Bài luậnsau đây sẽ tiến hành phân tích chi tiết mức cắt, giảm thuế quan của 2 hiệp định thương mạitự do mà Việt Nam đã ký kết: EVFTA và VKFTA, từ đó chứng minh EVFTA là một FTA thếhệ mới
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
ĐỀ TÀI: MỨC ĐỘ MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG LĨNH VỰC HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ
VKFTA
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
GV: ThS NGUYỄN VĂN PHÁI
NHÓM: 9
LỚP: QH 18-20 CHÍNH QUY
Trang 2MỤC LỤC
LỜI DẪN
Trong những thập kỷ gần đây, tiến trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy các hoạt động kinh tế vượt qua mọi ranh giới quốc gia và khu vực, tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các nền kinh
tế trong hành trình phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất Thế giới đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế Các tổ chức kinh tế liên tục được hình thành, từ liên kết khu vực như: EU, ASEAN, NAFTA, đến liên khu vực như: APEC, ASEM và liên kết toàn cầu Cùng với đó, số lượng các hiệp định thương mại tự do đã gia tăng đáng kể, từ những FTA thế hệ cũ với nội dung chủ yếu là tự do hoá thương mại hàng hoá đến các FTA thế hệ mới “sâu” hơn, bao gồm nhiều vấn đề “rộng” hơn cả cam kết trong khung khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa có quy định Việt Nam, với tư cách là một quốc gia đang phát triển, cũng đã tham gia ký kết và đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do Bài luận sau đây sẽ tiến hành phân tích chi tiết mức cắt, giảm thuế quan của 2 hiệp định thương mại
tự do mà Việt Nam đã ký kết: EVFTA và VKFTA, từ đó chứng minh EVFTA là một FTA thế
hệ mới, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay
MỞ ĐẦU:
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ mở cửa thị trường và tạo cơ hội mới cho nền kinh tế nước
ta Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hai hiệp định EVFTA (European Union-Vietnam Free Trade Agreement) và VKFTA (Vietnam-Korea Free Trade Agreement)
đã được ký kết, mở ra những triển vọng hứa hẹn cho Việt Nam trong lĩnh vực hàng hóa EVFTA (European Union-Vietnam Free Trade Agreement) là hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) Ký kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019 tại Hà Nội, EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020 sau khi được thông qua
và phê chuẩn bởi các cơ quan liên quan của cả hai bên EVFTA là một trong những hiệp định thương mại lớn và đáng chú ý nhất mà Việt Nam đã ký kết Mục tiêu của EVFTA là tạo
ra một khu vực thương mại tự do mạnh mẽ, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và EU Hiệp định này bao gồm nhiều lĩnh vực và nội dung quan trọng nhằm tăng
Trang 3cường cơ hội thương mại và đầu tư hai chiều, cải thiện môi trường kinh doanh, và thúc đẩy phát triển bền vững Đặc biệt, EVFTA đã tạo ra một mức độ mở cửa thị trường quan trọng cho Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) Hiệp định này đặt nền tảng cho việc loại bỏ hoặc giảm giới hạn và rào cản thương mại giữa hai bên, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư hai chiều Cụ thể về lĩnh vực thương mại hàng hóa, EVFTA cam kết giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn thuế quan đối với 99% số dòng mã hàng từ EU vào Việt Nam
và ngược lại Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như hàng may mặc, giày dép, điện tử, sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản vào thị trường châu Âu Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ được thực hiện theo lịch trình
và tiến độ cụ thể, tùy thuộc vào từng mặt hàng Các thuế có thể giảm dần theo thời gian, hoặc loại bỏ hoàn toàn từ ngày hiệu lực của EVFTA
VKFTA (Vietnam-Korea Free Trade Agreement) là Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc Đây là hiệp định thương mại khu vực quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế và đầu tư giữa hai nước VKFTA đã được ký kết vào ngày 5 tháng 5 năm 2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2015 sau khi hoàn tất các thủ tục phê chuẩn của cả hai nước Trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự
do giữa Việt Nam và Hàn Quốc (VKFTA) Việt Nam đã cam kết giảm hoặc loại bỏ khoảng 90% thuế quan đối với nhiều loại hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc theo lịch trình và tiến độ
cụ thể quy định trong VKFTA Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn hàng hóa chất lượng cao từ Hàn Quốc và tăng cường cạnh tranh trên thị trường
I HÀNG RÀO THUẾ QUAN:
1 TRONG KHUÔN KHỔ VKFTA
Các cam kết thuế quan trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) đã được sử dụng làm cơ sở để xây dựng các cam kết thuế quan quan trọng trong VKFTA, với mức độ tự do hóa cao hơn Trong AKFTA trước đây, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế nhập khẩu cho khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018 Đối với 14% tổng số dòng thuế còn lại, sẽ giảm thuế xuống 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021), đồng thời
sẽ cắt giảm một phần thuế suất vào năm 2021 hoặc duy trì nguyên thuế suất MFN
Từ năm 2015, Việt Nam đã tiến hành xóa bỏ thuế quan đối với 7.366 dòng thuế, chiếm tỷ lệ 77,6% tổng số dòng thuế, chủ yếu vào một số sản phẩm thuộc các lĩnh vực như nông nghiệp, dệt may, thủy sản, hóa chất, Đến năm 2018, Việt Nam đã xóa bỏ thuế quan đối
Trang 4với 8.184 dòng thuế, chiếm khoảng 86% trên tổng số Ngoài ra, khoảng 620 dòng thuế được giảm xuống mức 5% vào cuối lộ trình (năm 2021), tập trung vào một số nhóm hàng như điện tử, cơ khí, sắt thép và kim loại cơ bản, sản phẩm hóa dầu, phụ tùng máy móc, một số loại ô tô đặc chủng và chuyên dụng Các mặt hàng không cam kết hoặc tiếp tục duy trì thuế suất cao (50%) bao gồm ô tô nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng, thiết bị điện gia dụng, sắt thép, sản phẩm điện tử, rượu, thuốc lá, xăng dầu,
1.1 CÁC DÒNG THUẾ ĐƯỢC XÓA BỎ
Trong VKFTA, Việt Nam xóa bỏ thêm cho Hàn Quốc 265 dòng thuế (chiếm 2,2% biểu thuế, tương đương với 5,91% tổng kim ngạch nhập khẩu vào từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012) Vì vậy, tổng hợp cả các cam kết trong VKFTA và AKFTA thì Việt Nam xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế (chiếm 89,15% biểu thuế và tương đương 92,72% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam năm 2012)
1.2 CÁC DÒNG THUẾ ĐƯỢC CẮT GIẢM
Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) năm 2018
có 477 dòng thuế phải chịu thuế nhập khẩu 5% và 10% được cắt giảm xuống 0% Sau đó, trong VKFTA năm 2018, Việt Nam cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với 704 dòng thuế, gồm 200 mặt hàng, có kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc năm 2012 là 737 triệu USD
2 TRONG KHUÔN KHỔ EVFTA
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa của
EU thuộc 65% số dòng thuế trong biểu thuế Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ trên 99% số dòng thuế trong biểu thuế Số dòng thuế còn lại sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch là 0%
Biểu cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam được quy định tại Tiểu phụ lục 2-A-2, Chương 2 của EVFTA Theo đó, Việt Nam cam kết thuế ưu đãi theo từng dòng thuế và áp dụng thống nhất cho hàng hóa đến từ bất kỳ nước Thành viên EU nào
2.1 CÁC DÒNG THUẾ ĐƯỢC XÓA BỎ
Đối với một số mặt hàng EU quan tâm, Việt Nam cũng đưa ra những cam kết xóa bỏ cụ thể:
Theo đó, mặt hàng ô tô, phụ tùng ô tô, xe máy, Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu
về 0% sau 9 năm với ô tô phân khối lớn (trên 2.500 cm3 với xe chạy dầu diesel, trên
Trang 53.000 cm3 với xe chạy xăng), 10 năm với các loại ô tô khác, 7 năm với phụ tùng ô tô,
10 năm với xe máy thường và 7 năm với xe máy trên 150 cm3
Mặt hàng rượu vang, rượu mạnh, bia: Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm với rượu vang, rượu mạnh, sau 10 năm với bia
Mặt hàng thịt lợn, thịt gà, thịt bò: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau 7 năm với 3 dòng thuế thịt lợn đông lạnh và 9 năm đối với các loại thịt lợn khác
Đối với thịt gà, lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 10 năm Lộ trình đối với thịt bò là 3 năm
2.2 CÁC DÒNG THUẾ ĐƯỢC CẮT GIẢM
Trong tổng thể, cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam cho hàng hóa EU vào Việt Nam theo lộ trình như sau:
Loại bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu hiện tại của EU sang Việt Nam;
Sau 07 năm, sẽ loại bỏ thuế quan đối với tổng cộng 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam;
Sau 10 năm, sẽ loại bỏ thuế quan đối với tổng cộng 98,3% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam;
Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kết dành hạn ngạch thuế quan (đường, muối, trứng gia cầm và thuốc lá…), hoặc không cam kết cắt giảm thuế quan (một số sản phẩm ô tô)
3 SO SÁNH MỘT SỐ MẶT HÀNG ĐƯỢC CẮT GIẢM HOẶC XÓA BỎ THUẾ QUAN TRONG EVFTA VÀ VKFTA
3.1 SO SÁNH CÁC MẶT HÀNG TƯƠNG ỨNG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH EVFTA
VÀ VKFTA
Trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) giai đoạn 2018-2022 và giai đoạn 2022-2027, xét phân nhóm 2710: Đây là mã HS code dành cho các loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ cùng các loại dầu qua chế biến, có nguồn gốc từ khoáng bi-tum Trong thành phần của dầu có chứa ít nhất 70% hàm lượng có nguồn gốc là dầu mỏ
Với lộ trình B-2, mặt hàng này sẽ:
Duy trì mức thuế cơ sở đến trước 01/01/2021
Trang 6 Từ 01/01/2021: giảm không ít hơn 20% mức thuế suất Việt Nam áp dụng vào thời điểm 1/1/2005 (12%) (trong trường hợp mức thuế sau khi đã giảm mà vẫn cao hơn mức thuế cơ sở thì sẽ tiếp tục áp dụng mức thuế cơ sở)
MÃ HÀNG MÔ TẢ HÀNG HÓA
2710.12
11
RON 97 và cao hơn, có pha chì
2710.12
12
RON 97 và cao hơn, không pha chì
2710.12
13
RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 có pha chì
2710.12
14
RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97 không pha chì
2710.12
15
Loại khác, có pha chì
2710.12
16
Loại khác, không pha chì
2710.12
20
Xăng máy bay, trừ loại sử dụng làm nhiên liệu máy bay phản lực
2710.12
30
Tetrapropylene
2710.12
40
Dung môi trắng (white spirit)
2710.12
50
Dung môi có hàm lượng cấu tử thơm thấp dưới 1% tính theo trọng lượng
2710.12
60
Dung môi nhẹ khác
2710.12
70
Naphtha, reformate và các chế phẩm khác để pha chế xăng động cơ
2710.12
80
Alpha olephin khác
2710.12
90
Loại khác
MÃ HÀNG THUẾ
SUẤT CƠ
SỞ (%)
THUẾ SUẤT VKFTA (%) 201
8
201 9
202 0
202 1
202 2
202 3
202 4
202 5
202 6
202 7
2710.12.11 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8 2710.12.12 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8 2710.12.13 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8 2710.12.14 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8 2710.12.15 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8
Trang 72710.12.16 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8 2710.12.20 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8 2710.12.30 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 2710.12.40 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8 2710.12.50 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8 2710.12.60 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8 2710.12.70 12 10 10 10 8 8 8 8 8 8 8 2710.12.80 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 2710.12.90 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12 12
Về EVFTA, trong phụ lục 2-A về Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan: Mục A.1.(h) thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B10**” trong Biểu thuế của Việt Nam sẽ được xóa bỏ dần trong 11 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực theo lộ trình cắt giảm như bảng dưới đây và hàng hóa sau đó sẽ không bị áp thuế quan nữa:
SUẤT
CƠ SỞ (%)
NĂM
2710.12.1
1
2710.12.1
2
2710.12.1
3
2710.12.1
4
2710.12.1
5
2710.12.1
6
20
20
%
20
%
20
%
20
%
8% 8
%
7
%
7
%
7
%
7
%
0
%
2710.12.2
10
%
10
%
10
%
7% 7% 7
%
7
%
7
%
7
%
7
%
0
% 2710.12.3
20
%
20
%
20
%
7% 7% 7
%
7
%
7
%
7
%
7
%
0
% 2710.12.4
0
2710.12.5
0
20 17
%
16
%
14
%
13
%
11
%
10
%
8
%
7
%
7
%
7
% 0
%
Trang 80
2710.12.7
20
%
20
%
20
%
20
%
8% 8
%
7
%
7
%
7
%
7
%
0
% 2710.12.8
0
2710.12.9
0
20
20
%
20
%
20
%
20
%
15
%
10
%
7
%
7
%
7
%
7
%
0
%
Thời gian thực hiện cắt giảm thuế của VKFTA trong 10 năm qua 2 giai đoạn 2018-2022
và 2022-2027 cho thấy thuế quan sẽ dừng lại ở mức 8% hoặc giữ mức thuế cơ sở 12% Đối với EVFTA, lộ trình cắt giảm thuế diễn ra trong 11 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Sau
11 năm, tất cả các mặt hàng trong EVFTA sẽ không còn chịu bất kỳ mức thuế quan nào và việc nhập khẩu và xuất khẩu giữa EU và Việt Nam hoàn toàn miễn thuế.Về cách thức thực hiện cắt giảm thuế, VKFTA là một lộ trình giảm dần từ mức thuế ban đầu 10% (hoặc 12%) xuống mức cuối cùng là 8% (hoặc giữ mức thuế cơ sở 12%) trong 10 năm từ 2018-2027 Còn trong EVFTA, cắt giảm thuế diễn ra theo lộ trình trong 11 năm kể từ khi có hiệu lực Theo lộ trình này, các mức thuế quan sẽ được giảm từ mức ban đầu xuống mức 0% theo từng giai đoạn, cho đến khi không còn áp dụng thuế quan cho các mặt hàng ở trên
Tóm lại, VKFTA có lộ trình cắt giảm thuế dừng lại ở mức 8% sau 2 giai đoạn, trong khi EVFTA có lộ trình cắt giảm thuế trong 11 năm và sau đó không còn áp dụng bất kỳ thuế quan nào cho các mặt hàng trên trong Hiệp định Do đó, EVFTA hứa hẹn tạo ra môi trường thương mại tự do và thuận lợi hơn so với VKFTA
3.2 SO SÁNH LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG BIỂU THUẾ QUAN NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ VKFTA
Theo biểu thuế quan nhập khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ 2 hiệp định VKFTA và EVFTA, có thể thấy lượng mã hàng hóa được Việt Nam đưa ra nhiều hơn trong khuôn khổ EVFTA Một số mã hàng hóa hoàn toàn không có trong VKFTA với 2 chữ số đầu mã là: 01,
03, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 11, 14, 15, 16, 18, 20, 23, 36, 37, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 49,
50, 51, 53, 57, 59, 61, 62, 65, 66, 67, 71, 75, 78, 79, 80, 81, 86, 88, 90, 91, 92, 93, 95 Từ đây có thể thấy, phạm vi thuế quan hàng hóa được điều chỉnh trong khuôn khổ EVFTA là nhiều hơn đáng kể Điều này cho thấy mức độ mở của thị trường hàng hóa của Việt Nam với
Trang 9Liên minh Châu Âu rộng mở hơn rất nhiều so với mức độ mở cửa thị trường của Việt Nam với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc
II HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
1 TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH VKFTA
Cơ sở pháp lý: Tại Nghị định 125/2022/NĐ-CP (Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2022-2027) có nêu rõ hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan gồm 1 số mặt hàng thuộc các nhóm 04.07, 17.01,24.01, 25.01, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong hạn ngạch là mức thuế suất quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó danh mục và lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu hàng năm theo quy định của Bộ Công Thương Mức thuế suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch áp dụng tại Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan của Chính phủ tại thời điểm nhập khẩu
1.1 LƯỢNG HẠN NGẠCH CỦA 4 NHÓM HÀNG HÓA 04.07,
17.01,24.01, 25.01 GIA ĐOẠN 2019-2023
MÃ
HÀNG
HÓA
MÔ TẢ HÀNG HÓA
MĂM
2019 2020 2021 2022 2023
04.07 Trứng chim và
trứng gia cầm,
nguyên vỏ, tươi,
đã bảo quản
hoặc làm chín
(Thương phẩm
không có phôi)
55.181 tá
57.940 tá
60.819 tá
63.860 tá
67.117 tá
17.01 Đường mía hoặc
đường củ cải và
đường sucroza
tinh khiết về
mặt hóa học, ở
thể rắn
98.000 tấn
103.00
0 tấn
108.00
0 tấn
113.00
0 tấn
chưa xác định
24.01 Thuốc lá và
nguyên liệu thay
thế thuốc lá đã
56.284 tấn
59.098 tấn
62.053 tấn
65.156 tấn
68.414 tấn
Trang 10chế biến( mục
này nhóm sẽ
không đề cập
đến xì gà, xì gà
nén hai đầu, xì
gà nhỏ và thuốc
lá điếu hoặc từ
các nguyên liệu
thay thế thuốc
lá)
25.01 Muối (kể cả
muối ăn và muối
đã bị làm biến
tính) và natri
clorua tinh
khiết, có hoặc
không ở dạng
dung dịch nước
hoặc có chứa
chất chống đóng
bánh hoặc chất
làm tăng độ
chẩy; nước biển
110.00
0 tấn
110.00
0 tấn
80.000 tấn
80.000 tấn
84.000 tấn
Từ bảng trên ta thấy, lượng hạn ngạch đối với các nhóm hàng hóa trên đều có xu hướng tăng dần qua từng năm, đặc biệt hạn ngạch nhập khẩu đường là cao nhất và tăng mạnh trong gia đoạn được đề cập từ 98.000 lên 113.000 tấn Ngược lại, muối là với lượng nhập khẩu rất cao (110.00 tấn - cao nhất) năm 2019 thì sau 5 năm, lượng hạn ngạch giảm dần về mốc 84.000 năm 2023