Quy luật phủ định của phủ định của pbcdv sự vận dụng quy luật này trong quá trình xây dựng đất nước việt nam hiện nay liên hệ vấn đề này trong học tập và rèn luyện bản thân hiện nay

29 1 0
Quy luật phủ định của phủ định của pbcdv  sự vận dụng quy luật này trong quá trình xây dựng đất nước việt nam hiện nay  liên hệ vấn đề này trong học tập và rèn luyện bản thân hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ý nghĩa phương pháp luận:...8PHẦN II: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO QUY TRÌNH ĐỔI MỚI ĐÂTNƯỚC HIỆN NAY...91.VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ...92.SỰ VẬN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ TMĐT

Đề tài:

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PBCDV- SỰ VẬN DỤNGQUY LUẬT NÀY TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC VIỆTNAM HIỆN NAY- LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NÀY TRONG HỌC TẬP VÀ RÈN

LUYỆN BẢN THÂN HIỆN NAY.

Trang 2

2.4 Ý nghĩa phương pháp luận: 8

PHẦN II: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO QUY TRÌNH ĐỔI MỚI ĐÂTNƯỚC HIỆN NAY 9

1.VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 9

2.SỰ VẬN DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐẤT NƯỚC 14

2.1 Giai đoạn xây dựng văn hoá với nội dung: “Dân tộc – Khoa học – Đại chúng” 14

2.2 Giai đoạn xây dựng “văn hoá có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc” 14

2.3 Nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc 15

Trang 3

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN VÀ ĐIỂM THẢO LUẬN

1 Đoàn Thành Lâm(nhóm trưởng) 22D190080Làm powerpoint2Lương Trúc Linh 22D190085 Thuyết trình

3Trần Yến Linh 22D190090 Thu thập thông tin

4 Nguyễn PhươngLinh 22D190086 Thu thập thông tin5 Nguyễn Thị MaiLan 22D190079 Thu thập thông tin6Phùng Văn Lâm 22D190081 Thu thập thông tin

7Đặng Thị Diệu Linh 22D190082 Thu thập thông tin8Vũ Thị Diệu Ly 22D190094 Thu thập thông tin9Nguyễn Thùy Linh 22D190089 Thu thập thông tin

10Trần Thị Xuân Mai 22D190095 Thu thập thông tin

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước khi bước vào bài thảo luận, nhóm 5 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến trường Đại học Thương mại đã tao điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em học tập Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Đặng Minh Tiến – giảng viên bộ môn triết học Mac – Lenin đã luôn tận tụy làm tốt vai trò của mình, giảng dạy và giúp đỡ chúng em nhiệt tình trong quá trình học tập học phần này Chắc chắn những kiến thức và trải nghiệm từ học phần lần này sẽ trở thành kinh nghiệm quý báu giúp chúng em làm tốt hơn trong tương lai.

Triết học Mac – Lenin là một bộ môn rất mới mẻ đối với chúng em Tuy nhiên, sau khoảng thời gian học tập vừa qua, chúng em cùng nhận thấy được sự thú vị và tính ứng dụng của bộ môn đối với tư duy và tư tưởng của mình cũng như lợi ích khi học tốt bộ môn này Chúng em đã cố gắng hết sức mình khi làm bài thảo luận này, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Vì vậy, chúng em mong rằng thầy sẽ xem xét và góp ý kiến giúp chúng em hoàn thiện hơn bài thảo luận của nhóm.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan bài thảo luận triết học với chủ đề: “Quy luật phủ địnhcủa phủ định của PBCDV – Sự vận dụng quy luật này trong quá trình xây dựngđất nước Việt Nam hiện nay Liên hệ vấn đề này trong học tập và rèn luyện bảnthân sinh viên hiện nay.” Là công trình nghiên cứu của toàn bộ thành viên của

nhóm 5 Những tài liệu tham khảo cung cấp thông tin trong bài thảo luận đã ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Các thông tin và số liệu, kết quả trong bài thảo luận là hoàn toàn trung thực Nếu có sai sót chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỉ luật của giảng viên bộ môn và nhà trường đề ra.

Hà Nôi, ngày 14 tháng 11 năm 2022 Đại diện nhóm 5 LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới quanh ta luôn luôn vận động và phát triển từng ngày Đặc biệt là trong thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay, nhiệm vụ hội nhập thế giới đi cùng với phát triển đất nước luôn là một trong những vấn đề hàng đầu đối với Đảng và Nhà nước ta "Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí

Trang 5

và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Là mục tiêu tổng quát phát triển đất nước trong những năm tới trong Báo cáo chính trị Đại hội XIII của Đảng Để có thể đề ra và đạt được những mục tiêu trên thì thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin chính là nền tảng tư tưởng khoa học và cách mạng, đã trở thành vũ khí lý luận sắc bén, để Đảng ta giải quyết những vấn đề thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới đất nước Đảng ta đã chỉ ra rằng lấy chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, lấy đó làm kim chỉ nam, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng, lập trường đó trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước Cùng với đó, sinh viên hiện nay cũng rất cần áp dụng những lập trường, tư tưởng của chủ nghĩa Mac – Lenin vào những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống như học tập và làm việc, tự mình tìm ra đường lối và mục đích, phương pháp đúng đắn phù hợp với lợi ích của bản thân, dần hoàn thiện hơn bản thân mình.

Nhóm 5 chúng em đã chọn đề tài thảo luận này, dưới góc nhìn và tư cách là một công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một sinh viên của Trường Đại học Thương mại, chúng em muốn mọi người hiểu rõ hơn, một cách dễ dàng hơn về Triết học Mac – Lenin phần quy luật phủ định của phủ định của phép biện chứng duy vật Làm rõ hơn về quy luật này đặc biệt là việc áp dụng quy luật vào công cuộc phát triển đất nước Việt Nam ta hiện nay, cũng như áp dụng quy luật này đối với cá nhân sinh viên trong thực tiễn Mặt khác, đây cũng là cơ hội giúp chúng em tiếp cận sâu hơn về Triết học Mac – Lenin cũng như tầm quan trọng của tư tưởng này đối với các chính sách của Đảng và nhà nước ta, tiếp cận hơn về sự nghiệp cách mạng lớn lao của Đảng, cùng vai trò của triết học Mac – Lenin trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế Chính vì vậy, bài thảo luận này sẽ chỉ rõ hơn về tính kế thừa và áp dụng quy luật phủ định của phủ định đối với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở đất nước ta hiện nay Điều này sẽ lý giải rõ hơn trong nội dung đề tài:” Quy luật phủ định của phủ định của PBCDV – Sự vận dụng quy luật này trong quá trình xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay Liên hệ vấn đề này trong học tập và rèn luyện bản thân sinh viên hiện nay.” Để làm rõ hơn về vấn đề này, chúng em chia đề tài thành 3 phần:

I, Quy luật phủ định của phủ định trong PBCDV

II, Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào quá trình đổi mới đất nước hiện nay

III, Liên hệ học tập và rèn luyện

Trang 7

PHẦN I QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG PHÉP BCDV

1.PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu về bản chất biện chứng của thế giới, khái quát thành một hệ thống các nguyên lý, phạm trù, quy luật khoa học Từ đó, xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn Ví dụ về phép duy vật biện chứng theo quy luật phủ định của phủ định:

Sự xuất hiện của "tằm" xóa bỏ sự tồn tại của "trứng" nên tằm là phủ định của trứng "Nhộng" sinh sôi, tằm không còn là tằm nên "nhộng" là sự phủ định của "tằm" "Ngài" phát triển từ "nhộng", xóa bỏ sự tồn tại của "nhộng" nên “ngài” là phủ định của "nhộng" Từ “ngài” nở ra bướm nên bướm là sự phủ định của “ngài” Cuối cùng, trứng mới ra đời từ “bướm”, bắt đầu một quá trình mới Quá trình phát triển của tằm đã trải qua 5 lần phủ định Sự vận động và phát triển theo quy luật phủ định của phủ định này luôn diễn ra liên tục vận động và phát triển và có tính chu kỳ.

2 QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH

2.1 Vị trí quy luật

Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật chỉ rõ khuynh hướng của sự phát triển là sự tiến lên của sự vật hiện tượng nhưng nó là sự đi lên một cách quanh co, phức tạp như vòng xoáy ốc chứ không đi lên theo một đường thẳng tắp dễ dàng.

2.2 Khái niệm

Quy luật phủ định của phủ định: Chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển, theo đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng có xu hướng, khuynh hướng lặp đi lặp lại theo chu kì giai đoạn đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình xoáy ốc

Trang 8

Phủ định biện chứng: dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự

phát triển của sự vât hiện tượng Phủ định biện chứng làm cho sự vật hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật hiện tượng cũ Đồng thời cũng là yếu tố về mối liên hệ về sự vật, hiện tượng cũ và mới PĐBC là tự phủ định, tự phát triển của sự vật hiện tượng, là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật hiện tượng mới có những đặc điểm tiến bộ hơn sự vật hiện tượng cũ Phủ định biện chứng có 2 đặc trưng:

Tính khách quan ( sự vật, hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra)

Tính kế thừa ( loại bỏ các yếu tố không phù hợp và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ còn phù hợp đưa vào sự vật, hiện tượng mới)

Kế thừa biện chứng: dùng để chỉ sự vật, hiện tướng mới ra đời nhưng vẫn giữ lại

có chọn lọc và cải tạo các yếu tố nổi bật sao cho phù hợp với chúng Loại bỏ các yếu tố không còn thích hợp, lạc hậu của sự vật hiện tượng cũ đang gây cản trở cho quá trình phát triển của sự vật hiện tượng mới.

VD: Trong lịch sử phát triển của điện thoại di động, chiếc điện thoại đầu tiên năm

1973, với tính năng nghe gọi được và đồng thời có thể mang bên người, tuy nhiên chiếc điện thoại này khá to, nặng tầm 1kg và đắt đỏ bấy giờ nên rất ít người sử dụng Đến hiện tại rất nhiều chiếc điện thoại di động mới đã ra đời, có sự cải tiễn rõ rệt, trở nên gọn, nhẹ hơn mà vẫn có thể nghe gọi rất thêm vào đó là nhiều tính năng mới phát triển hơn như có thế nhắn tin, giải trí, kết nối với mọi người qua Internet,…xuất hiện, giá điện thoại cũng dao động theo nhiều mức, giúp người mua có thể lựa chọn phù hợp theo túi tiền của mình nên rất được ưa chuộng Khi đó, chiếc điện thoại di động hiện tại là sự phủ định của chiếc điện thoại đầu tiên, và mang tính kế thừa của chiếc điện thoại đầu tiên.

Trang 9

2.3 Nội dung

Thế giới vận động không ngừng thông qua quá trình tự phủ định, tức là cái mới ra đời sẽ là kết quả của sự phủ định biện chứng cái cũ, rồi cứ hiệu ứng dây chuyền cái mới ấy sẽ được tiếp tục được phủ định, cứ vòng lặp như thế nó sẽ tạo ra khuynh hướng vận động và phát triển của sự vật hiện tượng diễn ra từ thấp đến cao một cách

vô tận theo hình xoắn ốc phức tạp.

Sự phát triển "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên Mỗi vòng của đường xoáy ốc dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc".

Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật hiện tượng do

mâu thuẫn bên trong của mỗi sự vật hiện tượng, mỗi lần phủ định là mỗi lần chuyển hoá giữa các mặt đối lập bên trong bản thân nó, lần phủ định lần thứ nhất thì svht mới sẽ mang những đặc tính đối lập với sự vật hiện tượng cũ nhưng những lần phủ định tiếp theo thì nó sẽ tiếp thu những đặc tính từ sự vật hiện tượng cũ một cách có chọn lọc để có thể mang những đặc tính nổi bật, đồng thời nó cũng sẽ loại bỏ đi những đặc tính kém nổi bật và lạc hậu có từ sự vật hiện tượng cũ.

Về hình thức thì sự vật hiện tượng nó sẽ trở lại cái xuất phát nhưng thực chất nó sẽ không giống nguyên cái cũ mà là lặp lại cái cũ dựa trên một cơ sở cao hơn.

2.4 Ý nghĩa phương pháp luận:

Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở khoa học giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng Quá trình phát triển đó không diễn ra theo đường thẳng mà trải qua nhiều lần phủ định quanh co, phức tạp, nhất là trong lĩnh vực xã hội.

Để cái mới ra đời thay thế cái cũ theo đúng quy luật của nó, chúng ta phải nhận dạng được cái mới, ủng hộ cái mới và quan trọng hơn là tạo điều kiện cho cái mới phát triển Để thực hiện điều này cũng cần khắc phục tư tưởng giáo điều, bảo thủ, kìm hãm sự phát triển, ra đời của cái mới.

Phải có quan điểm biện chứng trong quá trình kế thừa của sự phát triển Chúng ta không phủ định hoàn toàn nhưng cũng không kế thừa nguyên xi cái cũ mà chỉ kế thừa

Trang 10

những nhân tố tích cực, tiến bộ, hợp lí của cái cũ, phù hợp với sự phát triển của cái mới.

PHẦN II: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO QUYTRÌNH ĐỔI MỚI ĐÂT NƯỚC HIỆN NAY

1.VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững, dù cách tiếp cận nào thì vai trò của văn hóa hết sức quan trọng, có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính văn hóa làm nên “năng lực bản chất Người”.Vì vậy, nhận thức và ứng xử đúng đối vai trò của văn hóa là chìa khóa mở cánh cửa và tạo lập một xã hội phát triển bền vững “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là định hướng xã hội chủ nghĩa nước ta.

Về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển bền vững, Đảng ta xác định: Văn hóa “soi đường cho quốc dân đi” trong giai đoạn Cách Mạng Việt Nam, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Quan điểm này được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau đây:

Một là, văn hóa “soi đường cho quốc dân đi” trong giai đoạn Cách Mạng ViệtNam

Đảng, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng vai trò văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, điều đó không chỉ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử dân tộc, mà còn ở sự khẳng định thực tế vai trò, ảnh hưởng to lớn của văn hóa Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm lịch sử Tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tháng 11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày một số quan niệm giản dị nhưng mang nguyên lí có ý nghĩa cơ bản với nội hàm hết sức sâu sắc, gồm các yếu tố: xây dựng tâm lí: tinh thần độc lập tự cường, xây dựng luân lí: biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng, xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi nhân dân trong xã hội, xây dựng chính quyền: nhân quyền, xây dựng kinh tế.

Văn hóa định hình các giá trị chuẩn mực của con người, phù hợp với điều kiện lịch sử, các giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia Đó cũng là cơ sở để phân biệt sự khác nhau về văn hóa giữa các dân tộc, cũng như sự thấm sâu của văn hóa trong hoạt động con người, trong sự vận hành của chế độ xã hội Ở trong nước mỗi khi kinh tế lâm vào khó khăn, chính trị xa rời nhân văn, xã hội khủng hoảng niềm tin, đạo đức xuống cấp, khi đó văn hóa đóng vai trò điều chỉnh trực tiếp, thông qua các giá trị cốt lõi như niềm tin, đạo đức, giá trị thẩm mĩ, truyền thống dân tộc, là động lực để giúp đất nước vượt qua những khó khăn đó Khi quốc gia, dân tộc, Tổ quốc bị xâm lăng văn hóa lại chính là chất keo kết dính, cố kết cộng đồng, sức mạnh nội sinh để đánh bại kẻ thù xâm lược Trên ý nghĩa đó văn hóa soi đường cho quốc dân đi.

Trang 11

Trong công cuộc đổi mới đất nước, vai trò “văn hóa soi đường cho quốc dân đi” tiếp tục được cụ thể hóa với nhiều nội hàm sâu sắc, phù hợp Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, sau khi đất nước đã thống nhất, với nhiều đặc điểm khác biệt để hướng tới mục tiêu dân “Dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, kiến định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đất nước chuyển từ chiến tranh sang hòa bình, phát triển

kinh tế chuyển từ kế hoạch tập trung sang mô hình kinh tế mới – kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới với nhiều thời cơ, thách thức đan xen, phải đi lên từ đặc điểm văn hóa, lịch sử con người Việt Nam Bối cảnh đó đòi hỏi phải tiến hành công cuộc đổi mới, toàn diện từ tư duy, nhận thức, thể chế phát triển, đến tổ chức bộ máy và con người thực hiện Trong toàn bộ quá trình đó, văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có vai trò dẫn dắt, điều chỉnh, soi sáng cho dân tộc, đất nước đi đến mục tiêu xác định Bản thân văn hóa cũng phải đổi mới, vừa giữ gìn phát huy các giá trị tốt đẹp của dân tộc vừa tiếp thu tinh hoa của nhân loại Văn hóa vừa là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, là nền tảng tinh thần xã hội Công cuộc đổi mới cũng chính là sáng tạo văn hóa dưới dự lãnh đạo của Đảng và ngược lại bản thân văn hóa trên một ý nghĩa phổ quát cũng chính là đổi mới Khi bắt tay vào công cuộc chế độ mới, cho đến khi đất nước thống nhất, cùng với nhiều công việc cấp bách phải làm, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm “gây dựng nền tảng văn hóa”, đã đưa ra những hàng loạt những chỉ dẫn cụ thể, như nỗ lực thực hành văn hóa toàn diện, thiết thực, nhanh chóng tạo ra hiệu ứng xã hội tích cực trong toàn dân, đem văn hóa vào dựng nước giữ nước “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Hai là, văn hóa là động lực và điều tiết của sự phát triển bền vững đất nước

Trang 12

Các giá trị văn hóa được đúc kết, xây dựng và củng cố trong lịch sử phát triển lâu dài, được chiêm nghiệm, kiểm chứng, đi vào từng hành vi, nếp nghĩ của mỗi cá nhân cũng như trong tư duy, phương thức hành động của cả hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh, chính những trầm tích văn hóa kết tinh ở hệ giá trị tạo nên sức mạnh nội sinh, giúp dân tộc ta giành được những thắng lợi trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, các giá trị văn hóa Việt Nam đã khơi dậy khát vọng đấu tranh độc lập dân tộc và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong toàn dân, thực sự trở thành động lực tinh thần to lớn, góp phần chuyển hóa thành sức mạnh vật chất để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước Trong hơn 35 năm đổi mới, tình hình trong nước có biến chuyển phức tạp, đa chiều Nhưng trong bối cảnh đó, hệ giá trị văn hóa Việt Nam đã có những biến đổi lớn, một bộ phận có xu hướng chuyển từ để cao các giá trị tinh thần, đạo đức sang đề cao các giá trị vật chất, kinh tế, xu hướng coi trọng các giá trị tình cảm sang coi trọng giá trị pháp lí, xu hướng dựa vào giá trị tập thể, đề cao cộng đồng chuyển sang khẳng định cái tôi, giá trị tài năng cá nhân, xu hướng tôn trọng kinh nghiệm, trọng lão sang đề cao trí thức khoa học, trọng tài năng, thực lực, xu hướng trọng tĩnh chuyển sang trọng động.

Như vậy có thể thấy cùng với sự biến đổi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội sau hơn 35 năm đổi mới, các giá trị văn hóa Việt Nam cũng có những biến đổi lớn, song các giá trị truyền thống, cốt lõi như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình đoàn kết đã được định hình trong lịch sử và thể hiện bản sắc dân tộc tiếp tục được giữ gìn phát huy Văn hóa tiếp tục vai trò quan trọng, “là nền tảng tinh thần xã hội”, là mục tiêu và động lực trong xây dựng và phát triển đất nước, góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc trong bối cảnh mới.

Trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động và làm thay đổi quan niệm về phát triển kinh tế, phát triển bền vững, phát triển bền vững, phát triển không đơn thuần chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, mặc dù yếu tố này phong phú, đa dạng nhưng đều có hạn và có thể bị khai thác cạn kiện, mà dần dần chuyển sang yếu tố quyết định cho sự phát triển chính là trí tuệ, tri thức, thông tin, là sáng tạo và đổi mới không ngừng tạo ra vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cá nhân và xã hội, đó là vai trò của văn hóa trong phát triển, chỉ có sự tham gia của văn hóa mới đưa đến sự phát triển bền vững Như vậy nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một đất nước thấm sâu trong văn hóa, con người Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới, cái tốt, cái tiến bộ nhưng không thể tách rời bỏ qua cội nguồn của mỗi dân tộc là văn hóa Kinh nghiệm qua hơn 30 năm sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã chứng minh rằng, ngay bản thân sự phát

Trang 13

triển kinh tế cũng không chỉ do các nhân tố thuần túy kinh tế tạo ra, mà động lực của sự đổi mới kinh tế đó một phần quan trọng nằm trong văn hóa.

Ba là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội

Quan điểm này một lần nữa khẳng định vai trò của văn hóa trong sự nghiệp Cách mạng của Đảng và dân tộc, xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc là chăm lo nền tảng tinh thần xã hội Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ và lành mạnh thì không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững Văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc.

Các giá trị văn hóa tạo thành nền tảng tinh thần của xã hội vì nó được thấm nhuần trong mỗi con người và cả dân tộc Các giá trị văn hóa được nối tiếp, trao truyền và phát huy qua các thế hệ người Việt Nam, đó là tất yếu của dòng chảy lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và hướng đến tương lai, tương lai của những giá trị phổ quát Chân -Thiện - Mỹ Vì vậy chúng ta làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội.

Mặt khác, để phát triển văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần bền vững chắc của xã hội, chúng ta cần mở rộng giao lưu quốc tế và khu vực, tiếp thu chọn lọc cái hay, cái tiến bộ, cái tinh hoa văn hóa các dân tộc khác để làm giàu thêm cho nền văn hóa dân tộc, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho văn hóa Việt Nam bắt kịp sự phát triển của

Trang 14

văn hóa nhân loại trong thời đại ngày nay và chống lại đã trở nên lạc hậu, lỗi thời, xa lạ với văn hóa Đảng ta coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đề cao, coi trọng nguồn lực văn hóa của sự phát triển đất nước Hệ thống di sản văn hóa, các giá trị văn hóa là tài sản vô giá, vô tận cho sự phát triển kinh tế, đó còn là cơ sở tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự bền vững chế độ ta.

Bốn là, văn hóa là cơ sở, mục tiêu của phát triển bền vững đất nước

Mục tiêu tổng quát của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là xây dựng một xã hội “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đây cũng chính là mục tiêu của văn hóa, nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất của văn hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đề ra năm 2020 xác định: mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người Điều đó có nghĩa là muốn phát triển kinh tế một cách hiệu quả bền vững thì không thể thiếu văn hóa nên văn hóa chính là mục tiêu của sự phát triển, có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới.

Bản chất của văn hóa là sáng tạo, đổi mới để vươn tới các giá trị, tạo nên tinh thần nhân văn cho con người, đem đến hạnh phúc mỗi người Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cũng có nghĩa là toàn bộ sự phát triển kinh tế - tế-xã hội phải hướng tới sự phát triển con người, phát triển xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân Phải đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, mục tiêu phát triển Từ đổi mới đến nay, Đảng ta nhất quán tạo lập nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó phải là nền giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích các nhân và xã hội, đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái, tạo cơ sở nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội Để đạt được điều đó cần đến văn hóa, sự tham gia của văn hóa vào trong tổ chức và hoạt động của nền kinh tế.

Trên cơ sở đó nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam thời kì đổi mới phát triển và hội nhập quốc tế chính là xây dựng những giá trị, chuẩn mực con người Việt Nam phù hợp và gắn với giữ gìn phát huy hệ giá trị văn hóa, kết hợp nhuần nhuyễn với giá trị truyền thống Thông qua bài viết của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có thể thấy rõ những giá trị văn hóa Việt nam đã và đang xây dựng, củng cố lại những giá trị tiến bộ, nhân văn kết hợp truyền thống hiện đại và tiếp thu tinh hoa nhân lại, góp phần hướng tới một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:16

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan