Tiểu luận cuối kì văn hóa doanh nghiệp khảo sát văn hóa doanh nghiệp công ty du lịch vietravel

52 14 0
Tiểu luận cuối kì văn hóa doanh nghiệp khảo sát văn hóa doanh nghiệp công ty du lịch vietravel

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc hội nhập quốc tế bêncạnh sự giao thoa các nguồn lực phát triển còn có sự du nhập của các nền vănhóa khác nhau, ảnh hưởng đến phong cách và thái độ làm việc của doanh nghiệp.Song son

lOMoARcPSD|38895030 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH - o0o - TIỂU LUẬN CUỐI KÌ Môn: Văn hóa doanh nghiệp KHẢO SÁT VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÔNG TY DU LỊCH VIETRAVEL Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: TS Phạm Thị Thúy Nguyệt 1 Huỳnh Bích Vân 2 Nguyễn Xuân Hoàng 3 Nguyễn Minh Tâm Lớp: CHDL1 Khóa: 2022-2024 Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 12/2022 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Bài tập cuối kỳ Văn hóa doanh nghiệp ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH - o0o - TIỂU LUẬN CUỐI KÌ Môn: Văn hóa doanh nghiệp KHẢO SÁT VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CÔNG TY DU LỊCH VIETRAVEL Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: TS Phạm Thị Thúy Nguyệt 4 Huỳnh Bích Vân 5 Nguyễn Xuân Hoàng 6 Nguyễn Minh Tâm Lớp: CHDL1 Khóa: 2022-2024 Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 12/2022 CHDLK1 - ĐHKHXH&NV 1 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Bài tập cuối kỳ Văn hóa doanh nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 1 Tính cấp thiết của đề tài 3 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 4 Những đóng góp của đề tài 4 5 Kết cấu đề tài 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 1.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 6 1.2 Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp 6 1.2.1 Các sản phẩm nhân tạo 7 1.2.2 Những giá trị được tán đồng 9 1.2.3 Các quan điểm cơ bản (giá trị ngầm định) .9 1.3 Các mô hình văn hóa doanh nghiệp 11 1.4 Mô hình DOCS (Dension Organizational Culture Survey) .16 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIETRAVEL .18 2.1 Lịch sử hình thành 18 2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 19 2.3 Các sản phẩm và dịch vụ của công ty Vietravel 21 2.4 Ý nghĩa thương hiệu Vietravel 24 2.5 Tầm nhìn – Sứ mệnh – triết lý kinh doanh 25 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1 Phương pháp nghiên cứu 27 3.1.1 Khung lý thuyết và lựa chọn mô hình nghiên cứu 27 3.1.2 Nguồn dữ liệu .27 3.1.3 Phương pháp thu nhập và xử lý dữ liệu 28 3.1.4 Thiết kế nghiên cứu 29 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT 30 4.1 Kết quả khảo sát 30 4.2 Thảo luận 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 CHDLK1 - ĐHKHXH&NV 2 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Bài tập cuối kỳ Văn hóa doanh nghiệp LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày 07/11/2006 đánh dấu cột mốc hành trình đổi mới và hội nhập của Việt Nam tiến gần hơn với thế giới, việc hội nhập quốc tế là bước tiến mạnh mẽ đầy cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức Việc hội nhập quốc tế bên cạnh sự giao thoa các nguồn lực phát triển còn có sự du nhập của các nền văn hóa khác nhau, ảnh hưởng đến phong cách và thái độ làm việc của doanh nghiệp Song song với việc phát triển chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì vai trò định hình bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp được đề cao chú trọng bởi lẽ văn hóa doanh nghiệp được xem là yếu tố khác biệt, là nền tảng của sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp Tại Việt Nam, vai trò của văn hóa doanh nghiệp được quan tâm chú trọng từ rất sớm , cụ thể trong bức thư Hồ Chủ tịch gửi cho giới Công thương Việt Nam (13/10/1945) “ Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thuơng phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng” là cơ sở cho Nhà nước quyết định lấy ngày 13 tháng 10 hằng năm làm ngày Doanh nhân Việt Nam với mục tiêu đề cao đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa đang phát triển nhanh chóng đi đôi với sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp, đặc biệt phải kể đến sự đóng góp của các công ty du lịch đã góp phần trong việc nâng tầm vị thế của đất nước, cụ thể năm 2019 Việt Nam được vinh danh “Điểm đến hàng đầu Châu Á”, “Điểm đến văn hóa hàng đầu Châu Á” và gần đây nhất tối 11/11/2022 trong khuôn khổ lễ trao giải Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards ) Việt Nam vinh hạnh đón nhận danh hiệu “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới” Sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú Việt Nam đang dần trở thành điểm đến ưu chuộng của du khách nhờ vào sự nỗ lực không ngừng mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho du khách của những doanh nghiệp du lịch Và Vietravel là một trong những doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam, bên cạnh việc xây dựng mạng lưới chi nhánh trải rộng khắp trong nước và quốc tế Vietravel còn là lá cờ đầu của ngành du lịch khi luôn tìm những CHDLK1 - ĐHKHXH&NV 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Bài tập cuối kỳ Văn hóa doanh nghiệp hướng đi phát triển sáng tạo hợp thời và quan trọng là đem những trải nghiệm tốt nhất đến với du khách Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, sứ mệnh hàng đầu của Vietravel là phát triển du lịch Việt Nam song hành với mục tiêu phát triển doanh nghiệp, để thực hiện được sứ mệnh cũng như mục tiêu phát triển vững mạnh trong nền kinh tế thị trường thì yếu tố văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò như công cụ quản lý hiện đại giúp doanh nghiệp xây dựng bản sắc riêng, hình thành thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh Nhóm tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ Khảo sát văn hóa doanh nghiệp Công ty du lịch Vietravel” để hiểu thêm về thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Vietravel từ đó nêu ra những đề xuất giải pháp phù hợp với nền kinh tế hội nhập 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp hiện tại của Vietravel từ đó đưa các đề xuất, giải pháp phù hợp Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhóm tác giả cần thực hiện các nhiệm vụ sau:  Tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp  Khảo sát, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Vietravel Đưa ra các đề xuất giải pháp phù hợp dựa trên thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Vietravel 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Vietravel tại các chi nhánh Phạm vi nghiên cứu:  Không gian: Trụ sở chính Vietravel, 190 Pasteur phường Võ Thị Sáu Quận 3, Tp HCM  Thời gian: 16/12/2022 – 23/12/2022 4 Những đóng góp của đề tài CHDLK1 - ĐHKHXH&NV 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Bài tập cuối kỳ Văn hóa doanh nghiệp  Đóng góp về mặt lý thuyết: Hệ thống hóa cơ sở lý luận của văn hóa doanh nghiệp thông qua việc phân tích mô hình 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp của Edgar Schein Từ đó tiến hành khảo sát, phỏng vấn, nhận diện văn hóa doanh nghiệp của Vietravel thông qua các tiêu chí khảo sát dựa trên cơ sở lý luận và mô hình Denison  Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp cho Ban lãnh đạo cũng như tập thể nhân viên Vietravel có cái nhìn khách quan trong việc nhận diện tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong hiệu suất làm việc, chiến lược kinh doanh, phát triển lâu dài cũng như hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng  Hạn chế của đề tài Vietravel là tập đoàn đa ngành với nhiều chi nhánh mở rộng , tuy nhiên đề tài tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực lữ hành là chính, việc khảo sát trực tuyến kết hợp phỏng vấn sâu tại trụ sở doanh nghiệp giúp đề tài có cái nhìn toàn diện hơn về văn hóa doanh nghiệp của Vietravel Đây cũng là hạn chế của đề tài vì phạm vi nghiên cứu rải rác ở nhiều khu vực nên việc thu nhập mẫu dữ liệu chỉ dựa trên một số cá nhân tiêu biểu tại doanh nghiệp 5 Kết cấu đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp Chương 2: Giới thiệu văn hóa doanh nghiệp Công ty du lịch Vietravel Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả khảo sát Chương 5: Kết luận CHDLK1 - ĐHKHXH&NV 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Bài tập cuối kỳ Văn hóa doanh nghiệp CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp Hiện nay có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp khác nhau: Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” [2] Đối với Nguyễn Mạnh Quân thì: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên” [3] Theo Edgar Schein: “Văn hóa của một nhóm người có thể được định nghĩa là các tri thức đã học được, được cả nhóm tích lũy và chia sẻ (accumulated shared learning) trong quá trình xử lý các vấn đề liên quan đến việc điều chỉnh cho phù hợp với ngoại cảnh, và hội nhập ở trong nội bộ Các tri thức đó đã phát huy hiệu quả đủ tốt để cả nhóm đánh giá là phù hợp và, do đó, được dạy lại cho các thành viên mới như một cách thức đúng đắn để tiếp nhận, tư duy, cảm nhận và hành xử đối với các vấn đề nêu trên đó” [5] Dương Thị Liễu cho rằng: “Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp” [1] Từ những quan điểm khác nhau về khái niệm văn hóa doanh nghiệp đã nêu trên, có thể rút kết được một khái niệm chung qua những điểm cốt lõi như sau: Văn hóa doanh nghiệp là niềm tin, quan niệm, tập quán truyền thống được chia sẻ, chi phối hành động để thực hiện các mục tiêu chung của doanh nghiệp 1.2 Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp Trong cuốn sách văn hóa doanh nghiệp và sự lãnh đạo của tác giả Edgar Schein, ông cho rằng cấu trúc văn hóa doanh nghiệp có 3 lớp yếu tố bao gồm: CHDLK1 - ĐHKHXH&NV 6 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Bài tập cuối kỳ Văn hóa doanh nghiệp các tạo tác, niềm tin và các quan điểm cơ bản Tuy những yếu tố này có sự hữu hình và vô hình khác nhau nhưng tất cả đều thể hiện các đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp và giúp lan truyền văn hóa này đến các thành viên trong tổ chức, doanh nghiệp Như vây, cấu trúc văn hóa doanh nghiệp được chia thành 3 nhóm yếu tố như sau: Mô Hình Ba Cấp Độ Của Văn Hóa 1 Các tạo tác (artifact)  Những cấu trúc và quá trình có thể nhìn thấy và cảm thấy  Những hành vi có thể quan sát  Đặc điểm: Khó giải mã 2 Các niềm tin và giá trị tuân theo (espoused beliefs and values – EBV)  Lý tưởng, mục đích, giá trị, khát vọng  Hệ tư tưởng  Các lý giải (rationalization)  Đặc điểm: Có thể tương thích hoặc không tương thích với các hành vi và các artifact khác (hành động không tương thích với tuyên bố) 3 Các ngầm định cơ bản (basic underlying assumptions)  Bao gồm: Các giá trị và niềm tin vô thức hiển nhiên đúng, không tranh cãi  Đặc điểm: quyết định hành vi, nhận thức (perception), suy nghĩ và cảm xúc 1.2.1 Các sản phẩm nhân tạo Các sản phẩm nhân tạo hay còn gọi là các giá trị hữu hình được thể hiện rõ ràng ra bên ngoài doanh nghiệp mà khi đó khách hàng có thể thông qua để nhận diện tổng quan môi trường vật chất cũng như văn hóa của doanh nghiệp đó Các sản phẩm nhân tạo này bao gồm những sản phẩm có thể nhìn thấy được của nhóm, bao gồm kiến trúc, ngôn ngữ, công nghệ, sản phẩm, các tác phẩm nghệ thuật, phong cách được thể hiện qua trang phục, cách nói chuyện, cách thể hiện cảm xúc, những truyền thuyết và câu chuyện họ kể về tổ chức của họ, danh mục các giá trị được công bố (ví dụ danh sách Giá trị cốt lõi của tổ chức), các nghi lễ có thể quan sát (Edgar Schein,2010) CHDLK1 - ĐHKHXH&NV 7 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Bài tập cuối kỳ Văn hóa doanh nghiệp Đầu tiên, Kiến trúc xây dựng đặc trưng và diện mạo nhận diện doanh nghiệp Đây được xem là bộ mặt bên ngoài cũng là điểm đặc trưng để nhận diện doanh nghiệp khi được nhắc đến Các doanh nghiệp mang những nét đặc trưng về kiến trúc, màu sắc gây ấn tượng mạnh mẽ thường tạo dựng được uy tín và sự chuyên nghiệp từ đó dễ dàng thu hút được đối tác, khách hàng,…Bên cạnh đó, kiến trúc ngoại thất có thể có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi con người về phương diện cách thức giao tiếp, phản ứng và thực hiện công việc (PGS TS Nguyễn Mạnh Quân, 2012) Vì vậy trên thực tế cấu trúc và diện mạo có ảnh hưởng lớn đến tâm lý ứng tuyển và tạo ra động lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp đó Thứ hai, lễ kỉ niệm, các nghi lễ truyền thống và hoạt động văn hóa Đây là những hoạt động đã được hình thành và đưa vào hoạt động có chuẩn bị từ trước của doanh nghiệp Mỗi công ty sẽ có những phong tục, lễ nghi truyền thống khác nhau Những điều này giúp tạo ra bản sắc văn hóa riêng, thể hiện được bề dày lịch sử hình thành của doanh nghiệp và được các thành viên thực hiện như một thói quen trong tổ chức Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng chú trọng đến các buổi lễ kỉ niệm thành lập của mình Thông qua lễ kỉ niệm nhằm mục đích tăng sự ghi nhớ giá trị, niềm tự hào và tôn vinh doanh nghiệp đến toàn bộ nhân viên Bên cạnh đó, để tạo ra sự thân thiện, cơ hội kết nối chia sẻ giữa các thành viên trong một phòng ban hay giữa các bộ phận, chi nhánh ở quy mô lớn thì các hoạt động du lịch, tham gia thể thao, giao lưu văn nghệ là một phần không thể thiếu trong xây dựng cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp Từ đó, tạo thêm động lực làm việc và tăng sự tuân thủ tình nguyện văn hóa của nhân viên trong doanh nghiệp Thứ ba, ngôn ngữ và khẩu hiệu Văn hóa doanh nghiệp cũng được thể hiện qua ngôn ngữ làm việc mà các thành viên trong tổ chức thường sử dụng để giao tiếp và trao đổi công việc Nó có thể bao gồm thuật ngữ chuyên ngành, tiếng lóng đặc trưng của doanh nghiệp Bên cạnh đó, khẩu hiệu của doanh nghiệp được tạo ra phải ngắn gọn, xúc tích CHDLK1 - ĐHKHXH&NV 8 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Bài tập cuối kỳ Văn hóa doanh nghiệp đảm bảo nhân viên và khách hàng có thể hiểu và nhớ một cách nhanh chóng nhưng phải cô đọng được triết lý kinh doanh của doanh nghiệp trong đó Cuối cùng, biểu tượng logo, đồng phục và bài hát truyền thống Logo là một biểu trưng của doanh nghiệp được biểu hiện dưới dạng ngôn ngữ nghệ thuật, nó mang ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp nên rất được chú trọng trong khâu thiết kế nhằm thể hiện rõ và nổi bật nét văn hóa doanh nghiệp Logo thường được xuất hiện trong tất cả những sản phẩm hữu hình của công ty như bảng nội quy, bảng tên công ty, bao bì, ấn phẩm, tài liệu lưu hành, đồng phục,… Đồng phục nhân viên và bài hát truyền thống cũng có ý nghĩa thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Nhờ đồng phục và bài hát truyền thống mà các nhân viên có được sự đồng cảm, tự hào đối với công ty Ngoài ra, các giai thoại, câu chuyện kể về doanh nghiệp hay “bầu không khí” của các nhân viên trong tổ chức cũng là những biểu trưng tạo nên giá trị văn hóa của doanh nghiệp 1.2.2 Những giá trị được tán đồng Đây là yếu tố thể hiện sự đồng ý, chấp thuận hay chia sẻ các giá trị của doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh, triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh, vai trò, quy định và mục tiêu Các giá trị này được công bố cho tất cả nhân viên trong tổ chức cùng nỗ lực thực hiện Đây có thể được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhân viên Khi xây dựng triết lý kinh doanh cần phải công khai, lấy ý kiến thảo luận của các thành viên trong tổ chức Triết lý kinh doanh chỉ được xem là triết lý chung khi được toàn bộ nhân viên tự nguyện chấp thuận và phải đảm bảo lợi ích cho tầng lớp người lao động, làm họ cảm thấy có niềm tin mọi nỗ lực làm việc tỷ lệ thuận với chế độ đãi ngộ của công ty 1.2.3 Các quan điểm cơ bản (giá trị ngầm định) “Các giá trị ngầm định là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi thành viên trong doanh nghiệp Các ngầm định là cơ sở cho các hành động, định hướng sự hình thành các giá trị trong nhận thức cho các cá nhân” Hệ thống giá trị ngầm định được thể hiện qua các mối quan hệ sau: CHDLK1 - ĐHKHXH&NV 9 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan