1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giác quan và nhận thức kết hợp với việc Điều chỉnh tích cực và Đúng Đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giác Quan Và Nhận Thức Kết Hợp Với Việc Điều Chỉnh Tích Cực Và Đúng Đắn Hành Vi Cá Nhân Trong Môi Trường Học Tập Và Xã Hội
Tác giả Lâm Quốc Huy, Phạm Nguyên Hoàng, Trần Ngô Luật, Triệu Thị Hải Yến, Nguyễn Ngọc Vân Thi, Nguyễn Thị Khánh Ngọc
Người hướng dẫn Trương Minh Tuấn
Trường học Đại Học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập Môn Tâm Lý Học
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 347,97 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (5)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (5)
    • 2.1. Mục đích (5)
    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (6)
  • 3. Tóm tắt (6)
  • 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài (6)
    • 4.1. Ý nghĩa lý luận (6)
    • 4.2. Ý nghĩa thực tiễn (6)
  • 1. Nhận thức (7)
    • 1.1. Nhận thức là gì? (7)
    • 1.2. Nhận thức cảm tính (7)
    • 1.3. Bản chất của nhận thức (8)
    • 1.4. Vai trò của nhận thức (8)
  • 2. Giác quan (8)
    • 2.1. Giác quan là gì? (8)
    • 2.2. Vai trò của các giác quan (8)
      • 2.2.1. Thị Giác (9)
      • 2.2.2 Thính giác (9)
      • 2.2.3. Vị giác (9)
      • 2.2.4. Khứu giác (9)
      • 2.2.5. Xúc giác (9)
  • 3. Hành vi (9)
    • 3.1. Khái niệm hành vi (9)
    • 3.2. Phân loại hành vi (9)
      • 3.2.1. Dựa trên sự hiển thị (9)
      • 3.2.2. Dựa trên tính chất (10)
    • 3.3. Điều chỉnh hành vi (10)
      • 3.3.1. Kỹ thuật điều chỉnh hành vi dựa trên quan điểm học tập hành vi (10)
      • 3.3.2. Kỹ thuật điều chỉnh hành vi dựa trên quan điểm nhận thức hành vi (11)
  • 4. Tác động của giác quan và nhận thức đến việc điều chỉnh hành vi (11)
    • 4.1. Trong môi trường học tập (11)
      • 4.1.1. Tác động của giác quan (11)

Nội dung

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu về giác quan và nhận thức kết hợp với việc điều chỉnh hành vi cá nhân tích cực và đúng đắn trong môi trường học tập và xã hội là một chủ đề phù hợp,

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận

Chủ đề này có khả năng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về hoạt động của não cũng như cách các quá trình cảm giác và nhận thức hỗ trợ hoạt động tối ưu của chúng ta Nó cũng nêu bật những lợi ích của chánh niệm và tự nhận thức trong việc thúc đẩy hạnh phúc, cũng như vai trò quan trọng của môi trường xã hội và bối cảnh văn hóa trong việc hình thành các giác quan và nhận thức của chúng ta.

Ý nghĩa thực tiễn

Bằng cách hiểu cách các giác quan và nhận thức của chúng ta phối hợp với nhau, chúng ta có thể phát triển các chiến lược hiệu quả hơn để cải thiện cuộc sống hàng ngày của mình, cả cá nhân và tập thể Kiến thức này có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như giáo dục, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ sức khỏe tâm thần, đồng thời theo những cách thúc đẩy tính hòa nhập Ý nghĩa thực tiễn của chủ đề này là nó cung cấp những hiểu biết sâu sắc có giá trị về cách sống hạnh phúc hơn, trọn vẹn hơn và cách tạo ra một thế giới công bằng, bình đẳng và nhân ái hơn.

Nhận thức

Nhận thức là gì?

Nhận thức (Cognition) là một khái niệm khá đa dạng bởi tùy vào mỗi một lĩnh vực, ngành học sẽ có một cách định nghĩa khác nhau.

Nhận thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lênin là một phạm trù được quyết định bởi phạm trù vật chất, theo đó nhận thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biên, sáng tạo Hiểu theo cách đơn giản thì đây chính là hành động hoặc quá trình nhằm trau dồi những kiến thức, thông tin, kinh nghiệm thông qua các giác quan, suy nghĩ, sự tích lũy lâu dài.

Còn theo tâm lý học, nhà tâm lý học người Đức lại cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan trong ý thức của con người” Đây là một khái niệm phản ánh tương đối đầy đủ bản chất của nhận thức nên chúng ta sử dụng khái niệm này.

Nhận thức là nền tảng, điều kiện để con người tiến hành các hoạt động vì khi muốn tiến hành bất cứ loại hoạt động nào thì con người trước tiên phải nhận thức được hoạt động đó Hoạt động nhận thức chính là một loại hoạt động tâm lý của con người (nhận thức, tình cảm và hành động).

Nhận thức cảm tính

Giai đoạn nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người, còn gọi là giai đoạn trực quan sinh động, phản ánh đặc điểm bên ngoài của hiện thực khách quan đang tác động trực tiếp vào các giác quan Giai đoạn này nhận thức được thực hiện qua hai hình thức cơ bản:

- Cảm giác: Ta nhờ bạn học sinh nhắm mắt lại rồi xòe ngửa bàn tay ra, đặt vào lòng bàn tay bạn một trái chanh và không cho phép nắm tay lại để sờ mó thì chắc chắn bạn sẽ không biết chính xác đó là vật gì mà chỉ có thể biết được vật đó khối lượng như nào, nhiệt độ ra sao… tức là mới có cảm giác về từng đặc điểm bên ngoài Có thể nói, cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố nhận thức.

- Tri giác: Cũng ví dụ trên, sau khi đặt lên lòng bàn tay bạn học sinh ấy một trái chanh, ta cho phép bạn nắm tay lại, sờ mó nó, thì lúc này bạn mới có thể gọi tên đồ vật ấy là trái chanh, hình dạng hơi tròn, kích thước vừa một lòng bàn tay Điều này chứng minh rằng khi tiếp xúc với nhiều đặc điểm của đồ vật, con người có thể phản ánh được một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn các đặc điểm của đồ vật ấy Tri giác là một hình thức nhận thức cao hơn của cảm giác khi tổng hợp nhiều cảm giác khác nhau thành một hệ thống nhận thức khá trọn vẹn và đầy đủ

Bản chất của nhận thức

-Nguyên tắc 1: Nhận thức chấp nhận sự hiện diện và khẳng định tính độc lập với thế giới vật chất bên ngoài.

- Nguyên tắc 2: Không thứ gì là không thể biết chỉ có thứ chưa biết.

- Nguyên tắc 3: Tuy rằng nhận thức xuất phát từ thế giới vật chất nhưng cơ sở trực tiếp và bản nhất của nó chính là thực tiễn Chủ thể chính của nhận thức là con người bởi con người chính là chủ thể trong tất cả các hoạt động của mình.

- Nguyên tắc 4: Nhận thức là một quá trình phát triển cụ thể từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp chứ không phải là một hành động diễn ra nhất thời.

Vai trò của nhận thức

Thông qua nhận thức con người hiểu được cái riêng, cái chung, hiểu được đúng đắn, đầy đủ và chính xác bản chất của sự vật, sự việc, hiện tượng Ngoài ra, nhận thức còn cung cấp cho con người một lượng lớn tri thức cũng như tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống Con người dần hiểu được các nguyên lý, định nghĩa và khái niệm trong thế giới quan của mình Từ những điều này cùng khái niệm nhận thức là gì ta hiểu được nhận thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại của mỗi người, nhờ đó mà hình thành nên những hành vi, thái độ phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau.

Giác quan

Giác quan là gì?

Giác quan là những năng lực sinh lý của các sinh vật nhằm cung cấp thông tin nhận thức về thế giới Hệ thần kinh có hệ giác quan hoặc các cơ quan chuyên biệt để cảm nhận từng giác quan như: nhìn, nghe, nếm, ngửi, tiếp xúc, sự thăng bằng, sự chuyển động, nhiệt độ, đau, phương hướng…

Trong thực tế, có nhiều nhận định cho rằng con người có nhiều hơn 5 giác quán Nhưng, trong khoa học, chưa có bất kỳ sự chứng minh nào ngoài 5 loại giác quan chủ yếu là thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và thị giác.

Vai trò của các giác quan

Thị giác là khả năng tiếp nhận và diễn giải thông tin từ môi trường có ánh sáng đi vào mắt Việc tri giác này còn được gọi là thị lực, tầm nhìn Vì thế giác quan này giúp con người cảm thấy được sự hiện diện của các vật thể.

Thính giác là một trong năm giác quan Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua một cơ quan ví dụ như tai Vì thế giác quan này giúp con người nghe được các âm thanh phát ra.

Vị giác là một hình thức cảm nhận hóa học trực tiếp Khái niệm vị giác đề cập đến khả năng phát hiện mùi vị của các chất như thực phẩm, một số khoáng chất và các chất độc (độc tố) Vì thế giác quan này giúp con người cảm nhận được vị của các loại thực phẩm, thức ăn.

Khứu giác là một trong năm giác quan của con người và động vật Giác quan này có tác dụng cảm nhận mùi Ở người, cơ quan này là mũi.

Xúc giác là những cảm giác có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da (qua tay, chân ) Giác quan này cảm nhận được cảm giác khi tiếp xúc.

Hành vi

Khái niệm hành vi

- Theo từ điển Việt Nam: Hành vi là toàn bộ những hành động, phản ứng và các cư xử của con người ra bên ngoài và trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định và mục đích cụ thể.

- Theo từ điển Tâm lý học Mỹ: Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động, phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất cứ cá nhân nào.

Phân loại hành vi

3.2.1 Dựa trên sự hiển thị

Người ta dựa sự hiển thị biểu hiện của hành vi mà phân thành 2 loại chính đó là hành vi công khai và hành vi không công khai (ẩn).

- Hành vi công khai: là những hành vi biểu hiện ra bên ngoài mà chúng ta có thể quan sát được Qua đó ta có thể thấy, những hành vi công khai là những hành vi thể hiện ra bên ngoài nên rất dễ thấy do đó dễ điều chỉnh và kiểm soát hơn.

VD: Học bài một cách điên cuồng quên ăn, quên ngủ do các yếu tố ngoại tác,…

- Hành vi không công khai (ẩn): là những hành vi thường không biểu hiện, hiển thị ra bên ngoài, nó diễn ra bên trong nội tâm của mỗi người Vì vậy, rất có thể kiểm soát và điều chỉnh do không thể quan sát được Trong thực tế, hầu hết các hành vi đều là hành vi ẩn nên việc điều chỉnh hành vi tích cực diễn ra khó khan hơn.

*Ngoài ra, còn có Hành vi không công khai nhưng vẫn thể hiện ra bên ngoài bởi những yếu tố ngoại tác tác động vào làm cho hành vi ẩn bộc phát có thể là do tức giận quá mức, vui sướng cực độ,…

Hành vi có thể được phân loại thành 04 loại cơ bản: hành vi bản năng, hành vi trí tuệ , hành vi kỹ xảo và hành vi đáp ứng.

Tìm hiểu về từng loại hành vi con người:

- Hành vi bản năng (bẩm sinh di truyền): Chúng ta có thể hiểu hành vi bản năng chính là những hành vi, phẩm chất sẵn có, bẩm sinh do sự di truyền từ những người có cùng huyết thống trong gia đình hoặc mang tính lịch sử và văn hóa truyền thống của từng vùng miền, từng quốc gia Đây được xem là đại diện cho phần “con” của con người.

- Hành vi trí tuệ: Hành vi được hình thành từ các hoạt động liên quan đến não bộ, trí tuệ để sẵn sàng tiếp thu kiến thức ở mức độ khó, trừu tượng,

- Hành vi kỹ xảo: Hành vi được tạo nên qua quá trình học hỏi, tập luyện, mài giũa trình độ của mỗi người mang tính chất mềm dẻo, linh hoạt

- Hành vi đáp ứng: Hành vi được tạo ra để đối phó, ứng biến với hoàn cảnh, tính huống thực tế với mục đích là đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

Điều chỉnh hành vi

Là việc làm thay đổi hành vi của chủ thể, giảm thiểu những hành vi tiêu cực, tăng cường những hành vi tích cực, làm cho hành vi trở nên phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi, mong muốn của bản thân và xã hội.

3.3.1 Kỹ thuật điều chỉnh hành vi dựa trên quan điểm học tập hành vi

Các phương pháp của kỹ thuật này dựa trên thuyết tâm lý học của J Watson: coi hành vi là do ngoại cảnh quyết định, có thể được học tập một cách có hệ thống, có thể quan sát được, nghiên cứu được một cách khách quan, từ đó có thể điều khiển hành vi theo phương pháp “thử – sai” Nổi bật có các phương pháp:

- Kỹ thuật Củng cố kích thích: Kích thích đối tượng để gia tăng hành vi nào đó trong tương lai.

- Kỹ thuật Loại trừ tác nhân củng cố: Loại bỏ hành vi không mong đợi ( tiêu cực) bằng cách ngừng tác nhân củng cố.

- Kỹ thuật Trải nghiệm tận cùng: Thay đổi hành vi bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp tận cùng vấn đề mà cá nhân đang trải qua.

- Kỹ thuật Ác cảm: Liên kết/ ghép một hành vi không mong muốn với một kích thích gây khó chịu với hy vọng rằng hành vi không mong muốn cuối cùng sẽ được giảm bớt.

- Kỹ thuật Hình mẫu: Cho đối tượng thấy một người làm hành vi đó cho thời gian dài, họ sẽ có xu hướng trở nên giống người đó.

3.3.2 Kỹ thuật điều chỉnh hành vi dựa trên quan điểm nhận thức hành vi

Dựa trên thuyết tâm lý học tin rằng: hành vi bị ảnh hưởng thông qua nhận thức hoặc các lý giải về môi trường trong quá trình học hỏi Từ đó để điều chỉnh hành vi cần kết hợp tác động giữa: Sự kiện (suy diễn và giải thích sự kiện), niềm tin vào sự kiện (lượng giá, hữu lý hay phi lý, tích cực hay tiêu cực) và hệ quả (Cảm, nghĩ, hành động). Áp dụng:

1 Sự kiện: Thấy mẹ về nhà nhưng im lặng, đằng đằng sát khí không cười như mọi hôm.

2 Cảm xúc: Căng thẳng, áp lực

3 Suy nghĩ dẫn đến hành vi: Mẹ giận vì tôi bị điểm kém môn Tư duy thiết kế Tôi không dám nhìn mẹ

4 Bằng chứng có lý: Điểm cập nhật trên hệ thống, có thể tra cứu được.

5 Bằng chứng vô lý: Mẹ không rảnh lên đó tra, mẹ cũng không có mật khẩu

6 Viết lại suy nghĩ: Rất có thể mẹ đang có việc khác tác động hoặc không được khỏe.

Tác động của giác quan và nhận thức đến việc điều chỉnh hành vi

Trong môi trường học tập

4.1.1 Tác động của giác quan

* Giác quan đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc điều chỉnh hành vi trong môi trường học tập nhằm phát triển bản thân Đồng thời, thiếu một trong những giác quan thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh hành vi, sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc này nhưng vẫn có thể điều chỉnh hành vi tích cực được nhờ xã hội phát triển.

- Với việc sử dụng các giác quan để học tập thông qua hình ảnh, thông tin, mô hình, đồ họa, video và các hoạt động thực hành để giúp kết nối thông tin đến các giác quan; chúng sẽ kích thích chúng ta sử dụng nhiều khu vực não hơn, từ đó tăng cường khả năng đọc và nhớ thông tin.

- Ngoài ra, học tập thông qua giác quan giúp chúng ta cảm thấy hứng thú hơn bởi sự đa dạng mà nó mang lại một nguồn động lực vô cùng to lớn Từ đó, có thể tránh những hành vi lười biếng, chán nản, bỏ cuộc giữa chừng.

- Bằng việc chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động thực hành thực tế, có thể kích thích các giác quan từ đó có thể phát triển được khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.

- Học tập bằng các giác quan sẽ khuyến khích chúng ta suy nghĩ vượt qua lối mòn truyền thống, hướng đến sự sáng tạo và đổi mới hơn không còn bị theo bó buộc trong một lối tư duy khuôn khổ nữa.

- Bằng cách sử dụng nhiều giác quan, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ hơn và tạo mối liên hệ giữa những gì mình đang học và trải nghiệm của bản thân.

4.1.2 Tác động của nhận thức

*Nhận thức giúp chúng ta tự nhận thức về kỹ năng, kiến thức, mục tiêu và cảm xúc của mình Thông qua đó, có thể điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho đúng đắn trong môi trường học tập.

- Tự nhận biết kiến thức

Nhận thức hỗ trợ chúng ta nhận biết kiến thức một cách dễ dàng hơn Hơn nữa, nó còn giúp chúng ta tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình tiếp nhận và ứng dụng kiến thức vào đời sống Qua đó, chúng ta có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho đạt hiệu quả tốt nhất trong học tập.

Nhận thức còn hỗ trợ chúng ta trong việc hệ thống kiến thức hợp lý Từ đó, giúp chúng ta tổ chức, sắp xếp kiến thức một cách hiệu quả hơn Nói rõ ra, chúng ta có thể nhận biết những gì đã học rồi và những gì cần học thêm để tiết kiệm thời gian, công sức, nỗ lực trong học tập.

- Theo dõi và quản lý quá trình học tập

Nhận thức cũng đồng hành với chúng ta trong việc theo dõi quá trình học tập để đánh giá một cách tổng quan từ đó có thể cải thiện việc học tốt hơn bằng những phương pháp học tập mới nhằm tránh những lỗi mắc phải trong quá trình học hay nâng cao hiệu quả trong học tập để đạt được kết quả tốt hơn.

Nhận thức giúp chúng ta tự điều chỉnh hành vi, cách tiếp cận hợp lý trong quá trình học tập và làm việc Nó giúp đỡ chúng ta ứng phó linh hoạt với nhiều thách thức và tình huống mới bất ngờ diễn ra cả trong học tập và đời sống.

Nhận thức cho phép ta thấy bản thân của ta một cách khách quan nhất Nhận ra những kiến thức cần bổ sung Từ đó, có thể giúp chúng ta tiến bộ và phát triển một cách hợp lý đúng với bản thân của chúng ta; xác định hướng đi một cách dễ dàng hơn và là tiền đề để đạt những thành công trong học tập và cuộc sống sau này.

4.2.1 Tác động của giác quan

Các giác quan đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Các giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác giúp chúng ta nhận biết thông tin từ môi trường xung quanh, cho phép chúng ta tương tác với môi trường Chúng giúp chúng ta hoạt động, học hỏi, làm việc và tận hưởng thế giới xung quanh một cách toàn diện hơn.

Qua đó, tác động của giác quan đối với việc điều chỉnh hành vi trong xã hội là vô cùng to lớn Nó giúp chúng ta quan sát và cảm nhận được ảnh hưởng của hành vi không đúng hoặc áp dụng lại trong môi trường xã hội, và nắm bắt được cơ hội thay đổi và điều chỉnh hành vi của mình Ví dụ, nếu giác quan cảm thấy khó chịu với việc làm một hành vi sai phép, chúng ta sẽ tự nhận và điều chỉnh hành vi đó để tránh tác động đến bản thân và xã hội.

Nhờ các giác quan, ta sẽ nhận thấy được tác động của hành vi đối với xã hội, chúng ta sẽ cảm thấy trách nhiệm và tự hỏi đến nỗ lực điều chỉnh hành vi để tạo ra một xã hội phát triển và ổn định Giác quan cũng giúp chúng ta nhận thức và tuân thủ các luật pháp và giá trị của xã hội, đồng thời giúp tạo ra môi trường an toàn và hòa đồng cho tất cả các thành viên trong xã hội.

Ngày đăng: 18/10/2024, 10:18