Quản lý hoạt Động của sinh viên các trường Đại học tại Đại học quốc gia hà nội trong bối cảnh Đổi mới giáo dục và Đào tạo
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HÀ THỊ THANH THỦY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HÀ THỊ THANH THỦY
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 9 14 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS TS Nguyễn Đức Chính
2 TS Trần Văn Tính
HÀ NỘI – 2021
Trang 3iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều tôi đã cam đoan ở trên
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
Hà Thị Thanh Thủy
Trang 4iv
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bảy tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc
tới Ban Giám hiệu, Khoa Quản lí giáo dục, các Cán bộ quản lý, các Thầy, Cô giảng
viên và các em sinh viên của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình công tác,
học tập và nghiên cứu luận án này Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới GS.TS NGND Nguyễn Đức Chính và TS Trần Văn Tính đã trực tiếp hướng
dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án
Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội, các
Ban chức năng của ĐHQGHN, Ban Giám hiệu, Cán bộ quản lý và các Thầy/Cô giảng viên,
các chuyên gia giáo dục và các em sinh viên các trường đại học đã tạo điều kiện về thời
gian, vật chất, tinh thần và đóng góp nhiều ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu, thu thập số liệu, thử nghiệm để hoàn thành luận án
Cuối cùng tác giả xin dành lời cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn
bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, khích lệ, động viên tác giả trong suốt quá trình
tác giả công tác, học tập và nghiên cứu khoa học
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
Hà Thị Thanh Thủy
Trang 5v
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
4 Câu hỏi nghiên cứu 4
5 Giả thuyết nghiên cứu 4
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
8 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6
9 Luận điểm bảo vệ 8
10 Đóng góp mới về khoa học của luận án 8
11 Cấu trúc luận án 9
CHƯƠNG 1 10
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN 10
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 10
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1 Các nghiên cứu về hoạt động học tập và quản lí hoạt động học tập của sinh viên 10
1.1.2 Các nghiên cứu về hoạt động NCKH và quản lí hoạt động NCKH của sinh viên 14
1.1.3 Các nghiên cứu về hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp và quản lí hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp của sinh viên 17
1.1.4 Đánh giá các công trình nghiên cứu đi trước và xác định các vấn đề cần nghiên cứu của luận án 23
1.2 Đổi mới giáo dục đại học và yêu cầu đặt ra với hoạt động của sinh viên và quản lí hoạt động của sinh viên trong các trường đại học 24
1.2.1 Đổi mới giáo dục đại học 24
Trang 6vi
1.2.2 Yêu cầu đặt ra với hoạt động của sinh viên và quản lí hoạt động của sinh viên trong
các trường đại học 27
1.3 Những vấn đề lí luận về sinh viên và hoạt động của sinh viên các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 30
1.3.1 Sinh viên 30
1.3.2 Hoạt động của sinh viên 31
1.4 Những vấn đề lí luận về quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học 43
1.4.1 Khái niệm quản lý, quản lý hoạt động của sinh viên 43
1.4.2 Các chủ thể tham gia quản lí hoạt động của sinh viên tại trường đại học thành viên của các Đại học Quốc gia 44
1.4.3 Nội dung quản lí các hoạt động của sinh viên các trường đại học 46
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động của sinh viên trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo 58
1.5.1 Yếu tố chủ quan 59
1.5.2 Yếu tố khách quan 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 66
CHƯƠNG 2 68
CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG 68
CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA 68
HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 68
2.1 Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội 68
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về Đại học Quốc gia Hà Nội 68
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lí 70
2.1.3 Đặc điểm công tác quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại
ĐHQGHN 73
2.2 Tổ chức nghiên cứu 75
2.2.1 Mục đích khảo sát thực trạng 75
2.2.2 Nội dung khảo sát thực trạng 75
2.2.3 Đối tượng và địa bàn khảo sát 75
2.2.4 Phương pháp khảo sát 76
Trang 7vii
2.2.5 Đánh giá kết quả khảo sát 77
2.3 Thực trạng hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT 78
2.3.1 Thực trạng hoạt động học tập của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN 78
2.3.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN 87
2.3.3 Thực trạng hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN 96
2.4 Thực trạng quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo 105
2.4.1 Thực trạng hệ thống quản lí hoạt động học tập của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN 105
2.4.2 Thực trạng hệ thống quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN 110
2.4.3 Thực trạng quản lí hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN 116
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT 121
2.5.1 Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT 121
2.5.2 Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT 123
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo 126
2.6.1 Những kết quả đạt được trong quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT 126
2.6.2 Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của hạn chế 128
2.7 Kinh nghiệm quốc tế về quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học 132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 136
CHƯƠNG 3 138
Trang 8viii
GIẢI PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN 138
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 138
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 138
3.1 Những nguyên tắc xây dựng giải pháp 138
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo dục đại học 138
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo phát huy được vai trò của các chủ thể tham gia quản lí hoạt động của sinh viên và phát huy được năng lực cá nhân của mỗi sinh viên 139
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tác động đến tất cả các mặt của quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học 139
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, linh hoạt trong xây dựng, triển khai thực hiện các giải pháp quản lí 140
3.1.5 Nguyên tắc phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường và phù hợp với đặc điểm của mỗi nhà trường, địa phương 140
3.2 Sơ đồ Hệ thống quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo……….141
3.3 Các giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo 143
3.3.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lí đáp ứng yêu cầu của đào tạo trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT 143
3.3.1.1 Biện pháp 1 Hoàn thiện, bổ sung các văn bản quản lí mang tính hướng dẫn 143 3.3.1.2 Biện pháp 2 Hoàn thiện, bổ sung các văn bản quản lí mang tính kiểm soát,
chế tài… 144
3.3.2 Giải pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên cho đội ngũ giảng viên, cố vấn học tập 147
3.3.2.1 Biện pháp 3 Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cố vấn học tập kĩ năng hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập, NCKH, hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp trong toàn
khóa học 147
3.3.2.2 Biện pháp 4 Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kĩ năng hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát và đánh giá quá trình học tập của sinh viên 149
Trang 9ix
3.3.2.3 Biện pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cố vấn học tập kĩ năng hướng dẫn sinh viên kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tự chịu trách nhiệm về kết quả học
tập, rèn luyện của bản thân 151
3.3.3 Giải pháp 3: Phát triển môi trường học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp cho sinh viên 157
3.3.3.1 Biện pháp 6 Tổ chức lại Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN và phòng tư liệu của các trường thành viên theo hướng Không gian học tập chung (Learning commons) 157
3.3.3.2 Biện pháp 7 Tổ chức các loại hình câu lạc bộ phù hợp sở thích cho sinh viên 160
3.3.4 Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp theo hướng trải nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên 162
3.3.4.1 Biện pháp 8 Tạo môi trường trải nghiệm thực tiễn cho SV 162
3.3.4.2 Biện pháp 9: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và tạo điều kiện cho sinh viên trong khởi nghiệp để thích ứng với bối cảnh hội nhập 164
3.4 Khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất 167
3.5 Tổ chức thử nghiệm 177
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 186
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 188
1 Kết luận 188
2 Khuyến nghị 191
2.1 Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội 191
2.2 Đối với các trường đại học trong ĐHQGHN 191
2.3 Đối với Đoàn Thanh niên CSHCM và các tổ chức xã hội khác 192
2.4 Đối với cán bộ quản lí, giảng viên, cố vấn học tập của các khoa và phòng ban chức năng của các trường đại học 192
2.5 Đối với sinh viên 193
TÀI LIỆU THAM KHẢO 195 PHỤ LỤC
Trang 10x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân cấp quản lí hoạt động của sinh viên trường đại học 44
Bảng 1.2 Ma trận tư duy quản lí hoạt động của sinh viên 49
Bảng 2.1 Tổng hợp đối tượng khảo sát 75
Bảng 2.2 Thực trạng đánh giá mức độ đồng tình của sinh viên trong việc xác định các mục đích học tập 78
Bảng 2.3 Thực trạng đánh giá mức độ thực hiện các nội dung và hình thức 80
Bảng 2.4 Thực trạng đánh giá mức độ đạt được kết quả học tập của sinh viên 83
Bảng 2.5 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động học tập của 86
Bảng 2.6 Thực trạng đánh giá mức độ đồng tình của sinh viên về việc xác định mục đích tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học 87
Bảng 2.7 Thực trạng đánh giá mức độ tham gia vào các nội dung và hình thức 89
Bảng 2.8 Thực trạng đánh giá mức độ kết quả đạt được các kĩ năng trong 91
Bảng 2.9 Kết quả đánh giá chung về thực trạng hoạt động NCKH 94
Bảng 2.10 Thực trạng đánh giá mức độ đồng tình về mục đích tham gia các hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN 96
Bảng 2.11 Thực trạng đánh giá mức độ tham gia vào các nội dung và 98
Bảng 2.12 Thực trạng đánh giá kết quả đạt được khi tham gia các hoạt động 101
Bảng 2.13 Kết quả đánh giá chung về thực trạng hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN 103
Bảng 2.14 Thực trạng hệ thống quản lí hoạt động học tập của sinh viên 105
Bảng 2.15 Thực trạng hệ thống quản lí hoạt động NCKH của sinh viên 110
Bảng 2.16 Thực trạng hệ thống quản lí 116
Bảng 2.17 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan tới quản lý hoạt động của 121
Bảng 2.18 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tới quản lý HĐ của SV các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT 123
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 170
Bảng 3.2 Đặc điểm của khách thể nghiên cứu chính thức (Sinh viên) 179
Bảng 3.3 Kết quả đánh giá sự thay đổi về nhận thức, thái độ 183
Bảng 3.4 Đánh giá sự thay đổi về nhận thức của sinh viên về những khó khăn khi tham gia hoạt động khởi nghiệp 184
Trang 11xi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc của hoạt động theo A.N.Leonchiev [31] 32
Sơ đồ 1.1 Hệ thống quản lí hoạt động của sinh viên tại trường đại học 47
Biểu đồ 2.1 So sánh thực trạng hoạt động học tập của 87
Biểu đồ 2.2 So sánh thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên 95
Biểu đồ 2.3 So sánh thực trạng hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp 104
Biểu đồ 2.4 So sánh mức độ thực hiện quản lí hoạt động học tập của sinh viên 108
Biểu đồ 2.5 So sánh mức độ thực hiện quản lí hoạt động 113
Biểu đồ 2.6 So sánh mức độ thực hiện quản lí hoạt động cộng đồng 119
Biểu đồ 2.7 Thực trạng quản lí hướng dẫn bằng hệ thống văn bản đối với hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, cộng đồng và khởi nghiệp của sinh viên 127
Biểu đồ 2.8 Thực trạng quản lí đội ngũ cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ, 128
Biểu đồ 2.9 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu hỗ trợ
hoạt động 128
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ Hệ thống quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo 141
Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp 176
Trang 12xii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 13Trên thực tế, có thể nhận thấy rằng, chất lượng đào tạo của các trường đại học ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội Đồng thời, các trường đại học cũng luôn chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường kinh tế – xã hội và các thành tựu khoa học – công nghệ của nhân loại Nước ta đang tiến lên trên con đường hội nhập toàn diện với thế giới, trong bối cảnh đó nền giáo dục Việt Nam nói chung, đặc biệt là giáo dục đại học đang đứng trước những thách thức mới của hội nhập, các yêu cầu cần phải nâng cao chất lượng, chuyển đổi phương thức quản lí để đáp ứng những yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới
Các nghiên cứu và tổng kết từ kinh nghiệm trong nước và quốc tế cho thấy, để đạt được điều đó, các nội dung cơ bản mà nhà trường cần cung cấp cho người học trong thời đại CMCN 4.0 bên cạnh đào tạo kiến thức và kỹ năng, tăng cường thực hành thực tập, công nghệ thông tin và ngoại ngữ, thì đào tạo với tư duy tầm nhìn, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững rất quan trọng Các giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và sự hài hòa phải là bệ đỡ và nền tảng cho sự phát triển của xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0 Chính vì vậy, chúng ta cần có kịch bản phát triển con người trong giai đoạn mới, với nòng cốt và nền tảng là giáo dục
1.2 Trong trường đại học, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sinh viên là học tập Bằng các nhiệm vụ học tập, người học tự hình thành và phát triển nhân cách của mình Trường đại học có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi về hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, giám sát, để người học có thể hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập của mình Quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học là bộ phận cấu thành của quản lí quá trình đào tạo Hiện nay phần lớn các trường đại học đã thực hiện đào tạo theo tín chỉ, mô hình tuy không còn mới mẻ nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn trong cách tiếp cận đối với các bộ phận quản lí, giảng viên và sinh viên Học chế tín chỉ tạo điều kiện để sinh viên chủ động
tự học, tự nghiên cứu, chủ động lập kế hoạch học tập phù hợp nhất với bản thân Do vậy cần một cơ chế quản lí có thể hỗ trợ, giúp đỡ SV học tập tốt nhất trong bối cảnh này
Trang 142
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý giáo dục đại học đặc biệt quan tâm tới công tác quản lí hoạt động của sinh viên đại học (QLHĐ của SV) Hàng loạt những quy định, quy chế trong công tác QLHĐ của SV được sửa đổi và ban hành nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục SV đáp ứng yêu cầu của việc cung cấp nguồn nhân lực trong thời kỳ mới
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ một trong những mục tiêu quan trọng, đó là: “ …Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục đại học khi đề cập đến mục tiêu chung đã khẳng định:
“Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân”.Trong đó chỉ rõ mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học “để SV có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo”[61]
1.3 Trước những yêu cầu cấp bách về việc cần phải nâng cao chất lượng đào tạo, chuyển đổi phương thức quản lí để đáp ứng những yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới, đáp ứng yêu cầu của hội nhập, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những thay đổi vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu lớn, luôn khẳng định là đại học hàng đầu của Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi nhọn; có chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học tiên tiến; có đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao; có đội ngũ cán bộ quản lí chuyên nghiệp và đồng bộ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới
Trang 153
Tại Đại hội đại biểu lần thứ VI Đảng bộ ĐHQGHN nhiệm kỳ 2020-2025, trong
Báo cáo chính trị trình Đại hội đã nêu rõ những kết quả quan trọng đạt được trên tất cả
các lĩnh vực hoạt động: Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) phát triển về quy
mô và chất lượng; Văn hóa công bố quốc tế tiếp tục được tăng cường; Hoạt động hợp
tác và phát triển được mở rộng, đi vào chiều sâu; Xếp hạng đại học của ĐHQGHN
không ngừng tăng lên ĐHQGHN liên tục xếp vị trí số 1 Việt Nam và nằm trong nhóm
801-1000 thế giới theo các bảng xếp hạng Times Higher Education (THE), QS; Mô hình
tổ chức của ĐHQGHN ngày càng được hoàn thiện hơn với tỉ lệ cán bộ khoa học trình độ
từ tiến sĩ trở lên cao gấp 2,7 lần tỉ lệ chung toàn ngành Nhiều cơ chế, chính sách trọng dụng, đãi ngộ các nhà khoa học, sản phẩm KH&CN cũng được triển khai, tạo động lực
thúc đẩy phát triển các tiềm lực KH&CN Cơ cấu tổ chức được điều chỉnh, sắp xếp lại
theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, từng bước phù hợp với mô hình đại học nghiên
cứu; Các tiềm lực cơ sở vật chất, tài chính và các nguồn lực khác cũng được gia tăng
mạnh mẽ
Bên cạnh việc đi tiên phong trong công tác, ĐHQGHN luôn đặt vấn đề nâng cao
chất lượng hỗ trợ sinh viên lên hàng đầu và đã có rất nhiều cố gắng để đưa công tác quản
lí hoạt động của sinh viên đi vào nề nếp, trong việc ban hành các văn bản quản lí, cơ chế quản lí và phối hợp quản lí, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên,
cơ sở vật chất trang thiết bị hỗ trợ học tập…
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cơ chế quản lí hoạt động của SV vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi, chuyển đổi, thử nghiệm, còn nhiều hạn chế, bất cập và hiệu quả còn chưa cao Các văn bản quản lí vẫn chưa thống nhất và đồng bộ Việc ban hành và triển khai thực hiện một số văn bản mới liên quan đến QLHĐ của SV như Quy chế đào tạo đại học
và Quy chế kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ, Quy chế công tác HS, SV tại ĐHQGHN vẫn còn thiếu các nội dung về quản lí người học ở bậc học sau đại học; Quy trình, cách thức phối hợp về công tác QLHĐ của SV giữa bộ phận làm công tác QLSV
và các bộ phận khác chưa phát huy được hiệu quả đúng với tiềm năng; một số văn bản quản lí trong học chế tín chỉ còn chưa được tổng kết, cập nhật và bổ sung; Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí và giảng viên chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc đổi mới cơ chế, chính sách: Đội ngũ chuyên viên còn mỏng, chưa được đào tạo chuyên nghiệp, chưa có kế hoạch và lộ trình bồi dưỡng hàng năm; Đội ngũ giảng viên làm CVHT chỉ là nhiệm vụ kiêm nhiệm, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác đào tạo theo tín chỉ; Cơ sở vật chất và chất lượng các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên ở bên trong/ngoài giảng đường còn nhiều khó khăn, bất cập,
Trang 164
chưa đáp ứng được yêu cầu Trong “Báo cáo Tổng kết 10 năm áp dụng phương thức đào
tạo theo tín chỉ tại ĐHQGHN” (Ban Đào tạo – ĐHQGHN, 01/2018) [22] đã chỉ rõ một số
nhược điểm liên quan đến công tác này Điều đó đặt ra yêu cầu cần thiết về xây dựng và
áp dụng các giải pháp quản lí hoạt động của SV tại ĐHQGHN cho phù hợp với phương thức đào tạo mới, đồng bộ với các hoạt động khác của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần để ĐHQGHN trở thành cái nôi “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tầu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Quản lí hoạt động của sinh viên các
trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” được lựa chọn và nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo, đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động của sinh viên các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
4 Câu hỏi nghiên cứu
Bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo đặt ra những yêu cầu gì đối với quản lý hoạt động của sinh viên trong các trường đại học?
Có thể xác định những hoạt động chính của SV, nghiên cứu cấu trúc của hoạt động làm cơ sở tìm ra các giải pháp quản lí nâng cao chất lượng của các hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay?
5 Giả thuyết nghiên cứu
Quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lí quá trình đào tạo Trong bối cảnh đổi mới GD&ĐT, hoạt động
Trang 176 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về hoạt động và quản lí hoạt động của sinh viên tại trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
- Khảo sát thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
- Đề xuất các giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
- Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của của các giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
- Thử nghiệm một giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Trong phạm vi luận án, tác giả tập trung nghiên cứu quản lí hoạt động của sinh viên trong giai đoạn học tập và nghiên cứu ở trường đại học, trong phạm vi trách nhiệm
và quyền hạn của nhà trường khi người học đã trở thành sinh viên của nhà trường
- Luận án xác định quản lí 3 nhóm hoạt động chính của sinh viên là: hoạt động học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp Mỗi nhóm hoạt động sẽ có những hoạt động xác định và cũng là đối tượng của quản lí hoạt động của sinh viên
- Do cơ cấu quản lí đặc thù của ĐHQGHN nên có rất nhiều chủ thể tham gia vào Quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội như: Ban Giám đốc, các Ban chức năng; Ban Giám hiệu, Phòng Quản lí sinh viên trong mối quan hệ phối hợp với các Phòng chức năng, các khoa/bộ môn tại các trường đại học trực
thuộc ĐHQGHN Tuy nhiên, trong luận án này chủ thể quản lý chính là hiệu trưởng các
trường đại học, các chủ thể khác là chủ thể phối hợp trong Quản lý hoạt động của sinh
viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phạm vi khảo sát thực trạng: 06 trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Trang 18- Thời gian trích nguồn số liệu thống kê và triển khai khảo sát: từ năm 2016-2019
8 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Tiếp cận lịch sử - logic
Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động của sinh viên trong các điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau Đồng thời tìm ra những mặt hạn chế và nguyên nhân, thành tựu và triển vọng của thực trạng trên cơ sở những quy luật mang tính logic của quá trình phát triển Vận dụng cách tiếp cận lịch sử/logic sẽ giúp cho việc xác định các luận cứ thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tiếp cận theo lí thuyết hoạt động
Lí thuyết hoạt động khởi sinh biện chứng từ các quan điểm Triết học – Tâm lí Các khái niệm hoạt động, đối tượng của hoạt động, nhu cầu, động cơ trong hoạt động cũng như mối liên hệ giữa chúng là cơ sở của tâm lí học hoạt động được khái quát ở mức
độ trừu tượng cao Việc nghiên cứu làm sáng tỏ các khái niệm trên và mối liên hệ giữa chúng - để từ đó xác định các năng lực tiếp cận lí thuyết hoạt động và các biện pháp để quản lí hoạt động của sinh viên - sẽ góp phần cụ thể hóa việc quản lí hoạt động của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay
- Tiếp cận theo quá trình
Nghiên cứu quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học theo tiếp cận các thành tố của quá trình giáo dục (mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, v.v… cho quá trình quản lí hoạt động của sinh viên đạt hiệu quả cao nhất Các thành tố này có mối quan hệ gắn bó, tác động và ảnh hưởng qua lại với nhau Tiếp cận quá trình định hướng cho
Trang 197
việc xác định nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng các trường đại học đối với việc triển khai quản lí hoạt động sinh viên Trong nghiên cứu này, luận án sẽ sử dụng chính cách tiếp cận quá trình kết hợp với tiếp cận chức năng quản lí để xác định các nội dung Quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
- Tiếp cận phức hợp
Cách nghiên cứu đối tượng cùng một lúc bằng nhiều cách tiếp cận, như tiếp cận chức năng, tiếp cận sự tham gia…, nhiều bình diện, tầng bậc khác nhau, để phát hiện được nhiều mối liên hệ, tính chất khác nhau của đối tượng, nhằm hiểu đối tượng một cách chính xác hơn Nghiên cứu không bỏ qua một mặt nào, một nhiệm vụ hay một bộ phận nào của quá trình quản lí, đòi hỏi người quản lí phải biết chọn những mắt xích quan trọng nhất trong điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể để kết hợp nhiều cách tiếp cận để giải quyết, tạo nên những biến chuyển
rõ rệt trong khoảng thời gian cho phép
8.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
8.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hoá các lí thuyết cũng như các công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu
8.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính được sử dụng của luận án Mục đích của phương pháp nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động của sinh viên, thực trạng quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học QGHN Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi xây dựng mẫu phiếu điều tra Phiếu điều tra về thực trạng quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ dành cho các nhóm đối tượng: Cán
bộ quản lí nhà trường, giảng viên, chuyên gia và sinh viên (Chi tiết tại Phụ lục 1&2)
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phương phương pháp nhằm thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát để tìm hiểu rõ hơn thực trạng quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo, đồng thời để tìm hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến thực trạng quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội
- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Trang 208
Mục đích sử dụng phương pháp chuyên gia để xin ý kiến đóng góp của một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục học, quản lí giáo dục, những người có kinh nghiệm tiếp xúc và làm việc với sinh viên về các vấn đề phương pháp luận, thiết kế bộ công cụ
đo, các giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Mục đích của phương pháp nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm
Mục đích của phương pháp khảo nghiệm nhằm nhằm kiểm chứng tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo Thử nghiệm để kiểm chứng tính hiệu quả của giải pháp
đề xuất, trong khuôn khổ thời gian, điều kiện nghiên cứu cho phép
8.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu liên quan đến đề tài với sự trợ giúp của các phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để tính toán tần xuất, điểm trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, kiểm định phân phối của các mẫu độc lập, phần mềm Excel thống kê
số liệu; thiết lập bảng biểu, biểu đồ cho việc khảo sát và hình thành các kết quả nghiên cứu
9 Luận điểm bảo vệ
9.1 Hoạt động cơ bản của sinh viên trong trường đại học bao gồm các hoạt động: Học tập; Nghiên cứu khoa học; Cộng đồng và khởi nghiệp Các hoạt động này đóng vài trò quan trọng và quyết định các năng lực nghề nghiệp cần phát triển ở SV để đáp ứng chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo
9.2 Cấu trúc của hoạt động là cơ sở để đề xuất 3 trụ cột của hệ thống quản lí : hướng dẫn (chi tiết, cụ thể), hỗ trợ (kịp thời, hữu ích) và giám sát, đánh giá (khách quan chính xác): Bao gồm hệ thống văn bản quản lí, đội ngũ cán bộ quản lí các cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu
9.3 Những giải pháp được đề xuất trong luận án là phù hợp và sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay
10 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Về mặt lí luận: Luận án góp phần hệ thống hóa lí thuyết về quản lí hoạt động của sinh
viên các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
Trang 219
Về mặt thực tiễn: Luận án xác định được thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động của
sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo cùng các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng quản lí hoạt động của sinh viên; đề xuất
04 giải pháp (gồm 09 biện pháp) quản lí hoạt động của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học ở nước ta hiện nay và trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục
11 Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động của sinh viên tại trường đại học trong
bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
Chương 2 Cơ sở thực tiễn quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại
Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
Chương 3 Các giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại
học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
Trang 2210
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về hoạt động học tập và quản lí hoạt động học tập của sinh viên
Hệ thống tín chỉ đã được áp dụng vào việc đào tạo ở bậc đại học từ lâu trên thế giới, ở các đại học danh tiếng của nước phương Tây Hệ thống này cũng không phải là
xa lạ đối với Việt Nam: trước 1975, Viện Đại học Cần Thơ đã từng áp dụng hệ thống tín chỉ trong các Đại học Văn Khoa, Đại học Luật Khoa và Đại học Khoa học Sau 1975, nhiều giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ đã được đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở nhiều trường Đại học Âu-Mỹ
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ra đời để đáp ứng nhiều mục tiêu, trong đó có sự thay đổi về quan niệm giáo dục Từ quan niệm một nền giáo dục dựa trên quyền lực
(pédagogie d’autorité) theo đó người học chỉ có nhiệm vụ là phục tùng, là chấp nhận vô
điều kiện chương trình mà cơ sở đào tạo quy định và nội dung mà người dạy truyền đạt,
đến quan niệm dân chủ trong giáo dục (cf Democracy and Education, J Dewey, 1916)
[24] Dân chủ trong giáo dục được thể hiện bằng các nỗ lực: quan tâm đến điều kiện của người học và quan tâm đến nhu cầu và sở thích của người học
Bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ là cá thể hoá giáo dục và dân chủ hoá
cả quá trình đào tạo, nghĩa là phải đáp ứng càng nhiều càng tốt nhu cầu và điều kiện học tập của cá nhân, và nhất là phải tạo điều kiện cho các bên có liên quan có một môi trường làm việc dân chủ, nên hàng loạt vấn đề cần phải được giải quyết
Bahram Bekhradnia (2004) với nghiên cứu “Nhận định chung về quá trình tích lũy và chuyển đổi tín chỉ, Tuyên bố Bologna” [84] đã mô tả và đánh giá hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ như một phương tiện giúp con người học tập suốt đời, đồng thời gia tăng sự tham gia học tập của các thành phần trong xã hội Hệ thống này cũng giúp cho Châu Âu đạt được mục tiêu huy động và gia tăng số lượng SV trong cộng đồng các trường ĐH Châu Âu Chuyển đổi tín chỉ cho phép SV chuyển sang học ngành khác, hoặc chuyển sang học trường khác, công nhận khối lượng kiến thức đã học của SV
Trexler C.J (2008) trong một nghiên cứu về “Hệ thống tín chỉ tại các trường đại học Hoa Kỳ, lịch sử phát triển, định nghĩa và cơ chế hoạt động” [75] đã cho rằng “Một nhân tố sống còn của hệ thống tín chỉ Mỹ là hệ thống tự chọn môn học Hệ thống môn
tự chọn bắt đầu ở ĐH Harvard trong những năm 1880 nhằm khích thích sự tò mò, ham
Trang 23Qua nghiên cứu một số các tài liệu về đào tạo theo HTTC Hoa Kỳ và Hệ thống chuyển đổi tín chỉ Châu Âu cho thấy, chủ yếu các tài liệu nghiên cứu về lịch sử ra đời của HTTC mục đích ban đầu của hệ thống này trước yêu cầu thay đổi của nền kinh tế xã hội thời bấy giờ Hệ thống tín chỉ đem lại cho SV và nhà trường sự linh hoạt hơn trong nội dung của khóa học, tạo tiền để cho việc các cơ sở đào tạo công nhận chương trình của nhau và cho phép trao đổi SV giữa các trường, các quốc gia, cho phép SV có thể thay đổi môn học theo khả năng và điều kiện của cá nhân Tuy nhiên, các nghiên cứu này đề cập đến các vấn đề về quản lí đào tạo, như hệ thống tự chọn các môn học, việc thực hiện chương trình đào tạo chuyên ngành, đề cương môn học… Các nội dung về quản lí HĐGD và học tập theo HTTC chưa được đề cập đến [75, 84]
Eli Mazur & Phạm Thị Ly (2006) đã thực hiện một nghiên cứu so sánh HTTC
Hoa Kỳ và gợi ý hướng đi cho GDĐH Việt Nam trong bài viết “Hệ thống đào tạo theo
tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam” [26] Bài viết khảo sát vấn đề trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, lịch sử của hệ thống tín chỉ Mỹ và những biểu hiện ngày nay của nó ở Mỹ Bài viết này không phải là một báo cáo về hệ thống tín chỉ của Việt Nam, thay vào đó, là những bình luận chung về buổi đầu vận dụng hệ thống tín chỉ ở Việt Nam, đồng thời xem xét tính khả thi của những bước đi tiếp theo trong việc thực hiện hệ thống tín chỉ Mỹ trong các trường đại học Việt Nam Tác giả cho rằng, các nhà làm chính sách Việt Nam cần nhớ rằng hệ thống tín chỉ Mỹ không phải đã được thiết
kế và thực hiện một cách đơn độc ở Mỹ mà là sản phẩm của phong trào chuyển từ hệ thống bắt buộc sang hệ thống tự chọn và nó cũng không phụ thuộc vào sự biến đổi có hệ thống trong việc quản lý đại học
Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác - Lênin, các nhà giáo dục Việt Nam đã thể hiện trong các công trình nghiên cứu của mình một cách khoa
Trang 2412
học về lý luận dạy học, về quan niệm học tập và quản lý HĐHT trong nhà trường Những công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Học và dạy cách học” của tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) (2004), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo [70] được xem như cuốn sách đầu tiên về tự học và dạy tự học “Tự học - Một chìa khóa vàng của giáo dục” của Phan Trọng Luận (2008) [52] nói lên vai trò của tự học trong quá trình phát triển của giáo dục cũng như của đất nước “Phương pháp dạy học - truyền thống và đổi mới” của Thái Duy Tuyên (2010) [74] trong đó đưa ra một số vấn đề về tự học, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học, cách biên soạn giáo trình theo hướng bồi dưỡng phương pháp tự học; “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường” của Phan Trọng Ngọ (2005) [58] đã đưa ra một số lí thuyết tâm lí học về học tập về mô hình dạy học, một số vấn đề về quá trình dạy học – học tập và phương pháp dạy học trong nhà trường…
Tác giả Đặng Xuân Hải cũng đã có nhiều bài báo, sách viết về vấn đề nhà trường và sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ như “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam: đặc điểm và điều kiện triển khai” [32]; “Về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên và giảng viên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ” [33], “Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ” [34] Tác giả rất quan tâm đến các vấn đề thực tiễn ở Việt Nam với câu hỏi đặt ra, khi chuyển đổi phương thức đào tạo sang học chế tín chỉ, quản lí SV sẽ như thế nào và đánh giá lao động đối với GV như thế nào Điều này phụ thuộc vào quan điểm về tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người học và người dạy trong học chế tín chỉ Với sự đánh giá cụ thể đối với khái niệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong trường đại học, các giải pháp/điều kiện được nêu ra để có thể thực hiện được vấn đề trên
Tác giả Nguyễn Mai Hương (2013) trong luận án tiến sĩ của mình và trong cuốn sách “Quản lí quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” [44] đã đưa ra nhiều điểm mới trong cách tiếp cận quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ, chú trọng tới các điều kiện để triển khai trên cơ sở tổng hợp và
so sánh giữa hai hệ thống quản lí đào tạo niên chế và tín chỉ và đặc biệt là sự vận dụng
lí thuyết quản lí sự thay đổi vào công tác quản lí quá trình đào tạo
Tác giả Phạm Thị Thanh Hải (2013) trong luận án tiến sĩ:” Quản lí hoạt động học tập của sinh viên theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam” [36] cũng đã đưa ra các cơ sở lí luận về triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt Nam, thực tiễn quản lí hoạt động học tập của sinh viên ở các trường đại học Việt Nam đang thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ và đề xuất những giải pháp quản lí hoạt động học tập của sinh viên nhằm hoàn thiện công tác quản lí theo học chế tín chỉ ở trường ĐH Việt
Trang 25Tháng 01 năm 2018, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tổng kết 10 năm áp dụng phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại ĐHQGHN Trong “Báo cáo Tổng kết 10 năm áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ tại ĐHQGHN” [22] đã nêu rõ các giai đoạn triển khai và các kết quả được thực hiện Đào tạo theo tín chỉ của ĐHQGHN đã hội nhập với thế giới, đã cử hàng nghìn sinh viên của ĐHQGHN đi trao đổi học tập và tiếp nhận hàng trăm sinh viên quốc tế Đào tạo theo tín chỉ cũng cho phép dùng chung học liệu, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, cơ sở vật chất, tổ chức học tập các môn chung trong toàn ĐHQGHN Những thành quả đạt được của hơn 10 năm qua là to lớn và đã tạo nên một nền tảng, một cơ sở vững chắc và tiếp đà vận động cho giai đoạn triển khai đào tạo tín chỉ theo chiều sâu
Các nhà nghiên cứu, đặc biệt một số nhà nghiên cứu nước ngoài như Henry Holec (1979) [98], Leslie Dickinson (1992) [104]…, luôn nhấn mạnh vai trò tự học mỗi khi luận bàn về các nội dung tổ chức HĐHT của sinh viên Theo các nhà nghiên cứu, phát huy tinh thần tự học chính là con đường đúng đắn để phát huy nội lực con người, phát triển năng lực cá nhân Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về tự học cũng chiếm ưu thế Bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên, phát huy sự tự học ở sinh viên chính là một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng học tập Đây là một quan điểm dạy học hoàn toàn đúng đắn và sẽ tiếp tục được tác giả luận
án kế thừa, triển khai sâu hơn trong luận án này
Tóm lại, HĐHT và quản lý HĐHT của sinh viên được nhắc đến trong nhiều công trình khoa học Ưu điểm nổi bật của các nghiên cứu trong và ngoài nước về HĐHT
và quản lý HĐHT là các nhà giáo dục, nhà khoa học đã đề xuất được quan niệm, quan
Trang 2614
điểm về học tập, đánh giá cao vai trò của HĐHT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, phát huy năng lực cá nhân Vị thế và nội lực của người học cũng luôn được chú trọng trong hàng loạt các công trình nghiên cứu Tư tưởng lấy người học làm trung tâm, lấy việc học làm trung tâm là một tư tưởng giáo dục hiện đại, tích cực, chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học Một số vấn đề cơ bản như đặc điểm tâm lý của sinh viên, thực trạng quản lý HĐHT, một số nội dung quản lý HĐHT cũng đã được đề cập
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, dù đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu
về HĐHT và quản lý HĐHT của sinh viên, nhưng nhìn chung chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu lồng ghép với quản lý dạy học nói chung hoặc nghiên cứu trên một phương diện cụ thể là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập HĐHT mới chỉ được kiến giải, đánh giá dưới một số góc nhìn Vấn đề quản lý HĐHT theo tiếp cận của học chế tín chỉ trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo vẫn còn rất nhiều các nội dung và giải pháp cần được quan tâm thấu đáo và toàn diện hơn
1.1.2 Các nghiên cứu về hoạt động NCKH và quản lí hoạt động NCKH của sinh viên
Trường đại học là nơi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học, đồng thời là những cơ sở nghiên cứu khoa học Hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học trực tiếp tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường Đồng thời, nghiên cứu khoa học cũng là nhu cầu của người học nhằm xây dựng, hoàn thiện thế giới quan, phương pháp luận khoa học tiến tới xây dựng, hoàn thiện phẩm chất, nhân cách, năng lực công tác trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường và sau khi ra trường Vì vậy, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên là yêu cầu thường xuyên của các trường đại học để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học có
ý nghĩa quan trọng, quyết định đến các khâu, các bước thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của các trường đại học (Nguyễn Minh Đức, 2019) [17]
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như “Quản lý công tác nghiên cứu khoa học”, K.Bexle, E Delsen, Xlasinxki (1983) do Nguyễn Văn Lân dịch từ bản tiếng Nga, Nguyễn Xuân Khoa hiệu đính, bản viết tay tại thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội [3] Dù tài liệu
đã cũ nhưng nội dung có nhiều vấn đề vẫn còn giá trị Chẳng hạn có tác giả đề cao vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học trong sự phát triển của xã hội và chỉ ra những điểm đặc thù của công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học so với quản lý các lĩnh vực khác Trong đó, đáng lưu
ý việc cần xây dựng chính sách ưu tiên đặc biệt về điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ thoả đáng
để động viên các nhà khoa học toàn tâm, toàn ý cho việc nghiên cứu
Trang 2715
“How to Study Science” của tác giả Drewes F (2000) [93] là tài liệu thích hợp cho sinh viên và những người bước đầu tập sự nghiên cứu khoa học Đó là những chỉ dẫn cơ bản bước đầu về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
“Managing the Unmanageable: The Management of Research in Intensive Universities” (Quản lý những gì không thể quản lý: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; Người dịch: Phạm Thị Ly) của tác giả Taylor, J (2006) [123] Bài viết này nhằm kết nối hai chủ đề trong khi xem xét việc quản lý các trường đại học nghiên cứu: Đâu là đặc điểm cốt lõi trong công tác quản lý của một số trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới? Có chăng những mô hình cụ thể của việc tổ chức nội bộ, của sự lãnh đạo, phân bổ nguồn lực và quản lý nhân sự đã tạo ra thành công trong việc khích lệ hoạt động nghiên cứu? Hơn nữa, những cách tiếp cận đó có mối quan hệ như thế nào với những khó khăn cố hữu của việc quản lý hoạt động nghiên cứu?
Research-Tổ chức OECD đã có đóng góp rất quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết của chúng ta về công tác quản lý NCKH, thông qua một dự án do Helen Connell lãnh đạo, nhằm phân tích sự đáp ứng của các trường trong việc quản lý NCKH trước những thách thức nảy sinh do môi trường giáo dục đang thay đổi Kết luận của dự án này (Connell, 2004) [87] nhấn mạnh ba lĩnh vực trọng yếu: Chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa việc quản lý NCKH; Lập kế hoạch chiến lược cho hoạt động nghiên cứu dựa trên kế hoạch tổng thể của nhà trường; và nhấn mạnh sự nghiệp nghiên cứu là trách nhiệm của nhà trường
Tác giả Vũ Cao Đàm (1996) trong cuốn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” [18], một cuốn sách cẩm nang trong các chương trình đào tạo đại học và sau đại học trong các trường đại học, đã đi từ tiếp cận giải thích sang tiếp cận phương tiện đến tiếp cận mục tiêu Đây là một tiến bộ trên đường hình thành cơ sở lí thuyết của lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy về phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả Đỗ Thị Châu (2004) có bài viết “Nghiên cứu khoa học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học” [13], đã phân tích khá sâu sắc mối quan hệ giữa giáo dục và đào tạo với nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, từ đó khẳng định NCKH góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo đại học
Tác giả Văn Đình Đệ (2004) trong bài viết “Sinh viên nghiên cứu khoa học – Một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội” [23], đã phân tích và chứng minh một cách thuyết phục việc SV tham gia NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả NCKH của SV Trường ĐHBK Hà Nội
Trang 2816
“Tăng cường bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên sư phạm” của tác giả Nguyễn Quang Giao (2006) [27] hay mới đây nhất là “Factors affecting scientific and technological activities: a case of universities in Vietnam” của nhóm tác giả Nguyễn Quang Giao, Huỳnh Ngọc Thanh và Lê Minh Hiệp (2020) [28] và rất nhiều các đề tài khác với chủ đề tương tự ở các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã nêu được những vấn đề lý luận có ý nghĩa và vai trò của hoạt động NCKH của SV đối với quá trình đào tạo
Các công trình nghiên cứu về mặt lý luận, nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà QLGD với nhiều bài báo cáo, tham luận đề cập đến hoạt động NCKH và công tác QL hoạt động NCKH ở bậc ĐH … Có nhiều đề tài quan tâm đến thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động NCKH của SV như: Lê Yên Dung (2010),
“Mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực, Luận
án tiến sĩ quản lí giáo dục” [16] Tác giả đề xuất mô hình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong Đại học đa ngành đa lĩnh vực và các giải pháp triển khai mô hình trên cơ sở vận dụng các quan điểm lý luận giáo dục và quản lý giáo dục, quản lý nghiên cứu khoa học hiện đại, phù hợp với thực tiễn giáo dục Đại học Việt Nam nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, tiến tới hội nhập với nền giáo dục Đại học tiên tiến trên thế giới hay “Tăng cường biện pháp quản lý đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các trường đại học” tác giả Nguyễn Quang Giao (2012) [29]
Nhìn chung, các tác giả đã đóng góp lý luận và hướng giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học và cao đẳng Các tác giả đều đề cao ý nghĩa, vai trò của nghiên cứu khoa học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, đào tạo trong các nhà trường Tuy nhiên, mỗi công trình hoặc chỉ giải quyết một vài vấn đề riêng lẻ, hoặc chỉ có giá trị gắn với một nhà trường trong một giai đoạn lịch sử ngắn với những hoàn cảnh chính trị, kinh tế xã hội nhất định
Để quản lý nó cho tốt phải dựa vào văn hóa nhà trường, tình hình địa phương và quốc gia, và nhiều nhân tố bối cảnh khác nữa
Bối cảnh kinh tế xã hội gần đây có nhiều biến đổi nhanh chóng Giáo dục nói chung, công tác quản lý giáo dục nói riêng đang đứng trước những yêu cầu mới cao hơn Điều đó đòi hỏi hoạt động nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học về quản lý giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ Cần phải có những nghiên cứu mới thích ứng và có giá trị thực tiễn cao
Trang 29bổ trợ cho các môn học cơ bản nói riêng được quan tâm đặc biệt
1.1.3.1 Các nghiên cứu về hoạt động cộng đồng và quản lí hoạt động cộng đồng của sinh viên
Hoạt động cộng đồng (trong đó có thể liệt kê các hoạt động như hoạt động tình nguyện nằm ngoài chương trình học chính khóa, hoạt động GDNGLL…) là một phần quan trọng trong các chương trình giáo dục ở hầu hết các nước trên thế giới Vấn đề phát triển con người toàn diện luôn được sự quan tâm của các nhà giáo dục nổi tiếng trong từng thời kỳ phát triển của lịch sử Đó là các quan điểm giáo dục của Thomas More, J
A Coomenxki, Petxtalogi, Robet Owen
Các nhà giáo dục ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Canađa, Mỹ, Ôxtrâylia, Singapore, Hàn Quốc…đều luôn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của người học Trong các nhà trường đều tổ chức các trung tâm văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, giáo dục kỹ năng sống… cho người học, tạo các điều kiện để người học được tham gia các hoạt động xã hội đa dạng và phong phú Tuy nhiên theo quan điểm của họ
đó là các HĐGDNGLL mang tính tự nguyện, tình nguyện vì lợi ích xã hội chứ không phải là một chương trình giáo dục chính thức trong nhà trường
Mahoney J và Cairns R (1997) đã xem xét các mặt tích cực khi người học tham gia vào các HĐGDNGLL, ngoại khóa và họ phát hiện ra phần lớn sự lựa chọn đều xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu và lợi ích cá nhân của người học Tức là việc người học tham gia vào các HĐGDNGLL được tự lựa chọn các loại hình hoạt động theo sở thích cá nhân và theo
nguyện vọng vì vậy thể hiện được tính tích cực và hứng thú cho người học [105]
McNeal (1995) chỉ ra rằng tham gia HĐGDNGLL, ngoại khóa cho sinh viên tăng thái độ, hứng thú học tập và khuyến khích được người học hoàn thành chương trình học tập tốt hơn HĐGDNGLL giúp người học hình thành và phát triển kỹ năng học tập
Trang 3018
và cuộc sống hiệu quả Tăng hứng thú học tập của người học bằng các loại hình
HĐGDNGLL cho HS được thực tế, khảo sát và tham gia các trò chơi hoạt động [107]
Nghiên cứu về các loại, hình thức tổ chức HĐGDNGLL, nghiên cứu của McGaha V và J Fitzpatrick (2010) về HĐGDNGLL gồm các hoạt động như đọc báo, tạp chí, đọc sách, sử dụng máy vi tính tại nhà (gọi chung hoạt động tự học, tự nghiên cứu), các hoạt động tổ chức xã hội, hoạt động thể thao, chính trị…HĐGDNGLL được nghiên cứu ở đây gồm rất nhiều loại hình, cách tổ chức và cách thức tham gia, cho thấy việc tham gia vào các HĐGDNGLL có ý nghĩa hết sức quan trọng vào việc phát triển các kỹ năng của học sinh, sinh viên và nếu được tổ chức tốt sẽ nâng cao hiệu quả học tập, chất
lượng đạo tạo [108]
Các nghiên cứu này đều khuyến khích người học tham gia các HĐGDNGLL để hoàn thiện các kỹ năng sống, học tập và nâng cao tính tích cực học tập Nghiên cứu của Rubin, Bommer và Baldwin (2002) cho rằng các HĐGDNGLL là “Nơi mà người học được tinh chỉnh, phát triển và sử dụng các kỹ năng giao tiếp của họ” Khi tham gia vào các HĐGDNGLL, người học được rèn luyện phẩm chất, đạo đức và lối sống tốt hơn, lành mạnh hơn Qua đó, điều chỉnh được bản thân và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, đáp ứng được nhu cầu của xã hội [114]
Tác giả Đặng Thị Kim Dung (2015) trong luận án “Quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên các trường đại học theo quan điểm tăng cường tính tự quản” [14], qua việc nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động và quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên các trường đại học theo quan điểm tăng cường tính tự quản, xác định luận cứ khoa học và các cách tiếp cận phù hợp cho QL HĐGDNGLL trong các trường ĐH ở Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh viên các trường đại học theo quan điểm tăng cường tính
tự quản trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Nguyễn Nho Huy (2017) trong Luận án tiến sĩ “Quản lí công tác sinh viên ở các trường đại học Việt Nam đào tạo theo học chế tín chỉ” đã đi sâu nghiên cứu một mảng trong quản lí sinh viên, là công tác sinh viên, về công tác giáo dục, tuyên truyền, quản lí, hỗ trợ và dịch vụ SV CTSV trong trường đại học là tất cả những hoạt động đối với SV nhưng không bao gồm các công việc liên quan đến việc đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho SV trong giờ học chính khóa [45]
“Volunteering for All: national framework - literature review” (tạm dịch: Tình nguyện cho tất cả: khuôn khổ quốc gia - đánh giá tài liệu) [115] là một báo cáo của chính phủ Scotland về vấn đề tình nguyện Báo cáo này phác thảo một đánh giá có hệ thống các tài
Trang 3119
liệu nghiên cứu về hoạt động tình nguyện Mục đích của đánh giá này là để thông báo về
sự phát triển của Khung kết quả tình nguyện để đưa ra vai trò quan trọng trong hỗ trợ hoạt động tình nguyện ở Scotland đối với tình nguyện viên, người thụ hưởng và cộng đồng rộng lớn hơn Đánh giá bao gồm bằng chứng về các đặc điểm của tình nguyện viên; các động
cơ thúc đẩy; các hoạt động; những lợi ích; kết quả; rào cản; và các chính sách ở các quốc gia khác Trong báo cáo này, có thể tập trung vào 2 bài viết liên quan trực tiếp đến hoạt động tình nguyện của sinh viên các trường đại học Bài viết thứ nhất là “Student volunteering in England: a critical moment” (Tạm dịch là: Hoạt động sinh viên tình nguyện
ở Anh – Một thời điểm quan trọng) của hai tác giả Jamie Darwen và Andrea Grace Rannard [89] Mục đích của bài báo này là trình bày tình trạng hiện tại của hoạt động tình nguyện của sinh viên tại các trường đại học ở Anh, và chỉ ra cách nó đóng góp vào một số hoạt động cốt lõi của giáo dục đại học, bao gồm dạy và học, khả năng tuyển dụng và sự tham gia của cộng đồng Bài viết thứ hai là “University Support for Student Volunteering in England: Historical Development and Contemporary Value” (tạm dịch là Hỗ trợ của trường đại học cho sinh viên tình nguyện ở Anh: Phát triển Lịch sử và Giá trị Đương đại) của tác giả Brewis, G., & Holdsworth, C (2011) [86] Bài báo này dựa trên một nghiên cứu chính về hoạt động tình nguyện của sinh viên dựa trên các nghiên cứu điển hình của sáu Tổ chức Giáo dục Đại học (HEI) được lựa chọn để đại diện cho sự đa dạng của lĩnh vực giáo dục đại học ở Anh Nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên đóng góp đáng kể vào cuộc sống đại học và cho cộng đồng rộng lớn hơn thông qua cả hoạt động tình nguyện chính thức và không chính thức Bài báo này phác thảo sự phát triển của thể chế hỗ trợ cho hoạt động tình nguyện của sinh viên trước khi đánh giá giá trị của sự hỗ trợ đó đối với sinh viên tình nguyện ngày nay tại nước Anh
Từ những nghiên cứu trên đã cho thấy một bức tranh chung về hoạt động tình nguyện
vì cộng đồng của sinh viên hiện nay Các tác giả đều có chung một cách nhìn nhận về những tác động to lớn của các hoạt động tình nguyện đến sự phát triển của cộng đồng, của nền giáo dục và đặc biệt là sự phát triển của sinh viên; tham gia hoạt động sẽ giúp cho sinh viên phát triển về cả năng lực, kiến thức, kĩ năng cũng như nhân cách cho bản thân để lấy
đó làm nền tảng trở thành những công dân tiên tiến và có ích
Từ một vài nghiên cứu trên, tuy chưa nhiều nhưng có thể thấy được vai trò của việc tham gia hoạt động cộng đồng đối với quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên tại trường đại học Qua quá trình tổng quan, có thể nhận thấy rằng, kĩ năng sống (đặc biệt là kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm) rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay Và việc tham gia hoạt động cộng đồng
đã có những tác động nhất định đối với sự hình thành kĩ năng sống cho sinh viên Ngoài ra, các
Trang 3220
yếu tố chủ quan (về quan niệm, nhận thức của sinh viên) và yếu tố khách quan (hỗ trợ từ phía các trường đại học, các hoạt động tình nguyện của các tổ chức trong và ngoài nhà trường…) giữ một
vị trí quan trọng dẫn đến các tác động của việc tham gia hoạt động cộng đồng đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách của sinh viên trong trường đại học
1.1.3.2 Các nghiên cứu về hoạt động khởi nghiệp và quản lí hoạt động khởi nghiệp của sinh viên
Hiện nay, các rất nhiều nghiên cứu về đề tài khởi nghiệp của các quốc gia trên thế giới Các quốc gia này có tầm nhìn hướng về một xã hội, đất nước tốt đẹp, giàu mạnh khi có những doanh nghiệp mới được thành lập để cung cấp các giá trị mới cho toàn xã hội Đối tượng nghiên cứu khởi nghiệp đặc trưng là thanh niên - sinh viên Vì đối tượng này là thành phần có nhiều tiềm năng khi có các tính cách đặc trưng về sự năng động và sáng tạo Tuy nhiên có 2 trường phái nghiên cứu về khởi nghiệp
Một trường phái chỉ tập trung nghiên cứu tiềm năng khởi nghiệp đối với thanh niên - sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế và trường phái còn lại thì nghiên cứu cả tổng thể những cá nhân và tập thể, tổ chức có khả năng khởi nghiệp ở tất cả các khối ngành
Theo Hynes, B (1996) “Giáo dục và đào tạo về tinh thần khởi nghiệp - đưa tinh thần khởi nghiệp vào các lĩnh vực phi kinh doanh” [99], thì các nghiên cứu khoa học cũng như các lý thuyết khởi nghiệp cần được thực hiện ở tất cả các tầng lớp thanh niên - sinh viên chứ không nên chỉ tập trung vào sinh viên chuyên ngành kinh tế Theo Hynes, “nếu như thực hiện các nghiên cứu đánh giá chung cho cả sinh viên kinh tế và sinh viên khối ngành
kỹ thuật thì có thể sẽ phát hiện được những điều tương đồng và khác biệt giữa 02 nhóm đối tượng đó về tiềm năng khởi nghiệp của mỗi nhóm đối tượng”
Những yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp được nghiên cứu nổi bật là độ tuổi, giới tính, trình độ học thức, kinh nghiệm làm việc, sự giáo dục và các yếu tố cá nhân Shiri, Nematollah; Alibaygi, Amirhossein; Faghin, Mojgan (2013), có bài viết “Factors Affecting Entrepreneurial Motivation of Agricultural Students at Razi University”, (tạm dịch: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực khởi nghiệp của sinh viên nông nghiệp tại Đại học Razi, IJAMAD [117] Kết quả cho thấy sinh viên nông nghiệp tại Đại học Razi có động cơ kinh doanh ở mức
độ trung bình đến cao Ngoài ra, phân tích hồi quy bội cho thấy ba biến bao gồm thái độ đối với tinh thần kinh doanh, mô hình vai trò và các khóa học về giáo dục khởi nghiệp có thể giải thích 35,5% sự khác biệt về động cơ kinh doanh của sinh viên Kết quả của nghiên cứu này có ứng dụng cho các nhà hoạch định hệ thống giáo dục nông nghiệp đại học nhằm nâng cao động lực kinh doanh của sinh viên nông nghiệp
Trang 3321
Nghiên cứu của Delmar & Davidsion (2000) [91] cho thấy: Nếu nhóm những yếu tố riêng lẻ thành những yếu tố tổng quát ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp của sinh viên thì có 3 yếu tố ảnh hưởng Đó là yếu tố địa lý (demographic data), yếu tố tính cách cá nhân (personality traits) và yếu tố môi trường (contextual factors) Yếu tố địa lý (demographic data) thường dùng để diễn tả cá nhân khởi nghiệp về giới tính, độ tuổi, vùng miền Yếu tố tính cách cá nhân (personality traits) thường được biết đến ở người khởi nghiệp là tính cách tham vọng, chấp nhận rủi ro và khả năng độc lập trong quyết định
Dyer W G (1994) đã đưa ra mô hình phát triển của quá trình khởi nghiệp bao gồm các yếu tố tính cách cá nhân, các yếu tố xã hội (mối quan hệ gia đình và vai trò của từng cá thể trong gia đình) và các yếu tố kinh tế vĩ mô [95]
Scott M.G và Twomey, D.F (1988) đã kết luận rằng “những đứa trẻ có tiềm năng khởi nghiệp thường làm việc trong công ty của gia đình từ khi còn nhỏ” Scott đã khẳng định rằng sự tác động của cha mẹ đến tiềm năng khởi nghiệp của cá nhân gồm 2 phần: vai trò ảnh hưởng và vai trò người cung cấp nguồn lực để khởi nghiệp [118]
Reynolds đã dựa vào kết quả các nghiên cứu trước đó và tiến hành đề tài của mình vào năm 1997 Ông đã đi đến kết luận rằng “sự ảnh hưởng tích cực của gia đình, trình độ học vấn cao, nhu cầu thành đạt cao, khả năng chấp nhận rủi ro cao và có xu hướng đổi mới là những nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp của nam giới từ độ tuổi 25 đến 40 tuổi” [111] Hai nhà nghiên cứu Driessen và Zwart (2006) đã thực hiện nghiên cứu sự tác động của 10 yếu tố tính cách cá nhân lên tiềm năng khởi nghiệp vào năm 2006 Mô hình đã được hai tác giả phát triển lên thành mô hình EScan sau đó để đo lường các tính cách này tác động đến tiềm năng khởi nghiệp của một cá nhân và được khảo sát trên mạng Internet toàn cầu [94]
Ngày 30/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg
về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề
án 1665) Việc hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của các nhà trường là các hoạt động giúp sinh viên có động lực học tập, tư duy sáng tạo, khả năng tự đổi mới và thay đổi tâm thế của chính mình
Nguyễn Thu Thủy (2015) với luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học” [72] Luận án đã khẳng định các trải nghiệm cá nhân trong đó có các trải nghiệm được tiếp nhận trong quá trình học đại học có tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên trong bối cảnh các nhà nghiên cứu trên thế giới đang có tranh cãi mâu thuẫn về vai trò của đào tạo đại học với tiềm năng khởi sự kinh doanh Các hoạt động như truyền cảm hứng, học môn học về khởi sự kinh doanh đều tác
Trang 34Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, ĐHQGHN xác định hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được ĐHQGHN ưu tiên các nguồn lực để triển khai thực hiện Hướng nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng định hướng đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, phát triển hài hòa giữa mục tiêu vốn hóa tài sản tri thức, gia tăng giá trị kinh tế của đại học với việc tạo ra giá trị cộng hưởng cho doanh nghiệp và cộng đồng Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Chuyển giao tri thức và Hỗ trợ khởi nghiệp, ĐHQGHN cũng đã phối hợp với rất nhiều đơn vị như Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, các trường đại học trong và ngoài ĐHQGHN… tổ chức các cuộc thi, sự kiện quan trọng cho các hoạt động về sở hữu trí tuệ, chuyển giao tri thức, giám định công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp cho SV [19]
Hiện nay, mặc dù nhận thức về khởi nghiệp trong giới trẻ đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, nhằm khuyến khích tinh thần doanh nhân, tạo động lực cho sinh viên ý thức tự doanh nhằm phát triển bản thân và tạo động lực phát triển kinh tế là vấn đề cần thiết Vấn đề này đã được đề cập nhiều tại các phát triển và các nước trong khu vực, như: Adewal và cộng sự (2016), Castiglione (2013), Wasihun (2015), David
và cộng sự (2016) Ở Việt Nam, các nghiên cứu về chủ đề này cũng chưa nhiều Các nghiên cứu hiện có chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ý định khởi nghiệp của doanh nhân, những người
đã có kinh nghiệm và thành công nhất định trong công việc, như: Phillis và Readern (2007), Choi và cộng sự (2012), Lê Quân (2007, 2010) Đối tượng của các nghiên cứu trên không thể đại diện cho giới trẻ hiện đang theo học tại các trường đại học bởi khác biệt về trải nghiệm xã hội cũng như kinh nghiệm làm việc và nền tảng tài chính Một số nghiên cứu khác, như:
Trang 3523
Nguyễn Thu Thủy (2014) đã thực hiện trên quy mô mẫu đại diện hơn song trong bối cảnh kinh
tế có nhiều thay đổi, đặc biệt là chương trình quốc gia khởi nghiệp và các kiến tạo cần thiết nhằm cải thiện hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam từ năm 2015, có thể đã ảnh hưởng đến khung vấn đề về nhận thức, thái độ và quan niệm dựa trên chuẩn chủ quan đối với khởi nghiệp của giới trẻ [72]
Có rất nhiều nghiên cứu về hoạt động khởi nghiệp của sinh viên về các khía cạnh như lí thuyết về KN, mô hình KN, yếu tố ảnh hưởng đến KN của SV, tác động của cá nhân đến tiềm năng KN, cơ hội và thách thức đối với KN của SV Hầu như chưa có nghiên cứu nào về hoạt động và quản lí hoạt động KN của sinh viên trong bối cảnh đổi mới GD-ĐT hiện nay
1.1.4 Đánh giá các công trình nghiên cứu đi trước và xác định các vấn đề cần nghiên cứu của luận án
1.1.4.1 Nhận xét và đánh giá chung
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về hoạt động và quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học trong đó tập trung nghiên cứu về dịch vụ giáo dục trong nhà trường đối với sinh viên, quản lí hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, thực tập, hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, công tác sinh viên, đánh giá điểm rèn luyện, hoạt động khởi nghiệp… của sinh viên trong học chế tín chỉ Một số công trình nghiên cứu tập trung vào việc hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên cùng các điều kiện quản lí Một số công trình cũng đã sử dụng các hướng tiếp cận: tiếp cận năng lực, tiếp cận hệ thống, tiếp cận quá trình, tiếp cận CIPO , và nhiều góc nhìn khác nhau
Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa thấy rõ tính đặc thù của quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học; chưa thật gắn với bối cảnh đổi mới GD-ĐT và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Bên cạnh đó, tiếp cận nghiên cứu quản lí hoạt động của sinh viên theo lí thuyết QLNNL và lí thuyết hoạt động nhằm thông qua các hoạt động đa dạng
và mang tính đặc thù nghề nghiệp giúp SV phát triển năng lực nghề nghiệp, khởi nghiệp đóng góp cho XH, cộng đồng, đáp ứng yêu cầu của đổi mới GD-ĐT và thị trường lao động thì hầu như còn chưa được nghiên cứu
Với những phân tích và đánh giá trên, có thể nhận thấy có những khía cạnh chưa được
nghiên cứu Đó cũng là gợi mở để đề tài “Quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” được triển khai
nghiên cứu
Trang 3624
1.1.4.2 Xác định các nội dung nghiên cứu của luận án
Từ các nghiên cứu về hoạt động và quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học trong nước và trên thế giới, tác giả luận án xác định các nội dung nghiên cứu sau:
Xây dựng cơ sở lí luận về hoạt động và quản lí hoạt động của sinh viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
Đề xuất hệ thống quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học và các giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của của các giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
Thử nghiệm một giải pháp quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học tại ĐHQGHN trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm khẳng định tính khả thi của các giải pháp
1.2 Đổi mới giáo dục đại học và yêu cầu đặt ra với hoạt động của sinh viên và quản
lí hoạt động của sinh viên trong các trường đại học
1.2.1 Đổi mới giáo dục đại học
1.2.1.1 Chiến lược phát triển giáo dục đại học trong thời kì hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0
Tại Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020, trong đó đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá,
xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện
Một trong những hướng giải pháp quan trọng được đưa ra trong Chiến lược đối với GD ĐH là cần đổi mới chương trình, tài liệu dạy học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học; phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm mở rộng các hình thức học tập; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học
Cùng với đó, Chiến lược cũng đưa ra nhiều giải pháp quan trọng khác nhằm thực hiện tốt những mục tiêu đã đặt ra, như: đổi mới quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục; tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu
Trang 3725
cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số
và đối tượng chính sách xã hội; phát triển khoa học giáo dục; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục
Việt Nam đang đứng trước những vận hội, thời cơ mới nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số; tập trung nâng cao năng lực, tận dụng thời cơ, chuyển hướng và tổ chức lại các hoạt động KTXH; sớm khắc phục hiệu quả các tác động, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến động mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống - xã hội trong thế kỷ XXI Với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học và công nghệ, vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục và đạo tạo (đặc biệt là giáo dục đại học) trong CMCN 4.0 là “phải đổi mới từ một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức cho người học sang nền giáo dục giúp phát triển kỹ năng, thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo” (Nguyễn Đình Đức, 2020, Tạp chí Khoa học và Công nghệ)
1.2.1.2 Yêu cầu về nâng cao chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực cho phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước
Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định Các lí thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao đều phải dựa trên ít nhất
ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trong đó, động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực” Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, có môi trường pháp lí thuận lợi cho đầu tư và một môi trường chính trị - xã hội ổn định Cụ thể:
Thứ nhất, để phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng gắn
kết 3 khâu: đào tạo, sử dụng, đãi ngộ
Thứ hai, để tăng cường quản lí nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay, cần có các
phương pháp quản lí phù hợp Trong đó cần đặc biệt chú ý đến 2 nhóm yếu tố: yếu tố
Trang 38Thứ ba, đối với đội ngũ trí thức, nhân tài, cần quán triệt sâu sắc quan điểm: “Thực
hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”; đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của nhân tài vì sự nghiệp chung
1.2.1.3 Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và yêu cầu năng lực thích ứng của sản phẩm đào tạo đại học trong bối cảnh mới
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với các nội dung chính sau đây:
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhu cầu học tập của nhân dân
Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, có tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học, các giải pháp đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước
đi phù hợp
Đổi mới căn bản và toàn diện không có nghĩa là làm lại tất cả, từ đầu mà cần vừa kế thừa, củng cố, phát huy các thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới, vừa kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc; đổi mới có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với thực tế đất nước, địa phương Những hạn chế, thách thức của giáo dục phải được nhận thức sâu sắc, có giải pháp hữu hiệu
và lộ trình khắc phục, vượt qua để đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới là: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Toàn diện ở đây được hiểu là chú trọng phát triển cả phẩm chất và năng lực con người, cả dạy chữ, dạy người, dạy nghề Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những
Trang 3927
con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trung thực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộng đồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩ năng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả… như Bác
Hồ từng mong muốn: "một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em"
1.2.2 Yêu cầu đặt ra với hoạt động của sinh viên và quản lí hoạt động của sinh viên trong các trường đại học
1.2.2.1 Đối với hoạt động của sinh viên
Những yếu tố đổi mới GD-ĐT, mà trong đó là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
đã đặt con người trước cuộc cạnh tranh việc làm và chinh phục trí tuệ nhân tạo, robot Để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp này, nhà trường cần phải tổ chức các hoạt động của sinh viên như thế nào để nâng cao năng lực học tập, NCKH, hoạt động cộng đồng và khởi nghiệp cho sinh viên, đặc biệt ở các lĩnh vực
về công nghệ thông tin và trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm và kinh nghiệm làm việc thực tế
để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cụ thể như sau:
Nâng cao khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn đào tạo của sinh viên: giúp SV chủ động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ
động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào cuộc sống thì chúng ta mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa Ngày nay cả thế giới và Việt Nam đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghiệp 4.0 Cuộc cách mạng này
sẽ biến đổi cách sống, làm việc và giao tiếp của toàn nhân loại theo cách hoàn toàn mới Trung tâm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là công nghệ thông tin (CNTT)
và Internet kết nối vạn vật (IoT), không chỉ giúp con người giao tiếp với con người, mà còn là con người giao tiếp với máy, con người giao tiếp với đồ vật và đồ vật giao tiếp với nhau Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp này đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra Vì thế, ngay từ trên giảng đường đại học, sinh viên phải chủ động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào cuộc sống thì chúng ta mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa
Trang 4028
Nâng cao chất lượng đào tạo về ngoại ngữ cho sinh viên: giúp SV có khả năng sử
dụng tốt và thành thạo ngoại ngữ, việc đó sẽ giúp học mở rộng cơ hội nghề nghiệp Trau dồi vốn ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết Khả năng sử dụng ngoại ngữ sẽ tạo cơ hội cho SV tiếp cận với các tin tức, sách báo, tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc
tế nhằm giao lưu, học hỏi văn hóa của các vùng, miền trên Thế giới và tiếp thu tri thức nhân loại Giữa xu thế “đa quốc gia hóa” của các công ty, biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp SV nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm các thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị trí hấp dẫn
Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng mềm cho SV, giúp SV có lợi thế hòa nhập với
môi trường làm việc Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước
đo hiệu quả cao trong công việc Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định 75% thành công của con người còn kỹ năng cứng (hay kiến thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm 25% Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là sinh viên cần phải biết kết hợp cả hai
kỹ năng này một cách khéo léo Kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, làm việc nhóm, chọn partner, kỹ năng trình bày (thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh), quản lý thời gian… Đặc biệt, là kỹ năng quản lý thời gian để giúp các sinh viên không sa đà vào mạng
xã hội, giải trí mà làm việc thiếu hiệu quả, giảm năng suất Trong quá tình học tập SV cần khai thác và phát triển tối đa khả năng tiềm ẩn của mình SV cần tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, công tác xã hội… là cách tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm và trái nghiệp nghề nghiệp, giúp SV dễ dàng thích ứng với thị trường lao động
Hỗ trợ để sinh viên tăng cơ hội trải nghiệm nghề nghiệp thực tế - bí quyết gây ấn tượng
với nhà tuyển dụng Doanh nghiệp thường yêu cầu tuyển dụng ứng viên có kinh nghiệm, chính vì vậy nhiều sinh viên ra trường thường không đáp ứng được Trái lại, nhiều sinh viên mới ra trường nhưng đã có bản CV đẹp với kinh nghiệm khá “dày”, họ nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp khi còn ở đại học Theo đó, thực hành, thực tập, trải nghiệm nghề trong quá trình đào tạo tại nhà trường là một lợi thế rất lớn giúp sinh viên vượt qua các
kỳ tuyển dụng gắt gao cũng như không bị ngỡ ngàng khi bắt tay vào công việc, sinh viên có thể học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm
1.2.2.2 Đối với quản lí hoạt động của sinh viên các trường đại học
Song song với các yêu cầu về đổi mới các hoạt động của sinh viên, việc quản lí hoạt động của sinh viên đáp ứng yêu cầu đổi mới GD-ĐT cũng được đặt ra Theo tác giả