1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đề tài mậu dịch châu ấn thuyền của nhật bản vào thế kỷ xvii và vai trò củanó đối với sự phát triển thương mại giữa nhật bản và đông nam á

22 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mậu Dịch Châu Ấn Thuyền Của Nhật Bản Vào Thế Kỷ XVII Và Vai Trò Của Nó Đối Với Sự Phát Triển Thương Mại Giữa Nhật Bản Và Đông Nam Á
Tác giả Lương Phương Thảo, Nguyễn Ngô Kymyn, Nguyễn Thị Hồng Thơ, Nguyễn Minh Thư, Phan Đoàng Hoàng Huy
Người hướng dẫn Ts. Huỳnh Phương Anh
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Nhật Bản
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 380,37 KB

Nội dung

Hơn nữa, thông quatác động thời kỳ hoàng kim của Châu Á 1450-1680, Nhật Bản là nước sản xuấtvàng, bạc, đồng lớn nhất khu vực Đông Á, có khi chiếm tới 30-40% lượng bạc sảnxuất ra toàn thế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA NHẬT BẢN HỌC

MÔN: LỊCH SỬ NHẬT BẢN Giảng viên: Ts Huỳnh Phương Anh

TIỂU LUẬN

Đề tài: Mậu dịch Châu Ấn Thuyền của Nhật Bản vào thế kỷ XVII và vai trò của

nó đối với sự phát triển thương mại giữa Nhật Bản và Đông Nam Á

Nhóm 4 ST

T

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 03 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA CHÂU ẤN THUYỀN 3

1.1 Bối cảnh lịch sử Nhật Bản lúc bấy giờ 3

1.2 Nguyên nhân đưa đến sự ra đời của Châu ấn thuyền 4

1.3 Khái quát về Châu ấn thuyền 5

CHƯƠNG 2: MẬU DỊCH CHÂU ẤN THUYỀN Ở ĐÔNG NAM Á 7

2.1 Khái quát lịch sử thời kỳ Châu ấn thuyền 7

2.2 Lý do Nhật Bản lại chọn Đông Nam Á làm điểm phát triển của Châu ấn thuyền 8

2.3 Mậu dịch Châu ấn thuyền ở Philippines 9

2.4 Mậu dịch Châu ấn thuyền ở Siam, Thái Lan 10

CHƯƠNG 3: CHÂU ẤN THUYỀN Ở VIỆT NAM 11

3.1 Bối cảnh lịch sử Châu Ấn thuyền du nhập vào Việt Nam 11

3.2 Lý do Châu ấn thuyền đến Việt Nam nhiều nhất 12

3.3 Hoạt động của Châu Ấn thuyền ở Việt Nam 13

3.3.1 Đàng Ngoài 13

3.3.2 Đàng Trong 14

3.4 Những lợi ích của Châu ấn thuyền mang đến cho Việt Nam 15

CHƯƠNG 4: KẾT THÚC THỜI KỲ CHÂU ẤN THUYỀN VÀ NHỮNG VẾT TÍCH CÒN SÓT LẠI 16

4.1 Lệnh "Sakoku" và sự chấm dứt chế độ Châu ấn thuyền 16

4.2 Những vết tích còn sót lại của Châu ấn thuyền 18

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

và tìm cách kiếm tiền Họ có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của mạnglưới buôn bán giữa Nhật Bản và Đông Nam Á lúc bấy giờ Những thương nhân nàykhông chỉ được hỗ trợ bởi Mạc phủ Tokugawa, mà còn được người Ayutthaya tạo điềukiện trong sinh sống và buôn bán Do đó, nhiều thương nhân Nhật Bản cư trú tạiAyutthaya cũng tham gia vào các vấn đề chính trị và quân sự của địa phương.m lànước dược Nhật Bản để đưa thuyền sang nhiều nhất Mối quan hệ giao hảo giữa haiquốc gia Việt Nam và Nhật Bản từ trước đến nay vẫn luôn khăng khít và ngày càngphát triển Châu Ấn thuyền chính là một trong những minh chứng cho mối quan hệngoại giao ấy giữa cả hai nước Suốt khoảng thời gian của “Thời kỳ Châu Ấn thuyền”thì nó đã đem lại những lợi ích không chỉ riêng Nhật Bản mà còn ở các nước kháctrong khu vực lẫn cả về các mặt kinh tế, chính trị và lẫn cả về mặt văn hóa.

