Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển quốc gia...9CHƯƠNG 2: HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN.... Hiện nay, Nhật Bản là một
lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA NHẬT BẢN HỌC – HỆ CHẤT LƯỢNG CAO TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỢP TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN GVHD: TS Trần Hoàng Long SV thực hiện: Lê Thị Kim Ngân MSSV: 2056191061 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 TP Hồ Chí Minh, 2023 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 Lý do chọn đề tài 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 3 Bố cục 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN 4 1 Cơ sở lý luận về vấn đề nguồn nhân lực 4 1.1 Khái niệm về Nguồn nhân lực 4 1.2 Khái niệm về Nguồn nhân lực chất lượng cao 4 2 Bối cảnh quan hệ Việt - Nhật trong lĩnh vực hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao .5 2.1 Bối cảnh Thế giới 5 2.2 Bối cảnh Việt Nam 5 2.3 Bối cảnh Nhật Bản 8 3 Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển quốc gia 9 CHƯƠNG 2: HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN 11 1 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo .11 1.1 Viện trợ của Nhật Bản dành cho giáo dục và đào tạo tại Việt Nam 11 1.2 Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản 13 1.3 Hoạt động giảng dạy và học tiếng Nhật tại Việt Nam 14 1.4 Hợp tác nghiên cứu, giao lưu học thuật Việt - Nhật 15 2 Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao .16 2.1 Các hoạt động nổi bật trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 16 2.2 Các thành tựu đã đạt được 25 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUAN HỆ VIỆT NAM - NHẬT BẢN TRONG HỢP TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 25 1 Đánh giá hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản 25 2 Các vấn đề còn tồn tại 28 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 30 KẾT LUẬN 32 1 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia có quan hệ từ lâu đời trong lịch sử Hai nước không những có nhiều nét tương đồng về địa lý, văn hóa mà còn có quan hệ giao lưu kinh tế, thương mại và văn hóa từ rất sớm Năm 1992, Nhật Bản đã bình thường hóa quan hệ với Việt Nam Thực tế quan hệ hai nước cho thấy, quan hệ Nhật Bản - Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, thực chất và đi vào chiều sâu từ đầu thế kỷ XXI Vào năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước đã khẳng định phương châm “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài” Đến tháng 7/2004, Tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững” chính thức được ký kết Quan hệ hai nước đã đi ừ đối tác quan trọng lên đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh châu Á, tầm quan hệ cao nhất trong quan hệ quốc tế hiện đại Hiện nay, Nhật Bản là một trong những đối tác hàng đầu Việt Nam với sự đầu tư lớn ở Việt Nam, trong đó hợp tác đào tạo nguồn nhân lực là nội dung quan trọng trong quan hệ hai nước Các công ty Nhật Bản đã đến Việt Nam để đầu tư và phát triển các loại hình công ty, ngoài việc tuyển dụng lao động người Việt, các công ty Nhật Bản rất chú trọng đến việc đào tạo cơ bản và nâng cao cho các người lao động Việt Nam nhằm tạo nguồn nhân lực cao phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh Với quan niệm muốn có một đội ngũ công nhân lành nghề, trước hết cần phải có những giáo viên dạy nghề giỏi chuyên môn, bắt đầu từ năm 2014, cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã thực hiện dự án tăng cường năng lực đào tạo cho giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại Việt Nam Một điển hình khác trong hợp tác nguồn nhân lực giữa Việt Nam và Nhật Bản là sự thành lập của Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) Được thành lập từ năm 2002, trong hơn 10 năm qua, Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản (VJCC) đã đóng góp rất lớn vào công tác giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam, cũng như nâng cao kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý của nhân lực Việt Nam theo tiêu chuẩn của Nhật Bản Vậy kể từ khi thiết lập quan hệ, việc hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lực chất lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã diễn biến như thế nào? Từ vấn đề trên, học viên muốn đi sâu tìm hiểu, phân tích và chọn làm đề tài tiểu luận của mình mang tên “HỢP TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN” 2 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Mục tiêu nghiên cứu Phân tích quan hệ hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua Trên cơ sở đó, luận văn làm rõ vị trí, vai trò của hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản; bước đầu đánh giá những thành tựu, hạn chế và nêu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của việc hợp tác giữa hai nước trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính là quan hệ hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng, những yếu tố tác động và những triển vọng trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa hai nước Bên cạnh đó, để thấy được rõ hơn tổng thể quan hệ hợp tác giữa hai bên, luận văn cũng đề cập đến một số lĩnh vực hợp hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung làm cơ sở cho quan hệ hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa Việt Nam và Nhật Bản Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu chủ yếu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh Trên cơ sở vấn đề theo trục thời gian lịch sử và không gian địa lý tiến hành tổng hợp, phân tích Bố cục Chương 1: Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản Chương 3: Triển vọng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 3 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN 1 Cơ sở lý luận về vấn đề nguồn nhân lực 1.1 Khái niệm về Nguồn nhân lực Thuật ngữ “nguồn nhân lực”, tiếng Anh là Human Resource, bắt đầu xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ XX với sự chuyển biến cơ bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động “Nguồn nhân lực” là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét, đặt con người vào trung tâm, và là yếu tố chính quyết định tới sự phát triển của một tổ chức hay một xã hội Hiện nay, do xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau của các học giả nên cũng dẫn tới nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.Còn theo Ngân hàng Thế Giới, thì nguồn nhân lực là “toàn bộ vốn con người, bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân” Như vậy, theo các tổ chức quốc tế thì nguồn nhân lực chính là toàn bộ lực lượng lao động cùng với tất cả những năng lực về sức mạnh thể chất, trí tuệ, tinh thần của từng cá nhân được huy động để phục vụ cho quá trình phát triển của một xã hội, quốc gia 1.2 Khái niệm về Nguồn nhân lực chất lượng cao Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, ở nước ta lần đầu tiên thuật ngữ nguồn nhân lực chất lượng cao xuất hiện đó là trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành” Nó đã thể hiện rằng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam có những điểm mới trong đó tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, xem đó là bước đột phá nhằm sớm đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, đồng thời tạo sự phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế Nguồn nhân lực chất lượng cao được TS.Nguyễn Hữu Dũng quan niệm trong “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế” là: “Nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (trên đại học, cao đẳng, công nhân lành nghề)” (Dũng, 2002) Theo TS Bùi Thị Ngọc Lan cho rằng: “Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận tinh túy nhất của nguồn nhân lực Lực lượng này có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật 4 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 cao, có kỹ năng lao động giỏi và có khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất, có phẩm chất tốt và có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.” (Lan, 2002) Tóm lại, nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận quan trọng nhất và ưu tú nhất của lực lượng lao động, có trình độ học vấn chuyên môn kỹ thuật cao và được đào tạo bài bản, có những kỹ năng lao động vượt trội, có khả năng sáng tạo và có thể vận dụng những kiến thức đã có vào trong công việc, trong lao động sản xuất để tạo ra năng suất cao Nguồn nhân lực chất lượng cao còn là những lao động có khả năng thích ứng tốt với công việc, đem lại hiệu quả cao và có những phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật tốt Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng phát triển đa dạng thì nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cần đáp ứng những yêu cầu trong phạm vi của một quốc gia, mà cần có những kiến thức về chuyên môn, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng cần có những kỹ năng có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế như trình độ ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm… 2 Bối cảnh quan hệ Việt - Nhật trong lĩnh vực hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 2.1 Bối cảnh Thế giới Bước vào những thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới có nhiều chuyển biến mới, thậm chí dự báo thời kỳ tái cấu trúc mang tính cách mạng của thế giới Đặc biệt, hòa bình, ổn định và phát triển là xu thế chủ đảo trong quan hệ quốc tế đương đại Thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới với những biến đổi rộng lớn, sâu sắc, nhanh chóng và phức tạp, vừa tạo ra những cơ hội to lớn vừa đặt ra những thách thức mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Ngoài ra, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại đang diễn ra nhanh như vũ bão, đạt được những bước tiến, có những bước nhảy vọt, tác động mạnh mẽ đến tất cả lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế đương đại Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm nên những đặc trưng của nền kinh tế số - dựa trên dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, tạo nên một mô hình sản xuất, kinh doanh sáng tạo hết sức đa dạng cho doanh nghiệp Hơn nữa, kinh tế chia sẻ đã khiến cho nguồn lực của doanh nghiệp hoàn toàn thay đổi với việc chuyển sang nguồn nhân lực số Do đó, phát triển nguồn nhân lực số trở thành xu hướng phát triển tất yếu trong thời gian tới Hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng Ngày càng có nhiều hiệp định kinh tế giữa các nước được ký kết, số lượng các nước tham gia vào những tổ chức quốc tế ngày càng tăng, hứa hẹn một thời kỳ mới của hợp tác và phát triển Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa 5 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 các quốc gia ngày cũng ngày một gia tăng Các quốc gia ngoài việc tập trung vào thúc đẩy phát triển kinh tế, còn tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.Trong xã hội hiện nay, khoa học – công nghệ đã có những bước tiến vượt bậc, thương mại cũng được mở rộng, nền kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế, đòi hỏi những yêu cầu đặc biệt về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao Một trong những yếu tố quan trọng có thể giúp phát huy năng lực cạnh tranh giữa các quốc gia chính là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo với yêu cầu của sự phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ mới Chính vì lẽ đó, nhiều nước nước trên thế giới đã có những chính sách nhằm phát triển nguồn nhân lực trong nước và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến từ nước ngoài ơ 2.2 Bối cảnh Việt Nam Hiện nay, lực lượng lao động nước ta hiện nay khoảng gần 55 nghìn người; hằng năm, trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được nâng cao Thời gian qua, chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam cũng có sự cải thiện đáng kể Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số vốn nhân lực (HCI) của Việt Nam đã tăng từ 0,66 lên 0,69 trong 10 năm 2010 - 2020 Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam tiếp tục cao hơn mức trung bình của các nước có cùng mức thu nhập mặc dù mức chi tiêu công cho y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội thấp hơn Việt Nam là một trong những nước ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương có điểm cao nhất về chỉ số vốn nhân lực Theo Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu, chỉ số chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704, xếp vị trí 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ Từ năm 1990-2019, giá trị HDI của Việt Nam đã tăng hơn 48%, từ 0,475 lên 0,704 điểm, thuộc các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thế giới Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2019 là 0,704 điểm, cao hơn mức trung bình 0,689 của các quốc gia đang phát triển và dưới mức trung bình 0,753 của nhóm Phát triển con người cao Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam từ 40% năm 2010 lên 65% năm 2020, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo liên tục tăng lên qua các năm, từ 15,4% vào năm 2011 đã tăng lên 24,1% vào năm 2021(1) Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo không ngừng tăng lên làm cho chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam không ngừng được cải thiện Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục,… và xuất khẩu lao động Đội ngũ 6 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Quy mô lao động trình độ trình độ cao và tỷ trọng so với việc làm Nguồn: TCTK, Điều tra Lao động Việc làm 2009-2014 Số liệu năm 2014 là số 6 tháng đầu năm Tuy nhiên, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở Việt Nam còn khá lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý Hiện nay, nước ta đang thiếu công nhân có kỹ năng lao động cao, thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực, nhưng thừa lao động thủ công, không qua đào tạo Trong khi đó, cạnh tranh quốc tế bằng lao động phổ thông, giá nhân công rẻ cho thấy không mang lại hiệu quả cao Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, thời kỳ dân số vàng sẽ kéo dài trong khoảng 34 năm và kết thúc vào năm 2041 Như vậy, chúng ta đã trải qua hơn 10 năm trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, nhưng thực tế cho thấy giá trị thặng dư, hiệu suất kinh tế chưa tương xứng với số lượng lao động hiện có của cả nước Điều này thể hiện rõ ở việc so sánh năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực Năng suất lao động của Việt Nam năm 2020, theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thấp hơn 7 lần so với Malaysia; 4 lần so với Trung Quốc; 3 lần so với Thái Lan; 2 lần so với Philippines và 26 lần so với Singapore Báo cáo 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) cũng cho thấy, năng suất lao động Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm 7 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 Chất lượng nguồn nhân lực thấp là một trong những thách thức rất lớn của Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Trong những năm tới, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới nhưng để phát triển được nền kinh tế số, Việt Nam phải vượt qua một số thách thức, trong đó có thách thức về nguồn nhân lực Kinh tế số phát triển đòi hỏi phải có nguồn nhân lực số để triển khai, tổ chức thực hiện và vận hành nền kinh tế một cách hiệu quả Kinh tế số phát triển sẽ dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ về lao động, quá trình chuyển đổi số sẽ vừa làm mất việc làm nhưng cũng sẽ tạo ra việc làm mới Theo dự báo của các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đến năm 2025 máy móc và con người sẽ có thời gian làm việc tương đương, máy móc sẽ thay thế vị trí của con người khiến cho 85 triệu việc làm có thể bị mất đi Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có những việc làm mới được tạo ra trong những ngành cần sự bổ trợ tương hỗ giữa công nghệ hiện đại và lao động có tay nghề Kinh tế số sẽ làm thay đổi lớn về cơ cấu lao động và thị trường lao động Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ gây ra sự bất ổn thị trường lao động, làm gia tăng nỗi lo mất việc do tự động hóa và Việt Nam cùng các nước trong khu vực có thể mất đi lợi thế so sánh dựa trên chi phí lao động thấp Kinh tế số mang lại những cơ hội phát triển lớn, nhưng người lao động cần phải được chuẩn bị những kỹ năng và năng lực phù hợp với nhu cầu công việc trong tương lai 2.3 Bối cảnh Nhật Bản Dựa theo báo cáo của Liên Hợp Quốc về chỉ có phát triển con người HDI (Human Development Index) năm 2016, Nhật Bản là quốc gia xếp thứ 17 với tổng điểm 0,903 trên thang điểm 1,0 Chỉ số này được đánh giá dựa trên một số tiêu chí như sức khỏe, tri thức, thu nhập, bình đẳng giới, môi trường cho sự phát triển bền vững cùng nhiều tiêu chí khác.Hơn thế nữa, từ năm 1990 đến nay, chỉ số phát triển con người của Nhật Bản luôn có xu hướng gia tăng Nguồn nhân lực của Nhật Bản cũng luôn được đánh giá cao, chỉ số nhân lực HCI (Human Capital Index) của Nhật Bản do diễn đàn kinh tế Thế giới (World Economic Forum) đánh giá những năm gần đây đều nằm trong top đầu trên Thế giới (năm 2015: xếp thứ 5, năm 2016: xếp thứ 4) Theo kết quả thống kê của bộ Kinh tế Nhật Bản, năm 2016 Nhật đang thiếu hơn 170 nghìn kỹ sư IT, và sự thiếu hụt này ngày càng trầm trọng lên trong tương lai Tới năm 2030 thì Nhật thiếu khoảng 800 nghìn kĩ sư IT Số lương kĩ sư này có phân bố thu nhập khoảng 5 triệu JPY/ năm ( khoảng 1 tỉ VND) Từ đây cho thấy, nguồn nhân lực IT chất lượng cao của Việt Nam sẽ có cơ hội trọng dụng ở Nhật ngày càng nhiều hơn 8 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)