Nội dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách nhiệm về tài sản, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị vi phạm áp dụng trên cơ sở pháp luật
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ LUẬT THƯƠNG MẠI
TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM HỢP
ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI
Họ và tên : NGUYỄN THÙY DƯƠNG
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3
1 Khái quát chung về trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng thương mại 3 1.1 Khái niệm trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng thương mại 3 1.2 Khái niệm miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại ……….3
2 Quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại 4 2.1 Các căn cứ miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng thương mại .4 2.2 Các căn cứ miễn trách nhiệm cụ thể 6
2.2.1 Trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận 6 2.2.2 Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng 8 2.2.3 Trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia 12 2.2.4 Trường hợp vi phạm hợp đồng do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng 14
KẾT LUẬN 17 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước cần phải thiết
kế và xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh và một cơ chế đảm bảo việc thi hành chúng một cách có hiệu quả Một bộ phận quan trọng của cơ chế pháp lý đó chính là hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, thương mại, trong đó có LTM Trong LTM, chế tài trong thương mại là một chế định có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ thương mại cũng như sự nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo trật tự vận hành của nền kinh tế thị trường Khi một hợp đồng thương mại được xác lập và có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận, việc vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng sẽ dẫn đến bên vi phạm sẽ phải chịu những chế tài do pháp luật quy định Bên cạnh
đó, pháp LTM cũng quy định các căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không bị áp dụng các hình thức chế tài Thực tiễn thi hành 10 năm của LTM 2005 bên cạnh những mặt đạt được cũng đã bộ lộ
những hạn chế nhất định Nhằm làm rõ vấn đề này, em quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích và bình luận các quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại” để thực hiện bài tập học kỳ của mình.
Trang 4NỘI DUNG
1 Khái quát chung về trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
1.1 Khái niệm trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán là dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý phát sinh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa.Theo nghĩa thông thường, trách nhiệm hợp đồng được hiểu là sự gánh chịu hậu quả bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng Khi hợp đồng được ký đúng pháp luật, các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã cam kết Nếu một bên có hành vi vi phạm thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm đó gây ra
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trách nhiệm hợp đồng được hiểu là một chế định pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh do vi phạm chế độ pháp lý về hợp đồng Nội dung chủ yếu là các quy định về căn cứ áp dụng trách nhiệm, các hình thức trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm cơ bản
là: Được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật, chế tài thương mại chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại Nội dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách nhiệm về tài sản, do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị vi phạm áp dụng trên cơ sở pháp luật
Các loại chế tài được áp dụng trong thương mại khi có hành vi vi phạm hợp đồng thương mại là: Buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm; bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng
Căn cứ cấu thành trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng thương mại: Chủ thể phải có hành vi trái pháp luật; Hành vi vi phạm là do lỗi của bên vi phạm; Phải có thiệt hại thực tế; Phải tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hạithực
tế đã xảy ra
1.2 Khái niệm miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
Trang 54 Miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại là việc bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại không bị áp dụng các hình thức chế tài “Về bản chất, các[1]
trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng là những trường hợp loại trừ yếu tố lỗi của bên vi phạm Cơ sở để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng chính là ở chỗ họ không
có lỗi khi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng”[2]
Với nguyên tắc lỗi suy đoán, nếu bên vi phạm hợp đồng có khả năng lựa chọn xử
sự nào khác ngoài xử sự gây thiệt hại mà không lựa chọn thì bị coi là có lỗi, mà ngược lại, nếu không có khả năng lựa chọn xử sự nào khác thì được coi là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình Vì vậy, pháp luật đã xác định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm hợp đồng
Bên cạnh đó, xuất phát từ nguyên tắc suy đoán trong quan hệ thương mại, để áp dụng các căn cứ miễn trách nhiệm thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên có hành vi vi phạm hợp đồng Nếu không chứng minh được, bên vi phạm hợp đồng coi như là có lỗi và phải chịu các chế tài do pháp luật quy định Ngoài ta, khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại [3]
2 Quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành
vi vi phạm hợp đồng thương mại
2.1 Các căn cứ miễn trách nhiệm do hành vi vi phạm hợp đồng thương mại
Điều 294 LTM 2005 quy định những trường hợp mà bên vi phạm được miễn trách nhiệm khi có một trong các căn cứ sau:
“a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
1[?] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại Việt Nam Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, tr.60
2[?] Nguyễn Thị Dung, Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.107
3[?] Hoàng Thị Hà Phương, Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn
Trang 6d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.”
Nhận xét:
Thứ nhất, các quy định pháp luật hiện hành mới chỉ đi vào liệt kê các sự kiện là
căn cứ miễn trách nhiệm mà không đưa ra một khái niệm thống nhất cũng như các điều kiện áp dụng cụ thể, điều này gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp hợp đồng
Đề xuất: Như vậy, bên cạnh các quy định về các trường hợp miễn trừ trách
nhiệm, cần quy định tất cả các sự kiện là căn cứ miễn trách nhiệm đều phải thỏa mãn một
số điều kiện nhất định Những điều kiện cần và đủ để một sự kiện được coi là căn cứ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại bao gồm:
- Một là, sự kiện này phải xảy ra sau khi các bên đã ký kết hợp đồng;
- Hai là, ở thời điểm ký kết hợp đồng các bên không biết và không thể biết sự
kiện đó xảy ra;
- Ba là, sự kiện đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc vi phạm hợp đồng;
- Bốn là, khi các sự kiện này xảy ra, các bên đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
trong khả năng nhưng không thể khắc phục được.[4]
Việc ghi nhận các điều kiện này không những đảm bảo nguyên lý về mối quan hệ nhân quả và nguyên tắc xác định lỗi, mà còn tạo điều kiện cho các cơ quan tài phán vận dụng một cách linh hoạt khi đánh ga các sự kiện là căn cứ miễn trách nhiệm hợp đồng
Thứ hai, theo các quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì có 03 trường hợp được
miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng bao gồm: Sự kiện bất khả khang; thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm và thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng
Trong khi đó, khoản 1 Điều 294 LTM 2005 lại quy định 04 căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, bao gồm: Thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng; sự kiện bất khả khang; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi
4[?] Hoàng Thị Hà Phương, Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn
Trang 7vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
Như vậy, giữa quy định của Bộ luật dân sự - bộ luật gốc, với quy định của LTM liên quan tới vấn đề miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng có sự không thống nhất với nhau
Đề xuất: Để hạn chế sự mâu thuẫn này cần phải có sự thống nhất giữa các văn
bản pháp luật về các trường hợp được coi là căn cứ miễn trách nhiệm để Do các quy định của LTM 2005 đã đưa ra những căn cứ hợp lý, vì vậy, nên bổ sung BLDS có thêm quy
định như là: “Đối với các trường hợp là thương nhân thì áp dụng quy định tại LTM”,
như một cách để thông báo rằng quy định ở BLDS khác với LTM để các chủ thể thuận lợi áp dụng
Thứ ba, Điều 294 LTM 2005 chỉ mới quy định về các trường hợp miễn trừ toàn
bộ trách nhiệm trong hợp đồng mà chưa có các quy định về các trường hợp miễn trừ một phần trách nhiệm trong hợp đồng Điều này gây khó khăn khi giải quyết các tình huống
thực tiễn đảm bảo lợi ích của các bên chủ thể trong hợp đồng
Đề xuất: LTM cần quy định thêm các trường hợp miễn trừ một phần trách
nhiệm trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể có liên quan, cụ thể trong các trường hợp đó là: bên vi phạm và bên bị vi phạm đều có lỗi gây thiệt hại; hai bên chủ thể trong hợp đồng có thỏa thuận về việc miễn trừ một phần trách nhiệm
2.2 Các căn cứ miễn trách nhiệm cụ thể
2.2.1 Trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận
Quy định của pháp luật
Theo nguyên tắc chung, các điều kiện của hợp đồng do các bên tự thỏa thuận, nếu không trái pháp luật thì đều có giá trị pháp lý Quy định như vậy thể hiện sự tôn trọng tự
do ý chí của các bên trong việc ký hợp đồng thương mại Trong thực tiễn hoạt động thương mại, trong nhiều trường hợp vì những lý do khác nhau nên các bên thường đưa vào hợp đồng những thỏa thuận nhằm hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 294 LTM năm 2005, các bên sẽ không phải chịu trách nhiệm do
vi phạm hợp đồng nếu có sự thỏa thuận của các bên về trường hợp đó được miễn trách nhiệm Cơ sở của việc thừa nhận căn cứ này là quyền tự do hợp đồng giữa các bên Điều kiện để miễn trách nhiệm theo quy định này là có thỏa thuận giữa các bên về (các) trường hợp miễn trách nhiệm Trong trường hợp hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thỏa thuận như vậy có thể được ghi nhận trong văn bản hợp đồng, hay trong phụ
Trang 87 kiện hợp đồng (như phụ lục hợp đồng) với tư cách là bộ phận không tác rời của hợp đồng Thỏa thuận như vậy cũng có thể được ghi nhận trong các văn bản được thiết lập giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng về việc sửa đổi, bổ sưng hợp đồng Nhưng kể cả trong trường hợp hợp đồng giao kết bằng văn bản thì sau khi ký kết các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể về trường hợp miễn trách nhiệm, trừ khi trong văn bản hợp đồng có ghi rõ “mọi thỏa thuận sửa đổi bổ sung hợp đồng này chỉ có hiệu lực (hay có giá trị) nếu được lập thành văn bản có chữ ký của hai bên” Trong trường hợp hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể thì đương nhiên thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể
Nhận xét :
Điểm a, khoản 1 Điều 294 LTM năm 2005 quy định, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm nếu có thỏa thuận của các bên Quy định này áp dụng cho mọi trường hợp: vi phạm cố ý và vô ý Với cách quy định này có thể xảy ra trường hợp, bên không trung thực sẽ lợi dụng sự tồn tại của thỏa thuận miễn trách nhiệm để vi phạm hợp đồng [5]
Trong thực tiễn giao dịch thương mại có thể xảy ra trường hợp, một bên nào đó (thông thường là bên mạnh hơn về mặt kinh tế và có kinh nghiệm hơn trong hoạt động thương mại) lợi dụng sự tồn tại của các thỏa thuận về hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm
để cố ý vi phạm hợp đồng mà không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Để đảm bảo sự công bằng và quyền lợi của những bên “yếu hơn” và trật tự thương mại nói chung, cần phải có sự đánh giá thích đáng về thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng về hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm Vấn đề này chưa được LTM hiện hành và các văn bản hướng dẫn hiện hành quy định cụ thể
Đề xuất :
LTM và các văn bản hướng dẫn hiện hành cần quy định theo hướng một thỏa thuận về căn cứ miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý nếu như hành
vi vi phạm hợp đồng không phải do lỗi cố ý Bởi, nếu hành vi vi phạm là do lỗi cố ý thì
sự vi phạm đó được coi là một vi phạm nặng và điều khoản về miễn trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng sẽ bị vô hiệu Điều này cũng phù hợp với pháp luật một số nước trên thế giới, ví dụ như Pháp hay Cộng hòa liên bang Nga cũng quy định về việc thỏa thuận trước về hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm, và trong trường hợp bên vi phạm
5 [?] TS Trần Thanh Hương - TS Dương Anh Sơn, Một vài suy nghĩ về định hướng sửa đổi Luật Thương mại 2005.
Trang 9
có lỗi cố ý thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý,… Quy định như vậy sẽ là phù hợp với thực tiễn, góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng ở nước ta
2.2.2 Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng
Quy định của pháp luật
- Khái niệm sự kiện bất khả kháng
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294 LTM năm 2005 thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng Khác với trường hợp miễn trách nhiệm theo thỏa thuận đã được đề cập trên đây, miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm theo luật định Điều đó có nghĩa là các bên không cần phải thỏa thuận căn cứ miễn trách nhiệm này LTM năm 2005 chỉ ghi nhận sự kiện bất khả kháng là căn cứ miễn trách nhiệm mà không quy định cụ thể là sự kiện bất khả kháng và điều kiện áp dụng
Sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm hợp đồng được quy định chung trong BLDS năm 20115 Theo đó, sự kiện bất khả kháng được định nghĩa là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
Từ quy định này cho thấy một sự kiện được coi là bất khả kháng (với tính chất là căn cứ miễn trách nhiệm hợp đồng) phải thỏa mãn các dấu hiệu: (i) Xảy ra sau khi các bên đã giao kết hơp đồng; (ii) Có tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được Tính không thể lường trước được của sự kiện bất khả kháng có thể được xem xét ở thời điểm giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình; (iii) Là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng” Với cách hiểu như vậy, các trường hợp bất[6]
khả kháng có thể bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, sự thay đổi chính sách, pháp luật của nhà nước…
- Miễn trách nhiệm, kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
Như đã đề cập ở trên, sự kiện bất khả kháng là một căn cứ miễn trách nhiệm đối với vi phạm hợp đồng Bên vi phạm được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng (như không thực hiện nghĩa vụ) trong thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng Việc
6[?] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại Việt Nam Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006,
Trang 109 miễn trách nhiệm được áp dụng đối với mọi chế tài trong thương mại Tuy nhiên, bên vi phạm phải chứng minh được sự kiện đó là sự kiện bất ngờ, không lường trước được, không thể khắc phục được và đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vi phạm hợp đồng Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; trừ các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ Nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý
để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:
- Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
- Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng
Trường hợp kéo dài quá thời hạn nêu trên, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại Bên từ chối thực hiê •n hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn 10 ngày (Điều 296 LTM năm 2005)
Ngoài ra, khi xảy ra trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng còn phải thông báo ngay (bằng văn bản) cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại
Nhận xét:
LTM năm 2005 chỉ quy định chung chung: “xảy ra sự kiện bất khả kháng” là một căn cứ miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm mà không có quy định làm rõ sự kiện này sẽ được thừa nhận là căn cứ miễn trách nhiệm nếu nó xảy ra đối với các bên tham gia quan hệ hợp đồng hay đối với cả bên thứ ba trong quan hệ hợp đồng như quy định của Điều 40 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế
Công ước Viên 1980 (khoản 2 Điều 79) quy định cụ thể trường hợp theo đó bên không thực hiện hay thực hiện không đúng sẽ không phải chịu trách nhiệm mà việc không thực hiện hay thực hiện nghĩa vụ không đúng do lỗi của người thứ ba, mà người thứ ba không thực hiện nghĩa vụ của mình do trường hợp bất khả kháng gây ra Quy định