng tin, bài viết về trẻ em có HCĐB xuất hiện trong các
chuyên mục trên Báo điện tử Dân trí “0Bang 2.2: Số lượng tin, bài viết về trẻ em có HCĐB xuất hiện trong các
chuyên mục trên Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam “
Bảng 2.3: Phân loại tin, bài viết về trẻ em có HCĐB xuất hiện trong các
chuyên mục trên Báo điện tử VnExpress “
Bảng 2.4: Phan loại nội dung các tin, bài viết về trẻ em có HCĐB trên
Báo điện tử Dân trí “6
Bảng 2.5: Phân loại nội dung các tin, bài viết về trẻ em có HCĐB trên
Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam “7
Bang 2.6: Phân loại nội dung các tin, bài viết về trẻ em có HCĐB trên 48
Báo điện tử VnExpress
Trang 10DANH SÁCH CÁC BIÊU ĐÒ
Biểu đỗ TrangBiéu đô 2.1: Ty lệ tin, bài việt vê trẻ em có HCĐB trên các chuyên mục 40của Báo điện tử Dân trí
Biểu đô 2.2: Tỷ lệ tin, bài viết về trẻ em có HCĐB trên các chuyên mục
của Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam *#
Biểu đô 2.3: Tỷ lệ tin, bài viết về trẻ em có HCĐB trên các chuyên mục
trên Báo điện tử VnExpress “
Biéu đồ 2.4: Ty lệ các nhóm nội dung viết về trẻ em có HCĐB trên 3
báo: Báo điện tử Dân trí, Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam và Báo điện tử 49
Biéu đô 2.10: Ty lệ các nhóm nội dung của Nhóm (9) Trẻ em bị tôn hại
nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực °°
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ các nhóm nội dung của Nhóm (11) Trẻ em bị xâm 65
hai tinh duc
Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ các nhóm nội dung của Nhóm (15) Các nội dung
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nhiệm là vụ quan trọng với mỗi gia
đình, quốc gia, dân tộc, đặc biệt là bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCDB) Tại
Việt Nam, việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em có HCDB luôn được Dang và Nhà
nước chú trọng Cụ thé, ngay khi Ban Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em ra đời năm1989, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu A và quốc gia thứ 2 trên thé giới phêchuẩn Công ước này Việt Nam đã thé hiện cam kết của mình băng cách thực hiệncác quyền của trẻ em với tinh thần “Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”
Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt trong xã hội Tuy nhiên, vì nhiều lído mà quyền của trẻ em chưa được thực hiện đầy đủ Tại các địa phương, tình trạng trẻ emchưa được chăm sóc đầy đủ về vật chat, tinh thần hay tình trạng trẻ em bi bạo hành, bỏ roi,
vẫn còn diễn ra Từ đó những thông tin liên quan về trẻ em trên báo chí cũng đượcquan tâm nhiều hơn đặc biệt là các thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB)
Những năm qua, việc chuyền tải các thông tin về trẻ em có HCĐB trên phươngtiện truyền thông đại chúng luôn được các cơ quan báo chí đặc biệt quan tâm và xemnhư nhiệm vụ, trách nhiệm thường xuyên Các thông tin về trẻ em có HCDB đượcđăng tải trên phương tiện truyền thông đại chúng nhận được sự quan tâm ngày càngnhiều của công chúng
Và câu hỏi đặt ra là “Báo chí cần phải làm gì và làm thé nào dé tăng cườngviệc tuyên truyền, phô biến pháp luật về trẻ em, phát hiện những điều còn thiếu sót,hạn chế trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em cũng như việc phát hiện và gióng lênhồi chuông cảnh báo về tình trạng trẻ bi bạo hành, xâm hai tình dục, bi bỏ roi, ”?Bên cạnh đó, thực tế hoạt động báo chí cũng đặt ra vấn đề “Người làm báo phải làmthế nao dé bảo vệ nhân vật của mình là các trẻ em có HCĐB và gia đình các em khiđưa thông tin lên báo?” Sự phát triển của mạng xã hội và báo điện tử cũng đặt rayêu cầu cấp thiết đối với người làm báo về trách nhiệm và đạo đức - trong việc truyềntải thông tin đến công chúng
Thực tế, ở mỗi cơ quan báo chí thường phân công phóng viên (PV) chuyênphụ trách mảng đề tài, nội dung viết về trẻ em có HCĐB hoặc có các PV phụ trách
Trang 12các mảng nội dung khác cũng tham gia đưa tin về nội dung trẻ em có HCĐB Họkhông chỉ sáng tạo các tác phẩm báo chí viết về trẻ em có HCĐB mà còn sáng tạocác tác phẩm phục vụ nhu cầu của trẻ em có HCĐB Thậm chí, một số chương trình
còn có sự tham gia của trẻ em có HCĐB.
Thực tế, những thách thức đặt ra đối với người làm báo khi tác nghiệp ở mảngđề tài trẻ em có HCĐB không chi cần có chuyên môn nghiệp vụ mà cần trang bịnhững kiến thức chuyên sâu về trẻ có HCDB Nhìn theo chiều hướng tích cực, nhữngthông tin về trẻ em có HCĐB trên báo điện tử Việt Nam ngày càng được nâng cao vềcả số lượng và chất lượng Ngôn ngữ phi văn tự như hình ảnh, video clip cũng đượcsử dung khá nhiều trong tác phẩm báo chí viết về dé tài này trên báo điện tử
Tuy nhiên, vẫn còn những sai sót, những sự việc đáng tiếc xảy ra trong quátrình nhà báo tác nghiệp ở mảng đề tài về trẻ em có HCĐB, ảnh hưởng đến tâm lý,tinh thần của trẻ và những người xung quanh Hậu qua của những vụ việc nói trên délại là hết sức đau lòng, đặc biệt là trên báo điện tử khi thông tin được lưu trữ rất lâu.Các thông tin đó có thể lưu lại đến khi trẻ lớn lên, nhận thức được những gì đã xảy
ra với mình.
Từ thực trạng nói trên, vấn đề đặt ra là thông tin trên báo chí liên quan về trẻem có HCĐB hiện tại như thế nào? Các tác phẩm báo chí được đăng tải liên quan đếntrẻ em có HCĐB có nội dung và hình thức thể hiện ra sao? Làm thế nào dé nâng cao
chất lượng các tác phẩm báo chí viết về trẻ em có HCĐB trên báo điện tử và hạn chế
tối đa những trường hợp sai sót? Cơ quan báo chí, người làm báo cần có những kinhnghiệm, giải pháp gì để nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí viết về chủ đề này?
