1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận cuối kì thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử ở trẻ vị thành niên trên địa bàn thị xã sơn tây

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của đối tượng nghiên cứu và các đối tượng liên quan... Như vậy, việc tìm hiểu thực trạng sử dụng TLĐT trong khu vực này nhằm cảnh tỉnh các cơ quan chứ

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌMÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ Ở TRẺ VỊTHÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY

HỌ VÀ TÊN: Phương Bảo NgọcMSSV: QHQT50C11478LỚP: XHHĐC – QHQT50.1_LT

Trang 2

CHƯƠNG I: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Trang 3

2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

2 Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của đối tượng nghiên cứu và các đối tượng liên quan

Trang 5

2.3 Sự nhìn nhận của người không sử dụng TLĐT đối với những người

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐTNC: Đối tượng nghiên cứuTLĐT: Thuốc lá điện tử

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thuốc lá điện tử là một chủ đề đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, và một bộ phận giới trẻ hiện nay đang có xu hướng sử dụng nó với tần suất cao Đáng chú ý hơn là, tuy thời gian tồn tại trên thị trường Việt Nam chưa được lâu nhưng sản phẩm này đã và đang được những người trẻ tuổi tại các thành phố lớn tiếp nhận và sử dụng

Tương ứng với độ phổ biến, thuốc lá điện tử đang có tỉ lệ tiêu thụ gia tăng ở các độ tuổi khác nhau, đặc biệt là ở trẻ vị thành niên Theo bản tin ngày 25/12/2022 của VTV24h, dựa trên thống kê kết quả điều tra sử dụng thuốc lá do Qũy phòng chống tác hại của Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện tại 34 tỉnh thành phố thì tỷ lệ hút thuốc lá điện tử tăng báo động từ 0,2% năm 2015 lên mức báo động là 3,6% vào năm 2020, tức là tang gấp 18 lần trong đó nam giới tăng 14 lần từ 0,4% lên 5,6% và nữ giới tăng 10 lần từ 0,1% lên 1% Đáng chú ý, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi từ 13-15 hút thuốc lá điện tử cũng đã tang lên 3,6% thay vì 2,6% năm 2019 Đây là một mức tăng đáng kể so với khoảng cách là 3 năm Ta có thể thấy, TLĐT đã được sử dụng và trở thành thú chơi phổ biến của giới trẻ, và con số đó đang không ngừng ra tăng đặc biệt trong khu vực các thành phố lớn Thị xã Sơn Tây tuy chỉ là một bộ phận và là một cộng đồng nhỏ so với thành phố Hà Nội, nhưng trong khoảng thời gian gần đây làn sóng độc hại mới này đã thay đổi tình trạng học sinh 100% không có tiếp xúc với TLĐT tại nơi này

Như vậy, việc tìm hiểu thực trạng sử dụng TLĐT trong khu vực này nhằm cảnh tỉnh các cơ quan chức năng để đưa ra những biện pháp xử lí kịp thời đồng thời để cung cấp bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách về kiểm soát TLĐT, xây dựng các giải pháp và thực hiện các can thiệp kịp thời để tăng cường sự hiểu biết đúng của học sinh về TLĐT sớm, thông qua đó làm giảm tần suất sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá truyền thống Đây là một cuộc nghiên cứu có quy mô nhỏ, mang tính chất cá nhân nên có thể sẽ

Trang 8

nảy sinh nhiều sai sót Nhưng để đối mặt với sự thay đổi không mang tính chất tích cực của TLĐT, luận văn này hy vọng sẽ được góp phần vào sự cải tạo từ chính những tỉnh thành nhỏ lẻ để có thể thúc đẩy sự thay đổi tới từ những thành phố lớn như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đem đến một cộng đồng học sinh của Việt Nam trở nên có ý thức, khỏe mạnh và văn minh.

CHƯƠNG I: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

1 Nội dung nghiên cứu1.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của trẻ dưới vị thành niên trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

1.2 Khách thể nghiên cứu

Trẻ vị thành niên từ 12 đến 18 tuổi, chia ra hai nhóm độ tuổi như sau:

1 Nhóm thứ nhất, trẻ vị thành niên từ 12 đến 15 tuổi đang học tập và rèn luyện ở bậc

Dưới tình trạng đang gia tăng về việc sử dụng thuốc lá điện tử ở lứa tuổi vị thành niên, khiến cho rất nhiều học sinh gặp nhiều vấn đề ảnh hường về sức khỏe, khả năng học tập cũng như gây nên nhiều mối lo ngại cho xã hội Đề ngăn chặn tình trạng này, đã có những giải pháp được sử dụng, tuy nhiên việc tìm hiểu xu hướng sử dụng thuốc lá điện

2

Trang 9

tử ở trẻ vị thành niên trên địa bàn Sơn Tây cũng là điều cần thiết, để từ đó nhận biết được thực trạng vấn đề, yếu tố tác động đến hành vi, suy nghĩ của đối tượng trẻ vị thành niên.

