Nghiên cứu mô hình doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục Đại học Ở việt nam và Đề xuất Áp dụng cho Đại học quốc gia hà nội
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 21
PHẦN I THÔNG TIN CHUNG
1.1 Tên đề tài: Nghiên cứu mô hình doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam và đề xuất áp dụng cho Đại học Quốc gia Hà Nội
1.2 Mã số:
1.3 Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT Chức danh, học vị, họ và tên Đơn vị công tác Vai trò thực hiện
đề tài
1 Đinh Văn Toàn -
Tiến sĩ Kinh tế
Trưởng Ban Thanh tra và
Pháp chế ĐHQGHN Chủ trì
2
Hoàng Văn Hải -
Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHKT, ĐHQGHN
Thành viên
3
Nguyễn Phương Mai – Tiến sĩ
Quản trị Kinh doanh
Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường ĐHKT, ĐHQGHN
Thành viên
4 Lê Thị Thảo -
Cử nhân Luật Kinh tế và
Quốc tế - Học viên cao học
Quản trị kinh doanh - Luật sư
Chuyên viên Ban Thanh tra và Pháp chế ĐHQGHN Thư ký
5 Đặng Thành Đạt - Thạc sỹ
Quản trị Kinh doanh Văn phòng ĐHQGHN Thành viên
1.4 Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: 04.37547506 Fax:
E-mail: news_ueb@vnu.edu.vn
Website: http://ueb.edu.vn/
Địa chỉ: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
1.5 Thời gian thực hiện:
1.5.1 Theo hợp đồng: từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017
1.5.2 Gia hạn (nếu có): đến tháng 12 năm 2018
1.5.3 Thực hiện thực tế: từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018
1.6 Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên
nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.7 Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 350 triệu đồng
PHẦN II TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1 Đặt vấn đề
Bất kỳ một nền kinh tế nào đều phải phát triển dựa trên sự tiến bộ và phát triển của các doanh nghiệp Phát triển doanh nghiệp (entrepreneurship development) chính là việc đưa
Trang 32
hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp vào thị trường mới hoặc thị trường đã có sẵn (Barringer & Ireland, 2011) [1] Nói một cách khác đó là việc chuyển hóa các cơ hội phát triển kinh doanh thành các dự án kinh doanh mới với sản phẩm mới được cung cấp ra thị trường Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, nhu cầu ngày càng cao của thị trường đang đặt
ra yêu cầu mới là các sản phẩm/dịch vụ được sản xuất ra đều cần chứa đựng hàm lượng chất xám cao Vì vậy, hơn lúc nào hết việc chuyển giao tri thức mới từ các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) sang các doanh nghiệp (DN) để tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho xã hội trở nên vô cùng cần thiết
Các CSGDĐH được Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập với sứ mạng đào tạo, nghiên cứu khoa học, truyền bá kiến thức, chuyển giao công nghệ và trên hết là phục vụ sự phát triển của xã hội và cộng đồng Khác với công ty/ tập đoàn kinh doanh mà đối tượng phục vụ của nó chủ yếu là khách hàng, CSGDĐH phục vụ rất nhiều nhóm các bên liên quan (stakeholders) từ chính phủ, các tổ chức xã hội/nghề nghiệp, giới công nghiệp, cán bộ nhà trường, cộng đồng, sinh viên, phụ huynh, v.v Theo ý kiến thống nhất của nhiều học giả quốc tế, CSGDĐH là một tổ chức phức tạp nhất trong tất cả các loại hình tổ chức trên thế giới bởi nó là sự kết hợp của rất nhiều loại hình tổ chức khác nhau như các tổ chức chính trị nhà nước, công ty, tập đoàn, bệnh viện, công sở…[3], [4] Theo Grigore và cộng sự (2009) [5], vai trò của CSGDĐH hay trường đại học là phải thiết lập mối quan hệ hợp tác với ngành công nghiệp và giới kinh doanh bằng việc thiết lập các trung tâm phát triển ý tưởng kinh doanh, các quỹ “đại học – doanh nghiệp” Sự liên kết giữa trường ĐH và DN sẽ tạo điều kiện chuyển giao và ứng dụng các kết quả nghiên cứu của giới học thuật vào thực tế kinh doanh Ngoài cách thức chuyển giao này, với xu thế phát triển mạnh mẽ hiện nay của cơ chế tự chủ trong quản trị đại học, các CSGDĐH cũng có thể hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, từ đó có thể thúc đẩy việc triển khai ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học [2] Thành lập các công ty khởi nghiệp đa dạng về sở hữu (nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu với sự tham gia của các nhà khoa học) vừa cho phép thúc đẩy sáng tạo thương mại hóa công nghệ, vừa cho phép nhà khoa học thu được lợi ích lâu dài
từ việc sở hữu tài sản trí tuệ của mình, cơ quan nghiên cứu cũng qua đó thu được lợi ích kinh tế Đây chính là mô hình các công ty spin-off (university spin-off company hoặc technology spin-off company) rất phổ biến ở các nước phát triển
Ở nhiều cơ sở giáo dục đại học danh tiếng thế giới như ĐH Oxford, ĐH Cambridge,
ĐH London Metropolitan, ĐH Birmingham, ĐH Manchester, ĐH Cardiff, ĐH London Business School, đều có các doanh nghiệp bên trong hoặc liên kết để giúp các đại học thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình
Tại Anh: Theo thống kê của HEFCE (Higher Education Funding Council for England), các trường đại học của Vương quốc Anh đã đóng góp 3,3 tỉ bảng Anh (khoảng 5,6 tỉ USD) cho nền kinh tế Anh trong năm 2010-2011 trong đó lợi nhuận từ các công ty spin-off (năm 2010 có tới gần 1300 công ty spin-off) mới thành lập là 2,1 tỉ bảng (3,5 tỉ USD) và tạo ra 18,000 việc làm Tính trung bình tiền đầu tư nghiên cứu thì cứ mỗi 24 triệu bảng Anh đầu tư có khả năng tạo ra một công ty spin-off (trong khi con số này ở Mỹ lên tới
56 triệu bảng)
Trang 43
Tại Mỹ: Hiệp hội Các nhà Quản lý Công nghệ của Đại học Mỹ (Association of University Technology Managers, AUTM) đã thống kê: trong vòng 20 năm (1980-1999) kể
từ khi đạo luật Bayh–Dole về công ty spin-off được phê chuẩn, các công ty spin-off ở Mỹ
đã đóng góp 33,5 tỉ USD cho nền kinh tế và tạo ra 280000 việc làm và trung bình mỗi năm
có hơn 200 công ty spin-off được đăng ký thành lập trên tổng số trên 132 trường đại học ở
Mỹ Từ năm 1982, chính phủ Hoa kỳ có một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu nhỏ mang tên Small Business Innovative Research (SBIR) với sự tham gia hỗ trợ của 12 cơ quan ngang bộ trong Chính phủ Hoa Kỳ Năm 2004, chương trình SBIR đã giải ngân hơn 2
tỉ USD cho việc hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp spin-off và tới năm 2009 đã trao cho tổng số 112500 công ty spin off với tổng đầu tư lên tới 26,9 tỉ USD Các doanh nghiệp spin-off
từ đại học Hoa Kỳ đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của thung lũng Silicon ở California
Tại Singapore: tuy là một quốc gia nhỏ chỉ với 2 trường đại học nghiên cứu chính (Đại học Quốc gia – NUS, và Đại học Công nghệ Nanyang – NTU), cùng với hệ thống các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ (A*STAR) đã rất thành công trong ươm mầm cho các công ty khoa học và công nghệ Chỉ tính trong 5 năm (1998-2003), đã có hơn 70 doanh nghiệp spin off được thành lập từ các cơ quan này Với nguồn đầu tư dồi dào từ ngân sách chính phủ cùng với cơ chế thủ tục hành chính được cải thiện, Singapore là một trong những quốc gia năng động nhất Châu Á trong việc phát triển mô hình công ty spin off và doanh nghiệp khoa học công nghệ
Tại Trung Quốc: Năm 1989, Công ty tập đoàn Liên Tưởng Bắc Kinh, tiền thân của Công ty Lenovo đã "thoát thai" khỏi Viện Khoa học Trung Quốc kinh doanh các mặt hàng máy tính, phần mềm, bo mạch chủ Sau đó một năm, Công ty lên sàn giao dịch, và đến năm 1994 công ty đã có tên trên thị trường chứng khoán Hồng Kông
Sau một loạt thành công của thương hiệu máy tính Lenovo (1 triệu máy năm 1994, 10 triệu máy năm 1998) hiện nay Lenovo trở thành một "đại gia" sản xuất máy tính cá nhân trên thế giới, có tổng doanh thu 13 tỷ USD/năm
Tại Việt Nam, chủ trương hình thành và phát triển doanh nghiệp trong các trường đại học, viện nghiên cứu để tạo thuận lợi cho việc chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ
đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ những năm 90 của thế kỷ trước Ðây là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển Một số trường đại học ở Việt Nam đã đi tiên phong thực hiện chủ trương này
Tại một số cơ sở giáo dục đại học lớn như ĐHQG TP HCM, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Công nghiệp đã tiên phong thành lập doanh nghiệp trực thuộc: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings), Công ty TNHH Dược khoa, Công ty TNHH Tư vấn Đại học Xây dựng (CCU), Công ty TNHH Đào tạo và Cung ứng nhân lực (HaUI), Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy, do cơ chế và các điều kiện khách quan khác dẫn đến việc hình thành và phát triển Doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học còn rất hạn chế và còn nhiều bất cập; chuyển giao tri thức và sản phẩm khoa học công nghệ từ trường đại học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và ứng dụng vào đời sống chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; một mặt, chưa tạo môi trường thúc đẩy sáng tạo mạnh mẽ cho các nhà khoa học, mặt khác lại
Trang 52 Mục tiêu
Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020 tầm nhìn 2030 với quan điểm định hướng “Phát triển toàn diện và bền vững, áp dụng các giải pháp mang tính đột phá; ưu tiên đầu tư phát triển các hướng nghiên cứu khoa học trọng điểm, mũi nhọn; chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, gắn khoa học công nghệ với đào tạo và đời sống…” Doanh nghiệp trong các trường Đại học nói chung và ĐHQGHN nói riêng có đặc thù là cầu nối đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với cuộc sống, ngoài ý nghĩa về kinh tế - xã hội, nó còn tạo đà phát triển cho chính mỗi cơ sở giáo dục và cho ĐHQGHN Chính vì thế, phát triển doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của ĐHQGHN là một giải pháp lớn; đặc biệt trong bối cảnh thực tiễn hình thành và hoạt động của các doanh nghiệp trong các trường đại học còn nhiều bất cập; lúng túng trong định hướng hoạt động của các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển của chính các cơ sở đại học và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao ứng dụng công nghệ
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành Doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục Đại học trên thế giới và tại Việt Nam; cơ chế hoạt động và hành lang pháp lý; khảo sát, đánh giá một số kinh nghiệm và thực trạng phát triển Doanh nghiệp tại một số cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và tại Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển Doanh nghiệp hiệu quả trong ĐHQGHN giai đoạn đến 2020 tầm nhìn 2030 phù hợp với xu thế và tình hình phát triển của khu vực và thế giới
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến chủ đề
nhằm khái quát hóa và tổng hợp các vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến các nền tảng phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục nói riêng Ngoài ra, các mô hình doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên thế giới cũng sẽ được phân tích thông qua quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu để đúc rút các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Phương pháp điều tra, thống kê: nhóm tác giả sẽ thiết kế bảng hỏi giành cho các đối
tượng có liên quan như các nhà hoạch định chính sách, các đối tượng thụ hưởng, các thành viên của các cơ sở giáo dục trong nước để tìm hiểu và đánh giá các yếu tố nền tảng phát triển doanh nghiệp tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam hiện nay
Trang 65
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: nhóm tác giả sẽ thực hiện các cuộc khảo sát thực
tế tại các cơ sở giáo dục tại Việt Nam đã và đang phát triển doanh nghiệp và thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng có liên quan tại các cơ sở này để tìm ra các yếu tố tác động và mức độ tác động của chúng đến quá trình phát triển doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học
4 Tổng kết kết quả nghiên cứu
4.1 Một số đại học tiêu biểu và kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp
4.1.1 Phát triển doanh nghiệp tại Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) là một trong 10 trườngđại học xếp hạng hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua Tại trường này, hoạt độngđào tạo và nghiên cứu luôn gắn chặt với yêu cầu thực tế Quy môđào tạo của trường luôn ở mức 5,000 sinh viên đại học và hơn 6,000 học viên sau đại học cũng như tham gia các khóa học ngắn hạn về công nghệ nâng cao
