1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận bộ môn tâm lý học tầm quan trọng của học tập và trí nhớ một số vấn Đề thường gặp về học tập và trí nhớ và các biện pháp thúc Đẩy hành vi tích cực của cá nhân

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tầm quan trọng của học tập và trí nhớ. Một số vấn đề thường gặp về học tập và trí nhớ và các biện pháp thúc đẩy hành vi tích cực của cá nhân
Tác giả Lê Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn TS. Trần Thanh Minh
Trường học Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 534,05 KB

Nội dung

Một số vấn đề thường gặp về học tập và trí nhớ và các biện pháp thúc đẩy hành vi tích cực của cá nhân.” TÊN GIẢNG VIÊN: TS... Phương pháp học tập và nền tảng trí nhớ thích hợp không chỉ

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC

“Tầm quan trọng của học tập và trí nhớ Một số vấn đề thường gặp về học tập và trí nhớ và các biện pháp thúc đẩy hành vi tích

cực của cá nhân.”

TÊN GIẢNG VIÊN: TS Trần Thanh Minh

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 24D1BUS50326414

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: Lê Thị Thanh Huyền

KHÓA – LỚP: K49 – IB0001

MSSV: 31231025721

TP Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 06 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

PHẦN MỞ ĐẦU - TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 3

I Lời mở đầu: 3

II Mục tiêu của đề tài: 4

III Đối tượng phân tích: 4

IV Phương pháp thực hiện đề tài: 4

V Cấu trúc nội dung chính: 4

PHẦN NỘI DUNG 5

I CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 5

1 Những vấn đề cơ bản về học tập 5

2 Những vấn đề cơ bản về trí nhớ 8

II CÁC VẤN ĐỀ SINH VIÊN THƯỜNG GẶP PHẢI VỀ HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ 11

1 Các vấn đề sinh viên thường gặp phải về học tập 11

2 Các vấn đề sinh viên thường gặp phải về trí nhớ 11

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP ĐỠ SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ 12

1 Giải pháp giúp nâng cao khả năng học tập 12

2 Giải pháp giúp nâng cao khả năng ghi nhớ 14

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho em xin được phép gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Trần Thanh Minh, giảng viên bộ môn Tâm lý học của lớp Trong suốt quá trình học tập bộ môn Tâm lý học, thầy luôn hướng dẫn nghiên cứu nội dung bài giảng rất nhiệt tình, say mê và bổ ích, giờ học hết sức nhẹ nhàng và thoải mái khiến sinh viên chúng em tiếp thu kiến thức rất hiệu quả Trong quá trình làm bài không thể không tránh khỏi có những sai sót, mong thầy thông cảm

và góp ý để em có thể tiến bộ hơn nữa Lời cuối cùng, cho phép em gửi lời kính chúc sức khỏe tới Thầy và mong Thầy sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người, truyền lửa tới nhiều thế hệ sinh viên hơn nữa

Em cảm ơn thầy rất nhiều ạ!

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU - TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

I Lời mở đầu:

Trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 không ngừng phát triển và bùng nổ thông tin như hiện nay thì phương pháp học tập và trí nhớ ngày càng trở nên quan trọng hơn hết, đặc biệt là lứa tuổi sinh viên Phương pháp học tập và nền tảng trí nhớ thích hợp không chỉ giúp

đỡ sinh viên tiếp thu, trau dồi kiến thức một cách hiệu quả mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong việc điều chỉnh hành vi tích cực của sinh viên trong quá trình học tập và đời sống hằng ngày Học tập là quá trình mà con người thu thập, tiếp thu và tích lũy các thông tin từ môi trường bên ngoài để tăng cường kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của mình Trí nhớ, trong khi đó, là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của một cá nhân và giúp lưu giữ những thông tin Vì thế mà trong quá trình học tập, trí nhớ đóng một vai trò hết sức quan trọng Việc ghi nhớ và sử dụng kiến thức không chỉ giúp chúng ta điều hướng qua các thách thức học thuật mà còn giúp xác định nhận thức và quan điểm về bản thân và thế giới

Trong môi trường học tập và xã hội, học tập và trí nhớ có liên quan chặt chẽ với nhau đến việc điều chỉnh hành vi cá nhân một cách đúng đắn và tích cực Điều chỉnh hành vi không chỉ là phản ứng tự nhiên mà là cả một quá trình tự giác, liên tục học hỏi để cải thiện hành vi theo cách tích cực Hành vi không chỉ là cách chúng ta tương tác với người khác, mà còn là cách chúng ta đối mặt với thách thức, học hỏi từ sai lầm, và chấp nhận và thích nghi với sự thay đổi Từ đó, con người sẽ trở thành một phiên bản tốt hơn, đạt được những mục tiêu đã đề

ra trong học tập và trong cuộc sống

Trang 5

II Mục tiêu của đề tài:

Bằng cách khám phá sự liên kết giữa học tập, trí nhớ và điều chỉnh hành vi, tiểu luận này mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận về sự phát triển cá nhân thông qua việc học hỏi liên tục và vận dụng tri thức một cách sáng suốt Từ đó, đề xuất một số biện pháp qua đó trí nhớ

và học tập có thể góp phần vào việc thúc đẩy và cải thiện hành vi tích cực trong giao tiếp và tương tác của sinh viên trong học tập và cuộc sống hằng ngày

III Đối tượng phân tích:

Các bạn học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh

IV Phương pháp thực hiện đề tài:

 Nghiên cứu thông tin trong tài liệu học tập và tài liệu tham khảo

 Phân tích, chọn lọc dữ liệu

 Tổng hợp và đề xuất

 Kết luận

V Cấu trúc nội dung chính:

- Những lý thuyết cơ bản về học tập, trí nhớ và phương pháp điều chỉnh hành vi tích cực.

- Vận dụng và phân tích Phân tích các vấn đề thường gặp phải về học tập và trí nhớ trong

quá trình học tập và rèn luyện Từ đó, đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm điều chỉnh và thúc đẩy các hành vi tích cực trong học tập và đời sống xã hội

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

I CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1 Những vấn đề cơ bản về học tập

a Khái niệm học tập

Học tập – sự thay đổi tương đối lâu dài về kiến thức hoặc hành vi là kết quả của kinh nghiệm Học là quá trình tiếp thu, tìm hiểu và nắm bắt kiến thức, kỹ năng hoặc kinh nghiệm mới thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo hoặc tự học Học tập là năng lực quan trọng nhất của con người Học tập cho phép chúng ta tạo ra cuộc sống hiệu quả bằng cách có khả năng ứng phó với những thay đổi

b Các loại học tập

Điều kiện hóa cổ điển (Classical Conditioning):

Điều kiện hóa cổ điển đề cập đến việc học tập xảy ra khi có

một kích thích trung tính (kích thích có điều kiện CS như:

một giai điệu) trở nên gắn liền với một kích thích (kích

thích vô điều kiện US như: thức ăn) tạo ra hành vi một cách

tự nhiên (phản xạ có điều kiện CR)

Trang 7

Điều kiện hóa từ kết quả (Operant Conditioning): Điều kiện hóa từ kết quả là một

phương thức học tập tập trung vào quá trình thay đổi hành vi bằng cách đưa ra biện pháp củng

cố hoặc trừng phạt sau khi phản hồi, tạo ra sự liên kết giữa hành vi và kết quả của hành vi

Các hành vi củng cố và trừng phạt tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến hành vi:

Loại điều kiện

hóa từ kết quả

hành vi

Ví dụ

Củng cố

tích cực

Thêm hoặc tăng một kích thích

Hành vi được củng cố

Trao cho học sinh một phần thưởng nếu đạt được điểm A trong

bài kiểm tra Củng cố

tiêu cực

Giảm hoặc loại bỏ một kích thích khó chịu

Hành vi được củng cố

Dùng thuốc giảm đau giúp loại bỏ cơn đau làm tăng khả năng bạn

dung thuốc giảm đau Trừng phạt tích

cực

Tăng một kích thích khó chịu

Hành vi bị suy yếu

Giao thêm bài tập về nhà cho học

sinh vì vi phạm nội quy lớp học Trừng phạt

tiêu cực

Giảm hoặc loại bỏ một kích thích dễ chịu

Hành vi bị suy yếu

Ba mẹ thu điện thoại của con vì đi

chơi về quá trễ Một cách để mở rộng việc sử dụng học tập điều kiện hóa từ kết quả là sửa đổi khung thời gian áp dụng biện pháp củng cố Có một số khung thời gian củng cố khác nhau: Một khung thời gian củng cố liên tục, trong đó phản ứng mong muốn sẽ được củng cố mỗi khi nó

Môi trường

(Stimulus) (Response) Hành vi Kết quả hành vi (Consequence)

Trang 8

xảy ra Sự củng cố liên tục dẫn đến việc học tập tương đối nhanh nhưng cũng nhanh chóng làm mất đi hành vi mong muốn một khi sự củng cố biến mất

Tuy nhiên, hầu hết các củng cố tăng cường trong thế giới thực không liên tục; chúng xảy ra trên một khung thời gian củng cố một phần (hoặc không liên tục)—một khung thời gian trong đó các phản ứng đôi khi được củng cố, đôi khi không Các bốn loại khung thời gian củng cố được tóm tắt theo như trong bảng sau:

Khung thời gian

Theo tỷ lệ cố định

Hành vi được củng cố sau một số lượng phản ứng cụ thể

Công nhân nhà máy được trả lương trên lượng hàng hóa mà họ sản xuất

Theo quãng cố định

Hành vi được củng cố sau một lượng phản ứng trung bình không thể dự đoán trước

Tiền thưởng từ đánh bạc

và các trò chơi may rủi

khác

Theo tỷ lệ linh hoạt Hành vi được củng cố cho một phản ứng

đầu tiên sau một khoảng thời gian cụ thể

Nhân viên nhận được tiền lương mỗi tháng

Theo quãng linh

hoạt

Hành vi được củng cố cho một phản ứng đầu tiên sau một khoảng thời gian trung bình không thể dự đoán trước

Những người kiểm tra hộp thư thoại để xem tin nhắn

mới Một ứng dụng của Lý thuyết điều kiện hóa từ kết quả: Phương pháp học tập xã hội (Social – learning approach) là phương pháp học tập bằng cách quan sát và bắt chước các hành vi của người khác Nếu bắt chước hành vi quan sát trước đó được khen thưởng, người

Trang 9

quan sát sẽ có động lực hơn để lặp lại hành vi đó sau này Ngược lại, nếu hành vi bị phạt theo một cách nào đó, người quan sát sẽ ít hoặc không thực hiện lại hành vi đó nữa

c Tầm quan trọng của học tập:

Học tập không chỉ là quá trình thu nạp kiến thức, mà còn là cơ sở nền tảng trong việc hình thành và điều chỉnh hành vi tích cực Học tập giúp ta trang bị những tri thức và thấu hiểu

về môi trường xã hội và văn hóa của chúng ta, giúp chúng ta phát triển kỹ năng giải quyết vấn

đề, tư duy phản biện, Nhờ những kiến thức này, con người có khả năng nhìn nhận và đánh giá các tình huống, từ đó chủ động điều chỉnh hành vi của mình một cách đúng đắn, tích cực

và trở thành phiên bản tốt hơn và đạt được nhiều thành công hơn nữa trong cuộc sống

2 Những vấn đề cơ bản về trí nhớ

a Khái niệm về trí nhớ:

Trí nhớ là khả năng lưu trữ và truy xuất thông tin theo thời gian, có thể được hiểu như

là việc tâm lý tái hiện các trải nghiệm cá nhân dưới dạng biểu tượng Biểu tượng là sản phẩm của quá trình ghi nhớ, bao gồm việc lưu giữ, bảo quản và tái tạo sau này trong tâm trí những cảm giác, kí ức, hoạt động hoặc suy nghĩ con người đã trải nghiệm qua Trong quá trình nhận thức, trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ các trải nghiệm cảm giác và tri giác, giúp phân biệt giữa cái mới và cái quen thuộc để có thể phản ứng một cách thích hợp với tình huống hiện tại

b Phân loại trí nhớ:

Trang 10

Trí nhớ có hai loại:

- Trí nhớ mô tả (Explicit Memory): Trí nhớ rõ ràng đề cập đến kiến thức hoặc kinh nghiệm có thể được được ghi nhớ một cách có ý thức

- Trí nhớ tiềm ẩn (Implicit Memory): Trí nhớ tiềm ẩn đề cập đến ảnh hưởng của trải nghiệm lên hành vi, ngay cả khi cá nhân không nhận thức được những ảnh hưởng đó

Trí nhớ được chia làm các giai đoạn:

- Trí nhớ tạm thời (Sensory memory): Trí nhớ tạm thời đề cập đến việc lưu trữ ngắn gọn các thông tin giác quan Trí nhớ tạm thời là một vùng đệm trí nhớ chỉ tồn tại rất ngắn và sau đó, trừ khi được chú ý và chuyển đi để xử lý thêm, sẽ bị lãng quên

- Trí nhớ ngắn hạn (Short-term memory): Hầu hết thông tin đi vào trí nhớ giác quan đều bị lãng quên, nhưng thông tin mà chúng ta chuyển sự chú ý của chúng ta, với mục đích ghi nhớ nó, có thể chuyển sang trí nhớ ngắn hạn Trí ngắn hạn là nơi lưu giữ tạm thời một lượng nhỏ thông tin trong hơn một vài giây nhưng thường ít hơn một phút

- Trí nhớ dài hạn (Long-term memory): Là loại trí nhớ mà quá trình mã hóa – lưu giữ – truy xuất thông tin được lặp đi lặp lại liên tục cho tới khi thông tin được giữ lại trong bộ nhớ Với sức chứa lớn có thể lưu giữ thông tin trong một khoảng thời gian dài, có thể là vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí cả đời

Trí nhớ được chia thành các quy trình:

- Mã hóa (Encoded): Mã hóa là quá trình chúng ta đưa những điều chúng ta trải nghiệm vào bộ nhớ Trừ khi được mã hóa, thông tin không thể được ghi nhớ Không phải mọi

Trang 11

thứ chúng ta trải nghiệm đều có thể hoặc được mã hóa mà bộ não có xu hướng mã hóa những thứ cần nhớ Vì vậy để ghi nhớ thông tin một cách tốt hơn, ta cần có những chiến lược mã hóa hiệu quả hơn

- Lưu trữ (Stored): Quá trình lưu trữ là quá trình gắn kết và củng cố những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ, nhằm tạo điều kiện cho việc truy xuất dữ liệu thông tin trong tương lai

- Truy xuất (Retrieved): Ngay cả khi thông tin đã được mã hóa và lưu trữ đầy đủ thì cũng chẳng có ích gì nếu chúng ta không thể truy xuất Truy xuất đề cập đến quá trình kích hoạt lại thông tin đã được lưu trữ trong trí nhớ (Ví dụ như ta cần truy xuất lại kiến thức về cách giải một bài toán khi làm bài kiểm tra)

c Tầm quan trọng của trí nhớ:

Khả năng ghi nhớ có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi tích cực và cải thiện cuộc sống của chúng ta Bằng cách lưu giữ những kinh nghiệm quý báu, học hỏi từ những sai lầm, xây dựng kế hoạch, kiểm soát hành vi và duy trì động lực, chúng ta có thể đạt được mục tiêu và sống có ý nghĩa Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng trí nhớ có thể được cải thiện thông qua các phương pháp như tập thể dục trí não, đảm bảo giấc ngủ đầy đủ

và ăn uống lành mạnh Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất là rất quan trọng

để duy trì trí nhớ tốt và điều chỉnh hành vi một cách hiệu quả

Trang 12

II CÁC VẤN ĐỀ SINH VIÊN THƯỜNG GẶP PHẢI VỀ HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ

1 Các vấn đề sinh viên thường gặp phải về học tập

- Áp lực học tập, áp lực thi cử và áp lực từ bạn bè đồng trang lứa: Sinh viên thường

phải đối mặt với các áp lực học tập, deadlines, hoạt động ngoại khóa, sự kiện cùng một thời điểm Áp lực này có thể dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung và hiệu suất học tập

- Thiếu sự tự tin vào bản thân: Một số sinh viên thường thiếu tự tin vào khả năng của

mình, gặp khó khăn trong việc tin tưởng vào bản thân để đối mặt với những khó khăn, thách thức trong học tập

- Thiếu khả năng quản lý thời gian: Quản lý thời gian là một kỹ năng hết sức quan

trọng để sinh viên có thể điều chỉnh các công việc, nhiệm vụ cần làm hợp lý và làm việc một cách hiệu quả Thiếu khả năng quản lý thời gian có thể dẫn đến lỡ hẹn, công việc chưa hoàn thành, hoặc không đủ thời gian cho việc nghiên cứu

2 Các vấn đề sinh viên thường gặp phải về trí nhớ

- Khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin: Sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc ghi

nhớ và lưu giữ thông tin quan trọng từ bài giảng, sách giáo trình và tài liệu học Điều này có thể do một số yếu tố như thiếu kỹ năng ghi chú, mất tập trung học tập, hoặc phương pháp học tập và tiếp thu kiến thức không hiệu quả

Trang 13

- Quên thông tin nhanh chóng: Một số sinh viên có thể gặp vấn đề với việc lưu giữ

thông tin trong bộ nhớ ngắn hạn và quên những điều quan trọng chỉ sau một thời gian ngắn, gây khó khăn trong việc vận dụng kiến thức vào bài tập và vào thi cử

- Khó khăn trong việc tái tạo kiến thức: Sinh viên gặp khó khăn trong việc tái tạo kiến

thức đã học, tức là khả năng gợi lại thông tin từ bộ nhớ dài hạn Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng trả lời câu hỏi, viết bài luận hoặc giải quyết vấn đề do thiếu luyện tập, thiếu ý thức về cách tổ chức thông tin, thiếu kỹ năng gợi ý và kết nối thông tin

- Quên mất thông tin sau thời gian dài: Sinh viên thường quên đi những kiến thức đã

học sau khoảng thời gian dài và cần ôn tập lại, đây là những vấn đề trong việc lưu giữ thông tin trong bộ nhớ dài hạn Điều này có thể quy cho sự thiếu luyện tập, thiếu sự liên kết với kiến thức đã học trước đó, hoặc không sử dụng thông tin đó trong thời gian dài

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP ĐỠ SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ

1 Giải pháp giúp nâng cao khả năng học tập

- Nâng cao nhận thức: Cần phải hiểu rõ về học tập và tầm quan trọng của học tập, học tập rất quan trọng, học tập giúp con người hiểu biết về thế giới xung quanh và về những quy luật vận hành của xã hội Nhờ đó, con người nhận thức được hậu quả hành vi của bản thân và điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và giá trị xã hội

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w