Văn học dân gian việt nam bài tiểu luận cuối kì

15 1 0
Văn học dân gian việt nam bài tiểu luận cuối kì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Motif sinh nở thần kì trong truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian Việt NamTrong cuốn Từ điển văn học, nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên đã nêu khái niệm về mô típ:“Đây là thuật ngữ phiên â

lOMoARcPSD|38895030 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Bài tiểu luận cuối kì Giảng viên : TS Trần Thị Thục TS Tạ Thị Thanh Huyền Sinh viên : Đỗ Thị Huyền MSV : 22031409 1 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 1 Khảo sát thống kê các truyện về motif sinh nở thần kì trong truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian Việt Nam 1.1 Motif sinh nở thần kì trong truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian Việt Nam Trong cuốn Từ điển văn học, nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên đã nêu khái niệm về mô típ: “Đây là thuật ngữ phiên âm từ tiếng Pháp đôi khi được dịch sang tiếng Việt là mẫu đề, dùng để chỉ những yếu tố đơn giản nhất có ý nghĩa trong cấu tạo đề tài, cốt truyện của tác phẩm nghệ thuật” [51,tr 465].Tình huống truyện người phụ nữ sinh ra con người một cách khác thường thường xuyên xuất hiện và lặp lại nhiều lần trong các truyện cổ tích và truyền thuyết nên đã được coi là một motif và gọi là motif sinh nở thần kì 1.2 Khảo sát thống kê motif sinh nở thần kì trong truyện cổ tích và truyền thuyết dân gian Việt Nam Theo Vương Đại Liên trong luận án tiến sĩ văn học “So sánh mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung quốc và Việt Nam” 2019 dựa trên 143 truyện có mô típ sinh đẻ thần kỳ của Việt Nam chia motif sinh nở thần kì thành 6 dạng gồm ăn, uống phải dị vật, tiếp xúc dị vật, cảm ứng thiên tượng dị thường, cảm ứng rồng, mộng triệu, cảm ứng hỗn hợp Bảng 1.1 : Các dạng motif sinh đẻ thần kì Các dạng của motif Một số tác phẩm theo motif sinh nở thần kì 2 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 sinh đẻ thần kì - Ngữ thần Võ Cố Ăn, uống phải dị vật: - Năm anh em Là người mẹ trực tiếp - Bốn anh em ăn, uống một thứ gì như - Ba chàng trai khỏe trứng, bầu, đào - Mối thù truyền kiếp - Nàng Út - Sọ Dừa Tiếp xúc dị vật: Là - Tản Viên Sơn Thánh người mẹ tiếp xúc với - Nói về sự tích Thánh Đổng một loại động thực vật - Sự tích Thiên Đá và Đường Lô đánh giặc Ân nào đó như con rồng, - Đại Hải đánh Thục con rùa… - Nữ tướng Côn nương - Ba chị em Bà Dưỡng - Truyện Man Nương Cảm ứng thiên tượng - Sự tích Lã Man và Bạch Tĩnh phu nhân dị thường : Motif này - Năm anh em làng Na được chia làm hai dạng - Lý Thái Tổ Đầu tiên là người mẹ - Sự tích công chúa Lê Ngọc Bái con gái Lê Lợi bắt gặp hiện tượng thiên - Truyện Trung Định công thời Hùng Vương nhiên lạ kì lúc mang 3 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 thai Hai là lúc sinh đẻ - Sự tích bốn đại vương họ Đinh thời Hùng Vương có bắt gặp - Truyện Tản viên Sơn Thánh Cảm ứng rồng : Người - Sự tích Lý Tiến đánh giặc Ân mẹ bắt gặp rồng hoặc - Tướng quân Cao Lỗ mơ thấy rồng - Sự tích ba anh em một nhà làm tướng của hai Bà Trưng Cảm ứng hỗn hợp : - Sự tích Tản Viên Sơn Thánh cùng các vị Hiển công, Nhân vật được sinh ra Minh công và Phạm Hiếu, Phạm Thành, Phạm Lương dưới nhiều hình thức đánh Thục cảm ứng - Sự tích Thủy Hải và Đăng Giang thời vua Trưng - Sự tích các ông Cả Lợi, Hai Lợi - Sự tích Ngọn Côn và Thuấn Nghị đời Lê Thái Tổ Mộng triệu : Người mẹ - Sự tích vua Bà bến nước và vua Ông cội cây mơ thấy những hiện - Sự tích Cao Sơn, Quý Minh tượng hoặc sự vật sự - Sự tích Chử Đồng Tử, Tiên Dung công chúa và Tây cung việc kì lạ tiên nữ - Sự tích thần Đình Tào - Sự tích Thiên Đá và Đường Lô đánh giặc Ân - Sự Tích Cường Bạo đại vương - Sự tích năm anh em cùng một bọc thời vua Thục - Sự tích năm anh em chàng Vịt 4 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 - Đinh Thị Phật Nguyệt - Sự tích Phạm Đống Bảng 1.2 : Khảo sát thống kê các dạng thuộc mô típ sinh nở thần kỳ phân loại theo phương thức cảm ứng Phương Ăn, Tiếp Cảm ứng Cảm Mộng Cảm Tổng thức cảm uống xúc dị thiên ứng triệu ứng phải dị rồng hỗn = 146 ứng vật vật tượng dị 90 hợp truyện thường 4 61.64% Tổng số 7 21 14 = 10 2.74% 100% Tỉ lệ 4.79% 14.38% 9.59% 6.85% Qua khảo sát, ta có thể thấy, cảm ứng mộng triệu có tỉ lệ cao nhất, chiếm 61.64% Tiếp đó chính là phương thức tiếp xúc dị vật chiếm 14.38%, cảm ứng hỗn hợp là 9.59% Cảm ứng thiên tượng dị thường chiếm tỉ lệ là 6.85 Cảm ứng rồng chỉ có 4 truyện trong 146 truyện 2 Phân tích những nét đặc sắc về mặt thể loại trong truyền thuyết ‘’Thánh Gióng” 2.1 Những nét đặc sắc của thể loại truyền thuyết 2.1.1 Đặc điểm của thể loại truyền thuyết về thời gian lịch sử và không gian lưu truyền -Về thời gian 5 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Thời gian trong truyền thuyết chính là thời gian quá khứ- xác định Bất kể câu truyện truyền thuyết nào cũng kể về những câu chuyện hoặc sự việc đã xảy ra trong một thời đại hoặc một cột mốc nào đó Tuy nhiên, khoảng cách thời gian sự kiện và thời gian sáng tạo tác phẩm là một khoảng cách có thể rất gần nhưng cũng có thể rất xa, rất khó xác định [Lê Chí Quế, 2001, tr.64] -Về không gian Cũng tương tự như thời gian, không gian trong những câu truyện truyền thuyết thường mang tính chất cụ thể và xác định Đó là những di tích vật chất như gò, đồi, sông, suối,… hay các di tích văn hóa như đền, đình… Chúng thường được gán cho những tính chất mang tính thiêng gắn liền với nhân vật lịch sử hoặc với chứng tích lịch sử, địa danh,… [Lê Chí Quế, 2001, tr 64-65] Bên cạnh đó, Trần Thị An khi tìm hiểu riêng về tính thiêng trong không gian cho rằng không gian thiêng trong truyền thuyết vốn có tiền thân từ sự sùng bái tự nhiên, gán cho không gian những giá trị tinh thần đượm màu sắc huyền thoại của con người cổ đại Đặc điểm của thể loại truyền thuyết về nhân vật và kết cấu truyện -Về nhân vật Trong truyền thuyết nhân vật thường hay được phân theo thường các tiêu chí khác nhau như theo tuyến thành các kiểu nhân vật như nhân vật chính và nhân vật phụ Ta có thể thấy rằng các nhân vật chính trong truyền thuyết thường là người và bán thần Nhân vật là thần ( hoặc bán thần), những nhân vật này thông thường sẽ là nhân vật khởi nguyên tạo nên nguồn gốc các thị tộc, bộ lạc Nhân vật là thần ( hoặc bán thần) này thường là nhân vật có nét nhân cách tính cách giống như là con người thế nhưng những hành động, hình dáng vẻ ngoài thì lại mang dáng dấp của những vị thần có năng lực siêu nhiên Kiểu nhân 6 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 vật này trong truyền thuyết được lấy cảm hứng và khá tương đồng với những nhân vật chúng ta thường xuyên bắt gặp trong thể loại thần thoại Ngoài ra thì kiểu nhân vật này còn có một chức năng khác đó chính là người bảo vệ hoặc trợ thủ đắc lực của nhân vật chính mỗi khi mà nhân vật gặp phải tai ương Về dạng nhân vật là con người trong truyền thuyết lịch sử, theo như Lê Chí Quế, đa phần họ là những người anh hung có thật trong lịch sử Có một số nhân vật còn được chính chính sử ghi nhận ví dụ như Bùi Thị Xuân, Nguyễn Hiền,… bên cạnh đó có một số nhân vật dù không xuất hiện trong chính sử nhưng lại được nhân dân và quần chúng ngưỡng mộ tin yêu, kính trọng và “ thiêng hóa” họ thành những nhân vật truyền thuyết như nhân vật anh hùng nông dân Tuy nhiên, kết cục của những nhân vật trong thể loại truyền thuyết luôn mang tính chất gợi mở, để lại không gian tưởng tượng cho bạn đọc suy đoán theo sức sáng tạo của mỗi người Nhân vật phần nhiều phải chịu tuẫn tiết, hy sinh, “ngài hóa” vào hồn thiêng sông núi [Lê Chí Quế, 2001, tr 60] 18 Các nhân vật trong các loại truyền thuyết khác, thường là những con người vô danh nhưng nhờ vào tài năng, sự khéo léo, chăm chỉ, trung thực và nhất là sự thông minh đã tạo nên những kì tích, những chiến công, gặt hái được thành công nên cũng được vinh danh, ca ngợi [Lê Chí Quế, 2001, tr 62- 63] -Về kết cấu văn bản Ở truyền thuyết, kết cấu văn bản theo Lê Chí Quế thường là kết cấu trực tuyến, không có đồng hiện và sự quay trở lại Sự việc trong truyền thuyết không đầy đủ như chính sử Hơn nữa, phần giới thiệu lai lịch nhân vật và kết thúc câu chuyện thường được hư cấu theo nguyên tắc kì diệu và thiêng hóa [Lê Chí Quế, 2001, tr.64] 2.2 Đặc sắc về thể loại trong truyền thuyết “Thánh Gióng” Là một truyền thuyết tiêu biểu quen thuộc, truyền thuyết “Thánh Gióng” cũng mang rất nhiều những đặc sắc về mặt thể loại 7 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 2.2.1 Đặc điểm của truyền thuyết “Thánh Gióng” theo thời gian lịch sử và không gian lưu truyền - Thời gian lịch sử Tài liệu thành văn sớm nhất mà các nhà nghiên cứu cho rằng hoàn chỉnh về “Thánh Gióng” là những ghi chép của Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư (1475 - Bộ sử này đã được khắc in toàn bộ và phát hành lần đầu tiên vào năm 1697 triều vua Lê Hy Tông, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn Đến những năm 60 của thế kỷ XX Cao Huy Đỉnh đã có cho mình một công trình nghiên về truyền thuyết “Thánh Gióng” lấy tên gọi Người anh hùng làng Dóng, trong đó ông đã đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu và nghiên cứu những truyền thuyết cũng như dị bản khác nhau về Thánh Gióng và những lưu truyền của tác phẩm này trong dân gian Cao Huy Đỉnh dựa trên cả hai tài liệu thành văn và truyền miệng để tìm hiểu truyền thuyết này sau đó đưa ra kết luận như sau: Truyện tiền thân của truyện Ông Dóng là truyền thuyết dân gian về người anh hung tuổi mới lên 3 không rõ là ở đời nào và làng nào, đã diệt được quân giặc hay kẻ thù nào và hóa ở núi Vệ Linh, sau đó được nhân dân ta lập đền thờ ở đó Mãi đến thời nhà Lý mới rời đền về hồ Tây - Không gian lưu truyền Sau một khoảng thời gian nghiên cứu, Cao Huy Đỉnh đã có những kết luận về các địa điểm liên quan đến truyền thuyết về ông Dóng : Những nơi liên quan đến truyền thuyết “Thánh Gióng” chính là vùng lớn của Trung Châu từ đuôi Tam Đảo (Sóc Sơn) mở ra giữa ba song là sông Hồng, song Đuống và song Cầu Hướng Đông – Tây từ Phả Lại đến Phúc 8 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Yên Bắc – Nam từ Thị Cầu đến bến Bồ Đề sang làng Cáo cạnh hồ Tây Cao Xuân Đỉnh đã thống kê những địa điểm, có bốn loại (với khoảng 40 địa danh) gồm: 1 Nơi anh hùng Dóng được sinh ra; 2 Nơi rèn vũ khí sắt; 3 Những địa điểm theo chân người anh hung Dóng đi đánh giặc ngoại xâm; 4 Địa điểm đánh dấu chiến công khi anh hùng Dóng trở về sau đó cưỡi ngựa sắt bay lên trời 2.2.2 Đặc điểm của truyền thuyết “Thánh Gióng” về nhân vật và kết cấu văn bản 2.2.2.1 Đặc điểm về nhân vật Mang đặc trưng của thể loại truyền thuyết, nhân vật người anh hùng làng Dóng trong truyền thuyết ‘’Thánh Gióng’’ là một nhân vật mang nhân cách của con người nhưng lại có sức mạnh và khả năng của những vị thần với công lao to lớn giúp đánh bại giặc ngoại xâm Nhân vật Thánh Gióng được khắc họa như sau: Vào thời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng nhà nọ dẫu hiền lành thiện lương nhưng mãi không có lấy một mụn con Bỗng nhiên, người vợ ra đồng nhìn thấy một vết chân to thì ướm lên thử sau đó có mang rồi sinh ra một cậu bé Lạ kì thay cậu bé lên ba vẫn chưa biết nói Vào lúc ấy, giặc Ân đến xâm lược nước ta, nhà vua lùng sục khắp nơi để tìm kiếm nhân tài Đến làng của Gióng cậu bé bỗng nhiên cất tiếng nói đầu tiên rồi bảo mẹ mời sứ giả vào Cậu dõng dạc yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho mình một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một roi sắt để đánh tan quân giặc dành lại độc lập tự do cho đất nước Khi giặc vừa đến chân núi thì cũng là lúc sứ giả mang đến đồ mà cậu yêu cầu Bỗng nhiên cậu vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân sau đó phi thẳng lên trời Vua Hùng nhớ công ơn của người anh hung làng Dóng liền phong là Phù Đổng Thiên Vương 9 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Thánh Gióng được lấy cảm hứng, có những nét tương đồng với những nhân vật trong thần thoại mà chúng ta thường hay bắt gặp như thần trụ trời, Âu Cơ, Lạc Long Quân… Hình tượng người anh hùng đánh thắng giặc Ân là một hình tượng đẹp được nhân nhân thờ phụng và tôn kính Sự tôn thờ ấy vẫn còn được vang vọng đến tận ngày hôm nay mà chúng ta có thể thấy qua cụm di tích đền Gióng -Đặc điểm về kết cấu văn bản Cũng giống như đa phần các tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết ở Thánh Gióng ta bắt gặp kết cấu văn bản theo kiểu kết cấu trực tiếp, không hề có sự đồng hiện và quay trở lại giống như trong một số tác phẩm thuộc các thể loại khác Những gì xoay quanh nhân vật Thánh Gióng ít nhiều mang yếu tố hoang đường kì ảo bởi vậy nó không đầy đủ rõ rang như chính sử Ở truyền thuyết “Thánh Gióng” không có những mốc thời gian cụ thể giống như trong các câu truyện lịch sử càng khong có những diễn tả chi tiết đầy đủ về chiến thuật trong trận đánh Tất cả chỉ được miêu tả một cách đơn giản ngắn gọn khái quát nhất có thể Đó cũng chính là một nét đặc sắc của thể loại truyền thuyết Bên cạnh đó, một đặc trưng mà ta có thể thấy trong truyền thuyết “Thánh Gióng” đó chính là phần giới thiệu lai lịch và kết thúc nhân vật Thánh Gióng đã được hư cấu theo nguyên tắc kì diệu và thiêng hóa Trong đoạn cuối của câu truyện, Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân, sau đó một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời Truyền thuyết Thánh Gióng đã phản ánh nhiều về lịch sử văn hóa của người Việt Mà ở đó ta có thấy rằng các tín ngưỡng dân gian được khắc họa hội tụ đủ tư tưởng tam giáo: Nho, Phật và Đạo Đặc biệt, các yếu tố Phật giáo được thể hiện đậm nét hơn cả Truyền thuyết Thánh Gióng mang trong mình nhiều mã văn hóa trong cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong đó có cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Vừa phản ánh lịch trong buổi đầu dựng nước giữ nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống quân sự của người Việt Nam lại vừa khẳng định sức mạnh và tinh thần dân tộc của người Việt 10 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 3 Đánh giá sự tồn tại của kiểu truyện theo motif sinh nở thần kì trong đời sống hiện nay 3.1 Sự tồn tại của kiểu truyện theo motif sinh nở thần kì trong đời sống xã hội Xã hội ngày càng phát triển, những xu hướng ngày càng được cập nhật và đổi mới từng ngày Thế nhưng dẫu đối mặt với biết bao sự biến thiên thăng trầm của lịch sử thì thể loại truyện cổ tích và truyền thuyết nói chung cũng như những tác phẩm mang motif sinh nở thần kì nói riêng vẫn luôn có chỗ đứng trong long những người thưởng văn bởi những giá trị cốt lõi khó có thể thay thế Sự tồn tại của motif truyện sinh nở thần kì trong đời sống hiện nay chủ yếu được những tác phẩm văn học sau này lấy cảm hứng hoặc trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những loại hình nghệ thuật khác - Sự tồn tại của motif sinh nở thần kì trong lĩnh vực văn học Motif sinh nở thần kì hay tái sinh hiện nay vẫn còn xuất hiện khá phổ biến trong các tác phẩm đương đại nổi tiếng Những tác phẩm sử dụng theo motif này có thể kể đến các sáng tác của Hồ Anh Thái như “Đức Phât” và “Nàng Savitri và Tôi” hay “Sự tích Thánh Láng”, “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo, “Người trong sông Mê” của Châu Diên, “Những đứa trẻ chết già” của Nguyễn Bình Phương…Có thể thấy rằng, motif tái sinh sinh nở thần kì được các tác giả đương đại sử dụng khá thường xuyên mà đặc biệt là khi xây dựng cốt truyện hay tạo ra những mâu thuẫn truyện Motif sinh nở thần kì hay tái sinh hiện nay vẫn còn xuất hiện khá phổ biến trong các tác phẩm đương đại nổi tiếng Những tác phẩm sử dụng theo motif này có thể kể đến các sáng tác của Hồ Anh Thái như “Đức Phật” và “Nàng Savitri và Tôi” hay “Sự tích Thánh 11 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Láng”, “Giàn thiêu” của Võ Thị Hảo, “Người trong sông Mê” của Châu Diên, “Những đứa trẻ chết già” của Nguyễn Bình Phương…Có thể thấy rằng, motif tái sinh sinh nở thần kì được các tác giả đương đại sử dụng khá thường xuyên mà đặc biệt là khi xây dựng cốt truyện hay tạo ra những mâu thuẫn truyện Vai trò của motif sinh nở thần kì trong lĩnh vực văn học : Motif sinh nở thần kì đã phản ánh niềm tin về việc đầu thai – hóa kiếp hoặc khi ta quay ngược thời gian để tìm hiểu và khám phá về những gì đã xảy ra trong quá khứ Ngoài ra việc motif sinh nở thần kì góp mặt trong các tác phẩm văn học đương đại còn góp phần không nhỏ vào việc bảo lưu những giá trị như xưa củ Khi đi vào trong những tác phẩm, motif này cũng được các nhà văn khoác lên những màu áo mới, hiện đại và không kém phần tinh tế, tạo nên những nét cuốn hút và đa dạng - Sự tồn tại của motif sinh nở thần kì trong lĩnh vực điện ảnh Các tình huống truyện xoay quanh motif sinh nở thần kì là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm như kịch, phim truyền hình hay phim điện ảnh Một số tác phẩm nổi bật lấy cảm hứng từ motif này có thể kể đến như phim hoạt hình về Thánh Gióng, vở kịch về Thánh Gióng, Sọ Dừa…trong chuỗi chương trình “Ngày xửa ngày xưa” của nhà hát Bến Thành Các tập phim trong chuỗi phim Thế giới cổ tích của Đài truyền hình Vĩnh Long như “Sinh con cóc”, “Chàng Tiều Phu và con tinh”… Các tình huống truyện xoay quanh motif sinh nở thần kì là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm như kịch, phim truyền hình hay phim điện ảnh Một số tác phẩm nổi bật lấy cảm hứng từ motif này có thể kể đến như phim hoạt hình về Thánh Gióng, vở kịch về Thánh Gióng, Sọ Dừa…trong chuỗi chương trình “Ngày xửa ngày xưa” của nhà hát Bến Thành 12 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Các tập phim trong chuỗi phim Thế giới cổ tích của Đài truyền hình Vĩnh Long như “Sinh con cóc”, “Chàng Tiều Phu và con tinh””… Vai trò của motif sinh nở thần kì trong lĩnh vực điện ảnh: Những tình tiết được lấy cảm hứng từ motif sinh nở thần kì đã góp phần làm nên tình huống cho bộ phim, giúp tạo sự kịch tính cũng như tăng tính huyền ảo kì bí và hấp dẫn đến người coi Motif này thường sử dụng để xây dựng các nhân vật có sức mạnh đặc biệt hoặc hướng đến đối tượng là trẻ em - Trong các lĩnh vực khác Ngoài hai lĩnh vực kể trên kiểu truyện theo motif sinh nở thần kì còn là nguồn cảm hứng cho nhiều lĩnh vực khác như thời trang, hội họa, âm nhạc…Trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, những câu chuyện theo motif này vẫn luôn còn mãi trong từng câu hát, từng lời ru, từng lời kể mà thế hệ này truyền lại cho thế hệ sau này 3.2 Vai trò, giá trị, ý nghĩa của kiểu truyện theo motif sinh nở thần kì trong xã hội ngày nay Đầu tiên, các tác phẩm theo motif sinh đẻ thần kì nói riêng và các tác phẩm thuộc thể loại văn học dân gian nói chung đã góp không nhỏ trong việc làm giàu đẹp thêm bản sắc văn hóa Việt Mang đến những bài học, những tư tưởng quý báu mà đến tận ngày hôm nay vẫn còn mang giá trị giáo dục, tác động đến cộng đồng xã hội Motif sinh đẻ thần kì là nguồn cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ hiện đại Cũng nhờ những chất liệu dân gian ấy mà hàng loạt các tác phẩm xuất sắc ra đời, là sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, là nét độc đáo sáng tạo cuốn hút Có thể thấy sự tồn tại bền vững của motif sinh đẻ thần kì trong đời sống ngày nay, nó không hề bị mai một, không hề bị vùi lấp đi bởi những thứ mới mẻ hiện đại mà ngày càng cải tiến, mang đến những giá trị riêng và tỏa sáng theo cách riêng 13 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 Kết luận Motif sinh nở thần kì nói riêng và các tác phẩm truyện cổ tích, truyền thuyết nói chung đã góp một phần không nhỏ vào sự đa dạng của thể loại văn học dân gian Đồng thời mang đến nhiều bài học giá trị quý báu, là nguồn cảm hứng bất tận cho những thế hệ sau này Chúng ta cần phải có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ những nét đẹp mà ông cha để lại Tài liệu tham khảo 1, Vương Đại Liên (2019) " So sánh mô típ sinh đẻ thần kỳ trong truyện cổ Trung Quốc và Việt Nam " Luận án tiến sĩ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội ttps://docs.google.com/document/d/1oRpMKaLwBRwoDyOTodwqosoKKPtJrtdD/edit? usp=sharing&ouid=112438167610526502724&rtpof=true&sd=true truy cập ngày 15/1/2023 2, Nguyễn Thị Ái Thoa (2020) "Một vài motif trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại" https://vannghedanang.org.vn/mot-vai-motif-trong-tieu-thuyet-viet-nam-duong-dai- 8328.html truy cập ngày 15/1/2023 3, Nguyễn Thị Ái Thoa (2020) “Motif tái sinh và motif báo ứng trong một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại” Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 79-86 4, Di tích lịch sử văn hóa Hà Nội “Cụm di tích đền Gióng” http://ditichlichsu- vanhoahanoi.com/2018/01/26/den-giong-soc-son/ truy cập ngày 15/1/2023 5, TS Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016) “Hiện tượng diễn hóa mô típ trong truyện cổ tích Việt Nam” Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1/2016, tr.52-57 https://philology.hpu2.edu.vn/doc/hien-tuong-dien-hoa-mo-tip-trong-truyen-co-tich-viet- nam.html 6, Ngô Thị Hồng Giang (2019) “Truyền thuyết Thánh Gióng đặc điểm và giá trị văn hóa” Luận án tiến sĩ Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam 14 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com) lOMoARcPSD|38895030 https://www.slideshare.net/jackjohn45/truyn-thuyt-thnh-ging-c-im-v-gi-tr-vn-ha-lun-n- tin-s-vn-ha-6609443 7, Chu Xuân Diên (1966) “Từ điển Tiếng Việt” NXB.Văn học,tr51 15 Downloaded by BACH VAN (bachvan12@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan