1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tổng quan logistics và quản lý chuỗi cung ứng đề tài đánh giá tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ blockchain vào trong hoạt động logistics của việt nam hiện nay

30 30 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ Blockchain vào trong hoạt động Logistics của Việt Nam hiện nay
Tác giả Mai Phạm Tuấn Tú, Trần Thị Anh Thư, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Tô Thị Thảo, Đỗ Huỳnh Vy Thảo, Trần Owen
Người hướng dẫn TS. Phạm Nam Thanh
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM
Chuyên ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,73 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu (5)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (5)
  • 3. Phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 5. Kết cấu bài (0)
  • Chương I. Cơ sở lý thuyết (7)
    • 1.1 Hoạt động Logistics (7)
      • 1.1.1 Khái niệm (7)
      • 1.1.2 Đặc điểm của ngành Logistics (8)
      • 1.1.3 Vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của Logistics (0)
        • 1.1.3.1 Vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của Logistics đối với nền kinh tế (0)
        • 1.1.3.2 Vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của Logistics đối với doanh nghiệp (0)
    • 1.2 Công nghệ Blockchain (12)
      • 1.2.1 Khái niệm (12)
      • 1.2.2 Vai trò của công nghệ Blockchain đối với Logistics (12)
        • 1.2.2.1 Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ (12)
        • 1.2.2.2 Cắt giảm chi phí (13)
        • 1.2.2.3 Minh bạch hóa nguồn gốc của sản phẩm (0)
        • 1.2.2.4 Tự động hóa trong các công tác quản lý (13)
      • 1.2.3 Tầm quan trọng của công nghệ Blockchain (13)
        • 1.2.3.1 Blockchain dùng để xác thực dữ liệu dễ dàng (14)
        • 1.2.3.3 Blockchain theo dõi lịch sử hoạt động của phương tiện vận chuyển (15)
        • 1.2.3.4 Blockchain và IoT kết hợp với V2V nhằm vận hành sự liên lạc giữa phương tiện và phương tiện (16)
        • 1.2.3.5 Blockchain Smart Contract giúp giảm chi phí, loại bỏ lỗi và các thủ tục trung gian (17)
      • 1.2.4 Những điểm nổi bật của Blockchain (18)
        • 1.2.4.1 Tăng hiệu suất làm việc của hệ thống (18)
        • 1.2.4.2 Tính năng bảo mật tốt hơn (0)
        • 1.2.4.3 Tính ổn định (18)
        • 1.2.4.4 Xử lý nhanh hơn (19)
        • 1.2.4.5 Nền tảng phi tập trung (19)
        • 1.2.4.6 Tính khắc phục (19)
  • Chương II. Thực trạng của công nghệ Blockchain trong hoạt động Logistics 2.1 Những thành công của các doanh nghiệp Logistics khi áp dụng công nghệ (20)
    • 2.1.1 Những thành công của các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ (20)
    • 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến thành công (21)
    • 2.2 Những thất bại của các doanh nghiệp Logistics khi áp dụng công nghệ (22)
      • 2.2.1 Những thất bại của các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ (22)
      • 2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến thất bại (23)
    • 3.2 Cách khắc phục khó khăn của việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào (27)
  • KẾT LUẬN (28)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG - - -

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu và phân tích những điểm nổi bật và hạn chế của blockchain , cũng như các vấn đề thực tiễn khi áp dụng công nghệ này vào nền logistics ở Việt Nam Đánh giá ưu nhược điểm, hiệu quả và hạn chế của công nghệ này Đưa ra các giải pháp nhằm giúp việc ứng dụng công nghệ blockchain vào hoạt động logistics của các doanh nghiệp hiệu quả hơn và đề xuất những định hướng phù hợp đối với thực trạng của ngành logistic ở Việt Nam hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài đánh giá tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động logistics ở Việt Nam hiện nay bao gồm các bước sau:

1 Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi và giới hạn của đề tài

2 Tổng quan về khái niệm, vai trò, tầm quan trọng và những điểm nổi bật của công nghệ blockchain

3 Phân tích và đánh giá thực trạng việc áp dụng công nghệ blockchain ở Việt Nam hiện nay, nhận diện các vấn đề, khó khăn và thách thức trong quá trình ứng dụng công nghệ

4 Đề xuất các giải pháp và định hướng phát triển

5 Kết Cấu Của Đề Tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài có 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý thuyết Chương II: Thực trạng Chương III: Những khó khăn và cách khắc phục

Chương I Cơ sở lý thuyết 1.1 Hoạt động Logistics

1.1.1 Khái niệm Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về logistics Tùy theo từng giai đoạn phát triển của nghiên cứu logistics và quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu mà những cách định nghĩa khác nhau về logistics được đưa ra

"Logistics" theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ

"Logistique" trong tiếng Pháp "Logistique" lại có gốc từ "Loger" nghĩa là nơi đóng quân Từ này có quan hệ mật thiết với từ "Lodge" - nhà nghỉ (một từ cổ trong tiếng Anh, gốc Latinh) Logistics được dùng ở Anh bắt đầu từ thể kỳ thứ 19 Và ở một góc độ nhất định, từ này có mối liên hệ với từ "Logistics" trong toán học, có nguồn gốc từ Hy Lạp "Logistikos" và đã được dùng ở Anh từ thế kỷ 17 Từ điển Websters định nghĩa: "Logistics là quá trình mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết bị" Còn theo American Heritage Dictionary, dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics có 2 nghĩa: "Logistics là một lĩnh vực hoạt động của quân đội, liên quan đến thu mua, phân phối, bảo quản, thay thế các thiết bị cũng như con người" Hoặc "Logistics là việc quản lý các chi tiết của quá trình hoạt động"

Logistics được Uỷ ban quản lý Logistics của Mỹ định nghĩa như sau:

Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Pháp luật Việt Nam cũng có câu trả lời cho câu hỏi "Logistics là gì?" tại Điều 233 Bộ Luật Thương mại năm 2005 khi quy định:

"Dịch vụ Logistics là một hoạt động thương mại Theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, đại diện làm thủ tục hải quan các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao ”

Nhìn chung qua các khái niệm trên, ta có thể thấy cho dù có sự diễn đạt khác nhau về từ ngữ, cách trình bày nội dung nhưng trong nội dung tất cả các tác giả đều cho rằng Logistics là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng Mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với thời gian ngắn nhất trong quá trình vận chuyển của nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời (Just in time)

Tóm lại, Logistics tối ưu hóa vị trí, lưu trữ và vận chuyển tài nguyên, đầu vào từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng thông qua các hành động kinh tế Quá trình này liên quan đến việc di chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến người nhận, đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian, địa điểm và số lượng.

1.1.2 Đặc điểm của ngành Logistics Theo giáo trình Logistics và Vận tải quốc tế (Trường Đại học Ngoại thương, 2009), logistics có một số đặc điểm như sau:

Logistics là một quá trình liên hoàn bao gồm các hoạt động liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau, được thực hiện tuần tự theo các bước nghiên cứu, lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện Quá trình logistics bao gồm tất cả các giai đoạn từ đầu vào nguyên liệu thô đến đầu ra sản phẩm cuối cùng.

+ Logistics liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng

Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực, mà còn bao gồm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ

1.1.3 Vai trò và lợi ích của của Logistics 1.1.3.1 Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế:

Ngành Logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu

Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh:

+ Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường Trong các nền kinh tế hiện tại, sự tăng trưởng về số lượng của khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế Hệ thống logistics hiện đại đã giúp các hãng làm chủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kết các hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu Chính vì vậy, sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêu thụ trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia Tại Mỹ logistics đóng góp xấp xỉ 9,9% trong GDP

Năm 1999 Mỹ chi khoảng 554 tỷ USD cho vận tải hàng hóa đường thủy, hơn 332 tỷ USD cho chi phí kho dự trữ và hơn 40 tỷ USD cho quản lý truyền thông và quản lý các quá trình logistics, tổng cộng là 921 tỷ USD Đầu tư vào các cơ sở vận tải và phân phối, không tính các nguồn công cộng, ước lượng hàng trăm tỷ USD, cho thấy logistics là một ngành kinh doanh tiềm năng và vô cùng quan trọng

Quản lý logistics tối ưu hóa quá trình quay vòng sản xuất kinh doanh, từ đầu vào đến khâu chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối Logistics hỗ trợ di chuyển và lưu thông của nhiều hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ Hiểu đơn giản, nếu hàng hóa không đến đúng lúc, đúng địa điểm và với điều kiện khách hàng yêu cầu thì khách hàng không thể mua chúng, và việc không bán được hàng hóa sẽ làm vô hiệu mọi hoạt động kinh tế trong chuỗi cung ứng.

+ Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối Với tư cách là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, các doanh nghiệp logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các third - party cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế

Cơ sở lý thuyết

Hoạt động Logistics

1.1.1 Khái niệm Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về logistics Tùy theo từng giai đoạn phát triển của nghiên cứu logistics và quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu mà những cách định nghĩa khác nhau về logistics được đưa ra

"Logistics" theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ

"Logistique" trong tiếng Pháp "Logistique" lại có gốc từ "Loger" nghĩa là nơi đóng quân Từ này có quan hệ mật thiết với từ "Lodge" - nhà nghỉ (một từ cổ trong tiếng Anh, gốc Latinh) Logistics được dùng ở Anh bắt đầu từ thể kỳ thứ 19 Và ở một góc độ nhất định, từ này có mối liên hệ với từ "Logistics" trong toán học, có nguồn gốc từ Hy Lạp "Logistikos" và đã được dùng ở Anh từ thế kỷ 17 Từ điển Websters định nghĩa: "Logistics là quá trình mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết bị" Còn theo American Heritage Dictionary, dịch vụ giao nhận trong hoạt động logistics có 2 nghĩa: "Logistics là một lĩnh vực hoạt động của quân đội, liên quan đến thu mua, phân phối, bảo quản, thay thế các thiết bị cũng như con người" Hoặc "Logistics là việc quản lý các chi tiết của quá trình hoạt động"

Logistics được Uỷ ban quản lý Logistics của Mỹ định nghĩa như sau:

Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Pháp luật Việt Nam cũng có câu trả lời cho câu hỏi "Logistics là gì?" tại Điều 233 Bộ Luật Thương mại năm 2005 khi quy định:

"Dịch vụ Logistics là một hoạt động thương mại Theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, đại diện làm thủ tục hải quan các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao ”

Qua các khái niệm được trình bày, có thể thấy rằng Logistics là hoạt động quản lý dòng chảy nguyên vật liệu từ khâu mua sắm, lưu kho, sản xuất đến phân phối cho người tiêu dùng Mục tiêu của Logistics là tối ưu chi phí và thời gian vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hóa kịp thời (Just in time).

Tóm lại, Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt hành động kinh tế

1.1.2 Đặc điểm của ngành Logistics Theo giáo trình Logistics và Vận tải quốc tế (Trường Đại học Ngoại thương, 2009), logistics có một số đặc điểm như sau:

+ Logistics là một quá trình Điều đó có nghĩa logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước : nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện Do đó, logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng

+ Logistics liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng

Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực, mà còn bao gồm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ

1.1.3 Vai trò và lợi ích của của Logistics 1.1.3.1 Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế:

Ngành Logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu

Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh:

Logistics đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và quốc tế, kết nối các hoạt động từ cung ứng nguyên vật liệu, sản xuất đến phân phối, mở rộng thị trường Sự gia tăng nhu cầu khách hàng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống logistics, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu toàn cầu Việc phân phối sản phẩm từ nguồn cung đến điểm tiêu thụ trở thành yếu tố then chốt đóng góp vào GDP Tại Hoa Kỳ, logistics đóng góp khoảng 9,9% vào GDP, minh chứng cho tầm quan trọng của hoạt động này trong nền kinh tế hiện đại.

Năm 1999 Mỹ chi khoảng 554 tỷ USD cho vận tải hàng hóa đường thủy, hơn 332 tỷ USD cho chi phí kho dự trữ và hơn 40 tỷ USD cho quản lý truyền thông và quản lý các quá trình logistics, tổng cộng là 921 tỷ USD Đầu tư vào các cơ sở vận tải và phân phối, không tính các nguồn công cộng, ước lượng hàng trăm tỷ USD, cho thấy logistics là một ngành kinh doanh tiềm năng và vô cùng quan trọng

+ Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạo thuận lợi trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ Để hiểu hơn về hình ảnh hệ thống này, có thể thấy rằng nếu hàng hóa không đến đúng thời điểm, không đến đúng các vị trí và với các điều kiện mà khách hàng cần thì khách hàng không thể mua chúng, và việc không bán được hàng hóa sẽ làm mọi hoạt động kinh tế trong chuỗi cung cấp bị vô hiệu

+ Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối Với tư cách là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, các doanh nghiệp logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các third - party cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế

+ Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc gia trong tiến trình phát triển đất nước Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được và mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistics rẻ tiền và chất lượng cao Hệ thống này giúp cho mọi dòng hàng hóa được lưu chuyển thuận lợi, suôn sẻ từ quốc gia này đến quốc gia khác nhờ việc cung ứng kịp thời, phân phối chính xác, chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng

Là một bộ phận trong GDP, logistics ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi suất, năng suất, chi phí, chất lượng và hiệu quả, cũng như các khía cạnh khác của nền kinh tế

Công nghệ Blockchain

1.2.1 Khái niệm Công nghệ Blockchain hiện đang là một xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, là một công nghệ đã và đang được ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành nghề như tài chính, điện tử, kế toán viễn thông…Vậy công nghệ Blockchain là gì mà lại được sử dụng phổ biến và chiếm được sự chú ý lớn của các nhà đầu tư đến như vậy ?

Công nghệ Blockchain được phát minh bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008 Có thể hiểu rằng Blockchain chính là một cơ sở dữ liệu phân tích thông tin trong các khối (block) được liên kết với nhau bằng mã hoá và mở rộng theo thời gian để tạo một chuỗi (chain) Mỗi khối trong Blockchain sẽ được liên kết móc xích với nhau, tức khối trước sẽ được liên kết với khối sau, có chứa đầy đủ thông tin về thời gian khởi tạo khối đó kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch Nói một cách dễ hiểu hơn thì Blockchain có thể được xem như một cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau, lưu trữ được tất cả các thông tin giao dịch và đảm bảo các thông tin không bị thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào Mọi thông tin lưu trên cuốn sổ cái sẽ được xác nhận bởi hàng hoạt các máy tính được kết nối trong một mạng lưới chung Nhờ vậy sẽ không có một cỗ máy nào có khả năng thay đổi, xóa bỏ hay viết đè lên dữ liệu trong cuốn sổ cái đó

1.2.2 Vai trò của công nghệ Blockchain đối với Logistics 1.2.2.1 Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ

Ngành logistics bị ảnh hưởng rất nhiều bởi blockchain Nó đã trở thành công nghệ được nhiều hãng vận tải chuyên nghiệp áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh Lợi ích bảo mật chuỗi khối từ thiết kế thông minh Sử dụng hệ thống tính toán phân cấp có khả năng chịu lỗi Byzantine cao Vì vậy, công nghệ này phù hợp để ghi lại các sự kiện Trợ giúp về giao dịch, hồ sơ, công chứng, nhận dạng và chứng nhận xuất xứ Giúp giảm thiểu những hậu quả đáng kể khi dữ liệu thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu Các công ty vận tải sẽ phản ứng nhanh chóng với chiến thuật của đối thủ cạnh tranh Giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và giảm thời gian chờ đợi chi phí

Chi phí vận chuyển ở Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới Chi phí cao vì giao dịch phải thông qua trung gian Hoạt động của Công ty Vận tải Việt Nam chưa thể tối ưu Theo thống kê, khi công nghệ blockchain được áp dụng vào ngành logistics, ngành logistics tiết kiệm được 38 tỷ USD mỗi năm Nó còn rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa

1.2.2.3 Minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm

Công nghệ chuỗi khối đóng vai trò nền tảng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp logistics kiểm định chất lượng sản phẩm Công nghệ này giúp doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc hàng hóa một cách dễ dàng và kiểm tra tình trạng sản phẩm ở từng khâu trung gian Nhờ đó, nhà cung cấp có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó củng cố nhận thức thương hiệu tích cực trong lòng người tiêu dùng.

Ngăn chặn việc trao đổi sản phẩm và trộm cắp hàng hóa

1.2.2.4 Tự động hóa trong các công tác quản lý

Trên thực tế, khoảng 10% hóa đơn trong lĩnh vực vận tải có chứa thông tin sai Việc sử dụng công nghệ blockchain cung cấp khả năng thực hiện các hợp đồng thông minh Điều này hỗ trợ số hóa thư tín dụng, đảm bảo rằng các quy trình cần thiết được tự động hóa Hơn nữa, nó tạo điều kiện cho việc quản lý hiệu quả các hoạt động vận tải thuê ngoài Nó cho phép lập kế hoạch chiến lược của các tuyến di chuyển và lên lịch hiệu quả để nhận các phương tiện được quản lý trong nội bộ Hơn nữa, nó đẩy nhanh sự di chuyển của hàng hóa thông qua hình ảnh nâng cao và khả năng dự đoán đáng tin cậy

1.2.3 Tầm quan trọng của công nghệ Blockchain Để thúc đẩy việc tối ưu hóa hoạt động trong ngành Logistics với thông tin lưu trữ dữ liệu liên kết xuyên suốt trong tương lai, hiện nay chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm cho phép doanh nghiệp và tư nhân hoạt động và cung cấp dịch vụ, sản phẩm dựa trên Blockchain

1.2.3.1 Blockchain dùng để xác thực dữ liệu dễ dàng Trong tương lai, nhờ sự hỗ trợ vô giá của công nghệ Blockchain, toàn bộ mạng lưới cung cấp dữ liệu sẽ trải qua một sự chuyển đổi đáng kể và được tổ chức một cách tỉ mỉ hơn Việc triển khai dữ liệu Blockchain sẽ tăng cường đáng kể tính minh bạch của dữ liệu, do đó đơn giản hóa nhiệm vụ truy tìm nguồn gốc của sản phẩm, thay vì dựa quá nhiều vào EDI hoặc APIS Trong hệ thống Blockchain, tính toàn vẹn và hợp pháp của sản phẩm sẽ không thay đổi, vì bất kỳ sửa đổi nào chỉ có thể xảy ra với sự cho phép rõ ràng của các bên liên quan chính, chẳng hạn như nhà sản xuất, nhà phân phối và người bán, những người chịu trách nhiệm đảm bảo luồng cung ứng trơn tru

Một ví dụ hấp dẫn thể hiện khả năng xác thực liền mạch của Blockchain không ai khác chính là Tradelens Tradelens phục vụ như một hệ sinh thái thống nhất, tích hợp liền mạch một loạt các đối tác chuỗi cung ứng, bao gồm chủ hàng, vận chuyển hàng hải và nội địa, giao nhận hàng hóa, nhà cung cấp hậu cần, cảng, nhà ga và cơ quan hải quan Thông qua việc sử dụng nền tảng TradeLens, các nhà cung cấp vận chuyển có thể dễ dàng theo dõi dữ liệu quan trọng của các lô hàng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, trong thời gian thực, đồng thời tạo ra một kho dữ liệu phi tập trung và không thể bác bỏ Khi nền tảng này tiếp tục hợp nhất với Internet of Things (IoT), nó sẽ mở ra một loạt lợi thế bổ sung cho các đối tác thương mại, đặc biệt là những đối tác trong ngành hậu cần

1.2.3.2 Blockchain kết hợp với AI và IoT để giám sát sức chứa vận chuyển

Blockchain sẽ đóng vai trò to lớn trong việc tổ chức chặt chẽ hệ thống cung cấp dữ liệu trong tương lai, mang đến tính minh bạch và dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm Không còn phụ thuộc quá nhiều vào EDI hay API, hệ thống Blockchain đảm bảo tính xác thực và hợp pháp của sản phẩm, bởi bất kỳ thay đổi nào cũng đều cần sự cho phép của các bên liên quan Do đó, hệ thống này tạo điều kiện xác minh luồng cung cấp một cách liền mạch.

Khi kết hợp với sức mạnh của IoT và AI, Blockchain sẽ cách mạng hóa hiệu quả và chứng tỏ là nó vô cùng có giá trị trong việc giám sát năng lực vận chuyển Cụ thể, việc tích hợp các cảm biến IoT trong các phương tiện vận tải sẽ cho phép đơn vị vận chuyển xác định chính xác không gian bị chiếm bởi các lô hàng Kiến thức này sẽ cho phép họ lựa chọn phương tiện giao thông phù hợp nhất và thiết lập giá cả phù hợp Việc sử dụng công nghệ Blockchain sẽ đảm bảo việc bảo quản các sản phẩm có giá trị trong quá trình vận chuyển và đồng thời ghi lại tất cả dữ liệu một cách an toàn trong toàn bộ quá trình vận chuyển Thông tin thời gian thực này sẽ truyền liền mạch đến hệ thống Blockchain, cho phép các bên liên quan giám sát năng lực vận chuyển hàng hóa với độ an toàn và chính xác tối đa

Một ví dụ đáng chú ý về ứng dụng đáng chú ý này là Skycell, một công ty công nghệ cao tiên tiến đến từ Thụy Sĩ Skycell đã phát triển một công nghệ đột phá giám sát hiệu quả công suất của container hàng hóa trong vận tải hàng không, tất cả là nhờ sự tích hợp của Blockchain, IoT và AI Công nghệ này đã được thiết kế đặc biệt cho ngành dược phẩm sinh học Thông qua việc gắn các cảm biến thông minh vào container, Skycell có thể siêng năng giám sát khả năng vận chuyển của thùng và lô hàng Giải pháp công nghệ đáng chú ý này cho phép các đối tác hậu cần xác định chính xác chi phí dựa trên khả năng vận chuyển, từ đó tối ưu hóa hoạt động của họ và nâng cao lợi nhuận của họ

1.2.3.3 Blockchain theo dõi lịch sử hoạt động của phương tiện vận chuyển

Công nghệ Blockchain không chỉ hỗ trợ xác định sức chứa hàng hóa của từng phương tiện vận tải mà còn phục vụ để theo dõi lịch sử hoạt động toàn diện của mọi phương tiện Bằng cách tận dụng các thông số và thông tin được lưu trữ trong hệ thống Blockchain, công nghệ tiên tiến này cho phép theo dõi và xác nhận liền mạch các chi tiết quan trọng liên quan đến hiệu suất xe và lịch sử bảo trì

Những hiểu biết vô giá như vậy cho phép các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển và hậu cần, xác định mức tiêu chuẩn tối ưu của phương tiện vận chuyển hàng hóa

Một ví dụ điển hình cho thấy công nghệ blockchain hiệu quả theo dõi lịch sử hoạt động của phương tiện vận tải có thể được tìm thấy tại Vinchan.

Thực trạng của công nghệ Blockchain trong hoạt động Logistics 2.1 Những thành công của các doanh nghiệp Logistics khi áp dụng công nghệ

Những thành công của các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ

2.1.1 Những thành công của các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ Blockchain

Trong những năm gần đây, công nghệ chuỗi khối hay BLOCKCHAIN được đánh giá là một trong những công nghệ tiềm năng, có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong hoạt động của các công ty, tổ chức, và chính phủ (Merkaš, Perkov, and Bonin 2020)

Nhiều ứng dụng dựa trên công nghệ chuỗi khối đã được phát triển trong các lĩnh vực khác nhau: chính phủ điện tử, tài chính, giáo dục, logistics và quản lý chuỗi cung ứng (Xu, Weber, and Staples 2019)

Theo báo cáo của công ty công nghệ nổi tiếng thế giới Gartner, công nghệ BLOCKCHAIN được dự đoán sẽ bùng nổ mức độ ảnh hưởng trong 5 năm tới (Gartner 2019)

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng công nghệ Blockchain vào hoạt động logistics và đã đạt được những thành công nhất định:

+ Công ty cổ phần Vận tải và Kho vận miền Nam (Sotrans):

Sotrans ứng dụng công nghệ blockchain trong quản lý chuỗi cung ứng, hợp tác với các khách hàng lớn như Unilever, Nestlé, P&G Giải pháp này gia tăng tính minh bạch và bảo mật, giúp giảm chi phí và thời gian giao hàng, đồng thời cải thiện trải nghiệm của khách hàng.

+ Công ty cổ phần Kho vận Vạn Xuân (Vinatrans):

Vinatrans đã triển khai ứng dụng blockchain vào quản lý kho bãi Ứng dụng này giúp Vinatrans giảm thiểu sai sót, tăng cường tính an toàn và bảo mật cho hàng hóa, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý kho bãi

+ Công ty cổ phần Giao nhận và Vận tải quốc tế (Transimex)

Transimex đã triển khai ứng dụng blockchain vào quản lý vận tải đường biển Ứng dụng này giúp Transimex giảm thiểu thời gian và chi phí giao nhận hàng hóa, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý vận tải.

Nguyên nhân dẫn đến thành công

+ Nguồn nhân lực chất lượng cao

+ Có chính sách hỗ trợ của chính phủ

+ Sự phát triển của công nghệ blockchain

+ Tiềm năng của công nghệ blockchain trong logistics

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam, được đào tạo chuyên nghiệp về công nghệ thông tin và blockchain, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của công nghệ blockchain trong ngành logistics tại Việt Nam Nhờ vậy, các doanh nghiệp logistics có thể triển khai và ứng dụng công nghệ blockchain một cách dễ dàng và hiệu quả.

+ Chi phí hợp lý: Chi phí đầu tư cho công nghệ blockchain đã giảm đáng kể trong những năm gần đây Điều này giúp các doanh nghiệp logistic ở Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận và ứng dụng công nghệ này

+ Chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, trong đó có công nghệ blockchain Các chính sách này đã giúp các doanh nghiệp logistics ở Việt Nam có thêm động lực để đầu tư và ứng dụng công nghệ blockchain

+ Sự phát triển của công nghệ blockchain: Công nghệ blockchain đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, với sự ra đời của nhiều nền tảng blockchain phổ biến và an toàn hơn Điều này giúp các doanh nghiệp logistics dễ dàng tiếp cận và ứng dụng công nghệ blockchain vào trong hoạt động của mình

+ Tiềm năng của công nghệ blockchain trong logistics: Công nghệ blockchain mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động logistics, bao gồm: tăng cường tính minh bạch và bảo mật, tăng cường hiệu quả hoạt động và tăng khả năng truy xuất nguồn gốc

Những lợi ích này đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp logistics ở Việt Nam.

Những thất bại của các doanh nghiệp Logistics khi áp dụng công nghệ

2.2.1 Những thất bại của các doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ Blockchain

Công nghệ blockchain là một công nghệ mới nổi với nhiều tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, việc ứng dụng blockchain vẫn còn gặp nhiều thách thức, và không ít doanh nghiệp đã thất bại khi triển khai các dự án blockchain

Dưới đây là một số doanh nghiệp đã gặp khó khăn thất bại khi ứng dụng công nghệ blockchain:

+ Công Ty CP Thương Mại Dịch Vụ Logistic Tín Phát Công Ty CP Thương Mại Dịch Vụ Logistics Tín Phát đã triển khai giải pháp blockchain để quản lý chuỗi cung ứng cho các sản phẩm nông sản Tuy nhiên, giải pháp này đã không thành công vì gặp một số vấn đề như:

● Cơ sở dữ liệu blockchain không được bảo mật, dẫn đến việc dữ liệu bị hack và sử dụng trái phép

● Giải pháp không phù hợp với quy trình hoạt động của công ty,dẫn đến việc khó triển khai và vận hành

+ Công ty CP Thương Mại Dịch Vụ Tổng Hợp Minh Tuấn

Công Ty CP Thương Mại Dịch Vụ Tổng Hợp Minh Tuấn: đã triển khai giải pháp blockchain để quản lý kho bãi Tuy nhiên, giải pháp này cũng đã không thành công vì gặp phải một số vấn đề như:

● Giải pháp không phù hợp với quy mô và hoạt động của kho bãi,dẫn đến việc khó triển khai và vận hành

● Công nghệ blockchain chưa được phổ biến rộng rãi,dẫn đến việc khó tìm kiếm nhân viên có trình độ chuyên nghiệp để triển khai và vận hành giải pháp

2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến thất bại Công nghệ blockchain được coi là một trong những công nghệ đột phá nhất thế kỷ 21, với tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ blockchain cũng gặp phải nhiều thách thức, trong đó có những nguyên nhân dẫn đến thất bại

Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến thất bại khi các doanh nghiệp áp dụng công nghệ blockchain:

+ Lựa chọn giải pháp blockchain không phù hợp: Có nhiều loại giải pháp blockchain khác nhau, mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của mình để lựa chọn giải pháp phù hợp Nếu lựa chọn giải pháp không phù hợp, doanh nghiệp có thể gặp phải những vấn đề như chi phí cao, hiệu suất kém, hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng

Thiếu hiểu biết về công nghệ blockchain có thể cản trở doanh nghiệp trong việc triển khai và vận hành hiệu quả các hệ thống blockchain Đòi hỏi có đội ngũ nhân sự am hiểu về công nghệ này để tránh những vấn đề như triển khai sai, vận hành kém, hoặc gặp các lỗ hổng bảo mật Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo và phát triển năng lực nhân sự về công nghệ blockchain.

+ Không có sự đồng thuận giữa các bên liên quan: Việc triển khai hệ thống blockchain thường liên quan đến nhiều bên liên quan, bao gồm doanh nghiệp, khách hàng, đối tác, và các cơ quan quản lý Doanh nghiệp cần có sự đồng thuận giữa các bên liên quan để đảm bảo quá trình triển khai và vận hành hệ thống blockchain hiệu quả Nếu không có sự đồng thuận giữa các bên liên quan, doanh nghiệp có thể gặp phải những vấn đề như chậm trễ trong triển khai, hoặc không được các bên liên quan ủng hộ

+ Chi phí triển khai cao: Việc triển khai hệ thống blockchain thường tốn kém hơn so với các giải pháp truyền thống Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng về chi phí triển khai trước khi quyết định áp dụng công nghệ blockchain Nếu không cân nhắc kỹ lưỡng về chi phí triển khai, doanh nghiệp có thể gặp phải những vấn đề như thiếu nguồn lực tài chính, hoặc không thể thu hồi vốn đầu tư

Công nghệ Blockchain còn non trẻ và đang phát triển, vẫn chưa hoàn thiện Các giải pháp Blockchain cho hoạt động hậu cần còn hạn chế và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của doanh nghiệp.

Chi phí đầu tư cho ứng dụng blockchain là khá cao, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Nguyên nhân về doanh nghiệp: Năng lực tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn hạn chế Nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của công nghệ blockchain còn chưa đầy đủ Thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn về blockchain

+ Nguyên nhân về cơ chế chính sách: Các quy định pháp lý về ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động logistics còn chưa đầy đủ và đồng bộ Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ

+ Nguyên nhân về môi trường kinh doanh: Ngành logistics Việt Nam còn phân tán, thiếu liên kết Cơ sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ và hiện đại Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động logistics Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng công nghệ blockchain

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến thất bại khi các doanh nghiệp áp dụng công nghệ blockchain, chẳng hạn như:

+ Bảo mật: Công nghệ blockchain được coi là một công nghệ bảo mật cao, tuy nhiên vẫn có thể bị tấn công nếu không được triển khai và vận hành đúng cách

+ Tương thích: Công nghệ blockchain thường không tương thích với các hệ thống truyền thống Doanh nghiệp cần có giải pháp để tích hợp hệ thống blockchain với các hệ thống truyền thống

Cách khắc phục khó khăn của việc ứng dụng công nghệ Blockchain vào

Để nâng cao tính cạnh tranh cho ngành Logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và hiện đại hóa, các doanh nghiệp cần khắc phục những khó khăn hiện tại Việc giải quyết những khó khăn này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách với các doanh nghiệp Logistics nước ngoài và gia tăng vị thế của nền kinh doanh hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

+ Thứ nhất, cần bổ sung thêm kiến thức về Blockchain

Do Blockchain là khái niệm còn khá mới lạ tại Việt Nam, nên các doanh nghiệp cũng chưa thực sự am hiểu công nghệ này Để ứng dụng Blockchain hiệu quả vào thực tế, các doanh nghiệp và cả cá nhân cần đầu tư thời gian và công sức để tìm hiểu thêm về Blockchain, cũng như các ứng dụng tiềm năng của công nghệ này Đây chính là chìa khoá giúp Blockchain được áp dụng một cách phù hợp và hiệu quả vào thị trường Việt Nam.

+ Thứ hai, tạo nền văn hóa hợp tác

Các bên tham gia ứng dụng công nghệ Blockchain bao gồm các công ty tư nhân, cơ quan Chính phủ, tổ chức công nghiệp, nhà quản lý đối tác, thậm chí là các đối thủ cạnh tranh đều có thể bắt tay hợp tác với nhau để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất từ nền tảng mới này Từ đó tạo ra lợi thế nhờ quy mô và thiết lập nhiều giá trị hơn cho mỗi tổ chức liên quan Xu hướng liên minh trong Blockchain có thể sẽ rất nổi trong thời gian tới ở lĩnh vực LOGISTICS.

+ Thứ ba, cần chuẩn bị tốt về mặt cơ sở hạ tầng

Chuẩn bị tốt về mặt công nghệ, hạ tầng cho các doanh nghiệp Tự động hóa quy trình, số hóa dữ liệu Minh bạch hóa quá trình quản lý và bảo mật thông tin khi sử dụng Blockchain trong doanh nghiệp Việc nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng để có thể dễ dàng kết nối với các doanh nghiệp Logistics là rất khả thi

Tăng hiệu quả công việc nhờ tốc độ xử lý được nâng cao Nâng cấp cơ sở hạ tầng chính là giải pháp đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Thứ tư, tận dụng không gian lưu trữ không giới hạn của Blockchain, được ví như một cuốn sổ phi tập trung và công khai khổng lồ Nếu biết cách khai thác hiệu quả, không gian lưu trữ này sẽ trở thành kho thông tin đồ sộ, không bao giờ bị xóa bỏ hay mất đi.

+ Thứ năm, nâng cao tốc độ xử lý của hệ thống mạng

Các doanh nghiệp ở Việt Nam nếu muốn ứng dụng công nghệ Blockchain thì cần chú trọng nhiều hơn về việc nâng tốc độ xử lý của hệ thống mạng

Thường xuyên kiểm tra và bảo trì hệ thống mạng đề phòng việc chậm trễ mạng sẽ làm mất rất nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 17/09/2024, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w