1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận cuối kì đề tài sự ảnh hưởng của phật giáo đến văn hóa việt nam

28 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 8,8 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNKính gửi Thầy Trần Tiến Khôi,Trước hết, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Trần Tiến Khôi đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài tiểu l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG



BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN: VĂN HÓA VIỆT NAM

Đề tài: Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến văn hóa Việt Nam

Người hướng dân: TS Trần Tiến Khôi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đặng Hương Giang-A44540

Trần Lan Anh- A45644 Dương Thị Tuyết- A44649 Nguyễn Khánh Linh- A44535 Phạm Minh Nguyệt- A44478 Trần Bùi Bảo Ngọc- A46476

Vũ Thuý Hường- A46480

HÀ NỘI, ngày 04 tháng 03 năm 2024



Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG



BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN: VĂN HÓA VIỆT NAM

Đề tài: Sự ảnh hưởng của Phật Giáo đến văn hóa Việt Nam

Người hướng dân: TS Trần Tiến Khôi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đặng Hương Giang-A44540

Trần Lan Anh- A45644 Dương Thị Tuyết- A44649 Nguyễn Khánh Linh- A44535 Phạm Minh Nguyệt- A44478 Trần Bùi Bảo Ngọc- A46476

Vũ Thuý Hường- A46480

HÀ NỘI, ngày 04 tháng 03 năm 2024



Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 NGUỒN GỐC VÀ NỘI DUNG CỦA PHẬT GIÁO 6

1.1 Nguồn gốc 6

1.1.1 Phật giáo là gì? 6

1.1.2 Nguồn gốc ra đời của phật giáo 6

1.1.3 Nguồn gốc Phật giáo Việt Nam 7

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CỦA PHẬT GIÁO 8

2.1 Giới thiệu sơ lược về Nội dung của Phật giáo 8

2.2 Nội dung Phật giáo 8

2.2.1 Bốn quyền năng 8

2.2.2 Bát Chánh Đạo 11

2.2.3 Ba nguyên tắc duy nhất 14

2.2.4 Bốn điều ca ngợi 14

2.2.5 Bảy điều tự trọng 15

CHƯƠNG 3 QUÁ TRÌNH DU NHẬP 16

3.1 Thời kỳ thứ nhất: từ khi phật giáo du nhập vào cho đến thế kỷ X 16

3.2 Thời kỳ thứ hai: thời Đinh - Lê - Lý - Trần ( thế kỉ X đến thế kỷ XV) 16

3.3 Thời kỳ thứ ba: Phật giáo thời Lê Sơ đến nhà Nguyễn (XV - XX) 17

3.4 Thời kỳ thứ tư: Phật giáo thế kỷ XX đến nay 17

CHƯƠNG 4 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO 19

4.1 Tích cực 19

4.1.1 Đối với văn hóa dân tộc 19

4.1.2 Đối với kiến trúc 19

4.1.3 Đối với văn học nghệ thuật 21

4.2 Tiêu cực của Phật giáo 22

4.2.1 Mê Tín Dị Đoan: 22

4.2.2 Áp Đặt và Sự Kiểm Soát Tinh Thần: 22

4.2.3 Giới Hạn Tư Duy và Khả Năng Phản Biện: 22

2

Trang 4

4.2.4 Kết Luận: 22

CHƯƠNG 5 KHẢO SÁT PHẬT GIÁO 24 5.1 Bạn hiểu gì về Phật Giáo? 24 5.2 Kể tên những hoạt động bạn được thực hiện khi tham gia vào Phật giáo: 25 5.3 Những điều bạn học được khi theo Phật giáo: 25 5.4 Bạn có nghĩ Phật giáo có ảnh hưởng đến nền Văn hóa Việt Nam?/ 5 Phật giáo ảnh hưởng đến Văn hóa Việt Nam trên những khía cạnh nào? 26

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Kính gửi Thầy Trần Tiến Khôi,

Trước hết, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Trần Tiến Khôi đã tậntâm hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận về đề tài "Sự ảnhhưởng của Phật Giáo đến văn hóa Việt Nam” Thầy đã dành thời gian, kiến thức vàkinh nghiệm để đồng hành cùng em, giúp em hiểu rõ hơn về đề tài và hoàn thành bàitiểu luận một cách tốt nhất Nhóm 10 xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và tất cảnhững người đã luôn động viên, khích lệ và ủng hộ em trong quá trình nghiên cứu vàviết bài tiểu luận Bài tiểu luận này đã giúp em học hỏi và hiểu sâu hơn về sự ảnhhưởng của Phật Giáo đến văn hóa Việt Nam Một lần nữa, xin chân thành cảm ơnThầy Trấn Tiến Khôi và tất cả mọi người đã góp phần làm cho bài tiểu luận này trởthành một bài làm đầy ý nghĩa và giá trị

4

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Phật giáo, một trong những truyền thống tôn giáo lớn nhất thế giới, đãlan tỏa sự ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và tư tưởng của nhiều quốc gia, trong đókhông thể không kể đến Việt Nam Từ những ngàn năm trước, khi bước chân của Phậtgiáo lần đầu tiên chạm vào lòng đất Việt, nó không chỉ là một hệ thống tín ngưỡng màcòn là một triết lý sâu sắc, tác động mạnh mẽ vào việc định hình và phát triển của vănhóa Việt Nam

Phật giáo không chỉ mang đến lòng tin và tín ngưỡng mà còn dẫn dắt conngười đến với những giá trị văn hóa và triết học đặc trưng, từ lòng từ bi, sự kiên nhẫnđến quan niệm về sự khổ hạnh và giải thoát Những nguyên tắc này đã thấm nhuầnvào tư tưởng và hành vi của người Việt, góp phần không nhỏ vào việc định hình cuộcsống hàng ngày và các khía cạnh khác của văn hóa

Trong thế kỷ 21 hiện nay, với sự phong phú và phức tạp của sự đa dạngvăn hóa và tư tưởng, việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóaViệt Nam không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu học thuật mà còn là cách để hiểu sâuhơn về bản sắc văn hóa của dân tộc và đóng góp vào sự phát triển toàn diện của xãhội

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá sâu hơn về cách màPhật giáo đã và đang ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam, từ quá khứ đến hiện tại, thôngqua những diễn giải và phân tích cụ thể

Trang 7

CHƯƠNG 1 NGUỒN GỐC VÀ NỘI DUNG CỦA PHẬT GIÁO

1.1 Nguồn gốc

1.1.1 Phật giáo là gì?

Theo nhiều quan điểm lý luận, Phật giáo là một hệ thống triết học (nói ngắn gọn làtôn giáo) bao gồm các tư tưởng, giáo lý về thế giới quan, nhân sinh quan cùng cácphương pháp thức tỉnh, rèn luyện, tu tập con người Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ngườiđầu tiên sáng lập ra đạo Phật và Người đã có công rất lớn trong việc phát triển cũng nhưtruyền bá đạo Phật đến với mọi người Ngoài ra, Phật giáo là một ‘tôn giáo’ được thiếtlập nên bởi Đức Phật vì phúc lợi và hạnh phúc của chúng sinh và vì sự tiến bộ của conngười trên thế giới Mọi người từ khắp mọi nơi đều có thể áp dụng những giáo lý vàhướng dẫn của đạo Phật vào trong cuộc sống của mình, tùy theo căn cơ, khả năng, điềukiện và ý chí tự do của mình

1.1.2 Nguồn gốc ra đời của phật giáo

 Xuất xứ: Ấn Độ

 Thời gian ra đời: Thế kỷ 6 trước Công Nguyên

 Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca lịch sử (xuất thân từ Thái tử Tất-Đạt-Đa Đàm (Siddhattha Gotama) của vương quốc dòng họ Thích Ca (Sakya)

Cồ- Chủ thuyết: Tránh làm những điều ác, Làm những điều thiện, Tu dưỡng Tâmtrong sạch (kinh Pháp Cú)

 Loại tôn giáo: Phật giáo được phổ biến, mở rộng, và được truyền bá qua nhiềunước trên thế giới; thuộc về vô-thần, không chủ trương hữu thần Phật giáokhông công nhận có đấng sáng tạo hay thượng đế quyết định số mạng con người

mà chủ trương về lý nhân-quả

 Chuyện kể rằng, khi xưa Tất Đạt Đa là vị thái tử được vua cha yêu chiều, cuộcsống vương giả, giàu có từ bé Ông cũng là người được nhà vua định sẵn sẽ kếnhiệm ngai vàng và cai quản đất nước Tất Đạt Đa có một người vợ xinh đẹp vàmột người con trai thông minh, trí tuệ tốt và kháu khỉnh

 Tuy nhiên, bên trong Người vẫn luôn mang một nỗi lòng canh cánh về sự đaukhổ của nhân gian, nó như một ngọn lửa chưa bao giờ ngừng cháy Ngài đượcsinh ra trong hoàn cảnh cũng hết sức đặc biệt mang dấu hiệu của một vĩ nhân,một bậc tài đức của xã hội Tương truyền, phụ mẫu của người là Ma Gia, khimang thai người đã nằm mơ thấy một con voi sáu ngà cùng với lời tiên tri rằngđứa bé trong bụng sau này sẽ là một vị vua anh minh hoặc một nhà hiền triết tài

ba, lỗi lạc

6

Trang 8

Cho đến năm 29 tuổi, Ngài quyết định đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, phú quý và

tự mình bước chân đi tìm con đường cứu khổ cho chúng sinh và khám phá triết lýsống của cuộc đời Từ lúc đó, Tất Đạt Đa dành tất cả công sức, thời gian củamình để đi trải nghiệm và chu du thiên hạ cảm nhận cuộc sống đau khổ của nhângian Những kiến thức Ngài tích lũy được trong suốt quá trình đó đã trở thànhtiền đề cho sự ra đời, phát triển của một loại tôn giáo lớn nhất hành tinh sau này

Đó là đạo Phật Tuyên truyền cho rằng, Người đã ngồi thiền 3 ngày 3 đêm dướicội cây Bồ đề và đã giác ngộ

1.1.3 Nguồn gốc Phật giáo Việt Nam

 Vào thế kỷ thứ nhất Trước Công Nguyên, Phật giáo đã du nhập vào Việt Namcùng với nền văn hóa lúa nước và chính sách giao lưu của các vị vua đương thời.Trong các câu chuyện cổ tích ngày xưa hay luôn xuất hiện hình ảnh vị Bụt giúp

đỡ những người hiền lành, tốt bụng, nhưng ít ai biết rằng Bụt thực chất là cáchđọc Việt hóa của phiên âm Buddha (bậc giác ngộ) có trong Phật giáo

 Cho đến sau này, khi Phật giáo Trung Quốc bắt đầu ảnh hưởng lớn đến nền tôngiáo nước nhà, chúng ta mới thay dần khái niệm “Bụt” bởi “Phật” Khi đất nướcđang theo chế độ phong kiến là thời gian Phật giáo phát triển đặc biệt hưng thịnh

 Từ thời nhà Lý, nhà Trần, đạo Phật được truyền bá đi rộng rãi khắp nơi, được coi

là quốc giáo và những người theo đạo Phật cũng được mọi người nể trọng và tinyêu Tuy nhiên khi đến thời nhà Hậu Lê, sự suy thoái đã xuất hiện trong nhiều tưtưởng đạo Phật và Nho giáo lại chiếm thế thượng phong

 Mãi đến sau này vào những năm đầu thế kỷ XX, nhờ các chính sách phục hưng,Phật giáo đã quay lại và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết Nhờ những giá trịnhân văn, giáo dục con người sâu sắc qua nhiều thời kỳ đã làm nên sức sống bền

bỉ, tiềm tàng của tôn giáo này

Trang 9

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CỦA PHẬT GIÁO

2.1 Giới thiệu sơ lược về Nội dung của Phật giáo

Phật giáo là một hệ thống tôn giáo và triết học có nguồn gốc từ Ấn Độ, dựa vàonhững giảng dạy của Đức Phật Gautama Thực chất của đạo Phật là một học thuyết vềkhổ và diệt khổ Đạo Phật ra đời cũng từ việc đức Phật nhìn thấy sự khổ của thế gian này

và mong muốn tìm sự giải thoát khỏi nỗi khổ đó cho chúng sinh Nói đến Phật giáo trướchết là nói đến tư tưởng vị tha, vị nhân sinh Phật cho rằng đời là khổ và đã tìm lấy sự giảithoát khỏi cái khổ

2.2 Nội dung Phật giáo

Nội dung của Phật giáo bao gồm một số khái niệm và nguyên tắc sau:

2.2.1 Bốn quyền năng

Đây là bốn khả năng cơ bản mà mọi người đều có Phật xướng lên thuyết Tứ thánh đếhay Tứ diệu đế Đó là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế Đó là những điều rất trọng yếutrong đạo Phật

a, Khổ đế: Sự thật về đau khổ (dukkha)

Đau khổ có nhiều hình thức Ba loại khổ đau rõ ràng tương ứng với ba cảnh tượngđầu tiên Đức Phật nhìn thấy trong cuộc hành trình đầu tiên bên ngoài cung điện củaNgười: tuổi già, bệnh tật và cái chết

Nhưng theo Đức Phật Thích Ca, vấn đề khổ đau đi sâu hơn nhiều Cuộc sống khôngphải lúc nào cũng màu hồng và nó thường không đáp ứng được mong đợi của chúng ta.Con người phải chịu những ham muốn và thèm khát, nhưng ngay cả khi chúng ta cóthể thỏa mãn những ham muốn đó, sự hài lòng chỉ là tạm thời Niềm vui không kéo dàihoặc nếu có, nó trở nên đơn điệu Rồi chúng ta trở nên nản lòng khi thế giới không cư xửnhư ý nghĩ của chúng ta và cuộc sống của chúng ta không phù hợp với mong đợi củachúng ta

Ngay cả khi chúng ta không phải chịu đựng các nguyên nhân bên ngoài như bệnhtật hoặc mất mát, chúng ta vẫn chưa hoàn thành, không hài lòng Chúng ta có thể hiểucuộc sống là vô thường và chúng ta cũng thế! Đức Phật dạy rằng trước khi chúng ta cóthể hiểu được sự sống và cái chết thì chúng ta phải hiểu rõ bản thân mình

b Tập đế: Nguyên nhân của đau khổ (samudaya)

Những rắc rối hằng ngày của chúng ta dường như có những nguyên nhân dễ nhậnbiết được: bệnh tật, đau đớn do chấn thương, nỗi buồn do mất người yêu… Tuy nhiên,

8

Trang 10

trong đoạn thứ hai của chân lý cao quý của mình, Đức Phật tuyên bố đã tìm ra nguyênnhân của mọi khổ đau và nó sâu xa hơn những lo lắng trực tiếp của chúng ta.

Đức Phật dạy rằng, nguồn gốc của mọi khổ đau là ham muốn (tanha) Điều này có

ba dạng, mà Người mô tả là Ba Gốc Rễ của điều ác, Ba Ngọn Lửa hoặc Ba Ngộ Độc

 Ba gốc rễ của điều ác:

 Tham lam và khao khát, đại diện trong nghệ thuật bởi một con gà trống

 Sự thiếu hiểu biết hoặc ảo tưởng, đại diện bởi một con lợn

 Hận thù và phá hoại, đại diện bởi một con rắn

Chúng ta liên tục tìm kiếm cái gì đó bên ngoài để làm cho chúng ta hạnh phúc Nhưngcho dù chúng ta thành công đến đâu đi chăng nữa, chúng ta vẫn không bao giờ hài lòng

Sự khao khát này phát triển từ vô minh của bản thân Chúng ta trải qua cuộc sống chỉ để

có được một cảm giác an toàn cho chính mình Chúng ta gắn bó không chỉ với cơ thể màcòn với ý tưởng, quan điểm về bản thân và thế giới xung quanh chúng ta Những gìchúng ta đạt được, danh vọng, tiền bạc và những giá trị để lại đã khiến chúng ta ảo tưởng

về một “cái tôi vĩnh cửu” từ đó chúng ta lao vào những mục tiêu đó

Nếu những thứ đó không thành tựu, hoặc bị ai đó lấy mất thì chúng ta sẽ chán nản và xuấthiện ý niệm tiêu cực, ý niệm tiêu cực sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực Lúc đó hậnthù bắt đầu xuất hiện và theo sau nó là những hành động xấu

Học thuyết về vô thường, vô ngã và luật nhân quả có liên quan mật thiết với chân lý này

Trang 11

c Diệt đế: Chấm dứt đau khổ đi kèm với chấm dứt tham ái (nirhodha)

Đức Phật dạy rằng, cách để dập tắt ham muốn, gây ra khổ đau, chúng ta phải tự giảithoát khỏi chấp trước Đây là chân lý thứ ba – khả năng giải phóng

Những lời dạy của Đức Phật về Tứ Diệu Đế đôi khi được so sánh với một bác sĩchẩn đoán bệnh và kê đơn điều trị Đầu tiên Người cho chúng ta biết bệnh là gì, và thứhai là cho chúng ta biết nguyên nhân gây ra chứng bệnh này Chân lý thứ ba mở ra hyvọng cho việc chữa trị

Đức Phật dạy rằng, qua việc thực hành siêng năng, chúng ta có thể chấm dứt Tham

ái Kết thúc Vòng Luân Hồi khổ đau sau khi giác ngộ (bodhi, “thức tỉnh”) Những ngườigiác ngộ hiện hữu trong một trạng thái gọi là Niết Bàn

Niết Bàn có nghĩa là dập tắt Đạt được giác ngộ niết bàn có nghĩa là dập tắt BaNgọn Lửa tham lam, ảo tưởng và thù hận Niết bàn được hiểu như là một trạng thái tâmtrí mà con người có thể đạt được Đó là một trạng thái của niềm vui tinh thần sâu sắc,không có cảm xúc tiêu cực và sợ hãi

d Đạo đế: Con đường giải phóng chúng ta khỏi đau khổ (magga)

Đức Phật là bác sĩ kê toa điều trị bệnh của chúng ta: Chân Lý cuối cùng là phươngthức hoàn hảo cho sự chấm dứt khổ đau Đây là một tập hợp các nguyên tắc được gọi làBát Chánh Đạo

Bát Chánh Đạo cũng được gọi là Trung Đạo: Nó tránh được sự ham muốn và khổhạnh mà Đức Phật đã nhận ra trong việc tìm kiếm sự giác ngộ Tám giai đoạn khôngđược thực hiện theo thứ tự mà là hỗ trợ và cũng cố lẫn nhau Có thể được nhóm lại thànhTrí tuệ (sự hiểu biết và ý chí đúng đắn), Hành vi đạo đức (nói đúng, hành động và sinhkế) và Thực hành thiền (đúng cách, chánh niệm và tập trung)

10

Trang 12

Đức Phật mô tả Bát chánh đạo như là một phương tiện để giác ngộ, giống như mộtchiếc bè vượt sông Một khi đã đạt đến bờ đối diện, người ta không còn cần bè và có thể

để nó đằng sau

2.2.2 Bát Chánh Đạo

Trong bài giảng pháp đầu tiên của Đức Phật tại vườn Lộc Uyển, ngài đã nhắc đếnĐạo đế – một trong bốn chân lý của Tứ Diệu đế Theo đó, để chứng ngộ được Đạo đế,giải thoát khỏi kiếp luân hồi và bước từng bước đến cõi niết bàn thì cần phải tu tập theoBát Chánh Đạo Bát Chánh đạo hay Bát Chính đạo, Bát Thánh đạo (tiếng Phạn là:āryāstāngika – mārga) có nghĩa là con đường chân chính chia làm tám chi, là giáo lý cănbản được đề cập trong Đạo đế Con đường tám chi đó bao gồm: Chánh kiến, Chánh tưduy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánhđịnh Trong Phật giáo, con đường tám chi trong bát chánh đạo thường được biểu tượngbằng hình vẽ một chiếc bánh xe có 8 nan hoa

a Chánh kiến

Chánh kiến là nhánh đầu tiên của con đường giải thoát đến sự an lạc “Chánh” tức

là ngay thẳng, là đúng đắn, “Kiến” là thấy, là nhận thức, sự nhận biết “Chánh kiến” đượchiểu là sự nhận thức đúng đắn, sáng suốt của trí tuệ

Theo Đức Phật, việc đầu tiên trên con đường Bát Chánh đạo là phải hiểu đúng vì nóảnh hưởng đến sự nhận thức bây giờ và sau này của chúng ta về thế giới quan, nhân sinh

Trang 13

quan Chánh kiếnkhông đơn thuần chỉ dừng lại ở việc “biết” lý thuyết mà nó còn là

“hiểu” đến tượng tận, đặt sự “biết” trong chính trải nghiệm của chúng ta

Giống như việc tìm hiểu về Tứ Diệu đế, trước nhất ta có cái nhìn tổng quan về bốn

sự thật căn bản nhưng để thật sự “thấm” thì ta cần rành rẽ thế nào là khổ, là tập, là diệt, làđạo

Vậy hiểu biết chân chánh tức là hiểu tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian đều donhân duyên sinh ra, không có gì là trường tồn và nó luôn biến đổi; Hiểu rằng có nhân quả

và nghiệp báo; Nhận thức được sự hiện hữu của ta, của mọi người, mọi vật tại thời điểmnày; Nhận thức được khổ đau, vô thường, vô ngã của vạn pháp…

b Chánh tư duy

Chánh tư duy là bước thứ hai của Bát chánh đạo, có nghĩa là suy nghĩ chân chánh,không trái với lẽ phải Từ hiểu biết đúng (chánh kiến) khiến ta suy nghĩ đúng, hiểu đượchành trình nào cũng có gian khó, cạm bẫy rình rập nhưng ta vẫn kiên trì và tin tưởng vàocon đường của mình

Suy nghĩ chân chánh chính là nghĩ đến, hiểu được nguồn cội gây khổ đau cho mình

và cho người chính là vô minh, là tham – sân – si Từ hiểu biết ta mới bước vào conđường tu tập, giải thoát cho bản thân mình

c Chánh ngữ

Chi thứ ba của Bát chánh đạo là chánh ngữ hay lời nói chân thật, ngay thẳng Chánhngữ là không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời đâm chọc người khác, khôngnói lời ác độc, không nói lời thô tục…

12

Trang 14

Trên con đường đi đến niềm an lạc, ta phải hiểu sức mạnh của lời nói tác động đếnbản thân chúng ta và người khác Tại sao một lời chỉ trích dù đúng hay sai đều có thể gâythất vọng, giận dữ, tự ti những lời khích lệ lại có thể “cứu” cả một con người?

Chánh ngữ tức là thực tập nói lời thành thật, ngay thẳng, hòa nhã, không thiên vị,nói lời giản dị, nói lời mang tính tuyên dương, nói lời sao cho mở ra cánh cửa giác ngộ từtâm của mỗi người…

d Chánh nghiệp

Chánh nghiệp có nghĩa là hành động sáng suốt chân chánh Luyện tập chánh nghiệptức là làm điều thiện, không sát sinh, không tà dâm, không trộm cắp, làm lẽ phải, tôntrọng sự sống của mọi loài, không làm hại đến nghề nghiệp, tài sản, địa vị của ngườikhác, làm điều có đạo đức…

Nguồn gốc sinh ra thù hận, luyến ái, độc ác là do tâm tham – sân – si Vì thế, khithực tập làm điều thiện lương đúng đắn là khiến lòng tham – sân – si không khởi sinh lênđược, từ đó mà đời sống được trong sạch, mọi người xung quanh được hưởng phước báo

e Chánh mạng

“Mạng” ở đây nghĩa là sinh mạng, sự sống Phật giáo đề cao sự bình đẳng của mọichúng sinh, mọi đời sống Vì thế, Chánh mạng tức là làm nghề sinh sống chân chánh,thiện lương, không bóc lột, không xâm hại đến lợi ích của kẻ khác Chi thứ 5 trong BátChánh đạo này khuyến khích việc sống đời trong sạch, tránh xa những nghề nghiệp cóthể tạo nghiệp xấu về sau như: Buôn bán vũ khí, buôn người, đồ tể, bán độc dược, bánthú vật để giết hại ăn thịt…

f Chánh tinh tấn

“Tinh tấn” có nghĩa là siêng năng, cố nắng, chú tâm Chánh tinh tấn có nghĩa là cốgắng liên tục, không nản lòng tập trung đi đến lý tưởng đúng đắn mà minh đang theođuổi Sự quan trọng của Chánh tinh tấn thể hiện ở chỗ nếu ta đặt ra vô số mục tiêu nhưngkhông kiên trì đến cùng với nó thì sẽ không thể gặt được quả ngọt Chánh tinh tấn là thựctập tiêu diệt các tật xấu đồng thời vun đắp những điều tốt, thực tập trau dồi trí tuệ vàphước đức, kiểm soát bản thân, lời nối, ý nghĩ sao cho đúng đắn, ngay thẳng

g Chánh niệm

“Niệm” tức là ghi nhớ, suy nghĩ Trong Chánh niệm được chia làm hai yếu tố làchánh ức niệm và chánh quán niệm “Chánh ức niệm” – tức là suy nghĩ về quá khứ, còn

“Chán quán niệm” lại có ý nghĩa là quan sát hiện tại, bắt đầu tương lai

Như vậy, “Chánh niệm” tức là khuyến khích thực tập bản thân ý thức được khoảnhkhắc trong hiện tại và tập trung vào khoảnh khắc đó Ví dụ, khi ta đang ăn cơm ta ý thức

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w