xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ tại thành phố hồ chí minh

128 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ tại thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ tại Thành phố Hồ Chí Minh.. Dựa vào kết quả phân tích đã phát hiện có 7 nhóm yếu tố chính ản

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Bùi Phương Trinh

Cán bộ hướng dẫn khoa học 2: TS Lê Hoài Long

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Lương Đức Long

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Lê Thị Thu Hằng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM, Ngày 17 tháng 01 năm 2024

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

TS Nguyễn Anh Thư

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

I TÊN ĐỀ TÀI:

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC GIẢM THIỂU CHẤT THẢI XÂY DỰNG VÀ PHÁ DỠ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(DETERMINATION OF FACTORS AFFECTING REDUCTION OF

CONSTRUCTION AND DEMOLITION WASTES IN HO CHI MINH CITY) II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về chất thải xây dựng và phá dỡ; 2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ tại Tp Hồ Chí Minh thông qua việc đánh giá mức độ ảnh hưởng, xếp hạng các yếu tố và xác định mối tương quan cũng như mức độ tác động giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng 3 Đề xuất giải pháp hạn chế giảm thiểu chất thải xây dựng

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 04/09/2023 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 24/12/2023 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

Tp.HCM, ngày 17 tháng 01 năm 2024

Cán bộ hướng dẫn 1 Cán bộ hướng dẫn 2 Chủ nhiệm bộ môn

PGS.TS Bùi Phương Trinh TS Lê Hoài Long TS Lê Hoài Long

Trưởng khoa kỹ thuật xây dựng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình theo học cao học ngành Quản lý Xây dựng tại Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM, bản thân tôi cảm nhận được tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt huyết của Quý Thầy Cô trong công tác giảng dạy, hướng dẫn bài tập, luận văn tốt nghiệp Qua đó, tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích từ Quý Thầy Cô Đồng thời, tôi xin cảm ơn Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM đã hỗ trợ cho nghiên cứu này

Để đạt được kết quả này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy hướng dẫn TS Lê Hoài Long và Cô hướng dẫn PGS.TS Bùi Phương Trinh Nhờ sự hướng dẫn tận tình, góp ý và đưa ra định hướng rõ ràng của thầy và cô đã giúp tôi hoàn thành luận văn này Tôi rất biết ơn và trân trọng sự hỗ trợ của thầy cô

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Bộ môn Thi Công và Quản lý Xây dựng, Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh đã tận tâm, nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là các bạn cùng Khóa 2020 đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình làm luận văn Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, những người đã luôn bên cạnh quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình thực hiện luận văn Xin chân thành cảm ơn!

TP HCM, ngày 17 tháng 01 năm 2024

Đặng Quốc Bảo

Trang 5

TÓM TẮT

Ngành xây dựng chiếm khoảng 13% nền kinh tế toàn cầu và đóng vai trò động lực chính cho các ngành công nghiệp khác nhờ chi phối đến sự phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sơ vật chất [1] Với sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa và sự tăng tốc đổi mới đô thị, các hoạt động xây dựng, cải tạo và phá dỡ không ngừng gia tăng, dẫn đến tốc độ phát sinh chất thải xây dựng và phá dỡ Chất thải xây dựng là một trong những vấn đề lớn của ngành công nghiêp xây dựng do có tác động bất lợi đối với môi trường xung quanh và đang trở thành một vấn đề cấp bách Những tác động có hại đến môi trường như là ô nhiễm không khí, nước và đất đai Ngoài ra, việc sản xuất và vận chuyển vật liệu cũng tạo ra một lượng khí thải carbon góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.Hiện nay, hệ thống quản lý chất thải xây dựng ở nhiều quốc gia thiếu sự tập trung vào kế hoạch phù hợp hoặc thiếu chính sách khuyến khích trong các chương trình quản lý giảm thiểu chất thải xây dựng Để giải quyết vấn đề này, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng là cần thiết và quan trọng góp phần quản lý giảm thiểu chất thải xây dựng một cách hiệu quả

Nghiên cứu này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ tại Thành phố Hồ Chí Minh Cuộc khảo sát được thể hiện qua bảng câu hỏi khảo sát liên quan đến vấn đề giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ Các đối tượng khảo sát là những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh Dựa vào kết quả phân tích đã phát hiện có 7 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ bao gồm: (1) nhóm hợp đồng, (2) nhóm vận chuyển vật liệu xây dựng, (3) nhóm thiết kế, (4) nhóm kế hoạch quản lý ngoài công trình, (5) nhóm chính sách khuyến khích, (6) nhóm mua sắm vật liệu xây dựng và (7) nhóm năng lượng – vật liệu xanh – vật liệu tái chế Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy rằng nhóm yếu tố chính sách khuyến khích ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải với trọng số lớn nhất Nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng và lợi ích của việc giảm thiểu chất thải xây dựng và việc nâng cao hiểu biết của các bên liên quan trong ngành xây dựng về các biện pháp quan trọng cần thực hiện khi áp dụng giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ trong các dự án xây dựng

Từ khóa: Chất thải xây dựng và phá dỡ, yếu tố giảm thiểu chất thải, phân tích định lượng, mô hình cấu trúc SEM

Trang 6

ABSTRAT

Construction sector accounts for 13 percent of the global economy and plays a main role for the other industries because it contributes to the development of infrastructure and facilities [1] With the quick development of urbanization, construction activities such as renovations and demolition activities are constantly increasing, leading to increased construction and demolition waste Construction waste is one of the major issues of the construction industry because it impacts adversely on the surrounding environment, and it is becoming the urgent problem The impacts on the environment include air, water, and land pollution Additionally, the production and transportation of materials create a large amount of carbon dioxide contributing to global climate change Recently, the management system of construction waste in many countries lacks concentration of suitable plan or the incentive policies in the management programs about construction waste.To solve this issue, it is essential and important to identify the factors that contribute to the effective management and reduction of construction waste This study identifies the factors which affect the reduction of construction and demolition waste in Ho Chi Minh City The survey was done through questionnaires which related to the problems of the reduction of construction and demolition waste The subjects surveyed were the people who have been working in the construction in Ho Chi Minh City Based on the analysis results, there are seven main groups which affected to the reduction of construction and demolition waste, including: (1) contract group, (2) construction material transportation group, (3) design group, (4) on-site management planning group, (5) incentive policy group, (6) construction material procurement group, and (7) energy - green material - recycled material group Structural equation modeling analysis showed that the incentive policy group had the greatest impact on waste reduction The study also demonstrated the importance and benefits of waste reduction and an improvement of construction stakeholder understanding related to the important measures to be taken in the implementation of construction and demolition waste in construction projects

Keywords: Construction and demolition waste, waste reduction factors, quantitative analysis, structural equation modeling

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ tại Thành phố Hồ Chí Minh” là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi với sự hướng dẫn của Thầy TS Lê Hoài Long và Cô PGS.TS Bùi Phương Trinh Nội dung nghiên cứu được thực hiện là hoàn toàn trung thực.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn này

Tp.HCM, ngày 17 tháng 01 năm 2024

Đặng Quốc Bảo Học viên cao học khóa 2020 Chuyên ngành: Quản lý Xây Dựng Trường Đại học Bách Khoa TP HCM

Trang 8

NỘI DUNG

LỜI CẢM ƠN iii

TÓM TẮT iv

ABSTRAT v

LỜI CAM ĐOAN vi

NỘI DUNG vii

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 10

2.1 Các định nghĩa và khái niệm 10

2.2 Chất thải xây dựng và phá dỡ (CDW) 14

2.3 Quản lý chất thải rắn xây dựng 16

2.4 Tổng quan về lý thuyết 17

2.4.1 Nghiên cứu trong nước 17

2.4.2 Nghiên cứu nước ngoài 19

2.5 Tổng hợp các yếu tố 23

2.6 Kết luận chương 2 26

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 27

3.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát 28

3.3 Phân nhóm các yếu tố 29

3.4 Xác định số lượng mẫu 32

3.5 Phương thức lấy mẫu 32

3.6 Phương thức thu thập dữ liệu 32

3.7 Phân tích dữ liệu 32

Trang 9

3.8 Trị trung bình, xếp hạng các nhân tố 33

3.9 Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha 33

3.10 Phân tích nhân tố khám phá EFA 34

3.11 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 36

4.2.5 Loại công trình tham gia 43

4.2.6 Quy trình quản lý chất thải 44

4.3 Xếp hạng các nhân tố theo ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ theo yếu tố trung bình 45

4.4 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 49

4.4.6 Mua sắm vật liệu xây dựng 52

4.4.7 Năng lượng, vật liệu xanh, vật liệu tái chế 53

Trang 10

5.2 Đề xuất quy trình giảm thiểu CDW 79

5.3 Hạn chế 80

5.4 Hướng phát triển đề tài 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 84

PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 114

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Chất thải xây dựng tại Hà Nội (a) và Tp.HCM (b) [6] 3

Hình 1.2: Các thành phần phế thải xây dựng điển hình tại Việt Nam [6] 4

Hình 1.3: Chất thải xây dựng được tạo ra trong quá trình phá dỡ 5

Hình 1.4: Chất thải xây dựng được tạo ra trong quá trình thi công 5

Hình 1.5: Vận chuyển chất thải xây dựng 6

Hình 1.6: Chất thải bùn trong quá trình khoan cọc 6

Hình 2.1: Chất thải rắn 10

Hình 2.2: Bùn trong quá trình thi công móng 11

Hình 2.3: Chất thải vật liệu trong quá trình đập phá 11

Hình 2.4: Chất thải từ kính cường lực 12

Hình 2.5: Phân nhóm chất thải xây dựng trong từng giai đoạn [14] 13

Hình 2.6: Vòng đời tái chế CDW [16] 15

Hình 2.7: Công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng [14] 16

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu 28

Hình 3.2: Các bước phân tích nhân tố khám phá EFA [39] 35

Hình 3.3: Các bước thực hiện mô hình SEM [39] 38

Hình 4.1: Thời gian công tác ngành xây dựng của người tham gia khảo sát 39

Hình 4.2: Quy mô dự án của người khảo sát đã từng tham gia 40

Hình 4.3: Nguồn vốn dự án mà người khảo sát đã hoặc đang tham gia 41

Hình 4.4: Vai trò công tác của người tham gia khảo sát trong công ty/cơ quan 42

Hình 4.5: Loại công trình của người khảo sát 43

Hình 4.6: Quy trình quản lý chất thải xây dựng được áp dụng trong công ty 44

Hình 4.7: Mô hình CFA ban đầu 63

Hình 4.8: Kết quả phân tích mô hình CFA ban đầu với trọng số chưa chuẩn hóa 64

Hình 4.9: Kết quả phân tích mô hình CFA ban đầu với trọng số chuẩn hóa 65

Hình 4.10: Mô hình SEM 69

Hình 4.11: Mô hình SEM chưa chuẩn hóa 70

Hình 4.12: Mô hình SEM đã chuẩn hóa 71

Hình 4.13: Kết quả mối tương quan các yếu tố 73

Hình 5.1: Nguyên tắc 3R trong quản lý giảm thiểu CDW 79

Hình 5.2: Quy trình giảm thiểu chất thải CDW 80

1

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng hợp chất thải về xây dựng của các nước trên thế giới [5] 2

1 Bảng 2.1: Phân loại chất thải CDW tại Hy Lạp [12] 13

Bảng 2.2: Phân nhóm yếu tố gây ra CDW [16] 14

Bảng 2.3: Tổng quan các nghiên cứu trong nước về quản lý CTXD 17

Bảng 2.4: Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước về quản lý CTXD 19

Bảng 2.5: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải phá dỡ và xây dựng tại TP.HCM 23

Bảng 2.6: Lợi ích của việc quản lý giảm thiểu CTXD 25

Bảng 3.1: Phân nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải phá dỡ và xây dựng tại TP.HCM 29

Bảng 3.2: Tổng hợp nội dung, phương pháp và công cụ phân tích 33

Bảng 3.3: Phạm vi đánh giá độ tin cậy thang đo [38] 34

Bảng 3.4: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp mô hình đo lường [40] 36

1Bảng 4.1: Thời gian công tác ngành xây dựng của người tham gia khảo sát 39

Bảng 4.2: Quy mô dự án của người khảo sát đã từng tham gia 40

Bảng 4.3: Loại nguồn vốn của dự án mà người khảo sát đã hoặc đang tham gia 41

Bảng 4.4: Vai trò công tác của người tham gia khảo sát trong công ty/cơ quan 42

Bảng 4.5: Loại công trình tham gia của người khảo sát 43

Bảng 4.6: Quy trình quản lý chất thải xây dựng được áp dụng trong công ty 44

Bảng 4.7: Xếp hạng trung bình của các yếu tố 45

Bảng 4.8: Hệ số cronbach’s Alpha của các yếu tố liên quan đến nhóm hợp đồng 49

Bảng 4.9: Hệ số cronbach’s Alpla của các yếu tố liên quan đến nhóm vật liệu xây dựng 50

Bảng 4.10: Hệ số cronbach’s Alpha của các yếu tố liên quan đến nhóm thiết kế 50

Bảng 4.11: Hệ số cronbach’s Alpha của các yếu tố liên quan đến nhóm kế hoạch ngoài công trường 51

Bảng 4.12: Hệ số cronbach’s Alpla của các yếu tố liên quan đến nhóm chính sách khuyến khích 52

Bảng 4.13: Hệ số cronbach’s Alpla của các yếu tố liên quan đến nhóm mua sắm vật liệu xây dựng 52

Trang 13

Bảng 4.14: Hệ số cronbach’s Alpla của các yếu tố liên quan đến nhóm năng lượng, vật

liệu xanh, vật liệu tái chế 53

Bảng 4.15: Hệ số cronbach’s Alpla của các yếu tố liên quan đến nhóm lợi ích 53

Bảng 4.16: Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test 54

Bảng 4.17: Tổng phương sai trích 54

Bảng 4.18: Ma trận xoay 56

Bảng 4.19: Kết quả phân nhóm các yếu tố theo EFA 57

Bảng 4.20: Kết quả phân tích CFA 65

Bảng 4.21: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình CFA 66

Bảng 4.22: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình CFA 67

Bảng 4.23: Tính hội tụ và tính phân biệt 68

Bảng 4.24: Kết quả phân tích Model Fit SEM chưa chuẩn hóa 70

Bảng 4.25: Kết quả phân tích Model FIT SEM đã chuẩn hóa 71

Bảng 4.26: Hệ số hồi quy của mô hình SEM 71

Trang 14

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ tiếng Anh

Chữ viết đầy đủ tiếng Việt

waste reduction

Giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

Ngành xây dựng chiếm khoảng 13% nền kinh tế toàn cầu và đóng vai trò động lực chính cho các ngành công nghiệp khác nhờ chi phối đến sự phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sơ vật chất [1] Với sự phát triển nhanh chóng của đô thị hóa và sự tăng tốc đổi mới đô thị, các hoạt động xây dựng, cải tạo và phá dỡ không ngừng gia tăng, dẫn đến tốc độ tăng trưởng phát sinh chất thải xây dựng và phá dỡ (CDW) Chất thải xây dựng (CW) là một trong những vấn đề lớn của ngành công nghiêp xây dựng do có tác động bất lợi đối với môi trường xung quanh và đang trở thành một vấn đề cấp bách Những tác động có hại đến môi trường như là ô nhiễm không khí, nước và đất đai Ngoài ra, việc sản xuất và vận chuyển vật liệu cũng tạo ra một lượng khí thải carbon góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu [2].Các vật liệu có hại từ dung dịch bentonite trong quá trình khoan cọc có thể thấm vào đất và gây ô nhiễm thông qua một loạt các phản ứng vật lý, hóa học và sinh học Hơn nữa, hàm lượng kim loại nặng có trong hàm lượng chất thải xây dựng đô thị cao Do đó, dưới tác động của nhiều phản ứng sinh hóa, sự gia tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất có khả năng làm giảm chất lượng đất [3].Chính vì thế, việc giảm thiểu chất thải trong các dự án xây dựng có lợi ích kinh tế đáng kể Điều này sẽ dẫn đến tiết kiệm các hình thức như chi phí vật liệu lãng phí, chi phí lưu kho, thuế chôn lấp và chi phí xử lý

Trên toàn cầu, CW được tạo ra bởi các hoạt động xây dựng và chiếm 35% tổng lượng chất thải rắn được tạo ra [3] Ở châu Âu, khoảng 8,2 triệu tấn CDW được tạo ra mỗi năm do các hoạt động xây dựng và phá dỡ, chiếm 46% tổng lượng chất thải [4] Tại Vương quốc Anh, Hà Lan, Úc, Hoa Kỳ, Đức, Phần Lan, Nhật Bản và Canada, CDW được tạo ra lần lượt là 32%, 28%, 30%, 29%, 19%, 20% và 27% tổng lượng chất thải đô thị [3].Ngoài ra, quá trình xây dựng cũng tạo ra chất thải gây tác động tiêu cực đến môi trường Các nhà nghiên cứu đã thu thập lượng chất thải từ các dự án xây dựng để nhận định tình trạng các vấn đề và tìm cách quản lý chúng Bảng 1.1 tổng hợp chất thải về xây dựng của các nước trên thế giới và cho thấy rằng các CW được chôn lấp ở mỗi quốc gia chiếm từ 13% đến 60% so với tổng lượng chất thải [5]

Trang 16

Bảng 1.1: Tổng hợp chất thải về xây dựng của các nước trên thế giới [5]

Trang 17

Hình 1.1: Chất thải xây dựng tại Hà Nội (a) và Tp.HCM (b) [6]

Các thành phần chính của phế thải xây dựng là “đất, cát, đá sỏi”, “khối gạch và khối xây dựng” và “bê tông”, và các loại khác bao gồm kim loại, nhựa, và gỗ như được thể hiện trong Hình 1.2

Trang 18

Hình 1.2: Các thành phần phế thải xây dựng điển hình tại Việt Nam [6]

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn ở Đông Nam Á Dân số của thành phố gần 8.9 triệu người vào tháng 06 năm 2023 Thành phố với tổng diện tích 2090 km2 có 24 quận Bên cạnh các khu dân cư và dịch vụ, thành phố còn có hơn 12.000 khu công nghiệp vừa và nhỏ, 16 Khu công nghiệp với 800 công ty, 84 bệnh viện và 400 phòng khám [8]

Chất thải xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay khoảng từ 700–1200 tấn/ngày [8], được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau như giải phóng mặt bằng, nạo vét kênh mương, bùn từ các hố đào, quá trình khoan cọc, các hoạt động phá dỡ cải tạo xây dựng mới…Các hoạt động xây dựng, cải tạo, phá dỡ tạo ra CW tại các công trình ở Thành phố Hồ Chí Minh được tác giả ghi lại qua Hình 1.3, Hình 1.4, Hình 1.5 và Hình 1.6

Trang 19

Hình 1.3: Chất thải xây dựng được tạo ra trong quá trình phá dỡ

Hình 1.4: Chất thải xây dựng được tạo ra trong quá trình thi công

Trang 20

Hình 1.5: Vận chuyển chất thải xây dựng

Hình 1.6: Chất thải bùn trong quá trình khoan cọc

Trang 21

Từ đó, cho thấy ngành xây dựng ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của chúng ta, môi trường và xã hội Vì vậy, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng là cần thiết và quan trọng để góp phần bảo vệ môi trường sống hiện đại, hạn chế tàn phá thiên nhiên, hướng đến tính bền vững Việc giảm thiểu chất thải từ xây dựng sẽ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm cả việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm sử dụng vật liệu thô để sản xuất vật liệu xây dựng (CM), giảm chi phí từ việc giảm lượng CM, và giảm chi phí từ việc xử lý chất thải Đồng thời, việc giảm thiểu chất thải tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các bên liên quan trong ngành xây dựng, đặc biệt là các nhà thầu phụ, nhà thầu chính, nhà thầu kinh doanh bất động sản Các lợi ích khác có được từ giảm thiểu CDW là giảm lượng khí thải CO2, giảm các vấn đề sức khỏe ở người lao động và các cộng đồng xung quanh các địa điểm xây dựng, kéo dài tuổi thọ của bãi chôn lấp, và giảm chi phí dự án [9]

1.2 Mục tiêu đề tài

Vấn đề quản lý và giảm thiểu chất thải xây dựng và phá dỡ (CDWR) tại các dự án xây dựng tại Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay chưa thực sự được quan tâm chú trọng, dẫn đến chưa tối ưu hóa được chi phí dự án, ô nhiễm môi trường tăng cao Do đó, mục tiêu chính đề tài chủ yếu là xác định các yếu tố CDWR, từ đó nghiên cứu này đề xuất quy trình quản lý giảm thiểu có các yếu tố giảm thiểu đã xác định được Để đạt mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu chi tiết bao gồm:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CDWR tại Thành phố Hồ Chí Minh - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố đến CDWR

- Đưa ra lợi ích của việc CDWR

- Đưa ra các ý kiến đánh giá và đề xuất quy trình quản lý CDWR

1.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu được thực hiện như sau:

+) Dữ liệu khảo sát được thu thập tại các công ty về lĩnh vực xây dựng, thiết kế, tư vấn quản lý dự án, các công trình đang thi công tại Thành phố Hồ Chí Minh

+) Những người được khảo sát là người làm trong các vị trí sau: • Chủ đầu tư

• Ban quản lý dự án

Trang 22

• Tư vấn thiết kế • Tư vấn giám sát

• Nhà thầu chính/nhà thầu phụ và nhà cung cấp • Các cơ quan chuyên môn về lĩnh vực xây dựng

1.4.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.4.1 Về mặt thực tiễn

- Giúp chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan nhận thấy rằng những yếu tố ảnh hưởng đến việc CDWR tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra những giải pháp chiến lược nhằm góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến tính bền vững của ngành xây dựng và góp phần tiết kiệm chi phí

- Nâng cao nhận thức về giảm thiểu CW

- Cho thấy lợi ích của việc CDWR đối với chủ đầu tư, nhà thầu, các bên liên quan và lợi ích chung cho cộng động

- Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) cho nghiên cứu này, giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc CDWR cũng như là mối liên quan của chúng với nhau

1.5 Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn bao gồm: Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Cơ sơ lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích dữ liệu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 23

1.6 Kết luận chương 1

Tình hình CW hiện nay đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới Sự phát triển nhanh chóng của đô thị dẫn đến ngành xây dựng cũng phát triển theo Việc xây dựng, cải tạo, sữa chữa sẽ tạo ra lượng CW ngày càng tăng lên đáng kể

Hiện nay, quản lý chất thải xây dựng (CWM) vẫn còn nhiều hạn chế Chất thải xây dựng thường được xử lý không đúng cách, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng Theo số liệu được đề cập trong chương này, cho thấy lượng CW trong và ngoài nước chiếm đáng kể tổng số lượng chất thải rắn Vì vậy, việc xác định các yếu tố giảm thiểu chất thải xây dựng cần thiết và là cơ sở để xây dựng các quy trình quản lý giảm thiểu chất thải xây dựng

Mục tiêu chính của đề tài là xác định các yếu tố giảm thiểu và đánh giá mức độ tác ảnh hưởng của các yếu tố đến việc CDWR Về mặt thực tiễn, nghiên cứa cũng đưa ra tình hình của CW hiện nay và cần phải giảm lượng CW, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí cho dự án, hướng đến bền vững cho ngành xây dựng Về mặt khoa học, nghiên cứu thực hiện khảo sát, thống kê mô tả, sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), SEM để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến việc giảm thiểu chất thải xây dựng được trình bày chi tiết trong chương 4

Trang 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.1.Các định nghĩa và khái niệm

Chất thải rắn là chất thải ở dạng rắn, bị thải ra từ quá trình sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác Ví dụ: vỏ chai lọ, hộp nhựa, cao su, giấy, thủy tinh, sắt, nhôm, đồng, kẽm, giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử dụng, bì nhựa, rác sinh hoạt và toàn bộ những gì mà con người loại ra môi trường được thể hiện qua Hình 2.1

Hình 2.1: Chất thải rắn

Theo Thông tư 08/2017/TT-BXD [10], “chất thải rắn xây dựng là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ)”

Theo thông tư 08/2017/TT-BXD [10], hoạt động quản lý chất thải rắn xây dựng là các hoạt động kiểm soát chất thải rắn xây dựng trong suốt quá trình từ phát sinh, phân loại đến thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời, tái chế, xử lý hoặc tái sử dụng nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP [11] về quản lý chất thải và phế liệu (điều 50), CTRXD là chất thải rắn từ hoạt động xây dựng (kể cả cải tạo, phá dỡ công trình, gọi chung là CTRXD) và phải được phân loại và quản lý như sau:

a) Đất, bùn thải từ hoạt động đào đất, nạo vét lớp đất mặt, đào cọc móng được sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây hoặc các khu vực đất phù hợp được thể hiện qua Hình 2.2

Trang 25

Hình 2.2: Bùn trong quá trình thi công móng

b) Đất đá, chất thải rắn từ CM (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) được tái chế làm CM hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng hoặc chôn lấp trong bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng được thể hiện qua Hình 2.3

Hình 2.3: Chất thải vật liệu trong quá trình đập phá

c) Chất thải rắn có khả năng tái chế như thủy tinh, sắt thép, gỗ, giấy, chất dẻo được tái chế, tái sử dụng được thể hiện qua Hình 2.4

Trang 26

Hình 2.4: Chất thải từ kính cường lực

d) Chất thải nguy hại được phân loại riêng và quản lý theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP [11] và các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại

Chất thải xây dựng là chất thải được tạo ra từ các hoạt động khác nhau như giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình hoặc cơ sở hạ tầng mới [12] Chất thải xây dựng và phá dỡ là chất thải được tạo ra trong quá trình xây dựng mới, cải tạo và phá dỡ các tòa nhà và công trình kiến trúc [13]

Chất thải rắn xây dựng hay còn gọi là phế thải xây dựng, được định nghĩa là chất thải rắn phát sinh trong quá trình khảo sát, chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ) Thành phần và tính chất các loại chất thải này phụ thuộc vào hoạt động xây dựng được thực hiện, có thể phân theo các nhóm của từng giai đoạn xây dựng được thể hiện trong Hình 2.5 [14]

Trang 27

Hình 2.5: Phân nhóm chất thải xây dựng trong từng giai đoạn [14]

Tại Hy Lạp, quá trình tạo ra CDW được thể hiện qua Bảng 2.1

Bảng 2.1: Phân loại chất thải CDW tại Hy Lạp [12]

Loại này bao gồm đất đào, cát, sỏi, đá, đất sét và tất cảnhững vật liệu có nguồn gốc từ các cuộc khai quật.

Những vật liệu trong quá trình đào đất, khai quật

Những vật liệu này có thể là nhựa đường và tất cả các vậtliệu mặt đường như cát, sỏi, kim loại và vật liệu từ việc tháodỡ và cải tạo đường.

Quy hoạch xây dựng và sữa chữa

đường bộ

Những vật liệu này bao gồm đất, sỏi, mảnh bê tông, vôi đúc,gạch, tấm phủ, thạch cao, cát, đá mài, sứ, v.v.

Mãnh vụn từ những vật liệu

quá dỡ

Những vật liệu này bao gồm gỗ, nhựa, giấy, thủy tinh, kimloại, dây điện, bột màu, men, vỏ bọc, keo dán và tất cảnhững vật liệu này từ hoạt động xây dựng, sửa chữa, chốngđỡ, bồi đắp, mở rộng hoặc cải tạo công trường.

Những phế thải ngoài công trình

Trang 28

2.2.Chất thải xây dựng và phá dỡ (CDW)

Chất thải xây dựng và phá dỡ, được định nghĩa là sản phẩm, vật liệu thừa, hư hỏng phát sinh từ hoạt động xây dựng, cải tạo, phá dỡ và các hoạt động xây dựng khác[15] Chất thải xây dựng và phá dỡ là một trong những chất thải lớn nhất dòng chất thải trên thế giới Một số nghiên cứu điều tra rằng CDW đã đạt tới 30–40% tổng lượng chất thải rắn do các hoạt động xây dựng và phá dỡ quy mô lớn [16] Phân nhóm nguồn gốc gây ra CDW được xác định ở Bảng 2.2

Bảng 2.2: Phân nhóm yếu tố gây ra CDW [16]

Thiết kế và các tài liệu hợp đồng

• Lỗi trong tài liệu hợp đồng • Thiết kế lỗi chi tiết và phức tạp • Thường xuyên thay đổi thiết kế • Lựa chọn các vật liệu tiêu chuẩn

thấp

Quy trình thu mua

• Lỗi của nhà cung cấp và/hoặc vận chuyển

Quản lý và giám sát ngoài công trường

• Người công nhân thiếu hiểu biết và mắc sai lầm vật liệu không sử dụng / còn sót lại

• Sự khan hiếm và hỏng hóc của thiết bị

• Trộm cắp hoặc phá hoại

Trang 29

Vòng đời tái chế những loại chất thải khác nhau từ quá trình thải xây dựng và phá dỡ công trình được thể hiện qua Hình 2.6

Hình 2.6: Vòng đời tái chế CDW [16] Công trình xây

dựng

Công trình phá dỡ

Hình thành chất thải xây dựng và phá dỡ

(CDW)

Kim loại, gỗ, nhựa, thủy tinh

Bao bì, rác…

Đất và các mảnh hỗn hợp (xà bần)

Bê tông, vữa, gạch

Tái chế và tái sử dụng

Cốt liệu tái chế Sản phẩm tái

chế

Tái sử dụng trên công trường

Cơ sở tái chế trong nhà máy Những công ty

thu gôm

Sản phẩm bê tông, vữa

Bải rác

Chôn lấp trái phép ngoài công trường

Trang 30

2.3.Quản lý chất thải rắn xây dựng

“5- Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện các quy định quản lý CTRXD trên địa bàn”

Theo thông tư số 08/2017/TT-BXD [10], công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng

được thể hiện qua Hình 2.7

Hình 2.7: Công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng [14] 2- Sản xuất

vật liệu xây dựng

3- Chôn lấp4- Công nghệ

khác 1-Nghiền,

sàng

Trang 31

2.4.Tổng quan về lý thuyết

Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước và nước ngoài tập trung vào đánh giá tình hình chất thải xây dựng, các giải pháp chiến lược về quản

lý chất thải xây dựng, xem Bảng 2.3 và Bảng 2.4 Tuy nhiên, các nghiên cứu còn hạn chế về việc đưa ra các giải pháp chung, chưa cụ thể theo tình

hình về chất thải xây dựng hiện tại ở Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.1.Nghiên cứu trong nước

Bảng 2.3: Tổng quan các nghiên cứu trong nước về quản lý CTXD

STT TÁC GIẢ TÊN ĐỀ

TÀI MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu và đánh giá tình hình phát sinh chất thải rắn; khối lượng và thành phần chất thải rắn và các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đề xuất các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đề xuất một số định hướng cho thành phố Đà Nẵng trong vấn đề quản lý chất thải rắn

- Phương pháp kế thừa

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

- Phương pháp tổng hợp, thống kê - Phương pháp phân tích, đánh giá - Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn

Công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Đà Nẵng đã đạt những thành tựu quan trọng trong 10 năm qua, tình trạng môi trường cải thiện hơn trước, tạo được cảnh quan chung cho thành phố Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố được thực hiện khá tốt và đồng bộ (đối với khâu thu gom, lưu giữ và vận chuyển), tỷ lệ thu gom hiện nay đạt hơn 92%, trang thiết bị được đầu tư khá hiện đại, hoàn toàn đáp ứng với nhu cầu thực tế

Hải (2017)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải xây dựng [18]

Bài báo này trình bày các giải pháp quản lý chất thải xây dựng trên thế giới, phân tích dữ liệu phỏng vấn chuyên gia, từ đó đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải và phế liệu xây dựng ở Việt Nam

Nghiên cứu tổng quan được tiến hành bằng việc phân tích các bài báo xuất bản trong các tạp chí Bài báo phỏng vấn 5 chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất thải công nghiệp Cuộc thảo luận dựa trên các chủ đề chính gồm: các yếu tố hạn chế và các đề xuất nâng cao

Bài báo này giới thiệu 8 giải pháp quản lý chất thải và phế thải xây dựng trên thế giới đang triển khai, phân tích các rào cản và đề xuất 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải và phế liệu xây dựng ở Việt Nam Nghiên cứu có giới hạn là sử dụng dữ liệu định tính

Trang 32

hiệu quả của các giải pháp quản lý chất thải trong ngành xây dựng Việt Nam

với chỉ 5 cuộc phỏng vấn chuyên gia, các nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng phạm vi phỏng vấn và hướng đến nghiên cứu định lượng để nâng cao giá trị ứng dụng và lý thuyết của kết quả nghiên cứu

Tuân, Trần Hoài Sơn, Lê Việt Phương, Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Trung Kiên, Vũ Văn Huy, Trần Viết Cường (2018)

Nghiên cứu hiện trạng quản lý phế thải xây dựng và phá dỡ ở Việt Nam [6]

Trình bày tình hình quản lý phế thải xây dựng hiện tại ở Việt Nam và đưa ra những thách thức và khả năng tái chế phế thải xây dựng

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

- Phương pháp tổng hợp, thống kê - Phương pháp phân tích, đánh giá

- Từ các thực tiễn được nói trên, rõ ràng công tác quản lý và tái chế phế thải xây dựng là một trong những vấn đề kỹ thuật quan trọng nhất cần can thiệp ngay tại Việt Nam Mặc dù đã có một số sáng kiến trong quá khứ để giải quyết vấn đề này nhưng không có sáng kiến nào thành công chủ yếu, điều này là do tính đa ngành của vấn đề

Nghiem, Quang Minh Phan, Ken Kawamoto, Kim Tuan Ngo, Hoang Giang

Nguyen, Tien Dung Nguyen, Yugo Isobe and Mikio Kawasaki (2019)

Một cuộc điều tra về việc phát sinh và quản lý chất thải xây dựng và phá dỡ tại Việt Nam [19]

Trong nghiên cứu này, các tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra chuyên sâu về các khía cạnh khác nhau trong việc tạo ra và quản lý CDW tại Việt Nam

Các phương pháp thực địa như phỏng vấn hoặc khảo sát được sử dụng để thu thập dữ liệu Khảo sát các địa điểm phá dỡ khác nhau của nhà thầu Các cuộc phỏng vấn trực tiếp đã được thực hiện với tổng cộng 46 nhà thầu phá dỡ hiện đang hoạt động tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, đó là Hà Nội và TP HCM Có 29 nhà thầu ở Hà Nội và 17 ở TP HCM đã đồng ý phỏng vấn, số lượng nhân viên trong số đó dao động từ vài chục đến khoảng hai trăm

- Bài báo cung cấp những hiểu biết sâu sắc về tình hình quản lý chất thải xây dựng và phá dỡ (CDW) và thực tiễn tại Việt Nam bằng cách tiến hành liên kết với những người trực tiếp tham gia ở các nhà thầu phá dỡ Cuộc điều tra lần đầu tiên xác nhận sự gia tăng đáng báo động về số lượng các công trình phá hủy Thứ hai, nó đã được tiết lộ rằng pháp luật về chất thải xây dựng và phá dỡ (CDW) ở Việt Nam không chỉ thiếu, mà còn không hiệu quả

Trang 33

2.4.2.Nghiên cứu nước ngoài

Bảng 2.4: Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước về quản lý CTXD

STT TÁC GIẢ TÊN ĐỀ TÀI MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thu mua các nguyên vật liệu phế thải hiệu quả từ những dự án xây dựng: Mô hình hệ phương trình cấu trúc (SEM) các yếu tố thành công quan trọng [20]

- Nghiên cứu này khảo sát và xác nhận các chiến lược để đạt được thu mua các nguyên vật liệu chất thải hiệu quả trong các hoạt động xây dựng - Khám phá các biện pháp hiệu quả về chất thải có thể được thực hiện trong quá trình thu mua vật liệu xây dựng

- Xác nhận các chiến lược chính để tạo ra sự giảm thiểu chất thải xây dựng thông qua quá trình thu mua các vật liệu

- Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng ở giai đoạn đầu

- Sử dụng mô hình cấu SEM để kiểm tra mối quan hệ giữa các nhân tố

- Để phát triển mô hình (SEM), nghiên cứu đã chọn 17 nhân tố phụ làm biến đo lường và 4 nhân tố chính làm biến tiềm ẩn

- Nghiên cứu này cho thấy rằng đối với việc thu mua nguyên vật liệu để tăng cường giảm thiểu chất thải trong các dự án xây dựng, quá trình thu mua đặc trưng 4 tính năng: +) Cam kết của nhà cung cấp để đạt được phế thải thấp

+) Quản lý thu mua phế thải thấp +) Quản lý phân phối các vật liệu hiệu quả

+) Bảng kê khối lượng chất thải hiệu quả

Ajayi,

Lukumon O Oyedele (2018)

Các yếu tố thiết kế quan trọng để giảm thiểu chất thải trong các dự án xây dựng: Tiếp cận mô hình phương trình cấu trúc (SEM) [21]

- Nghiên cứu này điều tra các biện pháp thiết kế cơ bản mà có khả năng giảm thiểu chất thải được tạo ra bởi các hoạt động xây dựng và phá hủy

- Mục đích chung của nghiên cứu là thiết lập các biện pháp thiết kế chính và cơ bản để giảm thiểu chất thải được tạo ra bởi ngành xây dựng Nghiên

- Nghiên cứu áp dụng phương pháp hỗn hợp tuần tự thăm dò, kết hợp thu thập và phân tích dữ liệu định tính ở giai đoạn đầu tiên với thu thập dữ liệu định lượng và mô hình phương trình cấu trúc (SEM) ở giai đoạn sau

- Nghiên cứu này đã khám phá và xác nhận các chiến lược thiết kế để giảm thiểu chất thải được tạo ra bởi các hoạt động xây dựng và phá hủy - 4 yếu tố chính để giảm thiểu chất thải từ giai đoạn thiết kế, gồm: +) Những phương pháp thiết kế mới cho xây dựng

+) Quy trình thiết kế chất thải hiệu quả

+) Thiết kế cho đúng tiêu chuẩn

Trang 34

cứu tìm cách khám phá và xác nhận một loạt các biện pháp thiết kế có khả năng giảm thiểu chất thải được tạo ra bởi các hoạt động xây dựng và phá hủy

+) Tài liệu thiết kế chất thải hiệu quả

Yanqing Yi, Xuetong Wang (2020)

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giảm thiểu chất thải xây dựng Tiếp cận mô hình phương trình cấu trúc (SEM) [3]

- Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các chính sách khuyến khích và kế hoạch ban đầu ảnh hưởng đến giảm thiểu chất thải xây dựng

+) Khám phá các chính sách khuyến khích và các biện pháp chính của kế hoạch ban đầu trong các dự án mới hoặc những dự án phát huy thúc đẩy giảm CDW

+) Tiến hành nghiên cứu định lượng về từng yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu CWR, phân tích mức độ tương quan nội bộ giữa chúng và CWR, và tiết lộ tầm quan trọng của từng yếu tố trong việc giảm chất thải

- Thiết lập bảng câu hỏi khảo sát, bảng câu hỏi thông qua năm điểm của thang Likert: "không đồng ý mạnh mẽ, không đồng ý, trung lập, đồng ý và đồng ý mạnh mẽ" Tổng cộng có 300 bảng câu hỏi chính thức đã được phân phối Trong số này, 14 bảng câu hỏi có khiếm khuyết quá mức, câu trả lời bất thường hoặc câu trả lời mâu thuẫn đã bị loại bỏ Cuối cùng, 286 bảng câu hỏi hợp lệ đã được sử dụng

- Bài báo này chủ yếu sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để xây dựng mô hình mối quan hệ tác động cho việc giảm CWR

- Kế hoạch ban đầu và chính sách khuyến khích là phương tiện quan trọng để giải quyết vấn đề phát sinh chất thải xây dựng quá mức

- Nghiên cứu đã đưa ra 11 biện pháp về giảm CWR

- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát trong quá trình lưu trữ vật liệu xây dựng và vận hành công trường xây dựng có thể có tác động tốt hơn đến CWR - Tăng cường ý thức quản lý chất thải trong các dự án xây dựng và bảo vệ VLXD trong quá trình vận chuyển có thể làm giảm đáng kể chất thải xây dựng

Daoud,

Ayman Ahmed Ezzat Othman,

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu chất thải

- Trong nghiên cứu này, mục đích chính là hiểu và nghiên cứu các nguyên nhân giảm thiểu CDW

- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát thu thập giữ liệu

- Chất thải xây dựng và phá dỡ là một trong những thách thức toàn cầu đe dọa các quốc gia phát triển Nó đóng góp tới 50% tổng chất thải

Trang 35

Obas John Ebohon, Ali Bayyati (2021)

xây dựng và phá dỡ ở Ai Cập

[22]

Nguyên nhân giả định là IDV và ảnh hưởng của nguyên nhân đó gọi là DV DV là biến phụ thuộc vào IDV

- Xếp hạng các nguyên nhân (IDV) khác nhau dựa trên hiệu quả và khả năng ứng dụng của nó trong lĩnh vực xây dựng ở Ai Cập

- Kiểm tra các mối quan hệ khác nhau giữa IDV và DV

- Mục đích bài báo này là xác định nhận thức và thái độ đối với vấn đề CDW - Phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả trình bày chi tiết, kết luận và kiến nghị cho nghiên cứu trong tương lai

- Bảng câu hỏi khảo sát gồm có thông tin người khảo sát và các nhóm nhân tố:

+) Các mô hình thu mua những vật liệu phế thải xây dựng

+) Các phương pháp thu mua những vật liệu phế thải xây dựng

+) Pháp luật +) Nhận thức

+) Văn hóa và hành vi +) Thực tiễn công trình xanh đại diện cho việc mua sắm vật liệu xanh

- Dùng thang đo Likert để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

- Khảo sát thực nghiệm

rắn được tạo ra hàng năm trên toàn cầu, và nó chiếm khoảng 10% tổng chi phí vật liệu được sử dụng trong các dự án xây dựng

- Theo những nghiên cứu khác nhau, phát hiện ra rằng 6 nhân tố chính ảnh hưởng đến việc giảm CDW xây dựng

+) Những phương pháp thu mua nguyên vật liệu chất thải hiệu quả +) Những mô hình thu mua nguyên vật liệu chất thải hiệu quả

+) Cách tiếp cận mua sắm vật liệu xanh

Các chiến lược giảm chất thải hiệu quả và quản lý các dự án xây dựng ở các thành phố đô thị hóa cao - Một nghiên cứu điển hình của Hồng Kông [23]

- Công tác quản lý chất thải xây dựng đã được thực hiện nhiều năm nhưng hiệu quả vẫn chưa đạt yêu cầu Mục đích của bài báo nghiên cứu này là khảo sát và xây dựng các chiến lược và biện pháp quản lý chất thải xây dựng

- Tập hợp từ nghiên cứu trước, phỏng vấn cá nhân, các cuộc họp nhóm

- Thiết lập bảng câu hỏi khảo sát

- Các đề xuất để cải thiện quản lý chất thải xây dựng được phân loại thành 4 khía cạnh chính:

- Chủ đầu tư, nhà thiết kế và nhà thầu nên hợp tác với nhau để cải thiện thực hành quản lý chất thải Việc tạo điều kiện từ chính phủ và hỗ trợ công cộng cũng là những yếu tố quan trọng để thành công Các chiến lược được đề xuất được chia thành các thuật ngữ ngắn, trung bình và dài hạn

Trang 36

hiệu quả và giảm thiểu ở các thành phố đô thị hóa cao như Hồng Kông - Mục đích của bài báo này là phát triển và tổng kết các chiến lược ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để cải thiện hiệu quả việc quản lý chất thải từ các dự án xây dựng ở Hồng Kông

+) Giai đoạn thiết kế +) Giai đoạn đấu thầu +) Giai đoạn xây dựng +) Hỗ trợ chính phủ

- Từ kết quả nghiên cứu, 4 chiến

lược ngắn hạn bao gồm 22 biện pháp, 5 chiến lược trung hạn bao gồm 14 biện pháp và 5 chiến lược dài hạn với 11 biện pháp đã được phát triển, liên quan đến năm chiến lược chính trong giai đoạn thiết kế, giai đoạn đấu thầu, giai đoạn xây dựng và hỗ trợ của chính phủ Các chiến lược bao gồm lợi ích tài chính cho các bên liên quan, chính sách công trong việc tạo điều kiện phân loại chất thải, hỗ trợ của chính phủ cho ngành công nghiệp xây dựng xanh, phát triển thị trường tái chế trưởng thành và giáo dục, và nghiên cứu về quản lý chất thải xây dựng

Trang 37

2.5 Tổng hợp các yếu tố

Từ việc tìm hiểu các nghiên cứu liên quan trong và nước ngoài, các ý kiến chuyên gia, tác giả đã tổng hợp và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc CDWR tại Tp.HCM được tổng hợp ở Bảng 2.5, và lợi ích của quản lý CDWR được thể hiện qua Bảng 2.6

Bảng 2.5: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc CDWR tại TP.HCM

STT Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu

chất thải xây dựng và phá dỡ tại TP.HCM Nguồn tham khảo

1

Điều khoản mua hàng về số lượng, thông số kỹ thuật của vật liệu trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu cần được giảm đến mức tối thiểu những sai sót có thể tránh được để giảm thiểu việc lãng phí tạo ra phế thải

[3], [24]

3

Sự linh hoạt của nhà cung cấp trong việc cung cấp số lượng nhỏ hoặc thay đổi sản phẩm từ chủ đầu tư và nhà thầu

[22],[25]

4

Những điều khoản phạt mà chủ đầu tư đưa ra trong hợp đồng khi nhà thầu thi công sai sót, đập phá và tạo ra chất thải

Tham khảo ý kiến

5

Ngưỡng hao hụt của vật liệu phải được quy định cụ thể trong hồ sơ hợp đồng xây dựng giữa nhà thầu và nhà cung cấp

[3][25]

6

Cán bộ giám sát tại công trình phải đảm bảo rằng những phương tiện giao hàng đi vào được những tuyến đường tạm trong công trình

[26],[27]

7

Những công nhân bốc xếp vật liệu xây dựng cẩn thận, có tay nghề cao để bảo vệ những hàng hóa khi bốc dỡ

[26],[27]

8

Nhà cung cấp có biện pháp bảo vệ vật liệu trong quá trình vận chuyển, tránh gây ra hư hỏng vật liệu

[25]

9 Nhà cung cấp giao hàng hiệu quả, đúng hẹn để

10

Nhà thầu có những biện pháp bốc xếp hàng hóa cho những công nhân để thực hiện bốc xếp hàng hóa đúng kỹ năng, hiệu quả

Trang 38

STT Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu

chất thải xây dựng và phá dỡ tại TP.HCM Nguồn tham khảo

18

Áp dụng BIM phối hợp của bộ môn (kiến trúc, kết cấu, M&E) trong quá trình thiết kế để tránh gây ra xung đột

Tham khảo ý kiến

19

Cán bộ phụ trách dự án xây dựng cần kiểm soát đúng lượng vật liệu xây dựng sử dụng trên công trường xây dựng

[3],[35]

20

Cán bộ phụ trách dự án xây dựng nên lập kế hoạch hợp lý để sử dụng các vật liệu cần thiết cho việc xây dựng

[3],[35]

21

Những người đứng đầu dự án xây dựng nên lưu trữ hồ sơ về loại, kích thước và số lượng vật liệu xây dựng và các thành phần được sử dụng

[3],[35]

22

Người giữ kho vật liệu xây dựng áp dụng các biện pháp thích hợp để lưu trữ các vật liệu sử dụng

[3]

24 Cán bộ thi công kiểm tra kỹ trước khi sử dụng vật

26

Những máy móc thi công tại công trình cần được kiểm định đúng thời hạn để tránh hư hỏng trong quá trình thi công

Tham khảo ý kiến 27

Cán bộ quản lý tại công trường quản lý chặt chẽ những bản vẽ thi công để tránh những sai sót trong quá trình thi công

Tham khảo ý kiến 28

Cán bộ giám sát quá trình thi công phải kiểm tra thường xuyên về kỹ thuật thi công để hạn chế sai

29

Chủ đầu tư/ Nhà thầu đưa ra chính sách khuyến khích thay vì hình phạt cho các bên liên quan để giảm phế thải xây dựng

[3]

30

Thúc đẩy tinh thần làm việc của các bên liên quan trong các hoạt động giảm thiểu chất thải bằng các biện pháp thưởng tiền…

[3]

Trang 39

STT Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giảm thiểu

chất thải xây dựng và phá dỡ tại TP.HCM Nguồn tham khảo

31

Chủ đầu tư/ Nhà thầu thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các bên liên quan về các biện pháp giảm thiểu chất thải

Tham khảo ý kiến

34 Mua những vật liệu chất lượng và phù hợp, tránh

36 Mua vật liệu đúng yêu cầu về công năng sử dụng,

37 Thiết kế đưa ra giải pháp những vật liệu mới thay

38 Tái chế những chất thải rắn xây dựng thành vật

39

Kiểm soát tiêu thụ năng lượng tòa nhà một cách tối ưu, góp phần giảm khí carbon ảnh hưởng bất

Bảng 2.6: Lợi ích của việc quản lý giảm thiểu CDW

STT Lợi ích của việc quản lý giảm thiểu CDW

Nguồn tham khảo

lao động và các cộng đồng xung quanh các địa điểm xây dựng

Tham khảo ý kiến

Trang 40

STT Lợi ích của việc quản lý giảm thiểu CDW

Nguồn tham khảo

Các nghiên cứu trong nước chủ yếu đánh giá hiện trạng CW, các giải pháp quản lý chất thải hiệu quả, cuộc điều tra về tình trạng CW Vì vậy, việc thực hiện đề tài xác định yếu tố CDWR là cần thiết, có tính mới và ứng dụng

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan