MỤC LỤCCâu 1: Hãy sử dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy để phân tích các vấn đề rút ra được sau khi học môn Tư duy hệ thống...1Câu 2: Hãy lựa chọn một ví dụ về một vấn đề/ một tình huống
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ
-
-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MÔN HỌC: TƯ DUY HỆ THỐNG
GVHD: ThS Diệp Phương Chi
Nhóm: ENERGY
SVTH:
1 Trần Tiến Dũng 20124117
2 Lê Thị Mỹ Linh 20124374
3 Phạm Ánh Linh 20124110
4 Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc 20124390
5 Đoàn Đỗ Hồng Ngọc 20124388
6 Võ Thị Phương Thảo 20124086
7 Phạm Thị Thùy Trang 20124425
Mã lớp học phần: SYTH220491
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _
Điểm:
Kí tên
ThS Diệp Phương Chi
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật đã đưa bộ môn Tư duy hệ thống vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn, cô Diệp Phương Chi - chính cô là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của cô, chúng em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá
trình học tập, làm việc sau này của chúng em.
Bài tiểu luận cuối kì này chúng em đã thực hiện trong hơn 1 tuần Chúng em đã
cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để hoàn thành bài tiểu luận Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong sự góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện
hơn.
Chúng em xin chân thành cám ơn!
Trang 4MỤC LỤC Câu 1: Hãy sử dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy để phân tích các vấn
đề rút ra được sau khi học môn Tư duy hệ thống 1
Câu 2: Hãy lựa chọn một ví dụ về một vấn đề/ một tình huống trong thực tiễn cuộc sống để phân tích sự giải quyết vấn đề này theo hai hướng tư duy cơ giới và tư duy hệ thống 5
Câu 3: Hãy vận dụng các phương pháp tư duy sáng tạo để cải tiến một sản phẩm kỹ thuật hoặc một vật dụng tự chọn theo quan điểm tư duy hệ thống 7
3.1 Lý do lựa chọn: 7
3.2 Nguyên lí vận hành 9
3.3 Các phần tử và chức năng của các phần tử 9
3.4 Ưu điểm và nhược điểm: 9
NHẬN XÉT: 11
Trang 5Câu 1: Hãy sử dụng phương pháp 6 chiếc mũ tư duy để phân tích các vấn
đề rút ra được sau khi học môn Tư duy hệ thống.
Trải qua 15 tuần học môn Tư duy hệ thống, nhóm Energy đã phân tích, đánh giá các vấn đề phát sinh trước, trong và sau khi học qua phương pháp 6 chiếc mũ tư duy như sau:
Chiếc mũ màu trắng (Suy nghĩ trung lập, khách quan):
- Cô đã cung cấp cho cả lớp đầy đủ và chi tiết nội
dung, các kiến thức liên quan đến môn học
- Lí thuyết đi đôi với thực hành: thông qua các bài tập
áp dụng vào thực tế, đa phần các nhóm đã vận dụng
được và đưa ra những giải pháp, những sản phẩm
cải tiến
Chiếc mũ màu đỏ (Suy nghĩ cảm xúc, tình cảm):
- Trước khi bắt đầu học môn Tư duy hệ thống,
Energy rất háo hức, mong chờ và tò mò về môn học rất nhiều
- Trong quá trình học môn Tư duy hệ thống, nhóm
Energy có chút lo ngại vì các thành viên trong nhóm đều học khoa kinh tế, nên cảm thấy hơi khó hiểu và khó thực hiện khi những nhóm khác trình bày bài tập hoặc kiến thức liên quan đến kĩ thuật
- Trong những tiết học, Energy cảm thấy cô giảng bài rất nhiệt tình; các bạn
trong lớp rất thân thiện, chau chuốt bài tập về nhà của nhóm
- Bên cạnh đó, Energy cảm thấy khá buồn và tiếc nuối vì không còn được
gặp cô và các bạn qua các tiết học trong môn học này nữa Ngoài ra, Energy có chút thất vọng vì đôi khi đã không nghiêm túc học và chưa thật
sự vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài tập
Chiếc mũ màu đen (Suy nghĩ đánh giá các hạn chế):
1
Trang 6- Với lớp Tư duy hệ thống chiều thứ 7 khá đông sinh viên, chỗ ngồi nhiều
lúc không đủ Thời gian học trực tiếp với cô khá ít, nhiều buổi học bị gián đoạn vì hết thời gian
- Trang thiết bị của trường (hệ thống tivi, dây nối với
laptop của sinh viên, …) nhiều lần bị trục trặc, ảnh
hưởng đến bài thuyết trình của sinh viên, ảnh hưởng
đến bài giảng của cô, làm mất thời gian
- Một bộ phận các bạn sinh viên đi học không tập
trung học, ngủ trong lớp, nói chuyện riêng, … ảnh hưởng đến tinh thần học tập của các bạn còn lại cũng như ảnh hưởng đến quá trình giảng bài của cô
- Lớp học có rất nhiều sinh viên đến từ các ngành khác nhau nên khi thuyết
trình về một đề tài mang tính chuyên môn của nhóm ấy, các bạn học những ngành, chuyên ngành khác sẽ cảm thấy khó hiểu và chán
- Việc áp dụng Tư duy hệ thống vào cuộc sống cũng gặp nhiều trở ngại: lí
thuyết khá trừu tượng, đòi hỏi chúng ta phải hiểu thật rõ ràng
Chiếc mũ màu vàng (Suy nghĩ đánh giá các ưu
điểm):
- Các bạn sinh viên đến từ nhiều ngành học khác
nhau, thông qua các bài tập nhóm cũng như các sản phẩm, những bài thuyết trình về kiến thức trong ngành học đặc thù riêng giúp cho lớp học thú vị hơn, các bạn trong lớp có cơ hội tìm hiểu về những lĩnh vực khác
- Trong quá trình học, được làm việc nhóm và thực hành các bài tập đã rèn
luyện, trau dồi thêm cho các thành viên trong Energy nói riêng và các bạn trong lớp nói chung khả năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, … củng cố, tạo dựng được sự tự tin
- Được vận dụng kiến thức vào thực tế, được cô trực tiếp nhận xét, sửa
chữa giúp sinh viên hiểu bài một cách tường tận
2
Trang 7- Áp dụng các phương pháp tư duy sáng tạo vào việc học: hệ thống hóa
kiến thức; giúp ghi nhớ sâu, lâu; giải quyết các bài tập, lượng kiến thức nhanh, đạt hiệu quả cao, …
- Sau khi học môn tư duy hệ thống, sinh viên tăng được khả năng tư duy
logic (nhận diện được các vấn đề theo chiều sâu, theo nhiều phương pháp
tư duy, …)
- Việc áp dụng được phương pháp luận Tư duy hệ thống vào cuộc sống
giúp chúng ta đưa ra được phương pháp giải quyết tối ưu toàn diện vấn đề với tầm nhìn rộng
Chiếc mũ màu xanh lá cây (Suy nghĩ sáng tạo):
Từ những suy nghĩ cẩn trọng của chiếc mũ màu
đen, đối với lớp Tư duy hệ thống chiều thứ 7:
- Nhà trường nên phân bổ lượng sinh viên trong một
lớp học, phòng học, thời lượng học một cách hợp
lí; trang thiết bị phục vụ học tập phải được đảm bảm hoạt động tốt
- Các bạn sinh viên nên có thái độ học tập tích cực, cố gắng tiếp thu những
kiến thức mới và vượt qua rào cản, vùng kiến thức an toàn của bản thân
Đối với việc áp dụng phương pháp luận Tư duy hệ thống vào cuộc sống, việc học cũng như chuyên môn:
- Người học phải nắm chắc được những khái niệm, những kiến thức cơ bản
cần thiết về phương pháp luận Tư duy hệ thống
- Thường xuyên sử dụng lối tư duy theo Tư duy hệ thống để hình thành thói
quen nghĩ sâu, tìm hiểu gốc rễ vấn đề Từ đó đưa ra hướng giải quyết tối ưu
- Vận dụng sự sáng tạo của mỗi cá nhân, từ đó cá nhân hóa các phương
pháp tư duy hệ thống để các phương pháp ấy thân thiện hơn với mỗi người
Chiếc mũ màu xanh dương (Suy nghĩ để điều
khiển, sắp xếp, tổ chức):
3
Trang 8- Tư duy hệ thống là môn học rất hay và bổ ích Nhóm Energy đang và sẽ
áp dụng các phương pháp tư duy cũng như phương pháp luận tư duy hệ thống đã được học vào việc học, trong cuộc sống và xa hơn là đi làm
- Chia sẻ, giới thiệu với các bạn khác về môn Tư duy hệ thống và các kiến
thức mà mình đã được học
- Sau khi học xong môn Tư duy hệ thống, Energy đã hệ thống kiến thức ở
sơ đồ sau:
Câu 2 Hãy lựa chọn một ví dụ về một vấn đề/ một tình huống trong thực : tiễn cuộc sống để phân tích sự giải quyết vấn đề này theo hai hướng tư duy
cơ giới và tư duy hệ thống.
- Ví dụ: Việc học tập hiện nay của sinh viên
Nhóm Energy sau hai kì học tại trường đại học Sư phạm Kĩ thuật (môi trường khá khác so với các cấp dưới) nhận thấy cách học tập của sinh viên
4
Trang 9cũng được chia thành hai nhóm: nhóm sinh viên theo tư duy cơ giới và nhóm sinh viên theo tư duy hệ thống
Theo tư duy cơ giới Theo tư duy hệ thống
Tập trung vào điểm số, không
quan tâm đến kiến thức (sinh viên
ở nhóm này học theo lối đối phó;
chỉ học khi gần kiểm tra, gần thi
hay “học tủ”)
Khi thực hiện bài tập, tiếp thu kiến
thức mới, sinh viên lười suy nghĩ,
lười tìm tòi, luôn theo khuôn mẫu
(sinh viên chỉ học theo những kiến
thức mà giảng viên cung cấp hay
trong giáo trình; làm tiểu luận, làm
dự án thì sao chép ý tưởng trên
mạng; một bộ phận khác luôn nhờ
vào bạn bè “gánh” qua môn,
không “động tay động chân” góp
ý, tham gia làm bài)
Chọn giảng viên dạy dễ, chọn môn
tự chọn dễ nhất trong các môn tự
chọn (một minh chứng cho việc
này là trên group “Thắc mắc học
tập- UTE” luôn xôn xao mỗi khi
đến thời gian đăng kí môn học,
những câu hỏi “Học ai để dễ qua
môn này ạ? Học ai để dễ có điểm
quá trình cao ạ? Thời khóa biểu
Có kế hoạch học tập theo từng giai đoạn, xác định rõ ràng mục tiêu cũng như mục đích học tập của bản thân (sinh viên không ngừng nỗ lực học tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tối ưu hóa thời gian, phát triển bản thân)
Vận dụng các phương pháp tư duy sáng tạo như sơ đồ tư duy, biểu đồ nhân quả, phương pháp 5W và 1H,
… vào việc học (sử dụng thành thạo các phương pháp tư duy sáng tạo để hệ thống hóa kiến thức, tiết kiệm thời gian, đem lại hiệu quả cao trong học tập)
Khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của bản thân người sinh viên đó (Tham gia các câu lạc
bộ, đội nhóm, đoàn khoa nhằm phát triển bản thân, xây dựng mối quan hệ với các anh chị, bạn bè đồng trang lứa; trong lớp tích cực học tập, xung phong làm leader, trưởng nhóm, … Trải qua những 5
Trang 10này của em có nên đổi thầy cô nào
không ạ? ”)
Ham chơi hơn ham học (điểm hình
là sinh viên thường cúp học, có
điểm danh mới đi học hay điểm
danh xong “lẻn” ra ngoài lớp)
Nhóm sinh viên này “hờ hững”
với việc học, học để đối phó,
học theo cảm tính, không suy
nghĩ đến tương lai, học vì
điểm
ngày tháng sinh viên nhiều kỉ niệm)
Có động lực học mạnh mẽ (học vì tương lai, vì khao khát muốn được học; học vì không muốn phụ lòng gia đình, …)
“Khổ trước sướng sau” (sinh viên thường tích cực tìm tòi, làm thêm nhiều công việc liên quan đến chuyên ngành nhằm tích lũy kiến thức, chau chuốt kĩ năng mềm, thành thạo tin học ngoại ngữ)
Sinh viên ở nhóm theo tư duy
hệ thống có cái nhìn sâu rộng, thông minh, sáng tạo
Câu 3: Hãy vận dụng các phương pháp tư duy sáng tạo để cải tiến một sản phẩm kỹ thuật hoặc một vật dụng tự chọn theo quan điểm tư duy hệ thống.
Tên sản phẩm lựa chọn : Đèn ngủ cắm ổ
Cải tạo : Đèn ngủ cắm ổ có trang bị pin sạc
3.1 Lý do lựa chọn:
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại đèn ngủ khác nhau như đèn treo tường, đèn để đầu giường, đèn cắm trực tiếp lên ổ điện, … Nhưng với lợi thế nhỏ gọn, dễ dàng thay thế, sữa chữa khi hỏng hóc và có thể phù hợp với nhiều vị trí khác nhau nên đèn ngủ cắm ổ điện được người tiêu dùng sử dụng ngày càng nhiều Tuy nhiên, công năng của loại đèn này còn hạn chế, phù hợp nơi có nguồn điện ổn định, thường xuyên Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
6
Trang 11người tiêu dùng, hiện nay đèn ngủ cắm ổ điện có kiểu dáng đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi, màu sắc phong phú, …
Với mục đích đem đến người sử dụng một sản phẩm tối ưu, đa chức năng, chúng em đã nghĩ ra ý tưởng trang bị thêm bộ pin sạc cho đèn để người dùng có thể tiếp cận sản phẩm trong những điều kiện khác nhau và khi bóng hư có thể dễ dàng thay bóng
Khi mất điện, rơle chuyển từ nguồn điện sang nguồn pin, sau khi có điện trở lại, đèn sẽ chuyển sang chế độ sạc pin, khi pin đầy, sẽ tự động ngắt sạc Ngoài ra người dùng có thể rút đèn ra khỏi ổ điện, di chuyển đèn để sử dụng phát sáng cho những hoạt động khác như ăn uống, vệ sinh, …
Sơ đồ minh họa đèn ngủ cắm ổ điện có trang bị pin sạc
7
Trang 12Phương hướng cải tạo đèn ngủ cắm ổ là: biến đèn ngủ cắm ổ thành đèn ngủ cắm ổ có thêm pin sạc bằng đèn led, khi cúp điện có thể dùng pin để sử dụng chiếu sáng
Phần vỏ nhựa bao bọc bên ngoài bóng đèn rất quan trọng, nó không chỉ bảo vệ đèn mà còn giúp phân tán ánh sáng ra ngoài
Chúng ta chỉ sử dụng đèn khi ngủ, những lúc không dùng đến chúng ta phải tắt
đi Việc rút và cắm đèn vào ổ điện hằng ngày rất nguy hiểm và tốn sức, để vừa
có thể tiết kiệm điện vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cần phải lắp một công tắt điều khiển việc đóng mở đèn
Khi cúp điện ta có thể dùng pin để cung cấp điện cho đèn, ta nên dùng pin
có thể sạc lại là pin Li-ion 12V - 6000mAh 18650 để bảo vệ môi trường
Để đèn led sáng bình thường ta sử dụng bộ chuyển nguồn để chuyển nguồn điện 220V sang 12V, khi mất điện relay chuyển qua sử dụng nguồn pin 12V Jack nguồn nằm giữa nguồn điện là pin và bộ chuyển nguồn, đưa điện 220V đến
bộ chuyển nguồn để biến nguồn điện 12V cung cấp cho đèn
3.2 Nguyên lí vận hành
Nguyên lí hoạt động của bóng đèn: khi có dòng diện chạy qua, công tắc đóng lại, dòng điện truyền tải đến bóng led làm cho led sáng
Nguyên lý vận hành: khi cấp điện 220V AC, mạch chuyển nguồn biến dòng điện 220V AC thành dòng điện 12V DC (điện 1 chiều), khi đó công tắc đóng lại làm cho dòng điện chạy qua công tắc đi theo đường dây dẫn truyền tải điện năng đến
8
Trang 13bóng led làm cho bóng led phát sáng, ngược lại công tắc mở, nguồn điện bị ngắt làm bóng đèn ngừng phát sáng
3.3 Các phần tử và chức năng của các phần tử
Pin: cung cấp nguồn điện khi cúp điện
Jack nguồn: kết nối với dòng điện đầu vào (Input)
Mạch chuyển nguồn: chuyển dòng 220V sang 12V
Công tắc: đóng ngắt mạch điện
Bóng đèn led: chiếu sáng
Thân nhựa: làm cố định, bảo vệ các phần tử được đặt phía bên trong thân
Nắm nhựa trong suốt: bảo vệ bóng đèn chữ u, phân tán ánh sáng ra bên ngoài
Tính trội của đèn: giúp cho không gian của chúng ta trở nên hiện đại và thân thiện hơn, ánh sáng dịu nhẹ giúp cho không gian ngủ thêm lung linh, tiết kiệm điện, an toàn khi sử dụng, khi mất điện đèn có thể chuyển qua chế độ dùng bằng pin để thắp sáng, kích thước nhỏ gọn tiện dụng cho mọi không gian
3.4 Ưu điểm và nhược điểm:
Ưu điểm:
Phù hợp với nhiều vị trí, không gian khác
nhau
Thuận tiện di chuyển mọi nơi trong nhà
9
Trang 14 Khi có sự cố cúp điện, có thể rút ra khỏi ổ cắm để phát sáng trong không gian cần thiết
Giá thành dễ tiếp cận so với các loại đèn ngủ để bàn, đèn treo tường, …
Dễ dàng sử dụng, chất liệu an toàn cho trẻ em
Nhược điểm:
Cần có vị trí để bố trí pin, bộ sạc trong đèn
Thời gian sáng còn phụ thuộc vào pin dự trữ
10