Tiểu luận cuối kì đề tài giá trị lịch sử, pháp lý của tuyên ngôn độc lập và hiến pháp 1946

11 0 0
Tiểu luận cuối kì đề tài  giá trị lịch sử, pháp lý của tuyên ngôn độc lập và hiến pháp 1946

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiến pháp 1946 khẳng định đường lối đại đoàn kết, thống nhất ý chí toàn dân tộc...8 Trang 3 MỞ ĐẦU:Giá trị của Tuyên ngôn Độc lập chính là mở ra một kỷ nguyên độc lập dântộc và dân chủ

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT - - TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN LỊCH SƯ NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT ĐỀ TÀI: Giá trị lịch sử, pháp lý của Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1946 Giảng viên: TS Phan Thị Lan Phương TS Phạm Thị Duyên Thảo Sinh viên thực hiện: Ngô Tuệ Linh Mã sinh viên: 20032209 Ngày sinh: 28/03/2002 Lớp: K13-LH - BK 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỤC LỤC MỞ ĐẦU: 2 I Giá trị lịch sử, pháp lí của tuyên ngôn độc lập: 2 1 Hoàn cảnh ra đời: 2 2 Giá trị lịch sử: 2 3 Giá trị pháp lý: 4 3.1 Tuyên ngôn độc lập tuyên bố nước Việt Nam “đã thành một nước tự do độc lập”, “thoát ly khỏi quan hệ với Pháp”: 4 3.2 Tuyên ngôn độc lập đặt cơ sở pháp lý cho sự ra đời của bản Hiến pháp năm 1946 5 II Giá trị lịch sử, pháp lí của Hiến pháp 1946: 5 1 Hoàn cảnh ra đời: 5 2 Giá trị lịch sử: 6 3 Giá trị pháp lý: 7 3.1.Hiến pháp 1946 công nhận và bảo đảm quyền hợp pháp của công dân: 7 3.2 Đề ra nguyên tắc cho việc tổ chức bộ máy nhà nước 7 3.3 Hiến pháp 1946 khẳng định đường lối đại đoàn kết, thống nhất ý chí toàn dân tộc .8 KẾT LUẬN 9 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỞ ĐẦU: Giá trị của Tuyên ngôn Độc lập chính là mở ra một kỷ nguyên độc lập dân tộc và dân chủ cộng hòa, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và do đó đã mở ra một kỷ nguyên Hiến pháp cho Việt Nam, định hướng những tư tưởng chiến lược cho việc xác lập mọi bản Hiến pháp của nước ta trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cũng như trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay Dưới đây là bài phân tích về những giá trị lịch sử, pháp lý của tuyên ngôn độc lập và hiên pháp năm 1946 I Giá trị lịch sử, pháp lí của tuyên ngôn độc lập: 1 Hoàn cảnh ra đời: Tháng 8/1945 nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, cướp chính quyền, giành lại độc lập Nền độc lập vừa giành lại được có nguy cơ bị đe dọa trước tình hình chính trị phức tạp Trên thế giới, nội bộ phe đồng minh có mâu thuẫn giữa Anh Pháp, Mĩ và Liên xô Theo nhận định của Đảng cộng sản VN trong hội nghị đảng toàn quốc 15/8/1945 thì mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc "Anh và Mĩ nhân nhượng với Pháp Cho Pháp quay trở lại Đông Dương" Hơn nữa, Pháp đã dùng những chiêu bài, luận điệu xảo trá để che mắt dư luận thế giới như Khai hóa văn minh, bảo hộ thuộc địa để quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (ngày 19/8/1945), 7 ngày sau đó, tức ngày 26/8/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội Trong căn nhà số 48, đường Hàng Ngang, Người đã soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập để ngày 2/9/1945, đọc trước quảng trường Ba Đình, Hà Nội 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 2 Giá trị lịch sử: Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã kế thừa những giá trị truyền thống hết sức quý báu của dân tộc được thể hiện tiêu biểu trong những áng thiên cổ hùng văn như Nam quốc sơn hà, Đại cáo bình ngô… đồng thời nâng lên tầm cao mới Trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tố cáo đanh thép chế độ thống trị thống trị tàn bạo và phản động của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam Đó là những hành động trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa của những cuộc Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp Tuyên ngôn Độc lập – văn kiện mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược và biến Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đời sống của nhân dân Việt Nam vô cùng cực khổ, lầm than Không cam chịu ách thống trị ngoại bang, nhiều phong trào đấu tranh yêu nước đã diễn ra sôi nổi, nhưng đều bị chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp đẫm máu Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Cách mạng lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Người soạn thảo, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Tuyên ngôn Độc lập của của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo là sự khẳng định thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam Đó là trang sử chói lọi đánh dấu sự kết thúc của chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ thực dân, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên của độc lập, tự do, hạnh phúc 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có ý nghĩa vượt thời đại khi những tư tưởng, quan điểm của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị Đó là sự thống nhất biện chứng giữa quyền độc lập dân tộc và quyền sống của mỗi con người, đó là sự thể hiện giữa khát vọng sống trong hòa bình, tự do với tinh thần kiên quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền độc lập tự do Năm tháng qua đi nhưng tinh thần của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vẫn luôn sống mãi trong lòng các thế hệ người Việt Nam không chỉ bởi giá trị lịch sử, pháp lý mà còn bởi giá trị nhân văn cao cả về quyền con người, quyền của dân tộc được sống trong độc lập tự do như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ấp ủ và cống hiến cả cuộc đời mình để thực hiện 3 Giá trị pháp lý: 3.1 Tuyên ngôn độc lập tuyên bố nước Việt Nam “đã thành một nước tự do độc lập”, “thoát ly khỏi quan hệ với Pháp”: Đại diện cho chính phủ lâm thời của nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố “thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” và tin tưởng đồng thời khẳng định “các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.” Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất chống thực dân, chống phát xít dân tộc ta và khẳng định: "Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!" Bản Tuyên ngôn độc lập là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một lời thề thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” 3.2 Tuyên ngôn độc lập đặt cơ sở pháp lý cho sự ra đời của bản Hiến pháp năm 1946 khi Hiến pháp năm 1946 được công bố thì những điều căn bản nhất về chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân mà Tuyên ngôn định ra đã được thể hiện đầy đủ nhất trong Hiến pháp Điều thứ 1 ghi nhận: “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Những quyền cơ bản của công dân đều được ghi rõ: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá; đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình Tiếp đó, những điều căn bản nhất khẳng định chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân đã được xác lập, như: Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra; Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia; Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra… Như vậy, cho thấy, ý chí chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân mà Tuyên ngôn độc lập khẳng định đã tạo cơ sở, tiền đề cho Hiến pháp thể hiện cụ thể hơn II Giá trị lịch sử, pháp lí của Hiến pháp 1946: 1 Hoàn cảnh ra đời: Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Ngay sau đó, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3-9-1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ Một trong những nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng Hiến pháp Người viết: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ" Ngày 20-9-1945, Chính phủ Lâm thời ra Sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Tháng 11-1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và bản dự thảo được công bố cho toàn dân thảo luận Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho bản dự thảo Hiến pháp chứa đựng mơ ước bao đời của nhân dân ta về độc lập và tự do Ngày 2-3-1946, Quốc hội đã nghe Chính phủ trình bày bản dự thảo Hiến pháp Trên cơ sở đó, Quốc hội (Khoá I, Kỳ họp thứ nhất) đã thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người, đại biểu của nhiều tổ chức, đảng phái khác nhau do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Ban dự thảo có nhiệm vụ tổng kết các ý kiến đóng góp của nhân dân và xây dựng bản dự thảo cuối cùng để đưa ra Quốc hội xem xét và thông qua Ngày 28-10-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá I đã khai mạc Ngày 9-11-1946, sau hơn mười ngày làm việc khẩn trương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống 2 Giá trị lịch sử: Hiến pháp 1946 như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đó là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà” “Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập…, dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do…, phụ nữ Việt Nam được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp” 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Hiến pháp năm 1946 ra đời là sự ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và thống nhất lãnh thổ Hiến pháp 1946 đã đề ra những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn trước mắt, chỉ rõ những đường lối thực hiện nhiệm vụ ấy Đồng thời, nó đặt nền móng cho một bộ máy nhà nước kiểu mới – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hiến pháp 1946 còn công nhận, đảm bảo quyền dân chủ thiêng liêng của công dân, phù hợp với tình hình, đặc điểm cách mạng Việt Nam và xu hướng tiến bộ, văn minh trên thế giới 3 Giá trị pháp lý: 3.1.Hiến pháp 1946 công nhận và bảo đảm quyền hợp pháp của công dân: Hiến pháp 1946 ra đời ghi nhận, khẳng định những quyền hợp pháp của công dân sau một thời gian dài dưới sự thống trị của các triều đại phong kiến và nhiều năm bị sự đô hộ của thực dân Pháp Người dân trong các chế độ đó không được coi là một công dân theo đúng nghĩa của nó mà bị coi là những “thần dân” với những quyền dân chủ rất hạn chế Với Hiến pháp 1946, quyền của người dân Việt Nam có một bước tiến nhảy vọt khi người dân từ địa vị bóc lột, nay đã thực sự làm chủ cuộc đời mình với tư cách công dân của một nước độc lập, tự do, dân chủ Và tư cách, địa vị đó là mặc nhiên và Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện Về bản chất của nhà nước Việt Nam mới với chính thể dân chủ rộng rãi: Xuyên suốt nội dung của bản Hiến pháp, tính chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam DCCH đã được ghi nhận như một giá trị điển hình Dân chủ được thể hiện ở việc trao quyền quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước cho người dân và xác lập mục tiêu hoạt động của các cơ quan nhà nước là vì nhân dân 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 3.2 Đề ra nguyên tắc cho việc tổ chức bộ máy nhà nước Căn cứ vào những quy định về mô hình tổ chức quyền lực nhà nước trong Hiến pháp 1946, có thể thấy, Hiến pháp 1946 đã tiếp thu có chọn lọc các hiến pháp dân chủ và tiến bộ của các nước, đồng thời đã Việt hóa một cách tối đa cho phù hợp với điều kiện nước ta Hiến pháp 1946 đã cố gắng phân định rõ các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, theo đó, quyền lập pháp được trao cho Nghị viện nhân dân - cơ quan cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; quyền hành pháp thuộc về Chính phủ và tòa án nắm quyền tư pháp Đồng thời Hiến pháp cũng phân quyền rõ nét và hợp lý cho chính quyền địa phương… Như vậy, chỉ trong vòng hơn 01 năm sau khi nước nhà giành được độc lập, Hiến pháp 1946 - Đạo luật cơ bản đầu tiên của Nhà nước Việt Nam mới với chính thể Dân chủ cộng hòa được soạn thảo và thông qua với sự cố gắng của các nhà thảo hiến, của bộ máy chính quyền Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh Bản Hiến pháp 1946 hội tụ đầy đủ các yếu tố của một bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ, mẫu mực trên nhiều phương diện, cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến 3.3 Hiến pháp 1946 khẳng định đường lối đại đoàn kết, thống nhất ý chí toàn dân tộc Lời nói đầu Hiến pháp ghi: “Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới” Có thể thấy, đây là bản tổng kết ghi lại thành quả đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc là của toàn dân Việt Nam Từ chỗ mất nước, nhân dân Việt Nam đã giành lại độc lập và chủ quyền quốc gia, từ chỗ bị phân chia làm 3 xứ thuộc địa và bảo hộ, nhân dân ta đã thống nhất lại đất nước thành “một khối thống nhất Bắc, Trung, Nam không thể phân chia” (Điều 2) Những thành quả ấy có được 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 chủ yếu là do nhân dân ta đã đoàn kết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương Lời nói đầu cũng đề ra nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước và nhân dân trong giai đoạn lịch sử trước mắt và vạch ra đường lối cơ bản để thực hiện những thắng lợi ấy, đó là:“Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo” Đây là một nguyên tắc chiến lược của dân tộc của dân tộc Việt Nam trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, một nguyên tắc mà Đảng Cộng sản Đông Dương đã kế thừa và phát triển thông qua Mặt trận dân tộc thống nhất để chĩa mũi nhọn đấu tranh của toàn dân vào kẻ thù của dân tộc KẾT LUẬN Có thể thấy rằng, tất cả tinh thần và lời văn, tất cả những văn bản pháp lý, bằng chứng pháp lý đầu tiên của nước Việt Nam mới đã chứng minh: Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946 chính là sự thể hiện sinh động ý chí và quyền tự quyết dân tộc, chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân và con đường đi lên của dân tộc Việt Nam mà Tuyên ngôn độc lập năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo và tuyên bố Tuyên ngôn độc lập 1945 chính là cơ sở cho Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Ths Nguyễn Thị Thu Trang (2010) Tuyên ngôn Độc lập - Cơ sở pháp lý nền tảng cho sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa http://www.xaydungdang.org.vn/Home/tutuonghochiminh/2010/2725/Tuyen-ngon- Doc-lap-Co-so-phap-ly-nen-tang-cho.aspx 2 Bình Nguyễn (2020) Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 - giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại http://dautieng.binhduong.gov.vn/portal/Tin-tuc/Chi-tiet/Thong-tin-tuyen- truyen-1157-6 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 3 Đỗ Bình (2020) Bản Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện pháp lý quan trọng, khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc https://tapchitoaan.vn/bai-viet/nhan-vat- su-kien/ban-tuyen-ngon-doc-lap-la-van-kien-phap-ly-quan-trong-khang-dinh- quyen-tu-do-binh-dang-cua-dan-toc 4 Mỹ Tiến – Minh Trí (2015) Giá trị và ý nghĩa lịch sử của Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam http://gialaitv.vn/gioi-thieu/gia-tri-va-y-nghia-lich-su-cua-hien- phap-nam-1946-cua-viet-nam/ 5 Minh Châu (2018) Hiến pháp 1946 – Đạo luật cơ bản đầu tiên của Nhà nước Việt Nam mới với chính thể Dân chủ Cộng hòa https://tcnn.vn/news/detail/41456/Hien-phap-1946-%E2%80%93-Dao-luat-co- ban-dau-tien-cua-Nha-nuoc-Viet-Nam-moi-voi-chinh-the-Dan-chu-Cong-hoa.html 6 Nguyễn Văn Quang (2010) Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945: cơ sở đầu tiên của Hiến pháp năm 1946 nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/142/tuyen-ngon-doc-lap- 2-9-1945 co-so-dau-tien-cua-hien-phap-nam-1946-nuoc-viet-nam-dan-chu-cong- hoa.aspx 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan