1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không

49 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối đe dọa tiềm ẩn đối với hoạt động của cảng hàng không
Tác giả Nguyễn Thị Quế Anh, Bùi Thị Kiều, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thuý Ngân, Đinh Hoàng Lan Anh
Người hướng dẫn Hoàng Thị Kim Thoa
Trường học Học Viện Hàng Không Việt Nam
Chuyên ngành Quản trị khai thác cảng hàng không
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 14,01 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Rủi ro trong hoạt động Cảng hàng không (6)
  • 1.2 Các loại rủi ro chính trong hoạt động cảng hàng không (6)
  • 1.3 Vai trò của quản lý rủi ro với hoạt động Cảng hàng không (7)
  • 2. CÁC MỐI ĐE DỌA VÀ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG (7)
    • 2.1 Yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến các hoạt động của Cảng hàng không (7)
      • 2.1.1 Sương mù (7)
      • 2.1.2 Mưa (8)
      • 2.1.3 Bão và dông (9)
      • 2.1.4. Tuyết và băng (9)
      • 2.1.5 Gió (9)
      • 2.1.6 Nhiệt độ cực đoan (10)
    • 2.2 Yếu tố an ninh ảnh hưởng đến các hoạt động của Cảng hàng không (10)
      • 2.2.1 Khủng bố và hành vi phi pháp (10)
      • 2.2.2 Vũ khí và chất nguy hiểm (10)
      • 2.2.3 Đe dọa an ninh quốc gia (11)
      • 2.2.4 Các hành vi xâm phạm an ninh (11)
    • 2.3 Yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến các hoạt động của Cảng hàng không (11)
      • 2.3.1 Hệ thống kiểm soát không lưu (ATC) (11)
      • 2.3.2 Hệ thống quản lý sân bay (AMS) (12)
      • 2.3.3 Hệ thống thông tin và liên lạc (12)
      • 2.3.4 Hệ thống an ninh và bảo mật (12)
    • 2.4 Yếu tố tài chính (13)
      • 2.4.1. Rủi ro về vốn (13)
      • 2.4.2. Rủi ro về chi phí (15)
      • 2.4.3. Rủi ro về doanh thu (16)
    • 2.5 Yếu tố cơ sở vật chất (21)
      • 2.5.1. Rủi ro về an toàn (21)
      • 2.5.2. Rủi ro về hiệu quả hoạt động (22)
    • 2.6 Yếu tố an toàn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cảng hàng không (23)
      • 2.6.1 Rủi ro về chim và động vật hoang dã (23)
      • 2.6.2 Rủi ro về cây cối (26)
      • 2.6.3 Rủi ro về cao su chảy và bong tróc lớp bê tông nhựa trên đường băng (27)
  • 3. GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC (0)
    • 3.1 Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp và phương án dự phòng (31)
    • 3.2 Giải pháp rủi ro kỹ thuật (32)
      • 3.2.1. Bảo trì Dự Phòng và Dự Đoán (32)
      • 3.2.2. Nâng cao Quản lý An Toàn và Giám Sát (32)
      • 3.2.3. Ứng Dụng Công Nghệ Tiên Tiến (33)
      • 3.2.4. Ứng Dụng Công Nghệ Không Người Lái (33)
    • 3.3. Giải pháp cho rủi ro thời tiết (33)
    • 3.4. Giải pháp đối với rủi ro của các yếu tố tài chính (34)
      • 3.4.1. Đa dạng hóa nguồn thu (34)
      • 3.4.2. Quản lý chi phí hiệu quả (35)
      • 3.4.3. Đầu tư vào công nghệ (35)
      • 3.4.4. Xây dựng kế hoạch dự phòng (35)
    • 3.5. Giải pháp đối với rủi ro của các yếu tố cơ sở vật chất (36)
      • 3.5.1. Đầu tư và Bảo trì Định kỳ (36)
      • 3.5.2. Nâng cấp và Mở rộng (37)
      • 3.5.3. Áp dụng Công nghệ Hiện Đại (38)
    • 3.6 Giải pháp đối với rủi ro của các yếu tố an toàn (40)
      • 3.6.1 Chim và động vật hoang dã (40)
      • 3.6.2 Cây cối (42)
      • 3.6.3 Cao su chảy bong tróc bê tông (43)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG 1.1 Rủi ro trong hoạt động Cảng hàng không Rủi ro trong hoạt động cảng hàng không là những yếu tố, sự kiện hoặc tì

Rủi ro trong hoạt động Cảng hàng không

Rủi ro trong hoạt động cảng hàng không là những yếu tố, sự kiện hoặc tình huống tiềm ẩn có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, hiệu quả và an toàn của cảng Những rủi ro này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, gây ra những thiệt hại về kinh tế, tài sản, môi trường và thậm chí là con người.

Các loại rủi ro chính trong hoạt động cảng hàng không

 Yếu tố thời tiết: Đóng vai trò cực kỳ quan trọng và có thể gây ra nhiều rủi ro lớn cho hoạt động của cảng hàng không Các điều kiện thời tiết bất thường như: sương mù, mưa lớn, gió mạnh, bão, tuyết có thể ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn và hiệu quả của các chuyến bay.

An ninh là yếu tố vô cùng quan trọng và luôn được đặt lên hàng đầu trong hoạt động của cảng hàng không Bất kỳ sự cố nào liên quan đến an ninh đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay mà còn gây ra thiệt hại về người và tài sản, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành hàng không Một số yếu tố rủi ro về an ninh như: khủng bố và hành vi phi pháp, vũ khí và chất nguy hiểm, đe dọa an ninh quốc gia, các hành vi xâm phạm an ninh, quản lý an ninh và hành vi nhân viên.

Yếu tố kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và liên tục của một cảng hàng không Các rủi ro liên quan đến yếu tố kỹ thuật như: hệ thống kiểm soát không lưu, hệ thống quản lý sân bay, hệ thống thông tin và liên lạc, hệ thống an ninh và bảo mật.

Là một trong những yếu tố cốt lõi và quyết định sự thành công của hoạt động cảng hàng không Nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của quá trình vận hành, từ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, đến chi phí vận hành hàng ngày và các dự án mở rộng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động của cảng hàng không Các rủi ro về tài chính như: rủi ro về vốn, rủi ro về chi phí, rủi ro về doanh thu,

 Yếu tố cơ sở vật chất

Yếu tố cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động an toàn, hiệu quả và năng lực phục vụ của cảng hàng không Tuy nhiên, cơ sở vật chất của cảng hàng không cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể gây ra thiệt hại về tài sản, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng con người Đây là một số rủi ro điển hình: rủi ro về an toàn, rủi ro về hiệu quả hoạt động,

Vai trò của quản lý rủi ro với hoạt động Cảng hàng không

Quản lý rủi ro trong hoạt động Cảng hàng không là một quá trình có hệ thống nhằm xác định, phân tích, đánh giá, phân loại và xử lý các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của Cảng hàng không.

Quản lý rủi ro đóng vai trò thiết yếu trong đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững cho Cảng hàng không Việc áp dụng hiệu quả các nguyên tắc quản lý rủi ro mang lại nhiều lợi ích thiết thực, cụ thể như sau:

- Nâng cao an ninh và an toàn hàng không:

 Xác định, phân tích và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến hoạt động cảng hàng không, bao gồm rủi ro an ninh, rủi ro an toàn bay, rủi ro cháy nổ, rủi ro khủng bố.

 Lập kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn cho hành khách, nhân viên, hàng hóa và tài sản.

 Nâng cao năng lực ứng phó với các tình huống khẩn cấp và sự cố bất ngờ, giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo hoạt động cảng hàng không diễn ra suôn sẻ.

- Tăng cường hiệu quả hoạt động:

 Giúp dự đoán và ngăn ngừa các sự cố tiềm ẩn, giảm thiểu gián đoạn hoạt động và tối ưu hóa hiệu quả khai thác cảng hàng không.

 Nâng cao năng lực quản lý nguồn lực, phân bổ hợp lý nguồn lực cho các hoạt động quan trọng, tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận.

 Tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động quản lý, góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của Cảng hàng không.

- Thúc đẩy phát triển bền vững:

 Góp phần đảm bảo an toàn cho môi trường xung quanh, giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động cảng hàng không.

 Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

 Nâng cao hình ảnh và uy tín của Cảng hàng không trong cộng đồng, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

CÁC MỐI ĐE DỌA VÀ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG

Yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến các hoạt động của Cảng hàng không

 Giảm tầm nhìn: Sương mù dày đặc có thể làm giảm tầm nhìn của phi công và nhân viên điều khiển không lưu, gây khó khăn trong việc hạ cánh và cất cánh.

 Hoãn hoặc hủy chuyến bay: Sương mù nặng có thể buộc các chuyến bay phải hoãn hoặc hủy để đảm bảo an toàn. ĐIỀU CHỈNH LỊCH BAY DO ẢNH HƯỞNG CỦA SƯƠNG MÙ TẠI SÂN BAY VINH NGÀY 20/2/2024 CỦA VIETNAM AIRLINES Điều chỉnh lịch bay do ảnh hưởng của sương mù tại Càng hàng không Vinh ngày 20/2/2024 của Vietnam Airline

Do ảnh hưởng của sương mù và thời tiết xấu tại khu vực sân bay Vinh (Nghệ An), để đảm bảo an toàn khai thác, Vietnam Airlines phải điều chỉnh thời gian cất cánh, lùi từ 15 đến 90 phút đối với 20 chuyến bay bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp trong ngày 20/02/2024 Cụ thể:

Các chuyến bay đến Vinh sáng ngày 20/2/2024 hạ cánh sau 9h sáng cùng ngày. VN117, VN189, VN190: giữa Hà Nội và Đà Nẵng

VN1603 và VN1602: giữa Hà Nội và Buôn Ma Thuột

VN1278, VN1279: giữa TP Hồ Chí Minh và Thanh Hóa

VN138, VN139, VN7179: giữa TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

VN1660, VN1661: giữa TP Hồ Chí Minh và Tuy Hòa

VN1382, VN1383: giữa TP Hồ Chí Minh và Đà Lạt

VN1823, VN1822: giữa TP Hồ Chí Minh và Phú Quốc

VN7395: Quy Nhơn – TP Hồ Chí Minh

VN920: TP Hồ Chí Minh – Phnôm Pênh (Campuchia) - Vientiane (Lào) - Hà Nội

 Giảm tầm nhìn: Mưa lớn có thể giảm tầm nhìn của phi công.

 Trượt đường băng: Đường băng ướt có thể làm tăng nguy cơ trượt bánh máy bay trong quá trình cất và hạ cánh.

 Gây ngập úng: Mưa lớn có thể gây ngập lụt tại cảng hàng không, ảnh hưởng đến hoạt động và cơ sở hạ tầng.

Ngày 03/07/2024, từ 11h30p đến 12h05p tại sân bay Nội Bài và vùng lân cận xảy ra hiện tượng dông kèm mưa lớn và gió mạnh 11 - 16kt giật 22kt gây giảm tầm nhìn xuống còn 750m ảnh hưởng đến nhiều chuyến bay đi đến phải chờ và chuyển hướng tới sân bay dự bị Dông mưa có cường độ mạnh gây giảm tầm nhìn kèm gió mạnh dẫn đến 02 chuyến HVN 1590 và HVN417 phải chuyển hướng đi sân bay dự bị Cát

Bi, sau khi hết dông mưa đã hạ cánh lại sân bay Nội Bài.

Hình 2.1: Sản phẩm CMAX của hệ thống radar tổ hợp lúc 11h30p ngày 03/07/2024

 Tăng nguy cơ tai nạn: Bão và dông đi kèm với gió mạnh, mưa lớn, sấm sét và nguy cơ lốc xoáy, khiến việc bay trở nên vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến an toàn của máy bay, phi hành đoàn và hành khách, có thể gây hỏng hóc cho máy bay và các thiết bị điện tử tại cảng hàng không.

 Hoãn hoặc hủy chuyến bay: Bão và dông thường buộc các chuyến bay phải hoãn hoặc hủy để đảm bảo an toàn.

Tối 19/6, khu vực Hà Nội xuất hiện mưa dông kèm sấm sét Dữ liệu flightradar từ 19h đến 20h30 cho thấy nhiều chuyến bay đến Nội Bài đã phải bay vòng chờ, không thể hạ cánh vì thời tiết xấu. Đơn cử, chuyến VJC494 từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội đã bay chờ 6 vòng tại khu vực Ninh Bình Chuyến VJC 935 từ Tokyo về Hà Nội cũng phải bay vòng tại Lạng Sơn.

 Đóng băng trên đường băng: Tuyết và băng có thể làm đường băng trở nên trơn trượt, gây nguy hiểm cho các hoạt động cất và hạ cánh.

 Đóng băng trên máy bay: Tuyết và băng có thể đóng băng trên cánh và thân máy bay, ảnh hưởng đến tính năng bay và an toàn.

 Gió ngược và gió xuôi: Gió mạnh từ các hướng khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình cất và hạ cánh, đòi hỏi kỹ năng cao từ phi công.

 Gió cạnh: Gió thổi ngang đường băng có thể làm lệch hướng máy bay trong quá trình cất và hạ cánh, gây nguy hiểm.

 Nhiệt độ cao: Nhiệt độ quá cao có thể ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ và hệ thống làm mát của máy bay.

 Nhiệt độ thấp: Nhiệt độ cực thấp có thể gây đóng băng nhiên liệu và các hệ thống quan trọng khác trên máy bay.

Yếu tố an ninh ảnh hưởng đến các hoạt động của Cảng hàng không

 Bao gồm các tổ chức khủng bố, các cá nhân hoặc nhóm người có ý đồ gây hại bằng các hành vi như cướp máy bay, đặt bom, hoặc tấn công vào sân bay và các máy bay.

Tại Việt Nam, mặc dù rất may mắn là không có nhiều sự cố liên quan đến khủng bố xảy ra trên các chuyến bay, tuy nhiên vẫn có một số sự kiện từ quá khứ đã làm ảnh hưởng đến ngành hàng không Vụ tấn công sân bay Tân Sơn Nhất (1975): Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Việt Nam, sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn đã bị tấn công bởi lực lượng VC/NVA với mục đích làm hư hại cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự Đây là một trong những ví dụ về sự kiện liên quan đến an ninh hàng không trong lịch sử Việt Nam.

2.2.2 Vũ khí và chất nguy hiểm

 Vũ khí và chất nguy hiểm: Bao gồm các vũ khí cấm mang lên máy bay như súng, dao, chất nổ, vật liệu nổ và các chất hóa học nguy hiểm.

Vụ việc nổ chai gas trên chuyến bay của Vietnam Airlines (2015): Trên chuyến bay quốc nội của Vietnam Airlines từ Hà Nội đi TP.HCM, một chai gas bị nổ trong hành lý xách tay của hành khách Sự việc này đã gây ra sự lo ngại và buộc phải tiến hành các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt hơn về các vật chất nguy hiểm được mang lên máy bay.

2.2.3 Đe dọa an ninh quốc gia

 Đe dọa an ninh quốc gia: Các hoạt động hoặc thủ đoạn có mục đích chiếm đoạt, phá hoại hoặc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia thông qua các cảnh báo, đe dọa hoặc hành động.

Chiều nay 29/7/2016, các màn hình thông tin thông báo chuyến bay ở sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã bị tin tặc tấn công chèn hình ảnh và nội dung câu chữ xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc các nội dung về biển Đông.Cụ thể, khoảng 16h, màn hình về thông tin chuyến bay bất ngờ thay đổi, thông tin sai trái hiển thị ở hầu hết các quầy thủ tục Trên màn hình hiện dòng chữ Trung Quốc với nội dung xuyên tạc vấn đề biển Đông.Cùng lúc, hệ thống phát thanh của sân bay bất ngờ bị chèn nội dung kích động, đồng thời cũng phát đi những thông điệp xuyên tạc tương tự Sau khi hệ thống thông tin dữ liệu chuyến bay của các hãng hàng không bị xáo trộn đồng loạt, dữ liệu thông tin hành khách bị lộ, khoảng 4 phút sau, tất cả các màn hình và hệ thống âm thanh tự động đã được nhà chức trách sân bay tắt đi để và kiểm soát chặt chẽ Nhân viên hàng không phải làm thủ tục, xử lý danh sách khách hàng bằng tay.

2.2.4 Các hành vi xâm phạm an ninh

 Các hành vi xâm phạm an ninh: xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng

Yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến các hoạt động của Cảng hàng không

 Tránh va chạm trên không: Công nghệ radar, ADS-B và hệ thống định vị vệ tinh giúp giảm thiểu rủi ro va chạm bằng cách cung cấp thông tin chính xác về vị trí và hành trình của các máy bay.

 Rủi ro chậm trễ: Hệ thống quản lý không lưu tiên tiến giúp điều phối lưu thông máy bay hiệu quả, giảm thiểu chậm trễ và tắc nghẽn.

Sáng 21/6/2024, chuyến bay từ Hà Nội đến Đà Lạt của Vietnam Airlines mang số hiệu HVN1575 và chuyến bay khác từ TP HCM đi Thanh Hóa của Vietjet Air mang số hiệu VJC 244 đã suýt va chạm trên không Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thông tin, khi hệ thống Quản lý không lưu tự động (ATM) đã xuất hiện cảnh báo STCA (cảnh báo xung đột ngắn hạn), kiểm soát viên không lưu đã lập tức cấp huấn lệnh cho chuyến TP HCM đi Thanh Hóa duy trì mực bay 340, rẽ trái và cấp huấn lệnh cho tàu bay từ Hà Nội đi Đà Lạt rẽ phải.

2.3.2 Hệ thống quản lý sân bay (AMS)

 Hoạt động hiệu quả: Công nghệ tự động hóa và phần mềm quản lý giúp tối ưu hóa các hoạt động sân bay, giảm thiểu sự cố và tăng cường hiệu suất.

 Rủi ro mất hành lý: Hệ thống quản lý hành lý sử dụng RFID và tự động hóa giúp theo dõi và xử lý hành lý chính xác, giảm nguy cơ mất mát hoặc sai sót.

2.3.3 Hệ thống thông tin và liên lạc

 Gián đoạn liên lạc: Công nghệ tiên tiến đảm bảo liên lạc liên tục và hiệu quả giữa máy bay và mặt đất, giảm thiểu nguy cơ gián đoạn và hiểu lầm.

 Lỗi thông tin: Hệ thống truyền dữ liệu số và các giao thức bảo mật giúp đảm bảo tính chính xác và bảo mật của thông tin truyền tải.

2.3.4 Hệ thống an ninh và bảo mật

 An ninh: Công nghệ nhận diện khuôn mặt, quét cơ thể và hệ thống CCTV giúp phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa an ninh, giảm nguy cơ khủng bố và tội phạm.

 Rủi ro xâm nhập: Các biện pháp bảo mật tiên tiến giúp bảo vệ sân bay khỏi các cuộc tấn công mạng và xâm nhập trái phép.

Ngày 16/3/2023, Chi cục Hải quan Sân bay Tân Sơn Nhất qua soi chiếu phát hiện trong vali của 4 nữ tiếp viên hàng không VietNam Airlines từ Pháp về Sân bay Tân Sơn Nhất có dấu hiệu nghi vấn.Ngay sau đó, Chi cục đã báo cho Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy (C04), Bộ Công an và Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy (PC04), Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp kiểm tra Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong va li hành lý của 4 nữ tiếp viên có tổng cộng 327 tuýp kem đánh răng Trong số đó có 157 tuýp kem chứa hơn 11,2kg ma túy tổng hợp Sau quá trình điều tra, Phó Giám đốc Công an TP HCM cho biết đây là đường dây ma túy lớn nhất trong lịch sử nước ta, chuyên án dự kiến khởi tố 500 bị can Cơ quan công an đã chứng minh được 3.000 tài khoản thể hiện các nhóm này đã giao dịch 22.000 tỉ đồng

Hình 2.2: Cơ quan chức năng phát hiện ma tuý tổng hợp trong vali của 4 nữ tiếp viên

Yếu tố tài chính

Yếu tố tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Cảng hàng không, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của cảng Dưới đây là một số yếu tố tài chính có thể gây ra những đe dọa và rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động của cảng hàng không:

Nguồn vốn đóng vai trò then chốt trong việc hiện thực hóa các dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang bị thiết bị hiện đại, mở rộng nhà ga, đường băng, v.v Nguồn vốn dồi dào giúp cảng hàng không nâng cao năng lực khai thác, thu hút thêm nhiều hãng hàng không, hành khách, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực Giá vốn đầu tư để xây dựng một nhà ga mới tại Cảng hàng không rất cao Vì vậy ban lãnh đạo Cảng hàng không cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư, vì họ cần đảm bảo dự án có khả năng sinh lời và thu hồi vốn đầu tư trong một khoảng thời gian hợp lý Nguồn vốn sẽ có các rủi ro tiềm ẩn:

 Thiếu vốn đầu tư: Việc thiếu vốn đầu tư có thể dẫn đến chậm trễ trong việc nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, trang thiết bị, từ đó làm giảm năng lực phục vụ và cạnh tranh của cảng.

 Khó khăn trong huy động vốn: Việc huy động vốn gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như lãi suất cao, thủ tục hành chính phức tạp, hoặc thị trường vốn chưa phát triển.

 Phân bổ vốn không hiệu quả: Việc phân bổ vốn không hợp lý, ưu tiên các dự án kém hiệu quả có thể dẫn đến lãng phí nguồn lực và làm giảm lợi nhuận của cảng.

Năm 2022, khi ngành hàng không bắt đầu hồi phục, các cảng hàng hàng không đã tăng cường đầu tư vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút hành khách Chiều ngày 19/5/2024, Thủ tướng Chính phủ chính thức phát lệnh khởi công dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.

Dự án mở rộng nhà ga T2 hoàn thành sẽ giúp mở rộng đường băng, nâng cấp hệ thống an ninh, v.v., giúp tăng năng lực khai thác, thu hút thêm nhiều hãng hàng không và du khách quốc tế.

Hình 2.3: Thủ tướng nhấn nút khởi công dự án mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài

2.4.2 Rủi ro về chi phí

Chi phí là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cảng hàng không Việc quản lý chi phí một cách hiệu quả giúp giảm thiểu lãng phí, nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của cảng hàng không Chi phí, mặc dù là một yếu tố tất yếu trong mọi hoạt động kinh doanh, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các cảng hàng không Các rủi ro liên quan đến chi phí trong hoạt động cảng hàng không:

 Tăng chi phí vận hành: Chi phí vận hành của cảng hàng không có thể tăng lên do nhiều nguyên nhân như giá nhiên liệu tăng, chi phí nhân công tăng, hoặc chi phí bảo trì, sửa chữa tăng.

Ví dụ: Trong những năm gần đây, giá dầu thô thế giới biến động mạnh Khi giá dầu tăng, các hãng hàng không phải điều chỉnh tăng giá vé để bù đắp chi phí, dẫn đến giảm nhu cầu đi lại Các hãng hàng không gặp nhiều khó khăn khi thu không đủ bù chi và việc phục hồi sản xuất, kinh doanh đang gặp nhiều trở ngại.

 Giá dịch vụ: Mức giá dịch vụ cảng hàng không (phí hạ cánh, phí đậu máy bay, phí an ninh, v.v.) ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của các hãng hàng không và giá vé máy bay Giá dịch vụ hợp lý cần đảm bảo cân bằng lợi ích giữa cảng hàng không và các hãng hàng không, thu hút khách hàng và thúc đẩy hoạt động vận tải.

Ví dụ: Cảng hàng không giảm giá dịch vụ cho các hãng hàng không trong giai đoạn dịch Covid-19 để thu hút khách hàng, kích thích hoạt động vận tải và góp phần phục hồi kinh tế.

Hình 2.4: Cảng hàng không giảm giá dịch vụ cho các hãng hàng không trong giai đoạn dịch Covid-19

 Chi phí tài chính: Lãi vay ngân hàng, chi phí phát hành trái phiếu là những chi phí tài chính lớn của cảng, nếu không được quản lý tốt có thể gây áp lực lên dòng tiền và lợi nhuận.

 Rủi ro pháp lý: Các vụ kiện tụng, tranh chấp có thể dẫn đến các khoản chi phí pháp lý lớn và ảnh hưởng đến uy tín của cảng.

2.4.3 Rủi ro về doanh thu

Doanh thu của cảng hàng không phụ thuộc vào lượng khách hàng, lượng hàng hóa vận chuyển, giá dịch vụ và các khoản thu khác Doanh thu cao giúp đảm bảo lợi nhuận, duy trì hoạt động và tái đầu tư phát triển hoạt động Cảng hàng không Một số rủi ro tiềm ẩn về doanh thu:

 Sự cạnh tranh gay gắt: Doanh thu cao có thể thu hút một lượng lớn hãng hàng không đến khai thác tại cảng Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt, buộc cảng hàng không phải giảm phí dịch vụ để giữ chân khách hàng, gây áp lực lên lợi nhuận Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các cảng hàng không khác, cả trong nước và quốc tế, có thể dẫn đến giảm thị phần và doanh thu của cảng Cảng hàng không cần có khả năng cạnh tranh với các sân bay khác trong khu vực và quốc tế về giá cả, chất lượng dịch vụ, vị trí địa lý, v.v., để thu hút khách hàng và duy trì thị phần

Yếu tố cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Cảng hàng không, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các hoạt động bay, vận chuyển và dịch vụ hàng không Tuy nhiên, nếu không được đầu tư, bảo dưỡng và quản lý đúng cách, cơ sở vật chất có thể trở thành một rủi ro tiềm ẩn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cảng Dưới đây là một số rủi ro tiềm ẩn của yếu tố cơ sở vật chất ảnh hưởng đến hoạt động của Cảng hàng không:

2.5.1 Rủi ro về an toàn:

 Đường băng, đường lăn: Các vết nứt, lún sụt, hoặc vật cản trên đường băng, đường lăn có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng cho máy bay khi cất cánh hoặc hạ cánh Chiều dài, độ rộng, chất lượng mặt đường băng cũng ảnh hưởng đến khả năng cất hạ cánh của các loại máy bay, tần suất chuyến bay và điều kiện hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu Giả sử một Cảng hàng không có đường băng ngắn, không đủ điều kiện để đón các loại máy bay lớn Điều này sẽ hạn chế số lượng đường bay và lượng hành khách mà Cảng hàng không có thể khai thác.

 Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu không hoạt động: Sự cố về hệ thống chiếu sáng, tín hiệu dẫn đường có thể gây nhầm lẫn cho phi công, dẫn đến tai nạn.

 Các thiết bị xử lý hành lý, hàng hóa bị hỏng hóc: Sự cố này có thể gây ra chậm trễ trong quá trình vận chuyển hành lý, hàng hóa, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của hành khách và hiệu quả hoạt động của cảng.

Cơ sở vật chất phòng cháy chữa cháy không đảm bảo: Tình trạng này có thể dẫn đến cháy nổ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Yếu tố cơ sở vật chất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thảm họa sân bay Tenerife Vì sức chứa sân bay có hạn, các kiểm soát viên không lưu đã buộc phải yêu cầu các máy bay đậu trên đường lăn chính Chiều dài đường băng ngắn khiến máy bay khi cất cánh phải quay đầu lại để tạo đà cất cánh Từ đó dẫn đến va chạm giữa 2 tàu bay ngay tại sân bay Tenerife Làm ảnh hưởng đến hoạt động cảng hàng không Tenerife.

Hình 2.9: Giây phút va chạm giữa chiếc KLM và chiếc Pan Am tại Sân bay

2.5.2 Rủi ro về hiệu quả hoạt động:

 Số lượng chỗ đỗ máy bay: Số lượng chỗ đỗ máy bay ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận và phục vụ các chuyến bay, đặc biệt là trong giờ cao điểm Nếu số lượng chỗ đỗ máy bay tại Cảng hàng không không đủ, các máy bay có thể phải chờ đợi xếp hàng để cất cánh hoặc hạ cánh, dẫn đến chuyến bay và ảnh hưởng đến trải nghiệm của hành khách.

 Diện tích nhà ga: Diện tích, bố cục nhà ga cần đảm bảo đủ chỗ phục vụ cho hành khách, quầy check-in, khu vực an ninh, khu vực mua sắm, khu vực ăn uống Nếu diện tích nhà ga quá nhỏ, không đủ chỗ cho quầy check-in, khu vực an ninh, khu vực mua sắm, khu vực ăn uống , hành khách có thể phải xếp hàng chờ đợi lâu, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của Cảng hàng không

 Trang thiết bị nhà ga: Trang thiết bị nhà ga bao gồm hệ thống quầy check-in, hệ thống băng chuyền hành lý, hệ thống an ninh, hệ thống thông tin cần hiện đại, an toàn và hiệu quả Nếu trang thiết bị nhà ga cũ kỹ, lạc hậu, không đảm bảo hoạt động hiệu quả, có thể dẫn đến mất an toàn trong chuyến bay, thất lạc hành lý hoặc các vấn đề an ninh.

Tại các Cảng hàng không như Sân bay Quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, đã lắp đặt các hệ thống quầy check-in tự động giúp giảm thời gian chờ đợi, hệ thống an ninh tân tiến đảm bảo an toàn cho hành khách và hành lý, khu vực chờ đợi rộng rãi và thoải mái với đầy đủ tiện nghi như wifi miễn phí, khu vui chơi cho trẻ em,

Hình 2.10: Hành khách làm thủ tục bay tại quầy check-in ở một sân bay.

Chất lượng cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, hiệu quả cho các hoạt động bay, vận chuyển và dịch vụ hàng không Do đó, Cảng hàng không cần thường xuyên đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất để giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn và nâng cao năng lực cạnh tranh của cảng.

Yếu tố an toàn ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cảng hàng không

 Chim và động vật hoang dã là một trong những mối đe dọa lớn đối với an toàn hàng không Khi chúng xâm nhập vào khu vực sân bay, có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng như:

 Va chạm với máy bay: Chim và động vật có thể va vào các bộ phận của máy bay khi cất cánh hoặc hạ cánh, gây hư hỏng động cơ, cánh quạt, thậm chí làm vỡ kính chắn gió Điều này không chỉ ảnh hưởng đến an toàn chuyến bay mà còn gây ra thiệt hại về kinh tế lớn.

Hình 2.11: Hiện trạng máy bay sau va chạm

Máy bay Airbus A321 của Vietnam Airlines bị móp mũi, hỏng radar thời tiết khi va chạm với chim ở vận tốc hơn 400km/h trong lúc chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Nội Bài ngày 8-9-2019 Ảnh: CTV

 Gây rối loạn hoạt động: Động vật có thể làm tổ, làm ổ trên đường băng, sân đỗ máy bay, gây cản trở quá trình di chuyển của máy bay, khiến cho nhiều chuyến bay phải bay vòng trên bầu trời, gây ra tình trạng trễ giờ hạ cánh.

Con bò tót xâm nhập vào sân bay Phú Bài năm 2012 khiến sân bay phải ngừng hoạt động trong 10 giờ liền

Sân bay Tân Sơn Nhất:

- Lúc 0h45 ngày 14-4-2021 có 1 con chó di chuyển từ khu vực bến 91 về P 100 sân bay Tân Sơn Nhất Đơn vị quản lý khu bay truy đuổi, chó chạy đến đường lăn S1, S3 rồi mất dạng.

- Lúc 12h15 ngày 14 -2- 2021, an ninh hàng không phát hiện có 1 con chó gần đường lăn S1 gần đầu đường băng 25L Tân Sơn Nhất An ninh phối hợp lực lượng của khu bay truy đuổi và bắt được chó.

- Lúc 9h ngày 3-4-2021, phát hiện 1 con chó xâm nhập khu bay tại vị trí mương thoát nước giáp đường lăn E3 (đường lăn E3 do lữ đoàn 954 sử dụng) Các phòng chức năng thuộc sân bay Cam Ranh đã phối hợp bắt chó Vụ việc khiến chuyến bay

VN 1340 từ Tân Sơn Nhất đến Cam Ranh dự kiến hạ cánh lúc 9h phải ngóc đầu bay lại và hạ cánh sau 13 phút bay chờ.

- Lúc 16h29 ngày 29 -1-2021, bộ đội trực tại vọng gác 12 thông báo cho đài kiểm soát không lưu phát hiện có 1 con chó chạy vào đường băng Các đơn vị trong sân bay phối hợp bắt được chó lúc 16h35 Vụ việc khiến chuyến bay QH 1173 từ Thọ Xuân đi Tân Sơn Nhất chờ tại đường băng từ 16h33 đến 16h37 và cất lúc 16h38.

- Lúc 14h48 ngày 19-1, nhân viên kiểm soát an ninh tại vọng gác khu bay số 26 sân bay Thọ Xuân thì phát hiện 1 con chó tại khu vực sân đỗ máy bay số 6 An ninh hàng không phối hợp với đài kiểm soát không lưu xua đuổi, vây bắt được chó lúc 14h58 Vụ việc khiến chuyến bay VJ246 từ Tân Sơn Nhất đến sân bay Thọ Xuân đang vào hạ cánh đã phải ngóc đầu bay lại và bay chờ đến 15h14 mới hạ cánh.

 Truyền bệnh: Một số chim có thể mang theo các mầm bệnh gây hại cho gia súc, gia cầm và con người Việc chúng xâm nhập vào khu vực sân bay có thể làm lây lan bệnh tật.

Các yếu tố thu hút chim và động vật đến sân bay:

 Nguồn thức ăn: Sân bay thường có nhiều bãi rác, ao hồ, các khu vực trồng cây xanh, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho chim và động vật.

 Môi trường sống: Một số loài chim và động vật có thể coi sân bay là một môi trường sống lý tưởng để làm tổ, sinh sản.

 Các hoạt động của con người: Việc cho chim ăn, xả rác bừa bãi của con người cũng thu hút các loài chim đến sân bay.

2.6.2 Rủi ro về cây cối

Cây cối mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho môi trường, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động của cảng hàng không.

 Va chạm với máy bay

 Cành cây: Các cành cây có thể bị gió thổi vào đường bay, va chạm với máy bay khi cất cánh hoặc hạ cánh, gây hư hỏng động cơ, cánh quạt, thậm chí làm vỡ kính chắn gió.

 Cây lớn: Cây lớn có thể đổ vào đường băng, sân đỗ máy bay, gây cản trở hoạt động bay và gây thiệt hại lớn về tài sản.

 Ảnh hưởng đến thiết bị định vị:

Cây cối cao lớn, đặc biệt là các loại cây lá rộng, có thể che khuất tín hiệu của các thiết bị định vị, gây khó khăn cho việc điều khiển máy bay, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu.

 Cung cấp nơi trú ẩn cho chim:

Cây cối cung cấp nơi trú ẩn lý tưởng cho chim, thu hút chúng đến gần sân bay, tăng nguy cơ chim va chạm với máy bay.

 Ảnh hưởng của điều kiện thời tiết:

 Gió mạnh: Gió mạnh có thể làm gãy cành, đổ cây, đặc biệt là đối với những cây đã yếu hoặc có bộ rễ nông.

 Bão, mưa lớn: Các hiện tượng thời tiết cực đoan này có thể gây ra nhiều thiệt hại cho cây cối, làm chúng đổ vào các khu vực hoạt động của sân bay.

 Sét đánh: Cây cao dễ bị sét đánh, gây cháy rừng và ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay.

Nhiều cây cao quanh khu vực sân bay Cần Thơ bị đốn hạ để đảm bảo cho tàu bay cất và hạ cánh.

2.6.3 Rủi ro về cao su chảy và bong tróc lớp bê tông nhựa trên đường băng

Cao su chảy trên sân bay chủ yếu là do sự mài mòn lốp máy bay Khi máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển trên đường băng, ma sát giữa lốp và mặt đường sẽ khiến lớp cao su bên ngoài lốp bị mài mòn dần, tạo ra các hạt cao su nhỏ li ti Những hạt cao su này sẽ bám vào mặt đường và dần tích tụ lại thành các vệt cao su lớn hơn.

Các yếu tố góp phần làm tăng tình trạng cao su chảy:

GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC

Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp và phương án dự phòng

Khi một trường hợp khẩn cấp xảy ra tại cảng hàng không, những người có trách nhiệm tại khu vực cần có những nghiệp vụ để xử lý nhanh chóng và hiệu quả những sự việc gây bất cập ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cảng hàng không Vậy để những nhân viên làm việc có hiệu quả Cảng hàng không cần đào tạo, đưa ra tất cả những tình huống có thể xảy ra và cách xử lý làm nền tảng cho các nhân viên xử lý theo đúng quy trình của CHK, từ đó việc quản trị rủi ro là rất cấp thiết Để xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp và phương án dự phòng cho rủi ro tại cảng hàng không, ta có thể tuân theo các bước sau:

Bước 1: Đánh giá rủi ro:

 Phải xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra tại cảng hàng không Điều này có thể bao gồm các rủi ro như tai nạn máy bay, hỏa hoạn, đe dọa khủng bố, thảm họa tự nhiên, v.v.

Bước 2 Xác định mục tiêu và ưu tiên:

 Xác định mục tiêu của kế hoạch ứng phó khẩn cấp và phương án dự phòng Điều này có thể bao gồm việc bảo vệ tính mạng và an toàn của hành khách, nhân viên và tài sản, duy trì hoạt động cơ bản của cảng hàng không Ưu tiên các mục tiêu theo thứ tự quan trọng.

Bước 3 Xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp:

 Tạo ra kế hoạch chi tiết cho từng loại rủi ro được xác định Kế hoạch nên bao gồm các biện pháp ứng phó cụ thể, phân chia trách nhiệm và nhiệm vụ, quy trình liên lạc, điểm liên hệ quan trọng Đảm bảo rằng kế hoạch của bạn tuân thủ các quy định và quy trình pháp lý liên quan.

Bước 4 Thiết lập hệ thống cảnh báo:

 Xây dựng hệ thống cảnh báo để phát hiện sớm các sự cố và rủi ro trong cảng hàng không, bao gồm việc sử dụng các thiết bị cảm biến, hệ thống giám sát, hệ thống thông tin liên lạc.

Bước 5 Đào tạo và tập huấn:

 Đảm bảo rằng tất cả nhân viên quan trọng được đào tạo về kế hoạch ứng phó khẩn cấp và phương án dự phòng

Bước 6 Kiểm tra và đánh giá:

 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và cập nhật kế hoạch ứng phó khẩn cấp và phương án dự phòng Đảm bảo rằng nó vẫn hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế.

Bước 7 Liên kết với các cơ quan liên quan:

 Thiết lập liên kết và hợp tác với các cơ quan chính phủ, lực lượng an ninh, nhà ga hàng không và các bên liên quan khác để chia sẻ thông tin, tài nguyên và kế hoạch ứng phó

Giải pháp rủi ro kỹ thuật

3.2.1 Bảo trì Dự Phòng và Dự Đoán

 Sử dụng IoT và Cảm Biến: Lắp đặt các cảm biến trên thiết bị và cơ sở hạ tầng để giám sát tình trạng hoạt động và dự đoán sự cố trước khi chúng xảy ra.

 Phân Tích Dữ Liệu và AI: Sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để phân tích dữ liệu từ các cảm biến và lên lịch bảo trì dựa trên dự đoán sự cố.

3.2.2 Nâng cao Quản lý An Toàn và Giám Sát

 Giải pháp: Triển khai hệ thống giám sát tự động và hệ thống quản lý an toàn để theo dõi và đánh giá liên tục.

 Ví dụ: Sân bay Incheon ở Hàn Quốc sử dụng hệ thống giám sát tự động với các camera và cảm biến nhiệt để phát hiện các hành vi đáng ngờ và nguy cơ an ninh, đảm bảo an toàn cho hành khách và nhân viên.

3.2.3 Ứng Dụng Công Nghệ Tiên Tiến

 Giải pháp: Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) để tối ưu hóa các quy trình và tăng cường an ninh.

 Ví dụ: Sân bay Changi ở Singapore áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt

AI để tăng cường an ninh và giảm thời gian làm thủ tục cho hành khách Hệ thống này có thể nhanh chóng xác thực danh tính của hành khách và phát hiện các hành vi bất thường.

3.2.4 Ứng Dụng Công Nghệ Không Người Lái

 Giải pháp: Sử dụng drone để giám sát và kiểm tra cơ sở hạ tầng sân bay, phát hiện sớm các vấn đề kỹ thuật.

 Ví dụ: Sân bay Amsterdam Schiphol sử dụng drone để kiểm tra các bề mặt đường băng và các khu vực khó tiếp cận, giúp phát hiện và sửa chữa các hư hỏng một cách nhanh chóng và chính xác.

Giải pháp cho rủi ro thời tiết

Nâng cấp hệ thống dự báo thời tiết chính xác và hiện đại hơn.

Với những nỗ lực và đầu tư trong những năm gần đây, công nghệ dự báo thời tiết của Việt Nam đang càng hiện đại hoá và tiệm cận với thế giới Các mô hình công nghệ như dự báo số học, hệ thống quan trắc khí tượng, công nghệ tích hợp dữ liệu, radar thời tiết, vệ tinh quan sát khí quyển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo là những công nghệ hiện đại nhất hiện nay và hầu như Việt Nam đã bắt kịp Tuy nhiên do thời tiết là yếu tố khách quan nên tỷ lệ chính xác không thể là tuyệt đối, công nghệ chỉ là hỗ trợ và Việt Nam vẫn là nước đang phát triển nên chưa thể dẫn đầu cho lĩnh vực này, tuy nhiên trong tương lai có thể đầu tư tiền và của để nghiên cứu, dẫn đầu về công nghệ dự báo thời tiết từ đó cải thiện và giảm tỷ lệ tăng tỷ lệ chính xác lên mức ngày càng cao nhất.

Dự báo thời tiết được cải thiện giúp hoạt động khai thác cảng được mượt mà hơn tránh tình trạng sai lệch về dự báo thời tiết dẫn đến hoãn, dời chuyến bay

Giải pháp đối với rủi ro của các yếu tố tài chính

Rủi ro tài chính là một thách thức lớn đối với hoạt động của các cảng hàng không Để giảm thiểu và đối phó với những rủi ro này, các cảng hàng không có thể áp dụng một số giải pháp sau:

3.4.1 Đa dạng hóa nguồn thu:

 Mở rộng các dịch vụ phi hàng không: Bên cạnh hoạt động hàng không chính, các cảng có thể phát triển các dịch vụ như thương mại, du lịch, bất động sản, kho bãi,

Ví dụ: Cảng hàng không Incheon (Hàn Quốc) là một trong những cảng hàng không hiện đại và thành công nhất thế giới Cảng đã kết hợp hài hòa giữa hoạt động hàng không và các dịch vụ thương mại, du lịch, tạo ra một trung tâm thương mại, giải trí lớn với nhiều cửa hàng, nhà hàng, khách sạn và khu vui chơi,

Cảng hàng không Incheon (Hàn Quốc)

 Hợp tác với các đối tác chiến lược: Liên kết với các hãng hàng không, doanh nghiệp logistics, các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, tăng cường sức cạnh tranh.

3.4.2 Quản lý chi phí hiệu quả:

 Áp dụng công nghệ: Sử dụng các phần mềm quản lý, hệ thống tự động hóa để tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu chi phí nhân công và năng lượng

Ví dụ: Cảng hàng không Changi (Singapore) sử dụng hệ thống quản lý sân bay

(Airport Management System - AMS) để quản lý hiệu quả các hoạt động khai thác sân bay, giúp nâng cao hiệu suất, giảm thiểu rủi ro và mang lại trải nghiệm tốt hơn cho hành khách.

 Đàm phán hợp đồng: Thường xuyên đánh giá và đàm phán lại các hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ, đối tác để đạt được mức giá tốt nhất.

3.4.3 Đầu tư vào công nghệ:

 Nâng cấp hệ thống hạ tầng: Đầu tư vào các công trình hạ tầng hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để tăng cường năng lực phục vụ và giảm thiểu chi phí vận hành

Ví dụ: Đầu tư vào hệ thống đèn LED tiết kiệm năng lượng, hệ thống xử lý nước thải hiện đại Sân bay Changi (Singapore) được biết đến với hệ thống chiếu sáng hiện đại, sử dụng đèn LED để chiếu sáng đường băng, nhà ga và các khu vực khác.

 Áp dụng các giải pháp công nghệ mới: Sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn để nâng cao hiệu quả quản lý, dự báo nhu cầu, tối ưu hóa hoạt động

3.4.4 Xây dựng kế hoạch dự phòng:

 Đánh giá rủi ro thường xuyên: Thực hiện đánh giá rủi ro định kỳ để xác định các rủi ro tiềm ẩn và xây dựng các kịch bản ứng phó.

 Chuẩn bị các nguồn lực: Chuẩn bị sẵn các nguồn lực tài chính, nhân lực và vật tư để ứng phó kịp thời trước các tình huống khẩn cấp Ví dụ: Thành lập quỹ dự phòng để đối phó với các sự cố bất ngờ như thiên tai, dịch bệnh.

Giải pháp đối với rủi ro của các yếu tố cơ sở vật chất

Các rủi ro liên quan đến cơ sở vật chất của cảng hàng không là những thách thức lớn đòi hỏi các giải pháp toàn diện và dài hạn Dưới đây là một số giải pháp cụ thể để giảm thiểu các rủi ro này:

3.5.1 Đầu tư và Bảo trì Định kỳ:

 Lập kế hoạch đầu tư: Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, xác định rõ các hạng mục cần đầu tư, nguồn vốn và thời gian thực hiện.

 Bảo trì thường xuyên: Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các công trình, thiết bị để phát hiện và khắc phục sớm các hư hỏng.

 Sử dụng công nghệ: Áp dụng các công nghệ mới như giám sát tình trạng công trình bằng cảm biến, phân tích dữ liệu lớn để dự đoán và phòng ngừa hư hỏng.

Ví dụ: Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài luôn được bảo trì, sửa chữa đường băng định kỳ để đảm bảo độ bằng phẳng, không có vật cản, đảm bảo an toàn cho quá trình cất hạ cánh Các đường kẻ trên đường băng được sơn lại định kỳ để đảm bảo tính rõ ràng và dễ nhận biết cho phi công.

Sửa chữa đường cất hạ cánh tại sân bay Nội Bài.

3.5.2 Nâng cấp và Mở rộng:

 Nghiên cứu nhu cầu: Thường xuyên đánh giá nhu cầu của thị trường để điều chỉnh quy mô và chức năng của các công trình.

 Xây dựng các công trình mới: Đầu tư xây dựng các nhà ga, đường băng, sân đỗ mới để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

 Mở rộng công suất: Nâng cấp các công trình hiện có để tăng công suất khai thác.

Ví dụ: Sân bay Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh) xây dựng thêm nhà ga T3 Dự án nhà ga T3 là công trình trọng điểm của TPHCM trong giai đoạn 2020 – 2023 nhằm nâng cao chất lượng phục vụ theo tiêu chuẩn của 1 cảng hàng không quốc tế Công trình này được kỳ vọng sẽ làm tăng khả năng khai thác của sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu lượt hành khách/năm

Phối cảnh nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với kiến trúc mái nhà ga lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống

3.5.3 Áp dụng Công nghệ Hiện Đại:

 Hệ thống quản lý sân bay: Sử dụng các phần mềm quản lý sân bay để tối ưu hóa quá trình khai thác, giảm thiểu sai sót.

 Hệ thống giám sát an ninh: Đầu tư vào các hệ thống giám sát an ninh hiện đại để đảm bảo an toàn cho hành khách và hàng hóa.

 Công nghệ xanh: Áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Ví dụ: Sân bay Narita (Nhật Bản) sử dụng hệ thống nhận diện khuôn mặt, robot tuần tra an ninh để kiểm soát an ninh và rút ngắn thời gian làm thủ tục cho hành khách.

Robot tuần tra an ninh tại Sân bay Narita

Hệ thống Face Express được thử nghiệm tại sân bay Narita

Giải pháp đối với rủi ro của các yếu tố an toàn

3.6.1 Chim và động vật hoang dã Để giảm thiểu rủi ro do chim và động vật gây ra, các sân bay thường áp dụng các biện pháp sau:

 Sử dụng thiết bị đuổi chim

Công nghệ FODetect bao gồm các cảm biến và camera gắn dọc theo hai đường băng liên tục quét hình ảnh Khi phát hiện có vật thể lạ, hệ thống định vị GPS sẽ đưa ra tín hiệu cảnh bảo gửi về trung tâm để xử lý.

Thiết bị này quét 24/24h trên đường băng giảm thiểu mọi rủi ro xảy ra Bình thường phi công không thể nhìn thấy vật thể lạ, cũng không có ai đi ra đường băng thường xuyên để kiểm tra, chỉ có công nghệ này mới phát hiện được vật thể và thông báo trước khi chuyến bay cất cánh.

 Xây dựng hàng rào: Ngăn chặn động vật xâm nhập vào khu vực sân bay.

 Sử dụng lưới: Che phủ các khu vực có nguy cơ cao.

 Sử dụng khí nén, súng bắn nước: Xua đuổi chim khỏi sân bay.

 Sử dụng chim ưng, chó: Đuổi bắt các loài chim gây hại.

 Quản lý môi trường: Giảm thiểu nguồn thức ăn, làm sạch các bãi rác, cắt tỉa cây xanh.

 Tuyên truyền: Nâng cao ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường sân bay.

 Ngoài ra nhiều sân bay đang sử dụng một số giải pháp thông thường như dùng còi báo động, loa âm độ cao, phá hủy môi trường sống để xua đuổi chim và các động vật hoang dã ra khỏi sân bay.

Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan, có trách nhiệm: a) Khảo sát, lập sổ theo dõi tình trạng chim và động vật hoang dã cư trú tại địa bàn cảng và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay bao gồm: chủng loại, số lượng theo tháng, mùa; b) Đánh giá các tác động, yếu tố về môi trường tại cảng và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay thu hút sự xuất hiện của chim và động vật hoang dã; c) Khảo sát tình hình vật nuôi tại địa bàn cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận; d) Lập sổ theo dõi các vụ uy hiếp an toàn bay do chim, động vật hoang dã, vật nuôi gây ra bao gồm các yếu tố: loài, thời gian xảy ra, phân loại đánh giá sự nguy hiểm của từng loài; đ) Ban hành, thông báo tới các đơn vị liên quan hoạt động tại cảng hàng không, sân bay và tổ chức thực hiện chương trình phòng chống chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại từng cảng hàng không, sân bay; e) Xem xét việc triển khai các dự án, các công trình nhằm ngăn chặn, hạn chế việc thu hút chim, động vật hoang dã tại cảng hàng không, sân bay; ngăn chặn việc nuôi động vật tại cảng hàng không, sân bay; ngăn chặn việc xâm nhập của vật nuôi vào cảng hàng không, sân bay; g) Báo cáo hàng tháng, hàng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu với Cục Hàng không Việt Nam về kết quả thống kê, khảo sát, đánh giá ảnh hưởng của chim, động vật hoang dã, vật nuôi tới hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay.

(Trích tại: Thư viện pháp luật)

Lập kế hoạch quản lý: Lập kế hoạch chi tiết về việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh xung quanh sân bay.

 Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cây.

 Sử dụng công nghệ: Áp dụng các công nghệ hiện đại như cảm biến để dự báo tình hình thời tiết.

 Tập huấn: Tổ chức các khóa tập huấn về quản lý cây xanh cho nhân viên.

 Phối hợp với các đơn vị liên quan: Phối hợp với các đơn vị khí tượng thủy văn, phòng cháy chữa cháy để ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

3.6.3 Cao su chảy bong tróc bê tông Để giải quyết vấn đề cao su chảy trên sân bay, một loạt các biện pháp kỹ thuật, quản lý và công nghệ đã được nghiên cứu và áp dụng

 Vệ sinh và làm sạch:

 Máy quét cao su: Sử dụng các máy quét chuyên dụng để loại bỏ cao su bám trên đường băng.

 Chất tẩy rửa sinh học: Áp dụng các loại chất tẩy rửa sinh học, thân thiện với môi trường để làm mềm và loại bỏ cao su.

 Sử dụng súng nước áp lực cao Áp lực nước thường khoảng 40Mpa, với súng phun đặt nghiêng để đảm bảo cao su được cuốn trôi mà không làm hỏng bề mặt đường băng Sau khi cao su được loại bỏ, những hạt cao su phải được tái chế để tránh ô nhiễm môi trường.

 Đối với các lớp cao su cứng đầu, nhân viên có thể dùng đèn hàn hơ nóng để làm mềm lớp keo trước khi xử lý, giúp việc loại bỏ dễ dàng hơn

 Vá các vết nứt: Sửa chữa kịp thời các vết nứt, ổ gà trên đường băng để giảm ma sát và mài mòn lốp.

 Thay thế lớp mặt đường: Định kỳ thay thế lớp mặt đường bị hư hỏng bằng các vật liệu có độ bền cao, chống mài mòn.

 Cải thiện hệ thống thoát nước: Đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động tốt để ngăn chặn nước đọng lại trên đường băng, làm tăng nguy cơ trơn trượt.

 Công nghệ và vật liệu mới:

 Đường băng thông minh: Sử dụng các cảm biến để theo dõi tình trạng đường băng, phát hiện sớm các vấn đề về cao su chảy và các vật thể lạ.

 Vật liệu chống mài mòn: Áp dụng các loại vật liệu mới có khả năng chống mài mòn cao, giảm thiểu tình trạng cao su chảy.

 Hệ thống phun nước: Sử dụng hệ thống phun nước để làm mềm cao su, dễ dàng loại bỏ hơn.

 Quản lý và kiểm soát:

 Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ tình trạng đường băng, lốp máy bay và các thiết bị liên quan.

 Huấn luyện nhân viên: Tăng cường đào tạo cho nhân viên về các quy trình làm sạch, bảo dưỡng sân bay.

 Quản lý lưu lượng máy bay: Điều chỉnh lưu lượng máy bay để giảm áp lực lên đường băng.

 Sử dụng các loại lốp phù hợp: Khuyến khích các hãng hàng không sử dụng các loại lốp có độ bền cao, ít gây mài mòn.

 Sử dụng các vật liệu tái chế: Tận dụng các vật liệu tái chế để làm sạch và sửa chữa đường băng.

 Giảm thiểu tác động đến môi trường: Chọn các giải pháp thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại.

Một số ví dụ cụ thể về các giải pháp đã được áp dụng tại các sân bay quốc tế:

Sân bay Amsterdam Schiphol: Sử dụng hệ thống làm sạch đường băng tự động, kết hợp với các loại hóa chất sinh học để loại bỏ cao su.

Sân bay Changi Singapore: Áp dụng công nghệ cảm biến để theo dõi tình trạng đường băng, phát hiện sớm các vấn đề và xử lý kịp thời.

Việc giải quyết vấn đề cao su chảy trên sân bay đòi hỏi sự kết hợp của nhiều biện pháp khác nhau Bằng cách áp dụng các giải pháp trên, các sân bay có thể giảm thiểu đáng kể rủi ro do cao su chảy gây ra, đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng không và bảo vệ môi trường.

 Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra tình trạng đường băng thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng.

 Bảo dưỡng: Thực hiện các biện pháp bảo dưỡng định kỳ như trám vá các vết nứt, sơn phủ bảo vệ bề mặt.

 Sử dụng vật liệu chất lượng cao: Chọn loại bê tông có cường độ, độ bền cao,phù hợp với điều kiện khí hậu và tải trọng của sân bay.

 Thiết kế hợp lý: Thiết kế đường băng phải đảm bảo thoát nước tốt, phân bố tải trọng hợp lý để giảm thiểu áp lực lên bề mặt bê tông.

 Khảo sát và đánh giá tình trạng hư hỏng

 Đánh giá mức độ hư hỏng: Xác định diện tích, độ sâu, mật độ các vết bong tróc để lựa chọn phương pháp sửa chữa phù hợp

 Sử dụng vật liệu chất lượng cao: Chọn loại bê tông có cường độ, độ bền cao, chịu được tác động của môi trường và tải trọng lớn.

 Áp dụng công nghệ tiên tiến: Sử dụng các công nghệ như cắt và nối bê tông, bơm vữa, gia cố bằng sợi carbon để tăng cường độ bền cho bê tông.

 Sử dụng phụ gia: Thêm các phụ gia vào bê tông để tăng cường khả năng chống thấm, chống mài mòn và co ngót.

- Bảo trì và giám sát:

 Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng mới.

 Bảo dưỡng: Thực hiện các biện pháp bảo dưỡng như làm sạch, trám vá, sơn phủ bảo vệ để kéo dài tuổi thọ của đường lăn.

 Giám sát quá trình khai thác: Theo dõi tải trọng, tần suất khai thác để điều chỉnh các biện pháp bảo trì phù hợp.

 Thay thế hoàn toàn lớp bê tông: Trong trường hợp hư hỏng quá nghiêm trọng, cần phải thay thế hoàn toàn lớp bê tông cũ.

Sử dụng vật liệu thay thế: Đối với một số đoạn đường ngắn, có thể sử dụng các vật liệu thay thế như bê tông nhựa, bê tông polymer.

 Thư viện pháp luật - 06/01/2017 - kiểm soát và giảm thiểu tác hại của chim, động vật hoang dã, vật nuôi tại cảng hàng không sân bay - tại https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/281F1-hd-kiem-soat-va-giam- thieu-tac-hai-cua-chim-dong-vat-hoang-da-vat-nuoi-tai-cang-hang-khong- san-bay.html#google_vignette

Ngày đăng: 24/10/2024, 17:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2: Cơ quan chức năng phát hiện ma tuý tổng hợp trong vali của 4 nữ tiếp  viên - Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không
Hình 2.2 Cơ quan chức năng phát hiện ma tuý tổng hợp trong vali của 4 nữ tiếp viên (Trang 13)
Hình 2.3: Thủ tướng nhấn nút khởi công dự án mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài - Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không
Hình 2.3 Thủ tướng nhấn nút khởi công dự án mở rộng nhà ga T2 sân bay Nội Bài (Trang 15)
Hình 2.4: Cảng hàng không giảm giá dịch vụ cho các hãng hàng không trong giai  đoạn dịch Covid-19 - Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không
Hình 2.4 Cảng hàng không giảm giá dịch vụ cho các hãng hàng không trong giai đoạn dịch Covid-19 (Trang 16)
Hình 2.5: SASCO SHOP tại sân bay Tân Sơn Nhất - Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không
Hình 2.5 SASCO SHOP tại sân bay Tân Sơn Nhất (Trang 17)
Hình 2.6: Khu ẩm thực Food Village tọa lạc tại "tọa độ ẩm thực" nhà giữ xe sân bay  Tân Sơn Nhất - Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không
Hình 2.6 Khu ẩm thực Food Village tọa lạc tại "tọa độ ẩm thực" nhà giữ xe sân bay Tân Sơn Nhất (Trang 18)
Hình 2.7 Hành khách trở về quê hương trên chuyến bay của VietnamAirlines - Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không
Hình 2.7 Hành khách trở về quê hương trên chuyến bay của VietnamAirlines (Trang 19)
Hình 2.8: Lượng hành khách đi và đến Sân bay Tân Sơn Nhất sau kỳ nghỉ Tết  Nguyên đán Giáp Thìn 2024 - Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không
Hình 2.8 Lượng hành khách đi và đến Sân bay Tân Sơn Nhất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (Trang 20)
Hình 2.9: Giây phút va chạm giữa chiếc KLM và chiếc Pan Am tại Sân bay - Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không
Hình 2.9 Giây phút va chạm giữa chiếc KLM và chiếc Pan Am tại Sân bay (Trang 22)
Hình 2.10: Hành khách làm thủ tục bay tại quầy check-in ở một sân bay. - Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không
Hình 2.10 Hành khách làm thủ tục bay tại quầy check-in ở một sân bay (Trang 23)
Hình 2.11: Hiện trạng máy bay sau va chạm - Vai trò quản lý rủi ro trong quản lý hoạt Động cảng hàng không & tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc giảm thiểu các mối Đe dọa tiềm Ẩn Đối với hoạt Động của cảng hàng không
Hình 2.11 Hiện trạng máy bay sau va chạm (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w