MIT rất thành công trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1980 – 2001, MIT có 218 công ty được thành lập (đứng đầu cả nước) trong đó riêng giai đoạn 1995-2001 có 132 công ty được thành lập
Bên cạnhđó, MIT rất chú trọng đến hoạt động khởi nghiệp Trường nàyđã thực hiện các chương trìnhđào tạo về công nghệ thông qua các chương trìnhđàotạo chính thức và thực nghiệm qua các hoạt động khởi nghiệp nhờ sự hỗ trợ của các cựu sinh viên Với truyền thống, văn hóa của trường, chương trình khởinghiệpđã cóảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh viên và cựu sinh viên Ủng hộ các hoạt động khởi nghiệpđã trở thành nội dung quan trọng trong văn hóa MIT Yếu tố văn hóa được thúc đẩy trên nhiều khía cạnh Trước hết là sự thành lập Trung tâm đổi mới Desh Phande với số vốn tài trợ lên đến 20 triệuUSD năm 2004 Khi được thành lập, trung tâm này tự tìm kiếm các nhà tư vấn, các nhà nghiên cứu trong trường
có khả năng triển khai cácý tưởng và sử dụng nguồn vốn tài trợ khiêm tốn đóđạt kết quả tốt
Để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong trường, chương trình đào tạo của MIT rất coi trọng phát triển kỹ năng gồm kỹ năng tư duy độc lập phê phán, phân tích cơ hội và rủi
ro, ý tưởng khởi nghiệp và phát triển doanh ghiệp
4.1.2 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp tại Đại học Surrey, Vương Quốc Anh
ĐH Surrey được biết đến như một đơn vị có văn hóa khởi nghiệp và hoạt động PTDN sôi động, thu hút được nhiều tài trợ từ bên ngoài Nguồn thu của trường từ quỹ tài trợ công chỉ chiếm khoảng 25.3% trong tổng số thu nhập của trường năm 2000-2001, hay nói cách khác là ĐH Surrey là trường đứng thứ 2 trong số các trường ĐH ở Vương Quốc Anh ít phụ thuộc nhất vào ngân sách công của chính phủ
Những điểm nổi bật trong hoạt động PTDN của ĐH Surrey là: (1) có sự liên kết chặt chẽ với ngành kinh doanh; (2) đóng góp quan trọng vào nền kinh tế địa phương; (3) có nhiều hoạt động PTDN; (4) chương trình đào tạo tập trung vào khả năng tìm kiếm việc làm và thực tiễn kinh doanh; (5) sự tích hợp giữa các hoạt động đào tạo và khởi nghiệp
Trước tiên, một ưu thế của ĐH Surrey trong hoạt động PTDN xuất phát từ lịch sử phát triển của trường là nâng cấp từ Cao đẳng Công nghệ cao trong đó tập trung các học phần về khoa học và công nghệ nên có mối quan hệ rất chặt chẽ với các ngành công nghiệp trong những năm 1960 Nhờ đó, trường Surrey đã có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh
Trang 76
nghiệp trong lĩnh vực y tế, dược và khoa học vũ trụ, môi trường, truyền thông, quốc phòng
và chính sách xã hội Các hoạt động PTDN và văn hóa của trường luôn tuân thủ các quy
định và chính sách của chính phủ trong việc PTDN.Các hoạt động PTDN của trường được
lồng ghép vào thế mạnh trong hoạt động nghiên cứu và các môn học nhất định Thậm chí
trong tuyên bố sứ mệnh của trường cũng thể hiện rất rõ mối liên kết chặt chẽ giữa các hoạt
động của trường với hoạt động PTDN
Hai là, ĐH Surrey còn có mối liên kết với sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam của
nước Anh thông qua các hoạt động phối hợp nghiên cứu với Công viên Nghiên cứu Surrey
(một trung tâm công nghệ, khoa học và kỹ thuật), Hợp tác kinh tế Surrey (một thỏa thuận
hợp tác kinh tế khu vực) và Cơ quan phát triển kinh tế khu vực Đông Nam (SEEDA) và
Hiệp hội các trườngđại học Khu vựcĐông Nam Lợi thế vềđịađiểm củaĐH Surrey (không
gian rộng, dễ tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao) đã giúp trường thúcđẩy các hoạt
động hợp tác trong khu vực
Ba là, ĐH Surrey đã có rất nhiều hoạt động PTDN xét cảở góc độ học thuật và không
học thuật Các hoạt động PTDN mang tính học thuật gồm có (1) đổi mới khung chương
trình bậc cử nhân bằng cách đưa vào các học phần mà doanh nghiệp quan tâm như lãnhđạo,
quản trị, giao tiếp, IT, ngoại ngữ; (2) mở chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh
(MBA), (3) cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nhân về lãnhđạo, kỹ năng
quản trị, (4) cung cấp dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp, (5) cho thuêđịa điểm tổ chức
các cuộc hội thảo, tọađàm về kinh doanh; (6) cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường, (7)
chuyển giao công nghệ sang khu vực tư nhân Trong khi đó, các hoạt động PTDN không
học thuật thì bao gồm các hoạt động của Trung tâm dịch vụ của trường
4.1.3 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp tại Đại học British Columbia, Canada
ĐH British Columbia (UBC) là một trung tâm nghiên cứu và giảng dạy nổi tiếng trên
toàn cầu với vị trí xếp hạng trong số 20 trườngđại học công lậphàng đầu thế giới Được
thành lập từ năm 1915, UBC đãáp dụng rất triệt để tinh thầnWest Coast để thúc đẩy sáng tạo
và PTDN
Trường đã thành lập một Văn phòng liên kết trường – ngành công nghiệp (UBC
UILO) được hơn 30 năm qua vàđây là mô hình văn phòng thành công nhất tại Canada Các
hoạt động cốt lõi của UILO là chuyển giao công nghệ và các kết quả nghiên cứu Trong năm
học 2004 – 2005, UILOđãđiều phối 364 tỷ CAD kinh phí tài trợ nghiên cứuđến gần 6,000
dựán, từđó tạo ra 143 phát minh, 276 sáng chế, hoàn thành 32 hợp đồng cấp li-xăng và tạo
ra 2 công ty spin-off (và tính đến thời điểm đó là trường tạo ra 117 công ty) Doanh thu từ
cấp li-xăng là 15.9 triệu CAD
Hoạt động chuyển giao công nghệ tại UBC có phạm vi không chỉ bó hẹp vào sáng
chế và cấp li-xăng Trong các hoạt động PTDN, trườngđã có 2 sáng kiến rất hiệu quả là
Chương trình phát triển sản phẩm mẫu (PDP) và Flintbox
Trước hết, PDP đượcđánh giá là sáng kiến thành công nhất trong thương mại hóa kết
quả nghiên cứuở Canada và cũng là ví dụ điển hình cho thấy sự hỗ trợ của chính phủ cho
các trường như thế nào PDP ra đời năm 1989 nhằm giải quyết vấn đề khoảng trống về hỗ
trợ tài chính cho các phát minh từ giới học thuật Chương trình PDP muốn hỗ trợ cho sự
phát triển và thương mại hóa các phát minh ngay từ giai đoạn thai nghén với nguồn lực
Đã chú thích [61]: Em bổ sung thêm trường này
Trang 87
hiếm hoi là quản lý và cung cấp tài chính để tìm ra tiềm năng thương mại của các công nghệ Trong giai đoạn từ 1988 đến 2005, UILO đã tiếp nhận 1,835 phát minh và 138 đềán (tương đương 7.5%)đã nhậnđược sự hỗ trợ từ chương trình PDP UBC đã hỗ trợ tổng số tiền là 4.7 triệu CAD cho các dựán phát triển sản phẩm mẫu, trong đó có 0.9 triệu CAD là từ quỹ trực tiếp từ chương trình PDP Kết quả củachương trìnhlà 57 dựán được tài trợđã được cấp li-xăng và kết nối với đối tác thương mại và34 công ty spin-off đãđược tạo ra
Trong những năm gần đây, chương trình PDP càng ngày càng thành công hơn nữa và các nguồn tiền tài trợ cho PDP cũng trở nênđa dạng hơn UILO kết hợp với các nhà nghiên cứu của UBC đã thu hút được vốn từ CIHR POP và 121 chương trình NSERC với tỷ lệ thành công là 70% so với mức trung bình của cả nước là 40% (POP) và 50% (I2I) Ngoài ra, UBC còn thành công với việc kêu gọi các nguồn quỹ khác như NRC – IRAP, IRAP – MART , v.v
Sáng kiến Flintbox cũngđã được phát triển tại UBC từ năm 2001 để giải quyết tình trạng các TTO có khả năng hạn chế trong việc chuyển giao các công nghệ không cấp sáng chế Flintbox là một nền tảng trực tuyến để marketing vàcấp li-xăng cho các kết quả nghiên cứu Nó cho phép các tổ chức mô tả và công bố các kết quả dựán nghiên cứu và kết nối sản phẩm của nghiên cứu này với hệ thống cấp li-xăng trực tuyến, mua và tải xuống Như vậy, chỉ cần một tàikhoản, người sử dụng cuối cùng có thể truy cập vào mạng lưới nghiên cứu thông qua hệ thống trực tuyến Flintbox
Ứng dụng chủ yếu của Flintbox là chuyển giao kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực vật liệu sinh học và phổ biến các sản phẩm số hóa Các hoạt động cấp li-xăng được thực hiện tự động trên hệ thống Flintbox như một công cụ hỗ trợ quy trình mua bán (cấp li-xăng, thanh toán và đặt hàng) cũng như hệ thống giao hàng rất nhiều loại vật liệu (từ phần mềm đếncác tế bào) Một nhà nghiên cứu sử dụng Flintbox có thể tự quản lý nội dung và quá trình cấp li- xăng và Flintbox cung cấp thông tin về diễn biến quá trình cấp li-xăng của từng dựán được công bố trên hệ thống Theo cách này, nhu cầuđối với công nghệđược xácđịnh, và mối quan
hệ giữa các bên được xây dựng và các nghiên cứuở giai đoạn đầu sẽ nhanh chóng phát triển các sản phẩm thử nghiệm có giá trị thương mại Đến năm 2006, đã có hơn 20 trườngđại học tại Canada đã tải các kết quả nghiên cứu lên mạng lưới Flintbox và riêng hệ thống Flintbox
đã có hơn 1 triệu lượt truy cập, 2,000 tài khoản, công bố 398 dựán, hơn 3,200 li-xăng được cấp trong tháng 9/2003
Trong năm học 2016 – 2017, trường đãtạo ra giá trị kinh tế lên đến 12.5 tỷUSD từ các hoạt động hợp tác nghiên cứu và chuyển giao với các đối tác trong các ngành công nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ thông qua 1,172 hợp đồng nghiên cứu, 1,326 dựán nghiên cứu, và 199 công ty spin-off đã ra đời từ các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao này
4.1.4 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp tại Đại học Tokyo, Nhật Bản
ĐH Tokyo thành lập năm 1877 là đại học quốc gia lâu đời nhất ở Nhật Bản Trước thời điểm tháng 4 năm 2004, trường được trợ cấp hoàn toàn từ nguồn ngân sách công và cán
bộ nhân viên của trường đều là công chức Ở thời điểm đó, quy định pháp lý về loại hình tổ chức hoạt động và quy định về chế độ làm việc của cán bộ của ĐH Tokoyo đã là rào cản chính cho các động PTDN tại trường đại học này vì nó kìm chế sự linh hoạt của nhà trường
Trang 98
trong các hoạt động gây nguồn quỹ cũng như quản trị nhà trường Cụ thể là ĐH Tokoyo khi
đó có 3 đặc điểm làm hạn chế sự PTDN trong trường: (1) sử dụng ngân sách nhà nước; (2)
cơ chế tài chính và các quy định quản lý của Bộ; (3) là trường đại học định hướng nghiên cứu lâu đời nhất ở Nhật Bản
Tuy nhiên, ĐH Tokyo đã dần dần có những thay đổi theo hướng tăng cường PTDN thể hiện ở những con số ấn tượng Yếu tố then chốt giúp ĐH Tokyo thực hiện được các hoạt động PTDN chính là mối liên kết chặt chẽ của nhà trường với các ngành công nghiệp của Nhật Bản Từ đó, các khoản thu nhập ngoài ngân sách chủ yếu đến từ các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với khu vực tư nhân Theo thống kê của đại học này cho thấy số lượng các hoạt động phối hợp giữa ĐH Tokyo và khu vực tư nhân đã tăng từ 115 lên 302 trong giai đoạn 1996 – 2001 Các dự án nghiên cứu chung đã tăng từ 544 lên 707 trong cùng thời
kỳ Đặc biệt, các dự án nghiên cứu cũng chuyển dần từ hình thức các hợp tác cá nhân của các giảng viên với khu vực tư nhân sang hợp tác ở cấp độ khoa hoặc nhóm nghiên cứu với doanh nghiệp Trường ĐH Tokoyo còn thành lập một trung tâm hỗ trợ và thúc đẩy các giảng viên, các bộ môn, khoa hợp tác với khu vực tư nhân hoặc ký kết các hợp đồng cấp li- xăng Có thể thấy, các hoạt động hợp tác giữa ĐH Tokoyo với khu vực kinh doanh chủ yếu diễn ra ở cấp độ cá nhân hoặc cấp độ nhóm/bộ môn thay vì cấp độ toàn bộ nhà trường Những thay đổi của ĐH Tokyo từ một trường đại học công lập hoạt động hoàn toàn dựa vào ngân sách nhà nước sang một trường ĐH năng động với nhiều hoạt động PTDN là
do áp lực tạo ra từ chính sách của chính phủ như chủ trương doanh nghiệp hóa các cơ sở giáo dục công; chính sách cắt giảm tài trợ từ ngân sách công; xu hướng quốc tế hóa trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu và những thay đổi trong nhu cầu của xã hội đối với giáo dục đại học Từ đó, các thay đổi có thể thấy trong quản trị đại học ở ĐH Tokyo là:
(1) thay đổi trong mô hình quản trị đại học với việc tăng cường vai trò của chủ tịch Hội đồng trường và thêm các phòng quản lý;
(2) áp dụng cách tiếp cận nâng cao năng suất và hiệu quả chi phí trong quản trị đại học;
(3) thay đổi việc phân bổ ngân sách hoạt động trong nội bộ nhà trường để nâng cao hiệu suất công việc
(4) thay đổi tuyên bố sứ mệnh với việc chú trọng nhiều hơn tới trách nhiệm của nhà trường
(5) thúc đẩy sự phát triển các môn học liên ngành