2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi Người nghiên cứu xây dựng bảng hỏi rồi thực hiện khảo sát với các đối tượng nghiên cứu.

Bên cạnh đó, người nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, sử dụng các bài nghiên cứu từ các tổ chức trong nước và quốc tế làm cơ sở so sánh xu hướng sử dụng TLĐT của trẻ vị thành niên Việt Nam nói chung và Sơn Tây nói riêng Đồng thời, phương pháp thống kê số liệu cũng được kết hợp sử dụng để phân tích tình trạng cụ thể dựa trên kết quả số liệu thu về.

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Bài tiểu luận về đề tài này là công trình nghiên cứu, được tổng hợp một cách cô đọng về những vấn đề cơ bản của thuốc lá điện tử: tính cấp thiết của vấn đề hút thuốc, thực trạng hút thuốc ở trẻ vị thành niên, hậu quả mà chúng gây ra và những biện pháp tạm thời để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc lá điện tử trong môi trường sư phạm tại thị xã Sơn Tây Từ đó kết quả nghiên cứu có thể góp phần phản ánh hiện thực đời sống cũng như tầm quan trọng của việc phải xử lí vấn đề thuốc lá điện tử ở các tỉnh thành khác ở Việt Nam càng sớm càng tốt.

4 Đạo đức nghiên cứu

Trang 10

Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên sự đồng thuận, tự nguyện của đối tượng khảo sát, thông tin cá nhân của các đối tượng khảo sát cũng được bảo mật tuyệt đối Nội dung trong bài đều được ghi rõ nguồn tham khảo, tuân thủ các quy tắc cho một bài tiểu luận Các cơ sở lý luận, kiến thức có trong bài tiểu luận là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, không bịa đặt, xuyên tạc

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ1 Những điều cần biết về thuốc lá điện tử

1.1 Khái niệm thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử (hay Electronic cigarette - hệ thống hóa hơi điện tử cỡ nhỏ) là một thiết bị phân phối khí nicotin điện tử chạy bằng pin giống như thuốc lá truyền thống được thiết kế nhằm mục đích cung cấp liều nicotin qua đường hít bằng dung dịch sau khi được hóa hơi Sản phẩm này mang lại hương vị và cảm giác thích thú tương tự như khi hấp thụ khói thuốc lá truyền thống, trong khi thực tế loại thiết bị này thực chất không sản sinh ra khói trong quá trình đốt cháy.

Thuốc lá điện tử có thể trông giống như thuốc lá điếu, tẩu thuốc hoặc xì gà thông thường Sản phẩm này trên thị trường hiện nay thường có hình dáng nhỏ gọn, dễ cầm, bắt mắt, khiến chúng trở nên hấp dẫn đối với người dùng trẻ tuổi.

1 2 Cấu tạo và thành phần có trong thuốc lá điện tử1.2.1 Cấu tạo

Cấu tạo của thuốc lá điện tử thường có 3 phần chính, bao gồm phần đầu ống, phần thân máy và ống đựng tinh dầu.

Thứ nhất, phần đầu ống hay còn có tên gọi khác là RDA (Rebuildable Dripping Atomizer - Buồng đốt nhỏ giọt) Đây là nơi tinh dầu từ dạng lỏng chuyển sang dạng hơi

4

Trang 11

nhờ vào thiết bị đốt cháy cùng thuộc bộ phận này Đến phần thân máy, ở đây có chứa pin và các bộ phận điều khiển Tùy thuộc vào sở thích và mục đích của người sử dụng, thân máy của thuốc lá điện tử có nhiều mẫu mã khác nhau Cuối cùng là phần ống đựng tinh dầu thuốc lá điện tử (E-Liquid hoặc E-Juice) Phần tinh dầu được chứa ở đây khi được hun nóng ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành một loại hơi trắng bay lên cho người dùng hít vào.

1.2.2 Thành phần

Các thành phần thông thường của dung dịch thuốc lá điện tử là propylene glycol, glycerin, nicotine, nước và chất tạo hương vị - trong đó có hơn 15.500 loại hương vị, nhiều loại trong số đó đều có chất độc làm ảnh hưởng tới cơ thể con người.

Khói của thuốc lá điện tử có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), nicotine, acetaldehyde, acetone, acrolein, formaldehyde và kim loại Nồng độ chì, crom, niken và fomandehit trong khói của một số sản phẩm thuốc lá điện tử có thể cao hơn và bằng thuốc lá điếu truyền thống).

2 Tác hại của thuốc lá điện tử

Vốn dĩ, thuốc lá điện tử được sử dụng nhằm hỗ trợ việc cai thuốc lá truyền thống Trên thực tế, nó lại đem tới nhiều mặt hại hơn là lợi Các thành phần hóa học có trong thuốc lá điện tử có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và sự phát triển của não bộ trẻ vị thành niên và gây nên những bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá điện tử Thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, có thể dẫn đến tổn thương phổi cấp tính, viêm phổi do lipoid, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, viêm phổi thể lỏng và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn Một trong những nghiên cứu đầu tiên ở người liên quan đến TLĐT đã phân tích kết quả từ 9 tình nguyện viên tham gia tiêu thụ thuốc lá điện tử, có hoặc không có thành phần nicotin, trong phòng thông gió trong 2 giờ Các chất ô nhiễm còn tồn tại trong không khí sau đó, oxit nitric (NO) thở ra và thành phần chất chuyển hóa trong nước tiểu đã được phân tích Kết quả của thí nghiệm cấp tính này cho

Trang 12

thấy thuốc lá điện tử không có khí thải và các hạt siêu mịn hình thành từ propylene glycol (PG) đã được phát hiện trong phổi Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự hiện diện của nicotin trong thuốc lá điện tử làm tăng nồng độ NO (Nito monoxide) thải ra từ người sử dụng và gây nên tình trạng viêm đường hô hấp rõ rệt.

Ngoài ra, thuốc lá điện tử làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư do kim loại nặng và các hợp chất carbonyl độc hại có trong khói thuốc Đồng thời, thuốc lá điện tử cũng gây hại tới tim mạch Nó làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng nội mô liên quan đến bệnh tim mạch Thuốc lá điện tử kém chất lượng có khả năng dẫn đến cháy nổ pin nếu sơ suất trong lúc sạc gây tổn thương đến người và tài sản Thuốc lá điện tử cũng làm tăng nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội do sử dụng ma túy và các chất gây nghiện đồng thời với thuốc lá điện tử Điều này còn kéo theo những gánh nặng về mặt kinh tế đến với gia đình và người thân khi cần phải tiêu tốn một lượng chi phí không nhỏ để chữa trị.

3 Thực trạng

Cuối năm 2019, một đợt bùng phát bệnh phổi liên quan đến sử dụng sản phẩm thuốc lá điện tử (còn gọi là EVALI – một dạng chấn thương phổi gây nên bởi TLĐT) đã được xác định ở Hoa Kỳ Mặc dù (các) nguyên nhân chính xác của EVALI vẫn chưa được xác định tính đến ngày chình thức công bố đợt dịch, nhưng dịch bệnh này có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng các sản phẩm vaping tetrahydrocannabinol (THC) có chứa vitamin E acetate (một chất cắt) Tại Trung Quốc, bởi vì lượng tiêu thụ gia tăng đột biến trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid – 19 vẫn đang hoành hành, Trung Quốc đã cấm bán hàng trực tuyến mặt hàng này cũng bắt đầu từ năm 2019, trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về rủi ro sức khỏe, an toàn khi sử dụng sản phẩm Trước đó, chính phủ Trung Quốc đồng thời cũng đưa ra các quy định chặt chẽ để bảo vệ

6

Trang 13

thế hệ trẻ bao gồm việc cấm bán thuốc lá điện tử cho trẻ vị thành niên, quy định này được ban hành trong năm 2018.

So với thế giới, tình trạng hút TLĐT tại Việt Nam cũng trở nên đáng báo động Theo điều tra của Tổ chức Y tế Toàn cầu(WHO) năm 2019, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở nhóm học sinh tuổi từ 13-17 tại Việt Nam là 2,6% Thực trạng hút thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên Việt Nam đang tăng cao, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ tạo ra dịch bệnh kép khi gia tăng lượng người hút thuốc mới trong khi người hút thuốc lá truyền thống vẫn không giảm.

Nghiên cứu trên cũng đã thực sự khẳng định tính nghiêm trọng của vấn đề khi tiếp theo đó, điều tra của Bộ Y Tế nước ta cho biết, tình hình sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi 13-15 vào năm 2022 là 3,5%, so với năm 2019 là 2,6% Những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong việc giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong gần 10 năm qua có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử đang nhắm vào giới trẻ Đặc biệt, xu hướng sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng ở nhóm tuổi 15 - 24 (chiếm 7,3%) so với các nhóm 25 - 44 tuổi (chiếm 3,2%) và nhóm 45 - 64 tuổi (chiếm 1,4%) Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, tại Việt Nam, 3 năm trở lại đây, số lượng người sử dụng thuốc lá điện tử đang gia tăng

Theo kết quả nghiên cứu về các hành vi nguy cơ đối với sức khỏe học sinh THCS và THPT tại Hà Nội do Viện Chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) thực hiện năm 2020, tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá điện tử ở các lớp từ 8-9 là 8,35%, ở học sinh lớp 10-12 là 12,6% Từ đầu năm 2023 đến nay, kết quả xét nghiệm các mẫu thuốc lá điện tử mà bệnh nhân bị ngộ độc có mang đến Trung tâm Chống độc trong quá trình cấp cứu, điều trị, đã phát hiện tới 13 mẫu có thành phần ma túy, chất cần sa tổng hợp, trong đó có những loại ma túy thế hệ mới Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể làm tăng nguy cơ sử dụng ma túy, uống rượu và dùng sai thuốc chữa bệnh [6]

Trang 14

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu.

Qua bảng 2.1, ta có thể thấy phần lớn những người hứng thú đến vấn đề này và muốn tiếp cận là nữ, chiếm đến ½ tổng số người tham gia khảo sát Trong số các đối tượng nghiên cứu, chủ yếu là học sinh trong độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, chiếm tới 62,2 % gần như gấp đôi so với nhóm tuổi cụ thể còn lại.

2 Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của đối tượng nghiên cứu và các đối tượng

Trang 15

Biểu đồ 2.2: Nhận thức của ĐTNC về tác hại của thuốc lá điện tử (n=156)

Dựa vào biểu đồ 2.2, hầu hết học sinh đã có một cái nhìn khái quát về tác hại của TLĐT, chỉ 10% trong số đó là chưa được phổ biến thông tin về vấn đề này.

2.2 Tình trạng sử dụng của đối tượng nghiên cứu

Để đào sâu hơn vào thực trạng sử dụng, người nghiên cứu tiếp tục đưa ra câu hỏi liên quan đến việc tiêu thụ TLĐT từ chính những người thừa nhận đã từng dùng qua và tiếp tục thu về những số liệu tiếp theo đây:

Trang 16

Biểu đồ 2.3: Tình trạng hút thuốc của ĐTNC (n=156)

Theo biểu đồ 3.2, phần lớn những đối tượng được khảo sát không sử dụng thuốc lá điện

Vì cho rằng hút thuốc lá điện tử có thể giúp cai nghiện

thuốc lá truyền thống và không gây hại 50,3

10

Trang 17

Bảng 2.4: Lý do hút thuốc lá điện tử của ĐTNC (n=156)

Từ bảng 2.4, ta có thể nhận thấy đối với các học sinh tham gia nghiên cứu, những lý do được cho là có tác động lớn nhất để hình thành nên thói quen sử dụng TLĐT là: do bạn bè rủ rê (86,6%); do tò mò, muốn trải nghiệm cảm giác mới (83,1%); hút để giải tỏa căng thẳng (70,9%) và vì cho rằng thuốc lá điện tử giúp cai thuốc lá điếu và không chứa độc tố gây hại (50,3%) Ngoài ra, có 2,4% trong tổng số ĐTNC cung cấp thêm một vài nguyên do là để thể hiện bản thân trên nền tảng MXH hoặc để trở thành “một phần” của

Trang 18

lá trong tương lai Không 7 16,7

Bảng 2.5: Thực trạng hút thuốc lá điện tử của ĐTNC có sử dụng (n=42)

Theo bảng 3.3, đối với 42 đối tượng được khảo sát còn sử dụng thuốc lá điện tử, thời gian sử dụng thuốc lá điện tử của hơn nửa số lượng ĐTNC chưa được đến 6 tháng Trong số 18 người còn lại, có 6 người đã sử dụng thuốc lá trong vòng hơn 1 hoặc 2 năm Ngoài ra, phần lớn các em đều sử dụng chưa tới 1 tháng cho một bình 30 ml (61,9%) Địa điểm được ưu tiên hút thuốc lá điện tử là ở những nơi công cộng như công viên, quán cà phê, quán nước, quán net (47,7%) Chỉ có ¼ những ĐTNC là tiết lộ việc có sử dụng TLĐT cho người thân Tuy nhiên, một điều đáng mừng là hầu hết các em đều có ý thức về tác hại trong việc sử dụng, đã có 35 em tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn ngưng thuốc trong tương lai.

2.3 Sự nhìn nhận của người không sử dụng TLĐT đối với những người có sử dụng

Nghiên cứu tiếp tục mở rộng đến cái nhìn của những người không sử dụng đối với thành

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w