Bài Tập Nhóm - Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Nhà Hàng - Khách Sạn - Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm trong thời đại ngày nay. Phân tích. - Đánh giá tầm quan trọng của các giai đoạn quyết định mua hàng trong quyết định mua thực phẩm.

16 1 0
Bài Tập Nhóm  - Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Nhà Hàng - Khách Sạn - Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm trong thời đại ngày nay. Phân tích. - Đánh giá tầm quan trọng của các giai đoạn quyết định mua hàng trong quyết định mua thực phẩm.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING KHOA DU LỊCH MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN 1 Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm trong thời đại ngày nay Phân tích Trả lời: Bốn yếu tố giúp sự phát triển liên tục của các chiến lược trong chuỗi cung ứng, sẽ hỗ trợ sự phát triển các chiến lược và cách tiếp cận giúp thúc đẩy việc quản lý có hiệu quả rủi ro, các mối quan hệ, và sự trao đổi  Nguồn nhân lực có năng lực: - Việc có đúng người với đúng kỹ năng là bước đầu tiên tiến tới sự hoàn hảo trong chuỗi cung ứng - Những thành viên sáng giá sẽ là những người có cái nhìn rộng về các hoạt động kinh doanh cũng như chấp nhận quan điểm có tính quy trình đối với các công việc và hoạt động - Việc quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kỹ thuật, mua hàng, logistics, nhà cung ứng, khách hàng và tiếp thị để kết nối các hoạt động và các dòng chảy của nguyên liệu Không may là một mức độ nào đó của sự thiếu tin cậy lẫn nhau là đặc điểm của các mối quan hệ kiểu này trong tổ chức Để làm tốt, một nhà quản lý chuỗi cung ứng cần phải kết nối các khoảng cách này để đảm bảo sự thông suốt - Các cá nhân có kỹ năng về quản lý chi phí cũng là nhân tố cực kỳ quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng Khi mà các công ty đang miễn cưỡng tăng giá bán thì quản lý chi phí trở nên đặc biệt quan trọng đối với sự thành công dài hạn => Để tiếp cận với đúng kỹ năng cần thiết sẽ đòi hỏi một chiến lược nhân sự vững chắc bao gồm cả việc phát triển những nhân viên tài năng từ mảng chuỗi cung ứng, từ những phòng ban và thậm chí là từ các công ty khác, tuyển chọn những sinh viên ưu tú từ các trường đại học Ngoài ra cần có chương trình đánh giá chi tiết kiến thức và kỹ năng nhân viên thường xuyên để có những chương trình đào tạo và huấn luyện phù hợp Những nỗ lực này sẽ giúp đạt tới mục tiêu chung: đảm bảo rằng các thành viên tham gia đạt yêu cầu có thể hỗ trợ các đòi hỏi trong chuỗi cung ứng  Sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp: Mặc dù thường hay bị bỏ qua, song thiết kế cơ cấu tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở việc đạt tới các mục tiêu của chuỗi cung ứng Thiết kế cơ cấu tổ chức là một quá trình đánh giá và lựa chọn những cơ cấu và hệ thống giao tiếp chính thức, mảng lao động, phối hợp, kiểm soát, phân quyền và trách nhiệm để đạt tới những mục tiêu của toàn bộ chuỗi cung ứng và của cả công ty Một vài nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ rõ ràng hơn giữa hoạt động nhóm và việc đem hiệu quả cao hơn và thậm chí có nghiên cứu đã có những đánh giá định lượng về tác động của làm việc nhóm đến hiệu quả hoạt động của công ty Do mức chi phí cao của làm việc theo nhóm, nên các công ty cần chọn lựa kỹ trước khi thành lập nhóm làm việc  Công nghệ thông tin (CNTT): - Chuỗi cung ứng cũng nên nắm bắt và chia sẻ thông tin trong toàn bộ phòng chức năng và bộ phận trong tổ chức trong những thời gian hữu dụng Điều này bao gồm: Việc chuyển tin về vị trí của phương tiện vận chuyển thông qua hệ thống định vị toàn cầu - Chuyển các yêu