1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam

131 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác Định Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Công Nghệ Blockchain Vào Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Trong Giai Đoạn Thi Công Của Các Dự Án Xây Dựng Ở Việt Nam
Tác giả Huỳnh Lê Huy
Người hướng dẫn TS. Trần Nguyễn Ngọc Cương, PGS.TS. Trần Đức Học
Trường học Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 2,31 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.4.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
  • Chương 2. TỔNG QUAN (0)
    • 2.1.1. Khái niệm (19)
    • 2.1.2. Các vấn đề trong chuỗi cung ứng (20)
    • 2.2.1. Khái niệm (21)
    • 2.2.2. Các ứng dụng của BCT trong SCM (22)
      • 2.2.2.1. Khả năng truy xuất nguồn gốc (23)
      • 2.2.2.2. Chuỗi cung ứng bền vững (24)
      • 2.2.2.3. Xác minh tính xác thực, minh bạch (25)
      • 2.2.2.4. Tích hợp hợp đồng thông minh (25)
    • 2.2.3. Thực trạng ứng dụng BCT trong CSCM (26)
      • 2.2.3.1. Các nước trên thế giới (26)
    • 2.4.1. Mô hình áp dụng (38)
    • 2.4.2. Định nghĩa các nhân tố (39)
      • 2.4.2.1. Nhóm nhân tố về công nghệ (39)
      • 2.4.2.2. Nhóm nhân tố về tổ chức (41)
      • 2.4.2.3. Nhóm nhân tố về môi trường (42)
      • 2.4.2.4. Nhóm nhân tố về niềm tin (43)
    • 2.4.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu (43)
  • Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ (47)
    • 3.1.2. Nghiên cứu định lượng chính thức (0)
    • 3.2.1. Thang đo của nhân tố “Lợi thế tương đối” (49)
    • 3.2.2. Thang đo của nhân tố “Khả năng tương thích” (50)
    • 3.2.3. Thang đo của nhân tố “Chi phí” (51)
    • 3.2.4. Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ của cấp quản lý” (52)
    • 3.2.5. Thang đo của nhân tố “Sự sẵn sàng của tổ chức” (53)
    • 3.2.6. Thang đo của nhân tố “Quy mô tổ chức” (0)
    • 3.2.7. Thang đo của nhân tố “Áp lực cạnh tranh” (54)
    • 3.2.8. Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ pháp lý” (55)
    • 3.2.9. Thang đo của nhân tố “Niềm tin” (56)
    • 3.2.10. Thang đo của nhân tố phụ thuộc “Ý định áp dụng” (57)
    • 3.3.1. Lấy mẫu (58)
    • 3.3.2. Quá trình thu thập dữ liệu (58)
    • 3.4.1. Thống kê mô tả (59)
    • 3.4.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (59)
    • 3.4.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) (59)
  • Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 4.1.1. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha sơ bộ (66)
    • 4.2.1. Mô tả dữ liệu (66)
    • 4.2.2. Thống kê chi tiết mẫu (0)
      • 4.2.2.1. Số năm kinh nghiệm (67)
      • 4.2.2.2. Vai trò trong chuỗi cung ứng (0)
      • 4.2.2.3. Mức độ hiểu biết (0)
      • 4.2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ (69)
      • 4.2.2.5. Yếu tố ảnh hưởng áp dụng BCT (72)
    • 4.2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo (72)
    • 4.2.4. Phân tích khác biệt trung bình One-Way ANOVA (74)
    • 4.2.5. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (77)
      • 4.2.5.1. Phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập (77)
      • 4.2.5.2. Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc (79)
    • 4.2.6. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (79)
      • 4.2.6.1. Đánh giá độ phù hợp mô hình (0)
      • 4.2.6.2. Kiểm định giá trị độ tin cậy và tính xác thực thang đo (81)
    • 4.2.7. Kiểm định mô hình cấu trúc SEM (86)
      • 4.2.7.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu (87)
      • 4.2.7.2. Kiểm định mối quan hệ của các khái niệm (88)
    • 4.2.8. Thảo luận kết quả (92)
      • 4.2.8.1. Kết quả về thang đo (92)
      • 4.2.8.2. Kết quả về mô hình nghiên cứu và các mối quan hệ (93)
  • Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 5.3.4. Yếu tố Niềm tin (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

--- HUỲNH LÊ HUY XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀO QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CỦA CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành :

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng BCT vào SCM của các dự án xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn thi công với các mục tiêu cơ bản sau:

- Giới thiệu khái niệm, phân loại và ứng dụng của BCT trong SCM;

- Tổng hợp và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng BCT trong SCM;

- Xác định và đánh giá mức độ, tính chất của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng BCT trong SCM

- Thảo luận, kết luận và đưa ra các hàm ý quản trị để cải thiện ứng dụng BCT trong SCM đối với ngành xây dựng của Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu được khảo sát đối với chuỗi cung ứng của các dự án xây dựng ở Việt Nam Đối tượng nghiên cứu: Các kỹ sư, nhân viên, lãnh đạo của các tổ chức liên quan tham gia trong chuỗi cung ứng của các dự án xây dựng trong giai đoạn thi công bao gồm Nhà sản xuất, Nhà thầu thi công, Giám sát, Công ty vận chuyển và Chủ đầu tư, …có hiểu biết về BCT và ứng dụng của BCT trong SCM Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, cũng như xuất, hàm ý quản trị nhằm nâng cao khả năng áp dụng BCT vào quản trị chuỗi cung ứng của các dự án xây dựng khi công nghệ này còn khá mới mẻ ở Việt Nam

Ngoài ra, nghiên cứu này còn là tài liệu tham khảo về đề tài BCT, ứng dụng BCT trong ngành xây dựng, cũng như quản lý chuỗi cung ứng trong dự án xây dựng cho các tổ chức hoặc cá nhân khác khi cần tham khảo

Kết cấu nội dung của luận văn được chia thành 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quát đề tài đang nghiên cứu về lý do, tính cấp thiết để lựa chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi, đối tượng và ý nghĩa của nghiên cứu Những nội dung giúp đưa ra cái nhìn bao quát về nội dung và quá trình hình thành đề tài, làm nền tảng cho việc tìm hiểu nghiên cứu sâu về các cơ sở lý thuyết liên quan trong các chương tiếp theo.

TỔNG QUAN

Khái niệm

Chuỗi cung ứng trong xây dựng bao gồm tất cả các quá trình từ nhu cầu ban đầu của chủ đầu tư, thông qua thiết kế và thi công xây dựng, cho đến bảo hành, thay thế và hư hỏng có thể xảy ra trong một dự án Nó cũng bao gồm tất cả các bên liên quan trong dự án như chủ đầu tư, giám sát, thiết kế, tổng thầu, thầu phụ và các nhà cung cấp kết nối với nhau bằng các mối quan hệ kinh tế Chuỗi cung ứng còn là một mạng lưới nhiều tổ chức và nhiều mối quan hệ, trong đó bao gồm các dòng thông tin, vật liệu, dịch vụ, sản phẩm và dòng tiền giữa các bên tham gia [7] Đặc điểm chuỗi cung ứng trong xây dựng [8]

- Hội tụ: Tất cả các loại vật liệu sẽ được đưa đến công trường Công trường xây dựng được xem như một nhà máy được thiết lập cho một sản phẩm duy nhất, đó là công trình Đặc tính này trái ngược với các hệ thống sản xuất khác khi có nhiều sản phẩm

- Thu hút: Chủ đầu tư sẽ tìm kiếm các nhà thầu chính đáp ứng được yêu cầu của họ Nhà thầu chính lại tiếp tục tìm các nhà thầu phụ, nhà cung cấp vật liệu có thể giúp họ hoàn thành dự án Quá trình thu hút mở rộng chuỗi liên kết cứ tiếp tục và tạo ra một chuỗi các quan hệ kinh tế trong một dự án xây dựng Có thể thấy chuỗi cung ứng trong dự án xây dựng rất phức tạp do chịu tác động của rất nhiều thành phần tham gia

- Chuỗi cung ứng của mỗi dự án xây dựng tạo ra một sản phẩm mới khác nhau

- Một chuỗi cung ứng chỉ được sử dụng cho một dự án duy nhất và thời gian của chuỗi phụ thuộc vào chu kỳ thực hiện của dự án Chuỗi cung ứng được hình thành cho một dự án xây dựng mang tính chất tạm thời, không ổn định và phân mảnh

- Số lượng khách hàng rất hạn chế, thường là một triển để giúp các công ty xây dựng giảm lãng phí, cải thiện chất lượng và tạo ra tiến độ chính xác, đáng tin cậy [1] Hình 2-1 cho thấy tổng quan về một khung cấu trúc SCM điển hình, chỉ ra các loại mối quan hệ khác nhau liên quan đến các bên tham gia khác nhau trong chuỗi cung ứng của một dự án xây dựng

Hình 2-1 Cấu trúc chuỗi cung ứng xây dựng [1]

Các vấn đề trong chuỗi cung ứng

Quản lý chuỗi cung ứng xây dựng nhằm đảm bảo thông suốt dòng hàng hóa và dịch vụ đến công trường thông qua sự hợp tác giữa các bên tham gia chuỗi cung ứng [10] Trong thực tế quản lý chuỗi cung ứng xây dựng đang gặp nhiều thách thức do các vấn đề tồn tại đã lâu, bao gồm sự thiếu tin cậy, phân tán và gián đoạn [11] Các vấn đề về nguồn gốc xuất xứ và mâu thuẫn trong quá trình kiểm tra sản phẩm góp phần gây ra sự thiếu tin cậy [12] Trong khi các vấn đề liên quan đến tính rời rạc, phân tán là do sự phân bố theo địa lý của các bên liên quan và nhiều giai đoạn trong chuỗi cung ứng [13] Sự gián đoạn phát sinh do hệ thống quản lý chuỗi cung ứng xây dựng hiện tại đang thiếu dữ liệu đáng tin cậy cho các bộ phận chức năng phối hợp như kiểm tra sự tuân thủ, kiểm soát quá trình và đảm bảo chất lượng, đồng thời cũng có thể được quy cho mức độ hiển thị thông tin và khả năng truy xuất nguồn gốc thấp Ví dụ, bằng biên bản giấy Các quy trình thủ công như vậy rất tốn thời gian và có thể dẫn đến lỗi dữ liệu đầu vào, mất dữ liệu và giả mạo dữ liệu [14]

Khái niệm

Công nghệ Blockchain (BCT) đã được thảo luận phổ biến trong những năm gần đây BCT có nguồn gốc từ Satoshi Nakamoto, người đã tạo ra tiền điện tử Bitcoin [15] BCT là một cơ sở dữ liệu phân tán (sổ cái) lưu giữ danh sách các bản ghi (giao dịch, thông tin, giao thức Internet (IP), v.v.) Các bản ghi này được gọi là khối Mỗi khối có một dấu thời gian, một liên kết đến khối trước đó và chứa lịch sử của mọi khối (giao dịch) trước nó Các khối này liên kết “chuỗi” với nhau Mọi giao dịch đều được liên kết với một chữ ký mật mã duy nhất, dễ xác minh và gần như không thể bị làm giả vì blockchain được lưu trữ bởi một mạng lưới máy tính ngày càng tăng; mỗi máy tính là một 'nút' trong hệ thống và mỗi nút liên tục giám sát mọi nút khác Dữ liệu trên BCT được duy trì bởi mọi nút trên mạng, sao cho tất cả người dùng đều có quyền truy cập vào tất cả các giao dịch được thực hiện [1] Đặc điểm chính của nó là người dùng có thể xem và thêm vào nhưng không được thay đổi các thông tin đã có [16] Điều này dẫn đến hai tính năng của kho dữ liệu dựa trên Blockchain không có ở cơ sở dữ liệu truyền thống:

- Toàn bộ lịch sử dữ liệu với tất cả các sửa đổi của nó (dấu thời gian, thông tin tác giả, …) được ghi lại và bảo vệ với một chữ ký mật mã điện tử

- Giải pháp không tập trung và không cần đến cơ quan trung ương đáng tin cậy bên ngoài [17]

Các đặc điểm quan trọng nhất của BCT [18]:

- Phân cấp: BCT hoạt động trên sổ cái phân tán trên mạng ngang hàng phi tập trung Không có máy chủ trung gian hoặc máy chủ tập trung nên nguy cơ xảy ra sự cố cục bộ được loại bỏ Tất cả các nút có thể có quyền và nghĩa vụ như cập nhật hoặc bị xóa

- Tính minh bạch: Trong mạng blockchain công khai, tất cả các nút đều được thông báo mỗi khi một giao dịch xảy ra

- Bảo mật: Đặc điểm phân quyền của Blockchain là một giao thức hiệu quả để tự ngăn chặn các cuộc tấn công Để kiểm soát được một blockchain, những kẻ tấn công phải đồng thời hack nhiều thiết bị qua mạng, điều này khiến việc này rất tốn kém và gần như không thể Blockchain sử dụng thuật toán băm và bảo vệ thuật toán mã hóa khóa bất đối xứng (chỉ những người được ủy quyền có một cặp khóa riêng và khóa chung chính xác có thể cho phép giao dịch) để đảm bảo an toàn dữ liệu

- Khả năng kiểm toán: Bất cứ khi nào giao dịch được thực hiện, nó sẽ được ghi vào sổ cái với dấu thời gian, cho phép kiểm toán viên truy ngược lại chuỗi sự kiện khi cần thiết

- Đáng tin cậy: Tất cả các nút trong mạng phải thể hiện sự đồng thuận để thêm dữ liệu vào chuỗi khối Điều đó giúp loại bỏ nguy cơ áp đảo lực lượng của một nút duy nhất trong mạng

Những ứng dụng của BCT không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thanh toán và tiền điện tử, nó cũng có thể cách mạng hóa SCM hiện tại của ngành xây dựng thông qua khả năng truy xuất nguồn gốc vật liệu và tạo ra một chuỗi hành trình đã được xác minh tính minh bạch cho tất cả các bên trong chuỗi cung ứng, đảm bảo chuỗi cung ứng đạt hiệu quả [19]

Với những đặc điểm kể trên, BCT đã và đang được ứng dụng hiệu quả trong những ngành công nghiệp khác nhau.

Các ứng dụng của BCT trong SCM

Theo các nghiên cứu gần đây, ứng dụng của BCT đang ngày càng được phổ biến hơn trong các quy trình của SCM nhờ khả năng truy xuất nguồn gốc, số hóa, cải thiện tính minh bạch, khả năng hiển thị và tích hợp hợp đồng thông minh [20] Việc áp dụng có thể giải đáp chi tiết ít nhất năm khía cạnh chính của sản phẩm bao gồm: Bản chất (nó là gì), chất lượng (nó như thế nào), số lượng (nó có bao nhiêu) , vị trí (nó đang ở đâu) và quyền sở hữu (ai sở hữu nó) vào bất kỳ thời điểm nào cần truy xuất [22]

Ngành xây dựng là một ngành có cuoix cung ứng tương đối phức tạp, bao gồm nhiều khía cạnh như cung ứng vật liệu xây dựng, nhân công, dịch vụ sản phẩm và đông đảo các thành phần tham gia Điều này sẽ tạo áp lực đến việc quản lý chuỗi cung ứng trong các dự án xây dựng một cách hiệu quả Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc cải thiện các phần mềm công nghệ phục vụ cho SCM, hiện đang sử dụng nền tảng tập trung để ghi lại, quản lý, theo dõi và phân tích dữ liệu BCT được cho là có thể cải thiện các quy trình hiện tại của quản lý chuỗi cung ứng [23]

2.2.2.1 Khả năng truy xuất nguồn gốc

Các nhà thiết kế, nhà thầu và nhà cung cấp ngày nay đã nhận thức rõ hơn về nguồn gốc của vật liệu được sử dụng trong các dự án xây dựng vì những lý do như đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt, sức khỏe và an toàn, tiêu chuẩn vật liệu và tính bền vững Tuy nhiên, hệ thống vẫn không thể tránh khỏi những sai sót và sơ suất Việc giải quyết những sai sót này ngày càng trở nên quan trọng sau sự cố hỏa hoạn ở Tháp Grenfell vào năm 2017 Nơi được xác định nguồn gốc của tấm ốp liên quan đến sự lan nhanh của đám cháy, cùng với sự thật về đặc điểm kỹ thuật chữa cháy kém hiệu quả của nó Điều mà nếu được xác định sớm hơn sẽ giúp ngăn chặn tai nạn thảm khốc này [19]

Cấu trúc rời rạc, phân tán của chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng kết hợp rất tốt với hệ thống sổ cái phi tập trung của BCT BCT có thể cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc vật liệu một cách an toàn và đáng tin cậy [2] Trong hệ thống BCT, dữ liệu về các vật liệu được ghi lại và theo dõi dọc suốt chuỗi cung ứng từ bước đầu tiên đến khi đưa vào xây dựng sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho tất cả các bên liên quan trong dự án Thông qua chuỗi hành trình bất biến này tại bất kỳ điểm nào của chuỗi cung ứng, các bên liên quan đều có thể tin tưởng dịch dọc theo chuỗi cung ứng cũng được theo dõi (ví dụ: thời gian chế tạo, người vận chuyển hàng hóa và thời gian giao hàng dự kiến cùng với giấy chứng nhận hàng hóa, v.v.) nên việc theo dõi thời gian và điều kiện giao hàng trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn và ít quan liêu hơn [19]

2.2.2.2 Chuỗi cung ứng bền vững

Tính minh bạch của vật liệu sẽ có tác động đến tính bền vững trong các lĩnh vực như chi phí toàn bộ vòng đời, ước tính lượng khí thải carbon và xác minh nguyên liệu thô Chẳng hạn, các nhà thiết kế hoặc người dùng có thể đưa ra lựa chọn bền vững bằng cách sử dụng khả năng truy xuất nguồn gốc vật liệu thông qua BCT của bất kỳ sản phẩm nào Chuỗi cung ứng sẽ có thể cung cấp thông tin cụ thể theo yêu cầu của khách hàng Nền tảng Blockchain sẽ cho phép không chỉ các nhà cung cấp trực tiếp cung cấp thông tin cần thiết mà cả các nhà cung cấp gián tiếp cũng có thể đưa thông tin của họ vào cơ sở dữ liệu để xác minh và chính xác hơn Quá trình này sẽ cung cấp thông tin nội dung nhất quán Cơ sở dữ liệu này có thể được sử dụng không chỉ cho việc ra quyết định trong quá trình thiết kế, mua sắm và xây dựng mà còn có lợi cho việc quản lý cơ sở sau khi đưa vào sử dụng [2]

Việc tối ưu hóa các quy trình thu mua phân mảnh và thực hiện truy xuất xuất xứ của nguyên vật liệu có thể cải thiện một khía cạnh quan trọng khác của toàn bộ chuỗi cung ứng, đó là Sự bền vững Tata Steel đã thực hiện một cuộc khảo sát về tầm quan trọng của tính bền vững và các nguyên tắc tìm nguồn cung ứng đáng tin cậy Kết quả chỉ ra rằng xuất xứ của vật liệu đặc biệt quan trọng vì việc tái sử dụng và tái chế vật liệu có thể phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của chúng Tuy nhiên, tác động của tính bền vững thường được thúc đẩy bởi việc xem xét toàn bộ vòng đời của một cấu trúc Điều này bao gồm thiết kế, xây dựng, mua sắm bền vững, vận hành và bảo trì cho đến phá dỡ Hiện tại, rất khó để xác nhận thông số kỹ thuật và nguồn gốc của vật liệu trong kết cấu sau khi xây dựng Điều này có thể làm phức tạp các quyết định về việc có nên kéo dài tuổi thọ của công trình hay không hoặc nên bảo trì như thế nào các khía cạnh bền vững (tổng lượng khí thải carbon, tỷ lệ phần trăm vật liệu có thể tái sử dụng thay đổi theo thời gian, toàn bộ chi phí vòng đời, v.v.) dễ dàng hơn nhiều

Nó cũng có thể hỗ trợ việc hoạch định Kế hoạch quản lý chất thải tại công trường [19]

2.2.2.3 Xác minh tính xác thực, minh bạch

Các ứng dụng liên quan đến chứng thực để loại bỏ thời gian xác minh tính xác thực của tài liệu Các công ty xây dựng phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn để đáp ứng các nhu cầu và quy định ngày càng cao của ngành và chính phủ Tiêu tốn đáng kể các nguồn lực bao gồm thời gian và lao động để đảm bảo tính toàn vẹn và xác thực của các tài liệu xây dựng trong quá trình lưu trữ và truy xuất Với việc triển khai BCT, mọi tài liệu có thể được lưu trữ trong một sổ cái phân tán, nơi có sự xác thực cho mỗi lần thay đổi trên toàn hệ thống Toàn bộ hệ thống BCT biết chính xác nguồn thông tin là gì và công nghệ cho phép xác thực Ứng dụng này của BCT có thể được sử dụng để ghi dữ liệu công trình bao gồm chất lượng của vật liệu thô và lắp đặt, thông tin về tiến độ xây dựng và dữ liệu sử dụng vật tư như bê tông, giàn giáo, ván khuôn, thép và thiết bị [23]

Hệ thống chuỗi hành trình minh bạch sẽ khuyến khích hành vi tốt và thúc đẩy chất lượng trong toàn bộ chuỗi cung ứng Ví dụ: nếu vật liệu cấu trúc không đáp ứng các tiêu chuẩn và tiêu chí chất lượng, các cơ quan quản lý có thể dễ dàng xác định ai chịu trách nhiệm thông qua chuỗi hành trình được theo dõi bởi BCT [19]

2.2.2.4 Tích hợp hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong SCM và theo dõi dòng nguyên vật liệu Thông tin được ghi lại trong chuỗi khối sẽ hiển thị rõ ràng ai chịu trách nhiệm về công việc gì vào thời gian nào Cả nhà cung cấp và người mua đều có thể yên tâm rằng họ sẽ được bồi thường tiền/sản phẩm của mình bằng cách sử dụng hợp đồng thông minh Do đó, việc mua hàng có thể diễn ra trực tiếp hơn giữa nguồn sản xuất và người dùng mà không cần thông qua các nhà cung cấp địa phương giao nhận nguyên vật liệu, nghiệm thu hạng mục xây lắp và phù hợp với các điều khoản nội dung trong hợp đồng [2] [24].

Thực trạng ứng dụng BCT trong CSCM

2.2.3.1 Các nước trên thế giới

 Ấn Độ: Công ty thép thuộc Tập đoàn Tata (Ấn Độ) - Tata Steel đã đầu tư vào việc tạo ra một chuỗi hành trình sản phẩm có thể xác định nguồn gốc sản phẩm của mình từ bước nguyên liệu thô đến khi đưa vào sử dụng, cùng với các thông số kỹ thuật và điều kiện sản xuất liên quan đến tất cả các tiêu chuẩn Tuy nhiên, giữa các nhà sản xuất, thông tin và tài liệu hỗ trợ này được cung cấp theo yêu cầu thay vì được liên kết trực tiếp với dữ liệu kỹ thuật số của một sản phẩm cụ thể [19]

Hình 2-2 Mô hình theo dõi dầm thép của Tata Steel [19]

Mô hình được bắt đầu nhằm mục đích theo dõi vòng đời của một dầm thép từ quá trình sản xuất, thông qua chuỗi cung ứng cho đến khi tái sử dụng hoặc tái chế Mỗi dầm thép sẽ được theo dõi thông qua một ID duy nhất, được đăng ký trên hệ thống BCT Thông qua nhận dạng kỹ thuật số (còn được gọi là hộ chiếu kỹ thuật số của vật liệu), tất cả các thông số kỹ thuật chế tạo và thiết kế đều có sẵn và minh bạch cho các bên liên quan Khi dầm thép di chuyển qua chuỗi cung ứng, các thông tin chi tiết về vận chuyển cũng được thêm vào chuỗi khối liên kết với thanh dầm đó Bằng cách mô hình BIM của dự án với ID đặc biệt của nó và tất cả các chi tiết về sản xuất và mua sắm của nó liên kết trực tiếp với cơ sở dữ liệu thông số kỹ thuật của nhà sản xuất được cập nhật liên tục

Việc triển khai BCT như vậy đã tạo ra một công cụ rất mạnh mẽ để quản lý vật liệu tại công trường và mang lại cho tất cả các bên liên quan sự tin tưởng về xuất xứ và khả năng đáp ứng nhanh các yêu cầu về trích xuất thông tin nguồn gốc vật liệu

 Úc: Probuild, một trong những công ty xây dựng hàng đầu của Úc đã hợp tác với Brickschain Công ty khởi nghiệp có một danh mục các sản phẩm nhắm mục tiêu quản lý xây dựng dựa trên BCT Mục đích là để công ty xây dựng theo dõi nguồn gốc của tất cả các tài sản liên quan đến quá trình xây dựng Sau khi xây dựng xong, chủ tòa nhà sẽ có đầy đủ thông tin chi tiết về từng thiết bị, vật tư trong từng phòng Chủ sở hữu sẽ có thể đi sâu vào tài liệu và kiểm tra thông tin nhà cung cấp hoặc chi tiết bảo hành trong trường hợp xảy ra sự cố

Vài năm trước đây, BCT còn khá xa lạ ở Việt Nam và đa phần thị trường trong nước mới chỉ biết tới một trong những ứng dụng của công nghệ này là tiền điện tử và thanh toán [25] Theo cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu Trí tuệ, tính đến tháng 07/2022, đã có

125 sáng chế liên quan đến công nghệ blockchain được đăng ký/bảo hộ tại Việt Nam Trong đó, chủ yếu tập trung đề cập đến các Hệ thống thanh toán và giao dịch tiền tệ;

Hệ thống xác thực thông tin; Hệ thống xử lý dữ liệu; Bảo mật dữ liệu, …

Qua đó cho thấy BCT và các ứng dụng của nó rất được các chuyên gia quan tâm Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ này ở Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ đầu phát triển, như thiếu nhiều điều kiện để đầu tư vào công nghệ này

CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Bảng 2-1 Các nghiên cứu liên quan trước đây

STT Tác giả Tên nghiên cứu Tóm tắt nội dung

Bringing Blockchain Technology to Construction Engineering Management

Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu tính khả thi và ứng dụng BCT trong quản lý xây dựng bằng phương pháp định tính Từ các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia làm việc trong ngành quản lý xây dựng và BCT Nghiên cứu cho thấy, việc đưa BCT vào quản lý xây dựng là khả thi, bao gồm 5 lĩnh vực: chi phí, thời gian, chất lượng, minh bạch và bảo mật thông tin Việc áp dụng công nghệ Blockchain nhằm giảm chi phí hoặc hạn chế chi phí kiểm toán dữ liệu tập trung, bao gồm cả tính bảo mật và minh bạch

2 Alireza Shojaei [2] Exploring applications of blockchain technology in the construction industry

Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các ứng dụng của BCT trong việc cải thiện hệ thống quản lý thông tin của ngành xây dựng Kết luận rằng không chỉ BCT có tiềm năng giải quyết một số vấn đề phổ biến trong ngành xây dựng mà còn có thể thích ứng với đặc tính cấu trúc ngành xây dựng

Nó cũng có thể ứng dụng trong toàn bộ vòng đời của một dự án từ tìm nguồn cung ứng vật liệu, quản lý hợp đồng đến vận hành, bảo trì và cuối cùng là phá dỡ và tái sử dụng vật liệu Chuỗi khối sẽ giúp làm trơn tru các quy trình và giảm nhu cầu về các bên trung gian

Technology in the Construction Industry

Nghiên cứu xem xét tiềm năng của BCT trong ngành xây dựng Các lĩnh vực ứng dụng bao gồm: Mua sắm và quản lý chuỗi cung ứng; BIM; Quản lý tài sản Trong quản lý chuỗi cung ứng, nhấn mạnh khả năng đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của vật liệu kết cấu và tạo ra một chuỗi hành trình xác minh minh bạch cho tất cả các bên trong chuỗi cung ứng Đồng thời BCT còn thúc đẩy phát triển tính bền vững trong chuỗi cung ứng

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu các lợi ích của

Roikulcharoen [27] technology And cryptocurrency for Construction engineering

Công nghệ Blockchain và Tiền điện tử đối với Quản lý xây dựng và nghiên cứu mối quan hệ của các bên liên quan trong việc sử dụng Blockchain Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định Phỏng vấn từ những người trong ngành Quản lý xây dựng và BCT Nghiên cứu cho thấy Lợi ích của BCT đối với xây dựng có thể giúp giảm chi phí, rút ngắn thời gian và quản lý hợp đồng xây dựng được chính xác hơn

Factors Influencing the Adoption of Blockchain in the Construction Industry: A Hybrid Approach Using PLS-SEM and fsQCA

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hướng đến quyết định áp dụng BCT trong ngành xây dựng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến ý định áp dụng công nghệ Nghiên cứu sử dụng mô hình Công nghệ

- Tổ chức – Môi trường (TOE) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng Trong đó các yếu tố được tổng hợp dựa theo tính chất liên quan đến các nhóm về công nghệ, tổ chức và môi trường Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố Khả năng tương thích, Hỗ trợ từ cấp quản lý, Lợi thế tương đối,

Hỗ trợ pháp lý, Chi phí, Quy mô tổ chức, Sự sẵn sàng của tổ chức, và Áp lực cạnh tranh là có tác động rõ rệt nhất đối với ý định hành vi áp dụng BCT

Factors Influencing the Adoption of Blockchain

Technology in the Construction Industry: A System Dynamics Approach

Mô hình áp dụng

Sau khi tham khảo và xem xét các nghiên cứu trước đây, tác giả lựa chọn mô hình công nghệ - tổ chức - môi trường (TOE) làm khung lý thuyết chính cho nghiên cứu

Mô hình TOE là một mô hình lý thuyết thường được sử dụng để áp dụng đổi mới tác động đến việc áp dụng BCT trong SCM Mô hình TOE chỉ ra rằng quyết định áp dụng công nghệ mới của một tổ chức dựa trên các đặc điểm công nghệ, tổ chức và môi trường Trong mô hình, Nhóm nhân tố công nghệ (Technology - T) mô tả các đặc điểm kỹ thuật và tính hữu ích của công nghệ mang lại có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng đổi mới Nhóm nhân tố về tổ chức (Organisation - O) liên quan đến các thuộc tính của tổ chức như cấu trúc, chiến lược của tổ chức, nhân lực, quy mô tổ chức… có thể cản trở hoặc thúc đẩy việc áp dụng Nhóm nhân tố môi trường (Environment - E) đề cập đến các yếu tố bên ngoài liên quan đến tổ chức bao gồm môi trường ngành, áp lực cạnh tranh và các hỗ trợ của chính phủ… có thể mang lại cơ hội và thách thức đối với việc áp dụng đổi mới

Ngoài ra mô hình TOE còn cung cấp một cấu trúc và khung lý thuyết rõ ràng cho nghiên cứu Nó giúp nghiên cứu hiểu rõ các yếu tố quan trọng trong quá trình áp dụng công nghệ và tìm ra các mối quan hệ và tương tác giữa chúng Điều này giúp nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị và giải pháp cụ thể để cải thiện quá trình áp dụng công nghệ trong tổ chức

Tuy nhiên, mô hình TOE cơ bản không đề cập đến yếu tố niềm tin (Belief - B) – một yếu tố rất quan trọng trong quyết định áp dụng đổi mới, đặc biệt là trong môi trường Việt Nam [32], [31] Trong nghiên cứu này, tác giả mở rộng mô hình TOE thành TOE-B, bổ sung thêm nhóm nhân tố về niềm tin để làm rõ tác động của nhóm yếu tố này đối với quyết định áp dụng đổi mới công nghệ trong bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam.

Định nghĩa các nhân tố

2.4.2.1 Nhóm nhân tố về công nghệ

Lợi thế tương đối: Lợi thế tương đối được hiểu là mức độ mà việc đổi mới có thể mang lại cho tổ chức những lợi ích lớn hơn so với hiện trạng Lợi thế so sánh được xem là chỉ số cơ bản trong việc đánh giá việc áp dụng các đổi mới Ngành xây dựng đang trong tình trạng tái cấu trúc liên tục và việc áp dụng các công nghệ mới sẽ thúc minh có thể giải quyết sự chậm trễ trong thanh toán xây dựng và tranh chấp hợp đồng Thông tin được ghi lại trong cơ sở dữ liệu sẽ hiển thị rõ ràng ai chịu trách nhiệm về công việc gì và vào thời gian nào Các khoản thanh toán cũng sẽ được tự động, tuần tự và tương ứng với tình trạng thực hiện hợp đồng BCT cũng có thể cung cấp cho các công ty xây dựng mối quan hệ đối tác đáng tin cậy, chia sẻ thông tin trong giai đoạn thiết kế và xây dựng, thúc đẩy hợp tác, nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc và tính minh bạch, giảm chi phí giao dịch và giải quyết các thách thức thanh toán chậm trễ, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý [33] [4] Do đó, đề xuất giả thuyết như sau:

H1: Lợi thế tương đối ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

Khả năng tương thích: Mức độ của một sự đổi mới tương thích với hệ thống hiện tại được gọi là khả năng tương thích Khả năng tương thích giữa việc đổi mới với các yêu cầu quản lý, cũng như văn hóa doanh nghiệp và thực tiễn, được xem là một yếu tố quan trọng trong việc áp dụng đổi mới Đó cũng là động lực chính cho việc áp dụng công nghệ mới Các dự án xây dựng rất rời rạc và những thay đổi kỹ thuật trong quá trình thực hiện dự án là phổ biến Theo đó, các công ty xây dựng có nhiều khả năng nắm bắt và triển khai BCT trong quản lý chuỗi cung ứng của họ nếu họ tin rằng việc áp dụng BCT tương thích với văn hóa doanh nghiệp và thực tiễn kinh doanh hiện tại [4]; [34]; [35] Do đó, giả thuyết đưa ra như sau:

H2: Khả năng tương thích có ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

Chi phí: là các chi phí khác nhau có liên quan đến việc áp dụng công nghệ và ảnh hưởng đến quyết định áp dụng công nghệ Chi phí cao sẽ cản trở quá trình áp dụng Mặc dù công nghệ kỹ thuật số mang lại nhiều lợi ích nhưng việc áp dụng nó trong ngành xây dựng vẫn còn khá thấp Trong số những câu hỏi liên quan đến vấn đề triển khai BCT, những câu hỏi về chi phí triển khai và vận hành chiếm tỷ lệ cao nhất [19] Chi phí cho việc áp dụng BCT cho SCM trong ngành xây dựng được xem là rất khó xác định và tốn kém để triển khai sử dụng [36] Chi phí cao sẽ là rào cản đối với các

Việc áp dụng BCT yêu cầu mua sắm nâng cấp các phần cứng và phần mềm cần thiết Quan trọng hơn, một số nghiên cứu về BCT trong lĩnh vực xây dựng đã chỉ ra rằng chi phí là một yếu tố quan trọng ngăn cản các công ty xây dựng áp dụng BCT [4]; [37] Do đó, giả thuyết sau đây được đề xuất:

H3: Chi phí ảnh hưởng tiêu cực đến ý định áp dụng BCT

2.4.2.2 Nhóm nhân tố về tổ chức

Hỗ trợ của cấp quản lý: Hỗ trợ của cấp quản lý là mức độ mà cấp quản lý trong một tổ chức chấp nhận và triển khai công nghệ mới Việc áp dụng sớm BCT chắc chắn sẽ gặp phải sự phản đối, lúc này sự hỗ trợ của quản lý có thể thúc đẩy các thành viên của một tổ chức bằng cách đưa ra định hướng và đáp ứng nhu cầu về tài nguyên và kinh phí Nhiều nghiên cứu liên quan đến ngành xây dựng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cấp quản lý trong việc áp dụng các công nghệ mới Hỗ trợ của cấp quản lý là điều cần thiết để tích hợp các công nghệ mới vào các quy trình hiện có để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi và phổ biến các công nghệ đổi mới Nếu ban lãnh đạo quá thận trọng, không chấp nhận rủi ro khi áp dụng đổi mới hoặc thiếu kiến thức sẽ gây trở ngại cho quá trình áp dụng công nghệ mới [4]; [35] Do đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau:

H4: Sự hỗ trợ của cấp quản lý ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

Sự sẵn sàng của tổ chức: Sự sẵn sàng của tổ chức là năng lực và ý định của các công ty để áp dụng một sự đổi mới Nó biểu thị sự sẵn sàng đầu tư và quản lý kinh doanh để đầu tư vào công nghệ đổi mới, bao gồm sự sẵn sàng về nhận thức, sự sẵn sàng về nguồn lực và hệ thống công nghệ thông tin Các nghiên cứu trước đây đã chỉ rằng sự sẵn sàng của tổ chức ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng đổi mới xây dựng Nhận thức về sự thay đổi, nguồn lực tài chính, chuyên môn và khả năng kỹ thuật của các công ty xây dựng là cơ sở cơ bản để đảm bảo việc áp dụng và triển khai BCT [4]; [34]; [35] Do đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau: đổi mới Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng quy mô tổ chức ảnh hưởng tích cực và kiểm soát quá trình đổi mới Việc áp dụng BCT liên quan đến việc thay đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới và đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, rủi ro và chi phí có thể ngăn cản nhiều công ty xây dựng nhỏ tham gia đổi mới, trong khi các công ty có quy mô lớn hơn thường có thể quản lý chi phí và cân đối nguồn tài chính trong quá trình áp dụng đổi mới công nghệ Ngoài ra, các công ty lớn hơn có nhiều chuyên gia lành nghề hơn để đảm bảo việc thực hiện đổi mới diễn ra suôn sẻ [4]; [34] Theo đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau:

H6: Quy mô tổ chức ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

2.4.2.3 Nhóm nhân tố về môi trường Áp lực cạnh tranh: Áp lực cạnh tranh là mức độ mà một công ty phải chịu áp lực từ các đối thủ trong cùng lĩnh vực Cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty xây dựng đòi hỏi các tổ chức phải áp dụng đổi mới để cải thiện chất lượng, giảm chi phí và tăng hiệu quả và hiệu suất Là một công nghệ mới nổi, blockchain có thể giúp những người dùng sớm phát triển mạnh trong thị trường cực kỳ cạnh tranh ngày nay Ngành xây dựng có tính cạnh tranh và đầy thách thức Áp lực cạnh tranh có khả năng làm tăng nhu cầu về việc áp dụng BCT của các công ty xây dựng, thúc đẩy việc áp dụng mạnh mẽ BCT [4]; [37] Do đó, giả thuyết sau đây được đề xuất:

H7: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

Hỗ trợ pháp lý: Hỗ trợ pháp lý là hỗ trợ do chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền cung cấp để khuyến khích áp dụng đổi mới Các chính sách và luật pháp quy định, chẳng hạn như các quy tắc hoặc tiêu chuẩn bắt buộc, đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép triển khai BCT Hỗ trợ pháp lý có vai trò lớn hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển Hầu hết các nghiên cứu cho rằng sự chấp nhận của xã hội là một rào cản đáng kể đối với các ứng dụng BCT Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển và vai trò của chính phủ về các quy định và hướng dẫn là rất quan trọng đối với việc áp dụng đổi mới Do tính mới lạ của BCT, đa số các công ty xây

BCT trong xây dựng sẽ bị cản trở nhiều hơn bởi quy định của chính phủ về những gì và cách điều chỉnh quá trình áp dụng [4]; [37] Do đó, chúng tôi đề xuất giả thuyết sau:

H8: Hỗ trợ theo quy định ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

2.4.2.4 Nhóm nhân tố về niềm tin

Niềm tin là một khái niệm đa chiều, vô hình, chưa có một định nghĩa thống nhất, thậm chí còn khó đo lường hơn trong các chuỗi cung ứng phức tạp Trong khi một số người cho rằng niềm tin là động lức chính cho việc ứng dụng BCT, một số khác lại nhận ra chúng tác động tiêu cực lẫn nhau Dựa trên kết quả nghiên cứu [32] sau khi xem xét các tài liệu một cách có hệ thống, niềm tin được đánh giá cao trong tác động tích cực đến việc triển khai chuỗi cung ứng thông qua BCT Việc thiếu niềm tin sẽ cản trở quá trình áp dụng BCT trong SCM, đặc biệt là trong văn hóa Việt Nam [31] Một công ty có niềm tin rằng BCT có thể cải thiện hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho công việc của họ thì sẽ dễ dàng chấp nhận và sử dụng công nghệ này hơn Việc thiếu niềm tin vào công nghệ có thể khiến người ngần ngại trong triển khai do thiếu niềm tin về độ tin cậy hoặc hiệu suất của công nghệ đó [38] còn cho rằng trong chuỗi cung ứng, ngoài niềm tin vào công nghệ, còn có sự ảnh hưởng của niềm tin giữa các đối tác Niềm tin vào đối tác trong chuỗi cung ứng là sự tin cậy lẫn nhau giữa các tổ chức cùng tham gia trong chuỗi cung ứng và rất quan trọng đối với việc chấp nhận công nghệ và chia sẻ thông tin Do đó, trong bài viết này, niềm tin được xem xét theo hướng tác động tích cực, làm tiền đề cho việc áp dụng BCT thông qua niềm tin của người dùng vào công nghệ và niềm tin giữa các đối tác trong chuối cung ứng

H9: Niềm tin vào công nghệ ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT.

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu TOE-B, được thiết kế dựa trên mô hình TOE trong nghiên cứu của [4] và bổ sung thêm nhóm nhân tố về xuất được trình bày trong Hình 2-3 dưới đây:

Hình 2-3 Mô hình nghiên cứu Bảng 2-2 Bảng tổng hợp các nhân tố và giả thuyết theo mô hình đề xuất

STT Khái niệm Giả thuyết

1 Lợi thế tương đối H1: Lợi thế tương đối ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

2 Khả năng tương thích H2: Khả năng tương thích có ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

3 Chi phí H3: Chi phí ảnh hưởng tiêu cực đến ý định áp dụng BCT

4 Sự hỗ trợ của quản lý H4: Sự hỗ trợ của cấp quản lý ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

5 Sự sẵn sàng của tổ chức H5: Sự sẵn sàng của tổ chức ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

6 Quy mô tổ chức H6: Quy mô tổ chức ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

7 Áp lực cạnh tranh H7: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

8 Hỗ trợ pháp lý H8: Hỗ trợ theo quy định ảnh hưởng tích cực đến ý định áp dụng BCT

9 Niềm tin H9: Niềm tin vào công nghệ ảnh hưởng tích

Trong chương 2, tác giả đã trình bày các khái niệm về BCT và hoạt động SCM trong xây dựng, cũng như những ứng dụng của BCT trong SCM Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp một số nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực này, cùng với những ứng dụng đã được triển khai thực tế Qua đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 9 nhân tố được chia thành 4 nhóm bao gồm: Nhóm nhân tố về Công nghệ (Lợi thế tương đối, Khả năng tương thích, Chi phí); Nhóm nhân tố về Tổ chức (Hỗ trợ từ cấp quản lý, Sự sẵn sàng của tổ chức, Quy mô tổ chức); Nhóm nhân tố về Môi trường (Áp lực cạnh tranh, Hỗ trợ pháp lý); Nhóm nhân tố về Niềm tin (Niềm tin) với Nhân tố phụ thuộc là Ý định áp dụng

Từ những vấn đề trong quá trình áp dụng BCT trong SCM của ngành xây dựng được trình bày trong Chương 1 đã chỉ ra đề tài cần nghiên cứu ở bài viết này Quá trình thực hiện nghiên cứu gồm 2 giai đoạn chính Giai đoạn 1 bao gồm công tác xác định và tổng hợp các yếu tố tác động đến việc áp dụng BCT trong SCM của các dự án xây dựng Các yếu tố trong danh sách này được thu thập thông qua việc tham khảo từ các bài báo nghiên cứu khoa học và ý kiến góp ý từ chuyên gia Trong giai đoạn này, tiếp nối việc tổng hợp các danh sách yếu tố, bảng câu hỏi khảo sát cũng được thiết lập dựa trên việc tham khảo tài liệu và ý kiến của các chuyên gia Thông qua quá trình khảo sát thử nghiệm, nghiên cứu định lượng sơ bộ, bảng câu hỏi được hoàn thiện để phục vụ nghiên cứu định lượng chính thức Sau khi thu được kết quả khảo sát chính thức, giai đoạn 2 là việc phân tích số liệu

Sơ đồ phương pháp nghiên cứu được thể hiện như trong Hình 3-1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Sau khi có bộ câu hỏi được tổng hợp và dịch từ các thang đo của các nghiên cứu trước, tác giả tiến hành khảo sát 50 đáp viên đang làm việc tại các công ty trong ngành xây dựng và có hoạt động trong chuỗi cung ứng xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Thuận (là đồng nghiệp và đối tác đáng tin cậy của tác giả nhằm thu được phản hồi chất lượng) thông qua bảng câu hỏi được tạo trên Google Form và phát bảng câu thông qua các mạng xã hội Các thang đo tiếp tục được điều chỉnh thông qua phương pháp kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và Phương pháp phân tích nhân tố khám phả (EFA) Các biến quan sát cuối cùng còn lại (tức thang đo hoàn chỉnh) sẽ được đưa vào bảng câu hỏi tiếp tục dùng cho bước nghiên cứu định lượng chính thức

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện trong giai đoạn này bằng phương pháp lấy mẫu lăn cầu tuyết để thu được các phản hồi có giá trị và rộng rãi hơn Bảng câu hỏi trực tuyến được gửi cho các đồng nghiệp, đối tác, bạn bè của tác giả, đồng thời đăng tải trên các nhóm, diễn đàn Blockchain Tiếp theo đó bài nghiên cứu kiểm tra lại độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) của thang đo, kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tỉnh (SEM) Từ kết quả có được sẽ đưa ra kết luận và kiến nghị

Nghiên cứu này xem xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố đối với quyết định áp dựng BCT trong SCM của các dự án xây dựng Để có thể dễ kiểm soát câu trả lời cũng như thuận tiện trong việc định lượng, bảng câu hỏi sẽ sử dụng dạng câu hỏi đóng để thu thập dữ liệu Dạng câu hỏi đóng, nghĩa là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ lựa chọn các câu trả lời kèm theo những nhận định về đánh giá của người trả lời thông qua các mức độ

Thang đo của cái các khái niệm trong nghiên cứu này được kế thừa và hiệu chỉnh từ nghiên cứu [4] và nghiên cứu của [31] Những nghiên cứu trước đây sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, tuy nhiên thang đo Likert 7 mức độ có độ phân tán cao hơn giúp phân biệt cụ thể các ý kiến và hạn chế các ý kiến trung lập Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả quyết định chọn thang đo 7 mức độ để đánh giá toàn bộ bảng câu hỏi nhằm thu được kết quả ít sai lệch hơn, chính xác hơn và đáng tin cậy hơn Các mức độ đánh giá của các yếu tố dựa theo thang đo Likert 7 mức độ:

Bảng 3-1 Thang đo Likert 7 mức độ

STT Yếu tố ảnh hưởng áp dụng BCT

1 Mức độ 1 Hoàn toàn không đồng ý

5 Mức độ 5 Đồng ý một phần

7 Mức độ 7 Đồng ý hoàn toàn

Nghiên cứu này đã tham khảo thông tin và tài liệu từ các nghiên cứu tương tự để xây dựng các thang đo có độ tin cậy cao Tuy nhiên, đối tượng và mục tiêu của nghiên cứu này khác với các nghiên cứu trước đây, cụ thể, đối tượng trả lời là người lao động hoạt động trong lĩnh vực chuỗi cung ứng của các dự án xây dựng ở Việt Nam và mục tiêu cuối cùng là xác định các yếu tố tác động như thế nào đến ý định áp dụng BCT trong SCM trong ngành xây dựng ở Việt Nam Vì vậy, các câu hỏi tham khảo đã được biên tập và dịch sang tiếng Việt một cách phù hợp nhất cho nghiên cứu này Các bảng dưới đây tóm tắt các biến, nội dung và tham chiếu của chúng

3.2.1 Thang đo của nhân tố “Lợi thế tương đối”

Thang đo của nhân tố Lợi thế tương đối được xây dựng dựa trên thang đo Lợi thế tương đối của [4], [37] gồm 6 biến quan sát Nội dung các biến quan sát được dịch và hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-2 Thang đo yếu tố Lợi thế tương đối

Nội dung Nguồn tham khảo

1 LT1 Adopting blockchain can enable my company to accomplish project tasks more efficiently and effectively

Việc áp dụng Blockchain có thể cho phép công ty hoàn thành các nhiệm vụ của dự án một cách hiệu quả hơn

2 LT2 Adopting blockchain Việc áp dụng Blockchain company’s projects các dự án

3 LT3 Adopting blockchain can increase the transparency of my company’s projects

Việc áp dụng Blockchain có thể tăng tính minh bạch cho các dự án

4 LT4 Blockchain can increase trust among stakeholders in construction

Việc áp dụng Blockchain có thể tăng niềm tin giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng xây dựng

5 LT5 Adopting blockchain can improve deferred payment issues

Việc áp dụng Blockchain có thể cải thiện các vấn đề thanh toán

6 LT6 Blockchain can provide privacy protection and security of my company

Việc áp dụng Blockchain có thể cung cấp bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật cho công ty

3.2.2 Thang đo của nhân tố “Khả năng tương thích”

Thang đo của nhân tố “Khả năng tương thích” được xây dựng dựa trên thang đo Khả năng tương thích của [4], [34], [35] Nội dung các biến quan sát được dịch và hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-3 Thang đo của yếu tố Khả năng tương thích

Nội dung Nguồn tham khảo

1 TT1 Blockchain is compatible with the business operating model in my company

Blockchain tương thích với mô hình hoạt động kinh doanh của tổ chức

[4]; [34]; [35] compatible with the management requirements of the company yêu cầu quản lý của tổ chức

3 TT3 Blockchain fits with the existing values of my company

Blockchain phù hợp với những giá trị hiện tại mà tổ chức đang có

4 TT4 Blockchain is compatible with my company’s existing infrastructure

Blockchain tương thích với cơ sở hạ tầng hiện có của tổ chức

3.2.3 Thang đo của nhân tố “Chi phí”

Thang đo của nhân tố “Chi phí” được xây dựng dựa trên thang đo Chi phí của [4], [37], [34] Nội dung các biến quan sát được dịch và hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-4 Thang đo của yếu tố Chi phí

Nội dung Nguồn tham khảo

1 CP1 Adopting blockchain in my company will increase the cost of facility and hardware

Việc áp dụng Blockchain sẽ làm tăng chi phí cơ sở vật chất và phần cứng

2 CP2 Adopting blockchain in my company will increase the cost of operations and maintenance

Việc áp dụng Blockchain sẽ làm tăng chi phí vận hành và bảo trì

3 CP3 The cost of adopting blockchain will be expensive for my company

Chi phí áp dụng Blockchain sẽ rất tốn kém blockchain is unknown and difficult to comprehend không rõ ràng và khó xác định

3.2.4 Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ của cấp quản lý”

Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ của cấp quản lý” được xây dựng dựa trên thang đo Hỗ trợ của cấp quản lý của [4], [35] Nội dung các biến quan sát được dịch và hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-5 Thang đo của nhân tố Hỗ trợ từ cấp quản lý

Nội dung Nguồn tham khảo

1 QL1 Top management in my company will be responsive and attentive to blockchain adoption

Quản lý cấp cao trong công ty sẽ chú ý quan tâm đến việc áp dụng Blockchain

2 QL2 Top management in my company could take the risks associated with blockchain adoption

Quản lý cấp cao trong công ty có thể chấp nhận rủi ro liên quan khi việc áp dụng Blockchain

3 QL3 My top management will provide the necessary human resources, finances and materials for blockchain adoption

Quản lý cấp cao sẽ cung cấp nguồn nhân lực, tài chính và vật liệu cần thiết để triển khai áp dụng Blockchain

4 QL4 My top management will look at blockchain as

Quản lý cấp cao xem việc áp dụng công nghệ Blockchain như một chiến lược quan trọng important

3.2.5 Thang đo của nhân tố “Sự sẵn sàng của tổ chức”

Thang đo của nhân tố “Sự sẵn sàng của tổ chức” được xây dựng dựa trên thang đo

Hỗ trợ của cấp quản lý của [4], [34], [35] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-6 Thang đo của yếu tố Sự sẵn sàng của tổ chức

Nội dung Nguồn tham khảo

1 SS1 My company has resources necessary to use blockchain

Công ty có các nguồn lực cần thiết để áp dụng Blockchain

2 SS2 My company has possessed the necessary expertise and skills to adopt blockchain

Nhân viên trong công ty đáp ứng được các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để áp dụng Blockchain

3 SS3 The technology staff in the company have the sufficient experience and skills to conduct the adoption of blockchain

Nhân viên công nghệ trong công ty có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để tiến hành áp dụng Blockchain

4 SS4 My company’s existing technologies support blockchain adoption

Các công nghệ hiện có của công ty phù hợp hỗ trợ việc áp dụng Blockchain

Thang đo của nhân tố “Quy mô tổ chức” được xây dựng dựa trên thang đo Quy mô tổ chức của [4], [34] Nội dung các biến quan sát được dịch cho phù hợp với đối tượng khảo sát và trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-7 Thang đo của yếu tố Quy mô tổ chức

Nội dung Nguồn tham khảo

1 QM1 My company’s capital is higher than others in the construction industry

Vốn của công ty cao so với các công ty khác trong ngành xây dựng

2 QM2 My company’s revenue is higher than others in the construction industry

Doanh thu của công ty cao so với ngành xây dựng

3 QM3 My company has more competent staff than others in the construction industry

Công ty có số lượng nhân viên trình độ cao nhiều hơn so với ngành xây dựng

3.2.7 Thang đo của nhân tố “Áp lực cạnh tranh”

Thang đo của nhân tố “Áp lực cạnh tranh” được xây dựng dựa trên thang đo Áp lực cạnh tranh của [4], [37] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-8 Thang đo của yếu tố Áp lực cạnh tranh

Nội dung Nguồn tham khảo

1 CT1 The adoption of blockchain will offer my company a

Việc áp dụng Blockchain sẽ mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn

2 CT2 My company believes it is important to adopt blockchain to be competitive

Công ty của tôi tin rằng điều quan trọng là phải áp dụng chuỗi khối để cạnh tranh

3 CT3 My company is forced to adopt blockchain due to competitive pressure

Công ty buộc phải áp dụng Blockchain do áp lực cạnh tranh từ đối thủ

4 CT4 My company believes that competitors have recently started exploring blockchain technology

Một số đối thủ cạnh tranh của công ty đã bắt đầu sử dụng công nghệ

3.2.8 Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ pháp lý”

Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ pháp lý” được xây dựng dựa trên thang đo Hỗ trợ pháp lý của [4], [37] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-9 Thang đo của yếu tố Hỗ trợ pháp lý

Nội dung Nguồn tham khảo

1 PL1 The government or competent agencies provide financial assistance for blockchain development

Chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính để phát triển Blockchain

2 PL2 The government or relevant authorities provide technical

Chính phủ cung cấp hướng dẫn kỹ thuật để áp dụng công nghệ Blockchain adoptingblockchain technology

3 PL3 Blockchain technology can be implemented with the current set of laws and regulations

Công nghệ Blockchain có thể được triển khai với bộ luật và quy định hiện hành

4 PL4 Government encourages the adoption of blockchain in procurement and projects

Chính phủ khuyến khích áp dụng Blockchain trong các dự án

3.2.9 Thang đo của nhân tố “Niềm tin”

Thang đo của nhân tố “Niềm tin” được xây dựng dựa trên thang đo Niềm tin vào công nghệ của [31] [32] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-10 Thang đo của yếu tố Niềm tin

Nội dung Nguồn tham khảo

1 NT1 My company has high expectations of the potential of blockchain technology

Công ty của tôi đặt kỳ vọng cao về tiềm năng của công nghệ blockchain

2 NT2 My firm believes that blockchain technology can help us manage the data efficiently

Công ty của tôi tin rằng công nghệ Blockchain có thể giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả the absolute security of blockchain technology vào tính bảo mật tuyệt đối của công nghệ blockchain

4 NT4 My firm believes blockchain can help us minimize the endangers came from cybercrimes

Công ty của tôi tin rằng blockchain có thể giúp giảm thiểu những mối nguy hiểm đến từ tội phạm mạng

3.2.10 Thang đo của nhân tố phụ thuộc “Ý định áp dụng”

Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ pháp lý” được xây dựng dựa trên thang đo Hỗ trợ pháp lý của [4], [37] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-11 Thang đo của yếu tố Ý định áp dụng BCT

Nội dung Nguồn tham khảo

1 YD1 My company intends to adopt blockchain technology actively in the future

Công ty của tôi dự định sẽ tích cực áp dụng công nghệ Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai

2 YD2 My company intends to digitally transform management

Công ty của tôi dự định chuyển đổi kỹ thuật số việc quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai

3 YD3 My company is willing to utilize blockchain technology in various projects

Công ty của tôi sẵn sàng sử dụng công nghệ Blockchain trong việc quản lý chuỗi cung ứng trong nhiều dự án quan sát

Thang đo của nhân tố “Lợi thế tương đối”

Thang đo của nhân tố Lợi thế tương đối được xây dựng dựa trên thang đo Lợi thế tương đối của [4], [37] gồm 6 biến quan sát Nội dung các biến quan sát được dịch và hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-2 Thang đo yếu tố Lợi thế tương đối

Nội dung Nguồn tham khảo

1 LT1 Adopting blockchain can enable my company to accomplish project tasks more efficiently and effectively

Việc áp dụng Blockchain có thể cho phép công ty hoàn thành các nhiệm vụ của dự án một cách hiệu quả hơn

2 LT2 Adopting blockchain Việc áp dụng Blockchain company’s projects các dự án

3 LT3 Adopting blockchain can increase the transparency of my company’s projects

Việc áp dụng Blockchain có thể tăng tính minh bạch cho các dự án

4 LT4 Blockchain can increase trust among stakeholders in construction

Việc áp dụng Blockchain có thể tăng niềm tin giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng xây dựng

5 LT5 Adopting blockchain can improve deferred payment issues

Việc áp dụng Blockchain có thể cải thiện các vấn đề thanh toán

6 LT6 Blockchain can provide privacy protection and security of my company

Việc áp dụng Blockchain có thể cung cấp bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật cho công ty

Thang đo của nhân tố “Khả năng tương thích”

Thang đo của nhân tố “Khả năng tương thích” được xây dựng dựa trên thang đo Khả năng tương thích của [4], [34], [35] Nội dung các biến quan sát được dịch và hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-3 Thang đo của yếu tố Khả năng tương thích

Nội dung Nguồn tham khảo

1 TT1 Blockchain is compatible with the business operating model in my company

Blockchain tương thích với mô hình hoạt động kinh doanh của tổ chức

[4]; [34]; [35] compatible with the management requirements of the company yêu cầu quản lý của tổ chức

3 TT3 Blockchain fits with the existing values of my company

Blockchain phù hợp với những giá trị hiện tại mà tổ chức đang có

4 TT4 Blockchain is compatible with my company’s existing infrastructure

Blockchain tương thích với cơ sở hạ tầng hiện có của tổ chức

Thang đo của nhân tố “Chi phí”

Thang đo của nhân tố “Chi phí” được xây dựng dựa trên thang đo Chi phí của [4], [37], [34] Nội dung các biến quan sát được dịch và hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-4 Thang đo của yếu tố Chi phí

Nội dung Nguồn tham khảo

1 CP1 Adopting blockchain in my company will increase the cost of facility and hardware

Việc áp dụng Blockchain sẽ làm tăng chi phí cơ sở vật chất và phần cứng

2 CP2 Adopting blockchain in my company will increase the cost of operations and maintenance

Việc áp dụng Blockchain sẽ làm tăng chi phí vận hành và bảo trì

3 CP3 The cost of adopting blockchain will be expensive for my company

Chi phí áp dụng Blockchain sẽ rất tốn kém blockchain is unknown and difficult to comprehend không rõ ràng và khó xác định

Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ của cấp quản lý”

Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ của cấp quản lý” được xây dựng dựa trên thang đo Hỗ trợ của cấp quản lý của [4], [35] Nội dung các biến quan sát được dịch và hiệu chỉnh cho phù hợp với đối tượng khảo sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-5 Thang đo của nhân tố Hỗ trợ từ cấp quản lý

Nội dung Nguồn tham khảo

1 QL1 Top management in my company will be responsive and attentive to blockchain adoption

Quản lý cấp cao trong công ty sẽ chú ý quan tâm đến việc áp dụng Blockchain

2 QL2 Top management in my company could take the risks associated with blockchain adoption

Quản lý cấp cao trong công ty có thể chấp nhận rủi ro liên quan khi việc áp dụng Blockchain

3 QL3 My top management will provide the necessary human resources, finances and materials for blockchain adoption

Quản lý cấp cao sẽ cung cấp nguồn nhân lực, tài chính và vật liệu cần thiết để triển khai áp dụng Blockchain

4 QL4 My top management will look at blockchain as

Quản lý cấp cao xem việc áp dụng công nghệ Blockchain như một chiến lược quan trọng important

Thang đo của nhân tố “Sự sẵn sàng của tổ chức”

Thang đo của nhân tố “Sự sẵn sàng của tổ chức” được xây dựng dựa trên thang đo

Hỗ trợ của cấp quản lý của [4], [34], [35] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-6 Thang đo của yếu tố Sự sẵn sàng của tổ chức

Nội dung Nguồn tham khảo

1 SS1 My company has resources necessary to use blockchain

Công ty có các nguồn lực cần thiết để áp dụng Blockchain

2 SS2 My company has possessed the necessary expertise and skills to adopt blockchain

Nhân viên trong công ty đáp ứng được các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để áp dụng Blockchain

3 SS3 The technology staff in the company have the sufficient experience and skills to conduct the adoption of blockchain

Nhân viên công nghệ trong công ty có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để tiến hành áp dụng Blockchain

4 SS4 My company’s existing technologies support blockchain adoption

Các công nghệ hiện có của công ty phù hợp hỗ trợ việc áp dụng Blockchain

Thang đo của nhân tố “Quy mô tổ chức” được xây dựng dựa trên thang đo Quy mô tổ chức của [4], [34] Nội dung các biến quan sát được dịch cho phù hợp với đối tượng khảo sát và trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-7 Thang đo của yếu tố Quy mô tổ chức

Nội dung Nguồn tham khảo

1 QM1 My company’s capital is higher than others in the construction industry

Vốn của công ty cao so với các công ty khác trong ngành xây dựng

2 QM2 My company’s revenue is higher than others in the construction industry

Doanh thu của công ty cao so với ngành xây dựng

3 QM3 My company has more competent staff than others in the construction industry

Công ty có số lượng nhân viên trình độ cao nhiều hơn so với ngành xây dựng

3.2.7 Thang đo của nhân tố “Áp lực cạnh tranh”

Thang đo của nhân tố “Áp lực cạnh tranh” được xây dựng dựa trên thang đo Áp lực cạnh tranh của [4], [37] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-8 Thang đo của yếu tố Áp lực cạnh tranh

Nội dung Nguồn tham khảo

1 CT1 The adoption of blockchain will offer my company a

Việc áp dụng Blockchain sẽ mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn

2 CT2 My company believes it is important to adopt blockchain to be competitive

Công ty của tôi tin rằng điều quan trọng là phải áp dụng chuỗi khối để cạnh tranh

3 CT3 My company is forced to adopt blockchain due to competitive pressure

Công ty buộc phải áp dụng Blockchain do áp lực cạnh tranh từ đối thủ

4 CT4 My company believes that competitors have recently started exploring blockchain technology

Một số đối thủ cạnh tranh của công ty đã bắt đầu sử dụng công nghệ

3.2.8 Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ pháp lý”

Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ pháp lý” được xây dựng dựa trên thang đo Hỗ trợ pháp lý của [4], [37] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-9 Thang đo của yếu tố Hỗ trợ pháp lý

Nội dung Nguồn tham khảo

1 PL1 The government or competent agencies provide financial assistance for blockchain development

Chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính để phát triển Blockchain

2 PL2 The government or relevant authorities provide technical

Chính phủ cung cấp hướng dẫn kỹ thuật để áp dụng công nghệ Blockchain adoptingblockchain technology

3 PL3 Blockchain technology can be implemented with the current set of laws and regulations

Công nghệ Blockchain có thể được triển khai với bộ luật và quy định hiện hành

4 PL4 Government encourages the adoption of blockchain in procurement and projects

Chính phủ khuyến khích áp dụng Blockchain trong các dự án

3.2.9 Thang đo của nhân tố “Niềm tin”

Thang đo của nhân tố “Niềm tin” được xây dựng dựa trên thang đo Niềm tin vào công nghệ của [31] [32] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-10 Thang đo của yếu tố Niềm tin

Nội dung Nguồn tham khảo

1 NT1 My company has high expectations of the potential of blockchain technology

Công ty của tôi đặt kỳ vọng cao về tiềm năng của công nghệ blockchain

2 NT2 My firm believes that blockchain technology can help us manage the data efficiently

Công ty của tôi tin rằng công nghệ Blockchain có thể giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả the absolute security of blockchain technology vào tính bảo mật tuyệt đối của công nghệ blockchain

4 NT4 My firm believes blockchain can help us minimize the endangers came from cybercrimes

Công ty của tôi tin rằng blockchain có thể giúp giảm thiểu những mối nguy hiểm đến từ tội phạm mạng

3.2.10 Thang đo của nhân tố phụ thuộc “Ý định áp dụng”

Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ pháp lý” được xây dựng dựa trên thang đo Hỗ trợ pháp lý của [4], [37] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-11 Thang đo của yếu tố Ý định áp dụng BCT

Nội dung Nguồn tham khảo

1 YD1 My company intends to adopt blockchain technology actively in the future

Công ty của tôi dự định sẽ tích cực áp dụng công nghệ Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai

2 YD2 My company intends to digitally transform management

Công ty của tôi dự định chuyển đổi kỹ thuật số việc quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai

3 YD3 My company is willing to utilize blockchain technology in various projects

Công ty của tôi sẵn sàng sử dụng công nghệ Blockchain trong việc quản lý chuỗi cung ứng trong nhiều dự án quan sát

Cỡ mẫu của nghiên cứu sẽ phụ thuộc vào những gì chúng ta muốn từ dữ liệu được thu thập và mối quan hệ mà chúng ta muốn thiết lập [39] Vấn đề nghiên cứu càng phức tạp thì mẫu càng lớn Một nguyên tắc khác là cỡ mẫu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng được nâng cao Tuy nhiên, trên thực tế, việc lựa chọn cỡ mẫu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khả năng tài chính và thời gian mà người nghiên cứu có thể chi trả Bên cạnh đó phương pháp phân tích được dùng trong luận văn là phân tích nhân tố Vì vậy số quan sát ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong nghiên cứu dùng phân tích nhân tố [40] Trong đề tài này, có tất cả 40 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố nên số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 40 x 5 = 200 Như vậy, số lượng mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 200

3.3.2 Quá trình thu thập dữ liệu

BCT có thể là một khái niệm còn khá mới, nhưng do hạn chế về khả năng và kinh phí trong việc tổ chức các seminar với chuyên gia nên phương pháp lấy mẫu trong nghiên cứu này được chọn là phương pháp lấy mẫu lăn cầu tuyết để thu được nhiều phản hồi có giá trị hơn Bảng câu hỏi trực tuyến được gửi cho các đồng nghiệp, đối tác, bạn bè của tác giả Bên cạnh đó bảng câu hỏi còn được gửi trong các nhóm diễn đàn liên quan đến BCT và chuyển đổi kỹ thuật số của các công ty xây dựng, trong đó những người tham gia nhận thức và quan tâm nhiều hơn đến các công nghệ mới nổi trong ngành xây dựng Trong quá trình gửi bảng câu hỏi, các đáp viên được khuyến khích chuyển tiếp bảng câu hỏi đến các đối tượng khác mà họ cho là phù hợp Đối tượng khảo sát được lựa chọn ở nghiên cứu này là các nhân viên, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực xây dựng hoặc chuỗi cung ứng xây dựng và có hiểu biết về BCT

Vì khái niệm BCT trong SCM ngành xây dựng còn khá mới, nên để đảm bảo chất lượng kết quả khảo sát được nâng cao mức tin cậy, các đối tượng khảo sát được giải dụng BCT trong SCM ngành xây dựng trước khi trả lời bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi trực tuyến được thiết kế trên Biểu mẫu – Phần mềm Google Docs Bảng câu hỏi này được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua bạn bè đến đối tượng khảo sát Để đảm bảo tiếp cận được với các đối tượng khảo sát phù hợp với nghiên cứu này, trong email và trên bảng câu hỏi nghiên cứu đều nhấn mạnh đến đặc điểm của đối tượng khảo sát và trong bảng câu hỏi cũng có câu hỏi sàng lọc để loại bỏ những đối tượng không phù hợp Sau khi đã đủ số lượng người trả lời (cỡ mẫu), bảng câu hỏi sẽ được đóng lại và kết thúc việc thu thập thông tin Dữ liệu thu thập được sẽ sàng lọc và được sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Phương pháp phân tích thống kê mô tả sẽ cho biết các đặc điểm thống kê của mẫu bao gồm: Vị trí chuyên môn trong chuỗi cung ứng, số năm kinh nghiệm, mức độ hiểu biết…

3.4.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha: đây là phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Qua đó, các tiêu chí đánh giá các kết quả phải đảm bảo: Các biến có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại Thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,6 Nếu hệ số Cronbach's Alpha < 0.6 thì tác sẽ giả xem xét loại bỏ biến quan sát được đề xuất “Cronbach's Alpha nếu bỏ biến" (Cronbach's Alpha If Item Delete) lớn nhất Khi đó thang đo mới được chọn sẽ có hệ số Cronbach's Alpha chính là giá trị "Cronbach's Alpha If Item Delete" tương ứng với biến quan sát đã bị loại

3.4.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá EFA là một phương pháp thống kê được sử dụng để tìm ra cấu trúc ẩn và mối quan hệ giữa các biến đo lường trong một tập dữ liệu Thông

Khi áp dụng EFA, các biến quan sát được xem như là các biến đo lường của một khái niệm tiềm ẩn Mục tiêu của EFA là xác định cấu trúc nhân tố tiềm ẩn và mức độ mà các biến đo lường liên quan đến nhau thông qua các nhân tố này, xem xét số lượng nhân tố trích có phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo hay không

Các tiêu chí đánh giá kết quả của phân tích nhân tố khám phá là

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) thể hiện sự thích hợp của phân tích nhân tố 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phép phân tích nhân tố được xem là thích hợp

- Kiểm định Bartlett (Bartlett's test of sphericity): dùng để xem xét giả thuyết các biến có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định Bartlett có Sig < 0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố

Thang đo của nhân tố “Áp lực cạnh tranh”

Thang đo của nhân tố “Áp lực cạnh tranh” được xây dựng dựa trên thang đo Áp lực cạnh tranh của [4], [37] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-8 Thang đo của yếu tố Áp lực cạnh tranh

Nội dung Nguồn tham khảo

1 CT1 The adoption of blockchain will offer my company a

Việc áp dụng Blockchain sẽ mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn

2 CT2 My company believes it is important to adopt blockchain to be competitive

Công ty của tôi tin rằng điều quan trọng là phải áp dụng chuỗi khối để cạnh tranh

3 CT3 My company is forced to adopt blockchain due to competitive pressure

Công ty buộc phải áp dụng Blockchain do áp lực cạnh tranh từ đối thủ

4 CT4 My company believes that competitors have recently started exploring blockchain technology

Một số đối thủ cạnh tranh của công ty đã bắt đầu sử dụng công nghệ

Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ pháp lý”

Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ pháp lý” được xây dựng dựa trên thang đo Hỗ trợ pháp lý của [4], [37] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-9 Thang đo của yếu tố Hỗ trợ pháp lý

Nội dung Nguồn tham khảo

1 PL1 The government or competent agencies provide financial assistance for blockchain development

Chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính để phát triển Blockchain

2 PL2 The government or relevant authorities provide technical

Chính phủ cung cấp hướng dẫn kỹ thuật để áp dụng công nghệ Blockchain adoptingblockchain technology

3 PL3 Blockchain technology can be implemented with the current set of laws and regulations

Công nghệ Blockchain có thể được triển khai với bộ luật và quy định hiện hành

4 PL4 Government encourages the adoption of blockchain in procurement and projects

Chính phủ khuyến khích áp dụng Blockchain trong các dự án

Thang đo của nhân tố “Niềm tin”

Thang đo của nhân tố “Niềm tin” được xây dựng dựa trên thang đo Niềm tin vào công nghệ của [31] [32] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-10 Thang đo của yếu tố Niềm tin

Nội dung Nguồn tham khảo

1 NT1 My company has high expectations of the potential of blockchain technology

Công ty của tôi đặt kỳ vọng cao về tiềm năng của công nghệ blockchain

2 NT2 My firm believes that blockchain technology can help us manage the data efficiently

Công ty của tôi tin rằng công nghệ Blockchain có thể giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả the absolute security of blockchain technology vào tính bảo mật tuyệt đối của công nghệ blockchain

4 NT4 My firm believes blockchain can help us minimize the endangers came from cybercrimes

Công ty của tôi tin rằng blockchain có thể giúp giảm thiểu những mối nguy hiểm đến từ tội phạm mạng

Thang đo của nhân tố phụ thuộc “Ý định áp dụng”

Thang đo của nhân tố “Hỗ trợ pháp lý” được xây dựng dựa trên thang đo Hỗ trợ pháp lý của [4], [37] Nội dung các biến quan sát được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3-11 Thang đo của yếu tố Ý định áp dụng BCT

Nội dung Nguồn tham khảo

1 YD1 My company intends to adopt blockchain technology actively in the future

Công ty của tôi dự định sẽ tích cực áp dụng công nghệ Blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai

2 YD2 My company intends to digitally transform management

Công ty của tôi dự định chuyển đổi kỹ thuật số việc quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai

3 YD3 My company is willing to utilize blockchain technology in various projects

Công ty của tôi sẵn sàng sử dụng công nghệ Blockchain trong việc quản lý chuỗi cung ứng trong nhiều dự án quan sát

Lấy mẫu

Cỡ mẫu của nghiên cứu sẽ phụ thuộc vào những gì chúng ta muốn từ dữ liệu được thu thập và mối quan hệ mà chúng ta muốn thiết lập [39] Vấn đề nghiên cứu càng phức tạp thì mẫu càng lớn Một nguyên tắc khác là cỡ mẫu càng lớn thì độ chính xác của kết quả nghiên cứu càng được nâng cao Tuy nhiên, trên thực tế, việc lựa chọn cỡ mẫu phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khả năng tài chính và thời gian mà người nghiên cứu có thể chi trả Bên cạnh đó phương pháp phân tích được dùng trong luận văn là phân tích nhân tố Vì vậy số quan sát ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong nghiên cứu dùng phân tích nhân tố [40] Trong đề tài này, có tất cả 40 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố nên số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 40 x 5 = 200 Như vậy, số lượng mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 200.

Quá trình thu thập dữ liệu

BCT có thể là một khái niệm còn khá mới, nhưng do hạn chế về khả năng và kinh phí trong việc tổ chức các seminar với chuyên gia nên phương pháp lấy mẫu trong nghiên cứu này được chọn là phương pháp lấy mẫu lăn cầu tuyết để thu được nhiều phản hồi có giá trị hơn Bảng câu hỏi trực tuyến được gửi cho các đồng nghiệp, đối tác, bạn bè của tác giả Bên cạnh đó bảng câu hỏi còn được gửi trong các nhóm diễn đàn liên quan đến BCT và chuyển đổi kỹ thuật số của các công ty xây dựng, trong đó những người tham gia nhận thức và quan tâm nhiều hơn đến các công nghệ mới nổi trong ngành xây dựng Trong quá trình gửi bảng câu hỏi, các đáp viên được khuyến khích chuyển tiếp bảng câu hỏi đến các đối tượng khác mà họ cho là phù hợp Đối tượng khảo sát được lựa chọn ở nghiên cứu này là các nhân viên, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực xây dựng hoặc chuỗi cung ứng xây dựng và có hiểu biết về BCT

Vì khái niệm BCT trong SCM ngành xây dựng còn khá mới, nên để đảm bảo chất lượng kết quả khảo sát được nâng cao mức tin cậy, các đối tượng khảo sát được giải dụng BCT trong SCM ngành xây dựng trước khi trả lời bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi trực tuyến được thiết kế trên Biểu mẫu – Phần mềm Google Docs Bảng câu hỏi này được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua bạn bè đến đối tượng khảo sát Để đảm bảo tiếp cận được với các đối tượng khảo sát phù hợp với nghiên cứu này, trong email và trên bảng câu hỏi nghiên cứu đều nhấn mạnh đến đặc điểm của đối tượng khảo sát và trong bảng câu hỏi cũng có câu hỏi sàng lọc để loại bỏ những đối tượng không phù hợp Sau khi đã đủ số lượng người trả lời (cỡ mẫu), bảng câu hỏi sẽ được đóng lại và kết thúc việc thu thập thông tin Dữ liệu thu thập được sẽ sàng lọc và được sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Thống kê mô tả

Phương pháp phân tích thống kê mô tả sẽ cho biết các đặc điểm thống kê của mẫu bao gồm: Vị trí chuyên môn trong chuỗi cung ứng, số năm kinh nghiệm, mức độ hiểu biết….

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach's Alpha: đây là phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát Qua đó, các tiêu chí đánh giá các kết quả phải đảm bảo: Các biến có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại Thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,6 Nếu hệ số Cronbach's Alpha < 0.6 thì tác sẽ giả xem xét loại bỏ biến quan sát được đề xuất “Cronbach's Alpha nếu bỏ biến" (Cronbach's Alpha If Item Delete) lớn nhất Khi đó thang đo mới được chọn sẽ có hệ số Cronbach's Alpha chính là giá trị "Cronbach's Alpha If Item Delete" tương ứng với biến quan sát đã bị loại.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố khám phá EFA là một phương pháp thống kê được sử dụng để tìm ra cấu trúc ẩn và mối quan hệ giữa các biến đo lường trong một tập dữ liệu Thông

Khi áp dụng EFA, các biến quan sát được xem như là các biến đo lường của một khái niệm tiềm ẩn Mục tiêu của EFA là xác định cấu trúc nhân tố tiềm ẩn và mức độ mà các biến đo lường liên quan đến nhau thông qua các nhân tố này, xem xét số lượng nhân tố trích có phù hợp với giả thuyết ban đầu về số lượng thành phần của thang đo hay không

Các tiêu chí đánh giá kết quả của phân tích nhân tố khám phá là

- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) thể hiện sự thích hợp của phân tích nhân tố 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phép phân tích nhân tố được xem là thích hợp

- Kiểm định Bartlett (Bartlett's test of sphericity): dùng để xem xét giả thuyết các biến có tương quan trong tổng thể Nếu kiểm định Bartlett có Sig < 0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố

- Hệ số tải nhân tố (factor loading) thể hiện tương quan giữa các biến với nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại Hệ số tải nhân tố có trọng số lớn hơn 0,5 được xem là đạt chất lượng tốt và tối thiểu là 0,3 Giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading nên được xem xét cùng kích thước mẫu [41]

- Tổng phương sai trích được phải lớn hơn 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Giá trị tổng phương sai trích thể hiện các nhân tố được trích giải thích được bao nhiêu % các biến quan sát

- Trị số Eigenvalue được sử dụng để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích

3.4.4 Phương pháp nhân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) là một phương pháp thống kê trong nghiên cứu khoa học sử dụng để kiểm tra và xác nhận mô hình nhân tố giả định của một số biến đo lường CFA được sử dụng để đánh giá tính chính xác và độ tin cậy của các công cụ đo lường nghiên cứu trước đó Các yếu tố ẩn được xác định và các mối quan hệ giữa chúng được định nghĩa trước CFA sử dụng các mô hình cấu trúc để ước lượng các hệ số tương quan giữa các biến quan sát và nhân tố ẩn, đồng thời đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu

Kết quả của CFA cung cấp thông tin về mức độ phù hợp của mô hình nhân tố giả định với dữ liệu quan sát Điều này giúp xác định tính chính xác và độ tin cậy của các công cụ đo lường và cung cấp thông tin về cấu trúc và mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu

Các tiêu chí đánh giá kết quả của phân tích nhân tố khẳng định là

- Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu, sử dụng các chỉ tiêu Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do, đạt được khi Chisquare/df < 3, với mức ý nghĩa lớn hơn 0,05 (p>0,05)

- Tucker-Lewis Index (TLI): Chỉ số TLI đo lường mức độ phù hợp giữa mô hình được xem xét và mô hình tương đối tồi (mô hình null) Giá trị TLI càng gần

1, mô hình càng phù hợp Điều kiện để đánh giá TLI là:

+ Giá trị TLI lớn hơn hoặc gần 0,95 được coi là mô hình tốt

+ Giá trị TLI lớn hơn hoặc gần 0,90 được coi là mô hình chấp nhận được

- Comparative Fit Index (CFI): Chỉ số CFI cũng đo lường mức độ phù hợp giữa mô hình được xem xét và mô hình tương đối tồi Giá trị CFI càng gần 1, mô hình càng phù hợp Điều kiện để đánh giá CFI là:

+ Giá trị CFI lớn hơn hoặc gần 0,95 được coi là mô hình tốt

+ Giá trị CFI lớn hơn hoặc gần 0,90 được coi là mô hình chấp nhận được

- Goodness of Fit Index (GFI): Chỉ số GFI đánh giá mức độ phù hợp của mô hình so với dữ liệu quan sát Giá trị GFI càng gần 1, mô hình càng phù hợp Điều kiện để đánh giá GFI là:

+ Giá trị GFI lớn hơn hoặc gần 0,90 được coi là mô hình tốt

+ Giá trị GFI lớn hơn hoặc gần 0,80 được coi là mô hình chấp nhận được hợp của mô hình với tổng thể dữ liệu Giá trị RMSEA thấp (thường < 0,08) cho thấy mô hình phù hợp tốt với dữ liệu Giá trị RMSEA < 0,05 cho thấy mô hình có sự khớp rất tốt [41]

- Tính đơn hướng của một thang đo đề cập đến tính chất của thang đo chỉ đo lường một khía cạnh, tức là một biến quan sát chỉ đo lường một biến tiềm ẩn duy nhất

- Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (CR) và phương sai trích trung bình (Average Variance Extracted - AVE) Đây là hai chỉ số quan trọng trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Tiêu chuẩn kiểm định độ tin cậy là chỉ số CR ≥ 0,6 và chỉ số AVE ≥ 0,5

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha sơ bộ

Thông qua đánh giá độ tin cậy của thang đo để loại bỏ các biến không phù hợp Thang đo được xem là phù hợp khi hệ số Crobach’s Alpha không nhỏ hơn 0,6 và hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3 Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại

Kết quả phân tích sơ bộ 50 mẫu cho thấy các thang đo đều có hệ số Crobach’s Alpha lớn hơn 0,6 và các biến có tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 Do đó, kết luận rằng các thang đo đều đặt độ tin cậy (nghiên cứu sơ bộ với cỡ mẫu 50) Kết quả chi tiết đánh giá độ tin cậy sơ bộ được trình bày ở PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC

Mô tả dữ liệu

Đối tượng khảo sát được lựa chọn ở nghiên cứu này là các nhân viên, chuyên gia làm việc trong lĩnh vực xây dựng hoặc chuỗi cung ứng xây dựng và có hiểu biết về BCT Thời gian khảo sát lấy mẫu khoảng 5 tháng (tháng 05/2023 – 10/2023) Tổng số mẫu thu được là 232 Các phiếu trả lời của đáp viên sau đó sẽ được sàng lọc trước khi đưa vào phân tích Các phiếu có bỏ trống câu trả lời, hoặc trả lời các câu cùng 1 đáp án sẽ bị loại để cải thiện độ tin cậy của kết quả khảo sát Kết quả cuối cùng thu được 220 mẫu, thoả điều kiện số lượng mẫu tối thiểu của nghiên cứu

Thống kê chi tiết mẫu

Mô tả mẫu Tần số % Biểu đồ

Hình 4-1 Số liệu yếu tố số năm kinh nghiệm của đáp viên

Kết quả thể hiện nhóm người tham gia khảo sát rất đa dạng về tuổi nghề Trong danh sách đáp viên, có 12 người có số năm kinh nghiệm trên 20 năm (chiếm 5,5%); nhóm từ 10 – 20 năm kinh nghiệm có 52 người chiếm 23,6%; nhóm có kinh nghiệm dưới 3 năm có 65 người chiếm 29,5% Nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất 41,4% là nhóm có từ 3 –

10 năm kinh nghiệm gồm 91 người Đây cũng là nhóm đối tượng dễ tiếp cận nhất vì chiếm phần lớn trong môi trường làm việc của tác giả Kết quả phản ánh sơ bộ nhóm đối tượng trẻ (< 3 năm và 3 - 10 kinh nghiệm) quan tâm về BCT hơn các nhóm khác Các đối tượng này được xem là vừa có có hội tiếp xúc với các công nghệ mới, đồng thời cũng có kinh nghiệm vững và hiểu biết sâu trong lĩnh vực SCM của ngành xây dựng

VAI TRÒ TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Mô tả mẫu Tần số % Biểu đồ

Chủ đầu tư 18 8,2 Đơn vị vận chuyển 6 2,7

Nhà cung cấp vật liệu 72 32,7

Hình 4-2 Số liệu yếu tố vai trò trong chuỗi cung ứng của đáp viên

Trong 220 người tham gia khảo sát, có 100 người đang làm việc với vai trò Nhà thầu thi công (chiếm 45,5%), chiếm tỷ lệ cao nhất Tiếp theo là 72 người lao động với vai trò Nhà cung cấp vật tư (chiếm 32,7%) Số lượng làm việc vị trí Chủ đầu tư là 18 người (chiếm 8,2%) Vị trí Tư vấn thiết kế và Tư vấn giám sát với số lượng lần lượt là 10 người (chiếm 4,5%) và 14 người (chiếm 6,4%) Số lượng đáp viên làm việc ở vai trò Đơn vị vận chuyển tương đối ít, chỉ 6 người (chiếm 2,7%) Kết quả cho thấy đa dạng các vai trò trong chuỗi cung ứng, tạo lợi thế cho dữ liệu nghiên cứu

Tư vấn thiết kế Tư vấn giám sátNhà thầu thi công Chủ đầu tư Đơn vị vận chuyển Nhà cung cấp vật liệu

Mục đích của câu hỏi về mức độ hiểu biết là để nắm bắt mức độ quan tâm và cũng là câu hỏi để sàng lọc kết quả nghiên cứu từ ban đầu Các kết quả chọn mức “Chưa có hiểu biết” được loại bỏ Sau khi sàng lọc, kết quả còn lại trong số 220 mẫu như sau:

Mô tả mẫu Tần số % Biểu đồ

Nghiên cứu sâu 50 22,7 Đang sử dụng phần mềm

Hình 4-3 Số liệu yếu tố mức độ hiểu biết của đáp viên

Kết quả khảo sát thu được, đa số người khảo sát ở mức “Có tìm hiều” về công nghệ với 157 người, chiếm 71,4% Số người khảo sát có nghiên cứu sâu về công nghệ BCT là 50 người, chiếm 22,7% Nhóm người “đang sử dụng công nghệ” chiếm tỷ lệ ít nhất với 5,9% chiếm 13/220 phiếu Thực tế BCT là một công nghệ tương đối mới nên kết quả này có thể xem là phù hợp Tất cả 220 kết quả khảo sát đều có am hiểu nhất định đến công nghệ này mặc dù số người hiểu sâu chưa cao

4.2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ

Chi tiết số liệu và biểu đồ về mức độ của 37 biến yếu tố ảnh hưởng áp dụng BCT trong SCM đã được thể hiện bên dưới Trong đó, các mức đánh giá được thể hiện qua thang Likert 7 cấp độ bao gồm [(1) = hoàn toàn không đồng ý; (2) = không đồng ý;

Có hiểu biếtNghiên cứu sâu Đang sử dụng phần mềmChưa có hiểu biết

Bảng 4-1 Kết quả mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập

Biến Nội dung Mean Rank

LT1 Việc áp dụng công nghệ có thể cho phép công ty hoàn thành các nhiệm vụ dự án một cách hiệu quả hơn 6,08 3

LT2 Việc áp dụng công nghệ có thể nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc 6,02 8

LT3 Việc áp dụng công nghệ có thể tăng tính minh bạch 4,65 21

LT4 Việc áp dụng công nghệ có thể tăng niềm tin giữa các bên liên quan 4,63 22

LT5 Việc áp dụng công nghệ có thể cải thiện các vấn đề thanh toán 4,7 19

LT6 Việc áp dụng công nghệ có thể bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật 4,82 15

TT1 Công nghệ mới tương thích với mô hình hoạt động của tổ chức 6,02 8

TT2 Công nghệ mới tương thích với yêu cầu quản lý của tổ chức 4,54 28

TT3 Công nghệ mới tương thích với những giá trị hiện có của tổ chức 4,34 33

TT4 Công nghệ mới tương thích với cơ sở hạ tầng hiện có của tổ chức 5,98 11

CP1 Việc áp dụng công nghệ mới sẽ làm tăng chi phí cơ sở vật chất 6,06 5

CP2 Việc áp dụng công nghệ mới sẽ làm tăng chi phí vận hành và bảo trì 6,04 7

CP3 Chi phí áp dụng công nghệ mới sẽ rất tốn kém 4,71 18

CP4 Chi phí áp dụng công nghệ mới không rõ ràng và khó xác định 6,06 5

QL1 Quản lý cấp cao trong tổ chức sẽ chú ý quan tâm đến việc áp dụng công nghệ mới 6,13 2

QL2 Quản lý cấp cao trong tổ chức có thể chấp nhận rủi ro liên quan đến việc áp dụng công nghệ mới 4,79 16

QL3 Quản lý cấp cao sẽ cung cấp nguồn nhân lực, tài chính và vật liệu cần thiết để triển khai áp dụng công nghệ mới 4,88 14 QL4 Quản lý cấp cao xem việc áp dụng công nghệ mới là chiến lược quan trọng 4,7 19

SS2 Tổ chức đã sở hữu chuyên môn và kỹ năng cần thiết để áp dụng công nghệ 4,56 26

SS3 Nhân viên trong tổ chức có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để áp dụng công nghệ mới 6,08 3

SS4 Các công nghệ hiện có của tổ chức phù hợp hỗ trợ việc áp dụng công nghệ mới 4,5 29

QM1 Vốn của công ty cao so với ngành 5,99 10

QM2 Doanh thu của công ty cao so với ngành 4,61 23

QM3 Số lượng nhân viên trình độ cao nhiều so với ngành 2,7 37

CT1 Việc áp dụng công nghệ mới sẽ mang lại cho tổ chức lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn 4,46 32

CT2 Tổ chức của tôi tin rằng điều quan trọng là phải áp dụng công nghệ mới để cạnh tranh 2,92 34

CT3 Một số đối thủ cạnh tranh của công ty đã bắt đầu sử dụng công nghệ công nghệ mới này 2,84 36

CT4 Công ty buộc phải áp dụng công nghệ mới do áp lực cạnh tranh từ đối thủ 2,88 35

PL1 Chính phủ cung cấp hỗ trợ tài chính để phát triển công nghệ mới 4,56 26

PL2 Chính phủ cung cấp hướng dẫn kỹ thuật để áp dụng công nghệ mới 5,89 12

PL3 Công nghệ mới có thể được triển khai với bộ luật và quy định hiện hành 5,78 13

PL4 Chính phủ khuyến khích áp dụng công nghệ mới 4,48 30 NT1 Tổ chức kỳ vọng cao về tiềm năng của công nghệ mới 4,57 25

NT2 Tổ chức tin rằng công nghệ mới có thể giúp quản lý dữ liệu hiệu quả 4,6 24

NT3 Tổ chức tin tưởng vào sự bảo mật của công nghệ mới 4,48 30

NT4 Tổ chức tin rằng công nghệ mới có thể giúp giảm thiểu mối nguy hiểm đến từ tội phạm mạng 4,75 17

Kết quả thống kê trung bình phản ánh phong phú các mức độ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng BCT trong SCM Giá trị trung bình của các biến thuộc nhóm nhân tố công nghệ (LT1 – 6, TT1 – 4, CP1 – 4) xấp xỉ 6 (mức đồng ý cao), như vậy đáp viên có xu hướng đồng ý với các quan điểm của các biến thuộc nhóm yếu tố công nghệ Các biến thuộc nhóm nhân tố tổ chức (QL1 – 4, SS1 – 4, QM1-3) và nhân tố nhóm môi trường (CT1 – 4, PL1 – 4) có giá trị thấp nhất, chỉ xấp xỉ 4 cho thấy đa phần đáp viên có xu hướng trung lập

4.2.2.5 Yếu tố ảnh hưởng áp dụng BCT

Biến Nội dung Mean Rank

YD1 Công ty của tôi dự định sẽ tích cực áp dụng công nghệ mới vào quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai 5,96 1

YD2 Công ty của tôi dự định chuyển đổi kỹ thuật số việc quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai 4,61 2

YD3 Công ty của tôi sẵn sàng sử dụng công nghệ mới quản lý chuỗi cung ứng rộng rãi trong nhiều dự án 3,13 3

Kết quả thống kê trung bình cho thấy mức độ đánh giá ý định áp dụng BCT trong SCM giảm dần từ YD1 đến YD3 Giá trị trung bình của biến YD1 là 5.96 (mức đồng ý cao), thể hiện các đáp viên đa phần đồng tình với mức độ ý định ở mức này Các biến YD2 và YD3 giảm dần với lần lượt giá trị trung bình là 4,61 và 3,13 Kết quả này có thể xem là phù hợp, vì các mức độ YD1 đến YD3 được thể hiện cho sự tăng dần mức độ áp dụng BCT trong hoạt động quản lý xây dựng, mà BCT là một công nghệ mới và còn rất nhiều thách thức để có thể đưa vào áp dụng rộng rãi ở Việt Nam Việc các đáp viên đồng thuận với mức độ tích cực áp dụng hơn so với thay đổi quy trình và áp dụng rộng rãi là điều dễ hiểu và phù hợp với kết quả khảo sát.

Kiểm định độ tin cậy thang đo

Các nhân tố trong mô hình được xây dựng từ nhiều biến quan sát khác nhau Để kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố này, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha Tiêu chuẩn lựa chọn là hệ số Crobach’s Alpha không nhỏ hơn 0,6, hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0,3, những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo nhân tố và không xuất hiện tại các bước phân tích tiếp theo Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo cho từng biến nghiên cứu được tổng hợp sau khi loại bỏ các biến không thoả điều kiện như sau: (Chi tiết kết quả được thể hiện trong PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ )

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Hỗ trợ của quản lý

Sự sẵn sàng của tổ chức

QM3 10,60 8,405 0,669 0,813 Áp lực cạnh tranh

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Phân tích khác biệt trung bình One-Way ANOVA

Ở nghiên cứu này, kiểm định One – Way ANOVA được sử dụng để phân tích khác biệt trung bình của mức độ ý định áp dụng BCT trong quản lý chuỗi cung ứng xây dựng giữa các Nhóm vị trí chuyên môn khác nhau

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig

Based on Median and with adjusted df

Based on Median and with adjusted df

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Sig Levene đều < 0,05 , có sự khác biệt phương sai giữa các nhóm vị trí chuyên môn Tiếp tục sử dụng kết quả kiểm định Welch để kiểm tra sự khác biệt về ý định áp dụng công nghệ giữa các nhóm vị trí chuyên môn

Bảng 4-3 Kết quả kiểm định Welch

Robust Tests of Equality of Means

Hệ số Sig kiểm định Welch của 3 mức YD1, YD2 và YD3 lần lượt là 0,000; 0,000 và 0,002 đều nhỏ hơn 0,05 Điều này chứng minh rằng có sự khác biệt trung bình YD1, YD2, YD3 giữa các nhóm vị trí chuyên môn khác nhau trong chuỗi cung ứng Như vậy có sự khác biệt ý định áp dụng BCT giữa các vị trí khác nhau trong chuỗi cung ứng của dự án xây dựng Giải thích cho kết luận này, có thể thấy nhiệm vụ chuyên môn của mỗi vai trò trong chuỗi cung ứng là hoàn toàn khác nhau, nhu cầu về quản lý cũng khác nhau Do đó, nhu cầu và mức độ áp dụng BCT trong SCM sẽ khác nhau giữa các vai trò trong chuỗi cung ứng.

Bảng 4-4 Bảng thống kê mô tả

Minimum Maximum Lower Bound Upper Bound

Bảng thống kê mô tả cho thấy các thông số mô tả của từng nhóm vị trí chuyên môn đối với các biến phụ thuộc Giá trị trung bình có sự khác biệt giữa các vị trí chuyên môn trong chuỗi cung ứng ở cả 3 biến phụ thuộc YD1, YD2, YD3 Cụ thể, giá trị trung bình của nhóm đối tượng Nhà cung cấp vật liệu và Đơn vị vận chuyển có giá trị cao nhất Điều này chứng minh trong chuỗi cung ứng, việc áp dụng BCT được các đơn vị cung cấp vật liệu và dịch vụ vận chuyển quan tâm hơn cả Trên thực tế, việc triển khai BCT cũng xuất phát từ các doanh nghiệp thương mại và Logistics hơn là các công ty xây dựng, thường được biết tới là chậm đổi mới công nghệ Trong chuỗi cung ứng, có một số đối tượng đang quan tâm và chú trọng đến ứng dụng BCT hơn cả:

+ Nhà cung cấp vật liệu: Các nhà cung cấp vật liệu quan tâm đến việc áp dụng BCT để đảm bảo tính minh bạch và xác thực thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu trữ, phân phối và chất lượng của sản phẩm BCT giúp họ theo dõi và kiểm soát quá trình sản xuất, giúp giảm thiểu sai sót, đồng thời tạo niềm tin về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm

+ Đơn vị vận chuyển: Các đơn vị vận chuyển quan tâm đến ứng dụng BCT để theo dõi và quản lý lịch trình, vị trí và trạng thái của hàng hóa trong quá trình vận chuyển BCT giúp giảm thiểu thời gian và chi phí kiểm tra, xác nhận thông tin vận chuyển và lượng của hàng hóa BCT cho phép chủ đầu tư kiểm tra và xác nhận thông tin về nguồn gốc, quá trình sản xuất và vận chuyển của sản phẩm Điều này giúp tăng tính minh bạch và tin cậy trong quá trình mua sắm và tạo sự yên tâm cho chủ đầu tư.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi kiểm định độ tin cậy, các thang đo được tiếp tục đánh giá bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khám phá sẽ được thực hiện riêng cho các biến độc lập và phụ thuộc Đối với đề tài này, tác giả lựa chọn phương pháp trích nhân tố PCA kết hợp với phép xoay Promax để giá trị tổng phương sai trích phải đạt giá trị cao nhằm đảm bảo chứng minh các nhân tố được trích giải thích nhiều nhất cho biến quan sát, đồng thời giải định các nhân tố có sự tương quan với nhau và xem xét sự tương quan đó trong quá trình quay

4.2.5.1 Phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập

Vậy qua kết quả phân tích EFA của các nhân tố độc lập cho thấy 9 nhân tố được trích ra từ 36 biến quan sát bao (loại biến quan sát TT3 ở bước kiểm tra độ tin cậy thang đo) được thể hiện trong bảng Bảng 4-5 bên dưới (Chi tiết tính toán xem PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA)

Bảng 4-5 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến độc lập

Nhân tố Biến quan sát Hệ số tải Eigenvalues Phương sai trích

Kết quả sau khi phân tích nhân tố khám phá lần một, hệ số KMO = 0,902 > 0,5 và kiểm định Barlett có hệ số sig < 0,05 cho thấy dữ liệu phân tích nhân tố là phù hợp Phương sai trích đạt 71,622% >50% cho thấy 9 nhân tố được rút trích giải thích 71,622% biến thiên dữ liệu và giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1, phù hợp tiêu chuẩn phân tích EFA Tuy nhiên biến NT4 có hệ số tải nhỏ hơn 0,5 Tiến hành loại biến NT4 và chạy lại phân tích EFA lần 2

Kết quả sau khi phân tích nhân tố khám phá lần hai cho thấy hệ số KMO = 0,900 > 0,5 cho thấy dữ liệu phân tích nhân tố là phù hợp Đồng thời kiểm định Barlett có hệ số Sig = 0,000 (sig < 0,05) cho thấy các biến quan sát trong phân tích có sự tương quan chặt chẽ với nhau

Kết quả phân tích EFA cho thấy có 9 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí eigenvalue 1,138 > 1, như vậy 9 nhân tố này tóm tắt thông tin của 35 biến quan sát (sau khi loại biến NT4) đưa vào EFA một cách tốt nhất Đồng thời tổng phương sai trích đạt 71,551% > 50%, thể hiện rằng 9 nhân tố được trích giải thích được 71,551% biến thiên dữ liệu của 35 biến quan sát Hệ số tải Factor Loading của các biến quan sát đóng góp vào mô hình

4.2.5.2 Phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc

Việc phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc Ý định áp dụng cũng tương tự như phân tích nhân tố khám phá của các biến độc lập (Chi tiết kết quả xem PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH EFA)

Bảng 4-6 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc

Nhân tố Biến quan sát Hệ số tải Eigenvalues Phương sai trích

Kết quả sau khi phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc cho thấy hệ số KMO

= 0,713 > 0,5 cho thấy dữ liệu phân tích nhân tố là phù hợp Kiểm định Barlett có hệ số Sig = 0,000 (sig < 0,05) cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau

Kết quả phân tích EFA cho thấy có 1 nhân tố được trích từ các biến quan sát Giá trị Eihenvalue = 2.286 >1 và tổng phương sai trích đạt 76.201% > 50% Hệ số tải của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5, như vậy các biến quan sát này đều có ý nghĩa đóng góp vào mô hình.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Nhiệm vụ của phần này là khẳng định lại cấu trúc nhân tố đã có từ kết quả phân tích nhân tố EFA Phân tích CFA sẽ đánh giá xem cấu trúc giữa các nhân tố có thỏa mãn tính phân biệt và tính hội tụ

Hình 4-4 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

Kết quả phân tích CFA cho thấy:

Bảng 4-7 Mức độ phù hợp của mô hình trong CFA

Chỉ số Kết quả Tiêu chuẩn Đánh giá

Kết quả phân tích cho thấy CMIN/df = 1,214 < 3 Ngoài ra các chỉ số GFI=0,855 > 0,8; CFI=0,970 > 0,9; RMSEA=0,031 < 0,08 và PCLOSE = 1,000 ≥ 0,05 Các chỉ số đều nằm trong ngưỡng chấp nhận nên có thể kết luận mô hình đạt độ phù hợp và các thang đo đạt tính đơn hướng

4.2.6.2 Kiểm định giá trị độ tin cậy và tính xác thực thang đo

Kết quả phân tích mức ý nghĩa (p-value) của phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA được trình bày như sau:

Bảng 4-8 Trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa của các biến quan sát

Kết quả Trọng số chưa chuẩn hóa cho thấy giá trị p-value của các biến quan sát đều nhỏ hơn 0.05 nên các biến quan sát được xem là đều có ý nghĩa trong mô hình

Tính hội tụ, tính phân biệt và sự tin cậy

Bảng 4-9 Trọng số hồi quy chuẩn hóa các biến quan sát

Estimate LT3 < - F_LT 0,797 LT4 < - F_LT 0,764 LT1 < - F_LT 0,768 LT5 < - F_LT 0,744 LT2 < - F_LT 0,749 LT6 < - F_LT 0,642 CP2 < - F_CP 0,797 CP1 < - F_CP 0,848 CP4 < - F_CP 0,770 CP3 < - F_CP 0,749 QL4 < - F_QL 0,792 QL3 < - F_QL 0,772 QL2 < - F_QL 0,756

QL1 < - F_QL 0,763 CT3 < - F_CT 0,741 CT2 < - F_CT 0,703 CT4 < - F_CT 0,718 CT1 < - F_CT 0,874 YD2 < - F_YD 0,845 YD1 < - F_YD 0,825 YD3 < - F_YD 0,744 PL2 < - F_PL 0,733 PL3 < - F_PL 0,710 PL4 < - F_PL 0,793 PL1 < - F_PL 0,758 SS3 < - F_SS 0,824 SS2 < - F_SS 0,753 SS4 < - F_SS 0,776 SS1 < - F_SS 0,809 QM2 < - F_QM 0,893 QM3 < - F_QM 0,740 QM1 < - F_QM 0,783 TT1 < - F_TT 0,726 TT4 < - F_TT 0,766 TT2 < - F_TT 0,835 NT3 < - F_NT 0,690 NT2 < - F_NT 0,795 NT1 < - F_NT 0,881

Bảng 4-10 Sự tương quan giữa các biến

AVE F_LT F_CP F_QL F_CT F_YD F_PL F_SS F_QM F_TT F_NT

F_NT 0,834 0,628 0,530 0,793 0,586 -0,372 0,524 0,590 0,728 0,596 0,639 0,539 0,433 1,000 Độ tin cậy (Reliability):

- Tất cả các Hệ số tải chuẩn hoá lớn hơn 0,5 (Standardized Loading Estimates

- Tất cả giá trị Độ tin cậy tổng hợp lớn hơn 0,7 (CR ≥ 0,7)

 Do đó độ tin cậy của thang đo được đảm bảo

- Giá trị Phương sai trung bình được trích đều lớn hơn 0,5 (AVE ≥ 0,5)

 Như vậy các thang đo bậc một đều đảm bảo tính hội tụ

- Căn bậc hai của phương sai trung bình được trích (SQRTAVE) lớn hơn hệ số tương quan giữa các biến tiềm ẩn bậc một với nhau (Inter-Construct Correlations - hệ số tương quan nằm ở phần dưới đường chéo in đậm)

(SQRTAVE > Inter-Construct Correlations) bình được trích (AVE) (MSV < AVE)

 Do vậy tính phân biệt giữa các biến bậc một được đảm bảo.

Kiểm định mô hình cấu trúc SEM

Sau khi kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường thông qua phân tích nhân tố khẳng định đo lường CFA, mô hình cấu trúc SEM được lập nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định áp dụng BCT trong SCM (YD) của các dự án xây dựng, với 9 nhân tố bao gồm: Lợi thế tương đối (TĐ), Khả năng tương thích (TT), Chi phí (CP), Sự hỗ trợ từ quản lý (QL), Sự sẵn sàng của tổ chức (SS), Quy mô công ty (QM), Áp lực cạnh tranh (CT), Hỗ trợ pháp lý (PL) và Niềm tin (NT)

Hình 4-5 Kết quả mô hình SEM

4.2.7.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu

Mô hình thang đo đạt mức độ phù hợp khi thỏa các tiêu chí: chỉ số chisquare/df có giá trị nhỏ hơn 3, GFI ≥ 0.8, CFI ≥ 0.9, TLI ≥ 0.9, RMSEA ≤ 0.08 Phân tích mô hình cấu trúc SEM cho kết quả như sau:

Chỉ số Kết quả Tiêu chuẩn Đánh giá

Từ kết quả trên cho thấy mô hình nghiên cứu được đề xuất phù hợp với dữ liệu nghiên cứu, có thể tiếp tục sử dụng để kiểm định các mối quan hệ giữa các nhân tố

Kết quả còn cho thấy các chỉ số model fit của CFA và SEM giống nhau, điều này có thể cho thấy mô hình phù hợp tốt với dữ liệu dựa trên các chỉ số fit đã chọn Điều này cho thấy mô hình đề xuất đại diện một cách tương đối tốt cho các mối quan hệ giữa các biến quan sát và các khái niệm tiềm ẩn trong nghiên cứu

4.2.7.2 Kiểm định mối quan hệ của các khái niệm

Sử dụng kết quả từ kiểm định mô hình SEM để kiểm tra các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu Trọng số chưa chuẩn hoá và chuẩn hóa để đánh giá ý nghĩa các tác động trong mô hình được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4-12 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Kết quả cho thấy tác động của các biến CT, TT và QM lên biến phụ thuộc YD không có ý nghĩa do p-value lớn hơn 0,05 nên bác bỏ giải thuyết H2(+), H6(+) và H7(+) Ngoại trừ 3 tác động vừa bị loại, các mối tác động còn lại đều có ý nghĩa do thoả điều kiện p-value nhỏ hơn 0,05 Ngoài ra giá trị Estimate trong bảng là độ lớn hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa cũng có giá trị hệ số âm phù hợp với giả thuyết biến CP tác động tiêu cực đến ý định áp dụng BCT, các biến còn lại có hệ số dương cũng phù hợp với giả thuyết đưa ra trong mô hình,

Như vậy có 6 giả thuyết được chấp nhận: H1(+), H3(-), H4(+), H5(+), H8(+), H9(+)

Bảng 4-13 Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Giả thuyết Mối quan hệ Estimate

H9(+) F_YD < - F_NT 0,212 biến phụ thuộc, trị tuyết đối của hệ số càng lớn thì càng tác động mạnh Từ kết quả phân tích có thể thấy biến tác động mạnh nhất đên biến phụ thuộc YD là NT, tiếp theo là SS, PL, LT, QL và CP (tác động nghịch) Từ giá trị của hệ số hồi quy chuẩn hoá, các giả thuyết của mô hình được giải thích như sau:

H1(+) được phát biểu là Lợi thế tương đối của công nghệ tác động tích cực đến việc áp dụng BCT Từ kết quả phân tích, mối quan hệ tác động giữa Lợi thế tương đối (LT) và Ý định áp dụng (YD) có hệ số hồi quy chuẩn hoá là 0,164, cho thấy mối quan hệ đồng biến Bên cạnh đó, mức ý nghĩa thống kê p = 0,038 (< 0,05) nên mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê Điều này có nghĩa là lợi thế tương đối càng tăng lên thì ý định áp dụng công nghệ cũng sẽ càng cao Vì vậy, giả thuyết H1(+) được chấp nhận

H2(+) được phát biểu là Khả năng tương thích của công nghệ tác động tích cực đến việc áp dụng BCT Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ tác động giữa Khả năng tương thích (TT) và Ý định áp dụng (YD) có hệ số hồi quy chuẩn hoá là 0,040, cho thấy mối quan hệ đồng biến Điều này có nghĩa là khả năng tương thích càng tăng lên thì ý định áp dụng công nghệ cũng sẽ càng cao Tuy nhiên, mức ý nghĩa thống kê p 0,530 (> 0,05) nên mối quan hệ không có ý nghĩa về mặt thống kê Vì vậy, giả thuyết H2(+) bị bác bỏ

H3(-) được phát biểu là Chi phí tác động tiêu cực đến việc áp dụng BCT Kết quả phân tích chỉ ra rằng mối quan hệ tác động giữa Chi phí (CP) và Ý định áp dụng (YD) có hệ số hồi quy chuẩn hoá là -0,119, cho thấy mối quan hệ nghịch biến Bên cạnh đó, mức ý nghĩa thống kê p = 0,031 (< 0,05) nên mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê Điều này có nghĩa là chi phí càng tăng lên thì ý định áp dụng công nghệ sẽ càng thấp Vì vậy, giả thuyết H2(-) được chấp nhận

H4(+) được phát biểu là Hỗ trợ từ cấp quản lý tác động tích cực đến việc áp dụng công nghệ Từ kết quả phân tích có thể kết luận mối quan hệ tác động giữa Hỗ trợ từ cấp quản lý (QL) và Ý định áp dụng (YD) có hệ số hồi quy chuẩn hoá là 0,139, cho nên mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê Điều này có nghĩa là nếu sự hỗ trợ từ cấp quản lý càng tăng lên thì ý định áp dụng công nghệ cũng sẽ càng cao Vì vậy, giả thuyết H4(+) được chấp nhận

H5(+) được phát biểu là Sự sẵn sàng của tổ chức tác động tích cực đến việc áp dụng công nghệ Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ tác động giữa Sự sẵn sàng của tổ chức (SS) và Ý định áp dụng (YD) có hệ số hồi quy chuẩn hoá là 0,193, cho thấy mối quan hệ đồng biến Bên cạnh đó, mức ý nghĩa thống kê p = 0,023 (< 0,05) nên mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê Đồng nghĩa với việc nếu sự sẵn sàng của tổ chức càng tăng lên thì ý định áp dụng công nghệ cũng sẽ càng cao Vì vậy, giả thuyết H5(+) được chấp nhận

H6(+) được phát biểu là Quy mô tổ chức tác động tích cực đến việc áp dụng BCT Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ tác động giữa Quy mô tổ chức (QM) và Ý định áp dụng (YD) có hệ số hồi quy chuẩn hoá là 0,056, cho thấy mối quan hệ đồng biến Điều này có nghĩa là khả năng tương thích càng tăng lên thì ý định áp dụng công nghệ cũng sẽ càng cao Tuy nhiên, mức ý nghĩa thống kê p = 0,386 (> 0,05) nên mối quan hệ không có ý nghĩa về mặt thống kê Vì vậy, giả thuyết H6(+) bị bác bỏ

H7(+) được phát biểu là Áp lực cạnh tranh tác động tích cực đến việc áp dụng BCT Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ tác động giữa Áp lực cạnh tranh (CT) và Ý định áp dụng (YD) có hệ số hồi quy chuẩn hoá là 0,050, cho thấy mối quan hệ đồng biến Điều này có nghĩa là áp lực cạnh tranh càng tăng lên thì ý định áp dụng công nghệ cũng sẽ càng cao Tuy nhiên, mức ý nghĩa thống kê p = 0,518 (> 0,05) nên mối quan hệ không có ý nghĩa về mặt thống kê Vì vậy, giả thuyết H7(+) bị bác bỏ

H8(+) được phát biểu là Hỗ trợ pháp lý tác động tích cực đến việc áp dụng công nghệ Kết quả phân tích cho thấy mối quan hệ tác động giữa Hỗ trợ pháp lý (PL) và Ý định áp dụng (YD) có hệ số hồi quy chuẩn hoá là 0,173, cho thấy mối quan hệ đồng biến Bên cạnh đó, mức ý nghĩa thống kê p = 0,031 (< 0,05) nên mối quan hệ có ý nghĩa định áp dụng công nghệ cũng sẽ càng cao Vì vậy, giả thuyết H8(+) được chấp nhận

Thảo luận kết quả

4.2.8.1 Kết quả về thang đo

Nội dung bài nghiên cứu gồm có 9 khái niệm nghiên cứu ở dạng biến tiềm ẩn và đơn hướng Các khái niệm bao gồm Lợi thế tương đối, Khả năng tương thích, Chi phí, Hỗ trợ của quản lý, Sự sẵn sàng của tổ chức, Quy mô tổ chức, Áp lực cạnh tranh, Hỗ trợ pháp lý, Niềm tin Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo được đánh giá là đạt yêu các thang đo kế thừa từ các nghiên cứu quốc tế có thể sử dụng cho nghiên cứu ở Việt Nam thông qua điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh xã hội

4.2.8.2 Kết quả về mô hình nghiên cứu và các mối quan hệ

Mô hình nghiên cứu được đánh giá là đạt được độ phù hợp với dữ liệu Nghiên cứu đưa ra 9 giả thuyết về mỗi quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu Trong đó có 6 giả thuyết được chấp nhận và 3 giả thuyết bị bác bỏ do độ tin cậy không có ý nghĩa về mặt thống kê

Yếu tố Niềm tin (NT) với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,212, có tác động lớn nhất đên ý định áp dụng BCT trong SCM xây dựng Điều này được giải thích rằng trong thực tế, bất kỳ một đổi mới nào về công nghệ cũng cần có niềm tin của người dùng đối với sự đổi mới đó Việc thiếu niềm tin vào công nghệ thể khiến người dùng ngần ngại áp dụng do thiếu niềm tin vào độ tin cậy và những lợi ích của công nghệ mới mang lại Không chỉ phải có niềm tin vào công nghệ, việc áp dụng BCT vào SCM của các dự án xây dựng còn đòi hỏi phải có niềm tin giữa các bên tham gia chuỗi cung ứng Việc nâng cao niềm tin giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng tạo điều kiện chia sẻ thông tin qua đó tạo điều kiện áp dụng BCT Ngoài ra, BCT còn là một công nghệ khá mới mẻ đối với đại chúng ở Việt Nam, vì vậy việc có thêm hiểu biết và tin tưởng để chủ động áp dụng công nghệ mới là rất quan trọng

Sự sẵn sàng của tổ chức (SS) có tác động mạnh thứ 2 sau yếu tố niềm tin, với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,193 Sự sẵn sàng của một tổ chức được hiểu là năng lực và ý định của tổ chức đó để áp dụng một công nghệ mới Kết quả của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ đồng biến và tích cực giữa sự sẵn sàng của tổ chức với việc áp dụng đổi mới công nghệ trong ngành xây dựng Điều này phù hợp với kết quả các nghiên cứu trước đây Việc áp dụng BCT bởi các công ty xây dựng thiếu nguồn nhân lực kỹ thuật cao và nguồn lực tài chính có thể là một thách thức Một công ty có thể không triển khai BCT nếu nó không có các nguồn lực và năng lực cần thiết Và ngược lại khai và áp dụng BCT trong SCM của các dự án xây dựng

Sự hỗ trợ của pháp luật (PL) có tác động tích cực đáng kể đối với việc áp dụng BCT trong SCM, với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt 0,173 Trên thực tế sự hỗ trợ về mặt pháp lý là điều cần thiết để hợp pháp hóa việc áp dụng và triển khai các công nghệ mới như BCT, đặc biệt là trong môi trường ngành xây dựng với những đặc tính phức tạp và không rõ ràng Đối với các tổ chức, việc áp dụng BCT có thể xem là một khoản đầu tư đáng kể và nhiều rủi ro do tính mới của công nghệ, vì vậy việc có sự hỗ trợ về pháp lý của chính phủ sẽ đảm bảo quá trình triển khai suôn sẻ hơn Cũng tương tự như BIM và các ứng dụng chuyển đổi số khác trong ngành xây dựng, việc áp dụng BCT cũng cần được chính phủ khuyến khích, có các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn và lộ trình áp dụng để thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng đổi mới công nghệ Việc thiếu hành lang pháp lý và các tiêu chuẩn áp dụng có thể làm các doanh nghiệp ngần ngại tham gia vào quá trình chuyển đổi số, cũng nhưu việc áp dụng các công nghệ mới lạ như BCT vào ngành xây dựng

Yếu tố Lợi thế tương đối (LT) có mối tương quan thuận với ý định áp dụng BCT của các công ty xây dựng trong hoạt động SCM Các nghiên cứu trước đây về việc áp dụng đổi mới cũng ủng hộ kết luận này Những lợi thế tương đối như cho phép tăng hiệu quả, giảm chi phí, theo dõi và truy xuất nguồn gốc vật liệu và tích hợp hợp đồng thông minh đã được chứng minh là những lợi ích tiềm năng trong ngành xây dựng Trên thực tế việc áp dụng một công nghệ đổi mới sẽ luôn luôn phải xem xét đến hiệu quả của công nghệ mới mang lại so với công nghệ hiện tại Lợi thế cải tiến từ công nghệ mới mang lại càng cao thì nổ lực áp dụng công nghệ mới càng cao Điều này phù hợp với kết quả của phân tích, với hệ số hồi quy đạt 0,164

Yếu tố hỗ trợ của quản lý (QL) có tác động tích cực đến việc áp dụng BCT trong SCM Cấp quản lý, lãnh đạo của một tổ chức là người sẽ quyết định chủ trương, đường lối và mô hình kinh doanh của tổ chức Chiến lược kinh doanh, văn hóa tổ chức của một tổ chức đều được phản ánh qua tư duy của người lãnh đạo Nhiều nghiên duy và khả năng chấp nhận rủi ro của người quản lý Nếu cấp quản lý, lãnh đạo của tổ chức xem việc áp dụng đổi mới công nghệ là chiến lược và sẵn sàng cung cấp nguồn lực để triển khai công nghệ cũng như chấp nhận rủi ro khi thay đổi quy trình hiện có, điều này sẽ là động lực rất lớn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp nói chung, và quá trình áp dụng BCT trong SCM của các doanh nghiệp xây dựng nói riêng Kết quả của phân tích mô hình cấu trúc SEM, cũng cho thấy yếu tố Hỗ trợ của quản lý có mối tương quan đồng biến đối với việc áp dụng BCT, với hệ số ảnh hưởng là 0,139

Yếu tố Chi phí (CP) có tác động tiêu cực cực đối với việc áp dụng BCT trong SCM, với hệ số hồi quy chuẩn hóa đạt -0,119 Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đo khi chứng minh Chi phí là yếu tố rào cản trong việc áp dụng công nghệ đổi mới Một trong những mục đích của việc áp dụng BCT là để tăng hiệu quả hoạt động SCM trong các dự án xây dựng thông qua việc giảm thiểu đáng kể chi phí của bên thứ ba, và tự động quá trình thanh toán Tuy nhiên dù có khả năng tiết kiệm như vậy nhưng việc áp dụng BCT sẽ làm tăng chi phí cơ sở hạ tầng công nghệ, đồng thời chi phí vận hành và bảo trì cũng tăng đáng kể Để áp dụng công nghệ mới này một cách hiệu quả, các tổ chức cần xem xét cân đối giữa nguồn lợi nó mang lại và chi phí vận hành Ngoài ra, chi phí áp dụng BCT trong SCM có thể là một khoản đầu tư lớn và chưa rõ ràng nên cũng là một rào cản đối với các bên tham gia trong chuỗi cung ứng xây dựng hiện tại

Yếu tố Quy mô tổ chức (QM) có tác động thuận đối với quyết định áp dụng BCT trong SCM, với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,056 Tuy nhiên giá trị sig kiểm định bằng 0,386 (> 0,05), do đó biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác, biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc Quy mô tổ chức cũng là một yếu tố quan trọng tuy nhiên không phải là yếu tố mang tính quyết định trong việc áp dụng công nghệ đổi mới ở các doanh nghiệp Điều này cũng khớp với một số nghiên cứu cho thấy quy mô của tổ chức không có tác động đáng kể đến việc áp dụng xét lại yếu tố này ở các nghiên cứu sau

Yếu tố Áp lực cạnh tranh (CT) có tác động thuận đối với quyết định áp dụng BCT trong SCM, với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,050 Tuy nhiên giá trị sig kiểm định bằng 0,518 > 0,05, do đó biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác, biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc Điều này có thể giải thích bởi BCT còn khá mới lạ đối với các công ty xây dựng, chưa có nhiều công ty áp dụng và cũng như có được lợi thế cạnh tranh từ việc ứng dụng Nên yếu tố áp lực cạnh tranh không có tác động đến quyết định áp dụng BCT Tuy nhiên do mâu thuẫn kết quả giữa các nghiên cứu, vì vậy cần xem xét lại yếu tố này ở các nghiên cứu sau

Yếu tố Khả năng tương thích (TT) có tác động thuận đối với quyết định áp dụng BCT trong SCM, với hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,040 cho thấy mối quan hệ tương quan đông biến giữa yếu tố tương thích với ý định áp dụng Tuy nhiên giá trị sig kiểm định bằng 0,530 > 0,05, do đó biến không có sự tác động lên biến phụ thuộc Điều này đi ngược lại các kết luận của các nghiên cứu trước đây, khi cho rằng yếu tố khả năng tương thích có tác động thuận và đáng kể đối với khả năng chấp nhận công nghệ mới Yếu tố tương thích có liên quan đến chi phí và lợi ích trong quá trình áp dụng đổi mới công nghệ Các cá nhân hoặc tổ chức có thể sẽ áp dụng đổi mới nếu công nghệ mới không làm ảnh hưởng nhiều đến mô hình hoạt động hiện có Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu về ứng dụng đổi mới công nghệ Vậy nên việc kết luận yếu tố khả năng tương thích không có tác động lên ý định áp dụng BCT có thể xem là một hạn chế của nghiên cứu, cần xem xét ở những nghiên cứu trong tương lai Việc sai lệch có thể do có các biến gây nhiễu, cỡ mẫu nhỏ, kỹ thuật đo lường không đầy đủ hoặc những hạn chế khác trong quá trình thu thập dữ liệu

Nội dung Chương 4 đã trình bày kết quả kiểm định thang đo và kiểm định mô hình cấu trúc Kết quả kiểm định mô hình đo lường cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy nhất quán nội tại, độ giá trị hội tụ và độ giá trị phân biệt Kết quả kiểm được chấp nhận Bên cạnh đó, thảo luận kết quả của đề tài cũng cho thấy được tính kế thừa từ những nghiên cứu trước để đánh giá sự phù hợp với bối cảnh của Việt Nam và sự tích hợp các yếu tố mà các đề tài nghiên cứu trước đó chưa thể hiện

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đã đề xuất và kiểm định một mô hình cấu trúc có xem xét đến sự ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định áp dụng BCT trong SCM của các dự án xây dựng ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định áp dụng BCT trong SCM các dự án xây dựng bao gồm: Lợi thế tương đối, Chi phí, Hỗ trợ từ cấp quản lý, Sự sẵn sàng của tổ chức, Hỗ trợ pháp lý và Niềm tin vào công nghệ Các yếu tố không có ý nghĩa về mặt thống kê bao gồm Khả năng tương thích, Quy mô tổ chức và Áp lực cạnh tranh

Mô hình nghiên cứu được xây dựng kế thừa từ các nghiên cứu trước Cụ thể nghiên cứu kế thừa các yếu tố Lợi thế tương đối, khả năng tương thích, chi phí, hỗ trợ từ quản lý, sự sẵn sàng của tổ chức, quy mô tổ chức, áp lực cạnh tranh, hỗ trợ pháp lý từ [4], ngoài ra để tạo tính mới cũng như xây dựng mô hình phù hợp với bối cảnh Việt Nam, mô hình bổ sung thêm yếu tố niềm tin từ [31] Việc bổ sung yếu tố niềm tin vào mô hình TOE vừa tạo tính mới cho nghiên cứu, đồng thời xây dựng mô hình phufu hợp với bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam

KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng quát về mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố đến ý định áp dụng BCT trong SCM của các dự án xây dựng Nghiên cứu này tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu liên quan, xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ tác động giữa các yếu tố Sau đó nghiên cứu thực hiện kiểm định thực nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và quản lý chuỗi cung ứng của các dự án xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh và Bình Thuận Kết quả của nghiên cứu đạt được:

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2-1 Cấu trúc chuỗi cung ứng xây dựng [1] - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Hình 2 1 Cấu trúc chuỗi cung ứng xây dựng [1] (Trang 20)
Hỡnh 2-2 Mụ hỡnh theo dừi dầm thộp của Tata Steel [19] - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
nh 2-2 Mụ hỡnh theo dừi dầm thộp của Tata Steel [19] (Trang 26)
Bảng 2-1. Các nghiên cứu liên quan trước đây - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 2 1. Các nghiên cứu liên quan trước đây (Trang 28)
Hình 2-3. Mô hình nghiên cứu - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Hình 2 3. Mô hình nghiên cứu (Trang 44)
Hình 3-1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Hình 3 1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu (Trang 47)
Bảng 3-2. Thang đo yếu tố Lợi thế tương đối - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 3 2. Thang đo yếu tố Lợi thế tương đối (Trang 49)
Bảng 3-3 Thang đo của yếu tố Khả năng tương thích - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 3 3 Thang đo của yếu tố Khả năng tương thích (Trang 50)
Bảng 3-4. Thang đo của yếu tố Chi phí - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 3 4. Thang đo của yếu tố Chi phí (Trang 51)
Bảng 3-5. Thang đo của nhân tố Hỗ trợ từ cấp quản lý - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 3 5. Thang đo của nhân tố Hỗ trợ từ cấp quản lý (Trang 52)
Bảng 3-6. Thang đo của yếu tố Sự sẵn sàng của tổ chức - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 3 6. Thang đo của yếu tố Sự sẵn sàng của tổ chức (Trang 53)
Bảng 3-7. Thang đo của yếu tố Quy mô tổ chức - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 3 7. Thang đo của yếu tố Quy mô tổ chức (Trang 54)
Bảng 3-8. Thang đo của yếu tố Áp lực cạnh tranh - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 3 8. Thang đo của yếu tố Áp lực cạnh tranh (Trang 54)
Bảng 3-9. Thang đo của yếu tố Hỗ trợ pháp lý - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 3 9. Thang đo của yếu tố Hỗ trợ pháp lý (Trang 55)
Bảng 3-10. Thang đo của yếu tố Niềm tin - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 3 10. Thang đo của yếu tố Niềm tin (Trang 56)
Bảng 3-11. Thang đo của yếu tố Ý định áp dụng BCT - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 3 11. Thang đo của yếu tố Ý định áp dụng BCT (Trang 57)
Hình 4-1 Số liệu yếu tố số năm kinh nghiệm của đáp viên - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Hình 4 1 Số liệu yếu tố số năm kinh nghiệm của đáp viên (Trang 67)
Hình 4-2 Số liệu yếu tố vai trò trong chuỗi cung ứng của đáp viên - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Hình 4 2 Số liệu yếu tố vai trò trong chuỗi cung ứng của đáp viên (Trang 68)
Hình 4-3 Số liệu yếu tố mức độ hiểu biết của đáp viên - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Hình 4 3 Số liệu yếu tố mức độ hiểu biết của đáp viên (Trang 69)
Bảng 4-1 Kết quả mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 4 1 Kết quả mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập (Trang 70)
Bảng 4-3. Kết quả kiểm định Welch - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 4 3. Kết quả kiểm định Welch (Trang 75)
Bảng 4-4. Bảng thống kê mô tả - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 4 4. Bảng thống kê mô tả (Trang 75)
Bảng thống kê mô tả cho thấy các thông số mô tả của từng nhóm vị trí chuyên môn  đối với các biến phụ thuộc - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng th ống kê mô tả cho thấy các thông số mô tả của từng nhóm vị trí chuyên môn đối với các biến phụ thuộc (Trang 76)
Bảng 4-5. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến độc lập - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 4 5. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA đối với biến độc lập (Trang 77)
Hình 4-4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Hình 4 4. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA (Trang 80)
Bảng 4-7. Mức độ phù hợp của mô hình trong CFA - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 4 7. Mức độ phù hợp của mô hình trong CFA (Trang 81)
Hình 4-5. Kết quả mô hình SEM - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Hình 4 5. Kết quả mô hình SEM (Trang 87)
Bảng 4-12. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 4 12. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Trang 88)
Bảng 4-13. Hệ số hồi quy chuẩn hóa - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Bảng 4 13. Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Trang 89)
Hình 4-6. Mô hình tác động của của yếu tố đối với ý định áp dụng BCT - xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ blockchain vào quản lý chuỗi cung ứng trong giai đoạn thi công của các dự án xây dựng ở việt nam
Hình 4 6. Mô hình tác động của của yếu tố đối với ý định áp dụng BCT (Trang 92)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w