Qua những khảo sát sơ lược, tác giả nhận thấy Báo điện tử Dân trí, Báo điện
tử Phụ nữ Việt Nam và Báo điện tử VnExpress là 3 tờ báo điện tử đăng tải các tác
phẩm báo chí về trẻ em có HCĐB khá nhiều, nội dung phong phú, đa chiều Trong
đó, Báo điện tử Dân trí là Cơ quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các
tác phẩm báo chí trên Báo điện tử Dân trí có nội dung phản ánh đa chiều về các vấnđề của xã hội, trong đó có các tác phẩm viết về đề tài trẻ em có HCĐB Báo điện tử
Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đây là
Trang 13tờ báo đại diện cho các tầng lớp phụ nữ cả nước gửi gam tam tu, tinh cam, nguyénvọng của minh, với nhiều bài viết về gia đình và trẻ em có HCĐB Báo điện tử
VnExpress thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, là tờ báo điện tử có lượng độc giả lớn
nhất cả nước Các tác phẩm trên Báo điện tử VnExpress được đầu tư về cả nội dungvà hình thức với nhiều thông tin nóng về việc trẻ em bị bạo hành, xâm hại tình dục
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Vấn để trẻ em có HCĐB trên báođiện tử Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn cao học
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đềQua quá trình tìm hiểu, tác giả nhận thấy tài liệu nghiên cứu liên quan đến đềtài thông tin về trẻ em có HCĐB không nhiều
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài này như cuốn“Truyén thông, đạo đức nghệ nghiệp với trẻ em” (2003), Nhà xuất bản Chính trịQuốc gia, của tác giả Helena Thorfinn (Thụy Điền) nghiên cứu về mối quan hệ giữatrẻ em với truyền thông Theo tác giả, ở Tây bán cầu, thời gian trung bình một trẻ emdành cho phương tiện truyền thông còn nhiều hơn thời gian bên cha mẹ Mặc dù ngàynay, trên thế giới vẫn còn nhiều trẻ em không được tiếp cận với máy tính và truyềnhình nhưng có thé nói rằng giấc mơ và cuộc sông của các em có mối quan hệ mậtthiết với truyền thông Cuốn sách này là kết quả nghiên cứu của tác giả về việc sửdụng các phương tiện truyền thông trong công việc quảng bá hình ảnh trẻ em, từnhững công việc của PV, tác giả đặt ra vấn đề xây dựng và hoàn chỉnh các quy tắcứng xử của PV báo chí với trẻ em trên toàn thế giới nhằm bảo vệ trẻ em trước cácphương tiện truyền thông Cuốn sách tập trung vào 3 khía cạnh của vấn đề quan hệgiữa trẻ em với truyền thông Đó là việc bảo vệ cung cấp và tham gia Các phươngtiện truyền thông vừa là bạn vừa là kẻ thù của các em Nhiều giáo viên, và các bậccha mẹ lo lắng về ảnh hưởng của truyền thông đối với trẻ em Đối với họ và bất cứ aiquan tâm đến tuổi thơ của hiện đại, đến với những khả năng và nguy cơ mà cácphương tiện truyền thông mang lại thì cuốn sách này chính là nguồn kiến thức và
nguồn cam hứng dé thảo luận cùng đồng nghiệp và trẻ em về truyền thông
Trang 14Cuốn “Children in the News” (Trẻ em trong truyền thông) (sách xuất ban bằngtiếng Anh năm 2001) do trường Đại học Công nghiệp Nanyang Singapore và Họcviện Thông tin và Truyền thông Châu Á (AMIC) phát hành Giáo sư UbonratSiriyuvasak (nhà nghiên cứu người Thái Lan) cho rằng: “Zruyén thông là một trongcác công cụ văn hóa xã hội, có nhiệm vụ quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và khuyến khíchsự phát triển của trẻ em, nhưng trong rất nhiều trường hợp, truyền thông đã thựchiện được nhiệm vụ này thay vào đó, truyền thông đã khai thác hình ảnh trẻ em mộtcách không tích cực, nhằm thu hút lượng khán giả đông nhất có thể, bat chấp cácquyên của trẻ em Bằng cách này, truyén thông không những xâm phạm quyên riêngtư của trẻ em, mà còn chong lại định nghĩa cơ bản về trẻ em, cũng như quyên đượcgiao tiếp của trẻ em” [19, tr.32] Cuốn sách là tổng hợp có chọn lọc các nghiên cứucủa Học viện Thông tin và Truyền thông Châu Á (AMIC) năm 1999 về việc sử dụnghình ảnh trẻ em trên các kênh truyền hình tại 13 nước Châu Á, bao gồm: Bangladesh,
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philipine,
Singapore, Sri Lanka, Thái Lan và Việt Nam Đề cập đến vấn đề kỹ năng nghề nghiệpcủa nhà báo, cuốn sách này cho rằng: “Đó la cách miêu tả, sử dụng hình ảnh trẻ emcủa truyền thông gan lién với các yếu tô xã hội” [19, tr.34]
Trong cuốn sách “Nhà Báo với trẻ em” (2014) của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh,Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề cập đến những yếu tố tác động đến kỹ năng nhàbáo với trẻ em; Thực trạng kỹ năng nhà báo với trẻ em ở Việt Nam; Những yêu cầuvà giải pháp nâng cao kỹ năng nhà báo với trẻ em Cuốn sách này là công trình nghiêncứu của tác giả về những thách thức đặt ra đối với người làm báo về trẻ em Đó chínhlà những kiến thức, kỹ năng báo chí về trẻ em Những câu hỏi cần được trả lời baogồm: Quy trình tác nghiệp, các kỹ năng báo chí là gì và nó ảnh hưởng như thế nàođến chất lượng tác phẩm, sản phẩm báo chí về trẻ em, cũng như hiệu quả tác độngđến công chúng? Những đặc thù trong việc thực hiện kỹ năng làm báo và quy trìnhlàm báo của trẻ em là gi? Những điều kiện nào ảnh hưởng đến việc hình thành vaphát triển kỹ năng làm báo đối với chủ thể sáng tạo tác phẩm báo chí là người lớn vàchủ thể là trẻ em?
10
Trang 15Hay như PGS.TS Nguyễn Văn Dững có 2 cuốn sách viết về báo chí và trẻ emnhư: “Số tay phóng viên báo chí với trẻ em” xuất bản lần đầu tiên năm 2001, đượctái ban năm 2006 và cuốn “Báo chi với trẻ em” Cuén sách “Số tay PV báo chí vớitrẻ em” đã được biên soạn bao gồm 3 phần Phần một: cung cấp một số kiến thức,thông tin nền, đặc biệt là các quyền trẻ em trong Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em(Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và là nước đầu tiên ở Châu Á đã ký cam kếtthực hiện) liên quan trực tiếp đến vấn đề giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em Phầnhai: một số kỹ năng và kinh nghiệm làm báo với đề tài trẻ em Phần ba: những tácphẩm báo chí tham khảo.
Ngoài những công trình nghiên cứu được biên soạn thành sách, tac gia cũng
tìm thấy các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp liên quan đến đề tài như: Luậnvăn thạc sĩ truyền thông đại chúng “Giáo dục thiếu niên, nhỉ đông trên sóng ĐàiTruyền hình Việt Nam” (2005) của tác giả Trần Thị Thu Hương (Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Hà Nội); Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng “Gido đục nhân
cách cho trẻ vị thành miên trên báo chí hiện nay ” (2006) của Trần Thị Dung (Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội); Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành
báo chí “Nang cao chương trình “Ngộ nghĩnh tuổi thơ” trên kênh VTV2” (2007) của
Trần Văn Dương (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội);
3 Mục đích nghiên cứuLuận văn thực hiện khảo sát, nghiên cứu và phân tích nội dung, hình thức tác
phẩm của các tác phâm báo chí viết về trẻ em có HCĐB trên Báo điện tử Dân trí, Báo
điện tử Phụ nữ Việt Nam, Báo điện tử VnExpress Từ đó, đánh giá việc đăng tải thông
tin về trẻ em có HCĐB trên báo điện tử, rút ra đánh giá chung, ưu điểm, hạn chế vàcác nguyên nhân Đồng thời, đưa ra các kiến nghị, đề xuất dé báo điện tử thực hiệntốt chức năng thông tin về trẻ em có HCĐB, rút ra bài học kinh nghiệm cho người
làm báo.
4 Nhiệm vụ nghiên cứuLuận văn này có 4 nhiệm vụ:
11
Trang 16- Khao sát, phân tích các yếu tố: nội dung, hình thức thé hiện tác pham, các yếu
tố cầu thành của các tác phẩm viết về trẻ em có HCĐB trên báo điện tử: Báo
điện tử Dân trí, Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam, Báo điện tử VnExpress từ ngày
1/1/2019 đến 31/12/2020.- _ Đánh giá, nêu ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong việc thông tin về
trẻ em có HCĐB trên các báo đã khảo sát trên phương diện nội dung và hình
thức thé hiện tác phẩm.- _ Đưa ra các kiến nghị, đề xuất dé báo chí nâng cao chất lượng thông tin về trẻ
em có HCĐB trên báo điện tử trong thời gian tới.
- _ Rút ra bài học kinh nghiệm cho người làm báo trong khi tham gia tác nghiệp,
sản xuất tin bài ở mảng nội dung này.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận văn là tất cả các tác phâm viết về trẻ em có
HCDB ở cả hai phương diện: nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm.
Phạm vi nghiên cứu, khảo sát: Khảo sát những tin, bài liên quan đến trẻ em có
HCDB trên Báo điện tử Dân trí, Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam, Báo điện tử VnExpress
từ ngày 1/1/2019 đến 31/12/2020
6 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng 2 loại phương pháp chính gồm:Phương pháp luận và Phương pháp cụ thé
6.1 Phương pháp luận
Về mặt tư duy lý luận, tác giả dựa vào lý luận, tư tưởng Chủ nghĩa Mác - Lêninvà tư tưởng Hồ Chí Minh dé làm định hướng cho việc nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu này bám sát vào quan điểm, chính sách, chỉ đạo Đảng về
hoạt động báo chí, các văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước và các địa phương
liên quan đến trẻ em có HCĐB và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo
6.2 Phương pháp cụ thể- Phuong pháp nghiên cứu thứ cấp: Phương pháp này tác gia sử dụng dé thu
thập và nghiên cứu các tài liệu, sách, báo chí đê có được cơ sở lý luận và những
12
Trang 17kiến thức chuyên sâu về các đặc điểm cơ bản của báo chí và bản chất của hoạtđộng báo chí, cụ thé báo điện tử Đây chính là cơ sở dé xác định được vai tròcủa báo chí trong việc thông tin về trẻ em có HCĐB.
Phương pháp khảo sát thực tiễn: Thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả tiếnhành khảo sát, tổng hợp tat ca những tác phẩm viết về trẻ em có HCĐB trên 3
tờ báo điện tử: Báo điện tử Dân trí, Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam, Báo điện tử
VnExpress từ ngày 1/1/2019 đến 31/12/2020 dé tổng hợp, phân loại, làm cơ
sở cho việc nghiên cứu.Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này phục vụ việc nghiên cứu,
phân tích nội dung thông tin trẻ em có HCĐB từ kết quả khảo sát.Các thao tác tổng hợp, so sánh đối chiếu để tập trung làm rõ vấn đề: Sau khithu thập và tông hợp tác phẩm viết về trẻ em có HCĐB, tác giả sẽ tiến hành
đọc, nghiên cứu, phân tích, phân loại Từ đó, thực hiện phương pháp so sánh,
đối chiếu dé thay được đặc trưng về nội dung, hình thức thể hiện tác phẩm.
Phương pháp phỏng van sâu:e Phong vấn phóng viên, nhà báo viết về trẻ em có HCĐB: 6 người.e Phỏng vẫn Ban Biên tập/Lãnh đạo của Báo điện tử Dân trí, Báo điện tử
Phụ nữ Việt Nam, Báo điện tử VnExpress: 3 người.
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài7.1 Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ một số cơ sở lý luận thông tin về trẻ em có HCĐB
trên báo điện tử Việt Nam hiện nay và vai trò của báo điện tử Việt Nam trong việc
thông tin, phản ánh về lĩnh vực này Bên cạnh đó, luận văn khảo sát có hệ thống cáccách thức thông tin, phản ánh thông tin về trẻ em có HCĐB, làm rõ vai trò của báođiện tử trong việc thông tin về vấn đề trẻ em có HCĐB
Đông thời, nội dung của luận văn sẽ dùng làm tài liệu, góp phân tạo cơ sở cho
những nghiên cứu sâu hơn về chủ đề thông tin về trẻ em có HCĐB trên báo chí
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
13
Trang 18Về mặt ý nghĩa thực tiễn, luận văn này sẽ làm rõ hơn những nội dung và hìnhthức thê hiện tác phẩm viết về vấn đề trẻ em có HCĐB trên báo điện tử Việt Namhiện nay Đồng thời, đưa ra đánh giá về những ưu điểm và những hạn chế còn tồnđọng Từ đó, dé ra các giải pháp dé các tờ báo điện tử phát triển, nâng cao chất lượngcác tác phẩm viết về đề tài này.
Đồng thời, từ quá trình nghiên cứu cũng sẽ rút ra các bài học kinh nghiệm chocơ quan báo chí và người làm báo khi viết về đề tài trẻ em có HCĐB
8 Bố cục luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội dungchính của luận văn “Vấn đề trẻ em có hoàn cảnh trên báo điện tử Việt Nam hiệnnay” gồm có 3 chương:
Chương 1: Các vấn dé lý luận liên quan đến đề tàiChương 2: Đặc điểm nội dung và hình thức thể hiện các tác phẩm viết về trẻ
em có HCĐB trên báo điện tử
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả thôngtin về trẻ em có HCDB
14
Trang 19CHUONG 1: CÁC VAN DE LÝ LUẬN LIEN QUAN DEN DE TÀI
1.1 Một số cơ sở lý luận báo chí1.1.1 Các đặc điểm cơ bản của thông tin báo chíNhận diện đặc điểm báo chí là một việc làm khó khăn bởi tính phức tạp củahiện tượng xã hội này Thế nhưng, nhận diện được những đặc điểm cơ bản của báochí là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hoạt động Cho nên, việc nêu ramột số đặc điểm cơ bản dé có thé nhìn nhận rõ hơn bản chất xã hội của báo chí
*Thong tin thời sự
Báo chí thông tin sự kiện và vấn đề đã và đang xảy ra, có ý nghĩa xã hội vàđược nhiều người quan tâm Đó là những sự kiện công chúng muốn biết, cần biếtnhưng chưa biết, hoặc những sự kiện lãnh đạo cần thông tin cho công chúng đề thựchiện mục đích chính trị của mình Sự kiện đã xảy ra từ lâu, nhưng nay mới biết, hoặc
xảy ra đã lâu nhưng nay mang ý nghĩa thời sự, thời cuộc.
Moi vấn đề đều diễn ra dưới dạng các sự kiện Cho nên, sự kiện là đối tượng
phản ánh chủ yếu và là phương tiện chính yếu của báo chí tác động vào công chúng
xã hội Tuy nhiên, khi nào thì sự kiện bình thường trở thành sự kiện báo chí và do đó
có sự khác biệt giữa sự kiện đời sống bình thường và sự kiện báo chí
Nói báo chí thông tin sự kiện, hay đối tượng thông tin, phản ánh của báo chí
chủ yếu là sự kiện, có nghĩa là người làm báo cần quán triệt nguyên tắc tôn trọng sựthật, thuyết phục bằng sự thật Đó là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động báo chí màbất kỳ ai bước chân vào nghề cũng có lời thề danh dự nghề nghiệp như vậy
Nhấn mạnh đặc điểm thông tin thời sự - thông tin sự kiện và vấn đề thời sựcủa báo chí là nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức, nguyên tắc và kỹ năng hànhnghề cua nhà bao, cũng như nhận diện giá tri của san phẩm báo chí
*Tinh công khai thông tin của báo chí
Báo chí hướng tác động đến quản đại nhân dân, tác động vào số đông Đó làtính công khai thông tin của báo Công khai tức là “không giữ kin, mà dé mọi ngườicó thê biết”
15
Trang 20Công khai trên báo chí tức là báo chí thông tin sự kiện, xã hội hóa sự kiện, vấndé từ một góc phó, làng quê, trong góc nhà hay ngõ phố nao đó và làm cho nó có thétrở thành sự kiện và vấn đề xã hội, thậm chí toàn cầu Sự kiện đó tác động vào nhậnthức, thái độ và hành vi của hàng triệu người Đó chính là nguồn sốc quan trọng nhấttạo nên sức mạnh xã hội của báo chí Do vậy, có thể nói rằng tính công khai tiềm an
sức mạnh của báo chí, bởi tính công khai là căn nguyên tạo nên dư luận xã hội
(DLXH) cũng như khả năng huy động nguồn lực xã hội
Đối với báo phát thanh, truyền hình, báo điện tử, do đặc trưng của loại hình,sự tác động đồng thời, tỏa khắp, sức mạnh xã hội này nhân lên gấp bội Báo mạngđiện tử lại càng nối dài tam tay, mở rộng tam mắt cho công chúng trên phạm vi rộng
lớn Mặt khác, tính công khai và sức mạnh xã hội của báo chí có được nhờ sức mạnh
của DLXH - sức mạnh của đông đảo nhân dân Do đó, nêu báo chí không gắn bó mậtthiết với công chúng và DLXH thì sức mạnh và sức sống của báo chí sẽ bị hạn chế,
thậm chí bị triệt tiêu.
Van dé liên quan đến tính công khai của thông tin có ý nghĩa rat quan trọngđới với nhà báo trong việc chọn sự kiện và vấn đề thông tin Khai thác thông tin, phântích sự kiện và vấn đề thời sự, thời điểm thông tin của báo chí và phong cách văn hóagiao tiếp đại chúng trong quá trình khơi nguồn, phản ánh, định hướng DLXH; và trênhết là kiến thức vốn sống thực tế của nhà báo, năng lực phân tích sự kiện hợp lý —đạo đức nghé nghiệp của nhà báo
*Tinh mục dich của thông tin báo chí
Đề đạt được mục đích, báo chí luôn tìm mọi cách, mọi phương tiện và cáchthức hiện tối ưu hóa trong mối quan hệ giữa sự kiện và vấn đề thông tin với đông đảocông chúng và DLXH Thông tin báo chí tác động đến đông đảo người đọc, liên quanđến việc tập hợp và thuyết phục công chúng Do đó, nói tính mục đích của thông tinbáo chí, trước hết phải nói đến mục đích chính trị Bởi thông tin báo chí là để chonhiều người biết, liên quan đến vấn đề “tập hợp lực lượng và tranh thủ bạn đồngminh” Do đó, tinh tat yêu, khách quan và phé biến của mục đích thông tin, tinh thông
16
Trang 21tin và tính chính trị trong thông tin báo chí là điều dễ hiểu; không phải thông tin để
mà thông tin.
Báo chí là phương tiện thông tin tác động đến đông đảo công chúng một cáchthường xuyên, liên tục nhất Do vậy, mọi hoạt động của báo chí luôn gắn với chính
trị Xét cho cùng mục đích của báo chí là mục đích chính trị, tuy nhiên hoạt động báo
chí không chỉ nhằm mục đích chính trị mà còn nhằm các mục đích khác, như vănhóa, dân sinh Báo chí là công cụ lôi kéo, tập hợp lực lượng chính trị hiệu quả nhất,là một trong những công cụ và phương thức nâng cao dân trí hiệu quả nhất
*Thông tin báo chí có tính định kỳ, đều đặnMỗi loại hình báo chí có thé hiện tính định kỳ theo đặc trưng loại hình và điềukiện cụ thể về năng lực thu thập, xử lý, sản xuất và chuyên tải sản phâm báo chí củamình Tính định kỳ tiềm ân sức mạnh của báo chí, bởi giao ước giữa cơ quan báo chívới công chúng sẽ tạo ra phản xạ có điều kiện trong tâm lý và thói quen tiếp nhận
thông tin cua công chúng Tính định ky giúp công chúng và công dân cách ứng xử
với thông tin báo chí mỗi khi có nhu cầu tham gia, hoặc có xung đột cần giải quyết
Ý nghĩa của tính định kỳ đối với hoạt động sáng tạo của nhà báo và giao tiếpứng xử với báo chí; tạo ra phản xạ có điều kiện tiếp nhận thông tin cho công chúng;phản ánh sinh động và kịp thời nhịp điệu cuộc sống hiện đại; hình thành phong cách
lao động tác nghiệp của đội ngũ nhà báo; xây dựng kỷ luật lao động và nhịp điệu làm
việc của tòa soạn báo chí, cơ sở hình thành kế hoạch và cách thức làm việc, giao tiếp
với công chúng xã hội
*Tính phong phú, đa dạng và nhiều chiều của thông tin báo chíTrong các loại hình truyền thông đại chúng, thông tin báo chí phong phú và đadạng nhất Điều đó thể hiện trên các bình diện: Đối tượng phản ánh của báo chí; Cáckênh chuyền tải thông tin báo chí phong phú, từ báo in, phát thanh, truyền hình, báomạng điện tử, và sự liên kết giữa các loại hình báo chí với các mạng xã hội và cácloại hình truyền thông khác; Phương tiện và phương thức thông tin nhiều dáng vẻkhác nhau; Phương thức thông tin của báo chí cũng rất phong phú, linh hoạt, từ đưa
17
Trang 22tin sự kiện, giải thích và phân tích, bình luận, chuyên luận cho đến các dạng thức tiểuphẩm, bút ký, tranh ảnh, biém họa,
*Tinh dễ hiểu, dễ nhớ và làm theoNgoài những vấn đề tranh luận, thảo luận đề tìm kiếm sự tương đồng, thôngtin báo chí đảm bảo cho hàng triệu người cùng phải hiểu ngay lập tức và hiểu nhưnhau Hiểu như nhau mới có khả năng thống nhất nhận thức nhanh và cùng đồng hànhnhanh, cũng như thống nhất phương thức ứng xử với van dé đang diễn ra
Do đó, thông tin báo chí dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm theo là do yêu cầu, đỏi hỏitừ cuộc sống, từ công chúng xã hội mà báo chí cần phải đáp ứng nhu cầu nhận thứcvà xử lý các van đề đang diễn ra liên quan đến cộng đồng, đến công chúng — nhómđối tượng Sự kiện và van dé báo chí tiếp cận dưới góc độ phô quát nhất, liên quanđến nhiều người nhất Cách nói cách viết dễ hiểu, dé nhớ nhất
*Tính tương tac
Tương tác xã hội trong báo chí là đặc điểm thông tin của báo chí hiện đại, nhờsự trợ giúp của công nghệ thông tin truyền thông số, cùng với sự phát triển của mạngxã hội trên các bình diện như trình độ dân cư, thiết chế xã hội bảo đảm trình độ, nănglực của báo chí chuyên nghiệp Tương tác xã hội trong thông tin báo chí, chủ yếu nóiđến vai trò của báo chí như cầu nối, phương tiện và phương thức tương tác giữa công
chúng xã hội với các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo quản lý trên
những vấn đề lớn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và đời sống nhân dân
Trong thông tin báo chí, tương tác bình đắng nhưng cần kỹ năng định hướng
thông tin, hướng dẫn DLXH Cơ sở đánh giá hiệu quả tương tác thông tin báo chí là
tạo ra sự đồng thuận xã hội, đảm bao sự phát trién bền vững, phòng tránh những nguycơ bat 6n trong cộng đồng Do đó, bảo dam tính tương tác trong thông tin báo chí vềnhững vấn đề nêu ra, đòi hỏi người làm báo không những cần có kiến thức, trình độam hiệu vấn đề, mà còn có phong cách làm báo chuyên nghiệp — có nguyên tắc, kỹnăng tác nghiệp cùng với sự hiểu biết thấu đáo vấn đề, chia sẻ với nhóm công chúng
xã hội cũng như hướng dẫn DLXH.
18
Trang 23*Tinh đa phương tiện
Multimedia được hiểu là đa phương tiện; đa truyền thông hay truyền thông đaphương tiện (phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều phươngtiện chuyên tải thông tin (như) văn bản, đồ họa, âm thanh, hình ảnh, cùng với khảnăng gây ấn tượng bằng tương tác) Multimedia cho phép kết hợp các loại hình truyềnthông trong việc chuyền tải thông điệp, nhằm gây chú ý, hấp dẫn và gia tăng khả năngthuyết phục công chúng Thông điệp, sản phẩm multimedia có khả năng tác động vàonhiều giác quan con người không chỉ tăng độ hấp dẫn, mà quan trọng là tính khách
quan, chân thực, độ tin cậy của thông tin.
Tính multimedia là hai đặc trưng nôi trội của báo chí hiện đại, trong đó tiêuchí và đặc trưng là báo mạng điện tử Từ những đặc trưng này, nhờ phát triển củacông nghệ truyền thông số, trong truyền hình và phát thanh đã xuất hiện khái niệmchương trình tương tác, chương trình thực tế và ngay trong báo in hiện đại, ngônngữ, tư duy và cách trình bày tác phẩm, trình bày số báo cũng dần dần chịu ảnh hưởngvà áp dụng tính tương tác xã hội của truyền thông
1.1.2 Khái niệm báo điện tử
Báo điện tử là loại hình báo chí ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí
khác Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đưa tin, truyền hình minhhọa, báo in phân tích và giải thích” Thế nhưng giờ đây, báo điện tử có thê đảm đươngnhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dé dàng Bản thân báođiện tử mang trong mình sức mạnh của phương tiện truyền thông đại chúng truyềnthống kết hợp với mạng Internet nên có nhiều ưu điểm vượt trội, trở thành kênh truyềnthông vô cùng hiệu quả, đặt các phương tiện truyền thông đại chúng vào cuộc đuathông tin quyết liệt
Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triểncủa báo điện tử Tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới là Chicago Tribune ra đời vàotháng 5/1992, có máy chủ đặt tại nhà cung cấp dịch vụ American online (cũng có tàiliệu cho rằng tờ báo mạng điện tử đầu tiên ra đời tháng 10-1993 tại Khoa Báo chí
thuộc Dai học Floria).
19
Trang 24Năm 1994, phiên bản của điện tử của tạp chí Hotwired chạy những banner
quảng cáo đầu tiên, tiếp đến là hàng loạt các cơ quan báo chí nổi tiếng ở Mỹ lần lượt
cho ra đời phiên bản điện tử như: Los Angeles Times, USA Today, New York
Newsday
Năm 1995, nhiều tờ báo ở châu Á cũng xuất hiện trên mạng Internet như:
Chine daily, Utusan (Malaixia), Kompas (Indonexia), Asahi Shimbun (Nhật Ban)
Theo thống kê của Newslink, năm 1996 trên toàn thé giới có 1335 tờ báo mạng điệntử, đến 9/1998 là 4925 tờ, đầu năm 2000 là 8474 tờ Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, cáchãng thông tan lớn trên thế giới như: AFP, Reuter các dai truyền hình như: CNN,NBC các tờ báo như New York Times, Washington Post đều có tờ báo điện tử
của mình và coi đó là phương tiện dé phát trién thêm công chúng báo chí
Tại Việt Nam, vào ngày 31/12/1997, chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng
Internet, tạp chí Quê hương (tạp chí Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc
Bộ Ngoại giao Việt Nam) có dia chỉ: http://quehuongonline.vn/ được thành lập và trở
thành tờ báo điện tử đầu tiên ở nước ta Tạp chí Quê hương chủ yếu phục vụ nhu cầuthông tin của cộng đồng người Việt Nam định cư, sinh sống ở nước ngoài cũng nhưthân nhân của họ ở nước ngoài và những độc giả quan tâm tìm hiểu về các van déliên quan đến người Việt ở nước ngoài
Nhận thấy thế mạnh đặc biệt của báo mạng điện tử, ngay sau khi tạp chí QuêHương Online xuất hiện, hàng loạt các cơ quan báo chí đã tiến hành thử nghiệm vàlần lượt xuất bản ấn phâm của mình trên mạng Internet Đến nay, hầu hết các cơ quanbáo chí đều đã xây dựng tờ báo điện tử
Tuy có lịch sử hình thành và trải qua chặng đường phát triển khá dài, songkhái niệm, định nghĩa về báo điện tử vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều cách gọi khác nhau đối với loạihình báo chi này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online
Newspaper), báo mang (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper) va
báo mạng điện tử.
20
Trang 25Báo điện tử là khái nệm thông dụng nhất hiện nay, nó gắn liền với tên goi cuanhiều tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in như: Qué Hương điện tử, Nhân Dân điện
tử, Lao Động điện tử Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử dụng
thuật ngữ “báo điện tử”.
Trong Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về Quản lývà cung cấp dịch vụ Internet, ở Điều 12 có ghi: “Dich vu thông tin trên Internet làmột loại hình dịch vụ ứng dung Internet, bao gồm dich vụ phát hành báo chí (báo in,báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp
các loại hình điện tử khác trên Internet ”.
Trong Điều 3, Chương 1, Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 về Sửa đổibố sung một số điều của Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 có ghi thuật ngữ: “Báo điện tu (duoc
thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu sốViệt Nam, tiếng nước ngoài ” để chỉ loại hình báo chí này
Tuy nhiên, khái niệm báo điện tử có ý nghĩa rất chung chung, không giúp hiểurõ đặc điểm của loại hình báo chí phát hành trên mạng: tờ báo được sản xuất trong
vòng khép kín trên mạng LAN của tòa soạn hay tờ báo được “chạy” trên môi trường
mạng toàn cầu Internet Đồng thời, đã có thời gian mọi người sử dụng cách gọi nàydé chi phát thanh và truyền hình nên nếu dùng lại rat dé gây nham lẫn
Báo trực tuyến lại khái niệm được sử dụng đầu tiên ở Mỹ và đã trở thành cáchgọi của quốc tế Thuật ngữ “trực tuyến” (online) trong các từ điển tin học được dùngchỉ trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng máy tính và sẵn sàng hoạt
động.
Hiện nay, thuật ngữ đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực truyền thôngnhằm chỉ các khái niệm có cùng đặc tính như: “xuất bản trực tuyến” (onlinepublishing), “phương tiện truyền thông trực tuyến”, (online media), “nhà báo trựctuyến” (online journalist), “phát thanh trực tuyến”, (online radio), “truyền hình trựctuyến”, (online television) Tuy nhiên, cách gọi này gắn với tin học nhiều hơn và
chưa được Việt hóa.
21
Trang 26Theo TS Nguyễn Thị Trường Giang, (2011) “Báo mạng điện tử - Những vẫnđề cơ bản ”: “Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của
một trang web và phát hành trên mạng Internet” [16, tr 53]
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững, (2012) “Cơ sở lý luận báo chí”: “Báo mạng
điện tu là loại hình báo chí — truyền thông tôn tại, phát triển trên mang Internet toàncâu La kênh truyén thông đặc thù ra đời sau, báo mang điện tử đã hội tụ được nhiềuưu điểm nồi trội của các kênh truyền thông trước đó, đồng thời cũng bộc lộ nhữngbắt cập Báo mạng điện tử có nhiễu tên goi khác nhau ” [13, tr 123]
1.1.3 Tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tửMột tác phẩm được xem là tác pham báo chí khi có đầy đủ các đặc điểm:- San phẩm tư duy của nhà báo, lấy hiện thực khách quan (mang tính thời điểm)
làm đối tượng nghiên cứu và phản ánh;
- _ Có hình thức tương ứng với nội dung thông tin;
- _ Được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và là một bộ phan cầu
thành trên một sản phẩm báo chí;- C6 giá tri sử dụng: tao DLXH (tức thời) và làm thay đổi hành vi của người
tiếp nhận thông tin;- Được luật pháp bảo hộ bản quyền tác giả và được trả tiền
(Theo Nhóm tác giả: TS Nguyễn Thị Thoa và Nguyễn Thị Hang Thu (2011),Giáo trình “Tác phẩm Báo chí Đại cương”)
Theo TS Nguyễn Thị Trường Giang, (2014), “Sáng tạo tác phẩm báo mạngđiện tử”, tác phẩm báo mạng điện tử được sáng tạo theo quy trình:
- _ Lập đề cương nội dung tuyên truyền;- _ Sáng tạo tác pham;
- _ Tổ chức duyệt nội dung;- _ Xuất bản lên mạng Internet
Thông thường, cau trúc thông tin của một bài báo trên báo mạng điện tử đượctổ chức theo nhiều cửa: title chính; sapo; chính văn; title xen; tranh ảnh; đồ hình (sơ
22
Trang 27đồ, bản đồ, biểu d6, ); video và hình anh động; audio; các box thông tin, tư liệu
(hộp dữ liệu); các đường link;
Tin, bài được tổ chức theo cấu trúc này sẽ giúp người đọc dễ tiếp cận và tùyvào sự quan tâm, nhu cầu cá nhân Qua những title chính và hình ảnh đại diện của tinbài, công chúng nhanh chóng nắm bắt thông tin nhanh chóng — nhất là những côngchúng bận rộn, thường chỉ đọc lướt qua dé nam thông tin
Theo TS Nguyễn Thị Trường Giang, các tác phẩm báo chí trên báo mạng điệntử được thé hiện dưới dạng các thể loại: Tin; Tường thuật; Phong van; Bài chân dung;Phóng sự; Điều tra; Bình luận
1.1.4 Nguyên tắc, phương pháp thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt
Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Dững và những người tham gia đềtài nghiên cứu cấp Bộ năm 2007 “Báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay”, cách thứcgiải quyết, việc thông tin các vấn đề liên quan đến trẻ em cần chú ý bảo đảm tính cănbản và hệ thống
Theo đó, góc nhìn của nha báo trong việc phan ánh các vấn dé trẻ em ngàycàng sáng rõ và toàn diện hơn Đó là không những tiếp cận vấn đề trẻ em theo phươngpháp truyền thống dựa trên đạo lý và tình thương, mà còn trên bình diện pháp ly - tứclà trẻ em có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục theo quy định của pháp luật.Cùng với mở rộng góc nhìn về các vấn đề trẻ em, vai trò và vị thế trẻ em với tư cáchlà nhân vật trong tác phâm báo chí trên các phương tiện truyền thông cũng được cảithiện đáng kể Trẻ em từ thé bị động sang chủ động nhiều hơn, trẻ em được đối xửbinh đăng và đề cao hơn, ý kiến của trẻ em được tôn trọng hơn
Ngoài việc phản ánh các vụ việc, sự kiện liên quan đến trẻ em có HCĐB, cáctác phẩm báo chí phải có năng lực tổ chức và huy động nguôn lực xã hội trong việctham gia giải quyết các van dé trẻ em có hiệu quả trên cơ sở tôn trọng và bảo vệ lợiích tốt nhất cho các em
Tác pham báo chí khi viết về trẻ em có HCĐB phải sử dụng đúng, chuẩn chỉnhtrong từng hoàn cảnh thực tế Có nhiều từ, thuật ngữ mà khi sử dụng, nhà báo phải
23
Trang 28hết sức cân nhắc Ví dụ: Khi nào thì dùng: “trẻ em phạm tội”, khi nào thì dùng “trẻem làm trái pháp luật” Khi có dé tài hay, thu thập thông tin đầy đủ thì việc thé hiệntác phẩm cần phải coi là một trong những kỹ năng quan trọng.
Ngoài việc sử dụng đúng các thuật ngữ, một tác phẩm báo chí hay là tác phẩmthu hút được sự quan tâm của các em, khiến các em tìm đọc Kỹ năng sử dụng ngôntừ, văn phong, thuật ngữ, thành ngữ trong việc thé hiện tác phẩm là yếu té cần đượcchú trọng Trẻ em hầu hết trong độ tuổi học sinh, là đối tượng rất chú ý đến sự chuẩnmực về ngôn ngữ, lối hành văn, diễn tả nên mỗi câu chữ của nhà báo đều cần thé
hiện một sự chuẩn mực trong cách trình bày và thé hiện tác phẩm Trên báo In đã vậy,
các tác phẩm phát thanh, truyền hình cần phải thể hiện phù hợp hơn với lứa tuổi détránh gây ra sự phản cảm đối với các em
Trong nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Dững và những người tham gia
đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2007 “Báo chí cho trẻ em ở nước ta hiện nay” cũngnêu ra một số khuyến nghị khi thông tin về trẻ em có HCĐB: Cần kiểm tra, xem xétcần thận những tài liệu liên quan đến trẻ em khi công bé dé giảm thiểu nguy hiểm đốivới trẻ em; tránh suy diễn máy móc hoặc viết tin, bài giật gân câu khách đề tài về trẻem; Khi viết về trẻ em bị xâm hại tình dục hoặc trẻ em ở một số hoàn cảnh đặc biệt,không nên đề lộ những thông tin mà theo đó người ta biết được tên và địa chỉ củangười bị hại, trừ khi việc công bồ vì lợi ích chung; Khi có thé được, cần tạo điều kiệncho trẻ em được tiếp cận với các phương tiện truyền thông để bày tỏ ý kiến mà khôngchịu bat kỳ sức ép nao tư phía người lớn; Bảo đảm việc kiểm tra độc lập những thôngtin do trẻ em cung cấp va chú ý dé việc thâm định thông tin không gây rủi ro cho trẻvới tư cách là người cung cấp nguồn tin; Không sử dụng các hình ảnh và ngôn từkhiêu dâm, tình dục hoá trẻ em; Chú ý thâm định độ tin cậy của các tô chức hoạt độngđại diện cho tiếng nói và quyền lợi của trẻ em; Đặc biệt chú ý khi viết về trẻ em trong
các cuộc xung đột vũ trang, tai nạn thiên tai, tai nạn rủi ro (không nên miêu tả quả
chỉ tiết hay ghi hình cận cảnh, khai thác thái quá những tai nạn thảm khốc gây hoảng
SỢ );
24
Trang 291.1.5 Vai trò của báo điện tử trong việc chuyển tải thông tin về van đề
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Năm 2021, Việt Nam vẫn có khoảng trên 1,5 triệu trẻ em có HCĐB và trên 2
triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào HCĐB Một số vụ việc vi phạm quyền trẻ em, đặcbiệt là bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục, trẻ em bị xâm hại thân thểvà xâm hại tình dục vẫn diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn hiệu quả Tình
trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, bị lạm dụng sức lao động, trẻ em vi phạm pháp
luật có xu hướng gia tăng
Báo chí với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội; là diễn đàncủa Nhân dân, vì vậy đây là kênh hữu hiệu trong việc cung cấp các thông tin về vấnđề trẻ em có HCĐB, cụ thể các cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước về việcbảo vệ đối yếu thế trong xã hội này
Về phần mình, báo điện tử góp phần cung cấp đầy đủ thông tin về nhóm đốitượng trẻ em có HCĐB nham thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của toàn xã hộivề công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong việc giải quyết các vấn đề liênquan đến trẻ em Vai trò của báo chí tham gia giải quyết các van đề trẻ em được théhiện qua các khía cạnh chính: tuyên truyền, phô biến các quan điểm, chủ trương củaĐảng và pháp luật, chính sách Nhà nước về sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em; cung cấp kiến thức, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm nuôi dạy trẻ nói riêng,
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung cho các nhóm đối tượng xác định, như
những người làm giáo dục, những người hoạt động xã hội, những người làm cha, mẹ
nhất là các phụ huynh của trẻ; tham gia giám sát quá trình thực hiện quyền trẻ em,phối hợp với các cơ quan chức năng và huy động sức mạnh DLXH đấu tranh chồngcác hiện tượng tiêu cực liên quan đến trẻ em; giáo dục nhân cách và kỹ năng sốngcho trẻ em; hưởng dẫn trẻ em sử dụng, thụ hưởng các sản phẩm truyền thông có lợicho sự phát triển của trẻ em; tổ chức diễn đàn trên báo chí, truyền thông dé trẻ em cótiếng nói - quyền tham gia trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em; giải
trí cho trẻ em; là phương tiện học tập, chia sẻ, vui chơi giải trí cho trẻ em
25
Trang 30Những năm qua, báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng còn trực tiếp vận
động, kêu gọi xã hội trợ giúp trẻ em có HCĐB; trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, đánh
đập; trẻ em bị bắt lao động trái quy định của pháp luật; trực tiếp tô giác các tội phạmxâm hại tinh dục trẻ em, cưỡng dâm, giao cầu, dâm 6 với trẻ em
Không chỉ dừng lại ở việc thông tin một cách đơn thuần đến công chúng, báođiện tử còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ các trẻ em có HCĐB Không ít vụviệc trẻ em bị đánh đập, xâm hại được đưa ra ánh sáng từ những tin bài được chuyêntải hết sức nhanh chóng của báo mạng điện tử Bên cạnh đó, có những vụ việc, nhữngkết luận xét xử chưa nghiêm minh, dưới áp lực của các tin, bài được đăng tai với tầnsuất cao trên các báo điện tử đã buộc các nhà chức trách, những người đứng đầu phảinhìn nhận lại sự việc dé có hướng xử lý đúng, đảm bảo quyền lợi cho các trẻ em có
HCDB.
Với lợi thế của minh, thông tin trên báo điện tử luôn mang tính thời sự và đượccập nhật tức thời Hơn nữa thông tin trên báo mạng điện tử lại rất phong phú và đadạng, thé hiện ở nhiều thé loại khác nhau Điều này giúp cho báo điện tử có nhiều lợithé trong việc chuyên tải các thông về trẻ em có HCĐB đến công chúng
Khả năng tự tổng hợp thông tin và tính liên kết của báo điện tử giúp người đọcdễ dàng tiếp nhận, theo dõi sự kiện có tính xuyên suốt, dài kỳ Báo điện tử cũng rấtquan tâm đến tương tác bạn đọc Không phải tự nhiên mà báo điện tử đăng rất nhiều
mục như giao lưu trực tuyến, lay y kién ban doc, binh chon qua mang, muc ban doc
góp ý dưới mỗi bài viết Với thé mạnh này, báo điện tử sẽ là kênh tiếp nhận thôngtin, phản hồi của công chúng rất nhanh về các van đề liên quan đến trẻ em có HCĐB
1.2 Khái quát về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1.2.1 Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Theo khoản 10 Điều 4, Luật trẻ em năm 2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày01/06/2017) quy định trẻ em có HCĐB là trẻ em không đủ điều kiện thực hiện đượcquyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập,cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình va xã hội dé được an toàn,hòa nhập gia đình, cộng đồng
26
Trang 311.2.2 Phân loại trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Có nhiều tiêu chí khác nhau dé phân loại nhóm trẻ em có HCĐB, nhưng theo
quan diém chung nhât hiện nay là căn cứ vào hoàn cảnh của trẻ em ở Việt Nam nêu
tại điều 10, Luật Bảo vệ trẻ em số 102/2016/QH13 quy định về các nhóm trẻ em có
HCĐB đó là: “Trẻ em mô côi cả cha và mẹ; Trẻ em bị bỏ rơi; Trẻ em không nơi
nương tựa; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; Trẻ em vi phạm pháp luật;Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáodục trung học cơ sở; Trẻ em bị tốn hại nghiêm trọng về thé chất và tinh thần do bị
bao lực; Trẻ em bi bóc lột; Trẻ em bi xâm hại tình dục; Trẻ em bi mua bán; Trẻ em
mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dai ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận
nghèo; Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, ti nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không
trường hợp được nhận làm con nuôi.Trẻ em bị bỏ rơi - Trẻ em bị bỏ rơi chưa được chăm sóc thay thé;
- Trẻ em bi bỏ roi được chăm sóc thay thế;
Trang 32- Trẻ em m6 côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấphành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyếtđịnh đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội;
- Trẻ em có cha hoặc me mất tích theo quy định của phápluật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trạigiam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáodục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc
trẻ em;
- Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc,
nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội;
- Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tu tai traigiam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáodục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc,
nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang
chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hànhquyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cainghiện bắt buộc;
- Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi
trẻ em;
28
Trang 33- Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyên làm cha mẹ
hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định củapháp luật.
Trẻ em khuyết tật
- Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng:
- Trẻ em khuyết tật nặng;- Trẻ em khuyết tật nhẹ
Trẻ em nhiễm
HIV/AIDS
Trẻ em nhiễm HIV/AIDS theo quy định pháp luật.
Trẻ em vi phạm phápluật
- Trẻ em vi phạm pháp luật đang bi áp dụng biện pháp xử
lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị tran hoặc biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng; đang bị áp dụng biện
pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia
đình;
- Trẻ em vi phạm pháp luật chưa xác định được nơi cư trú
ồn định đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính giáodục tại xã, phường, thị tran, tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo
vé trẻ em, cơ sở trợ giúp xã hội;
- Trẻ em vi phạm pháp luật đang bi áp dụng biện pháp tư
pháp giáo dục tại xã, phường, thị tran hoặc đưa vào trường
giáo dưỡng; đang bị áp dụng hình phạt cải tạo không giamgiữ, tù có thời hạn hoặc tu có thời hạn nhưng được hưởngán treo;
- Trẻ em chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn hoặcchấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
- Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phố cập
giáo dục trung học cơ sở không có người chăm sóc;
29
Trang 34Tré em nghiện ma túy là những người dưới 16 tuôi sử dụng
và lệ thuộc vào các chất gây nghiện được gọi chung là matúy (hêrôin) cần sa, thuốc phiện, moocphin, cocain ) danđến sự suy giảm các chức năng xã hội va ảnh hưởng tiêu
cực tới sự phát triên vê thê chât và tinh thân của trẻ em.
Trẻ em bị tổn hainghiêm trọng về thểchat và tinh than do bị
bạo lực
Trẻ em bị bạo lực dẫn đến rối loạn tâm thần, hành vi, hạn
chế khả năng ø1ao tiếp, học tập hoặc khả năng tự thực hiệnmột sỐ việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngàytheo kết luận của cơ quan giám định, cơ sở khám bệnh,chữa bệnh hoặc người có chuyên môn được cơ quan, tổchức, cá nhân có thâm quyền yêu cầu kiểm tra, đánh giá
mức độ tôn hại của trẻ em.
Trẻ em bị bóc lột
- Trẻ em bị bat buộc tham gia lao động trái quy định củapháp luật về lao động;
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giuc, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ
dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử
dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm;
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giuc, kích động, lợi dung, lôi kéo, dụ
dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch mà bị xâm hại tình
dục; bị cho, nhận hoặc cung cấp dé hoạt động mại dâm;
- Trẻ em bị rủ rê, xúi giuc, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ
dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyền, mua ban, sản
xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cắm
giao dịch theo quy định của pháp luật.- Trẻ em bị rủ rê, xúi giuc, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ
dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác.
30
Trang 35- Trẻ em bị mua bán trở vê được nhận chăm sóc thay thê.
, - Trẻ em thuộc hộ nghèo mac bệnh hiêm nghèo hoặc bệnhTrẻ em mặc bệnh : ,
, phải điêu tri dài ngày theo quy định của cơ quan có thâm
hiêm nghèo hoặc bệnh `
¬ quyên;
phải điêu trị dài ngày , "
- Trẻ em thuộc hộ cận nghèo mắc bệnh hiêm nghẻo hoặc
thuộc hộ nghèo hoặc
bệnh phải điều trị dai ngày theo quy định của co quan cóhộ cận nghèo , `
thâm quyên.- Trẻ em là công dân Việt Nam di cư, lánh nạn trong nước
chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm
không có người chăm sóc;
hoặc không có người ,
- Trẻ em chưa xác định được quôc tịch, chưa xác định được
chăm sóc
cha mẹ hoặc không có người chăm sóc di cư, lánh nan, ti
nạn vào Việt Nam.Bang 1.1: Phân loại các nhóm trẻ em có HCDB
1.2.1.3 Các số liệu thống kê về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Việt NamSau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 20-CT/TW ngày 5/11/2012 về “Tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ emtrong tình hình mới”, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnhvực trẻ em ở Trung ương va cấp ủy, chính quyền các địa phương đã kịp thời thé chế
31
Trang 36hóa và triển khai tô chức thực hiện tích cực, hiệu quả Điền hình là Luật Trẻ em đượcQuốc hội khóa XIII thông qua ngày 5/4/2016; Quyết định số 2361/QĐ-TTg, ngày
22/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn2016-2020
Trước tình hình vi phạm quyền trẻ em ở một số nơi gây bức xúc trong DLXH,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1863/QĐ-TTg, ngày 23/12/2019 phêduyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, giaiđoạn 2020-2025 và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 về “Tăng cường các giảipháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em”
Trên cơ sở định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các ban, bộ,
ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tổ chức quán triệt vàtrién khai thực hiện khá kịp thời, hiệu quả, góp phan tăng cường công tác chăm sóc,giáo dục và bảo vệ trẻ em, bước đầu giải quyết tốt một số vấn đề về trẻ em hiện nay,như phòng, chống xâm hại trẻ em; giảm thiểu lao động trẻ em; phòng, chống tai nạnthương tích trẻ em; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; thúc day quyền tham gia củatrẻ em vào các vấn đề về trẻ em
Năm 2021, Việt Nam vẫn có khoảng trên 1,5 triệu trẻ em có HCĐB và trên 2
triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào HCĐB Một số vụ việc vi phạm quyền trẻ em, đặcbiệt là bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục, trẻ em bị xâm hại thân thểvà xâm hại tình dục vẫn diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn hiệu quả Tình
trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, bị lạm dụng sức lao động, trẻ em vi phạm pháp
luật có xu hướng gia tăng
Một tín hiệu tích cực, năm 2021, tỷ lệ trẻ em có HCĐB đã giảm còn 5%; 90%
trẻ em có HCĐB được quản lý theo dõi và 80% trong số đó được trợ giúp, chăm sócdé phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển Các vụ xâm hại trẻ em tuy
vẫn giảm chậm nhưng các vụ việc được phát hiện và xử lý tăng lên Tai nạn, thương
tích (đặc biệt là đuối nước trẻ em và tai nạn giao thông), tông số lao động trẻ em từ 5đến 17 tuổi có chiều hướng giảm rõ rệt Tỷ lệ trẻ em được đăng ký khai sinh đúnghạn tăng cao Công tác tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ
32
Trang 37năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt là phòng, chống xâm hại trẻ em;phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em đã được triển khai với nội dung
và hình thức phong phú.
1.3 Một số quy định của pháp luật liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt tại Việt Nam
Theo khoản 1 và 2 Điều 42 Luật Trẻ em năm 2016 quy định về việc bảo đảm
về chăm sóc, nuôi đưỡng trẻ em như sau:
- Nhà nước có chính sách trợ cấp, trợ giúp, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn déthực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo độ tuổi, trẻ em có HCĐB
- Nhà nước khuyến khích cơ quan, tô chức, gia đình, cá nhân tham gia trợ giúp,chăm sóc trẻ em, trẻ em có HCĐB; hỗ trợ về đất đai, thuế, tín dụng cho tổ chức, cánhân cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật
Đồng thời, Theo khoản 1 và 7 Điều 43 Luật Luật Trẻ em năm 2016 quy địnhvề việc đảm bảo về chăm sóc sức khỏe trẻ em có HCĐB biệt như sau:
- Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từngthời ky dé hỗ trợ, bảo đảm moi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ emcó HCĐB, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đangsinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn.
- Nhà nước khuyến khích cơ quan, tô chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tưnguồn lực dé bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có HCĐB
Ngoài ra, trẻ em có HCĐB được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật
về tro giúp pháp lý; trẻ em có HCDB được hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịchvụ bảo vệ trẻ em khác theo quy định tại Điều 48, 49, 50 Luật Trẻ em
33
Trang 38Tiểu kết Chương 1Trong Chương 1, tác gia đã làm rõ các các đặc điểm cơ bản của thông tin báo
chí: Thông tin thời sự; Tính công khai thông tin của báo chí; Tính mục đích của thông
tin báo chí; Tính phong phú, đa dạng và nhiều chiều của thông tin báo chí; Thông tinbáo chí có tính định kỳ, đều đặn; Tinh dễ hiểu, dễ nhờ và làm theo; Tính tương tác;Tính đa phương tiện Vai trò của báo điện tử trong việc chuyền tải thông tin về vấnđề trẻ em có HCĐB
Đồng thời, trong phạm vi Chương 1, tác giả đã đưa ra các thông tin chung vềtrẻ em có HCĐB và luật pháp bảo vệ trẻ em có HCĐB tại Việt Nam và một số vănbản pháp luật liên quan đến trẻ em có HCĐB tại Việt Nam
Trên cơ sở lý luận, tác giả đã phân loại trẻ em có HCĐB Theo đó, trẻ em có
HCĐB được phân thành 14 nhóm, gồm: “Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ; Trẻ em bị bỏ
rơi; Trẻ em không nơi nương tựa; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS; Trẻ
em vi phạm pháp luật; Trẻ em nghiện ma túy; Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưahoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Trẻ em bị tồn hại nghiêm trọng về théchất và tinh thần do bị bạo lực; Trẻ em bị bóc lột; Trẻ em bị xâm hại tình dục; Trẻem bị mua bán; Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc
hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, ti nạn chưa xác địnhđược cha mẹ hoặc không có người chăm sóc”.
34
Trang 39CHƯƠNG 2: DAC DIEM NỘI DUNG VÀ HÌNH THUC THẺ HIỆN TÁC
PHAM VIET VE TRE EM CÓ HOÀN CANH ĐẶC BIỆT TREN BAO ĐIỆN
TU2.1 Giới thiệu các tờ báo khảo sát và thống kê kết quả khảo sát
2.1.1 Giới thiệu các tờ báo khảo sát2.1.1.1 Báo điện tử Dân trí
Dân trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đầu năm 2005, trang tin điện tử Dân trí với cơ quan chủ quản là Hội Khuyến họcViệt Nam được phép hoạt động Sau 3 năm trưởng thành định hình và phát triển, từmột trang tin, Dân trí đã được Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và chính thứccấp phép thành báo điện tử vào ngày 15/7/2008 Người đầu tiên và có vai trò lớntrong việc gây dựng và phát triển mạng Báo điện tử Dân trí là ông Dương Minh Việt
Hiện tại Tổng biên tập của Báo điện tử Dân trí là Nhà báo Phạm Tuấn Anh.Địa chỉ tòa soạn: Nhà 48, ngõ 2 Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội
Báo điện tử Dân trí được truy cập tai dia chỉ: https://dantri.com.vn/ hiện có 25
chuyên mục, gồm: Video; Sự Kiện; Xã hội; Thế giới; Kinh doanh; Bắt động sản; Thể
thao; Việc làm; Nhân ái; Sức khỏe; Văn hóa; Giải trí; Xe ++; Sức mạnh SỐ; Giáo dục;An ninh; Pháp luật; Du lịch; Tình yêu; Khoa học; Bạn đọc; Đời sống: Nhịp sống trẻ;
Blog; Emagazine.
Báo điện tử Dân trí phản ánh hơi thở nóng bỏng của cuộc sống, góp phần nângcao dân trí, đoàn kết nhân ái, chung tay chăm sóc đời sống gia đình thương binh, liệtsi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn
khắp mọi miền của Tổ quốc, bám sát công tác bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, lao
động việc làm, dao tạo nghề, phòng chống tệ nạn xã hội, không khoan nhượng và lùi
bước trước cái xấu, cái ác,
Trong thời đại công nghệ không ngừng phát triển, Báo điện tử Dân trí bên cạnh
tính thời sự, nhanh nhạy, đúng định hướng, còn luôn đảm bảo tính thân thiện của giaodiện báo và tính thuận tiện cao nhât nhăm thỏa mãn tôi đa yêu câu của bạn đọc.
35
Trang 40Đề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Báo điện tử Dân trí luôntận dụng tối đa thế mạnh của mình Đó là chất lượng về thông tin, là công nghệ kỹthuật tiên tiến hiện đại và thân thiện trong cách trình bày Cùng với đó là tinh thầnnhân văn, nhân bản, nhân ái khi truyền tải thông tin.
Với tiêu chí chỉ đạo về nội dung thông tin: “Nhân văn - Nhân bản - Nhân ái”,Báo điện tử Dân trí hiện đang có số lượng bạn đọc đông đảo trong nước và trên thế
giới Hoạt động xã hội trên Báo điện tử Dân trí cũng được sự ủng hộ rộng lớn từ bạn
đọc trong nước và từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Theo kết quả từ trang web Alexa.com tính đến tháng 8/2021, Báo điện tử Dântrí là một trong 3 tờ báo điện tử tiếng Việt có lượng người đọc đông đảo nhất
Đề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, ngoài việc không ngừng cảitiễn, tăng cường nội dung đa phương tiện và giao diện từng trang báo, Ban biên tậpBáo điện tử Dân trí đã ký thỏa thuận Hop tác trao đổi thông tin và mua thông tin vớigần 30 báo và hãng tin trong nước và nước ngoài
2.1.1.2 Báo điện tử Phụ nữ Việt NamBáo điện tử Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, tờ báo đại diện cho các tầng lớp phụ nữ cả nước gửi gắm tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng của mình để phản ánh trước công luận Đây là một trong những tờ báo
quan trọng của cả nước, thực sự trở thành người bạn thân thiết của mỗi gia đình và làđịa chỉ tin cậy dé phụ nữ gửi gam tâm tư, nguyện vọng, là công cu sắc bén dé bảo vệquyền lợi chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, qua đó, góp phần khích lệ phụ nữ tựtin, chủ động, sáng tạo, phan dau vươn lên
Các tác phẩm của Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam mang đậm tính nhân văn, đềcập đến những vấn đề của phụ nữ nhưng lại là vẫn đề chung của gia đình Việt Nam
và của toàn xã hội Vì vậy độc giả trung thành của Báo điện tử Phụ nữ Việt Nam
không chỉ là phụ nữ mà cả nam giới Báo điện tử Phụ nữ việt Nam được cấp Giấyphép báo điện tử số: 677/GP — BTTTT Tổng biên tập nhà báo Nguyễn Thục Hạnh.Tòa soạn đặt số 47 Hàng Chuối, phường Pham Đình Hồ, Quận Hai Bà Trưng, thànhpho Hà Nội Ngày 8/3/1948 là ngày truyền thông của báo Phụ nữ Việt Nam
36