1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiệt hại và cách xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiệt Hại Và Cách Xác Định Thiệt Hại Trong Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 213,13 KB

Nội dung

Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm 11KẾT LUẬN 12 Trang 3 MỞ ĐẦUĐiều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là những yếutố, những cơ sở xác định trách nhiệm

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I Quy định chung về thiệt hại trong trách nhiệm BTTH ngoài

hợp đồng

2

3 M ối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật 5

Trang 2

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

MỞ ĐẦU

Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là những yếu

tố, những cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi thường và mức bồi thường Mà trong đó, yếu tố có thiệt hại

xảy ra là căn cứ cần thiết nhất, vì vậy em xin chọn đề tài số 18: “Thiệt hại

và cách xác định thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.” để tìm hiểu rõ hơn về thiệt hại

Trong bài viết, do vốn kiến thức còn hạn chế, khả năng thu thập thông tin còn yếu kém nên không thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy rất mong nhận được những nhận xét, đóng góp từ thầy (cô) để bài viết được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

NỘI DUNG

I Quy định chung về thiệt hại trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.

1 C ác loại thiệt hại

Thiệt hại xảy ra trên thực tế là căn cứ không thể thiếu được trong việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Chỉ có thiệt hại mới phải bồi thường, chỉ khi nào biết được thiệt hại là bao nhiêu mới có thể ấn định người gây thiệt hại phải bồi thường bao nhiêu Vì vậy, muốn áp dụng trách nhiệm này thì việc đầu tiên là phải xem xét có thiệt hại xảy ra hay không và phải xác định được thiệt hại là bao nhiêu Thiệt hại là những tổn thất, mất mát về mặt vật chất, hoặc tinh thần mà người có hành vi gây thiệt hại đã gây ra cho người bị thiệt hại hay thậm chí cho cả những người có liên quan Theo đó, thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của cá nhân, tổ chức và nhà nước về tài sản, sức khỏe, tính mạng, uy tín, danh dự, nhân phẩm, mồ mả, thi thể, Được xác định bằng một khoản tiền cụ thể; và những chi phí hợp lý, phù hợp để nhầm khắc phục những tổn thất về vật chất và tinh thần của chủ thể bị gây thiệt hại Thiệt hại về tài sản

là những tổn thất vật chất được thực tế được tính thành tiền mà người có hành vi trái pháp luật đã gây ra cho người khác, thiệt hại về thể chất là sự giảm sút về sức khỏe, mất mát về tính mạng, hình thể của người bị thiệt hại; thiệt hại về tinh thần là sự ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc suy sụp về tâm lý, tình cảm của người bị thiệt hại Để có cơ sở cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các thiệt hại do xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm cũng phải được xác định thành một khoản tiền cụ thể Tuy nhiên, có thể thấy việc xác định thiệt hại trong trường hợp sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm và uy tín của cá nhân, danh dự, uy tín của tổ chức bị xâm phạm không đơn giản vì không thể lượng hóa được thiệt hại trong những trường hợp này Tóm lại,

Trang 5

thiệt hại là một yếu tố cơ bản cấu thành nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung cũng như trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng với riêng.1 Ngay đối với một số tội có cấu thành vật chất thì trong một số trường hợp cá biệt, hậu quả chưa xảy ra nhưng do tính chất của hành vi nguy hiểm

có khả năng gây hậu quả lớn cũng đã cấu thành tội phạm hoặc ngược lại, đối với một số tội như thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm các quy định về an toàn giao thông thì phải có thiệt hại nghiêm trọng mới cấu thành tội phạm Nhưng trong trách nhiệm dân sự chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thường Vì thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải

có trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, không có thiệt hại thì không phải bồi thường vì vậy trước tiên cần xác định thế nào là thiệt hại

+ Thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản Đây là những thiệt hại vật chất của người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi thường bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm suốt do thiệt hại về tính mạng sức khỏe;

+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại bao gồm chi phí hợp

lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại;

+ Tổn thất về tinh thần

Đời sống tinh thần là phạm trù rất rộng bao gồm nhiều vấn đề và chỉ tồn tại đối với xã hội loài người như đau thương, cảnh góa bụa, mồ côi, sự xấu hổ, về nguyên tắc, không thể chị giá được bằng tiền theo nguyên tắc ngang giá trị như trong trao đổi và không thể phục hồi được Nhưng đối với mục đích an ủi, động viên đối với người bị thiệt hại về tinh thần, cũng như

1 Phan Thị Thanh Huyền, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Thực tiễn tại TAND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2018, tr.16

Trang 6

một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật, bộ

luật dân sự quy định người xâm hại phải: “Bồi thường một khoản tiền khác

để bù đắp tổn thất về tinh thần” cho người bị thiệt hại, người thân thích gần

gũi của người đó phải gánh chịu

2 Đ ặc điểm của h ành vi gây thiệt hại

Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác không được thực hiện bất cứ hành vi nào

“xâm phạm” đến các quyền tuyệt đối đó Bởi vậy, Điều 584 BLDS quy

định: “Người nào xâm phạm đến… mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Điều luật này xuất phát từ nguyên tắc chung của pháp luật dân sự được quy

định tại Điều 3 BLDS: “không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân

tộc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” Việc

“xâm phạm” gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự,

hành chính, dân sự, kể cả những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm các quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư

Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó.2 Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hành hành vi theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp của họ phải thực hiện hành vi đó Ví dụ: nhân viên phòng chữa cháy có thể phá hủy nhà dễ cháy xung quanh đám cháy; bác sĩ cắt bỏ các bộ phận hoặc làm các phẫu thuật khác… Trong trường hợp này, người gây thiệt hại không phải bồi thường Người gây thiệt hại cũng không phải bồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng, trong tình thế cấp thiết hoặc có sự đồng ý của người bị thiệt hại (Điều 594; khoản 1 Điều 595 BLDS); tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn của

2 Đại học Luật Hà Nôi, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb CAND, 2018, tr309.

Trang 7

phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây

ra thiệt hại vẫn phải BTTH

3 M ối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: quá trình phát sinh, phát triển và chấm dứt giữa các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng có mối liên hệ nội tại, trong đó, sự vật, hiện tượng này là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng kia Có thể một sự vật, hiện tượng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều sự vật, hiện tượng khác, có thể nhiều sự vật, hiện tượng cùng là nguyên nhân dẫn đến

sự ra đời của sự vật, hiện tượng khác Tuân theo quy luật đó, thiệt hại xảy

ra là kết quả tất yếu của anh với trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc có ý nghĩa quyết định đối với việc có thiệt hại xảy ra Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy

ra Điều này được quy định tại Điều 584 BLDS dưới dạng: “người nào…

xâm phạm… mà gây thiệt hại” thì phải bồi thường Ở đây có thể thấy hành

vi “xâm phạm” đến tính mạng, tài sản, là nguyên nhân và thiệt hại là hậu

quả của hành vi đó Xem xét mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng xã hội, trong đó con người sinh sống và hoạt động phức tạp hơn nhiều so với các hiện tượng tự nhiên khác Vì vậy, việc xem xét chỉ có ý nghĩa khi hành

vi của con người và hậu quả của hành vi đó được đánh giá dưới góc độ xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến hành vi của con người, liên quan đến con người vào thời điểm có hành vi và hậu quả xảy ra

Lý thuyết về quan hệ nhân quả có nhiều quan điểm khác nhau trong giới luật học nhưng tự chung có thể có hai quan điểm chính trong sự luật ra

tư bản cũng như xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, thích điều kiện cần thiết, theo đó nguyên nhân được coi là

hành vi trái pháp luật đầu tiên làm lại xin những hộp quà tiếp theo và kết quả không thể xảy ra nếu không có hành vi ban đầu

Trang 8

Thứ hai, nguyên nhân phổ biến, theo đó trong những điều kiện thông

thường hành vi có thể làm phát sinh hậu quả

II Xác định thiệt hại

So với BLDS 2005, nội dung, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo BLDS năm 2015 đã được chỉnh lý và có nhiều khác biệt

Thiệt hại là điều kiện đầu tiên làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường Nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại chỉ có thể thực hiện được đầy đủ

và chính xác khi xác định “toàn bộ thiệt hại” là bao nhiêu và trên cơ sở đó

ấn định mức bồi thường Trong BLDS năm 2005 và 2015 đều có những quy định về cách xác định thiệt hại phát sinh, theo đó, với các trường hợp dẫn đến thiệt hại khác nhau thì cách xác định thiệt hại cũng được quy định

thiệt hại được bồi thường và cách xác định thiệt hại một cách khái quát Những thiệt hại phải bồi thường là thiệt hại về tài sản (Điều 589 BLDS), thiệt hại về sức khỏe (Điều 590 BLDS), thiệt hại về tính mạng (Điều 591 BLDS), thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 592 BLDS)

1 Thiệt hại về tài sản

Theo quy định của BLDS 2015 thì trong trường hợp này thiệt hại phát sinh chỉ có thể là thiệt hại vật chất, bao gồm: tài sản bị mất, bị hủy hoại, bị

hư hỏng, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại… Tuy nhiên đối với thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản

thì Điều 589 BLDS năm 2015 có thêm cụm từ “bị mất, bị giảm sút” Việc

thêm cụm từ này nhằm mục đích tạo ra sự rõ ràng khi xác định thiệt hại của tài sản: xuất phát từ thực tiễn khi tài sản bị xâm phạm thì việc sử dụng, khai thác nó trên thực tế có thể sẽ bị hạn chế Bên cạnh đó, đối với trường hợp tài sản bị xâm phạm, bộ luật mới còn bổ sung thêm một điều khoản bằng tính chất “dự phòng” thêm những thiệt hại khác do quy định pháp luật quy

Trang 9

định thì cũng được bồi thường, những thiệt hại khách này cũng có thể được quy định trong các luật chuyên ngành như lịch sử trí tuệ, luật thương mại 3

Điều 589 BLDS quy định về thiệt hại do tài sản bị xâm hại được bồi

thường bao gồm tài sản “bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng”, “lợi ích gắn

liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút”, “chi phí hợp

lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại” Như vậy, thiệt hại về tài

sản bao gồm thiệt hại trực tiếp nhằm phục hồi tình trạng tài sản ban đầu của người bị thiệt hại và thiệt hại gián tiếp liên quan đến việc khai thác và sử dụng tài sản trong thời gian từ khi xảy ra thiệt hại đến khi bồi thường Thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định bao gồm các khoản sau:

- Thiệt hại trực tiếp bao gồm:

+ Thiệt hại do tài sản bị mất (có tính đến tình trạng tài sản, thời giá thị trường tại thời điểm tài sản bị mất);

+ Tài sản bị hủy hoại là những tài sản không thể phục hồi chức năng ban đầu; tài sản bị hư hỏng là những chi phí hợp lý, cần thiết để phục hồi tài sản, bảo đảm tính năng sử dụng ban đầu như trước khi bị thiệt hại;

+ Những chi phí phải bỏ ra bao gồm chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại hoặc khắc phục thiệt hại

- Thiệt hại gián tiếp bao gồm:

+ Lợi ích gắn liền với việc khai thác tài sản (không thể khai thác tài sản trong suốt thời gian sửa chữa khắc phục thiệt hại)

+ Những hoa lợi, lợi tức chắc chắn thu được nếu không có thiệt hại xảy

ra và những chi phí cần thiết để hạn chế thiệt hại

Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp với tài sản có thể thực hiện bằng các cách sau: bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc Về nguyên tắc chung, các bên có thể thỏa thuận cách thức, mức độ bồi thường như: sửa chữa hư hỏng, thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương

3 Phan Thị Thanh Huyền, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Thực tiễn tại TAND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng

Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, 2018, tr.31.

Trang 10

Nếu không thể bồi thường bằng hiện vật được thì trị giá tài sản để bồi thường Khi trị giá tài sản phải căn cứ vào giá trị thị trường của loại tài sản

đó có tính đến khấu hao tài sản do đã sử dụng tài sản

BLDS 2015 bổ sung quy định về “thiệt hại khác do luật quy định” Quy

định này cũng hợp lý, bởi vì khi tài sản bị xâm phạm có thể chủ sở hữu sẽ mất đi những lợi ích mà lẽ ra họ được hưởng Do đó, việc liệt kê theo quy định của BLDS năm 2005 sẽ không bao quát đầy đủ có thiệt hại mà chủ sở

hữu phải gánh chịu khi tài sản bị xâm phạm Ví dụ, một con trâu đang có

thai đến tháng thứ chín bị người lái ô tô gây thiệt hại (bị chết) thì khi xác định thiệt hại theo quy định của BLDS 2005, không thể tính đến giá trị của con nghé sắp được sinh ra Tuy nhiên, theo BLDS 2015, giá trị của con nghé có thể được xác định là một trong những loại thiệt hại khác do pháp luật quy định khi tính toán mức BT.4

2 Thiệt hại về sức khỏe

Sức khỏe của con người là vốn quý, khó có thể xác định chính xác bằng khoản tiền Vì vậy, BTTH về sức khỏe thực chất có ý nghĩa là đền bù một phần thiệt hại về vật chất, tạo điều kiện cho nạn nhân hay gia đình họ khắc phục khó khăn do tai nạn gây nên và trong một số trường hợp chỉ có ý nghĩa là một trợ cấp do cho nạn nhân, gia đình nạn nhân

Xác định thiệt hại về sức khỏe đã được quy định rõ tại Điều 590 BLDS

2015, trong đó bao gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và các chức năng bị mất, bị giảm sút (tiền thuốc, tiền viện phí và các dịch vụ chữa bệnh khác, tiền bồi dưỡng, tiền tàu xe đi viện, việc thay thế các bộ phận giả nếu có) Nếu do yêu cầu chăm sóc nạn nhân thì chi phí trực tiếp cho người phải chăm sóc nạn nhân theo yêu cầu của cơ sở chữa bệnh

4 Nguyễễn Văn H i, ợ Nh ng đi m m i trong quy đ nh c a B lu t dân s 2015 vềề trách nhi m bồềi th ữ ể ớ ị ủ ộ ậ ự ệ ườ ng thi t h i ngoài h p đồềng ệ ạ ợ , T p chí Lu t h c sốố 3/2017, tr.47 ạ ậ ọ

Trang 11

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm các chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

- Thu nhập bị giảm sút là khoản chênh lệch giữa thu nhập trước khi xảy

ra tai nạn và sau khi điều trị Những thu nhập này phải là những thu nhập thường xuyên, hợp pháp thực tế của họ;

- Tổn thất về tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu là một khái niệm trừu tượng Hiện tại không có mẫu số chung cho tất cả mọi người và không thể tính được thành tiền một cách chính xác Việc xác định tổn thất tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm phụ thuộc vào từng cá nhân của người bị thiệt hại (tình trạng gia đình, độ tuổi, nghề nghiệp, mức độ thiệt hại và cả

bộ phận nào của cơ thể bị thiệt hại…) Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa của cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định

Theo Điều 590 BLDS 2015 đã bổ sung thêm trường hợp những thiệt

hại vật chất khác theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tính dự phòng Đặc biệt, ở quy định về người bồi thường và mức bồi thường đối với những tổn thất tinh thần phát sinh của những thay đổi lớn, cụ thể: người BT theo

quy định tại BLDS năm 2005 là “người xâm phạm sức khỏe của người

khác” còn theo quy định tại BLDS 2015 là “người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm” Sự thay

thế của cụm từ này còn tiếp tục được áp dụng đối với các trường hợp BTTH do sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín bị xâm hại Đây là một thay đổi tích cực nhằm mở rộng đối tượng phải bồi thường, khái quát được cả

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2) Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường - Thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam, Nxb.Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bồi thường - Thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam
3) Nguyễn Văn Hợi, Những điểm mới trong quy định của Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Tạp chí Luật học số 3/2017, tr.39-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới trong quy định của Bộ luật dân sự2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
4) han Thị Thanh Huyền, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Thực tiễn tại TAND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Thực tiễntại TAND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
5) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự, Tập 2, Nxb.CAND, 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật dân sự
Nhà XB: Nxb.CAND
6) PTrường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, 2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia sự thật

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w