1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kì luật hành chính

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng công tác quản lý, sử dụng hè phố trên địa bàn Hà Nội và giải pháp để bảo đảm việc sử dụng hè phố hiệu quả
Tác giả Nguyễn Đức Tâm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Bích
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại Tiểu luận cuối kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Tuy nhiên, thực trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bánkhông chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông mà còn gây mất mỹ quan đô thị.Anh/ chị hãy tìm hiểu các quy định của pháp lu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT

-*** -TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN: LUẬT HÀNH CHÍNH

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

ĐỀ BÀI 3

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÈ PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 4

1.1 Quá trình thực hiện công tác quản lý hè phố của Hà Nội từ năm 1995 đến nay 4

1.2 Thực trạng công tác quản lý hè phố tại Hà Nội hiện nay 6

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN KHIẾN VIỆC “DẸP LOẠN” TRONG SỬ DỤNG HÈ PHỐ Ở HÀ NỘI KHÔNG HIỆU QUẢ 8

2.1 Về hình thức quản lý 8

2.2 Về phân cấp quản lý 8

2.3 Về vấn đề xử lý vi phạm 9

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 10

KẾT LUÂN

12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

2

Trang 3

ĐỀ BÀI

Ở Hà Nội vỉa hè không chỉ được sử dụng vào mục đích giao thông mà còn kết hợp với các mục đích khác Tuy nhiên, thực trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông mà còn gây mất mỹ quan đô thị Anh/ chị hãy tìm hiểu các quy định của pháp luật về quản lý hè phố trên địa bàn Hà Nội

Và phân tích những nguyên nhân (từ phía cơ quan nhà nước) khiến việc “dẹp loạn” trong

sử dụng hè phố ở Hà Nội không hiệu quả

Anh/ chị đề xuất giải pháp (không quá 3 giai pháp) để bảo đảm việc sử dụng hè phố hiệu quả

Trang 4

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG

HÈ PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

1.1 Quá trình thực hiện công tác quản lý hè phố của Hà Nội từ năm 1995 đến nay

Kể từ 1995, việc lấn chiếm vỉa hè đã được đưa thành “chủ đề nóng” khi Nghị định số 36/1995/NĐ-CP của Chính phủ về “Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị” được ban hành, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản

lý, giữ gìn không gian vỉa hè

Năm 2002, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định Số: 95/2002/QĐ-UB ngày 20/06/2002 “Quy chế tạm thời về tuyến phố Văn minh thương mại – Đảm bảo trật tự hè phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội” Ở điều 3 trong quyết định này nêu rằng: “Không có người kinh doanh trên vỉa hè, lòng đường; không bày, treo bán hàng hóa bên ngoài cửa nhà; không để người lang thang, xin ăn, người bán hàng đeo bám khách ép mua, ép giá”

Có thể thấy văn bản quy định về công tác quản lý vỉa hè còn đơn giản

Năm 2006, UBND thành phố ban hành Quyết định Số: 227/2006/QĐUBND ngày 12/12/2006 “Quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn Thành phố

Hà Nội”; trong đó có điều 12 quy định về “Sử định tạm thời hè phố vào việc bán hàng ăn uống” Như vậy, công tác quản lý đã có sự nới lỏng, linh hoạt nhằm hỗ trợ đối với những

cá nhân, hộ gia đình kinh doanh trên vỉa hè

Và 2 năm sau đó, UBND thành phố ban hành Quyết định Số: 20/2008/QĐ-UBND ngày 16/04/2008 “Quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường trên địa bàn thành phố Hà Nội”, trong đó có Điều 4 quy định về “Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán”

Tại khoản 4, Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 cũng quy định rõ kích thước của một vỉa hè chuẩn dành cho người đi bộ cùng với những quy định

về mức phạt khi các hộ dân cố tình sử dụng trái phép lòng đường, hè phố để họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện

Và nam 2018, UBND thành phố ra Quyết định Số: 09/2018/QĐ-UBND ngày 03 tháng

05 năm 2018 về “Quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng hệ thống đường đô thị trên địa

4

Trang 5

bàn thành phố Hà Nội trong đó có vỉa hè” Nội dung quản lý vỉa hè quy định cụ thể trong các điều sau:

- Điều 10 Quy định về sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông, giữ xe.

- Điều 12 Quy định về việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán.

- Điều 18 Quy định về việc lắp đặt biển quảng cáo trên hè phố, dải phân cách.

Thêm vào đó, Nhà nước đã đưa ra những chế tài, xử phạt hành chính đối với các tường hợp vi phạm Đây là sự siết chặt mạnh mẽ trong công tác quản lý vấn đề lấn chiếm vỉa hè, đường phố Cụ thể, căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nội dung như sau:

- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các chủ thể là những cá nhân,

từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các tổ chức khi các cá nhân hay tổ chức

đó thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Các cá nhân hay tổ chức bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng

đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi

vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

- Các cá nhân hay tổ chức đã phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường

bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ

Bên cạnh đó thì tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định nội dung cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các chủ thể là những cá

nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với các tổ chức khi các cá nhân hay tổ chức đó thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Các cá nhân hay tổ chức đã dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại,

công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

- Các cá nhân hay tổ chức đã sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp

chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa đối với các loại phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; thực hiện việc xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản

Trang 6

trở giao thông, ngoại trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ

- Các cá nhân hay tổ chức đã chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2

để nhằm mục đích làm nơi trông, giữ xe

- Các cá nhân hay tổ chức đã chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của

đường ngoài đô thị dưới 20 m làm nơi trông, giữ xe.2

Như vậy, ta nhận thấy rằng, căn cứ theo quy định của pháp luật, đối với hành vi các chủ thể thực hiện việc buôn bán lấn chiếm vỉa hè có thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các cá nhân, và phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định đối với hành vi các chủ thể lấn sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để nhằm các mục đích cụ thể như: Họp chợ; kinh doanh dịch

vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa đối với các phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc các chủ thể thực hiện các hoạt động khác mà các hoạt động đó gây cản trở giao thông chiếm lòng lề đường có thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, và cũng có thể bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức

1.2 Thực trạng công tác quản lý hè phố tại Hà Nội hiện nay

Sử dụng, lấn chiếm hè phố cho các mục đích kinh doanh, buôn bán vẫn đang là vấn đề nhạy cảm và cũng vô cùng khó khăn trong việc ban hành văn bản sao cho phù hợp, trong công tác tổ chức thực hiện, làm sao để đảm bảo giữa nhu cầu của người dân và quản lý của Nhà nước, đặc biệt việc các quán ăn, tạp hóa, bán hàng tràn lan trên các con phố còn dẫn đến tình trạng lấn chiếm không gian nghiêm trọng của việc đỗ xe Điều này ảnh hưởng đến luồng giao thông lưu thông và không gian của người đi bộ, thậm chí khiến người đi bộ phải đi xuống lòng đường; ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, mất mỹ quan nơi đô thị

Theo thống kê của Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, số 100/2019, các tuyến phố lấn chiếm trên 70% vỉa hè bao gồm: Đường Trương Định, đường Đê La Thành, đường Trần Khát Chân, đường Đại Cổ Việt, Tam Trinh, đường Láng đường Tây Sơn, đường Khâm Thiên Các tuyến phố lấn chiếm từ 35-70% vỉa hè gồm: Đường Đại La, Minh Khai, Thái

6

Trang 7

Hà, Tràng Thi, Tràng Tiền, Huế, Giải Phóng, Trường Chinh, Lạc Long Quân, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Lương Bằng

Tình trạng lấn chiếm hè phố còn diễn ra phổ biến, thường xuyên liên quan đến nhiều vấn đề: trách nhiệm quản lý nhà nước của UBND; các sở giao thông vận tải, xây dựng; các cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng bao gồm việc trông giữ phương tiện dùng để kinh doanh Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo tác giả cho rằng do sự thiếu phối hợp và quản lý chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng cũng như các lực lượng quản lý khu vực

Trang 8

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN KHIẾN VIỆC “DẸP LOẠN” TRONG SỬ DỤNG HÈ PHỐ Ở HÀ NỘI KHÔNG HIỆU QUẢ

2.1 Về hình thức quản lý

Thứ nhất, quy định pháp luật chưa giải quyết được đúng nguồn cơn vấn đề Thực trạng chung có thể nhìn thấy là việc người dân chiếm dụng hè phố trái quy định của pháp luật Nhưng thay vì điều chỉnh, bổ sung quy định phù hợp với thực tiễn hoặc đưa ra các văn bản hướng dẫn, hỗ trợ người dân thì nhà nước lại cấm người dân Đối với nhiều người dân, hộ gia đình thì vỉa hè lại chính là cần câu cơm của họ Vì vậy mà giữa việc tuân thủ pháp luật và việc kiếm kế sinh nhai thì chắc hẳn người dân sẽ không lựa chọn đi theo ý chí của nhà nước

Khía cạnh thứ hai là việc phổ biến pháp luật chưa tiếp cận đến người dân Nhà nước cho phép sử dụng hè phố để kinh doanh, để trông giữ xe ở Hà Nội với các điều kiện kèm theo Sẽ có nhiều cá nhân nắm bắt và tuân thủ theo pháp luật mà vẫn đảm bảo lợi ích cá nhân Mặt khác, không phải ai cũng có kiến thức pháp luật và khả năng tiếp cận tới các quy định của pháp luật Sẽ có nhiều người dân vì thiếu hiểu biết mà bỏ qua các quy định của pháp luật Điều này sẽ dẫn đến sự lộn xộn, bất ổn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, thậm chí bất công giữa các cá nhân, tổ chức tham gia

2.2 Về phân cấp quản lý

Ngày 30/05/2007, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị định số 55/2007/QĐ-UBND về “Phân cấp quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật đô thị theo Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND ngày 22/07/2006 của HĐND thành phố Hà Nội” Tuy nhiên, Việc chia chức năng, nhiệm vụ cho các cấp quản lí, sử dụng vỉa hè trong Nghị định số 55/2007/QĐ-UBND còn chưa thực sự rõ ràng triệt để, vẫn còn sự mập mờ về thẩm quyền quản lý giữa cấp thành phố và cấp quận, huyện Tại Nghị định chỉ quy định một điều chung chung rằng thống nhất chung và hướng dẫn về công tác quản lý hè phố, còn cấp quận, phường có thẩm quyền quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép sử dụng hè phố… Trong khi đó, trong quy định về thẩm quyền của cấp thành phố cũng bao hàm thẩm quyền của cấp quận, phường

Sự phân cấp không rõ ràng làm cho hệ thống văn bản giữa các cơ quan thiếu sự thống nhất; sai phạm trong việc tổ chức thực hiện của từng cơ quan đơn vị trong quy hoạch sử dụng lòng đường, hè phố, cấp phép các điểm trông giữ phương tiện, mức thu phí và lệ phí

8

Trang 9

trông xe, các công trình xây dựng nhà cao tầng thiếu điểm đỗ và sai quy hoạch, một số lực lượng được giao nhiệm vụ, chức năng xử lý lấn chiếm lòng đường, vỉa hè nhưng chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ… Dẫn đến tình trạng trên một quận, tuyến này sở quản lý đường, tuyến kia quận quản lý hè… rất chồng chéo Một hè đường phố nhiều cơ quan quản lý, nhiều cơ quan được phép cấp phép… Do tổ chức chính quyền đô thị thành nhiều cấp nên đời sống đô thị bị chia cắt khó bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý vỉa hè, đặc biệt là việc quy hoạch, sửa chữa vỉa hè Cho dù phân cấp quản lý vỉa hè, tuy nhiên đều thuộc thẩm quyền của UBND, dẫn đến thiết chế Hội đồng nhân dân ở các quận, phường trở nên hình thức, không có nội dung hoạt động

2.3 Về vấn đề xử lý vi phạm

Quyết định số 09/2018/QĐ-UBND cũng trao quyền và nhiệm vụ cho UBND cấp huyện và cấp xã trong việc giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm Quy định tương đối rõ ràng trong việc quy trách nhiệm về cho UBND Tuy nhiên, công tác này chưa cho thấy sự hiệu quả rõ rệt Có nhiều nơi, tổ công tác đến nơi xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè bằng biện pháp cảnh cáo, thậm chí xử phạt nhưng sau khi tổ công rời đi, người đối tượng đó ngay lập tức tái lấn chiếm

Thêm vào đó, vấn đề còn nằm ở những cán bộ không gương mẫu, vẫn còn tình trạng

nể nang, né tránh, làm ngơ, thậm chí tiếp tay cho vi phạm, dẫn tới thiếu thuyết phục, thiếu công bằng, nên người dân không tuân thủ triệt để

Trang 10

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Từ thực tiễn đã phân tích ở trên, dưới đây là một số đề xuất về giải pháp nhằm khắc phục và hướng tới giải quyết hiện tượng trên

Thứ nhất, quy hoạch lại nhằm tạo điều kiện phát triển đồng đều hơn giữa các quận, huyện Cơ cấu dân số trong các quận huyện có sự chênh lệch Chắc chắn những quận huyện có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn, điều kiện phát triển hơn thì người dân sẽ có xu hướng sinh sống đông đúc hơn Dân đông hơn thì nhu cầu với những món ăn đường phố, với những dịch vụ như gửi xe cũng nhiều hơn Từ đó, xu hướng lấn chiếm hè phố trái pháp luật cũng cao hơn Vấn đề quy hoạch ở đây cũng hướng tới việc tạo những thị trường, những địa điểm buôn bán cho người dân Tác giả đề xuất học hỏi mô hình của một số quốc gia nổi tiếng về du lịch và dịch vụ như Thái Lan với mô hình “món ăn đường phố” Hay quy hoạch những tuyến phố chỉ để phục vụ đồ ăn đường phố ở mỗi quận huyện… Cơ bản là phải dàn trải nhu cầu, đi cùng với việc tạo môi trường để người dân vẫn có thể kiếm sống mà không vi phạm quy định của pháp luật

Thứ hai, đối với những cá nhân thuộc nhóm đối tượng thứ nhất, tác giả khuyến nghị nên tăng chế tài xử lý đi kèm với áp dụng các khoản phí Từ đó làm tăng chi phí nếu họ

có hành vi lấn chiếm hè phố nhằm hướng tới hạn chế tình trạng này Như vậy, họ vẫn có thể kinh doanh thu lại lợi nhuận mà cũng hạn chế đi việc sử dụng hè phố để bày thêm hàng hoá, để đặt thêm chỗ ngồi ăn uống

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật nên được quan tâm và chú trọng hơn nữa, đi kèm với đó là thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật và xử lý ngay khi có hiện tượng vi phạm pháp luật Người dân cần được biết những quy định gắn liền với hoạt động mưu sinh của họ Nếu như giải được bài toán đặt ra ở khuyến nghị đầu tiên thì hoàn toàn có thể xử lý vi phạm hành chính đối với việc sử dụng hè phố sai mục đích rất dễ dàng

Trích theo PGS.TS.KTS Đỗ Tú Lan thuộc Hội Quy hoạch kiến trúc đô thị Việt Nam:

"Ở nhiều nơi, kinh tế vỉa hè đã dần hoạt động theo đúng quy luật phát triển như một hệ sinh thái kinh tế đô thị, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường, nhiều thành phần Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế lại phần nào mâu thuẫn với quản lý đô thị

10

Trang 11

Dưới góc độ quản lý Nhà nước, cần xem xét các yếu tố xã hội, văn hóa, thương mại chứ không chỉ đơn thuần là yếu tố không gian Việc duy trì được tính đặc trưng của vỉa hè

sẽ giúp cân bằng và hài hòa được nhiều nhu cầu thực tế."

Trang 12

KẾT LUẬN

Các hoạt động trên vỉa hè tại Hà Nội rất đa dạng và sống động Điều này làm nên sức sống và là nét văn hóa độc đáo cho một đô thị Những hoạt động diễn ra trên vỉa hè, trong các không gian mở công cộng như sân chơi, công viên trở thành điểm hấp dẫn và lực hút kinh tế cho nhiều thành phố trên thế giới Nếu vỉa hè chỉ có người đi bộ và không có hoạt động nào khác, thành phố sẽ trở nên nhàm chán và thiếu thân thiện

Ý thức của người dân là yếu tố đặc biệt quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả chính sách và quy định của Nhà nước Chính vì vậy công tác tuyên truyền, vận động cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới Đi kèm với tuyên truyền, vận động là quy định xử phạm nghiêm khắc; nếu không, công tác tuyên truyền, vận động dù có được tiến hành thường xuyên cũng không mang lại kết quả như mong muốn Việc kinh doanh trên vỉa hè

là đối tượng khó quản lý nhất và phải mất nhiều thập kỷ vấn đề này tại các thành phố lớn mới giảm về số lượng một phần do thay đổi thói quen Lấn chiếm vỉa hè là vấn đề vượt ngoài phạm vi cơ sở hạ tầng hoặc quản lý đơn thuần, nó còn là văn hóa, việc làm, thu nhập, thói quen sử dụng, … thậm chí các chính sách tại khu vực nông thôn Các giải pháp đưa ra được dựa trên đòi hỏi phải thay đổi nhận thức và quan điểm về bản chất của vỉa hè cũng như vai trò của kinh doanh, buôn bán trên phạm vi đó, từ đó lồng ghép các yếu tố này vào quá trình quy hoạch Hơn thế nữa, thực trạng này nên được xem xét từ góc độ con người, và cần nhận diện họ từ góc độ tổ chức để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho một nhóm lao động cần thiết của đô thị Đây là vấn đề đòi hỏi biện pháp còn căn cơ và lâu dài ở thành phố Hà Nội nói riêng, và toàn quốc nói chung

Qua thời gian làm bài, bìa tiểu luận cũng đã một phần nào đạt được những mục tiêu đã đặt ra Tuy nhiên nhiều bài báo, cũng như nguồn tin khác nhau và chưa rõ ràng, nhiều thuật ngữ được sử dụng chưa đúng nên bài viết còn gặp rất nhiều khó khăn trong lúc tìm tài liệu để đi đến kết luận cuối cùng Cũng một phần do năng lực còn hạn chế nên trong quá trình làm tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp

ý từ cô để có thể hoàn thiện bài tiểu luận cũng như rút kinh nghiệm cho sau này Em xin chân thành cảm ơn cô!

12

Ngày đăng: 29/05/2024, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN