Trang 5 xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào phát triển đấtnước trong thời kỳ mới.Vì thế , tôi quan tâm và chọn đề tài “Quy luật phủ định của phủ địnhvà v
lOMoARcPSD|38842354 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA DU LỊCH * * TIỂU LUẬN CUỐI KỲ TRIẾT HỌC MÁC -LÊNIN Đề tài: Quy luật phủ định của phủ định và vận dụng quy luật trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới ở xã Minh Bảo , tỉnh Yên Bái hiện nay Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Ly Năm sinh: 17/08/2001 Lớp: QTDVDL&LH K17A Mã sinh viên: DTZ1957810103046 GV HƯỚNG DẪN: Trương Thị Thảo Nguyên Thái Nguyên, 2021 1 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Họ và tên: Nguyễn Thị Khánh Ly Mã sinh viên: DTZ1957810103046 Lớp học phần: Triết học Mác - Lênin Giảng viên giảng dạy: Trương Thị Thảo Nguyên Chủ đề :Quy luật phủ định của phủ định và vận dụng quy luật trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới ở xã Minh Bảo , tỉnh Yên Bái hiện nay LỜI CẢM ƠN 2 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1 Lý do chọn đề tài .4 2 Mục đích nghiên cứu 5 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5 4.Phương pháp nghiên cứu 5 5 Kết cấu đề tài 5 PHẦN NỘI DUNG 5 I NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH 5 1.1 Phủ định phủ định biện chứng .5 1.1.1 Khái niệm .5 1.1.2 Đặc trưng của phủ định biện chứng 6 1.2 Nội dung quy luật 6 1.3 Ý nghiã phương pháp luận .8 II VẬN DỤNG QUY LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI Ở XÃ MINH BẢO , TỈNH YÊN BÁI 8 2.1 Quan niệm về đời sống văn hóa mới 8 2.2 Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới ở xã Minh Bảo ,tỉnh Yên Bái 10 2.3 Liên hệ thực tế .13 KẾT LUẬN .14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 LỜI CẢM ƠN 3 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Trương Thị Thảo Nguyên Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Triết học Mác - Lênin, em đã nhận được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết cô đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn của em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong thầy/ cô xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.Kính chúc thầy/ cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những bến bờ tri thức Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở giữ vị trí hết sức quan trọng, có tác động trực tiếp tới tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống của người dân và cộng đồng dân cư Đời sống văn hóa cơ sở được coi là nền tảng của văn hóa, tạo dựng sự gắn bó sâu sắc giữa văn hóa với đời sống xã hội Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là bước đi đầu tiên trong công cuộc củng cố và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, nâng cao những thành tựu văn hóa hiện có và từng bước xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong bối cảnh đất nước phải đối mặt với các thách thức như bước vào giai đoạn già hóa dân số; suy thoái, cạn kiệt tài nguyên; dịch bệnh; biến đổi khí hậu và các vấn đề về an ninh phi truyền thống, Đảng và Nhà nước ta nhấn mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, phục vụ tích cực cho việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đời sống văn hóa là bộ phận quan trọng cấu thành nên đời sống của một xã hội, phản ánh trình độ phát triển của một cộng đồng, một quốc gia, dân tộc gắn với tiến trình lịch sử xã hội và văn hóa Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần của đời sống xã hội mà còn có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp 4 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào phát triển đất nước trong thời kỳ mới Vì thế , tôi quan tâm và chọn đề tài “Quy luật phủ định của phủ địnhvà vận dụng quy luật trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới ở xã Minh Bảo , tỉnh Yên Bái hiện nay “ làm đề tài cho bài tiểu luận này 2 Mục đích nghiên cứu Làm rõ vấn đề đời sống văn hóa mới Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới tại tỉnh Yên Bái Thành quả của vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới tại tỉnh Yên Bái 3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Tỉnh Yên Bái 4.Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp chủ yếu là nghiên cứu lý luận, phân tích tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết: trên cơ sở thu thập và kế thừa các tài liệu khoa học liên quan đã được công bố như sách, báo, giáo trình… tác giả tiến hành sắp xếp, phân tích theo từng vấn đề, tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nghiên cứu 5 Kết cấu đề tài I : Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định II : Vận dụng quy luật trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới ở tỉnh Yên Bái PHẦN NỘI DUNG I NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH 1.1 Phủ định, phủ định biện chứng 1.1.1 Khái niệm Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật , quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng ( đi lên ) , hình thức ( xoắn ốc ) , kết quả ( sự vật , hiện tượng mới ra đời từ sự vật , hiện tượng cũ ) cuả sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi và tính kế thừa trong sự phát triển , nghĩa là sự vật , hiện tượng 5 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 mới ra đời từ sự vật , hiện tượng cũ , phát triển từ thấp đến cao , từ đơn giản đến phức tạp , từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn + Phủ định : Phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động + Phủ định biện chứng : Phủ định biện chứng là tự phủ định , tự phát triển của sự vật , hiện tượng , tạo điều kiện tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật Phủ định biện chứng làm cho sự vật , hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật , hiện tượng cũ là yếu tố liên hệ giữa sự vật , hiện tượng cũ với sự vật , hiện tượng mới Phủ định biện chứng là tự phủ định , tự phát triển của sự vật , hiện tượng là “ mắt xích “ trong sợi dây chuyền dẫn đến sự ra đời của sự vật , hiện tượng mới tiến bộ hơn hiện tượng , sự vật cũ 1.1.2 Đặc trưng của phủ định biện chứng - Tính khách quan ( sự vật , hiện tượng tự phủ định mình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra ) - Tính phổ biến : Diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên , xã hội và tư duy - Tính đa dạng , phong phú : thể hiện ở nội dung , hình thức của nó + Tính kế thừa : phủ định biện chứng là kết quả của việc tự giải quyết mâu thuẫn bên trong của bản thân sự vật và của quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự nhảy vọt về chất, cho nên cái mới ra đời không thể là sự phủ định sạch trơn cái cũ, mà là sự phủ định có kế thừa Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, cái mới không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt tích cực của cái cũ, tạo điều kiện và tiền đề cho sự phát triển tiếp theo Với tính kế thừa ấy phủ định biện chứng đồng thời cũng là khằng định Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là nhân tố khắc phục cái cũ, mà còn gắn liền cái cũ với cái mới, cái khẳng định với cái phủ định Vì vậy, phủ định biện chứng trở thành vòng khâu, khuynh hướng tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển 1.2 Nội dung quy luật Quy luật phủ định của phủ định là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Quy luật này khái quát khuynh hướng phát triển tiến lên theo hình thức xoáy ốc , thể hiện tính chất chu kì trong quá trình phát triển 6 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 V.I Lênin viết : “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”) sự phát triển có thể nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng ” Quy luật phủ định của phủ định coi sự phát triển của sự vật , hiện tượng là do mâu thuẫn bên trong của chúng quy định Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hóa giữa những mặt đối lập trong sự vật , hiện tượng Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật , hiện tượng cũ chuyển thành sự vật , hiện tượng mới đối lập với nó Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời của sự vật , hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật , hiện tượng cũ , nhưng chúng cũng không mang ít nội dung đối lập với sự vật Kết quả là , về hình thức , sự vật , hiện tượng mới ( ra đời do phủ định của phủ định ) sẽ trở lại về sự vật , hiện tượng xuất phát ( chưa bị phủ định lần nào ) nhưng về nội dung , không phải trở lại chúng giống y như cũ , mà chỉ dường như lặp lại chúng , bởi đã trên cơ sở cao hơn Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển vì chỉ thông qua phủ định của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật , hiện tượng mới , và như vậy , phủ định của phủ định mới hoàn thành được một chu kì phát triển , đồng thời tạo ra điểm xuất phát của chu kì phát triển tiếp theo Số lần phủ định trong một chu kì phát triển có thể nhiều hơn hai , tùy theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể , nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật , hiện tượng mới , hoàn thành được một chu kì phát triển Mỗi lần phủ định biện chứng thực hiện xong sẽ mang thêm những yếu tố tích cực mới , do vậy , sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không ngừng của sự vật , hiện tượng Do có sự kế thừa nên phủ định biện chứng không phải phủ định sạch trơn , không loại bỏ tất cả yếu tố của sự vật , hiện tượng cũ , , mà là điều kiện cho sự phát triển , duy trì và gìn giữ , lặp lại một số yếu tố tích cực của sự vật hiện tượng mới sau khi đã được chọn lọc , cải tạo cho phù hợp và do vậy , sự phát triển của các sự vật hiện tượng có quỹ đạo tiến lên như đường xoáy ốc Tóm lại , quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ , sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định , do có kế thừa nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà là điều kiện cho sự phát triển , nó lưu giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước , lặp lại một số đặc điểm chủ yếu của cái ban đầu dựa trên cơ sở mới cao hơn , do vậy , sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo đường thẳng , mà theo đường xoáy ốc 7 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 1.3 Ý nghiã phương pháp luận - Quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật , hiện tượng , sự thống nhất giữa tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển , sau khi đã trải qua các mắt xích chuyển hóa , có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển - Quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển , đó là quá trình diễn ra quanh co , phức tạp , không hề đều đặn thẳng tắp , không va vấp , không có những bước thụt lùi Trái lại là không biện chứng , không khoa học , không đúng về mặt lý luận ( V.I.Lênin) - Quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật , hiện tượng , mới ra đời phù hợp với quy luật phát triển Trong tự nhiên , sự xuất hiện của sự vật , hiện tượng mới diễn ra tự phát , nhưng trong xã hội , sự xuất hiện mới gắn với nhận thức và hành động có ý thức của con người - Tuy sự vật , hiện tượng mới thắng sự vật , hiện tượng cũ nhưng trong thời gian nào đó , sự vật , hiện tượng cũ còn mạnh hơn Vì vậy ,cần ủng hộ sự vật , hiện tượng mới tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật , biết kế thừa chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật , hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển sự vật , hiện tương mới II VẬN DỤNG QUY LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA MỚI TẠI Ở XÃ MINH BẢO , TỈNH YÊN BÁI 2.1 Quan niệm về đời sống văn hóa mới Đời sống văn hoá là cụm từ mới được sử dụng rộng rãi ở nước ta vào những năm 80, 90 của thế kỷ XX Đoạn văn mở đầu bài viết xác định mục đích, nội dung của đời sống mới gồm: Một là, thái độ ứng xử với cái cũ, cái mới trong đời sống của nhân dân một cách hợp tình, hợp lý: “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết Không phải cái gì cũng làm mới Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng nhiều phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý… Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm… Cái gì mới mà hay, thì phải làm…“ Hai là, gắn văn hóa với lao động sản xuất: “Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn” 8 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Ba là, gắn văn hóa với xây dựng đời sống tinh thần, làm cho dân ta “tinh thần được vui mạnh hơn” Bốn là, xây dựng đạo đức mới: “Thực hành đạo đức cách mạng: Cần – Kiệm – Liêm – Chính” Năm là, xây dựng nếp sống mới: “Việc trước tiên là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc” Trong bối cảnh trình độ học vấn của dân ta còn thấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng từ “mới” thay cho từ “văn hoá” để cho dân dễ hiểu về xây dựng đời sống văn hoá Có thể coi Đời sống mới là bài viết đầu tiên đặt cơ sở lý luận cho việc xây dựng đời sống văn hóa ra đời sau Cách mạng Tháng Tám 1945 Cho mãi tới những năm 80 của thế kỷ XX, trong chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá, Đảng, Nhà nước vẫn sử dụng từ “mới” được hiểu là kết tinh hàm lượng văn hoá, tri thức, cách tổ chức, giá trị mới trong xây dựng nếp sống, nền văn hoá và con người + Từ đó đưa ra khái niệm : “Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể những yếu tố hoạt động văn hoá vật chất và tinh thần, những tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hoá trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người” Con người sinh ra và trưởng thành, muốn cho đời sống cá nhân được phong phú, lành mạnh thì tất yếu người đó có quan hệ đến: – Đời sống vật chất: đảm bảo yếu tố cho người đó sinh tồn – Đời sống tinh thần: nhằm thỏa mãn nhu cầu ý thức về tình cảm, lý trí, nghị lực, tư tưởng của người đó – Đời sống xã hội: xã hội hình thành nhân cách con người Bản thân mỗi người đều muốn sống với cộng đồng, thông qua cộng đồng để chứng minh, khẳng định phẩm chất, năng lực của mình và hoàn thiện bản thân Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân, thiện, mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá con người Đời sống văn hóa là quá trình diễn ra sự trao đổi thông qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống 9 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 của con người Đó là quá trình các yếu tố văn hóa mà con người tiếp thu được tác động vào đời sống vật chất để con người biến đổi môi trường tự nhiên tạo lập môi trường nhân văn, làm ra được nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội; tác động vào đời sống tinh thần để con người thỏa mãn nhu cầu chủ quan đáp ứng các yêu cầu về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống; tác động vào đời sống xã hội để xây dựng một hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội; tác động vào chính bản thân đời sống cá nhân, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân và cho cá nhân phương thức lựa chọn hướng đi tốt nhất cho chính cuộc đời mình Hiện nay, phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” ở các địa phương trong cả nước đang phát triển mạnh mẽ Các địa phương đặc biệt quan tâm đến phát triển đời sống kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng…với các hình thức như hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ giống, đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, sử dụng lao động tại địa phương , tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Những chuyển biến trên đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng định những giá trị mới Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính đổi mới, bởi lẽ con người luôn luôn có khát vọng vươn lên cái tốt đẹp, chỉ có mạnh dạn sáng tạo, mạnh dạn cải đổi mới mong đáp ứng nhu cầu càng cao về vật chất và tinh thần của con người + Từ những phân tích nêu trên đưa ra được khái niệm: Đời sống văn hóa mới là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người 2.2 Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới ở xã Minh Bảo , tỉnh Yên Bái Kế thừa là một trong những quy luật phủ định của phủ định biểu hiện ra trong tự nhiên, xã hội như là mối liên hệ tất yếu giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển Đối với văn hóa, kế thừa là quy luật in đậm tính đặc thù của nó Tính đặc thù 10 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 trong sự phát triển của văn hóa thể hiện các khía cạnh: Con người là trái tim đích thực của văn hóa Mọi sự vận động và phát triển trong xã hội đều thông qua hoạt động có ý thức của con người Do đó kế thừa trong sự phát triển của xã hội đã mang trong lòng mình yếu tố văn hóa Hoạt động của văn hóa là hoạt động nhằm để hiểu biết, khám phá và sáng tạo Không có hiểu biết, khám phá và sáng tạo thì không có sự phát triển nào cả + Quan niệm trong gia đình : Nếu như trước kia, bố mẹ luôn là người có tiếng nói rất quan trọng, thể hiện quyền uy đối với con cái, con cái chỉ biết nghe và chịu sự chi phối thì ngày nay, trong gia đình hiện đại con cái đã được đối thoại với cha mẹ, được trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề trong cuộc sống Con cái được thể hiện quan điểm của mình Cha mẹ không chỉ đơn thuần là những người bề trên dạy bảo con cái mà hơn thế, trong rất nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình thành thị và trí thức, cha mẹ còn là những người bạn sẵn sàng chia sẻ tâm tư, tình cảm với con cái Giờ đây mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, mối quan hệ này trong gia đình truyền thống luôn được coi là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, cũng đã thay đổi Các bà mẹ chồng trong gia đình truyền thống đều tỏ ra khắt khe hơn với các nàng dâu Sự khắt khe này không xuất phát từ tình cảm mà xuất phát từ những quan niệm, nhận thức Ngày nay, các nàng dâu được dễ chịu hơn vì quan niệm, nhận thức của cả xã hội đã thay đổi Mối quan hệ này dần dần đã được cân bằng Mẹ chồng nàng, dâu tỏ ra hiểu nhau hơn, họ gần gũi và sẵn sàng sẻ chia với nhau hơn Trước đây, người ta thường nghĩ đông con là có phúc nên việc có nhiều con là bình thường Nhưng ngày nay, xu thế các ông bố bà mẹ chỉ muốn sinh từ một đến hai con Chủ yếu họ đánh giá cao sự nuôi dạy con cái thế nào cho tốt chứ không phải số lượng thành viên trong gia đình + Quan niệm về hôn nhân: Trước đây, sự chi phối của cha mẹ trong hôn nhân của con cái rất lớn Có nhiều gia đình bố mẹ có trò quyết định đến việc chọn bạn đời cho con, nên mới có tình trạn g "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" Giờ đây, thanh niên có sự chủ động chọn bạn đời cho mình Họ được chủ động tìm hiểu và quyết định hôn nhân Vấn đề môn đăng hộ đối không còn theo quan niệm nặng 11 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 nề như trước đây nữa Chủ yếu, các Thanh niên tự chọn bạn đời cho mình theo những tiêu chí riêng như sự hợp nhau về lối sống, quan niệm, nhận thức, tâm sinh lý Tỷ lệ ly hôn ngày một gia tăng, đặc biệt xuất hiện ở nhiều gia đình trẻ Nhiều cặp vợ chồng vừa kết hôn xong đã vội vã chia tay Điều này chứng tỏ nhận thức về hạnh phúc gia đình chưa thực sự đúng đắn đối với giới trẻ Cùng với nhiều biểu hiện trên, tình trạng bạo hành gia đình cũng ngày càng xuất hiện với những mức độ nguy hiểm hơn Không chỉ xuất hiện hiện tượng bạo hành của chồng với vợ mà có cả hiện tượng bạo hành của vợ với chồng, con cái với cha mẹ Nhiều con cái mải lo cuộc sống riêng tư mà để quên cuộc sống của cha mẹ, để cha mẹ sống cô đơn, lầm lũi một mình Tất cả những thay đổi trên có nhiều nguyên nhân Sự tác động của những yếu tố văn hóa ngoại lai đang dần ảnh hưởng đến lối sống, nhận thức của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là giới trẻ Mặt trái của nền kinh tế thị trường kéo theo lối sống buông thả, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân, quá đề cao vấn đề vật chất khiến cho con người ngày càng đánh mất giá trị đạo đức gia đình truyền thống + Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền, phát động triển khai rộng khắp trong toàn tỉnh Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ Yên Bái; hướng dẫn của Uỷ ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái nhận thức sâu sắc đây là phong trào có tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc Nội dung phong trào thiết thực, mang tính nhân văn cao cả, kế thừa và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn dân cư Từ nhận thức đó, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái đã chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, phối hợp với hội đồng nhân dân , ủy ban nhân dân và các tổ chức thành viên xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với Cuộc vận động do Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốcViệt Nam phát động Trong năm, Ban Chỉ đạo Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa " tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai Phong trào trên địa bàn với các nội dung cụ thể; trọng tâm là củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng các phong trào "Gia đình văn 12 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 hóa”, "Thôn văn hóa", "Bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa” và "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa” Cùng với đó, phong trào đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo luôn được quan tâm đẩy mạnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp Sở Văn hóa , Thể thao & Du lịch tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu bằng việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học, kỹ thuật vào đời sống và sản xuất, khai thác triệt để các tiềm năng thế mạnh trong phát triển kinh tế ở xã Minh Bảo , tỉnh Yên Bái 2.3 Liên hệ thực tế Trong tình hình hiện nay, khi đất nước đang tiến hành hội nhập để phát triển kinh tế – văn hóa, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận sự hòa nhập, giao thoa văn hóa trong và ngoài nước Cùng với đó là thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, các phương tiện thông tin ngày càng đa dạng, nhất là sự phát triển của công nghệ internet Tất cả sự thay đổi trên đã tác động rất lớn đến bản sắc văn hóa dân tộc Bên cạnh những tác động tích cực thì hiện nay những luồng văn hóa ngoại lai đang xâm nhập vào trong xã hội Việt Nam, nó đã và đang tác động đến nền văn hóa truyền thống đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử Đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất chính là thanh niên, bởi họ là những người trẻ tuổi, năng động và rất nhạy cảm trong việc tiếp nhận các loại hình văn hóa Bởi thanh niên là đối tượng dễ tiếp thu văn hóa từ đó dễ thay đổi nếp sống văn hóa đã có sẵn, vì vậy có thể nói chúng ta cần quan tâm, tích cực hơn nữa trong việc giữ gìn và xây dựng nếp sống văn hóa “ Kế thừa biện chứng đảm bảo mối liên hệ thông suốt , bền chặt giữa đối tượng mới và đối tượng cũ , giữa nó với quá khứ của chính nó Trong trường hợp này những yếu tố còn tỏ ra phù hợp với đối tượng mới từ đối tượng cũ nhưng vẫn cần phải chịu sự cải tạo mạnh mẽ cho phù hợp với bản chất mà đối tượng mới , đang tạo lập và những yếu tố mới mà đối tượng mới đang ra sức xây dựng , bổ sung , là nội dung của khâu trung gian , của cái trung giới ( Hegel) , của bước chuyển , của sự quá độ từ cũ sang mới , Trong cái trung giới chứa đựng cả những yếu tố cũ , lỗi thời đang dần mất đi và những yếu tố mới đang xuất hiện , đang trưởng thành và sẽ dần được khẳng định “ Không chỉ là các hoạt động văn hóa – xã hội tại cộng đồng mà trong gia đình, mỗi chúng ta cũng phải tích cực xây dựng nếp sống văn hóa gia đình - một trong những 13 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 yếu tố quan trọng của nếp sống văn hóa đang bị thay đổi mạnh mẽ hiện nay Quả thật, kết cấu gia đình của người Việt Nam xưa và nay đã có những khác biệt Nguyên nhân chính là do sự thay đổi của tình hình xã hội cộng với sự “lai căng” của văn hóa phương tây tức là coi trọng chủ nghĩa cá nhân, nhân quyền dẫn đến sự tự do tới mức thái quá Vì vậy mà kiểu gia đình “tam đại đồng đường” hay “tứ đại đồng đường” thường xuất hiện nhiều trong xã hội xưa thì nay trở nên hiếm thấy, hậu quả là nhiều bậc con cháu để mặc cha mẹ mình phải sống trong cảnh cô đơn không nơi nương tựa Thêm nữa, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng khác xưa, những tôn ty, trật tự trong gia phong truyền thống xưa đã phần nào bị xáo trộn, tình trạng xưng hô “bằng vai phải lứa”, con cái không vâng lời cha mẹ, ông bà đã bắt đầu xuất hiện đâu đó Bên cạnh đó, cách nói năng, phong cách sinh hoạt, ăn mặc, đi đứng của một bộ phận thanh niên hiện nay cũng đang đi ngược lại với thuần phong, mỹ tục, không còn duy trì những chuẩn mực và bản sắc văn hóa của dân tộc Đây là biểu hiện rõ nhất của sự xuống cấp nếp sống văn hóa Hơn nữa đó là các biểu hiện trực quan làm cho người ta dễ đánh giá sự thay đổi trong nếp sống văn hóa hiện nay bởi nó diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở bất cứ nơi đâu Những dẫn chứng xác thực nêu trên để khẳng định một điều: với vị trí là tầng lớp kế thừa, phát huy, thanh niên thời nay có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn và xây dựng nếp sống văn hóa Xác định vai trò là vậy, nhưng làm thế nào để thực hiện vai trò đó là điều không phải ai cũng biết để thực hiện Trước hết thanh niên Việt Nam phải có nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vai trò của mình trong việc xây dựng nếp sống văn hóa Muốn vậy cần phải học tập, rèn luyện đạo đức, tạo cho mình một lập trường, tư tưởng vững vàng, đồng thời có lối sống trong sạch, lành mạnh Đặc biệt là trong việc tiếp thu văn hóa: cần giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được xã hội thừa nhận, đó là nề nếp gia phong, ý thức về lối sống, cách ứng xử, xã giao, quan hệ gia đình… KẾT LUẬN Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp, trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.ở mỗi chu kỳ phát triển sự vật có những đặc điểm riêng biệt Hiểu những đặc điểm ở từng chu kỳ để có cách tác động 14 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 phù hợp với yêu cầu phát triển Theo đó, mọi sự vật luôn luôn xuất hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đời từ cái cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ và do đó, trong hoạt động của mình, con người phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ định sạch trơn Vận dụng quy luật phủ định của phủ định nhận định quá trình xây dựng đời sống văn hóa mới đã tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, giúp mỗi người dân có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, nếp sống văn hóa được hình thành, ý thức trách nhiệm và sự tự giác của người dân trong các phong trào, hoạt động tại khu dân cư được nâng cao, là điều kiện để xây dựng văn hóa nông thôn mới, đô thị văn minh đạt kết quả bền vững Xây dựng đời sống văn hóa là cội nguồn để hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, dựa trên các giá trị tiến bộ, nhân văn; chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hóa nhân loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạn vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực, lối sống và thẩm mỹ ngày càng cao TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình triết học Mác - Lênin 2.Dangcongsan.vn 3.Smot.bvhttdl.gov.vn 4.Baoyenbai.com.vn 5.Yenbai.gov.vn 6 Hoàng Vinh: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1999 7.ctsv.uel.edu.vn/ 15 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com)