Trang 4

CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI CỦA CHÂU ẤN THUYỀN

1.1 Bối cảnh lịch sử Nhật Bản lúc bấy giờ

Theo như sử sách Nhật Bản có viết, vào năm 1464, tể tướng đương triều là Ashikaga Yoshimasa do không có con trai nối dõi nên đã chọn em trai là Ashikaga Yoshimi làm người nối dõi Thế nhưng, năm 1465, Tướng quân Shogun Ashikaga Yoshimasa có được con trai nối dõi là Ashikaga Yoshihisa Vì vậy đã gây ra sự tranh giành quyền lực giữa hai chú cháu nhà Ashikaga Được biết vào năm 1467 là thời điểm xảy ra cuộc nội chiến này mà lịch sử gọi là Loạn Onin, nó đã làm Nhật Bản bị phân chia thành nhiều vùng đất và hàng trăm lãnh chúa ra đời làm nên một thời kỳ hỗn tạp nhất trong lịch sử Nhật Bản Đánh dấu thời kỳ chiến quốc và suy sụp của chế

độ phong kiến Nhật Bản

Chính vì thế quyền lực của Shogun ngày càng suy giảm mà thay vào đó là thời đại của các lãnh chúa địa phương (Daimyo - 大名) Nhiều lãnh chúa và gia tộc

Samurai đã gây chiến giành lấy quyền kiểm soát toàn bộ Nhật Bản, cuộc xung đột đã

mở rộng trên phạm vi cả nước và cuốn hút nhiều tầng lớp lao vào cuộc tàn sát kéo dài hơn một thế kỷ Có thể thấy sau Loạn Onin kết thúc từ cuối thế kỷ XV thì Nhật Bản lại tiếp tục bước vào thời kỳ Chiến quốc tàn khốc (Sengoku Jidai 1490 - 1600).Thế kỷ

XV là thời kỳ loạn lạc nhất trong lịch sử Nhật Bản Lúc này mọi quyền hành thuộc về tay tướng quân (quan tể tướng tiếng Nhật gọi là Shougun - 将軍), thiên hoàng chỉ còn quyền hành trên danh nghĩa, thế cục đất nước biến đổi khôn lường

Đến giữa thế kỉ XVI một khuynh hướng thống nhất đã bắt đầu xuất hiện ở NhậtBản với sự hình thành của một liên minh quân sự mà đứng đầu là: Oda Nobunaga (1534 - 1582), Toyotomi Hideyoshi (1536 - 1598), Tokugawa Ieyasu (1542 - 1616)

Sự thống nhất này là do quy mô ngày càng mở rộng của cuộc nội chiến và các

Daimyo nhận thấy không thể chiến đấu một cách độc lập nên đã tìm cách liên minh với nhau Oda Nobunaga được coi là người bảo vệ an ninh cho hoàng gia và là thế lực quân sự giữ vị trí quan trọng đối với Mạc phủ Tuy trải qua nhiều cuộc tiến công chínhphạt nhưng Oda Nobunaga vẫn chú trọng đến các vấn đề chính trị và xã hội, từ đó mở

ra một số chính sách quản lý mới Thế nhưng giấc mộng bá quyền vẫn còn dang dở thìngày 22/06/1582, Oda Nobunaga bị ám sát bởi Akechi Mitsuhide - thuộc hạ của ông

Trang 5

Sau đó, Toyotomi Hideyoshi tiếp nối Năm 1590, Hideyoshi đã cơ bản thống nhất đất nước Tình trạng “vụn vỡ” của Nhật Bản chấm dứt Ông đặc biệt coi trọng ngoại thương và bành trướng thế lực của Nhật Bản ra nước ngoài Vì vậy ông đã tiến hành xâm lược Triều Tiên hai lần (lần 1 năm 1593 và lần 2 năm 1597), tuy nhiên cả hai lần đều thất bại Trong khi Nhật Bản đang gặp khó khăn trong tất cả các cuộc tiến quân thì tháng 9 năm 1598, Hideyoshi lâm trọng bệnh và qua đời Nhật Bản lại đứng trước một thách thức lớn đó là chủ quyền dân tộc và lợi ích kinh tế nước nhà đang bị

đe dọa và sự xâm nhập của các quốc gia phương Tây

1.2 Nguyên nhân đưa đến sự ra đời của Châu ấn thuyền

Vào cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, cùng với công cuộc thống nhất đất nước,chính quyền Toyotomi Hideyoshi chủ trương mở rộng quan hệ ngoại thương, đặc biệtchú trọng đến khu vực Đông Nam Á Nhờ vậy, thương nghiệp ngày càng phát triểnmạnh mẽ Lúc này, Mạc phủ đã trao quyền thương mại cho những Daimyo thân tính,

nỗ lực kết hợp giao thương buôn bán với các nước bên ngoài và tìm thị trường kinhdoanh mới, nhất là khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Hơn nữa, thông quatác động thời kỳ hoàng kim của Châu Á (1450-1680), Nhật Bản là nước sản xuấtvàng, bạc, đồng lớn nhất khu vực Đông Á, có khi chiếm tới 30-40% lượng bạc sảnxuất ra toàn thế giới, đồng thời do tiếp nhận nhiều kỹ thuật mới từ phương Tây, đặcbiệt là đóng tàu Nhật Bản đã vận dụng nó trong trong các chuyến buôn vượt biển.Năm 1567, nhà Minh đã từ bỏ chủ trương bế quan tỏa cảng, cho thuyền buôn giaothương trở lại với các quốc gia Đông Nam Á nhưng vẫn cấm xuất khẩu một số nguyênliệu quan trọng (như tơ lụa, gốm sứ) sang Nhật Bản Như vậy, Nhật Bản nhận thức rõvai trò của hoạt động ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế Đồng thời nhằm giảiquyết những trở ngại trong buôn bán với Trung Quốc và phá vỡ thế độc quyền tronggiao thương với phương Tây, từ cuối thế kỉ XVI, cùng với các hành động kiên quyếtloại trừ hải tặc, các tàu Wako Hơn thế nữa, để khẳng định quyền lực trước các lãnhchúa, mọi người dân trong nước Nhật và hơn thế nữa là cả Châu Á mà trong đó đại lụcĐông Á là bàn đạp đầu tiên Chính vì vậy, trong mậu dịch đối ngoại, chỉ có thuyềnbuôn nào được cấp giấy phép mới có thể hợp lệ ra nước ngoài buôn bán Giấy phép ởđây chính là Shuinjo (Châu ấn trạng - 朱印状) và chế độ Shuinsen (Châu ấn thuyền -

Trang 6

giấy phép thông hành cho các thuyền buôn Nhật đi giao dịch ở Đông Nam Á, trong đó

có một thuyền đến Đại Việt Kể từ đó cho đến năm 1600, sau khi Mạc phủ Edo đượcthiết lập, Tokugawa Ieyasu vẫn tiếp tục thi hành chính sách đối ngoại tích cực, duy trì

và mở rộng chế độ cấp giấy phép cho các thương nhân ra nước ngoài buôn bán Mạcphủ không chỉ cấp “Châu ấn” cho các thương Nhật Bản mà còn lưu hành cho cả một

số thương gia ngoại quốc, trong đó có cả người phương Tây

1.3 Khái quát về Châu ấn thuyền

Chế độ Châu ấn thuyền (Shuinsen) – hay còn gọi là “Thuyền mang giấy phép

có đóng dấu đỏ” là loại thuyền buồm thương mại của Nhật Bản có trang bị vũ trang,được Mạc phủ Tokugawa cấp giấy phép thông hành có dấu triện đỏ (Shuinjo) chophép thương thuyền Nhật Bản vượt biển đi giao thương, buôn bán ở hải ngoại, trong

đó có Việt Nam đầu thế kỉ XVII Một Châu ấn thuyền thông thường có sức chứa lêntới 300 người và tải trọng khoảng 500-750 tấn, nhỏ hơn các tàu buôn tiêu chuẩn châu

Âu ở Đông Á, mớn nước thấp giúp nó dễ dàng hơn khi buôn bán ở khu vực cửa sônghay vùng nước ven bờ, trong khi thuyền vẫn đủ rộng để mang nhiều hàng hóa hay vật

tư dự trữ Chủ sở hữu thuyền là các gia tộc buôn lớn, các Daimyo, Những con tàunày được đóng ở nhiều nơi khác nhau trên khắp các lãnh địa Daimyo Nhật Bản, kể cả

ở trạm giao dịch của người Nhật ở Ayutthaya (vì chất lượng gỗ Xiêm và vì người Tháiđặt hàng) Nhưng phần lớn chúng xuất xưởng ở một nơi có tính quốc tế cao làNagasaki, kết hợp các thiết kế thân tàu, cánh buồm và cả vũ khí giữa phương tây, NhậtBản và Trung Hoa

Những con thuyền buồm thương mại chính thức có dấu triện đỏ (Shuinjo) lànhững loại thuyền hợp pháp, được trang bị vũ khí và được gọi là shuinsen (Châu ấnthuyền) Về cơ bản những chiếc thuyền này được đóng theo kỹ thuật của tàu Châu Âu,nên cấu tạo đuôi tàu, bánh lái, độ cao đuôi tàu, thành phía đuôi tàu là hoàn toàn giốngvới tàu châu Âu Điểm khác nhau duy nhất giữa thuyền Nhật Bản với thuyền châu Âu

và thuyền buồm Trung Quốc là bề rộng của đầu tàu Đầu tàu có bề ngang nhô ra rộnghơn so với bề ngang của thân tàu và giống với tàu chiến của Nhật Đầu tàu được gắnthêm 4-6 mái chèo nhằm sử dụng khi quay đầu tàu ở trong cảng hoặc ra vào ở nhữngcảng không có tàu kéo hỗ trợ Cánh buồm được thiết kế phối hợp cả kiểu thuyền

Trang 7

Trung Quốc và thuyền Châu Âu Ở cột buồm trước và cột chính thì kéo buồm lướikiểu Trung Quốc, cách giữ cột buồm cũng theo kiểu Trung Quốc nhưng ở phía đầu tàu

có một cánh buồm xéo được căng ngang theo kiểu Tây dương

cơ quan chịu trách nhiệm về việc cấp giấy phép Shuinjo gọi là Roju sẽ điều tra kỹ về

lý lịch của chủ tàu xin được cấp phép Tuy nhiên người viết Shuinjo lại là các trưởnglão của chùa Thiền (Zen) ở Kyoto đảm trách Sau khi viết xong, trưởng lão trình lênRoju và được đóng dấu đỏ của Shogun thì Shuinjo mới có hiệu lực Hầu hết cácShuinjo được cấp cho thương thuyền đều phải qua người giới thiệu trung gian Cácchủ tàu, thương nhân không thể gặp trực tiếp Shogun để xin cấp Shuinjo Người đượccác thương nhân nhờ giới thiệu để xin cấp hộ chiếu hàng hải nhiều nhất là viên quanđại thần phụ trách công việc nội chính cũng như ngoại giao trong thời đại Ieyasu Cácchủ tàu sau khi được cấp Shuinjo thường hay gửi biếu tặng người viết Shuinjo một góibạc trắng, đường, tơ lụa Trung Quốc để cảm tạ, xem như là tiền chấp bút, dĩ nhiênngười giới thiệu cũng được nhận nhiều vật phẩm quý hiếm của nước ngoài Về hìnhthức, bên phải của Shuinjo, ở dòng thứ nhất ghi nơi thuyền đi, dòng thứ 2 ghi nơithuyền đến Bên trái Shuinjo ghi ngày tháng năm cấp theo “can chi” và dấu ấn củachính quyền Mạc phủ Phía dưới ghi tên chủ tàu Những Shuinjo này được viết bằngnhững loại giấy tốt Trong cuốn “Dị quốc ngự Châu ấn trương” cũng ghi chép rằngtrong Shuinjo không phải chỉ có ngôn từ mà ngay đến cả giấy, cách sắp xếp câu chữ