cầu về nguyên liệu thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử trên nền web - Nắm bắt thông tin về nhu cầu và bổ sung bằng việc sử dụng công nghệ mã vạch, các thẻ nhận dạng bằng sóng Radio (RFID) cũng trở nên hữu dụng khi nắm bắt thông tin về dòng chảy nguyên liệu và sản phẩm Ví dụ: Hơn mười năm qua, ChevronTexaco đã chứng tỏ tác động to lớn của hệ thống chuỗi cung ứng trên nền tảng thông tin Việc sử dụng hệ thống CNTT hiện đại mà có thể giúp cung cấp dữ liệu hữu dụng, công ty này đã chuyển từ mô hình kinh doanh dựa trên cung sang mô hình kinh doanh dựa trên cầu Bộ phận marketing, logistics, lập kế hoạch chuỗi cung ứng, bộ phận lọc chế dầu đều sử dụng dữ liệu về cầu cung cấp từ các trạm xăng và điểm bán hàng cho khách hàng lớn khác Những dữ liệu này được sử dụng để lên kế hoạch lọc dầu, ra quyết định mua dầu và lên kế hoạch phân phối sản phẩm dầu thương mại Việc chia sẻ thông tin này trong toàn bộ công ty đã cải thiện việc ra quyết định ở tất cả các điểm trong chuỗi cung ứng hướng đến khách hàng  Hệ thống đo lường đánh giá đúng và hiệu quả: Một hệ thống đánh giá và thước đo đúng đại diện cho trụ cột thứ tư giúp hỗ trợ cho sự thành công của chuỗi cung ứng Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng  Tại sao việc đánh giá hiệu quả lại quan trọng? - Đánh giá mục tiêu sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định dựa vào thực tế nhiều hơn, điều này là tiêu chí quan trọng trong quản lý chất lượng đồng bộ - Việc đánh giá là một cách lý tưởng để truyền đạt các yêu cầu đến các thành viên khác trong chuỗi cung ứng và thúc đẩy sự thay đổi và cải tiến liên tục - Việc đánh giá chuyển tải tới nhân viên những gì quan trọng bằng việc kết nối các yếu tố thiết yếu để đáp ứng yêu cầu khách hàng - Một quy trình đánh giá sẽ giúp công ty xác định liệu những sáng kiến mới có đáp ứng kết quả mong muốn Việc đánh giá có lẽ là công cụ duy nhất và tốt nhất để kiểm soát các yếu tố trong các hoạt động và quy trình của chuỗi cung ứng Kết luận: Bốn trụ này hợp lại sẽ hỗ trợ cho sự phát triển không những chiến lược và cách tiếp cận để bắt đầu xác lập sự hoàn hảo trong chuỗi cung ứng Nếu tổ chức không xây dựng và liên tục củng cố bốn trụ cột này, họ sẽ là kẻ đi theo sau mà thôi Cuối cùng: Cả nhà quản lý trực tiếp và không trực tiếp quản lý chuỗi cung ứng cần phải đồng thuận về tầm quan trọng của bốn trụ cột này và cùng phối hợp đưa chúng vào thực tế Câu 2: Đánh giá tầm quan trọng của các giai đoạn quyết định mua hàng trong quyết định mua thực phẩm Trả lời: Các giai đoạn quyết định mua hàng trong quyết định mua thực phầm: Nhận biết nhu cầu về thực phẩm → Tìm hiểu thông tin liên quan đến thực phẩm → So sánh các thực phẩm thuộc các thương hiệu khác nhau → Quyết định mua thực phẩm → Đánh giá thực phẩm sau khi sử dụng Giai đoạn 1: Nhận biết nhu cầu về thực phẩm: Hiện nay, mức thu nhập tại Việt Nam vẫn còn khá thấp so với tại các nền kinh tế phát triển và người tiêu dùng vẫn còn tập trung chủ yếu vào các lại lương thực thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu hàng ngày Tuy nhiên, khi thu nhập ngày càng tăng, thị hiếu và sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam sẽ thay đổi Họ sẽ tập trung nhiều hơn vào những loại thực phẩm và đồ uống có giá trị cao – những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và có thương hiệu Nhận thức về vấn đề sức khỏe tăng lên đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, hướng tới các sản phẩm tốt cho sức khỏe, an toàn và thực phẩm chức năng Nhu cầu đối với các sản phẩm này đặc biệt cao trong vài năm vừa qua và người ta dự đoán rằng nhu cầu này sẽ còn cao hơn nữa, đặc biệt là tầng lớp những người có thu nhập cao hơn, người trẻ và những người Tây hóa Ví dụ, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu đối với các sản phẩm VietGap tại các chuỗi siêu thị và các cửa hàng tiện dụng được ước tính vượt quá mức cung Do đó, có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng, nhu cầu đối với các sản phẩm an toàn ở Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn rất cao, do đó nguồn cung sản phẩm là một vấn đề cần giải quyết Các nhà cung ứng phải biết được nhu cầu của người mua hàng để có các bước thúc đẩy tính bền vững và phát triển thương hiệu của mình xung quanh các sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao, an toàn và bền vững Giai đoạn 2: Tìm hiểu thông tin liên quan đến thực phẩm: Khi nhu cầu ăn uống thôi thúc thì con người tìm kiếm thông tin để đáp ứng nhu cầu đó Các nguồn thông tin cơ bản mà người tiêu dùng có thể tìm kiếm, tham khảo: • Nguồn thông tin cá nhân: từ bạn bè, gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp • Nguồn thông tin thương mại: qua quảng cáo, hội chợ, triển lãm, người bán hàng • Nguồn thông tin đại chúng: dư luận, báo chí, truyền hình (tuyên truyền) • Nguồn thông tin kinh nghiệm thông qua tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Sau khi tìm kiếm thông tin thì người tiêu dùng đã biết được các nhãn hiệu hàng hoá khác nhau có thể đáp ứng nhu cầu và các đặc tính của chúng Nhờ những kinh nghiệm có sẵn đối với một sản phẩm mà người tiêu dùng biết đến thương hiệu Từ đó họ lựa chọn ra những thương hiệu nào phù hợp với nhu cầu của mình nhất Do vậy có thể coi thương hiệu là công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hóa đối với quyết định sử dụng thực phẩm nói riêng và sản phẩm nói chung của người tiêu dùng Giai đoạn 3: So sánh các thực phẩm thuộc các nhãn hiệu khác nhau: Sau khi có được thông tin về thực phẩm cần mua, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến những nhãn hiệu cung cấp sản phẩm đó Tùy theo nhu cầu mong muốn thực phẩm sở những hữu đặc tính như thế nào mà mỗi người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua thực phẩm đáp ứng được những yêu cầu đó Người tiêu dùng dựa vào thương hiệu hoặc hình ảnh của doanh nghiệp như một sự bảo đảm cho chất lượng của thực phẩm mà họ sử dụng Vì thế hương hiệu quen thuộc hay nổi tiếng sẽ làm giảm lo lắng về rủi ro khi mua thực phẩm Khi khách hàng nhận thấy nguy cơ rủi ro cao và muốn phòng tránh các nguy cơ này thì cách tốt nhất là họ sẽ chọn mua sản phẩm của những nhà cung cấp nổi tiếng Ví dụ, đối với các nhà hàng lớn, nếu muốn đảm bảo đực chất lượng món ăn cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà hàng sẽ tìm đến những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng và có chất lượng tốt nhất để tránh các rủi ro về sau Giai đoạn 4: Quyết định mua thực phẩm Trong giai đoạn đánh giá, người mua sắp xếp các nhãn hiệu trong nhóm nhãn hiệu đưa vào để lựa chọn theo các thứ bậc và từ đó bắt đầu hình thành ý định mua nhãn hiệu được đánh giá cao nhất Bình thường, người tiêu dùng sẽ mua nhãn hiệu được ưu tiên nhất Nhưng có hai yếu tố có thể dẫn đến sự khác biệt giữa ý định mua và quyết định mua Đó là:  Thái độ của những người khác, như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp …  Các yếu tố của hoàn cảnh, như hy vọng về thu nhập gia tăng, mức giá dự tính, sản phẩm thay thế… Hai yếu tố này có thể làm thay đổi quyết định mua, hoặc không mua hoặc mua một nhãn hiệu khác mà không phải là nhãn hiệu tốt nhất như đã đánh giá Giai đoạn 5: Đánh giá thực phẩm sau khi sử dụng: Sau khi mua và sử dụng sản phẩm người tiêu dùng sẽ có các đánh giá về thực phẩm mua được Mức độ hài lòng của họ sẽ tác động trực tiếp đến các quyết định mua vào các lần sau Nhà cung ứng cần thu thập thông tin để biết được đánh giá của người tiêu dùng để điều chỉnh các chính sách của mình với phương châm ở đây là "Bán được hàng và giữ được khách hàng lâu dài!" Sự hài lòng hay không của người tiêu dùng sau khi mua phụ thuộc vào mối tương quan giữa sự mong đợi của họ trước khi mua và sự cảm nhận của họ sau khi mua và sử dụng sản phẩm Sự mong đợi của người tiêu dùng được hình thành qua quảng cáo, qua sự giới thiệu của người bán, qua bạn bè, người thân Mong đợi càng cao nhưng cảm nhận thực tế càng thấp thì mức độ thất vọng càng lớn Do vậy việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cần phải trung thực Câu 3: Phân biệt rủi ro VS ATTP và rủi ro trong quy trình mua hàng tại nhà hàng Trả lời:  Rủi ro vệ sinh an toàn thực phẩm: - Đối với khách hàng ( những mối nguy từ sinh học, hóa chất hay vật lý) Các loại vi khuẩn kí sinh trên các loại rau thịt không đảm bảo Các thực phẩm được giữ tươi lâu nhờ hóa chất Bảo quản thực phẩm không đúng cách làm giảm phẩm chất - Đối với cơ sở kinh doanh ( trong trường hợp có khách hàng bị nhiễm độc) Nguy cơ mất uy tín, buộc phải ngưng hoạt động Chi phí đền bù cho khách hàng về y tế Phải chịu trách nhiệm về pháp lý Có liên quan đến nội bộ và bên ngoài ( cơ quan chức năng) và do khách hàng đánh giá  Rủi ro trong quy trình mua hàng: - Yêu cầu hàng không đúng nhu cầu - Mua không đúng hàng, không đúng nhà cung cấp - Mua giá cao, mua không đủ số lượng ( thực tế ít hơn so với chứng từ, hay do khan hiêm không có hàng để mua) - Hàng nhập về không kịp tiến độ sản xuất – đến hạn trả tiền không có tiền trả hoặc không đủ tiền trả - Trả tiền nhầm nhà cung cấp, trả nhầm lô hàng mua, trả nhầm giá - Báo cáo sai, không đủ các loại báo cáo, báo cáo không kịp, báo cáo quá dài dòng, báo cáo trình bày lộn xộn không rõ ràng, khó hiểu - Chỉ liên quan trong nội bộ và không có ai đánh giá Câu 4: Tìm hiểu quy trình xin cấp giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm tại nhà hàng Trả lời: Trình tự thủ tục nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Bước 1: Muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết chủ cơ sở , người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm Lệ phí tập huấn: 30.000đ/người - Hồ sơ khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm:  Đơn đề nghị và bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 47/2014  Giấy tờ chứng minh đã nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí - Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập kế hoạch kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo cho tổ chức, cá nhân - Sau đó Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định - Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm Tại Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm gồm: 1, Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 2, Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ đối tượng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) 3, Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP bao gồm cụ thể như sau: - Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở - Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống - Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở 4, Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (theo mẫu) 5, Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe 6, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở) Đối với Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng - khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm 7, Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp) 8, Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn 9, Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù 10, Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh( Theo mẫu) Ngoài ra đổi với đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, thì phải có anh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống Bước 3: Chi cục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông bảo kết quả  Trong 5 ngày, chi cục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thông bảo kết quả cho người nộp đơn biết  Sau 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục an toàn VSTp sẽ cử đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất và tiến hành lập biên bản Nếu kết luận ĐẠT thì sẽ trình chi cục để cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm  Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở Bước 4: Cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm  Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm có giá trị trong thời hạn 3 năm  Sau khi được cấp giấy phải có bản cam kết bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu  Sau khi được cấp GCN mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GNC thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính  Thời gian cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm 15 ngày làm việc Câu 5 Vì sao việc xây dựng thương hiệu lại càng trở nên quan trọng với doanh nghiệp cung ứng thực phẩm? Trả lời: Trước hết, thông qua thương hiệu người tiêu dùng tin tưởng hơn, yên tâm hơn và có mong muốn được lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp Xây dựng thương hiệu chính là tạo dựng uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng Một thương hiệu thành công, được người tiêu dùng biết đến và mến mộ sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó mang lại cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai Bên cạnh đó, khi đã có được thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư cũng không e ngại khi đầu tư vào doanh nghiệp; bạn hàng của doanh nghiệp cũng sẽ sẵn sàng hợp tác kinh doanh, cung cấp nguyên liệu và hàng hoá cho doanh nghiệp Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp Tăng năng lực cạnh tranh  Thu hút và lôi cuốn khách hàng;  Tạo nội lực cho nhân viên;  Tạo sự tin tưởng và đồng lòng cổ đông;  Tạo lực hấp dẫn với các đối tác Nâng cao hiệu quả kinh doanh  Bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn;  Bán với giá cao hơn;  Tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu;  Dễ dàng vượt qua các rủi ro phát sinh trong kinh doanh Câu 6: Sự khác nhau cơ bản của nhà bán buôn, bán lẻ, cung cấp dịch vụ thực phẩm trong việc phục vụ nhu cầu của thị trường Trả lời:  Bán buôn: Ưu điểm: - Có nguồn khách hàng thường xuyên và cố định - Lợi nhuận ổn định theo thời gian - Dòng tiền của doanh nghiệp xoay nhanh Nhược điểm: - Dễ bị ứ đọng hàng tồn kho - Khó thay đổi theo sự biến đổi của thị trường - Thị trường Việt Nam chưa phân rõ mối quan hệ bán buôn và bán lẻ  Bán lẻ: Ưu điểm: - Dễ dàng nắm bắt, nhận biết nhu cầu của khách hàng - Dễ thích nghi trước sự biến đổi của thị trường - Hàng hóa tiêu thụ nhanh chóng (Vì hàng hóa đến thẳng tay người tiêu dùng nên giá cả hợp lý hơn) Nhược điểm: - Không có lợi thế về nguồn cung - Khó dự báo kết quả kinh doanh - Khó khăn về nhân lực (logictics) - Hệ thống phân phối cho bán lẻ còn manh mún, chưa tập trung Câu 7: Vấn đề nào được cho là rào cản lớn trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống và các nhà cung cấp? Cách khắc phục Trả lời:  Rào cản trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống và nhà cung cấp là: - Giá cả và tính cạnh tranh Giá cả góp phần quan trọng trong việc lựa chọn kí kết của đơn vị kinh doanh và nhà cung ứng Giá cả quá cao khiến nhà cung ứng bị loại bỏ và không tiếp cận được với thị trường Bên cạnh đó khi các đối thủ cạnh tranh của nhà cung ứng đưa ra giá thấp hơn thì đơn vị cung ứng đó coi như bị thua thiệt trong cuộc đua cạnh tranh trên thị trường Không chỉ vậy, khi thị trường hàng hóa khan hiếm, các nhà cung ứng nhỏ sẽ sẵn sàng cung ứng cho doanh nghiệp trả giá cao hơn - Nguồn gốc và chất lượng sản phẩm Đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống phải nắm rõ mọi thông tin về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng như đòi hỏi nhà cung ứng phải công bố rõ ràng về tiêu chuẩn của sản phẩm được công nhận bởi tổ chức nào Sản phẩm phải có đầy đủ chứng nhận kiểm dịch đối với các loại gia cầm, gia súc; VSATTP, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ… luôn là những sự đảm bảo cho việc lựa chọn nhà cung ứng của một đơn vị kinh doanh - Khả năng sẵn sàng cung cấp và giao hàng Việc lựa chọn một nhà cung ứng, đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống không thể không lưu ý đến khả năng đáp ứng về nguồn hàng với số lượng lớn và khả năng vận chuyển nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu cần thiết hàng ngày và những lúc cấp bách của nhà hàng - Sự đảm bảo về việc xử lý sản phẩm hư hỏng / Chính sách bồi thường thiệt hại Đôi khi sẽ có một số sản phẩm không đạt chất lượng, quá hạn hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển Lỗi của các sự cố này là xuất phát từ nhà cung ứng đã không đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quy trình đóng gói hoặc vận chuyển Để đạt hiệu quả trong kinh doanh, đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đòi hỏi về chính sách bồi thường những thiệt hại khi kí kết hợp đồng Nếu nhà cung ứng đưa ra những biện pháp tích cực, có lợi cho đôi bên sẽ giúp đơn vị kinh doanh cảm thấy tin tưởng và mong muốn hợp tác lâu dài - Công nghệ sản xuất Hiện nay, một số nhà cung ứng đã và đang sử dụng công nghệ hiện đại trong quy trình đóng gói và vận chuyển Các nhà cung ứng không bắt kịp xu hướng sẽ dễ bị bỏ qua khi đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống quyết định lựa chọn một nhà cung ứng  Cách khắc phục những rào cản - Đối với nhà cung ứng  Phải có chính sách hợp lí về giá Đồng thời tìm hiểu và nắm rõ các chiến lược cũng như chiêu trò của đối thủ cạnh trạnh để có thể thiết lập kế hoạch thâm nhập và mở rộng thị tường, phát triển kinh doanh và tăng doanh thu  Cần kí kết hợp đồng và đưa ra những điều khoản rõ ràng giữa 2 bên để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng Việc thực hiện theo đúng hợp đồng cũng là một biểu hiện của việc tôn tọng khách hàng  Hợp tác với các đơn vị kinh doanh có uy tín và có thương hiệu trên thị trường góp phần giữ vững mối quan hệ lâu dài  Có các chính sách marketing cũng như chính sách nghiên cứu thị trường chặt chẽ để nắm rõ nhu cầu của thị trường Tìm hiểu và thu thập những ý kiến từ khách hàng để hòa nhập thị trường và phát triển kinh doanh - Đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống:  Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng an toàn và chặt chẽ  Lựa chọn nhà cung ứng có uy tín Cân nhắc tất cả mọi yếu tố từ giá cả, chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, khả năng cung ứng và vận chuyển để đưa ra quyết định hợp tác lâu dài  Đưa ra những điều khoản chi tiết và rõ ràng trong kí kết hợp đồng góp phần bảo vệ quyền lợi của mình cũng như của khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống

Ngày đăng: 14/03/2024, 13:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan