Để tìm hiểu kĩ hơn về các quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại trong khuôn khổ CISG, nhóm 6 chúng em xin trình bày Khái quát quy định của CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm
Trang 1NHÓM : 06
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- -
BÀI TẬP NHÓM MÔN: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Trình bày khái quát quy định của CISG về việc bồi thường thi ệt hại do vi phạm hợp đồng của bên bán Phân tích một
án l ệ điển hình để minh họa
Trang 2M ỤC LỤC
M ở đầu 1
N ội dung 1
I, Khái quát quy định của CISG về BTTH do vi phạm hợp đồng của bên bán 1
1, Quy ền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu tiền bồi thường thiệt hại theo CISG 1
2 Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2
3, Nguyên t ắc và phạm vi bồi thường thiệt hại 3
4, Tính d ự đoán trước của thiệt hại 4
5, Giá tr ị tính toán của các khoản BTTH 4
6, Nghĩa vụ chứng minh và điều khoản tiền lãi 4
7, Mi ễn trách nhiệm trong BTTH do vi phạm hợp đồng 5
II, Phân tích án l ệ SARL Ego Fruits v Sté La Verja Begasti (1999) 6
1, Tóm tắt vụ tranh chấp: 6
2, Tóm tắt lập luận của nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài phán 7
3 Đánh giá, bình luận về án lệ 8
K ết luận 10
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1, CISG (Convention on Contracts for the International Sale of Goods): Công ước Viên 1980
2, BTTH: Bồi thường thiệt hại
Trang 4M ở đầu
Hiện nay, trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện nhằm tạo nên sự thống
nhất trong mở cửa, việc tham gia CISG của Việt Nam đã đánh dấu một mốc quan trọng với việc sử dụng một khung pháp lý chung, an toàn trong giao kết,
thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Các quy định của CISG đã tạo điều kiện rất lớn cho các quốc gia trong việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tuy nhiên, trên thực tế, các quy định của CISG vẫn tồn tại không ít những bất cập, đặc biệt là vấn đề tranh chấp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Để tìm hiểu kĩ hơn về các quy định về
vấn đề bồi thường thiệt hại trong khuôn khổ CISG, nhóm 6 chúng em xin trình
bày K hái quát quy định của CISG về việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng của bên bán và phân tích một án lệ điển hình để minh họa
N ội dung
I, Khái quát quy định của CISG về BTTH do vi phạm hợp đồng của bên bán
1, Quy ền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu tiền bồi thường thiệt hại theo CISG
Theo quy định của CISG, khi một bên vi phạm hợp đồng và vi phạm đó là vi
ph ạm cơ bản thì bên kia có quyền hủy hợp đồng Cụ thể, theo quy định tại Điều
49.1 CISG, bên mua có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp
sau đây: (i) Nếu hành vi vi phạm của bên bán, theo quy định trong hợp đồng
ho ặc các quy định trong Công ước này, cấu thành vi phạm cơ bản; (ii) Trong trường hợp không giao hàng, nếu bên bán không giao hàng trong thời hạn được gia h ạn theo quy định tại Điều 47.1 hoặc nếu bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong th ời hạn đó Có thể thấy, vi phạm cơ bản là một trong các trường hợp
Trang 5để một bên có thể hủy bỏ hợp đồng Theo Điều 25 CISG, “Một sự vi phạm hợp
đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thi ệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ
có quy ền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được
h ậu qủa đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự” Vấn đề ở đây là, liệu có phải khi xảy ra vi
phạm cơ bản, việc hủy bỏ hợp đồng của bên bị vi phạm sẽ đương nhiên có hiệu
lực? Theo điều 26 CISG, “Một lời tuyên bố về việc hủy hợp đồng chỉ có hiệu lực
n ếu được thông báo cho bên kia biết” Khi vi phạm xảy ra, ngoài quyền được
hủy bỏ hợp đồng, bên bị vi phạm vẫn được quyền yêu cầu BTTH phát sinh do hành vi vi phạm Đây là một hình thức trách nhiệm do không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Theo CISG, cơ sở để phát sinh trách nhiệm BTTH của bên bán được quy định tại Điều 45.1, cụ thể, nếu người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng mua bán thì người mua có căn cứ để đòi BTTH theo quy định tại các điều từ 74 đến 77
2 C ăn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
BTTH trong hợp đồng thương mại quốc tế được thống nhất theo nguyên
tắc:“Người gây ra thiệt hại thì phải bồi thường”, trong trường hợp này là bên
bán Theo CISG, vi phạm cơ bản hợp đồng được xác định dựa trên các yếu tố:
Có hành vi vi phạm hợp đồng: Bên bán không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của
bên bán, thiệt hại này là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài
Trang 6BTTH Thiệt hại được đền bù bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần
Thứ ba, bên bán có thể thấy trước được hậu quả của sự vi phạm đó
3, Nguyên t ắc và phạm vi bồi thường thiệt hại
Theo Điều 74 CISG, BTTH bao gồm 02 nguyên tắc: Bồi thường đầy đủ và
gi ới hạn trách nhiệm theo quy tắc có thể thấy trước CISG không phân biệt thiệt
hại bằng tiền hay không bằng tiền và không cấm bồi thường quá mức Theo đó,
có 02 loại thiệt hại được bồi thường bao gồm:
T ổn thất mà bên bị vi phạm đã gánh chịu Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do
vi phạm hợp đồng thường sẽ là những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút về tài sản, chi phí mà bên bị vi phạm phải bỏ ra
để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do bên vi phạm gây ra Bên
cạnh đó, người mua không thể đòi lại khoản lợi nhuận bị mất nếu người mua không thông báo theo Điều 44 CISG Tại Điều 5, CISG quy định loại trừ việc áp
dụng Công ước cho những thiệt hại do người chết hoặc bị thương
Khoản lợi bị bỏ lỡ (thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút) đối với bên bị vi
phạm, là hậu quả của sự vi phạm hợp đồng Lợi nhuận bị mất cần được xác lập
một cách hợp lý dựa trên các chi phí thực tế
Về phạm vi thiệt hại được đền bù, CISG quy định bên vi phạm hợp đồng, ở đây là bên bán phải BTTH phát sinh cho bên bị vi phạm, ở đây là bên mua Tiền BTTH xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất
và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng
Tiền BTTH không thể cao hơn thiệt hại thực tế Những khoản đáng lẽ thu được
Trang 7nhưng bị bỏ lỡ là những khoản mà bên bị vi phạm đã dự liệu được hoặc đáng lẽ
phải dự liệu được vào thời điểm ký hợp đồng
4, Tính d ự đoán trước của thiệt hại
Theo CISG, các thiệt hại được bồi thường không thể cao hơn những tổn thất
và khoản lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm có khả năng đã dự liệu được vào lúc giao
kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết CISG không quy định rõ ràng
về tính chất trực tiếp hay gián tiếp của thiệt hại được bồi thường nhưng các khoản thiệt hại phải được tính toán và chứng minh một cách hợp lý Tính hợp lý
ở đây được đánh giá một cách khách quan, dựa trên thực tiễn các yếu tố tranh chấp và thị trường Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại
của mình lên một cách vô căn cứ, bất hợp lý Như vậy, tính dự đoán trước của thiệt hại đối với bên vi phạm được CISG nhấn mạnh (Điều 25 và Điều 74) Theo
đó, một bên khi áp dụng một hành động đối phó hay một biện pháp bảo hộ hợp
lý với một vi phạm hợp đồng của bên kia cần phải thông báo cho họ, tránh trường hợp họ viện dẫn là không thể lường trước được thiệt hại
5, Giá tr ị tính toán của các khoản BTTH
Điều 75 CISG đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và bên bị vi phạm đã ký một hợp đồng thay thế úc này, bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường khoản chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế Điều 76 CISG đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hủy hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại đã không ký hợp đồng thay thế
6 , Nghĩa vụ chứng minh và điều khoản tiền lãi
Trang 8Về nghĩa vụ chứng minh, Công ước CISG không quy định cụ thể về tính xác
thực của thiệt hại đồng thời cũng không quy định cụ thể về việc xác định mức độ
tổn thất mà bên bị thiệt hại cần chứng minh Ở đây, các bên có thể thỏa thuận áp
dụng theo bộ nguyên tắc Unidroit1 hoặc pháp luật quốc gia Ví dụ Điều 302 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên yêu cầu BTTH
V ề điều khoản tiền lãi, Điều 78 của CISG quy định “Nếu một bên hợp đồng không thanh toán ti ền hàng hoặc một khoản tiền nào đó thì bên kia có quyền được hưởng tiền lãi tính trên khoản tiền đó mà không ảnh hưởng đối với bất cứ yêu c ầu nào về bồi thường thiệt hại có thể nhận được theo quy định của Điều 74” Như vậy, CISG không quy định cụ thể cách tính lãi suất nên các bên có thể
áp dụng Bộ nguyên tắc Unidroit hoặc pháp luật quốc gia
7, Mi ễn trách nhiệm trong BTTH do vi phạm hợp đồng
Miễn trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế là việc không buộc bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm hợp đồng trong những trường hợp pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thuận trong mua bán hàng hóa quốc tế2 Các trường hợp miễn trách nhiệm trong BTTH do vi
phạm hợp đồng:
Th ứ nhất, miễn trách nhiệm trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng gặp trở
ngại theo Điều 79 tức nằm ngoài sự kiểm soát, không thể lường trước, khắc phục
được hậu quả khi nó xảy ra Thứ hai, miễn trách nhiệm do bên thứ ba gặp trở
1
Điều 7.4.3 Bộ nguyên tắc Unidroit
2
Th ực tiễn áp dụng các quy định của CISG về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá và khuy ến nghị đối với Việt Nam Luận văn thạc sĩ Luật học Ngô Thanh Huyền PGS.TS Ngô Quốc Chiến hướng dẫn
Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 9ngại theo khoản 2 Điều 79 CISG, ở đây bên thứ ba phải có lỗi và rơi vào “trở
ngại” như trên Thứ ba, miễn trách nhiệm do lỗi của bên bị vi phạm theo Điều 80
CISG, thì bên bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm BTTH Thứ tư, thỏa thuận
miễn trách nhiệm BTTH giữa các bên trên cơ sở tự do ý chí, các bên có thể thỏa thuận với nhau về các trường hợp miễn trách nhiệm BTTH trong hợp đồng
II, Phân tích án lệ SARL Ego Fruits v Sté La Verja Begasti (1999)
1, Tóm tắt vụ tranh chấp:
Các bên tham gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp: Các bên tham gia
tranh chấp gồm có nguyên đơn là người bán Tây Ban Nha và bị đơn là người mua Pháp Cơ quan giải quyết tranh chấp gồm có cấp Sơ thẩm là Tòa thương mại Romans và cấp Phúc thẩm là Tòa phúc thẩm Grenoble
Sự kiện pháp lý: Tháng 5-1996, người mua Pháp đã đặt hàng từ người bán
Tây Ban Nha 860,000 lít nước cam ép nguyên chất Hai bên thỏa thuận giao hàng cuối tháng 8 Vào thời gian giao, người mua không nhận hàng Tuy nhiên, đến tháng 9, người mua lại yêu cầu giao hàng nhưng người bán thông báo rằng không còn nước cam ép để giao (03-09) Người mua đã phải tìm một nhà cung cấp khác với giá cao hơn với chi phí phát sinh thêm là 245,116 francs và từ chối thanh toán tiền những lô hàng trước Người bán kiện người mua ra Tòa thương mại Romans Tòa án đã yêu cầu công ty Pháp phải thanh toán tiền hàng với lý do
là người bán có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình vì người mua chậm trễ nhận hàng Người mua kháng cáo tại Tòa phúc thẩm Grenoble
Vấn đề pháp lý: Hai vấn đề cần xem xét: Thứ nhất người bán Tây Ban Nha
có căn cứ để hủy hợp đồng không? Thứ hai, người mua Pháp có căn cứ đòi BTTH không?
Trang 10Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp: Công ước Viên 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế
2, Tóm tắt lập luận của nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài phán
Lập luận của người mua: Căn cứ các điều 25, 63, 64 của Công ước Viên
năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, người mua hiểu rằng: “Nếu người bán muốn hủy hợp đồng, một cách hợp lý phải yêu cầu bên mua thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của mình và cho thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ nhận hàng.” Người bán không gia hạn, và sau đó, người bán không giao hàng khi người mua yêu cầu, như vậy, người bán đã vi phạm hợp đồng
Lập luận của Người bán : việc người mua chậm trễ nhận hàng đã khiến
người bán phải cất trữ hàng hóa, cô đặc nước cam ép để đảm bảo không bị hỏng nên không thể tiếp tục giao hàng Vì vậy, khi xét tới sự khẩn cấp phải cất trữ, bảo quản hàng hóa và sự biến động tỷ giá, người bán không có giải pháp nào khác và vì vậy việc yêu cầu một thời hạn bổ sung hợp lý là không cần thiết
Lập luận, quyết định của tòa án:
Căn cứ vào Điều 1.1 CISG, vì người mua và người bán trong vụ tranh chấp
có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên của Công ước (Pháp và Tây
Ban Nha), nên Tòa phúc thẩm áp dụng CISG là nguồn luật giải quyết tranh chấp
Để khẳng định người bán có quyền hủy hợp đồng không, Tòa án xem xét liệu người mua có vi phạm cơ bản hợp đồng không Theo hợp đồng cũng như sự thỏa thuận của 2 bên, hàng sẽ được giao vào cuối tháng 8 và khi người mua chậm nhận hàng, người bán chưa từng đề cập tới việc nước cam ép không bền và cần thiết phải cô đặc lại nếu để đến sau tháng 8 Đối với người mua, người mua không thể hiểu rằng việc chậm một vài ngày nhận hàng bị coi là một vi phạm cơ bản hợp đồng chiểu theo Điều 25 CISG Hơn nữa, đơn hàng thay thế của người
Trang 11mua có đối tượng là nước cam ép nguyên chất của mùa năm 1996, vì thế, việc cô đặc nước cam ép ngay lập tức khi người mua chậm nhận hàng là chưa thuyết phục Như vậy, đáng lẽ người bán phải gia hạn một thời gian bổ sung hợp lý để người mua nhận hàng, nếu người mua không nhận hàng trong thời hạn bổ sung này thì người bán mới được hủy hợp đồng Ở đây, người bán đã hủy hợp đồng không có căn cứ
Việc người bán từ chối giao hàng là vi phạm hợp đồng, điều này buộc người mua phải mua hàng thay thế Điều 74, 75 CISG cho phép người mua đòi bồi thường thiệt hại do chênh lệch giá giữa giá hợp đồng và giá mua hàng thay thế Thêm vào đó, người bán đưa ra thêm lý do về tỷ giá biến động là một lý lẽ không thuyết phục, vì người bán hoàn toàn có thể đòi bồi thường thiệt hại theo điều 74 CISG Theo các lý lẽ trên, Toà phúc thẩm tuyên hủy bỏ quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và quyết định người bán đã vi phạm hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại chênh lệch giá mua hàng thay thế cho người mua (theo điều 75 CISG)
3 Đánh giá, bình luận về án lệ
a, Căn cứ xác định hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến trách nhiệm BTTH
Trong vụ việc trên, việc Tòa án phúc thẩm tuyên người bán Tây Ban Nha vi
phạm hợp đồng là hợp lý Cụ thể, Tòa án đã căn cứ vào Điều 63 CISG để khẳng định người bán cần cho người mua một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ, và trong thời hạn đó, người bán sẽ không thể sử dụng bất kì biện pháp
bảo hộ pháp lý nào mà họ được sử dụng khi người mua vi phạm hợp đồng Thực
tiễn tranh chấp cho thấy, người bán Tây Ban Nha không hề gia hạn thời gian
thực hiện nghĩa vụ cho người mua Pháp, do đó không có đủ căn cứ để tuyên bố
hủy hợp đồng theo Điều 64 CISG dẫn đến việc người bán từ chối giao hàng là hành vi vi phạm hợp đồng Áp dụng điểm b khoản 1 Điều 45 CISG, người mua