Điển hình như điều kiện ra trường hiện tại yêu cầu học sinh ra trường phải có chứng chỉ tiếng anh, tin học … Vì thế, học tập hay còn gọi là tiếp thu kiến thức và ghi nhớ nó là một quá tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢN TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN TÂM LÝ HỌC
ĐỀ TÀI
Trình bày ngắn gọn nội dung và tầm quan trọng của học tập và trí nhớ (learning and memory) Nêu lên và giải thích một số vấn đề thường gặp về học tập và trí nhớ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao học tập và trí nhớ để thúc đẩy hành vi tích cực của cá nhân trong học tập và đời sống xã hội
Họ và tên : Phạm Ngọc Thuỵ Khanh Mssv : 31231020998
Giảng viên : Lê Hữu Nghĩa
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 06 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 HỌC TẬP VÀ GHI NHỚ 3
1 Khái niệm 3
a Học Tập 3
b Ghi nhớ 3
2 Tầm quan trọng 3
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP 4
1 Vấn đề thường gặp khi học tập đối với các bạn học sinh, sinh viên 4
a Learning 4
b Memory 4
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5
1 Learning 5
a Thiên tài và phương pháp tư duy của họ 5
b Cách áp dụng phương pháp tư duy đúng 6
2 Memory 7
a Tổng quan về một số phương pháp học hiện nay 7
b Active Recall và Speace Repetition 8
3 Một số hành vi tích cực của đời sống xã hội tác động việc học tập 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3CHƯƠNG 1 HỌC TẬP VÀ GHI NHỚ
1 Khái niệm
a Học Tập
Học tập là một quá trình tiếp thu kiến thức, thông tin, kĩ năng,… Khi nghĩ tới việc học tập ta chỉ thường liên tưởng đến việc học ở trường lớp từ khi còn bé cho tới lúc trưởng thành Nhưng trong thực tế việc học tập không chỉ dùng lại ở đó, đây là một quá trình dài xảy ra trong suốt cuộc thời của một con người
Bản chất và quá trình học tập được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như tâm lý học giáo dục, tâm
lý học thần kinh, tâm lý học thực nghiệm và sư phạm Trong nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bản chất của việc học tập là quá trình xử lý mã hoá các loại thông tin, kiến thức mới để hiểu và tiếp nhận Thí dụ: khi ta học môn toán, lúc giáo viên giảng bài cho học sinh thì đây là lúc chúng ta bắt đầu xử lý các thông tin bài toán mới học từ đó hiểu, tiếp nhận và vận dụng nó để làm bài
b Ghi nhớ
Ghi nhớ là một quá trình đưa kiến thức, tài liệu, kỹ năng nào đó vào ý thức Đây là chức năng quan trọng giúp con người phát triển và học tập hiểu quả
Khả năng ghi nhớ của mỗi người trong chúng ta có thể khác nhau khi sinh ra, nhưng yếu tố này là nền tảng giúp một người thuận lợi trong quá trình học cũng như thành công trong cuộc sống
2 Tầm quan trọng
Còn người ngày càng phát triển và sự mưu cầu về kiến thức để đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày càng lớn, ngoài những gì ta được học ở trường lớp thì những kỹ năng về môn ngữ và xã hội trở thành một yếu tố bắt buộc đối với mỗi người Điển hình như điều kiện ra trường hiện tại yêu cầu học sinh ra trường phải có chứng chỉ tiếng anh, tin học … Vì thế, học tập hay còn gọi là tiếp thu kiến thức và ghi nhớ nó là một quá trình dài, từ việc học và phát triển các kiến thức sẵn có trong
ý thức đến việc củng cố cho bản thân về các kiến thức xu hướng hiện đại mới.Trong đó,“việc ghi nhớ là yếu tố cần tiết cho việc học tập nhưng nó cũng phụ thuộc vào việc học vì thông tin được lưu trữ trong trí nhớ của một người tạo cơ sở cho việc liên kết kiến thức mới bằng sự liên tưởng
Đó là một mối quan hệ cộng sinh tiếp tục phát triển trong suốt cuộc đời của chúng ta”
Trang 4CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Học tập và ghi nhớ là hai quá trình có tính liên kết, bổ trợ cho nhau Vì vậy, việc mà một tiến trình bị gián đoạn hay gặp vấn đề thì việc học tập không thể diễn ra một cách hiệu quả được Như
là nếu bạn không thể hiểu được bài học này một cách rõ ràng thì bản chẳng thể ghi nhớ nó được, còn ngược lại nếu bạn tiếp thu được một kiến thức mới mà không có quá trình review (xem lại)
và ghi nhớ thì bạn sẽ chóng quên nó thôi
1 Vấn đề thường gặp khi học tập đối với các bạn học sinh, sinh viên
a Learning
- Thiếu sự tập trung: đây là vấn đề kiến nhiều học sinh dễ gặp phải trong quá trình giáo viên của họ giảng dạy, vấn đề này thường xuất hiện do môi trường học tập kém hiệu quả, quá nhiều tiếng ồn, quá nhiều thứ kiến bạn mất tập trung hay bài giảng kém hiệu quả gây buồn ngủ,…
- Không hiểu bài: đây chắc chắn là vấn đề lớn nhất khi tiếp thu một kiến thức mới kể cả trong quá trình học tập trên trường hay tự học ở nhà, việc quá nhiều kiến thức khó xuất hiện trong bài tường khiến học sinh cảm thấy chán nản Những thông tin rời rạc khó liên kết lại được với, cái trước chẳng liên quan gì cái sau khiến học sinh cảm thấy hoang mang, sau tất cả họ học xong mà chẳng thể áp dụng làm gì
- Điểm số: sự căng thẳng, áp lực đến từ điểm số cũng là một yếu tố ngoại lực gây cản trở khả năng tiếp thu, khiến học sinh mất đi hứng thú với học tập, thiếu đi sự quyết đoán, sáng tạo Ví dụ như nền giáo dục ở Phần Lan, mô hình giáo dục không thi cử nhưng những học sinh ở đây vẫn đứng thứ 6 trong bảng thống kê Pisa quốc tế về giáo dục
b Memory
Vấn đề liên quan đến trí nhớ mới là trọng yếu quyết định kết quả học tập của bạn có hiệu quả hay không, đây cũng là điều mà các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu trong hàng thế kỉ qua
Ta điều có thể đoán được vấn đề lớn nhất đối với trí nhớ là dễ quên, kiến thức là khổng lồ, còn bộ não chúng ta thì có giới hạn nên việc tiếp thu một kiến thức mới, hàn sâu nó vào ý thức là một việc khó khăn mà ai cũng gặp phải
Trang 5CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Kết quả của quá trình học tập thường đọc thể hiện qua quá trình ghi nhớ các kiến thức đã học và
áp dụng nó Vì thế, các phương pháp học tập nổi tiếng ở hiện nay cũng đều là hướng đến việc ghi nhớ thông tin, các nhà nghiên cứu đã bỏ rất nhiều thời gian để tìm hiểu về lĩnh lực này, nên dưới đây em sẽ đưa ra nhiều phương pháp mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhưng sẽ tập trung khá nhiều vào việc ghi nhớ kiến thức
1 Learning
a Thiên tài và phương pháp tư duy của họ
bạn có biết được đâu là sự khác nhau giữa một thiên tài và một người bình thường không? Họ thường được cho là một người thông minh khi nắm bắt được các thông tin nhanh trong và vận dụng chúng Đấy là bởi vì họ biết các liên kết các thông tin với nhau, hiểu chúng một cách sâu sắc, tạo nên được mối liên kết, ý nghĩa, kết cấu của nó và từ đó thật sự hiểu về nó
Ví dụ, nếu tôi đưa cho bạn một cây bút chì gỗ và nói rằng nó dùng để ghi, và bản cứ thế áp dụng nó như thế Nhưng nếu bạn hiểu được cái bản chất, ý nghĩa, mối quan hệ thì bạn biết được cây bút chì này ngoài ghi ra thì có đủ trọng lượng kê giấy, kết hợp bút chì thước kẻ, biết được bút chì này được làm bằng gỗ và ruột bút là than và từ đó có thể sáng tạo cải tiến cây bút chì
Thang đo Bloom Taxomy
Trang 61956 để chi ra các quá trình lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả của một người học
Chúng ta thường tiếp nhận các thông tin một các rời rạc, kể cả các phương pháp giảng dạy trên trường lớp cũng như thế Các bài học trong sách giáo khoa tuy được chia theo các chương theo từng mỗi chủ đề kiến thức nhưng học sinh lại thường không chú ý đến điều đó, họ thường nhớ và học chúng một cách rời rạc từ bài 1 2 3 4 5…
Nên phương pháp học tập em muốn đưa đến hôm nay đó chính là việc tư duy liên kết vấn đề
Thực tế cách kiến thức chúng ta học lại như một khối rubik, ta cần hiểu được các mặt của chúng
và từ đó sáng tạo xoay triển nó
b Cách áp dụng phương pháp tư duy đúng
- Khi nhận được một thông tin mới bạn hãy cố gắng tự đặt ra câu hỏi xoay quanh kiến thức này, nó để làm gì, nó có liên quan đến kiến thức nào ta từng học trước đây không hay nó giúp ích được gì cho bạn và từ đó hãy nhóm nó vào một nhóm kiến thức nhỏ Hãy xem trước các bài học mới tại nhà, khi đến lớp học nó bạn sẽ giúp bạn tiếp kiện được rất nhiều thời gian và biết rõ phải xắp xếp và nhóm chúng như thế nào
- Tiếp theo đó là tìm kiến các sự liên kết của các nhóm kiến thức, giúp bạn hiểu sâu hơn về các mặt của vấn đề và biết cách áp dụng được nó một cách cụ thể
Tổng kết: Đây là một phương pháp có thể áp dụng cho tất cả một người cho dù bạn cho rằng mình là một người kém thông mình, hướng tư duy này sẽ thật sự cải thiện suất học hành của bạn
Trang 7cũng như cách cuộc đời bạn Nhưng đây là một phương pháp cần nhiều thời gian để luyện tập để biến nó thành một phản xạ có điều kiện khi tiếp thu bất kỳ một kiến thức mới nào
2 Memory
a Tổng quan về một số phương pháp học hiện nay
Hiện nay thì học sinh sinh viên thường có rất nhiều phương pháp học để ghi nhớ thông tin như là re-reading (đọc lại bài), summarization & taking notes (tổng hợp và ghi chép), Nhưng phương pháp nổi tiếng nhất hiện nay được nhiều học sinh áp dụng lại được một số nhà nghiên cứu như là
giáo sư Jeffrey D Karpicke qua bài nghiên cứu 2016, John Dunlosky qua bài nghiên cứu 2013
Các ông đều cho ràng đây là những phương pháp kém hiệu quả nhất vì đây đều là phương pháp học thụ động, khi mà chỉ cố gắng nhồi nhét thông tin vào đầu
Các phương pháp học thụ động là cách ghi nhớ thông tin nhanh nhất mà đòi hỏi ít sự nổ lực, đây
là hình thức học mà người học đón nhận và xử lý các thông tin mà chẳng phản hồi lại hay đi kèm với sự rèn luyện thực tế nào Nên đáng tiếc rằng đây là phương pháp học tệ nhất khiến học sinh suy giảm khả năng lĩnh hội và phần lớn kiến thức đều sẽ dễ quên đi theo thời gian Phương pháp này được hầu như các học sinh trung cấp áp dụng và ta có thể thấy rõ điều đó thông qua quá trình học cấp 1 2 3, điển hình là khi mà học sinh bước qua hk2 của năm thì sẽ hầu như đều quên mất hk1 mình đã học những gì
Vậy thì trái ngược mới hình thức học thụ động chính là chủ động Học chủ động là hình thức học đòi hỏi người chủ động tham gia vào quá trình học và có sự phản hồi lại
Một nghiên cứu khoa học về Retrieval practive produces more learning than elaborative
studying with concept mapping của tác giả Jeffrey D Karpicke và Janell R Blunt (2011).Trong
một thí nghiệm thực tế, ông đã chia sinh viên thành 4 nhóm khác nhau và học cùng một loại kiến thức nhưng phương pháp học lại khác nhau, như sau:
Nhóm 1 : được đọc tài liệu 1 lần
Nhóm 2 : đọc tài liệu 4 lần
Nhóm 3 : đọc tài liệu 1 lần và vừa xem tài liệu vừa vẽ mindmap
Nhóm 4 : đọc tài liệu 1 lần và sử dụng phương pháp active recall bằng việc làm một bài kiểm tra
Kết quả kiểm tra của 4 nhóm bất ngờ cho thấy nhóm 4 là nhóm có số điểm tốt nhất tuy không được mọi người đánh giá cao ở thời điểm ban đầu Từ đó cho thấy hình thức học chủ động thông
Trang 8khác
Biểu đồ kết quả thí nghiệm tác giả Jeffrey D Karpicke và Janell R Blunt (2011)
Vậy để có thể sử dụng phương pháp Active Recall một cách hiệu quả thì ta nên kết hợp nó với nhiều phương pháp học khác nhau để đạt được kết quả tốt nhất Trong bài tiểu luận này em xin được đề xuất ra phương pháp Active Recall kết hợp cùng phương pháp Spaced Repetition
b Active Recall và Speace Repetition
Khái niệm :
- Active recall hay còn được gọi là gợi nhớ chủ động, là phương pháp bản chủ động gợi nhớ lại kiến thức, ép buộc bộ não phải vận động tìm kiếm thông tin đã được học trong đầu
mà không phải lật sách ra xem Để hiểu rõ hơn về hình thức học này thì ta phải hiểu được nghĩa ngược lại của nó, là hình thức học thụ động mà mình đã đề cập ở trên và từ đó ta có thể hiểu được rõ khái niệm ghi nhớ chủ động là gì
- Spaced Repetiton hay còn gọi là phương pháp học ngắt quãng Dựa vào lý thuyết
forgetting curve (đường cong lãng quên), đường cong này cho thấy khi ta tiếp thu một kiến thức mới là lúc ta nhớ nó nhất và tuy nhiên nó sẽ dần quên mất theo thời gian Vậy
Trang 9Spaced Repetition sử dụng chiến thuật lặp lại ngắt quãng, là ngay khi chúng ta bắt đầu quên phần kiến thức đó ta sẽ bắt đầu ôn lại nó một cách lặp lại và ngắt quãng Từ đó, ta sẽ
có thể ghi nhớ lâu hơn và hằng sâu đoạn kiến thức đấy vào ý thức
Active Recall và Spaced Repetition là một sự kết hợp hoàn hảo giúp kiến thức được củng cố
vững chắc và từ đó người học có thể ghi nhớ lâu hơn Sau khi đã hiểu được bản chất của hai phương pháp ta sẽ có một số cách áp dụng như sau:
- Sử dụng flash card là một trong những phương pháp phổ biến nhất, đối với những kiến thức bạn cảm thấy khó nhớ, bạn có thể ghi chúng lên flash card để ôn tập Sử dụng một tờ giấy nhỏ, một mặt ghi tên khái niệm, từ mới, tên kiến thức đó, Còn mặt còn lại ghi giải thích Ôn tập bằng cách chỉ nhìn mặt tên khái niệm và ghi nhớ lại những kiến thức kiên quan đến nó, nhưng bạn hãy lưu ý là không nên ghi quá nhiều ở mặt đầu để mình có thể tạo trở ngại cho bộ não chúng ta hoạt động nhiều hơn trong việc ghi nhớ lại kiến thức Sau khi ôn tập với flash card lần 1, ta sẽ tiến hành ôn tập lặp lại ngắt quãng sau đó Bạn sẽ bắt đầu tiến hành ôn tập lại kiến thức đó sau vài tiếng hoặc vài ngày, tùy thuộc vào lịch trình học bạn đặt ra
- Sử dụng mindmap, bạn có thể tiến hành đóng sách lại và tự bản thân mình vẽ ra mindmap dựa trên những gì mình nhớ Phương pháp này không những giúp bạn hệ thống lại kiến thức một cách rõ ràng hơn, còn giúp chúng ta thực hiện việc liên kết và ghi nhớ nó một cách tốt nhất, đây là phương pháp rất phù hợp đối với những môn xã hội đòi hỏi việc ghi nhớ một khối kiến thức khổng lồ Và sau ta cũng tiếp tục tiến hành việc ôn tập lặp lại ngắt quãng
- Đặt câu hỏi, trong quá trình ôn luyện kiến thức hãy đặt mình vào vị trí người ra đề, với lượng kiến thức này bạn sẽ ra đề như thế nào? Bạn hãy tự đặt ra cho mình một số câu hỏi dựa trên những kiến thức bạn đã học sau đó tiến hành chè thì câu trả lời và tự mình trả lời lại những câu hỏi đó, phương pháp này có thể giúp bạn cải thiện điểm số một cách vượt trội, lưu ý đến những chi tiết nhỏ nhất và đây cũng là phương pháp giúp bạn chinh phục các câu hỏi khó cuối bài đấy
- Trong lúc ôn thi, thay vì chỉ nhẩm trong đầu thì bạn hãy thử nói to ra thành lời Cách này
sẽ buộc bạn diễn đạt kiến thức một cách rõ ràng, logic Điều này cũng giúp bạn cải thiện các kỹ năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng thuyết trình Và tốt hơn nữa, nếu bạn có thể nhờ
Trang 10bộ của mình cũng như là chuẩn bị tâm lý chịu đựng áp lực trong phòng thi được tốt hơn Khó khăn:
Một trong những lý do học sinh ít khi sử dụng các phương pháp gợi nhớ chủ động này là vì phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian cho việc luyện tập, quen dần với cách tư duy mới và nó cũng đòi hỏi các bạn phải động não nhiều hơn, gây chán nản, mệt mỏi Nhưng những hiểu quả
mà phương pháp này mang lại thì hoàn toàn xứng đáng cho nhưng ai kiên trì
3 Một số hành vi tích cực của đời sống xã hội tác động việc học tập
Yêu tố về sức khỏe cũng có rất nhiều tác động đến với hiệu quả học tập và rèn luyện hằng ngày của chúng ta, một cơ thể khỏe mạnh cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết sẽ giúp nâng cao khả năng tập trung và tiếp thu kiến thức Giấc ngủ và chế độ dinh dưỡng là
2 nhân tố cải thiện khả năng tu duy
- Quá trình ngủ cũng chính là quá tình bộ não của chúng ta xử lý các dữ liêu được dung nạp trong ngày, trong cuốn sách “làm thế nào để ngủ ít và làm nhiều việc hơn” của tác giả
Kacper M Postawski có đề cập rằng: chúng ta không nhất thiết cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hãy tối ưu hoá giấc ngủ của bạn, chất lượng chứ không phải số lượng, hãy điều chỉnh các thói quen hằng ngày như tập thể dục và ngủ đúng giờ sẽ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn rất nhiều Một bộ não khoẻ mạnh và nghỉ ngơi đúng cách sẽ cải thiện cả năng ghi nhớ và lưu trữ thông tin bạn rất nhiều
- “Một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dưỡng chất góp phần cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động của não bộ, cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ Các nghiên cứu
đã chỉ ra rằng, các dưỡng chất như axit béo omega-3, vitamin B, sắt và kẽm có tác động tích cực đến chức năng nhận thức và phát triển trí não”
- Ngoài ra, một môi trường học tập lành mạnh tích cực cũng giúp cải thiện việc học tập và ghi nhớ của các em học sinh rất nhiều Trong đó, bạn hãy thử tắm nắng ít nhất 10-15p mỗi buổi sáng sớm để giúp não tiết ra các hormone có lợi như dopamine để tinh thần luôn sẵn trong trạng thái tốt nhất bắt đầu một ngày học tập mới