1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài áp dụng công nghệ blockchain nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại tại việt nam, thực trạng và một số kiến nghị

33 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Công Nghệ Blockchain Nhằm Tạo Thuận Lợi Hóa Thương Mại Tại Việt Nam, Thực Trạng Và Một Số Kiến Nghị
Tác giả Phạm Thị Huệ, Trần Thị Ngọc Huyền, Đặng Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Hương Trà, Nguyễn Thị Thu Hà, Trương Hà Phương, Vũ Hoàng Anh, Minh Doãn Minh Đức
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Sĩ Lâm
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4,54 MB

Nội dung

Việc triển khai công nghệ blockchain trong thương mại quốc tế sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cụ thể như: tăng hiệu quả và giảm độ phức tạp của các giao dịch tài chính, các giấy tờ th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -

TIỂU LUẬN THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN NHẰM TẠO THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM,

Trang 2

2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -

TIỂU LUẬN THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN NHẰM TẠO THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM, THỰC TRẠNG

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Danh sách thành viên

Trần Thị Ngọc Huyền 2014120065 Đặng Thị Ngọc Huyền 2014120063 Nguyễn Hương Trà 2014120147 Nguyễn Thị Thu Hà 2014120041 Trương Hà Phương 2014120113

Vũ Hoàng Anh Minh 2014120088 Doãn Minh Đức 2014120033

Hà Nội, tháng 3 năm 2022

Trang 3

3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀ THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI 5

1.1 T ng quan v công ngh blockchain vổ ề ệ à Thuận lợi hóa thương mạ i 5

1.1.1 T ng quan v công ngh blockchain 5ổ ề ệ 1.1.2 T ng quan v Thuổ ề ận lợi hóa thương mại 7

1.2 Vai tr ủ c a công ngh blockchain trong TLHTM 8ệ 1.2.1 Blockchain t o thuạ ận lợi cho ngành nông s n Viả ệt Nam 8

1.2.2 Blockchain và s ố hoá tài liệu 10

1.2.3 Blockchain trong ngành s n xu t 11ả ấ 1.2.4 Blockchain và tài tr ợ thương mại 12

1.3 Điều kiện để áp dụng công nghệ blockchain vào thuận lợi hóa thương mại 13

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN T I THUẬN LỚ ỢI HÓA THƯƠNG MẠI T ẠI VIỆT NAM 15

2.1 Quá trình áp d ng công nghệ blockchain trong thương mạ ạ i t i Vi t Nam thời gian qua 15

2.1.1 Th c trự ạng ứng dụng của thương nhân Việt Nam 15

2.1.2 Th c trự ạng ứng dụng của cơ quan quản lý Nhà nước 16

2.1.3 K t qu áp dế ả ụng 17

2.2 Tác động của công nghệ blockchain tới TLHTM tại Việt Nam 17

2.2.1 Tác động tích c c 17ự 2.2.2 Tác động tiêu c c 18ự 2.2.3 Nguyên nhân của các tác động tiêu c c 19ự CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TẠO THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI T ẠI VIỆT NAM 21

3.1 Định hướng phát triển công ngh ệ blockchain trong thương mại tại Vi t Nam thời gian t 21 ới 3.2 Cơ hội và thách th c cho Vi t Nam trong qu ứ ệ á trnh áp d ng công ngh blockchain ụ ệ trong TLHTM 22

3.2.1 Cơ hội 22

3.2.2 Th ch th c 24á ứ 3.3 Đề xuất giải pháp cải thiệ n vi c ứng dụng blockchain vào thuận lệ ợi hóa thương mại 26

3.3.1 Với các cơ quan chức năng 26

3.3.2 Với các thương nhân 27

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 4

Tuy nhiên, các phương thức giao dịch thương mại truyền thống hoạt động chủ yếu dựa trên hệ thống giấy tờ, chứng từ in/viết tay lạc hậu, thủ công đã hạn chế sự phát triển của thương mại thế giới bởi tốc độ thanh toán chậm, chi phí cao, rủi ro trong kiểm kê nhiều, chưa tạo nên các chuỗi tài trợ và thanh toán gắn kết với nhau,

Các chuyên gia phân tích rằng việc tích hợp công nghệ vào quản lý thương mại quốc

tế sẽ có tác động tích cực tới thị trường này và là đóng góp quan trọng cho sự phát triển trong tương lai Đặc biệt, Blockchain được các nhà nghiên cứu đánh giá là công nghệ then chốt và có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực thuận lợi hóa thương mại Việc triển khai công nghệ blockchain trong thương mại quốc tế sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cụ thể như: tăng hiệu quả và giảm độ phức tạp của các giao dịch tài chính, các giấy tờ thông quan, kiểm duyệt hàng hóa quốc tế, Việc kết hợp công nghệ để nâng cao hiệu quả, thúc đẩy thuận lợi trong quá trình hoạt động thương mại chắc chắn sẽ là một trong những xu hướng mới của thị trường, đóng góp cho sự tăng trưởng đột biến trong vài năm tới

Tuy nhiên, blockchain vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý thương mại quốc tế tại cơ quan hải quan Việt Nam Để tận dụng tốt công nghệ blockchain và không

bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, các cơ quan hải quan cũng như chính phủ

và doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về công nghệ tiềm năng này Góp phần đáp ứng nhu cầu đó của thực tiễn, đề tài “Áp dụng công nghệ blockchain nhằm tạo thuận lợi hóa thương mại tại Việt Nam, thực trạng và một số kiến nghị ” đã được nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức và khả năng ứng dụng công nghệ blockchain tại Việt Nam trong thời gian tới

Bài nghiên cứu của nhóm tác giả được tổng hợp, bao gồm những nội dung sau:

Chương 1: Tổng quan về công nghệ blockchain và thuận lợi hóa thương mại

Chương 2: Thực trạng và các tác động của việc áp dụng công nghệ blockchain tới Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ blockchain tạo thuận lợi hóa thương mại tại Việt Nam

Trang 5

5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN VÀ THUẬN LỢI

HÓA THƯƠNG MẠI

1.1 T ổng quan v công ngh blockchain v ề ệ à Thuận lợi hóa thương mại

1.1.1 Tổng quan v công ngh blockchain ề ệ

Khái niệm

Blockchain (hay còn gọi là khối chuỗi) là một thuật ngữ không còn quá xa lạ hiện nay ở nước ta Theo khía cạnh kỹ thuật, blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó Nếu một phần của hệ thống blockchain sụp đổ, những máy tính

và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin Công nghệ Blockchain là một loại chương trình để lưu, xác nhận, vận chuyển và truyền thông dữ liệu trong mạng thông qua các nút phân phối của riêng nó mà không phụ thuộc vào bên thứ ba

Có thể nói, Blockchain là một "siêu công nghệ" với vô vàn công dụng nổi bật và được ứng dụng trong các lĩnh vực của cuộc sống như nông nghiệp, giáo dục, ngân hàng… Nhờ vậy, công nghệ này mang lại cho khách hàng những trải nghiệm vượt bậc, quan trọng hơn là đề cao tính công khai minh bạch cho người tiêu dùng Do phạm vi ứng dụng rộng, bao trùm lên các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, nên việc áp dụng blockchain vào cuộc - sống đã đem lại những lợi ích thật sự cho cộng đồng và xã hội

Đặc điểm của công nghệ Blockchain

Blockchain có thể được xem là cơ sở dữ liệu phân tán, phi tập trung, minh bạch vàtheo thời gian của các giao dịch, đôi khi còn được gọi là Sổ cái Dữ liệu trong blockchain được chia thành các khối Mỗi khối phụ thuộc vào khối trước đó Hệ thống trong đó một blockchain đóng vai trò là cơ sở dữ liệu bao gồm các nút hoặc những người vận hành Những người này chịu trách nhiệm nối các khối mới vào blockchain

Blockchain ở thời điểm hiện tại, đã cho thấy ở nó có các ưu điểm hơn hẳn những công nghệ khác đang được sử dụng, cụ thể:

Tính hiệu quả:

Công nghệ blockchain giúp nâng cao hiệu quả giao dịch giữa các bên bằng việc loại bỏ sự

có mặt của các bên trung gian, các bên tin cậy thứ ba Các dữ liệu trong blockchain được xác thực tự động thông qua cơ chế đồng thuận theo thời gian thực (real-time) Blockchain

có thể tăng tốc độ giao dịch/thanh toán giữa các bên khi thỏa thuận giữa các bên được tự động mã hóa và lưu trữ dưới dạng các hợp đồng thông minh (smart contract) và được các thực thể khác (cá nhân hoặc tổ chức) xác thực theo cơ chế tự động

Trang 6

6

Tính phi tập trung

Sự kết hợp của nhiều thực thể (hệ thống máy tính) kết nối thành mạng lưới tạo ra một chuỗi

dữ liệu dài vô tận Mỗi thực thể của mạng lưới đều có thể tạo ra khối mới và quyền xác nhận các giao dịch Nó giúp loại bỏ sự can thiệp và tập trung quyền lực vào một cơ quan trung ương, giúp loại bỏ chi phí tổ chức và hoạt động của các cơ quan này trong các hệ thống truyền thống hiện tại

Tính minh bạch

Khi một block mới được tạo ra và xác nhận, nó sẽ tồn tại vĩnh viễn Suốt trong thời gian tồn tại, tất cả các bên đều có thể dễ dàng xem nội dung block cũng như những giao dịch gắn liền với nó theo thời gian thực Một bản ghi công khai với đầy đủ nội dung được tạo ra với mỗi giao dịch có tính chất vĩnh viễn, công khai với toàn bộ thành viên của mạng lưới sẽ giúp giảm thiểu (thậm chí có thể nói hoàn toàn không có) bất kỳ hoạt động gian lận nào

Tính bền vững và bảo mật cao

Blockchain có tính năng bảo mật tốt hơn bởi vì sẽ không có bất kỳ một khe hở nào

có thể được tận dụng để đánh sập hệ thống, thậm chí là đối với các hệ thống tài chính có nguy cơ tiềm ẩn cao nhất Bởi vì hệ thống blockchain được bảo mật bởi rất nhiều máy tính khác nhau được gọi là các nút mạng (nodes) và chúng sẽ đảm bảo việc xác nhận cho những giao dịch trong hệ thống

Phân loại ứng dụng công nghệ Blockchain

Có ba loại ứng dụng Blockchain chính:

Loại 1: Blockchain 1.0:

Tiền tệ và dịch vụ liên quan đến chuyển tiền như cơ chế thanh toán và dịch vụ chuyển tiền Hiện tại, có hàng trăm loại tiền điện tử khác nhau, trong đó bitcoin là loại được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường Các loại tiền tệ được sử dụng để thanh toán và chuyển nhượng tài sản kỹ thuật số

Loại 2: Blockchain 2.0:

Hợp đồng thông minh hợp đồng thông minh phức tạp hơn so với loại tiền tệ Hợp - đồng thông minh là một giao thức máy tính nhằm tạo điều kiện kỹ thuật số, xác minh hoặc thực thi đàm phán hoặc thực hiện hợp đồng Hợp đồng thông minh cho phép việc thực hiện các giao dịch đáng tin cậy mà không có bên thứ ba Các giao dịch này có thể theo dõi và không thể đảo ngược

Với Blockchain 2.0, các loại blockchain bổ sung được giới thiệu và chúng có tiềm năng trong các lĩnh vực khác ngoài tiền điện tử Dưới đây là một số ứng dụng tiềm năng điển hình:

Hợp đồng ngoại quan, giao dịch nhiều chữ ký

Giao dịch tài chính (lương hưu, cổ phiếu )

Trang 8

7

Hồ sơ công khai (tên đất, đăng ký xe )

Nhận dạng (bằng lái xe, id)

Loại 3: Blockchain 3.0:

Công nghệ này được áp dụng trong các lĩnh vực trong chính phủ, y tế, khoa học,

đó là một hệ thống ứng dụng Blockchain vượt ra ngoài thị trường tài chính và bao gồm chính phủ, nghệ thuật, văn hóa và khoa học Ví dụ về các ứng dụng 3.0 là hệ thống bỏ phiếu Blockchain, hệ thống tên miền phi tập trung Namecoin, các ứng dụng chống kiểm - duyệt như Alexandria và Ostel và nhiều ứng dụng khác sử dụng tính chất bất biến và minh bạch của blockchain để thúc đẩy tự do, dân chủ và phân bố tài sản công bằng

1.1.2 Tổng quan v Thuề ận lợi hóa thương mại

Khái niệm

Tạo thuận lợi hóa thương mại ngày càng được công nhận là “chìa khóa” mở ra những lợi ích từ thương mại quốc tế Nhận thức được tầm quan trọng của thuận lợi hóa trong thương mại quốc tế, kể từ những năm 1970, các rào cản phi thuế quan chính đối với thương mại cũng đã giảm đi đáng kể Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung nhất về thuận lợi hóa thương mại trên toàn thế giới Một số tổ chức kinh tế thế giới

đã đưa ra định nghĩa của mình về thuận lợi hóa thương mại quốc tế như sau:

Theo World Trade Organization (WTO), Thuận lợi hóa thương mại là làm đơn giản hóa các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồm những hoạt động, thông lệ và các thủ tục liên quan đến việc thu thập, lưu chuyển và xử lý số liệu cũng như các thông tin khác liên quan đến việc lưu chuyển hàng hóa trong thương mại quốc tế

Theo International Chamber of Commerce (ICC), Thuận lợi hóa thương mại là tăng hiệu quả của quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia

Theo World Customs Organization (WCO), Thuận lợi hóa thương mại là việc dỡ

bỏ những rào cản thương mại không cần thiết bằng cách áp dụng các công nghệ hiện đại, cải thiện chất lượng quản lý theo hướng hài hòa với các chuẩn chung của quốc tế

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, Thuận lợi hóa thương mại là các chính sách và quá trình nhằm giảm thời gian, chi phí và những rủi ro khi tham gia giao dịch quốc tế nhưng không bao gồm các rào cản thương mại như thuế nhập khẩu, hạn ngạch hay các rào cản phi thương mại

Thuận lợi hóa thương mại gồm bốn trụ cột chính: Minh bạch (Transparency), Đơn giản hóa (Simplification), Hài hòa hóa (Harmonization), Tiêu chuẩn hóa (Standardization)

Lợi ích của Thuận lợi hóa thương mại

Lợi ích ngắn hạn

Đề cương thi giữa kỳ môn Đường lối QPA…

Chínhsách… 97% (73)

27

nền-kinh-tế-tri-…

Viết-báo-cáo-về-Chínhsách… 100% (6)

3

Chính SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐ…

Chínhsách… 100% (6)

42

GIẢI PHÁP CHO NHỮNG RÀO CẢN…

Chínhsách… 100% (5)

25

Lý thuyết chính sách Thương mại Quốc tế

Chínhsách… 100% (3)

37

đề cương ôn chính sách thương mại…

Chínhsách… 100% (3)

18

Trang 9

8

Thuận lợi hóa thương mại sẽ tác động đến các chi phí giao dịch thương mại, mang lại lợi ích cho cả quản lý nhà nước và các thương nhân Đây là một lợi ích rất đáng mong chờ bởi nó đem lại tác động tích cực cho cả cơ quan quản lý nhà nước và các thương nhân

Về phía các cơ quan Quản lý nhà nước, Thuận lợi hóa thương mại giúp tăng hiệu quả cho các biện pháp kiểm soát, triển khai nguồn lực hiệu quả hơn, cải thiện sự hài lòng cho các thương nhân, khuyến khích đầu tư từ nước ngoài chảy vào nội địa, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia

Về phía các Thương nhân, Thuận lợi hóa thương mại giúp giảm chi phí và tránh tình trạng chậm trễ hàng hóa thương mại quốc tế bởi việc thông quan và giải phóng hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn Từ đó, cải thiện sự hài lòng của các thương nhân và đối tác, đơn giản hóa các khung khổ thương mại cho cả thương mại nội địa và quốc tế Chính vì thế hàng hóa dồi dào và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

Lợi ích trung và dài hạn

Thứ nhất, thuận lợi hóa thương mại giúp thúc đẩy cạnh tranh thương mại Có thể nói, chính sách quốc gia về thuận lợi hóa thương mại là nhân tố then chốt phát triển cạnh tranh xuất khẩu bởi các thủ tục quy định liên quan đến thương mại kém hiệu quả sẽ làm chậm giao hàng đến thị trường quốc tế

Thứ hai, tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến quốc gia có chi phí hiệu quả xuất nhập khẩu hàng hóa/dịch vụ trước khi quyết định đầu tư Quốc gia cam kết thuận lợi hóa thương mại sẽ thường có xu hướng bảo

vệ FDI và tham gia nhiều hơn vào mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu

Thứ ba, tăng tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vào thương mại quốc tế Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) chính l động lực phát triển quan trọng à cho các nước đã phát triển và cả các nước đang phát triển Tuy nhiên khối doanh nghiệp này lại thường thiếu hiểu biết về thương mại quốc tế Vì vậy, việc đơn giản hóa thủ tục quy trình thương mại sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tham gia thương mại quốc tế được thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng

Thứ tư, cải thiện tăng trưởng kinh tế thịnh vượng Môi trường thương mại hiệu quả

sẽ tạo ra dịch vụ đáng tin cậy và giảm giá thành sản phẩm và người được hưởng lợi nhiều nhất là người tiêu dùng Ngoài ra, việc tăng trưởng thương mại, đầu tư và các hoạt động sẽ mang lại mức sống tốt hơn cho mọi người dân, góp phần làm tăng các chỉ số kinh tế liên quan của nền kinh tế quốc dân

1.2 Vai tr c a công ngh blockchain trong TLHTM ủ ệ

1.2.1 Blockchain t o thuạ ận lợi cho ngành nông sản Việt Nam

Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó

Trang 10

9

Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin

Đặc biệt blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin Hệ thống blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin

Với những đặc thù này, các chuyên gia cho rằng, công nghệ này mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông Tuy nhiên, xu hướng áp dụng lớn nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam sẽ là mảng tài chính, ngân hàng, kiểm toán nội bộ

Trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, với công nghệ này, một người nhập có thể chia

sẻ thông tin cho nhiều đơn vị trong cùng một mạng lưới được xây dựng Ví dụ khi hàng hóa được chuyển từ hải quan Mỹ đến hải quan Việt Nam, khi hàng hóa chuyển đến đâu thì tất cả những thành viên tham gia mạng blockchain đều có thể theo dõi tình trạng hàng hóa

và biết cụ thể thời gian đến

Trong lĩnh vực bán lẻ hay nông nghiệp, blockchain sẽ phục vụ hiệu quả cho việc truy xuất nguồn gốc để biết rõ các sản phẩm, hàng hóa được nhập khẩu, sản xuất từ đâu

Công nghệ blockchain tăng tính minh bạch cho các loại nông sản tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ đó thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững cho nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt trên cả thị trường trong nước và quốc tế

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, việc nước ngoài yêu cầu truy xuất nguồn gốc nông sản không phải là chuyện mới,

mà họ đã làm từ lâu Không chỉ các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ…,

mà nay, thị trường dễ tính như Trung Quốc cũng có yêu cầu về truy xuất nguồn gốc Trong thời đại công nghiệp 4.0 nên vấn đề truy xuất nguồn gốc cũng phải hướng đến số hóa, công nghệ cao

Công nghệ blockchain có 2 tiêu chí là minh bạch và bất biến, đây sẽ là cơ hội sàng lọc, phân loại rõ ràng giữa người làm đúng và không đúng, bởi với doanh nghiệp làm đúng,

họ sẵn sàng đưa ra các thông tin trong quá trình sản xuất đến người tiêu dùng

Áp dụng công nghệ tối ưu này, mới đây những lô hàng thanh long sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc Dragon fruit được xây dựng trên nền tảng công nghệ blockchain đầu tiên được cấp phép xuất khẩu sang Australia, đánh dấu bước tiến mới của ngành nông nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ Với phần mềm truy xuất nguồn gốc này, người tiêu dùng Australia có thể biết rõ tất cả công đoạn trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến tiêu dùng của trái thanh long Việt Nam

Là doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc Dragon fruit, ông Phạm Hoài Tâm đến từ Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (Long An) cho biết, sau khi áp dụng

Trang 11

10

phần mềm nói trên cho các lô hàng xuất khẩu, sản phẩm của Công ty dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính Đồng thời, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng được nhanh chóng và hiệu quả

Công nghệ blockchain với những ưu thế sẵn có đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới Walmart tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới, vừa yêu cầu các nhà cung cấp áp dụng - phương thức truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ này, nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm

Lộ trình Walmart đưa ra cho các nhà cung cấp trực tiếp là cuối tháng 1/2019 và cuối tháng 9/2019 cho toàn bộ chuỗi cung ứng Sau Walmart, các chuỗi bán lẻ lớn tại châu Âu, Australia cũng đang chuẩn bị áp dụng blockchain trong truy xuất nguồn gốc Đây là yêu cầu tất yếu cho các sản phẩm nông nghiệp Việt nếu muốn tham gia sân chơi toàn cầu

1.2.2 Blockchain và s hoá tài li u ố ệ

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản trên các quốc gia thành viên ASEAN, Nhật Bản sẽ thực hiện số hoá các tài liệu thương mại song phương sử dụng nền tảng Blockchain để tạo sự thông suốt cho chuỗi cung ứng của doanh nghiệp

Ngày 5/8, hãng tin Kyodo của Nhật Bản dẫn một số nguồn tin cho biết Chính phủ nước này dự định giới thiệu một nền tảng số với các thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để số hóa mọi tài liệu liên quan tới trao đổi thương mại.Các nguồn tin cho biết Nhật Bản hy vọng nền tảng này sẽ củng cố chuỗi cung ứng tại khu vực mà nhiều công ty của nước này đặt cơ sở sản xuất, đồng thời thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế với 10 quốc gia thành viên ASEAN

Nền tảng số hóa hiện đang được một hiệp hội gồm 18 công ty Nhật Bản phát triển,

sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain technology) để ngăn chặn nguy cơ tấn công mạng đánh cắp dữ liệu

Tham gia hiệp hội có ba công ty hàng đầu Nhật Bản gồm NTT Data Corp., Mitsubishi Corp và Nippon Express Co Dự kiến, nền tảng này sẽ được đưa vào thử nghiệm trong năm nay tại một quốc gia thành viên ASEAN

Với ưu điểm giúp tiết giảm việc trao đổi giấy tờ giữa các bên tham gia hoạt động thương mại, nền tảng này được kỳ vọng sẽ giúp giảm đáng kể các chi phí và thời gian xử

lý các tài liệu hải quan Nền tảng cũng giúp số hóa các bước phát hành tín dụng thư của các ngân hàng và các hợp đồng bảo hiểm thương mại

Các nguồn tin trên cho biết hệ thống này tích lũy dữ liệu nên trong trường hợp xảy

ra các gián đoạn trong chuỗi cung ứng, hệ thống có thể cung cấp chức năng tìm kiếm những nhà cung ứng thay thế dựa trên lịch sử trao đổi thương mại và tín dụng

Việc phát triển nền tảng được thực hiện trong bối cảnh Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đang chủ trương cấp vốn cho việc kiến tạo những cơ hội kinh doanh thông qua các dự án kỹ thuật số tại các quốc gia châu Á

Trang 12

11

1.2.3 Blockchain trong ngành sản xu t ấ

Minh bạch trong l ch s giao d ch h ng hóa

Như đã được đề ập ở trên, dữ c liệu trên Blockchain một khi đã được chấp nhận sẽ không th ể thay đổi, ch ỉ được ph p c p nh t thông qua s é ậ ậ ự đồng thu n c a t t c c c bên Bậ ủ ấ ả á ởi thế, d ữ liệu giao d ch trong ng nh s n xu t khi s d ng Blockchain s ị à ả ấ ử ụ ẽ chính x c, nh t quá ấ án

và minh bạch cao hơn rất nhiều so với việc đăng tải dữ liệu truy n thề ống trên gi y t ấ ờTheo d i hoạt đ ng trong s n xuất d d ng

Chính sự minh bạch trong dữ liệu mà hoạt động sản xuất có thê được theo dõi một cách dễ dàng khi s d ng Blockchain Công nghử ụ ệ này cho phép công ty trao đổ ữ liệi d u, hiển th ngu n thông tin g c ch nh x c v ị ồ ố í á à tiến tr nh hoì ạt động c a c c chu i cung ủ á ỗ ứng phức tạp, g m nhi u bên tham gia Công ngh Blockchain sồ ề ệ ẽ đặc bi t c lệ ó ợi đối với những bên tham gia khi có quá nhi u hề ệ thống thông tin độ ậc l p, ho c c t sặ ó í ự tin tưởng với đố ác i tlàm việc

B o v tệ i s n tr í tuệ quan tr ng trong ng nh s n xuất

Trong trường hợp có tranh chấp bằng sáng chế, doanh nghiệp sản xuất có thể sửdụng công ngh ệ blockchain để chứng minh sự sở h u t i s n tr ữ à ả í tuệ đó Blockchain thi t lế ập các kênh an to n, nh m b o m t h à ằ ả ậ ồ sơ, bằng ch ng cho vi c chia s t i s n tr ứ ệ ẻ à ả í tuệ c a doanh ủnghiệp

Đơn gi n hóa thủ tục b o vệ, kiểm tra chất lượng

Ngoài việc giúp khách hàng theo dõi và truy tìm các bộ phận nhập hàng dọc theo chuỗi cung ứng, blockchain tạo ra tài liệu bất biến về kiểm tra chất lượng và dữ liệu quy trình sản xuất Cơ sở dữ liệu gắn thẻ duy nhất cho từng sản phẩm và tự động ghi mọi giao dịch, sửa đổi hoặc kiểm tra chất lượng trên blockchain Để kích hoạt ứng dụng này, thiết lập sản xuất phải bao gồm kiểm tra chất lượng tự động tạo và ghi các phép đo trực tiếp vào blockchain Trường hợp sử dụng này hỗ trợ quyền truy cập dữ liệu của nhiều bên và có thể loại bỏ nhu cầu kiểm soát chất lượng đầu vào để xác minh việc kiểm tra chất lượng mà nhà cung cấp thực hiện Nó cũng có thể làm giảm nhu cầu đánh giá của các nhà sản xuất thiết

bị gốc (OEM) hoặc các cơ quan trung ương để xác minh các biện pháp kiểm soát chất lượng Các bên sẽ có thể sử dụng khả năng quản lý chứng chỉ của công nghệ, để đạt được sự minh bạch đầy đủ đối với tất cả các tài liệu liên quan, do đó, đảm bảo tính xác thực

Cho phép b o trì được kiểm soát bởi máy móc

Nhằm quản lý mức độ phức tạp và tinh vi về công nghệ của máy móc sản xuất tiên tiến, Blockchain có thể hỗ trợ các phương pháp bảo trì mới như tự động hóa chế độ bảo trì,

và tiết kiệm thời gian bảo trì hơn Ngoài việc cho phép thực hiện các thao tác đặt và yêu

Trang 13

12

cầu tự động, công nghệ chuỗi khối trong blockchain còn có thể thanh toán cho công việc bảo trì theo lịch trình Máy móc có thể tự động yêu cầu bảo trì rồi tự động tạo ra hợp đồng thông minh cho những bộ phận máy móc cần thay thế Sau khi yêu cầu và đơn hàng được hoàn thành, quá trình tự động thanh toán sẽ được diễn ra ngay sau đó

1.2.4 Blockchain và tài tr ợ thương mại

Blockchain có thể ứng dụng cho các nghiệp vụ khác nhau trong tài trợ thương mại Đặc biệt, blockchain có thể làm thay đổi phương thức thanh toán tín dụng chứng từ truyền thống

Các phương thức thanh toán như tín dụng chứng từ có hiệu quả trong việc hạn chế các rủi ro trong thương mại quốc tế thông qua vai trò kiểm soát trung gian của ngân hàng đối với hàng hóa và thanh toán Tuy nhiên, giá trị dịch vụ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như: chi phí cao, mất thời gian và các phức tạp của quy trình nghiệp vụ Sự không rõ ràng về nội dung trong các điều khoản tín dụng thư (Letter of Credit – L/C) có thể gây ra các lỗi bộ chứng từ không phù hợp, trong khi đó hàng hóa có thể đã được giao cho người mua Điều này gây trở ngại cho giao dịch giữa người bán và người mua, các ngân hàng cũng mất nhiều thời gian trong tác nghiệp nghiệp vụ tín dụng chứng từ, kèm theo đó là các tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên tham gia

Ngoài ra, người mua còn có thể bị chậm thanh toán trong trường hợp sai lệch thông tin, dữ liệu giữa bộ chứng từ thanh toán và các điều khoản thư tín dụng Một số trường hợp khác thì xảy ra chậm thanh toán do chỉnh sửa bộ chứng từ cho phù hợp hoặc phải tu chỉnh thư tín dụng trước ngày hết hạn

Để hạn chế các rủi ro chậm thanh toán hay bị từ chối thanh toán, thư tín dụng có thể được mô hình hóa như các hợp đồng thông minh có khả năng tự xử lý trên blockchain Loại hợp đồng này tự động kiểm tra, xác định tính phù hợp của các thông tin giao hàng với các điều khoản hợp đồng Cách làm này làm tăng khả năng thanh toán nhanh cho người bán nhờ ngăn chặn các tranh chấp phát sinh do sự không rõ ràng trong các hợp đồng thanh toán

Tự động hóa phương thức thanh toán này trên blockchain cũng xúc tiến thanh toán thông qua việc sớm phát hiện các bất hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán cũng như tăng hiệu quả quá trình tu chỉnh Hợp đồng thông minh có đặc điểm dễ xúc tiến, tiến hành thủ tục, thực hiện đàm phán hay thực hiện các thỏa thuận, hợp đồng bằng công nghệ blockchain Việc

sử dụng các hợp đồng thông minh sẽ giảm tình trạng bất cân xứng về thông tin, cho phép tạo ra sự đồng thuận, chấp nhận giữa các bên và tiến hành thanh toán tự động cũng như các nghiệp vụ kiểm soát tuân thủ Thông tin, hàng hóa, thanh toán được trao đổi nhanh và an toàn hơn

Trang 14

13

1.3 Điều kiện để áp dụng công nghệ blockchain vào thuận lợi hóa thương mại

Xây dựng khung pháp lý cần lường trước các rủi ro

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển vô cùng nhanh chóng, vượt bậc của khoa học và công nghệ, nền kinh tế ảo trong thế giới mạng cũng phát triển không ngừng Trong nền kinh tế ảo đó, rất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ mới được hình thành, tạo ra những khoảng trống về mặt pháp lý cần có sự điều chỉnh, mà tiền ảo là một ví dụ cụ thể Ngày 21/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1255/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo Theo Quyết định này, việc hoàn thiện khung pháp lý phải dựa trên ba cơ sở:

- Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra;

- Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;

- Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế

Đồng thời, việc hoàn thiện khung pháp lý này hướng tới các mục tiêu:

- Nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền

ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền

ảo tới pháp luật;

- Rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam; kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan Nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng với các rủi ro liên quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử;

- Phân công trách nhiệm, lộ trình thực hiện cho các bộ, ngành liên quan để xử lý các vấn đề đặt ra

Quyết định này là cơ sở pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho việc nghiên cứu và ban hành các quy định pháp luật liên quan đến việc áp dụng công nghệ blockchain trong thuận lại hoá thương mại tại Việt Nam

Trang 15

14

Theo Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ cũng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành đồng thời, nghiên cứu, phát triển, làm chủ các công nghệ lõi khác như: Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng nền tảng mở, mã nguồn mở phục vụ chính phủ số; các nền tảng quốc gia hướng tới tạo thành hệ sinh thái để các doanh nghiệp công nghệ số có thể tham gia phát triển các dịch vụ kinh tế số, xã hội số Đặc biệt, lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như QR code, trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain và thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện sớm triển khai các công nghệ số tiên tiến trong chính phủ số Theo đó, cơ quan quản lý có thể thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm

vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho chính phủ số Quyết định này cũng nhấn mạnh: Quy định về việc sử dụng sản phẩm, giải pháp đã được đánh giá, kiểm định trong triển khai Chính phủ số Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, công nghệ thiết kế, sản xuất bởi các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam trong các hệ thống Chính phủ số Đây là lần đầu Chính phủ đưa ra nội hàm khái niệm chính phủ số Theo đó, Chính phủ số bản chất là Chính phủ điện tử, bổ sung những thay đổi về cách tiếp cận, cách triển khai mới nhờ vào sự phát triển của công nghệ số Ngoài ra, Chiến lược nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam vào nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo xếp hạng của Liên hợp quốc Trước đó, Thủ tướng đã có Quyết định số 2117/QĐ TTg ngày 16/12/2020 ban hành danh mục công nghệ -

ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia CMCN 4.0, trong đó có công nghệ Blockchain

Trang 16

15

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN T I THUẬN LỚ ỢI HÓA THƯƠNG MẠI T ẠI VIỆT NAM 2.1 Quá trình áp dụng công ngh ệ blockchain trong thương mạ ạ i t i Vi t Nam thời gian qua

Xu thế công nghệ kỹ thuật số đã và đang tạo ra những thay đổi quan trọng trong chuỗi giá trị các ngành công nghiệp cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu Đứng trước làn sóng Cách mạng Công nghệ 4.0, Blockchain được xem là “chìa khóa” cho chuyển đổi số

và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin trong tương lai Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong chuyển đổi số với ưu thế về dân số trẻ, năng động, và có khả năng tiếp cận công nghệ cao nhanh chóng Vì vậy, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp đều rất quan tâm đến các vấn đề về tiền tệ kỹ thuật số cũng như các ứng dụng hỗ trợ Blockchain trong thương mại quốc tế

2.1.1 Thực trạng ng dứ ụng của thương nhân Việt Nam

Việt Nam đã ghi dấu nhiều tên tuổi trên bản đồ blockchain thế giới, song chủ yếu mới ứng dụng vào game, tiền điện tử trong khi tiềm năng để ứng dụng blockchain còn rất lớn.Việt Nam đang có hơn 20 start up blockchain, 10 sàn giao dịch và gần 10 ICO hiện đã -được công bố dù đa phần các công ty này đều đặt trụ sở tại nước ngoài Theo thống kê từ báo Tuổi trẻ, các lĩnh vực áp dụng Blockchain nhiều nhất tại Việt Nam là dịch vụ tài chính (hơn 83%) và chuỗi cung ứng là 40%

Hiện nay, công nghệ blockchain không còn quá mới mẻ đối với thương nhân Việt Nam, nhưng trong hoạt động thương mại, công nghệ này vẫn chưa được khai thác rộng rãi

và triệt để Tuy vậy, đã có một số doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ blockchain trong hoạt động logistic và xuất khẩu nông sản

Trong nông nghiệp, đã có một số doanh nghiệp triển khai ứng dụng blockchain trong

mã QR code gắn trên nông sản, cung cấp thông tin minh bạch về thông tin của chuỗi cung ứng sản phẩm Công nghệ blockchain tăng tính minh bạch cho các loại nông sản tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ đó thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững cho nông sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt trên cả thị trường trong nước và quốc tế.Mới đây những lô hàng thanh long sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc Dragon fruit được xây dựng trên nền tảng công nghệ blockchain đầu tiên được cấp phép xuất khẩu sang Australia, đánh dấu bước tiến mới của ngành nông nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ Với phần mềm truy xuất nguồn gốc này, người tiêu dùng Australia

có thể biết rõ tất cả công đoạn trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến tiêu dùng của trái thanh long Việt Nam Mới đây, lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) và Công ty Bering & Company Oy về “việc quảng bá và cung cấp công nghệ truy xuất nguồn gốc blockchain tại Việt Nam” và lễ ký kết biên bản ghi nhớ ba

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w