và vị trí đóng dấu cũng được những người viết Shuinjo hết sức cẩn thận

Tháng 9 năm 1602, Tokugawa Ieyasu đã cho ban hành một lệnh trong đó có 3điều, quy định những ưu đãi của chính quyền Mạc phủ đối với tàu buôn nước ngoài:Đầu tiên, tàu thuyền các nước khi ghé vào cảng Nhật Bản do thời tiết xấu, không bị

Trang 8

Nhật gây trở ngại, dù họ là người nước nào cũng không bị thu hồi những vật dụng sởhữu cùng hàng hóa trên tàu Tiếp theo chính là việc mua bán hàng hóa trên tàu là dohai bên thỏa thuận Cấm mua bán một giá do đơn phương bên nào đặt ra Trường hợpkhông muốn ở cảng mà họ đến, tùy theo ý nguyện của thuyền trưởng sẽ cho họchuyển sang cảng khác và tự do buôn bán Cuối cùng là việc người nước ngoài muốnđến Nhật Bản do họ quyết định nhưng nghiêm cấm việc truyền bá tôn giáo vào NhậtBản.

CHƯƠNG 2: MẬU DỊCH CHÂU ẤN THUYỀN Ở ĐÔNG NAM Á

2.1 Khái quát lịch sử thời kỳ Châu ấn thuyền

Thời kỳ mậu dịch Châu ấn thuyền (1592-1635) trung bình hằng năm thuyềnbuôn của Nhật Bản cử đi 14 chuyến thuyền buôn với tổng số thành viên tham gia lênđến 80000 người Từ cuối thế kỉ XVI, đã có nhiều cộng đồng người Nhật định cư ởnước ngoài và lập nên những cảng Nhật, phố Nhật Sau khi Mạc phủ thực hiện chínhsách tỏa quốc, nhiều thủy thủ và thương nhân Nhật Bản đã không trở về nước và sốnghòa nhập với cư dân bản địa

Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Quốc tế của trường Đại học Nữ Chiêu Hòa(Nhật Bản), khoảng từ năm 1600 đến 1635, chính quyền Mạc phủ Tokugawa đã chophép 354 Châu Ấn thuyền ra hải ngoại buôn bán dưới giấy phép thông hành hợp pháp.Trong đó có 130 Châu ấn thuyền trực tiếp đến Đại Việt và 86 Châu ấn thuyền của Mạcphủ cập cảng thị Hội An Ngoài ra, còn có một số thương thuyền cập bến nhưngkhông có giấy phép, hoặc những thương thuyền lưu thông trên con đường giao thươnghàng hải quốc tế đã ghé vào cảng Hội An để nghỉ ngơi, mua nước ngọt, hay tránhbão,

Vào thời kỳ Châu ấn thuyền, Nhật Bản đã có quan hệ với 18 quốc gia và khuvực lãnh thổ nhưng chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á Từ năm 1604 đến 1635 đã

có tổng số 356 thuyền buôn Châu ấn thuyền đến Đông Nam Á và Đài Loan Theo đó

đã có 87 chiếc đến Đàng Trong, số thuyền đến Ayutthaya (Siam) và Luzon(Philippines) là 56 chiếc và 54 chiếc, đến Campuchia là 44 chiếc và Đàng Ngoài(Tonkin) là 37 chiếc Nhưng từ những năm 30 của thế XVII trở đi, vì nhiều nguyên

Trang 9

nhân, Nhật Bản đã từng bước thực thi chính sách hạn chế hải thương Vì vậy có thểnói đây là thời kỳ hoàng kim của chế độ mậu dịch Châu ấn thuyền

Thống kê số Châu Ấn Thuyền đến các nước

2.2 Lý do Nhật Bản lại chọn Đông Nam Á làm điểm phát triển của Châu ấn thuyền

Việc lựa chọn Đông Nam Á như là thị trường mới cho thương mại Nhật Bản do nhữngnguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, sau một thời gian dài nội chiến, chính sách chính trị, kinh tế củaTokugawa đã đem cho đất nước thống nhất, xã hội thái bình, nhu cầu hưởng thụ tăngcao thôi thúc các thương nhân tăng cường buôn bán với nước ngoài để đáp ứng nhucầu mới của xã hội Hơn nữa, sau khi đất nước thống nhất , ở Nhật, đã hình thành cácthành phố thương mại lớn như Edo, Kyoto, Sakai, Osaka, Hirado và một tầng lớp đạithương giàu có, các daimyo tham gia hoạt động thương mại Họ có khả năng về tàichính và kiến thức, hăng hái tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế

Thứ hai, lúc bấy giờ Nhật Bản là nước sản xuất vàng, bạc, đồng nhiều nhất khuvực Đông Á Theo tính toán của Iwao Seiichi, đương thời, ngoại trừ Nhật Bản, toànthế giới chỉ sản xuất được 390 đến 420 tấn bạc, nhưng có lúc, Nhật Bản sản xuất được

Trang 10

30-40% lượng bạc của thế giới Nhờ đó, Nhật Bản có tiền và đó cũng là hàng để traođổi với các nước, có thể mua bán được khối lượng hàng lớn và quý của các nước.

Thứ 3, đây là thời kỳ đại hàng hải, các thuyền buôn lớn của các nước phươngTây ồ ạt sang châu Á buôn bán Nhờ đó mà người Nhật đã nhanh chóng tiếp thu kỹthuật hàng hải và mua của người phương Tây các kỹ thuật phục vụ hành hải Điều nàycho phép thương nhân người Nhật có khả năng vượt biển khơi, buôn bán lớn và lâudài ở nước ngoài

Thứ 4, do chính sách Hải cấm (Haijin) của nhà Minh Trung Quốc Từ nămHồng Vũ thứ 4 (1371), nhà Minh ra lệnh nghiêm cấm người Trung Quốc giao thươnghàng hải với các nước khác Lệnh cấm này đã khiến cho một số mặt hàng buôn bántruyền thống giữa Trung Họa và Nhật Bản như tơ lụa, gốm sứ, bị cấm vận chuyển Do

đó, thương nhân Nhật Bản phải tìm mua những mặt hàng thay thế ở các nước khácnhư: Việt Nam, Thái Lan; hoặc dùng hải cảng của các nước này để trung chuyển hànghóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa Người Nhật quyết định hướng về Đông Nam Á, tìmkiếm những nguồn hàng và thị trường mới Điều này khiến cho các cảng thị ở vùngbiển Đông Nam Á trở thành những mắt xích quan trọng trong mạng lưới giao thươngđường biển giữa Nhật Bản – Trung Hoa và ngược lại Người Nhật đã thiết lập các mốiquan hệ với các quốc gia và trung tâm thương mại quốc tế ở khu vực Đông Nam Á

2.3 Mậu dịch Châu ấn thuyền ở Philippines

Trong giai đoạn 1604 - 1635, hơn 356 tàu Nhật Bản đã lấy được Châu Ấn trạng

và căng buồm ra khơi Trong đó có 54 chiếc thuyền đến cảng Minalia chiếm 15,17%.Trong đó giai đoạn tập trung cao nhất là 1599 - 1609 có 41 chiếc thuyền đến Minalia.Như vậy, ước tính 10 năm sẽ có 4 chiếc Châu ấn thuyền được cử đến Philippines Trên cơ sở phát triển của những hoạt động thương mại, số lượng người Nhật đếnPhilippines cũng ngày càng tăng Từ năm 1571, có khoảng 20 người Nhật tới và sinhsống tại Minalia, họ chủ yếu là tín đồ của Thiên Chúa giáo Năm 1593, số người Nhật

ở vùng Dilao - ngoại ô Minalia tăng đến 400 người Năm 1606, con số này tăng đến

1500 và năm 1619 là 2000 người Những năm 1620 - 1623, đã tăng đến 3000 ngườigấp 2 lần số người Nhật định cư tại Ayutthaya và gấp 15 lần số người Nhật ở Hội An.Đến năm 1632, còn khoảng 1800 người Nhật Bản ở Philippines nhưng đến năm 1639,

Trang 11

do chính quyền Edo thực hiện chính sách Sakoku (tỏa quốc) hết sức khắc nghiệt, buộcngười Nhật ở nước ngoài phải trở về nước Chính vì vậy, số người Nhật ở Philippineschỉ còn lại 800 người

2.4 Mậu dịch Châu ấn thuyền ở Siam, Thái Lan

Mối quan hệ Nhật Bản - Thái Lan xuất phát từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỷXVII và chính thức được xác lập dưới thời vua Agathosarot (1605 - 1609) ở Thái Lan

và Tướng quân Tokugawa Ieyasu của Nhật Bản Năm 1606, với tư cách là Tướng quâncủa Nhật Bản, Tokugawa Ieyasu đã gửi thư cho quốc vương Thái Lan đề nghị muatrầm hương Hơn thế để bày tỏ lòng thành, ông đã gửi cho quốc vương Thái Lan 1 bộ

áo giáp và 10 thanh kiếm quý và cam kết sẽ bảo đảm an toàn, tạo điều kiện thuận lợicho thuyền buôn của Thái Lan vào Nhật Bản buôn bán và trao đổi hàng hóa Từ đây,các thương gia Nhật Bản đã bắt đầu buôn bán với Thái Lan một cách thường xuyên.Một số thương nhân giàu có đã quyết định cư trú tại Thái Lan để mở rộng phạm vikinh doanh của gia đình họ Một số khác là những nhà thám hiểm đã nắm bắt cơ hội

và tìm cách kiếm tiền Họ có đóng góp rất lớn đối với sự thành công của mạng lướibuôn bán giữa Nhật Bản và Đông Nam Á lúc bấy giờ Những thương nhân này khôngchỉ được hỗ trợ bởi Mạc phủ Tokugawa, mà còn được người Thái Lan tạo điều kiệntrong sinh sống và buôn bán Vì vậy, nhiều thương nhân Nhật Bản cư trú tại Ayutthayacũng tham gia vào các vấn đề chính trị và quân sự của địa phương Theo ghi chép củacuốn “Dị quốc Ngự Châu ấn thuyền” (Ikoku Goshuinsen), thì trong giai đoạn 1604 -

1616, có 36 thuyền đến Thái Lan Các tàu buôn đến Thái Lan chủ yếu mua da hươu,

da cá sấu, trầm hương, dược liệu, hồi, quế và gỗ sappan (gỗ tô mộc) Đó đều là đồ cógiá trị rất cao và được người Nhật đặc biệt yêu thích Vì quan hệ Nhật Bản - Thái Lanngày càng hưng thịnh nên số kiều dân Nhật Bản tăng lên tới 1500 người Họ lập nêncác phố người Nhật (Nihonmachi) với sự đại diện của một vị người Nhật Đến đầu thế

kỷ XVII, Nhật Bản - Thái Lan là mối giao thương vô cùng quan trọng của nhau Đặcbiệt trong giai đoạn này, có một người Nhật tên là Yamada Nagamasa rất có tiếng đốivới triều đình Siam Ông xuất thân từ gia đình quý tộc nhưng lại có niềm đam mêphiêu lưu nước ngoài Năm 1612, ông đến Thái Lan và được mời làm quan trong triềuđình, một thời gian sau thì ông kết hôn với một người phụ nữ Siam Nhờ có địa vị và

uy tín nên ông được triều đình tin tưởng giao cho lãnh đạo cộng đồng Nhật kiều ở

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w