MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG CỦA HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ XÃ HỘI...4 1.. Chúng ta sẽ xem xét sâu hơn việc
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN: NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
ĐỀ TÀI: Trình bày ngắn gọn nội dung và tầm quan trọng của học tập và trí nhớ (learning and memory) Giải thích sự ảnh hưởng của học tập và trí nhớ lên hành vi cá nhân Đề xuất một số giải pháp để nâng cao sự ảnh hưởng tích cực và giảm bớt sự ảnh hưởng tiêu cực của học tập và trí nhớ lên hành
vi cá nhân trong học tập và đời sống xã hội thường ngày
Giảng viên hướng dẫn :
Mã lớp học phần : Sinh viên thực hiện :
Mã số sinh viên : Lớp :
Số thứ tự :
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2
1 HỌC TẬP 2
1.1 Tại sao phải học ? 2
1.2 Khái niệm học tập 2
1.3 Điều kiện hóa cổ điển 2
1.4 Điều kiện hóa từ kết quả 3
2 TRÍ NHỚ 3
2.1 Khái niệm trí nhớ 3
2.2 Phân loại trí nhớ 3
2.3 Quá trình hoạt động của trí nhớ 4
2.4 Sự quên lãng 4
CHƯƠNG 3 MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG CỦA HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ XÃ HỘI 4
1 Điều chỉnh hành vi cá nhân 4
2.Mối quan hệ giữa học tập và trí nhớ 5
3.Tác động của học tập đến việc điều chỉnh hành vi 5
4.Tác động của trí nhớ đến việc điều chỉnh hành vi 6
5.Tác động của học tập và trí nhớ đến việc điều chỉnh hành vi 6
CHƯƠNG 4 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA ỨNG DỤNG HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐÚNG ĐẮN VÀ TÍCH CỰC HÀNH VI 6
1 Vấn đề khó khan thường gặp phải 6
2 Giải pháp tích cực của học tập và trí nhớ lên hành vi cá nhân 7
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy… Trong quá trình học tập
và tìm hiểu môn Tâm lý học em thấy môn học rất hay và ý nghĩa phần là do môn học thú vị, phần là do Thầy đã tận tình, hướng dẫn rất nhiệt tình, giờ học luôn luôn vui vẻ thoải mái giúp em có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất Trong quá trình làm bài thì không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong Thầy sẽ thông cảm, góp ý và nhận xét tận tình để em có thể hoàn thiện hơn nữa Lời cuối cùng, em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành công trong sự nghiệp trồng người, truyền lửa cho nhiều thế hệ sinh viên hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn Thầy !
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thế giới hiện đại, nơi kiến thức và thông tin ngày càng gia tăng, việc học tập và tư duy của chúng ta không chỉ quyết định khả năng tiếp thu thông tin mà còn quyết định cách chúng
ta thay đổi hành vi theo nhu cầu và môi trường Nơi học tập không còn chỉ là lớp học và sách vở; mà còn ở mọi nơi chúng tôi xuất hiện, từ văn phòng cho đến mạng xã hội Mọi hành
Trang 5động, lựa chọn và quyết định của chúng ta phần lớn đều được định hình và kiểm soát bởi hai yếu tố chính: trí nhớ và khả năng học tập Quá trình học tập không chỉ dừng lại ở những điều đơn giản, nó kết thúc bằng sự tích lũy kinh nghiệm và sự tương tác thường xuyên giữa con người và môi trường Việc ghi nhớ và vận dụng kiến thức không chỉ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề học thuật mà còn giúp chúng ta làm sáng tỏ những nhận thức, tư tưởng về bản thân
và thế giới Hành vi cá nhân là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có trí nhớ và kinh nghiệm học tập Thay đổi hành vi không chỉ là một hiện tượng tự nhiên mà nó còn là một quá trình tự nhận thức và tiếp tục học cách cư xử và thực hiện đúng Hành vi ở đây không chỉ là cách chúng ta tương tác với người khác mà còn là cách chúng ta phản ứng với các vấn đề, cách chúng ta học hỏi từ những sai lầm cũng như cách chúng ta chấp nhận và thực hiện các thay đổi Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa học tập, trí nhớ và kiểm soát hành vi, nhằm mục đích nhấn mạnh cách mọi người có thể cải thiện bản thân bằng cách học tập và sử dụng kiến thức một cách hiệu quả Chúng ta sẽ xem xét sâu hơn việc khám phá xem trí nhớ và khả năng học tập có thể góp phần như thế nào vào việc hình thành và cải thiện hành vi, bao gồm cả cách chúng ta giao tiếp và tương tác trong học tập và xã hội Để tạo ra sự hiểu biết toàn diện
về quản lý thông tin và kiểm soát hành vi, văn bản tập trung vào các khía cạnh cơ bản của học tập, các nguyên tắc cơ bản của trí nhớ trí tuệ và những yếu tố này góp phần như thế nào vào sự phát triển của con người trong học tập và đời sống xã hội
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1 Lý do chọn đề tài
Trong thế giới ngày nay, với sự phát triển và những khó khăn ngày càng tăng, học tập và khả năng ghi nhớ không chỉ quan trọng đối với việc truyền đạt kiến thức mà còn quan trọng đối với việc hình thành và phát triển hành vi cá nhân Hành vi của một người cũng rất quan trọng trong việc tạo ra một môi trường tích cực và đúng đắn Môi trường học tập và xã hội có thể thúc đẩy học sinh, sinh viên, giáo viên và những người quản lý giáo dục điều chỉnh hành vi của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Áp dụng để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực Các nhà quản lý có thể tăng cường khía cạnh học tập và phát triển cá nhân trong tổ chức bằng cách cung cấp các khóa đào tạo
và tài liệu học tập phù hợp, việc thiết lập các chính sách và quy trình hỗ trợ sự phát triển cá nhân
và đánh giá đúng đắn cũng có thể khuyến khích hành vi tích cực và đúng đắn của nhân viên
3 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu và hiểu biết: Tìm hiểu về tác động của học tập và trí nhớ đến hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội
- Thu thập thông tin, dữ liệu: Sử dụng các phương pháp như khảo sát, quan sát để thu thập dữ liệu về học tập và trí nhớ ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong các môi trường
Trang 7- Phân tích dữ liệu :Phân tích và đánh giá dữ liệu thu thập được để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa học tập, trí nhớ và hành vi cá nhân
- Đưa ra kết luận: Dựa trên kết quả đã phân tích, nghiên cứu đưa ra kết luận xác đáng
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 HỌC TẬP
1.1 Tại sao phải học ?
- Như đã nói ở trên học là một phương tiện quan trọng để phát triển khả năng, năng lực và kiến thức của con người Giúp cho chúng ta tiến bộ hơn, hiểu biết hơn mỗi ngày và dưới đây là một số
lý do chính nhất:
+ Phát triển khả năng tư duy và logic
+ Nâng cao kiến thức và kỹ năng
+ Tạo cơ hội cho sự nghiệp và tương lai
+ Nâng cao sức khỏe tinh thần
+ Phát triển tầm nhìn và suy nghĩ toàn diện
Trang 81.2 Khái niệm học tập
Học là quá trình tiếp thu, tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, hoặc kinh nghiệm mới thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo hoặc tự học Học có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm đọc sách, tham gia lớp học, xem video, tìm hiểu thông qua trải nghiệm thực
tế, và trao đổi với người khác
1.3 Điều kiện hóa cổ điển
Điều kiện hóa cổ điển là quá trình tạo ra một liên tưởng giữa kích thích tồn tại tự nhiên và kích thích vốn trung tính
- Kích thích vô điều kiện (Unconditioned stimulus – UCS): Kích thích tự nhiên tạo ra phản ứng
vô điều kiện từ con người
- Phản ứng vô điều kiện (Unconditioned response – UCR): Phản ứng tự nhiên xảy ra do kích thích vô điều kiện
- Kích thích có điều kiện (Conditioned Stimulus – CS): Kích thích ban đầu không tạo ra phản ứng tự nhiên, nhưng khi liên tục kết hợp với một kích thích không điều kiện (UCS) và lặp lại, nó
sẽ kích thích phản ứng tương tự như UCS
- Phản ứng có điều kiện (Conditioned response – CR): Phản ứng mà kích thích có điều kiện tạo
ra là kết quả của quy trình điều hòa (huấn luyện)
Trang 91.4 Điều kiện hóa từ kết quả
Điều kiện hóa từ kết quả tập trung vào việc sử dụng hình thức củng cố hoặc trừng phạt để gia tăng hay giảm thiểu hành vi Qua quá trình này, một liên tưởng giữa hành vi và hệ quả cho hành
vi đó được hình thành
- Củng cố tích cực, hình phạt tích cực, củng cố tiêu cực, hình phạt tiêu cực
2 TRÍ NHỚ
2.1 Khái niệm trí nhớ
Trí nhớ được định nghĩa quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, biểu tượng là sản phẩm mà quá trình ghi nhớ tạo ra, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ Biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh của sự vật hiện tượng nảy sinh trong đầu ta khi không có sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan ta Biểu tượng vừa mang tính chất trực quan, vừa mang tính chất khái quát cao hơn so với hình ảnh của cảm giác và tri giác Đối với hoạt động nhận thức của con người, trí nhớ là công cụ để lưu giữ lại kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác, nhờ đó nhận thức phân biệt được cái mới tác động lần đầu tiên và cái cũ đã tác động trước đây để có thể ứng xử thích hợp tức thì với hoàn cảnh sống
2.2 Phân loại trí nhớ
Dựa trên sự hình thành trí nhớ đựa chia làm 4 loại:
Trang 10- Trí nhớ vận động: Phản ánh những cử động và hệ thống cử động, chủ thể nhớ lại những sự vận động, những hành động mà đã thực hiện trước đây
- Trí nhớ cảm xúc: Là loại trí nhớ về những tình cảm, rung động mà chủ thể đã cảm nhận trước
đó
- Trí nhớ hình tượng: Là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tượng thị giác, khứu giác, vị giác của các sự vật, hiện tượng đã tác động trước đây chẳng hạn như chữ viết, hình ảnh, âm thanh
- Trí nhớ từ ngữ - logic: Trí nhớ từ ngữ – logic là dạng trí nhớ có liên quan đến việc lưu giữ và tái hiện lại thông tin dựa trên ngôn ngữ và lập luận logic
Dựa trên mức độ kéo dài của trí nhớ:
- Trí nhớ ngắn hạn (STM - Short-Term Memory): Là loại trí nhớ mà quá trình mã hóa – lưu giữ – truy xuất thông tin diễn ra ngắn ngủi và không lặp lại, thường là các thông tin diễn ra ngay tức thời, giúp chúng ta ghi nhớ thông tin nhanh chóng Trí nhớ ngắn hạn thường không ổn định, song
nó là bước đầu của trí nhớ dài hạn
- Trí nhớ dài hạn (LTM - Long-Term Memory): Là loại trí nhớ mà quá trình mã hóa – lưu giữ – truy xuất thông tin được lặp đi lặp lại liên tục cho tới khi thông tin được giữ lại trong bộ nhớ Với sức chứa lớn có thể lưu giữ thông tin trong một khoảng thời gian dài, có thể là vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí cả đời
Trang 112.3 Quá trình hoạt động của trí nhớ
- Quá trình mã hóa / ghi nhớ: là quá trình tạo nên dấu vết / ấn tượng của đối tượng trên vỏ não, gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có, là giai đoạn đầu tiên của trí nhớ Quá trình này rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm
- Quá trình lưu trữ / gìn giữ: là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ, đề cập đến quá trình lưu giữ thông tin trong trí nhớ của chúng ta để chúng ta có thể truy cập nó sau này Quá trình này phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: sự lặp lại, mối quan hệ và cảm xúc
- Quá trình truy xuất / tái hiện: là quá trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi lại trên đây, đề cập quá trình truy xuất thông tin từ trí nhớ của chúng ta Quá trình truy xuất/ tái hiện thường diễn ra dưới ba hình thức: nhận ra, nhớ lại và hồi tưởng
2.4 Sự quên lãng
Sự quên lãng là tình trạng mất đi khả năng nhớ hoặc không nhớ thông tin, sự kiện, hoặc một điều
gì đó Sự quên là một khía cạnh của quá trình nhớ và trí nhớ của con người, là điều không thể tránh khỏi trong trí nhớ của con người chúng ta Để giải thích cho sự quên của con người chúng
ta có 5 lý thuyết để giải thích cho sự quên đó là: thuyết về sự phân rã vết, sự dịch chuyển từ bộ nhớ ngắn hạn, sự can thiệp,sự thiếu hụt tính củng cố và lỗi truy xuất ký ức
Trang 12CHƯƠNG 3 MỐI QUAN HỆ TÁC ĐỘNG CỦA HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC ĐIỀU CHỈNH TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG
MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ XÃ HỘI
1 Điều chỉnh hành vi cá nhân
Là kỹ thuật được sử dụng để thay đổi các hành vi sai lệch hoặc củng cố hành vi mong muốn Không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát hành động mà điều chỉnh hành vi cá nhân còn bao gồm việc quản lý cảm xúc, ý thức và chiến lược học tập Đây là quá trình tự điều chỉnh và tự kiểm soát bản thân để đảm bảo rằng mục tiêu học tập được thực hiện một cách hiệu quả và hiệu quả nhất
2.Mối quan hệ giữa học tập và trí nhớ
Trí nhớ nắm giữ vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người trên nhiều phương diện khác nhau và đặc biệt giữa nó với học tập luôn tồn tại một sợi dây liên kết chặt chẽ với nhau Trí nhớ là cơ sở để hình thành nên những kỹ năng vận động, khả năng tiếp thu kiến thức, ứng xử, giao tiếp xã hội và xây dựng kinh nghiệm cá nhân trong quá trình học tập và hoạt động hàng ngày Nếu chúng ta nắm vững phương pháp vận dụng trí nhớ một cách hiệu quả, nó sẽ trở thành chìa khoá tối ưu giúp cho quá trình học tập của con người
Việc kết hợp học tập và trí nhớ với việc điều chỉnh tích cực và đúng đắn hành vi cá nhân trong môi trường học tập và xã hội không những mang lại lợi ích về việc học tập, mà còn cải thiện, phát triển về nhân cách, tư duy, cảm xúc cho mỗi cá nhân Điều đó sẽ hình thành nên một nền
Trang 13tảng vững chắc giúp ta đạt được những mục tiêu trong đời Thêm vào đó, học tập cũng giúp con người phát triển khả năng nhận thức, tư duy, sáng tạo Những khả năng này góp phần thúc đẩy con người tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của bản thân để trở nên tốt hơn
3.Tác động của học tập đến việc điều chỉnh hành vi
Học tập không chỉ là quá trình thu nạp kiến thức, mà còn là cơ sở quan trọng cho sự điều chỉnh
và thay đổi hành vi Nó giúp chúng ta phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, và thấu hiểu sâu sắc về môi trường xã hội và văn hóa của chúng ta Khi ta học về các nguyên tắc đạo đức, pháp luật, hay nguyên lý xã hội, ta có khả năng nhìn nhận và đánh giá hành vi của bản thân dựa trên những kiến thức đã học Điều này dẫn đến việc điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực Học tập còn thúc đẩy sự tự giác và tự chủ thông qua việc học hỏi, chúng ta bắt đầu suy ngẫm về hành động của mình và tìm cách cải thiện nó Sự phản tỉnh này giúp chúng ta nhận ra và sửa chữa những hành vi không mong muốn Quá trình học tập không chỉ liên quan đến việc học trong sách vở mà còn thông qua tương tác với người khác Sự tương tác này giúp phát triển các
kỹ năng xã hội như giao tiếp, làm việc nhóm, và thấu hiểu cảm xúc của người khác, qua đó củng
cố khả năng điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với môi trường xã hội Thông qua quá trình học tập, con người nhận thức được mối quan hệ giữa các hành vi và kết quả Nhờ những kiến thức này, con người có khả năng nhìn nhận và đánh giá trong các tình huống hoàn toàn mới, từ đó chủ động điều chỉnh hành vi của bản thân theo hướng thích hợp
Trang 144.Tác động của trí nhớ đến việc điều chỉnh hành vi
Trí nhớ là một công cụ quan trọng giúp chúng ta điều chỉnh hành vi của bản thân Bằng cách ghi nhớ kinh nghiệm, học hỏi từ sai lầm, lập kế hoạch, kiểm soát hành vi và duy trì động lực Trong quá trình suy nghĩ để đưa ra hành động phù hợp và đúng đắn, con người cần phải dựa trên những
gì đã được trí nhớ ghi lại sau khi học và trải nghiệm để quyết định hành vi của mình được diễn ra sao cho thích hợp nhất Hành vi mà từng dẫn đến hậu quả tích cực sẽ có xu hướng được lặp lại, trong khi hành vi có hậu quả tiêu cực sẽ được tránh
5.Tác động của học tập và trí nhớ đến việc điều chỉnh hành vi
Dựa trên các lý thuyết về học tập, trí nhớ và hành vi cũng như mối quan hệ giữa chúng đã được
đề cập, ta có thể mô tả cách thức học tập và trí nhớ tác động đến việc điều chỉnh hành vi như sơ
đồ trên
Theo đó, học tập là quá trình tiếp nhận những kích thích, thông tin hình thành sự thay đổi có hệ thống, ý nghĩa Những thông tin đã tiếp nhận này sau khi được trí nhớ mã hóa, lưu trữ, truy hồi