Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KÌ NỘI DUNG VÀ CÁCH TRÌNH BÀY KIỀN THỨC NGÔN NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THƠNG CHƯƠNG TRÌNH 200
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ NỘI DUNG VÀ CÁCH TRÌNH BÀY KIỀN THỨC NGÔN NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH 2006
Năm học: 2023-2024
Giảng viên : Đỗ Hồng Dương Sinh viên : Phạm Khánh Huyền Ngày sinh : 10/12/2002
Ngành đào tạo : Ngôn Ngữ Học
Mã sinh viên : 20031044
Trang 2LỜI CẢM ƠN
“Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – ĐHQGHN
vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Đỗ Hồng Dương đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn
Lời cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.”
Trang 3M ỤC LỤC
I/ PHÂN BI ỆT DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT VỚI TƯ CÁCH LÀ NGÔN
NG Ữ THỨ NHẤT, NGÔN NGỮ THỨ HAI, NGOẠI NGỮ VÀ NGÔN
NG Ữ DI SẢN 3
II/ NÊU N ỘI DUNG VÀ TRÌNH BÀY MỘT KIẾN THỨC NGÔN NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA PH Ổ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH 2006 (CÓ SO SÁNH V ỚI CHƯƠNG TRÌNH 2018) 6
1 Đặt vấn đề 6
2 Giải quyết vấn đề 7
2.1 Đối tượng và tư liệu nghiên cứu 7
2.2 Phân tích 7
2.2.1 Nội dung kiến thức về các kiểu câu theo câu trúc (ai làm gì? ai là gì? ai th ế nào?) chương trình năm 2006 7
2.2.2 Hình thức trình bày về các kiểu câu theo câu trúc (ai làm gì? ai là gì? ai th ế nào?) chương trình năm 2006 2.3 So sánh 12
2.3.1 Nội dung kiến thức về các kiểu câu theo câu trúc (ai làm gì? ai là gì? ai th ế nào?) chương trình năm 2018 12
2.3.2 Hình thức trình bày về các kiểu câu theo câu trúc (ai làm gì? ai là gì? ai th ế nào?) chương trình năm 2018 14
2.4 Đánh giá và nhận xét 15
2.4.1 Đánh giá về nội dung kiến thức trong sách giáo khoa phổ thông năm 2006 15
2.4.2 Đánh giá về hình thức trình bày kiến thức trong sách giáo khoa ph ổ thông năm 2006 16
3 III/ KẾT LUẬN 17
4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4N ội dung đề bài:
1 Phân biệt dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất, ngôn
ngữ thứ hai, ngoại ngữ, ngôn ngữ di sản
2 Nêu nội dung và cách trình bày một kiến thức ngôn ngữ trong sách giáo khoa phổ thông chương tình 2006 (có so sánh với sách giáo khoa 2018)
N ội dung bài làm:
I/ PHÂN BI ỆT DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT VỚI TƯ CÁCH LÀ NGÔN
NG Ữ THỨ NHẤT, NGÔN NGỮ THỨ HAI, NGOẠI NGỮ VÀ NGÔN
NG Ữ DI SẢN 1.1 Dạy và học ngôn ngữ Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất
Theo Richards và đồng sự (1992: 140, 238), “tiếng mẹ đẻ của một người là
tiếng nói của người phụ nữ sinh ra người đó hay ngôn ngữ thứ nhất và được
thụ đắc trước tiên tại nhà”
Khi nói về việc dạy ngôn ngữ Tiếng Việt, người dạy có tư cách là người nơi khác, người không phải là người bản ngữ Tiếng Việt, nhưng có kiến thức và
kỹ năng về Tiếng Việt đủ để giảng dạy Người dạy sẽ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng và quy tắc của ngôn ngữ Tiếng Việt cho người
học Họ sẽ sử dụng các phương pháp giảng dạy như lý thuyết, bài giảng, hoạt động nhóm, bài tập và đánh giá để giúp người học nắm bắt ngôn ngữ
Khi học ngôn ngữ Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất, người học có
tư cách là người bản ngữ Tiếng Việt Trong trường hợp này, mục tiêu của việc
học không phải là học từ ngữ, ngữ pháp hay quy tắc ngôn ngữ, mà là phát triển và mở rộng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt Người học sẽ nghiên
cứu văn bản, văn hóa, lịch sử và các khía cạnh khác của ngôn ngữ Tiếng Việt
để hiểu sâu hơn về ngôn ngữ và áp dụng nó trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày
Trang 5Tổng kết: dạy ngôn ngữ Tiếng Việt là quá trình truyền đạt kiến thức và kỹ năng Tiếng Việt từ người không phải là người bản ngữ cho người học Trong khi đó, học ngôn ngữ Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ nhất sẽ tập trung vào phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của người bản ngữ
1.2 Dạy và học ngôn ngữ Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai
Khi dạy ngôn ngữ Tiếng Việt cho người học là ngôn ngữ thứ hai, người dạy thường có tư cách là người bản ngữ Tiếng Việt hoặc có kiến thức chuyên sâu
về Tiếng Việt Người dạy sẽ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức về ngữ pháp, từ vựng, giao tiếp, và các yếu tố khác của ngôn ngữ Tiếng Việt Họ sử
dụng phương pháp giảng dạy chuyên môn, tài liệu học tập, bài tập và các hoạt động tương tác để giúp người học phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt Khi học ngôn ngữ Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai, người học đã
có ngôn ngữ mẹ đẻ khác và đang học Tiếng Việt như một ngôn ngữ thêm
Mục tiêu của việc học là nắm bắt và phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
Tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp Người học tập trung vào việc học
từ vựng, ngữ pháp, lắng nghe, nói, đọc và viết bằng Tiếng Việt Họ thường tham gia vào các khóa học, lớp học, hoặc sử dụng các tài liệu học tập và nguồn tài nguyên trực tuyến để nâng cao kỹ năng Tiếng Việt của mình
Tổng kết: dạy ngôn ngữ Tiếng Việt là quá trình truyền đạt kiến thức và kỹ năng Tiếng Việt cho người học là ngôn ngữ thứ hai Trong khi đó, học ngôn ngữ Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai tập trung vào việc học và phát triển kỹ năng sử dụng Tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp
1.3 Dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ
Theo Richards và đồng sự (1992: 142), là “một ngôn ngữ không phải là tiếng
bản ngữ của một nước, thường là hoặc để giao tiếp với người nước ngoài nói ngôn ngữ đó hoặc để đọc tài liệu viết bằng ngôn ngữ đó” Do vậy, dạy tiếng
Trang 6Việt với tư cách là ngoại ngữ đề cập đến việc dạy và học tiếng Việt cho
những người không phải là người bản xứ hoặc có ngôn ngữ này là ngôn ngữ
thứ nhất của mình Dạy và học tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ dành cho những người nước ngoài hoặc người có nền văn hóa và ngôn ngữ khác, mục tiêu của việc dạy và học này giúp người đọc có khả năng giao tiếp, đọc và viết
tiếng Việt theo đó hiểu hơn về văn hóa Việt Nam Về nội dung, phương pháo
và tài liệu dạy học tiếng Việt với tư cách là ngoại ngữ sẽ khác biệt so với việc
dạy và học tiếng Việt như một ngôn ngữ mẹ đẻ vì khi ấy người học cần học cả
tiếng và chữ còn đối việc việc dạy tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ người học đang học chữ vì đã tiếp xúc với tiếng từ trước đó rồi Vì vậy, quá trình dạy và
học này sẽ bao gồm việc giảng dạy từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng nghe, nói, đọc
và viết tiếng Việt được thiết kế phù hợp cho người học – những người không
có sự tiếp xúc tự nhiên với tiếng Việt
1.4 Dạy và học ngôn ngữ Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ di sản
Dạy và học ngôn ngữ Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ di sản đề cập đến
việc truyền đạt và học ngôn ngữ Tiếng Việt trong bối cảnh ngôn ngữ được coi
là một phần quan trọng của di sản văn hóa và lịch sử của một dân tộc hay
cộng đồng
Khi dạy ngôn ngữ Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ di sản, người dạy thường là người có kiến thức sâu về lịch sử, văn hóa và giá trị di sản của ngôn
ngữ Tiếng Việt Người dạy cung cấp kiến thức về ngôn ngữ Tiếng Việt, bao gồm cả các yếu tố lịch sử, văn hóa, phong tục, truyền thống và giá trị di sản liên quan đến ngôn ngữ Họ sử dụng các phương pháp dạy học nhằm bảo tồn
và truyền bá ngôn ngữ di sản đến thế hệ tiếp theo
Khi học ngôn ngữ Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ di sản, người học có mục tiêu không chỉ là nắm bắt kiến thức và kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, mà còn là hiểu và đánh giá giá trị di sản văn hóa và lịch sử của ngôn ngữ Người
Trang 7học nghiên cứu về ngôn ngữ Tiếng Việt trong ngữ cảnh di sản, khám phá các tài liệu, tác phẩm văn học, và các biểu hiện văn hóa liên quan đến ngôn ngữ
Họ cũng tham gia vào các hoạt động giao lưu, trao đổi văn hóa và bảo tồn ngôn ngữ di sản của Tiếng Việt
II/ NÊU N ỘI DUNG VÀ TRÌNH BÀY MỘT KIẾN THỨC NGÔN NGỮ TRONG SÁCH GIÁO KHOA PH Ổ THÔNG CHƯƠNG TRÌNH 2006
(CÓ SO SÁNH V ỚI CHƯƠNG TRÌNH 2018)
1 Đặt vấn đề
Chương trình giáo dục phổ thông 2006 sẽ xác định cho học sinh các kĩ năng ( nghe, nói, đọc, viết) để học tập thông qua hoạt động giao tiếp, vận dụng và tận
dụng kiến thức về ngôn ngữ đã học được Nội dung được dạy và học của chương trình năm 2006 được hệ thống qua các loại bài học hoặc phân môn cụ thể, viết theo hai trục kiến thức và kỹ năng Mục tiêu của chương tình 2006 hướng đến nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng, giải thích, hướng dẫn, chương trình có 3 nguyên tắc xây dựng: Dạy học tiếng Việt thông qua hoạt động giao
tiếp, tận dụng những kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt của học sinh, vận dụng quan điểm tích hợp trong dạy học tiếng Việt Trục kiến thức sẽ đề cập đến các tri thức về ngôn ngữ tiếng Việt, tập làm văn, tập đọc, chữ viết, từ vựng, tri
thức về tập làm văn và văn học thông qua đó sẽ được vạch ra cụ thể về tri
thức liên quan đến giao tiếp ngôn ngữ, tri thức về văn bản được đề cập đến rất nhiều vấn đề trong cuộc sống chú trọng về cả tri thức Việt ngữ học cấu trúc và Việt ngữ học chức năng Đối với mặt kĩ năng sẽ đề cập đến nghe, nói, đọc,
viết mở rộng các kiểu văn bản luyện đọc và luyện viết
Sách giáo khoa phổ thông chương trình 2006 phần kiến thức ngôn ngữ liên quan đến các kiểu câu theo cấu trúc (ai làm gì? ai là gì? ai thế nào?) được dạy
ở chương trình lớp 2, lớp 3 và lớp 4 Lý thuyết chủ yếu được dạy ở chương trình lớp 2 và các bài tập áp dụng và luyện tập sẽ được đưa vào dạy ở chương
Trang 8trình lớp 3, lớp 4 trong phần Luyện từ và câu Về nội dung và cách trình bày trong sách giáo khoa phổ thông chương trình 2006 phần nội dung kiến thức có
sự mở rộng cùng với thực hành bài tập đi kèm, phần hình thức xét trên tổng quan vẫn đảm bảo được tiêu chí thu hút về thị giác, dễ hiểu và dễ học Nhưng,
mỗi khung chương trình của từng năm sẽ có những ưu và nhược điểm riêng
biệt để có thể có cái nhìn sâu hơn và tổng quan hơn thì nội dung kiến thức này
sẽ được “ đem lên bàn cân” so sánh với khung chương trình năm 2018
2 Giải quyết vấn đề
2.1 Đối tượng và tư liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được quan sát và nghiên cứu là sách giáo khoa phổ thông chương trình 2006 phần kiểu câu theo cấu trúc (ai làm gì? ai là gì? ai thế nào?) chương trình lớp 2, lớp 3 và lớp 4
Sách giáo khoa phổ thông chương tình 2018 bộ sách Kết nối tri thức với Cuộc
sống
Tư liệu nghiên cứu
Sách giáo khoa tiếng Việt 2 tập 1 Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Sách giáo khoa tiếng Việt 3 tập 1 Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Sách giáo khoa tiếng Việt 4 tập 2 Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Sách tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 Nhà xuất bản giáo dục
Việt Nam
2.2 Phân tích
2.2.1 Nội dung kiến thức về các kiểu câu theo câu trúc (ai làm gì? ai là
gì? ai th ế nào?) chương trình năm 2006
Trang 9Tổng quan về nội dung kiến thức mở đầu phần nội dung kiến thức mới, sách giao khoa sẽ đưa ra các dạng bài tập trước khi đến phần lý thuyết chính, cụ
thể các dạng bài tập sẽ liên quan đến hình ảnh, dựa vào đó học sinh sẽ đi tìm những sự vật, hành động ứng với nội dung của hình ảnh đã cho trước đó Điều này sẽ giúp các em có thể khái quát được tư duy và suy nghĩ thông qua những tác động từ thị giác
Đối tượng mà phần kiến thức các kiểu câu tiếp cận chính là các học sinh từ lớp 2 đến lớp 4 vì vậy mà nội dung kiến thức sẽ thường đi kèm cùng bài tập
để trẻ có thể dễ hình dung và tiếp cận từ đó sẽ hiểu bài tự nhiên chứ không áp
dụng quá nhiều đến lý thuyết mà thông qua thực hành để trẻ có thể hiểu được
nội dung Bản chất của phần kiến thức này là các dạng câu hỏi để học sinh có
thể trả lời, thế nhưng thực trạng cho thấy ở độ tuổi tiểu học trẻ vẫn chưa đủ
nhận thức rõ cũng như ở độ tuổi thiếu tập trung hơn vì vậy phần kiến thức này
sẽ dễ bị nhầm lẫn Chính vì điều đó, phần nội dung cần được trình bày như
thế nào cũng là điều rất quan trọng khi ảnh hưởng trực tiếp đến sự am hiểu và
tư duy của học sinh
Như đã nói từ trước phần nội dung kiến thức sẽ được trình bày dưới dạng bài
tập theo mức độ khó dần, lý thuyết sẽ được đề cập giảng dạy trong quá trình
học cả học sinh thế nhưng phần kiến thức này dễ khiến các em nhầm lẫn nên
phần thức hành bài tập đóng vài trò quan trọng đến độ hiểu của học sinh Các dạng bài tập sẽ là đặt câu Ai, con gì, cái gì/ là gì? Sách giao khoa sẽ đưa ra ví
dụ sẵn: (ai – bạn Vân Anh) / (là gì – là học sinh lớp 2A) đây là cách học nội dung lý thuyết theo cách hiểu tự nhiên của trẻ dựa trên hình thức thực hành bài tập là đặt câu Dựa vào câu mẫu mà sách giáo khoa đã cho từ trước học sinh sẽ thỏa sức sáng tạo ra những câu từ mới hơn, dạng bài tập dựa vào cấu trúc để có thể đặt câu theo chủ đề về sự vật, các chủ đề sẽ liên quan đến
Trang 10những điều gần gũi xung quanh các em như trường em, môn học, làng xóm nươi các em sống để các em có thể đặt câu liên quan đến (ai là gì) dễ dàng hơn Bài tập cuối cùng là từ cấu trúc câu đã đặt ở bài tập hai học sinh cần đặt câu với bộ phận in đậm được gọi ý từ sách giáo khoa, đây cũng là dạng bài
tập có tính ứng dụng cao và khó đối với các em học sinh khi cần phải áp dựng
kiến thức từ hai dạng trước là linh hoạt trong khả năng sáng tạo để đáp ứng
nội dung cho dạng bài thứ ba, khi thông qua phần từ đã được cho trước có thể đặt cụm câu “ai là gì” Thông qua dạng bài tập cuối chính là hệ thống kiến
thức cũng như duy trì trí nhớ về dạng kiểu câu đó cho các em
Kiến thức về kiểu câu này được trình bày trong sách tiếng Việt lớp 4, khi khả năng kiến thức của các em đã chắc hơn, và nhận biết cũng như ý thức rõ các
sự vật xung quanh mình để trả lời cho nội dung Ai thế nào? Nhưng điểm chung đối với mẫu câu trên vẫn được trình bày dưới dạng bài tập
Dạng bài tập đầu tiên có các hình ảnh chứa chủ thể sự vật và các mục a, b, c,
d có các câu hỏi chứa cụm từ Thế nào?, ở phía bên phải là những tính từ miêu
tả chủ thể đó (xinh đẹp, khỏe, chăm chỉ,cao, ), cũng là câu trả lời cho Thế nào? Mỗi một câu hỏi sẽ có từ 3-4 gợi ý mô tả về chủ thể được nhắc đến trong câu hỏi để học sinh có thể thông qua thị giác hình ảnh để nhận biết được từ
ngữ miêu tả phù hợp đối với chủ thể trong câu hỏi Dạng bài thứ hai giúp học sinh hiểu rõ hơn về kiến thức của kiểu câu Ai Thế nào?, học sinh sẽ được thực hành bài tập nêu ra những từ chỉ đặc điểm của người và vật theo từng chủ đề như tính tình, đi kèm với ví dụ có sẵn nhưng đến dạng bài này sẽ không có hình ảnh kèm theo mà chỉ có ví dụ đi kèm học sinh sẽ phải lựa chọn những từ
ngữ thông qua mẫu đoạn văn đã được cho trước để có thể lựa chọn phù hợp Dạng bài cuối cùng là dạng bài yêu cầu học sinh đặt câu với những từ ngữ tìm được, loại bài tập này sẽ giúp tăng khả năng quan sát kích thích não bộ để học