Cũng trong quá trình PTDN trong ĐH Tokyo, ĐH Tokyo cũng đã có sự thay đổi cơ cấu tổ chức Trườngđã thành lập Hội đồng cố vấn quản trị (unei shimon kaigi) Hội đồng này có chức năng thúc đẩy trách nhiệm của các trường đại học với xã hội ĐH Tokyo cũng chú trọng đến việc tăng cường quyền của chủ tịch hội đồng trường Theo đó, trường xác định 2 vị trí trợ lý cho chủ tịch hội đồng trường (socho hosa) và tăng số lượng các vị trí phó chủ tịch hội đồng Bên cạnh đó, ĐH Tokyo cũng xác định rõ cơ chế hoạt động của Trung tâm trực thuộc trường với các Khoa/Phòng ban theo hướng tăng tính tự chủ của các bộ phận sao cho phù hợp với mức độ tự chủ của toàn trường Điểm nổi bật trong cơ chế hoạt động của ĐH Tokyo là mức độ tương tác giữa hội đồng cấp Khoa với Hội đồng nhà trườngtheo hướng tăng quyền ảnh hưởng của cả hai
Trang 109
Tuy có những thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổ chức để thúc đẩy tính tự chủ của các Khoa và qua đó, thúc đẩy hoạt động PTDN, ĐH Tokyo cũng gặp phải thách thức như việc tăng cường các vị trí phó chủ tịch dẫn đến vấn đề tăng chi phí quản lý Để giải quyết vấn đề này, năm 2002, ĐH Tokyo đã đưa ra cơ chế phân bổ ngân sách mới, dẫn tới việc không tiếp tục phân bổ quỹ hoạt động theo cả gói từ Trung tâm tới các bộ phận dựa theo quy tắc phân
bổ bình quân trước đây nữa Quy chế ngân sách mới này nhằm thúc đẩy tính hiệu quả và tăng cường sự lãnh đạo của chủ tịch hội đồng trường
Nhìn chung, hoạt động PTDN tại ĐH Tokyo, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì vẫn còn có những rào cản nhất định Trước tiên, rào cản phải kể đến là chính phủ Nhật Bản vẫn còn tiếp tục cấp ngân sách cho trường trong vài năm sau khi ĐH Tokyo thực hiện doanh nghiệp hóa Rào cản thứ hai là chính phủ Nhật Bản vẫn còn áp dụng các quy định chính thức và không chính thức nhằm giới hạn việc đầu tư của trường đại học vào các lĩnh vực nhất định Điều đó khiến cho các trường khó có thể thúc đẩy quá trình PTDN Rào cản thứ ba là định hướng văn hóa khởi nghiệp vẫn chưa được xác định cụ thể ở ĐH Tokyo cũng như các đại học khác
4.1.5 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp tại Đại học Quốc gia Singapore
Thành lập từ năm 1905, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) là trường đại học công lớn nhất tại Singapore với số sinh viên là hơn 28,000 người trong đó khoảng¾ là sinh viên
hệ đại học
NUSđược biết đến với những thành tích nổi bật khi dành đến 186 triệu SGD trong giai đoạn 2005-2006 để dành cho hoạt động R&D, trong đó NUSchiếm 4% tổng chi R&D của cả nước Năm 2004, với 162 bằng sáng chế, NUS là trườngđứng vị trí thứ 3 trên thế giới
về số lượng bằng sáng chế
Đã từ lâu, NUSđóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sáng tạo tri thức Đến năm 1991, chi phí cho hoạt động R&D mới thực sựưu tiên dành cho giáo dục trình độ cao
Sự chuyển đổi của NUS sang mô hìnhđại học doanh nghiệp bắt đầu từ thập niên 1990s Trong thời kỳ này, NUS thành lập văn phòng cấp phép về công nghệ Số lượng nhân viên làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu tại NUS tăng từ 247 nhân viên lên 1,002 nhân viên vào năm 1996 Đội ngũ cácnhà nghiên cứu của NUS chiếm 30% số kỹ sư và nhà nghiên cứu khoa học trong ngành giáo dụcđại học và chiếm 5% số kỹ sư và nhà khoa học của cả nước Quá trình PTDN mạnh mẽ với những thành tích vượt trội của NUS bắtđầu từ cuối thập kỷ 90 khi Phó giám đốc mới của NUS được bổ nhiệm vàđã quyết định thành lập doanh nghiệp đầu tiên của NUS Các giáo sư từ các trường đại học kỹ thuật tham gia tích cực vào các hoạt động mạo hiểm, thương mại hóaý tưởng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, cộng đồng Theo mục tiêu của hội đồng nhà trườngđưa ra, đểáp dụng các hoạt động của doanh nghiệp trong hoạtđộng giáo dục và nghiên cứu của NUS thì cần phảitrao quyền tự chủ cho các phòng, khoa, trung tâm, doanh nghiệp của trường, để các tổ chức này thực hiệný tưởng mới , mau chóng chuyển đổi nhà trường theo hướng doanh nghiệp
Sau một thời gian thử nghiệm, các doanh nghiệp của NUS bắtđầu định hình và đưa ra nhiềuý tưởng để cải cách các thể chế, chính sách trong trường, thúcđẩy thương mại hóa công nghệđưa ra cung cách hoạt động của doanh nghiệpáp dụng trong trườngđại học NUS sau khi được cơ cấu lại, thành lập hàng loạt doanh nghiệp mới, có thể thấy rằng các cụm
Trang 1110
doanh nghiệp của NUS đãđảm nhận hầu hết các chức năng trướcđây của bộ phận hành chính Đó là các hoạt động trong lĩnh vực thương mại hóa tri thức, chuyển giao công nghệ, cấp bằng sáng chế, hoạt động tư vấn giáo dục, thu hút các nguồn tài trợ Doanh nghiệp của NUS cũng thực hiện các chức năng báo cáo lên các tổ chức học thuật, mở rộng tầm hoạtđộng về giáo dục, tạo lập liên kết với các ngành công nghiệp, nghiên cứu thúc đẩy các hoạt động của trường theo định hướng doanh nghiệp NUS thành lập thêm 2 đơn vị mớiđó là Tổ chức Hỗ trợ hoạt động mạo hiểm cấp vốn hỗ trợ cho các khoa, sinh viên, cựu sinh viên tham gia vào các hoạt động mạo hiểm Tiếp theo là Ban quản lý chương trình thử nghiệm về giáo dục khởi nghiệp mở rộng trên toàn thế giới
Bên cạnhđó, các doanh nghiệp của NUS còn có sáng kiến tái cấu trúc văn phòng cấp phép để văn phòng này có mối quan hệ chặt chẽ hơn với nhà đầu tư.l Văn phòng của NUS không quá chúý đếnmục tiêu lợi nhuận cấp phép mà chútrọng mở rộng quan hệ, quảng bá các kết quả công nghệ của NUS trên thị trường bằng cách ưu tiên cấp phép các bản quyền sáng chế cho các doanh nghiệp mới được thành lập Thông qua bộ phận hỗ trợ các hoạt động mạo hiểm, một loạt các chương trình mới được triển khai, giúp cho các giáo sư, sinh viên tiến hành thương mại hóa các sáng chế công nghệ, thúc đẩy hình thành cácý tưởng mới của họ Những ưu đãi như có thể cung cấp các thiết bị, cơ sở vật chấtở các vườnươm công nghệ của trường, cấp vốn ban đầu cho các doanh nghiệp mới thành lậpđã được NUS triển khai Những sinh viên mới thành lập doanh nghiệp cũng có thể nhận dược vốn hỗ trợ dù làítỏi
Trung tâm khởi nghiệp được thành lập với nhiệm vụ mở rộng chương trìnhđào tạo khởi nghiệp cho tất cả sinh viên trong trườngđại học, đặc biệt là sinh viên kỹ thuật, công nghệ thông tin và khoa học cơ bản Tất cả các sinh viên đều có thể tham gia các chương trình khởi nghiệpở các ngành công nghệ Bậc sau đại học có thể tham gia các khóa học tự chọn về cách thức thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của mình Trung tâm khởi nghiệp
có trách nhiệm giúp cho sinh viên NUS nâng cao nhận thức và hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp Cách thức tốt nhất là tổ chức các cuộc thi xây dựng các kế hoạch kinh doanh
ở cấp quốc gia và quốc tế, tổ chức các hội thảo về đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ, mời các chủ doanh nghiệp đến nói chuyện hoặc hỗ trợ các hoạt động liên quan tới khởi nghiệp Trung tâm đã xây dựng mạng lưới doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm, tạođiều kiện cho các công ty mới thành lập của NUS tiếp cận với các nguồn vốn mạo hiểm
từ bên ngoài Bên cạnh việcthúcđẩy các hoạtđộng theo hướng doanh nghiệp trong điều kiệnáp lực cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt hơn, Phó giám đốc NUS luôn khuyến khích các khoa nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập Ông kêu gọi các khoa, phòng ban cần quản lý và hành động theo xu hướng cạnh tranh toàn cầu Theo đó, NUSđã chuyển trọng tâm sang phát triển nguồn nhân lực để thực hiện 2 nhiệm vụ biến NUS thành cơ sở giáo dục quốc tế hiệnđại, thu hút nhiều sinh viên nước ngoài và tăng năng lực cạnh tranh với các trườngđại họcđẳng cấp quốc tế NUS đã tiến hành xem xét lại
cơ chế, chính sách thưởng, phạtở các khoa, tạođiều kiện linh hoạt để trường tập trung đầu tư cho bộ phận nhân lực tài năng, giảmđầu tưở những nơi kém hiệu quả
Chương trình cao đẳng của NUS ở nước ngoài được thực hiện thông qua các doanh nghiệp của NUS từ năm 2001, khi có sáng kiến là cần có sự kết hợp giữa xu hướng toàn cầu
Trang 1211
hóa và hoạt động khởi nghiệp Trong chương trình này, NUS đã tiến hành gửi những sinh viên đại học xuất sắc của mình tới các doanh nghiệp trên thế giới thực tập một năm, thường là các công ty công nghệ cao mới được thành lập Các sinh viên này cũng có thể tiếp tục đăng ký tham gia các khóa học về khởi nghiệp tại các trường đối tác trong khu vực mà họ đang thực tập trao đổi Chương trình cao đẳng ở nước ngoài của NUS đầu tiên được triển khai tại thung lũng Silicon của Mỹ năm 2002, sau đóở Philadelphia năm 2003, ở Thượng Hải năm 2004, ở Stockholm (Thụy Điển) năm 2005 và Bangalore (Ấn Độ) năm 2006 Vào các giai đoạn ổn định, NUS gửi 50 sinh viên mỗi năm cho mỗi trung tâm Trung tâm khởi nghiệp của NUS đã phối hợp chặt chẽ với chương trình cao đẳngở nước ngoài tạo thêm quan hệ hợp tác với các trường đại học trong từng khu vực Ví dụ, ĐH Standford ở Thung lũng Silicon, ĐH Phúc Đán Thượng Hải, ĐH Kỹ thuật Stockholm và còn triển khai nhiều khóa học khởi nghiệp khác do không có trường đối tácở các khu vực trên Cùng với các chương trìnhđào tạo hướng ngoại của NUS, trung tâm khởi nghiệp của trường còn triển khai các chương trình trong nước, thu hút sinh viên nước ngoài tham gia các khóa học khởi nghiệp tại NUS Trung tâm đã tổ chức các khóa học chuyên sâuvề thương mại hóa công nghệ cho các trường thành viên của cácHiệp hội U21 (gồm 16 trườngđại học Châu Á, Newzealand, ChâuÂu, Bắc Mỹ) để cùng hợp tác trong đổi mới chương trình giáo dục Ngoài ra, NUS cũng tổ chức các khóa học về thương mại hóa công nghệ cho các giáo sưở một số trườngđại học của Thái Lan
Các hoạt động PTDN tại NUS đã thu được những kết quả nhất định như trình bày dưới đây
(1) Góp phần phát triển nguồn nhân lực quốc gia:
NUS đóng vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực quốc gia vào thập kỷ
80 của thế kỷ XX, tạo ra 1/3 số lượng nhân lực có kỹ năng cho cả nước trong thời kỳ tăng trưởng nhanh Đóng góp của NUS trong hoạt độngđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chiếm 40% số lượng sinh viên tốt nghiệp tại tất cả các trườngđại học của Singapore Khi số sinh viên ổn địnhở mức 9,000 sinh viên vào năm 2000, NUS đã chuyển hướng tập trung đào tạo nguồn nhân lựccho hoạt động nghiên cứu, tăng cường vào hoạt động sáng tạo Số lượng sinh viên đượcđào tạo để hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứuđã tăng hai lần từ 2,763 sinh viên lên đến 5,407 sinh viên trong thời kỳ 1997 – 2003 Thành công của NUS còn thể hiệnở khả năng thu hút sinh viên nước ngoài nhập học và nguồn nhân lực tài năng ở nước ngoài tới NUS làm việc Từ năm 1997 đến 2006, số lượng sinh viên nước ngoài tăng từ 13% lên 33% Tỷ lệ nhân viên nước ngoàiở các khoa tăng từ 39% lên 55% trong cùng thời kỳ (2) Thúc đẩy sáng tạo tri thức:
Mức độ sáng tạo tri thức được thể hiện qua số lượng xuất bản phẩm đượ công bố bao gồm các bài tạp chí, báo cáo hội thảo, chương sách đãđăng ký tăng từ 4,313 xuất bản phẩm trong năm 1996 lên đến 6,470 xuất bản phẩm năm 2002 với mức tăng trung bình hàng năm là 7.2% Đặc biệt số lượng các bài báo quốc tế tăng từ 30% lên 41% trong cùng thời kỳ Điều này chứng tỏ NUS rất thành công đầu tư cho các hoạt động R&D, thu hút nhân tài từ các quốc gia khácvàtuyển chọn những sinh viên tài năng đểđào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động nghiên cứu
(3) Đẩy mạnh thương mại hóa tri thức:
Trang 1312
Thương mại hóa tri thức được thể hiện thông qua các hoạt động nhưcông bố vàđăng
ký bản quyền cácsáng chế và hợp đồng cấp phépbản quyền công nghệ Số lượng các bằng sáng chế của NUS được Tổ chức cấp bằng sáng chế và nhãn hiệu thương mại của Mỹ (USPTO) cấp mỗi năm là 50 bằng vào đầu thậpkỷ 90 và tăng lên 497 bằng trong giai đoạn
2000 – 2004 Nếu tính tất cả số bằng sáng chế dược Mỹ cấp cho Singapore thì con sốđó lên tới 2,486 bằng trong giai đoạn 200-2004
Về hợp đồng cấp phép bản quyền công nghệ, cuối năm 2004, NUSđã có239 hợp đồng Phần lớn các hợp đồng cấp phép của NUS được ký với các công ty thương mại (chiếm 48%), với công ty mới thành lập của NUS (chiếm 29%) và 25% còn lại là ký với các
cơ quan thuộc chính phủ và tư nhân
(4) Thúc đẩy thành lập doanh nghiệp trong đại học:
Muốn tăng cường thương mại hóa công nghệ, NUS đã thúc đẩy việc thành lập các doanh nghiệp Trong số 82 công ty đã thành lập trong thời kỳ 1980 – 2004 thì 2/3 trong số đóđược thành lập sau năm 2000 Sau năm 2000, mỗi năm NUS thành lập khoảng 5 doanh nghiệp Đây vẫn là con số khiêm tốn khi so với MIT (23 doanh nghiệp/năm), Standford (13 doanh nghiệp/năm) và Harvard (7 doanh nghiệp/năm)
4.1.6 Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc
Trường Đại học Thanh Hoa là một cơ sở giáo dụcđã vàđang chuyển mình theo hướng
mô hìnhđại học doanh nghiệp trong những năm qua Trường ĐH Thanh Hoa có hơn 100 chương trìnhđào tạođại học, 158 chương trìnhđào tạo thạc sĩ và 114 chương trìnhđào tạo tiến sĩ Tính đến năm 2003, trường thu hút gần 26,000 sinh viên đang theo học trong đó có hơn 1,000 sinh viên quốc tế
Các hoạt động PTDN tạiĐH Thanh Hoa xoay quanh việc thiết kế chương trìnhđào tạo và liên kết với các công ty thực hiện nghiên cứu khoa học Điểm nổi bậtở trường ĐH Thanh Hoa là các chương trìnhđào tạo đềuđược xây dựng theo chuẩn quốc tế gắn chặt chẽ với nghiên cứu và dịch vụ TrườngĐH Thanh Hoa chú trọng tăng cường phối hợp với các tập đoàn công nghiệp, tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế xây dựng các chương trình bổ túc kiến thức cho các nhà quản lýđạt chuẩn mực quốc tế, xây dựng các chương trình ngắn hạn theo đơn đặt hàng, đápứng yêu cầu đặc thù của từng đối tượng người học Trường cũng phối hợp với nhiềuđơn vị cùng xây dựng các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu trọngđiểm quốc gia trực tiếp phục vụđào tạo, nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế xây dựng các phòng thí nghiệm trong trường để phối hợp sử dụng cho đào tạo, nghiên cứu khoa học
Bên cạnhđó, nhà trường có cơ chế tạo điều kiện liên kết tối đa với sản xuất, kinh doanh trong nước và quốc tế nhằm tổ chứcđào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất góp phầntăng nguồn thu cho nhà trường, có thêmđịa bàn thực tập cho giảng viên, sinh viên, đặt biệt có thêm dữ liệu phục vụ cho đào tạo qua công việc
4.2 Bài học và gợi ý cho các đại học ở Việt Nam
4.2.1 Sự đồng bộ về chính sách hỗ trợ của chính phủ và nhà trường
Đối với chính phủ:
Để PTDN trong các trường đại học, một thực tế không thể phủ nhận là các CSGDĐH
sẽ gặp khó khăn nếu thiếu sự ủng hộ về chính sách của chính phủ Trường hợp ĐH Tokyo là
Trang 1413
một ví dụ điển hình cho thấy chỉ khi chính phủ gỡ bỏ những rào cản về chính sách, cho phép các trường đại học được đầu tư vào các dự án với các doanh nghiệp bên ngoài thì các hoạt động PTDN mới bắt đầu được thúc đẩy mạnh mẽ
Các chính sách của chính phủ liên quan đến hoạt động PTDN có thể bao gồm cả những chính sách về chuyển giao công nghệ, về đăng ký bản quyền sáng chế, về cơ chế phối hợp giữa 3 nhà Nhà nước – Nhà trường – Nhà kinh doanh hay đôi khi còn gọi là cơ chế hợp tác công tư (PPP)
Bên cạnh đó, chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển của thị trường công nghệ vì chính
sự phát triển của thị trường này sẽ tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các bên vì theo quy luật thị trường, cho phép những trao đổi tri thức trong khuôn khổ giấy phép sử dụng sáng chế
Sự chuyển nhượng giấy phép sử dụng sáng chế là một thủ tục mà nhờ đó công nghệ được cấp bằng và có thể được phổ biến và được sử dụng với một mức giá do người mua và người bán thỏa thuận với nhau Thị trường này cung cấp phương tiện phổ biến công nghệ đã được cấp bản quyền, nó còn cho phép doanh nghiệp tập trung nguồn lực R&D vào những lĩnh vực mà doanh nghiệp có lợi thế vượt trội và tìm kiếm từ các doanh nghiệp khác những công nghệ mà mình không có Như vậy, thị trường này đã thúc đẩy đầu tư cần thiết để có được các phát minh – sáng chế, tạo ra sân chơi cho các loại hình doanh nghiệp mới như doanh nghiệp trung gian (đàm phán liên kết người mua với người bán công nghệ), doanh nghiệp nhận bảo hiểm các dịch vụ R&D Hơn nữa, phát triển thị trường công nghệ còn là điều kiện quan trọng cho sự phát triển mối liên kết đại học – doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
Đối với các đại học:
Cần sự thay đổi nhận thức về hợp tác với các ngành công nghiệp và doanh nghiệp trong nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa công nghệ, sản phẩm NCKH theo hướng:
‘hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi‘; có chính sách và các cơ chế mềm dẻo, linh hoạt và cởi
mở trong hợp tác; tích cực chia sẻ ý tưởng, kể cả về chiến lược phát triển để xây dựng hợp tác lâu dài có tính chiến lược; không chỉ quan tâm đến bảo vệ tài sản trí tuệ hay bản quyền sáng chế, phát minh
Trường đại học cần chú trọng đến các yếu tố nền tảng về ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp, quy trình thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp và xây dựng vườn ươm doanh nghiệp trong nhà trường; có các giải pháp tạo động lực, hỗ trợ sinh viên, cán bộ trẻ trong trường phát huy tinh thần khởi nghiệp thông qua những việc làm cụ thể như: phương pháp đào tạo phải tạo sự sáng tạo, thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp, giới thiệu cung cấp thông tin về
sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp
Xây dựng các chính sách, cơ chế và các quy định về các hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác, chính sách đãi ngộ để khuyến khích nhà khoa học và cá nhân tham gia các hoạt động đưa dịch vụ, sản phẩm sáng tạo ra thị trường; tích cực khai thác,song song với việc bảo vệ, quyền sở hữu trí tuệ thông qua hoạt động đăng ký, xác lập quyền và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nhân các công ty khởi nghiệp hoặc spinoff
Xây dựng vườn ươm công nghệ, thành lập văn phòng chuyển giao công nghệ và trung tâm khởi nghiệp Các đơn vị này giúp doanh nghiệp khởi nghiệpvà nhà khoa học, sinh viên kết nối được với quỹ tài trợ, nguồn vốn mạo hiểm và các nhà tư vấn, đồng thời cung
Trang 15dự án khởi nghiệp và phát triển ý tưởng thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu KHCN
4.2.2 Linh hoạt về cơ cấu tổ chức theo hướng đại học doanh nghiệp
Trong quá trình PTDN, để thúc đẩy quá trình thương mại hóa các ý tưởng, phát minh và sản phẩm công nghệ, các trường đại học sẽ buộc phải thay đổi cơ cấu tổ chức và điều hành theo hướng linh hoạt hơn, gần gũi với mô hình doanh nghiệp hơn
Ở Việt Nam, các trường đại học vẫn còn duy trì mô hình quản lý truyền thống và ít
có sự đổi mới Cơ cấu đó bao gồm các bộ phận cơ bản như Ban giám hiệu là bộ phận lãnh đạo, quản lý có chức năng điều hành chung các hoạt động của nhà trường; các phòng ban chức năng có vai trò tham mưu, giúp việc cho hiệu trưởng; các khoa và các bộ môn là nơi trực tiếp triển khai việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động khác
Cơ cấu tổ chức này thể hiện tính tập trung, thống nhất trong quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò tham mưu của các phòng ban, nảy sinh nhiều mâu thuẫn và trở nên trì trệ, kém hiệu quả Cơ cấu tổ chức như vậy thường chỉ phù hợp với môi trường đào tạo, nghiên cứu khoa học ổn định, ít biến động và không phức tạp Còn trong môi trường có nhiều biến động và phức tạp, hoạt động của nhà trường bị tác động thường xuyên bởi các yếu tố của môi trường vĩ mô trong nước và quốc tế thì cơ cấu này trở nên không phù hợp và ngày càng bộc
lộ rõ những hạn chế, bất cập Để phù hợp với bối cảnh mới và theo định hướng phát triển của mô hình đại học doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức các trường đại học cần được đổi mới theo hướng linh hoạt và tự chủ cao
Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy quá trình đổi mới bậc giáo dục đại học theo hướng tự chủ để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình PTDN đã tạo ra yêu cầu tất yếu phải đổi mới cơ cấu tổ chức nhà trường Cơ cấu tổ chức linh hoạt với sự hình thành các trung tâm chuyển giao công nghệ, trung tâm khởi nghiệp và các doanh nghiệp trong đại học là xu hướng chung của các trường ĐH tiêu biểu trong quá trình PTDN Chính các trung tâm và doanh nghiệp này đã thực hiện đầy đủ chức năng theo phân cấp quản lý của nhà trường đồng thời có sự kết nối gần gũi với cộng đồng doanh nghiệp hơn
4.2.3 Sự gắn kết chặt chẽ giữa chương trìnhđào tạo và hoạt động nghiên cứu của trườngđại họcvới nhu cầu của doanh nghiệp
Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy, quá trình PTDN trong các CSGDĐH luôn đi kèm theo đó là sự thay đổi hệ thống khung chương trìnhđào tạo của nhà trường Các học phần định hướng sâu vào hoạt động của doanh nghiệp hay thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tăng cường khả năng thương mại hóa công nghệ được đặc biệt chú trọngđưa vào chương trìnhđào tạo Điều này thể hiện rất rõ tại các trường MIT, NUS hay ĐH Thanh Hoa
Chính sự gắn kết này sẽ tạo ra nguồn nhân lực có tinh thần khởi nghiệp, tinh thần doanh nhân để đápứng các yêu cầu ngày càng cao về nhân sự của cộng đồng doanh nghiệp Nhưng quan trọng hơn là nhu cầu của thị trường thông qua hoạt động của các doanh nghiệp
Trang 1615
trong và ngoài ĐH sẽ là động lực thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm, mang lại lợi ích xã hội, phục vụ cộng đồng, tạo nguồn thu cho nhà trường phát triển bền vững
4.3 Thực tiễn hình thành và hoạt động của doanh nghiệp trong đại học tại Việt Nam
4.3.1 Chính sách của nhà nước về thành lập doanh nghiệp trong Đại học
Mô hình doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập tại một trường đại học ở Việt Nam là vào năm 2008 khi Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings) Doanh nghiệp hoạt động theo hình thức huy động và quản lý vốn phục vụ cho quá trình ươm tạo và thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ từ trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; cung cấp các dịch vụ đào tạo thích nghi kỹ năng nghề và cập nhật kiến thức theo yêu cầu xã hội… Hoạt động của BK-Holdings đã chứng tỏ doanh nghiệp trong đại học có thể tạo ra
“sân chơi” cho các giảng viên trong trường khi đưa những nghiên cứu khoa học trở thành sản phẩm khoa học công nghệ và thông qua doanh nghiệp là đầu mối trung gian thực hiện thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, hay nói cách khác doanh nghiệp trong đại học có vai trò thúc đẩy nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tế
Tuy nhiên, trong Luật giáo dục năm 2005 và Luật giáo dục đại học năm 2012 chưa quy định các trường đại học được phép thành lập doanh nghiệp nên các trường muốn lập doanh nghiệp phải xin cơ chế hoạt động đặc thù của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ chủ quản Do đó trong giai đoạn 2008 đến 2017 chưa nhiều doanh nghiệp trong trường đại học được thành lập
Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học Tại điều 14 của dự thảo Luật sửa đổi lần này đã cho phép các cơ sở giáo dục đại học được thành lập doanh nghiệp, công ty Mục đích là nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học ứng dụng vào thực tế là chính chứ không phải kinh doanh Đây là thể chế hóa tư tưởng trong Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ là có cơ chế chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các trường đại học nhằm thực hiện hoạt động ứng dụng triển khai thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
Năm 2005, Chính phủ ban hành Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã trao quyền tự chủ cho các đơn vị khoa học công nghệ (nay là Nghị định 16-2015/NĐ- CP) Nghị định 115 chỉ cho phép chuyển đổi các tổ chức KH&CN thành các công ty độc lập nhưng mô hình này đối với đại học không triển khai được do các trung tâm, viện nghiên cứu thường là tài sản của nhà nước nên khi chuyển giao thành doanh nghiệp không thể thực thi được Thêm nữa, theo Luật công chức không cho phép công chức hoạt động doanh nghiệp nên khó khăn cho việc trường đại học tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp
4.3.2 Kết quả kháo sát về phát triển doanh nghiệp trong đại học
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát rộng rãi các trường đại học và cao đẳng lớn trong cả nước với 120 mẫu phiếu điều tra được gửi đi trong năm 2018 về phát triển doanh nghiệp trong đại học Nội dung khảo sát chủ yếu về các vấn đề: ĐH có doanh nghiệp trong
cơ cấu tổ chức không? Nếu không, các ĐH có kế hoạch thành lập doanh nghiệp không? Nếu
đã có doanh nghiệp, đề nghị nhà trường cho biết danh mục gồm các thông tin về tên doanh
Trang 1716
nghiệp, năm thành lập, hình thức của doanh nghiệp theo phân loại trong Luật Doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động chủ yếu hiện nay Đặc biệt, thông tin khảo sát bao gồm tình trạng kinh phí hoạt động (doanh nghiệp có được cấp kinh phí từ nhà Trường để hoạt động? nếu có thì mức cấp là toàn bộ chi phí hoạt động hay một phần?) Ngoài các doanh nghiệp đã đề cập, nhà trường có các tổ chức hoặc đơn vị có sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ và hạch toán riêng theo mô hình “doanh nghiệp” (như trung tâm, viện, …) không?
Cuối cùng, nội dung khảo sát cũng đề cập tình trạng các nhà trường có hợp tác hoặc liên kết thành lập doanh nghiệp từ mô hình đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ (startup)?
Kết quả khảo sát của nhóm tác giả đối với 120 cơ sở GDĐH, thu về 43 văn bản và mẫu phiếu trả lời, trong đó có: 35 trường đại học công lập; 06 đại học dân lập và tư thục; 02 trường cao đẳng Kết quả về thành lập doanh nghiệp cho thấy:
Các trường đã thành lập doanh nghiệp: 11 trường, trong đó
- Số lượng trường Đại học công lập: 10
- Số lượng trường Đại học dân lập và tư thục: 1
- Số lượng trường cao đẳng: 0
Cơ cấu loại hình cơ sở GDĐH tham gia chương trình khảo sát
Kết quả thành lập doanh nghiệp giai đoạn 2000-2017 trong số 120 cơ sở được khảo sát STT Tên trường Tên doanh nghiệp Năm thành lập
1 Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội
Công ty TNHH MTV Đầu tư và
Phát triển Công nghệ Bách Khoa Hà Nội
Công nghiệp Hà Nội
Công ty TNHH Một thành viên Đào tạo và Cung ứng Nhân lực 2000
4 Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội
Công ty Cổ phần Xây dựng và
Đầu tư phát triển kiến trúc đô thị 2011
35
6
2 10
Số lượng trường khảo sát
Số lượng DN trong trường
Trang 1817
5 Trường Đại học
hàng hải Việt Nam
Công ty TNHH Vận tải biển Đông
- Số lượng trường Đại học công lập: 16
- Số lượng trường Đại học dân lập và tư thục: 0
- Số lượng trường cao đẳng: 0
81,82%
18,18%
Công ty TNHH Công ty Cổ phần
Trang 1918
Kết quả phỏng vấn nghiên cứu sâu chuyên gia và lãnh đạo:
a.) Số cán bộ lãnh đạo cơ sở GDĐH đã phỏng vấn: 10
Trong đó:
- Lãnh đạo trường Đại học công lập: 7
- Lãnh đạo trường Đại học dân lập và tư thục: 2
- Lãnh đạo trường Cao đẳng: 1
b.) Số lãnh đạo các doanh nghiệp trong đại học và chuyên gia phát triển kinh doanh trong đại học đã phỏng vấn: 8
Trong đó:
- Lãnh đạo doanh nghiệp thuộc đại học công lập: 5
- Lãnh đạo doanh nghiệp thuộc đại học dân lập và tư thục: 2
- Lãnh đạo doanh nghiệp thuộc trường cao đẳng: 1
4.3.3 Nhận định chung về khó khăn doanh nghiệp trong đại học đang gặp phải:
- Khó khăn trong hoạt động chuyển giao công nghệ vì: số lượng các sản phẩm có thể chuyển giao thương mại hóa còn ít; chưa có cơ chế bắt buộc để các nhà khoa học, chủ nhiệm đề tài/dự án liên hệ với doanh nghiệp trong đại học để tiếp tục các bước thương mại hóa kết quả nghiên cứu
- Khó khăn về cơ chế quản lý do hiện nay nhà trường không thể cứ cán bộ nhà trường tham gia Ban điều hành doanh nghiệp (Luật công chức viên chức, luật phòng chống tham nhũng)
- Khó khăn về vốn hoạt động do không tiếp cận được các nguồn vốn hỗ trợ ban đầu, trong khi vay thương mại từ các ngân hàng không khả thi
- Đặc biệt, sự vướng mắc phức tạp hơn ở các quy định về hoạt động của các trường
ĐH công lập sử dụng ngân sách và tài sản, đất đai của nhà nước giao trong thành lập doanh nghiệp theo mô hình cổ phần
4.3.4 Đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp trong đại học:
- Đối với cơ quan chủ quản:
Có cơ chế quy định việc chuyển giao, thương mại hóa đề tài/dự án có tính thực tiễn cao của các nhà khoa học trong trường gắn với doanh nghiệp trong đại học
50,00%
50,00%
Sẽ thành lập DN trong trường
Không thành lập DN trong trường
Trang 2019
Phân quyền quyết định cho các hiệu trưởng, giám đốc ĐH trong quyết định thành lập doanh nghiệp và góp vốn, sử dụng tài sản công, đất đai trong góp vốn cổ phần
- Đối với nhà nước:
Sớm có nghị định chính thức và văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục đại học
về việc thành lập doanh nghiệp trong đại học, trong đó xem xét điều chỉnh việc tham gia của cán bộ, giảng nhà trường vào quản lý, điều hành doanh nghiệp cho phù hợp
Sửa đổi các Luật: Đầu tư nước ngoài, Công chức, viên chức; Luật Nhập cư; Sở hữu trí tuệ đồng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp
4.4 Phát triển doanh nghiệp trong đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội:
4.4.1 Chủ trương phát triển doanh nghiệp trong đại học ở ĐHQGHN:
Từ năm 2011 đến năm 2015, ĐHQGHN xem xét, rà soát soát và tái cơ cấu các trường đại học, các đơn vị thành viên (viện nghiên cứu) và đơn vị trực thuộc (các khoa, các trung tâm nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ) Kết quả là cấu trúc đã trở nên linh hoạt và có hệ thống mang tính chặt chẽ, gắn kết hơn Điều này cho phép chuyển giao tài nguyên hiệu quả giữa các bộ phận của ĐHQGHN mặc dù các đơn vị vẫn còn có những tính đặc thù Cơ cấu mới cũng làm giảm sự dư thừa và chồng chéo chức năng giữa các thành viên ĐHQGHN Vào cuối năm 2015, cơ cấu của ĐHQGHN đã về cơ bản cố định với 32 đơn vị bao gồm các văn phòng trụ sở chính, 14 cơ sở đào tạo, 7 đơn vị nghiên cứu và 10 đơn vị sự nghiệp Đồng thời, các thành viên ĐHQGHN cũng nhận nhiều sự phân cấp về quyền hạn hơn cũng như trách nhiệm giải trình cao hơn Theo đó, các đơn vị thành viên tự xây dựng và quyết định chiến lược phát triển của mình trong khuôn khổ định hướng phát triển chung của ĐHQGHN Các đơn vị vẫn kết nối với các thành viên ĐHQGHN khác để sử dụng nguồn tài nguyên chung
Về phát triển doanh nghiệp, ĐHQGHN tập trung vào các đơn vị khoa học và công nghệ với các quyết định tái cơ cấu ba tổ chức thành viên là Viện nghiên cứu và phát triển Khoa học Việt Nam, Viện Công nghệ Thông tin, Viện vi sinh và Công nghệ Sinh học phù hợp theo Nghị định số 115/2005 / NĐ-CP Hơn nữa, hai học viện khác như Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐHQGHN và Viện quốc tế Pháp ngữ ĐHQGHN đang được nâng cấp tạo điều kiện cho nhiều viện nghiên cứu khoa học kinh doanh và Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao kiến thức chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học ĐHQGHN đã tích cực phát triển 80 nhóm nghiên cứu, 21 trong số đó là các nhóm nghiên cứu quy mô và chủ chốt đóng vai trò chính trong hầu hết các hoạt động nghiên cứu trong ĐHQGHN
Một vấn đề đổi mới khác trong phát triển và đổi mới cơ chế quản lý, điều hành theo hướng đại học doanh nghiệp tại ĐHQGHN là quản lý theo hướng ‘ kết quả và sản phẩm đầu ra‘ Chất lượng của từng sản phẩm đầu ra được giám sát chặt chẽ dựa trên các tiêu chí định lượng Kế hoạch, dự án và các hoạt động được mô tả rõ ràng trong khuôn khổ logic với nội dung chính, mục tiêu, kết quả đầu ra, nguồn lực và khung thời gian cụ thể Hệ thống đánh giá hiệu suất được áp dụng trong tất cả các dự án, chương trình không chỉ ở đầu tư, xây dựng mà trong phần lớn các lĩnh vực đào tạo, NCKH
ĐHQGHN khuyến khích các đơn vị thành viên tự chủ về tài chính phù hợp với Nghị định số 16/2015 / NĐ-CP ban hành ngày 14/2/2015 Hiện nay, hai thành viên ĐHQGHN hoàn toàn tự chủ là Khoa Quốc tế ĐHQGHN và Khoa Quản trị và Kinh doanh trong khi
Trang 2120
nhiều thành viên và đơn vị khác có thể tự chủ một phần về tài chính và tự chịu trách nhiệm
về các chi phí thường xuyên
ĐHQGHN đã nỗ lực cao trong xây dựng quan hệ đối tác mạnh mẽ với các doanh nghiệp và chính quyền địa phương để thúc đẩy hợp tác trong NCKH, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm KHCN Từ năm 2011 đến năm 2015, ĐHQGHN
đã mở rộng mối quan hệ với hơn 20 đối tác chiến lược, trong đó một số đang dẫn đầu các tập đoàn quốc gia như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
Không thể phủ nhận rằng ĐHQGHN đã có nỗ lực rất lớn trong việc chuẩn bị các điều kiện ban đầu cho một mô hình đại học kinh doanh có hiệu quả trong năm năm qua Những
nỗ lực này đã đóng góp vào quá trình CSTT từ các trường đại học tới xã hội Kết quả cụ thể của hợp tác và NCKH bao gồm: 74 dự án nghiên cứu quốc gia, hơn 80 dự án nghiên cứu cơ bản do NAFOSTED tài trợ, 353 dự án nghiên cứu cấp Bộ và hơn 530 dự án cấp cơ sở, 75 bằng sáng chế và các sản phẩm sở hữu trí tuệ đã đăng ký Hàng trăm các hội nghị quốc tế và quốc gia, hội thảo, diễn đàn và các sự kiện khoa học khác đã được tổ chức thành công Nghiên cứu cụ thể trong các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn của ĐHQGHN đóng góp rất nhiều trong việc giải quyết các vấn đề quốc gia và đóng một vai trò quan trọng trong việc tư vấn chính sách và xem xét Trong những năm gần đây, số lượng các ấn phẩm quốc tế của ĐHQGHN đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là số bài báo ISI và Scopus, khoảng 196 vào năm
2011 nhưng đã tăng lên 564 vào năm 2015 ĐHQGHN là đại học đầu tiên tại Việt Nam có bài viết trong Nature Journal, một trong những tạp chí khoa học hàng đầu trên thế giới Trong năm 2015, ĐHQGHN giữ vị trí số một tại Việt Nam trong các trường đại học xếp hạng bởi các tổ chức nổi tiếng như QS, Scimago Lab, URAP, và Webometrics
Mặc dù đã đạt kết quả tốt trong nghiên cứu, nhưng các tác động của sự đổi mới nêu trên và những nỗ lực trong phát triển, đổi mới quản trị đại học theo hướng đại học doanh nghiệp vẫn khó để đánh giá và đo lường Do vậy cũng rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này
Tại ĐHQGHN có 3 doanh nghiệp đang hoạt động:
1 Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên là đơn vị thuộc Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN, được thành lập ngày 20/5/2004 Công ty được thành lập với sứ mệnh là làm cầu nối giữa khoa học công nghệ với đời sống xã hội, hỗ trợ các nhà khoa học trong và ngoài trường phát triển các nghiên cứu và ứng dụng khoa học; tạo hành lang pháp lý cho các liên kết khoa học và ứng dụng khoa học vào cuộc sống một cách hữu ích và bền vững
Hiện nay Công ty hoạt động trong 3 lĩnh vực chính:
- Tư vấn, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ như: Phân tích các mẫu nước, đất đá, không khí, khói bụi, tạp chất; Đánh giá tác động môi trường các công trình xây dựng, hầm mỏ; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải; Quy hoạch các vùng sinh thái;…
- Chuyển giao, thương mại hóa các sản phẩm do các nhà khoa học của trường sáng chế và sản xuất
2 Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Khoa học và Du lịch (TASS) là đơn vị trực thuộc Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN, được thành lập từ tháng 10/2010 Công ty hoạt động trong 3 lĩnh vực chính:
Trang 2221
- Khoa học - đào tạo: Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm kết hợp đào tạo kỹ năng sống,
kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và nguồn nhân sự trẻ; đào tạo cho lãnh đạo doanh nghiệp
- Dịch vụ du lịch: tổ chức các tour du lịch trải nghiệm, khám phá tại các địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước
- Tổ chức Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế
3 Công ty Cổ phần Công nghệ Vi sinh IMBT là đơn vị trực thuộc Viện VSV&CNSH - ĐHQGHN được thành lập năm 2015 Công ty được thành lập với mục đích
tổ chức triển khai sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ sinh học trong các lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm cho nông nghiệp công nghệ cao (thức ăn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học) và xử lý ô nhiễm môi trường Hiện nay, Công ty đang trong quá trình ổn định cơ sở vật chất và bộ máy tổ chức
4.4.2 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp
➢ Hoạt động của Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên
- Về tư vấn, triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ:
Hiện nay, Công ty có khoảng 10 đối tác truyền thống thực hiện các hợp đồng dịch vụ khoa học với Công ty như: Liên đoàn Địa chất biển; Viện Năng lượng; Công ty Than Vàng Danh; Trung tâm Quan trắc môi trường Thái Nguyên; Ban quản lý đầu tư và xây dựng Khu
đô thị mới Hà Nội; Công ty TNHH Gạch men Mỹ Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu); Viện Dầu khí - Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh
Trong giai đoạn 2011-2015, Công ty thực hiện trên 90 hợp đồng, với doanh thu trên
10 tỷ đồng
- Về chuyển giao các sản phẩm do các nhà khoa học của trường sáng chế và sản xuất:
có 2 sản phẩm do các nhà khoa học của Trường sáng chế có tính ứng dụng thực tiễn cao là Dung dịch rửa thân thiện với môi trường và Dung dịch khử mùi cơ thể dùng cho cả nam và
nữ Các sản phẩm này dự kiến sẽ được Công ty thương mại hóa; tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các nhà khoa học sản xuất và bán trực tiếp, không thông qua Công ty
Nhìn chung, hoạt động của Công ty TNHH Khoa học Tự nhiên còn chưa phát huy, khai thác hết thế mạnh của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; sứ mệnh làm cầu nối giữa khoa học công nghệ và đời sống xã hội còn chưa được thể hiện rõ nét; vai trò chuyển giao tri thức chưa được thực hiện hiệu quả Trong suốt giai đoạn 2011-2015, chưa có dự án nào được
14
25 15
0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000
2011 2012 2013 2014 2015
Doanh thu của Công ty từ
2011-2015
Trang 2322
Công ty đưa vào sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ do không có kinh phí đầu
tư
➢ Hoạt động của Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Khoa học và Du lịch
- Về khoa học - đào tạo: Công ty tập trung triển khai các chương trình đào tạo cho các cơ quan/doanh nghiệp Trong giai đoạn 2011-2014, Cy tổ chức được một số lớp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên và nguồn nhân sự trẻ Hoạt động này mang ý nghĩa chia sẻ kiến thức, kỹ năng cho sinh viên, không mang lại nguồn thu nhiều cho Công ty Từ năm 2015, Công ty Công ty tham gia gói thầu đào tạo của Tổng cục Du lịch, kết quả đào tạo được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao Trong khoa học, Công ty tham gia quản lý các dự án ứng dụng công nghệ vào di sản văn hóa Hoạt động khoa học - đào tạo chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, không quá 10% doanh thu của Công ty trong những năm gần đây
- Về dịch vụ du lịch: Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Công ty là tổ chức các tour phục vụ các Khoa trong Trường ĐHKHXH&NV, Công ty phát triển quan hệ với các đối tác bên ngoài, đặc biệt tổ chức loại hình du lịch mới: du lịch tình nguyện dành cho học sinh, sinh viên nước ngoài Hàng năm, Công ty đã tổ chức được trung bình 6 đoàn, với khoảng gần 200 sinh viên nước ngoài tham gia Hoạt động tổ chức du lịch được Công ty triển khai tốt; hoạt động này mang về khoảng 30% doanh thu cho Công ty
- Về tổ chức Hội nghị, Hội thảo: Công ty đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu Hàng năm, Công ty thực hiện dịch vụ tổ chức khoảng 5-7 Hội thảo, Hội nghị trong đó có từ 2-3 Hội thảo, Hội nghị lớn với doanh thu 600-800 triệu đồng/sự kiện Có thể nói, hoạt động
tổ chức Hội nghị, Hội thảo là thế mạnh của Công ty, chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất, trung bình vào khoảng 40% tổng doanh thu
Trang 2423
Đánh giá chung, Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Khoa học và Du lịch là đơn
vị hoạt động có hiệu quả Hoạt động chuyển giao tri thức được thể hiện rõ thông qua các chương trình đào tạo cho các cơ quan/doanh nghiệp do Công ty làm đầu mối tổ chức Đồng thời, thông qua các dự án ứng dụng công nghệ vào di sản văn hóa giúp tuyên truyền, quảng bá văn hóa rộng rãi trong xã hội, cộng đồng
4.4.3 Đánh giá chung
Nói chung, ĐHQGHN đã tiến hành một loạt các hoạt động về cơ cấu tổ chức, đổi mới trong cơ chế quản lý và điều hành nội bộ theo hướng một đại học doanh nghiệp Đặc biệt là sự phát triển hiệu quả trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới để đáp ứng các vấn đề thực tế đời sống và thực hiện nhiệm vụ tầm cỡ quốc gia Theo đó, đã phát triển một số sản phẩm cốt lõi và các sản phẩm công nghệ hoàn chỉnh có thể được áp dụng trong thực tiễn
Tuy nhiên, chuyển giao và thương mại hóa tại ĐHQGHN vẫn còn hạn chế, có rất ít các hoạt động chuyển giao công nghệ mỗi năm Theo tính toán, trung bình chỉ có năm sản phẩm công nghệ được thương mại hóa và chuyển giao cho các doanh nghiệp hàng năm Không có nhiều doanh nghiệp học thuật được xây dựng và phát triển, trong khi các doanh nghiệp đã có không thực sự tích cực trong hoạt động thương mại hóa và đẩy mạnh kinh doanh Hoạt động nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ bị phân tán và một số không đáp ứng được các yêu cầu cuộc sống
Một số lý do cho những tồn tại trên có thể được nhìn nhận như sau:
- Còn thiếu quan tâm đến các hoạt động quản trị chuyển giao công nghệ, đặc biệt là phân loại, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho các công nghệ tiên tiến và mới để làm cơ sở thúc đẩy chuyển giao
- Nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp trong ĐHQGHN chưa gắn với đòi hỏi thực tế, không được chuyển giao cho người sử dụng Các kết quả nghiên cứu khoa học do đó không trở thành sản phẩm để chuyển giao, không khơi nguồn cho các ý tưởng mới trong hoạt động nghiên cứu và kinh doanh, vừa không tạo ra nguồn thu để đầu tư
Du lịch
Hội nghị, Hội thảo Khác
Trang 2524
trở lại cho nghiên cứu và thúc đẩy đội ngũ cán bộ khoa học thúc đẩy hoạt động nghiên cứu
- Còn thiếu yếu tố thúc đẩy việc hình thành doanh nghiệp trong đại học Theo các chuyên gia, việc hình thành doanh nghiệp cần đảm bảo được điều kiện quan trọng là hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm để chu cấp cho các doanh nghiệp mới được thành lập Nguồn vốn này giúp doanh nghiệp thu hút chuyên gia, liên kết trong mạng lưới và tiếp thu, chia sẻ tri thức; đồng thời cho phép các đại học chuyển giao các kết quả nghiên cứu ra bên ngoài mà không phân biệt nguồn vốn cấp là của chính phủ hay tư nhân Tại ĐHQGHN chưa hình thành hoặc liên kết được với Quỹ đầu tư mạo hiểm nào để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp trong ĐHQGHN
- Thị trường công nghệ ở Việt Nam nhìn chung còn chậm phát triển Hoạt động mua, bán công nghệ và chuyển giao kết quả nghiên cứu KHCN còn bị hạn chế do thiếu một số điều kiện cần thiết như hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hệ thống dịch vụ KHCN (thông tin KHCN, tư vấn chuyển giao, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng,…) Nhà nước còn thiếu cơ chế, chính sách hữu hiệu để gắn kết giữa KHCN với sản xuất, kinh doanh và khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu KHCN, do vậy chưa tạo động lực
để các doanh nghiệp KHCN hình thành, phát triển
- Quy định của pháp luật không cho phép cán bộ công chức, viên chức tham gia quản
lý, điều hành doanh nghiệp, trong khi các doanh nghiệp trong đại học cần thiết phải cử cán
bộ kiêm nhiệm đứng ra quản lý doanh nghiệp
5 Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
Qua khảo sát, đánh giá một số kinh nghiệm và thực trạng phát triển doanh nghiệp tại một số cơ sở giáo dục đại học trên thế giới và tại Việt Nam, cũng như khảo sát thực trạng phát triển của các doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam thời gian qua làm cơ
sở tham khảo; kết hợp cùng khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp trong ĐHQGHN, Đề tài đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển Doanh nghiệp hiệu quả trong ĐHQGHN giai đoạn đến 2020 tầm nhìn 2030 phù hợp với xu thế và tình hình phát triển của khu vực và thế giới như sau:
- Quan tâm hơn và đổi mới mạnh mẽ quản trị tri thức trong ĐHQGHN theo hướng sau: hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động chia sẻ chi thức, chuyển giao và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm công nghệ; xây dựng các chính sách và cơ chế khuyến khích nhà khoa học, giảng viên hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân ngay từ giai đoạn nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, khuyến khích thành lập doanh nghiệp hay ký kết các hợp đồng để thương mại hóa kết quả nghiên cứu; tổ chức … khuyến khích tinh thần doanh thương, khởi nghiệp để hình thành các DN trong ĐH để thúc đẩy chuyển giao tri thức, công nghệ, thương mại hóa sản phẩm công nghệ
- Tập trung đầu tư và có cơ chế hỗ trợ cho các nhiệm vụ và sản phẩm KHCN gắn với nhu cầu thực tiễn của các địa phương, các đối tác và doanh nghiệp có khả năng thương mại hóa
- Thành lập thêm các doanh nghiệp, thành lập vườn ươm công nghệ và chuyển đổi
mô hình tổ chức cho 1 số đơn vị trực thuộc có năng lực tự chủ theo hướng chủ động đầu tư nghiên cứu và cung cấp dịch vụ theo nhu cầu xã hội, đồng thời xây dựng các chính sách hỗ trợ về vốn và các nguồn lực khác từ ĐHQGHN cho các hoạt động chuyển giao tri thức, sản
Trang 2625
xuất thử và thương mại hóa sản phẩm trong giai đoạn đầu phát triển doanh nghiệp
- Thành lập trung tâm khởi nghiệp và văn phòng chuyển giao công nghệ Trung tâm khởi nghiệp có vai trò kết nối, thúc đẩy khởi nghiệp và các hoạt động hợp tác với doanh nghiệp đồng thời hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp mới hình thành Văn phòng/bộ phận chuyển giao công nghệ để sàng lọc để các sản phẩm có tiềm năng được ươm tạo và nâng cao giá trị trước khi đem chào bán ra thị trường Văn phòng/bộ phận này còn tư vấn về góc độ pháp lý và quyền lợi của các bên khi sản phẩm được thương mại hóa
- Hình hành Quỹ đầu tư mạo hiểm trong ĐHQGHN hoặc kêu gọi các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư cho các doanh nghiệp trong ĐHQGHN để hỗ trợ và phối hợp với các nhà khoa học trong các hoạt động từ nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng đến thương mại hóa sản phẩm KHCN
Đối với Chính phủ, Đề tài đề xuất một số nội dung:
- Xây dựng các chính sách, cơ chế quản lý tạo điều kiện để thị trường KHCN phát triển mạnh, tạo cơ hội chuyển giao tri thức, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KHCN
- Nâng cao nhận thức của các Bộ, ngành và xã hội về vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với đổi mới công nghệ và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp KHCN; xây dựng và thực hiện các chương trình/quỹ đầu tư để hỗ trợ vốn triển khai các ý tưởng về công nghệ mới và sản phẩm sáng tạo có thể chuyển giao nhưng là đầu tư mạo hiểm
- Sửa đổi Luật viên chức theo hướng cho phép nhà khoa học, nghiên cứu viên trong đại học được thành lập và tham gia quản lý doanh nghiệp (chủ yếu là DN KHCN) xuất phát
từ ý tưởng của chính họ; hoàn thiện, cải thiện các quy định và thủ tục công nhận doanh nghiệp KHCN và chuyển giao kết quả NCKH có sử dụng nhân sách nhà nước cho các doanh nghiệp để thúc đẩy chuyển giao
6 Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
Phát triển doanh nghiệp trong đại học bao gồm nhiều khía cạnh, trong đó những nội dung chủ yếu cần đề cập là: hình thành và phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và thương mại hóa, chuyển giao kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ; tổ chức mô hình và quản lý điều hành đại học theo hướng doanh nghiệp (doanh nghiệp đại học) Vai trò của phát triển doanh nghiệp trong đại học hay đại học doanh nghiệp đối với thúc đẩy tri thức là
rõ ràng và được thừa nhận trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn
Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp và các hoạt động phát triển đại học doanh nghiệp
ở ĐHQGHN cho thấy các nỗ lực này của ĐHQGHN Tuy nhiên, đánh giá tác động hay lượng hóa được ảnh hưởng trực tiếp của “phát triển doanh nghiệp” đối với chia sẻ tri thức, chuyển giao tri thức là vấn đề khó, cần có những khảo cứu sâu hơn và toàn diện hơn Tuy nhiên, không thể phủ nhận xu hướng tất yếu của phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là tư tưởng đại học doanh nghiệp đối với quản trị và chia sẻ tri thức Nỗ lực đổi mới mạng mẽ trong tổ chức, quản lý và điều hành ở ĐHQGHN đã minh chứng điều này và cho thấy một bức tranh rộng hơn, tổng quan hơn về các ảnh hưởng của phát triển doanh nghiệp trong đại học đối với chia sẻ tri thức
Từ những hạn chế trong chuyển giao công nghệ, chia sẻ tri thức, các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các doanh nghiệp đã hình thành cũng như doanh nghiệp
Trang 2726
đang hình thành ở ĐHQGHN, các khuyến nghị đối với ĐHQGHN và đối với Chính phủ Việt Nam đã được đề xuất Các khuyến nghị tập trung tháo gỡ các khó khăn nội tại từ ĐHQGHN và các doanh nghiệp trực thuộc Ngoài ra, các khuyến nghị cũng tập trung các tháo gỡ mang tính thể chế nhằm giải phóng các nguồn lực để phát triển doanh nghiệp, phát triển tinh thần doanh nghiệp trong quản trị đại học và thúc đẩy chia sẻ tri thức Đây cũng chính là mục tiêu phát triển của ĐHQGHN trong giai đoạn mới
Entrepreneurship development in university or academic entrepreneurship include many aspects or activities, of which the main issue is (1) the establishment and development
of enterprises that provide services and commercialize and transfer research results to the society; (2) the restructure of organizational structure and governance mechanism to make the university to be more entrepreneurial The role of entrepreneurship development in university in KS has been discussed and clarified in previous stud5ies and in reality of business world
This paper explores how entrepreneurship development or so called academic entrepreneurship in VNU has been evolving in the five recent years and how it affects knowledge sharing from the university to the industry As it is difficult to evaluate and measure the direct of impact of entrepreneurship development on knowledge sharing or knowledge transferring that need further studies The limitation of this paper is the theoretical approach to the relationship between academic entrepreneurship development and knowledge sharing and some initial assessment has been made It is undeniable that entrepreneurship and entrepreneurial acvities in university now is becoming more and more popular and play a critical role in knowledge sharing The strong efforts of entrepreneurship development and knowledge sharing in VNU are clear evidence of this trend
Some suggestions for VNU and the government have been raised to overcome the barriers in technology transfer, knowledge sharing and other challenges for enterprises These suggestions will remove not only internal but also external barriers for entrepreneurship development at VNU Moreover, these suggestions with focus on the mechanism also pave the way to free the resources for academic enterprises and enterpreneurship development in university governance and then promote knowledge sharing This is also the development goal of VNU in the new period
PHẦN III SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Kết quả nghiên cứu
TT Tên sản phẩm Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
1 Kết quả nghiên cứu lý thuyết
Nền tảng hình thành và phát triển doanh nghiệp trong
các cơ sở giáo dục đại học
Báo cáo nền tảng hình thành và phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học
Trang 2827
2 Sách chuyên khảo
Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam
Đã ký hợp đồng với Nhà Xuất bản
3 Bài báo đăng trên các tạp chí
khoa học trong nước
Phát triển doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học
- nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội
01 bài báo đăng Tạp chí Khoa học ĐHQGHN
4
Báo cáo khoa học đăng trong
kỷ yếu hội nghị quốc tế (có
phản biện) hoặc bài báo ISI/
scopus
Vai trò của phát triển doanh nghiệp trong đại học đối với thúc đẩy chia sẻ tri thức:
nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội
02 kỷ yếu Hội thảo quốc tế
5 Báo cáo phân tích
Thực trạng phát triển doanh nghiệp tại một số cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam
− Điểm mạnh
− Điểm yếu/hạn chế
− Đánh giá xu hướng phát
triển
Báo cáo khảo sát, phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp tại một số cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam
6 Tư vấn chính sách Giải pháp hình thành và phát triển doanh nghiệp
hiệu quả trong ĐHQGHN
Báo cáo tư vấn giải pháp hình thành và phát triển doanh nghiệp hiệu quả
Ghi địa chỉ và cảm ơn sự tài trợ của ĐHQGHN đúng quy định
Đánh giá chung
(Đạt, không đạt)
1 Công trình công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI/Scopus
1.1
1.2
2 Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản
2.1 Phát triển doanh nghiệp trong
các cơ sở giáo dục đại học: Từ
kinh nghiệm quốc tế đến thực
tiễn Việt Nam
Đã ký hợp đồng xuất bản Đạt
Trang 295 Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên ngành
quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
5.1 Báo cáo khoa học đăng kỷ yếu
hội thảo quốc tế 01 bài - The Role of Entrepreneurship
Development in Universities to Promote Knowledge Sharing: The Case of Vietnam national University Hanoi, Kỷ yếu tại hội thảo quốc tế:
"Asia Pacific Conference on Information Management 2016: Common Platform to A Sustainable Society In The Dynamic Asia Pacific", 10/2016
- Start-up in university and university- enterprise partnership:
managerial implications for Vietnam, Kỷ yếu hội thảo quốc tế
“International Conference on Emerging Challenges:
Partnership Enhancement”, 10/2016
Đạt
Trang 3029
Việt Nam, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Kinh tế và kinh doanh, Vol 32, số 4,
2016 5.3 Bài báo trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành 0 - Promoting university
startups’
development:
International experiences and policy
recommendations
for Vietnam,
Vietnam’s Economic Development, Vol 22, No 90, 7/2017, tr 19-42
Socio University Socio
Enterprise Cooperation in International Context and Implications for
Vietnam,
Vietnam Economic Review, No 7 (275), 7/2017
Vượt
6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng
6.1 Tư vấn chính sách 01 báo cáo Báo cáo tư vấn
giải pháp hình thành và phát triển doanh nghiệp hiệu quả
trong ĐHQGHN
Đạt
6.2 Văn bản 01 dự thảo văn bản Dự thảo quy Quy
định về thành lập Doanh nghiệp trong ĐHQGHN
- Nghiên cứu,
Đạt
Trang 3130
triển khai các giải nhằm phát triển Doanh nghiệp hiệu quả
trong ĐHQGHN giai đoạn đến
2020 tầm nhìn
2030 phù hợp với
xu thế và tình hình phát triển của khu vực và
thế giới
Ghi chú:
- Cột sản phẩm khoa học công nghệ: Liệt kê các thông tin các sản phẩm KHCN theo thứ tự
<tên tác giả, tên công trình, tên tạp chí/nhà xuất bản, số phát hành, năm phát hành, trang đăng công trình, mã công trình đăng tạp chí/sách chuyên khảo (DOI), loại tạp chí ISI/Scopus>
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp nhận nếu
có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn tài trợ của ĐHQGHN theo đúng quy định
- Bản phô tô toàn văn các ấn phẩm này phải đưa vào phụ lục các minh chứng của báo cáo Riêng sách chuyên khảo cần có bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối có ghi thông tin mã số xuất bản
3.3 Kết quả đào tạo
02 tháng/24,7 triệu đồng Luận án tốt nghiệp
Nền tảng phát triển doanh nghiệp - nghiên cứu trường hợp Công ty CP Gốm Chu Đậu
2017
Ghi chú:
- Gửi kèm bản photo trang bìa luận án/ luận văn/ khóa luận và bằng hoặc giấy chứng nhận
nghiên cứu sinh/thạc sỹ nếu học viên đã bảo vệ thành công luận án/ luận văn;
- Cột công trình công bố ghi như mục III.1
PHẦN IV TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC SẢN PHẨM KH&CN VÀ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
đăng ký Số lượng đã hoàn thành
1 Bài báo công bố trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống
Trang 3231
4 Bài báo quốc tế không thuộc hệ thống ISI/Scopus
5 Số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN,
tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa
học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
02 05
6 Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt
hàng của đơn vị sử dụng 02 02
7 Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định
chính sách hoặc cơ sở ứng dụng KH&CN 01 01
8 Đào tạo/hỗ trợ đào tạo NCS
PHẦN V TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ
Kinh phí được duyệt
(triệu đồng)
Kinh phí thực hiện
(triệu đồng)
Ghi chú
1 Thuê khoán chuyên môn 310,684 310,684
2 Nguyên, nhiên vật liệu, cây con
Từ kết quả và các sản phẩm của Đề tài nghiên cứu, đề xuất ĐHQGHN:
- Nghiên cứu ban hành Quy định về thành lập Doanh nghiệp trong ĐHQGHN
- Nghiên cứu, triển khai các giải nhằm phát triển Doanh nghiệp hiệu quả trong ĐHQGHN giai đoạn đến 2020 tầm nhìn 2030 phù hợp với xu thế và tình hình phát triển của khu vực và
thế giới như kết quả Đề tài đã kiến nghị
PHẦN VI PHỤ LỤC (minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
- Bản phô tô ấn phẩm “Phát triển doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học - nghiên cứu
trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội”
- Bản phô tô bìa, trang đầu và trang cuối sách chuyên khảo “Phát triển doanh nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học: Từ kinh nghiệm quốc tế đến thực tiễn Việt Nam”
- Bản phô tô ấn phẩm “Vai trò của phát triển doanh nghiệp trong đại học đối với thúc đẩy chia sẻ tri thức: nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội”
Trang 34THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
1 Tổ chức và quản trị đại học tại Việt Nam - những thách thức trong giai đoạn hội nhập
1.1 Luận bàn thêm về tổ chức và quản trị đại học trong giai đoạn hội nhập
Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra Quản trị đại học là vấn đề lớn và trải rộng, bao hàm nhiều hoạt động như quản trị hệ thống, quản trị chiến lược, quản trị hoạt động đào tạo, quản trị khoa học và công nghệ, quản trị nhân lực, quản trị tài chính,… Đã có nhiều nghiên cứu từ quản trị đại học truyền thống đến các phương pháp quản trị đại học hiện đại; nghiên cứu chú trọng đến hiệu quả, chất lượng hoạt động quản trị, cũng như con người và các cấp độ quản trị khác nhau trong trường đại học Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh cho quản trị đại học
Trên thế giới, các quan điểm khác nhau về quản trị đại học đã xuất hiện từ thế kỷ trước Theo tổng hợp của tác giả Ngô Thị Tuyết Mai(2012), quản trị đại học được tiếp cận và nhận thức theo nhiều góc độ khác nhau, nổi bật như: “Công tác quản trị hình thành vận mệnh của một trường đại học Quản trị đại học đúng đắn là tâm điểm thành công hoặc thất bại… của bất kỳ trường đại học đương thời” (Baldridge); “Điều cốt lõi căn bản để trở thành trường đại học hàng đầu thế giới chính là hệ thống quản trị hàng đầu” (Pan); “Quản trị khôngbaohàm trong nó cả việc giảng dạy và nghiên cứu, nhưng nó ảnh hưởng đến những công tác này Nó tạo điều kiện cho việc giảng dạy và nghiên cứu được tiến hành” (Marginson & Considine); “Quản trị đại học đã trở thành công cụ đòn bẩy chính
để cải thiện chất lượng trong mọi lĩnh vực của giáo dục đại học Chất lượng giáo dục đại học có mối quan hệ với các vấn đề về quản trị” (Henard & Mitterle)
Tại Việt Nam, đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu về quản trị đại học dưới những khía cạnh khác nhau Song khái niệm quản trị đại học lại chưa
Trang 35được định nghĩa một cách rõ nét Tiêu biểu nhất là định nghĩa của Nguyễn Đông Phong và Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013): “Quản trị đại học là quá trình xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động của một trường đại học Nhà quản trị đại học chịu trách nhiệm trước nhà trường, cộng đồng và người học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả Quản trị đại học là những phương cách để những người có thẩm quyền lãnh đạo hướng dẫn và giám sát các mục tiêu và giá trị của nhà trường thông qua các chính sách và quy trình thực hiện”
Quản trị tiên tiến và hiệu quả là cách thức tổ chức, phối hợp các nguồn lực, trong đó có nguồn vốn trí tuệ,tạo ra lợi thế cạnh tranh của mộttổ chức trong giai đoạn phát triển kinh tế dựa vào tri thức và đổi mới sáng tạo ngày nay Điều này đặc biệt đúng đối với giáo dục đại học, nơi nguồn vốn quan trọng nhất chính
là con người và sản phẩm quan trọng nhất là tri thức Hệ thống tổ chức và quản trị đại học tốt sẽ khơi dậy và khuyến khích sựphát triển, trái lại nó sẽ làm băng hoại mọi giá trị và hủy hoại môi trường đại học Theo Conley (1993), ba nhân tố
khả biến đối với thành công của trường đại học là: nhân tố trung tâm (giảng
dạy, học tập, chương trình giảng dạy, thành quả học tập, kiểm tra, đánh giá);
nhân tố kích hoạt (công nghệ, môi trường) và nhân tố bổ trợ (lãnh đạo, quản
trị đại học) Salmi (2009) cho rằng, những nhân tố của một trường đại học tầm
cỡ quốc tế là: chú trọng vào năng lực; nguồn lực phong phú và sự quản trị
thuận lợi (Ngô Thị Tuyết Mai, 2012)
Có thể khẳng định, vai trò của quản trị đại học đối với các cơ sở giáo dục đại học là vô cùng quan trọng và mangtính chất quyết định đối với vận mệnh của một trường đại học
1.2 Tổ chức và quản trị đại học nói chung ở Việt Nam
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm học 2016-2017, Việt Nam có 235 trường đại học và học viện, trong đó có 170 trường công lập, chiếm khoảng 72% và 65 trường ngoài công lập chiếm 28% Quy mô sinh viên năm học 2016-2017 cả nước có khoảng 1,8
Trang 36triệu thì trường công lập chiếm 88%, trường dân lập 12%
Để giảm chi ngân sách Nhà nước và đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014
về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục đại học công lập Trong điều kiện chưa ban hành hoặc sửa đổi nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực cụ thể theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, các trường ĐHCL tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ
Bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế như hiện nay đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam phải có sự đổi mới trong quản trị sao cho phù hợp Đất nước đang vận động từng ngày để phát triển, tuy vậy một thực tế buồn là chất lượng giáo dục đại học lại đang tụt hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực Trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy các trường đại học có rất ít sự tự chủ/tự trị Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ quan chủ quản các trường đóng vai trò nhà quản trị khi trực tiếp quyết định những vấn đề then chốt nhất Đó là việc cung cấp/phân bổ ngân sách, chủ trương về xây dựng phát triển cơ sở vật chất, cơ chế mua sắm tài sản, phương tiện và trang thiết bị; thậm chí còn quyết định thay cho các trường những việc lẽ ra thuộc lĩnh vực quản trị của các trường như ngành đào tạo hay mức học phí Nhưvậy, phương pháp quản trị đại học ở cấp nhà nước hiện nay (vốn bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ trước) chỉ có thể phù hợp và có hiệu quả trong bối cảnh kinh tế tập trung, kế hoạch hóa cao độ, hay hoàn cảnh chiến tranh trước đây
1.3 Quản trị và tự chủ đối với các trường đại học công lập
Ngân sách hoạt động và các vấn đề tài chính:
Nhà nước Việt Nam hiện nay chỉ đầu tư ngân sách hoạt động cho các trường công lập, tuy các trường này cũng có những nguồn thu khác như học phí, các dự án/đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình liên kết đào tạo với các tỉnh.v.v Hiện nay nguồn tài chính chủ yếu của trường đại học Việt Nam, ngoài ngân sách nhà nước, là học phí Học phí được nhà nước quy định mức trần, và
Trang 37không khác biệt đáng kể giữa các trường khác nhau hay các ngành khác nhau Tuy được coi là một gánh nặng đối với những gia đình thu nhập thấp, mức thu học phí tại Việt Nam vẫn quá thấp so với nhu cầu phát triển chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học Mức học phí đại học hiện nay ở Việt Nam vào khoảng 200-300 USD một năm (Đại học FPT là một ngoại
lệ mới nổi lên gần đây với học phí 2000 USD/năm) Cần lưu ý là mức chi phí đào tạo mà các trường chi trên mỗi đầu sinh viên một năm tại Việt Nam là 200-400USD trong lúc con số này ở Mỹ là 20,000 -40,000 USD
Sự không thích đáng về nguồn lực tài chính này ảnh hưởng đến tất cả mọi nhân
tố của việc quản trị trường đại học tại Việt Nam, bao gồm cả chất lượng đào tạo
và trình độ nghiên cứu hiện vẫn còn ở mức rất thấp
Cơ chế quản lý:
Bộ Giáo dục và Đào tạo (MOET) ở Việt Nam thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với giáo dục, bao gồm cả xây dựng quy chế tuyển sinh, xác định chương trình khung, thậm chí kiểm soát cả chỉ tiêu sinh viên từng trường được quyền nhận hàng năm Cơ chế quản lý trong các trường đại học Việt Nam khá phức tạp Hội đồng Trường là một khái niệm mới và còn đang trong quá trình vận động để thành lập ở các đại học công.Theo Hiến pháp Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo trong các cơ quan, tổ chức nhà nước,
do vậy tiếng nói của cấp ủy Đảng trong trường đại học giữ một vai trò quan trọng đáng kể trong các quyết định của nhà trường, cả trong những vấn đề chiến lược và trong những việc cụ thể Tuy vậy, trong thực tế, hiệu trưởng cũng được trao nhiều quyền hạn hơn trước Ở các trường tư còn phức tạp hơn khi các hiệu trưởng làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cả hội đồng quản trị và của cấp ủy nhà trường
Tự do học thuật và việc xây dựng/phát triển chương trình:
Hệ thống giáo dục Việt Nam có một chương trình khung cố định và khá cứng nhắc, gần như không có một khoảng trống nào cho cán bộ giảng dạy quyết định những nội dung nào cần được giảng dạy Những rơi rớt ảnh hưởng của truyền thống Khổng giáo cũng không khuyến khích giới nghiên cứu trong
Trang 38trường đại học bộc lộ ý kiến riêng một cách mạnh mẽ như họ đáng phải thế Kết quả là chương trình và nội dung đào tạo của trường đại học không đáp ứng kịp những nhu cầu thực tiễn của xã hội Hơn nữa, không có khả năng khám phá đến tận cùng mọi khía cạnh cụ thể của một vấn đề đang tranh luận, hay một đòi hỏi
có tính khoa học, cán bộ giảng dạy đại học ở Việt Nam khó lòng lôi cuốn sinh viên thực sự về mặt trí tuệ, sáng tạo và khả năng phân tích Tuy nhiên, ở một phạm vi rộng hơn, một số trường đại học tư cũng đã thành lập được những ngành mới trong một số lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn xã hội như
du lịch, thiết kế đồ họa, dinh dưỡng và thời trang, là những ngành trước đây chưa được dạy ở các đại học công lập
1.4 Những vần đề chủ yếu cho đổi mới tổ chức và quản trị trường đại học
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản, đặc biệt là sự đa dạng hóa sở hữu các trường đại học, các loại hình đào tạo cũng như đòi hỏi của các nhà tuyển dụng, thì phương thứcquản trị đại học theo hướng tự chủ cần phải có những thay đổi căn bản để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và xu thế của thời đại, bắt nguồn từ những vướng mắcsau:
Thứ nhất, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường chưa được nâng cao Một trong những nguyên tắc, đặc trưng cơ bản nhất của quản trị đại
học là quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm Quyền tự chủ ở trường đại học thể hiện ở việc tự chủ về tài chính, tự chủ về tổ chức nhân sự, tự chủ về đào tạo và
tự chủ về học thuật trong khuôn khổ quy định của pháp luật Những thay đổi của môi trường kinh tế, xã hội và khoa học - công nghệ ở trong và ngoài nước khiến cho sứ mệnh và mô hình quản trị đại học cần được thay đổi trên cơ sở trao cho các trường được quyền tự chủ và đòi hỏi các trường phải chịu trách nhiệm xã hội đối với “sản phẩm” của mình
Giáo dục đại học Việt Nam đã mở rộng nhanh chóng trong một thập kỷ qua, với khát khao tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới Một trong những vấn đề cơ bản của quản trị đại học tiên tiến là tự chủ của trường đại học Mặc dù đây là vấn đề được bàn thảo tới nhiều, cũng như được đề cập trong các văn bản pháp quy của Nhà nước nhưng đến hiện tại vẫn được xem là vấn đề
Trang 39“nóng” Vậy cốt lõi của tự chủ đại học là gì? Nên trao quyền tự chủ cho các cơ
sở giáo dục đại học như thế nào và cần thực hiện tự chủ như thế nào để đảm bảo mục đích của cuối cùng của nó?
Thứ hai, vai trò và hoạt động của hội đồng trường còn mờ nhạt và lúng túng.Mặc dù có một số khác biệt giữa các hệ thống ở các nước khác nhau,
nhưng nhìn chung, vấn đề hội đồng trường tập trung ở một số điểm như: vai trò của hội đồng trường nhằm kiểm soát tổng thể các đường lối, phương hướng, kế hoạch chiến lược của nhà trường và quản lý các rủi ro/nguy cơ tiềm năng có thể nảy sinh hơn là tham gia trực tiếp quản trị bởi đây là vai trò của ban giám hiệu;
sự thành công của cấu trúc quản trị phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ đối tác giữahộiđồngtrườngvàbangiámhiệu
Ở Việt Nam, cho đến nay, có rất ít trường đại học thành lập hội đồng trườngvìchúngtachưađịnhrõmôhìnhhộiđồngtrườngđạihọc.LuậtGiáodục Đại học cũng có quy định cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm cả hội đồng trường Tuy nhiên, chức năng và nhiệm vụ của hội đồng này vẫn chưa được xác định cụ thể Theo Nghị định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 về việc ban hành điều lệ trường đại học, thì hội đồng trường vẫn chỉ có chức năng như một hội đồng tư vấn cho hiệu trưởng trong việc xây dựng các kế hoạch chiến lược phát triển trường Hội đồng trường không phải là cơ quan quyền lực cao nhất, không có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng Và thực tiễn đã cho thấy
thành lập này là do cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị cần có; nói một cách thẳng thắn hơn, những hội đồng trường đã/từng được thành lập cũng chỉ mang tínhhìnhthứcvàhầunhưkhôngcóvaitròđángkểtrongquản trịtrườngđạihọc
Mô hình quản trị đại học của Việt Nam hiện nay đang (và sẽ) tồn tại song song một hội đồng trường cùng một Ban Chấp hành Đảng bộ để định hướng và giám sát toàn bộ hoạt động của nhà trường Phần lớn Ban giám hiệu chỉ giới hạn công việc quản lý, lãnh đạo của mình thông qua việc thực hiện những nghị quyết của Đảng bộ Như vậy, hội đồng trường của các trường đại học Việt Nam chỉ thực sự phát huy vai trò của mình khi định vị được mình đang ở đâu trong
Trang 40mối quan hệ giữa Đảng ủy và Ban giám hiệu Điều đó cũng có nghĩa là tổ chức Đảng, phải chắc chắn rằng không làm thay công việc của hội đồng trường
Thứ ba, chưa chú trọng gắn kết mối liên hệ giữa trường đại học, doanh nghiệp và cộng đồng, chưa chú trọng phát huy vai trò của khoa/bộ môn và các chủ thể trong nội bộ trường Kinh nghiệm các nước cho thấy, để một trường đại
học hoạt động có hiệu quả thì tất cả các đơn vị, cá nhân trong trường cần được bảo đảm có một tiếng nói trong những quyết định quan trọng của nhà trường, cần
có một vai trò nhất định trong việc định hình chính sách của nhà trường và quan trọng nhất đảm bảo có được quyền tự do học thuật nhất định Tuy nhiên, ở các trường đại học ở Việt Nam, do chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu từ nhiều năm nên chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ được trên giao xuống, chứ chưacó được nhiều quyền quyết định về nhân sự, chuyên môn, xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, tự do trong việc chọn giáo trình, phương pháp, nội dung giảng dạy… Trong những năm gần đây, tuy đã có những thay đổi để tăng tính tự chủ cho các trường, nhưng chỉ ở một mức độ nhất định, các giảng viên cũng chưa có nhiều cơ hội tham gia vào việc quản trị nhà trường và các quyết định về các hoạt động khác nhau của trường
Để học tập kinh nghiệm từ hệ thống giáo dục đại học các nước áp dụng vào hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, cần phải nhấn mạnh một lần nữa là không có một mô hình hay chuẩn mực tối ưu về tự chủ đại học để phỏng theo hay áp dụng, bởi có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Qua nghiên cứu một số nước trên thế giới, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam như phải hình thành một hệ thống giáo dục theo hướng phi tập trung hóa; phải tôn trọng các quy luật của thị trường và có ý thức khaithác chúng;phảihìnhthànhmộtmôitrườngcạnhtranhlànhmạnh về uy tín, chất lượng giữa các trường đại học; yêu cầu các trường đại học phải thành lập hội đồng trường và đưa vào hoạt động; cần đầu tư tài chính nhiều hơn nữa cho các trường đại học; không được áp dụng một cách rập khuôn, máy móc bất cứ một
mô hình đại học nào