1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH. Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

46 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Luật Phủ Định Của Phủ Định. Ý Nghĩa Của Quy Luật Trong Việc Giữ Gìn Và Phát Huy Các Giá Trị Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Trần Hồng Lam, Lê Hoàng Khải Linh, Lê Phạm Phương Linh, Nguyễn Hữu Lộc, Đoàn Thanh Long, Lê Tuấn Luân
Người hướng dẫn TS. An Thị Ngọc Trinh
Trường học Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Triết học Mác – Lênin
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 188,8 KB

Cấu trúc

  • 1. PHẦN MỞ ĐẦU (7)
  • 2. PHẦN NỘI DUNG (9)
  • Chương 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG (9)
    • 1.1. Vị trí quy luật phủ định của phủ định: khuynh hướng phát triển trong tương lai (9)
    • 1.2. Các khái niệm cơ bản (9)
    • 1.3. Nội dung của quy luật phủ định của phủ định (15)
    • 1.4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định (17)
  • Chương 2: Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT (19)
    • 2.1. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay (19)
    • 2.2. Đánh giá quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị thuyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay (23)
    • 2.3. Giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị thuyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay (36)
    • 3. KẾT LUẬN (43)
    • 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO (44)

Nội dung

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH. Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY “Quy luật phủ định của phủ định” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển; nghĩa là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Quá trình phủ định của phủ định diễn ra vô tận trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới vật chất. Mỗi chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng thường trải qua hai lần phủ định biện chứng – tức là trải qua một quá trình phủ định của phủ định. Sự phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ mới và được lặp lại vô tận. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá nhằm để thúc đẩy kinh tế, giao thương với các nước và tạo tiền đề quá trình cho xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc giao thương với các nước ta hiện đại hoá đất nước, cải thiện nền kinh tế cũng như thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển. Tuy nhiên việc quốc tế hoá, giao thoa với các nước cũng sẽ dẫn đến sự du nhập của nhiều nền văn hoá, tư tưởng không phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của đất nước cùng với đó là nguy cơ đánh mất bản thân, đi lệch hướng chủ nghĩa xã hội và mất dần các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc. Nhằm để tìm ra giải pháp cho vấn đề trên, nhóm em đã lựa chọn đề tài “Quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa của quy luật này trong việc việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay để làm tiểu luận môn Triết học MácLênin.

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài và ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài này đối với thực tiễn:

“Quy luật phủ định của phủ định” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển; nghĩa là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Quá trình phủ định của phủ định diễn ra vô tận trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới vật chất Mỗi chu kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng thường trải qua hai lần phủ định biện chứng – tức là trải qua một quá trình phủ định của phủ định Sự phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ mới và được lặp lại vô tận.

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá nhằm để thúc đẩy kinh tế, giao thương với các nước và tạo tiền đề quá trình cho xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc giao thương với các nước ta hiện đại hoá đất nước, cải thiện nền kinh tế cũng như thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển Tuy nhiên việc quốc tế hoá, giao thoa với các nước cũng sẽ dẫn đến sự du nhập của nhiều nền văn hoá, tư tưởng không phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị của đất nước cùng với đó là nguy cơ đánh mất bản thân, đi lệch hướng chủ nghĩa xã hội và mất dần các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc Nhằm để tìm ra giải pháp cho vấn đề trên, nhóm em đã lựa chọn đề tài “Quy luật phủ định của phủ định Ý nghĩa của quy luật này trong việc việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay" để làm tiểu luận môn ''Triết học Mác-Lênin''.

Mục đích nghiên cứu: Đề tài của nhóm chúng em quyết định hướng đến việc nghiên cứu rõ ràng và cụ thể nội dung quy luật phủ định của phủ định theo chủ nghĩa Mác-Lênin Kế thừa có chọn lọc cũng như vận hành chúng một cách đúng đắn, hiệu quả trong quả trong vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc ở nước ta hiện nay.

Làm rõ những khó khăn, hạn chế cũng như là sai sót trong công cuộc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hoá cũng dân tộc đồng thời tìm ra các giải pháp khắc phục cùng với đó là nâng cao nhận thức của của người dân, nhìn nhận được tầm quan trọng trong việc phát huy, giữ gìn các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc của đất nước.

Phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin chính là phương pháp chính mà nhóm chúng em sử dụng để nghiên cứu cho đề tài lần này.

Ngoài ra, nhóm còn sử dụng kết hợp những phương pháp cơ bản khác như: phân tích và tổng hợp tài liệu, liệt kê, khái quát, so sánh, chứng minh để hoàn thiện cho bài tiểu luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài luận gồm 02 chương, 07 mục Là công trình nghiên cứu theo nhóm trong điều kiện hạn chế về thời gian và tài liệu nên khó tránh khỏi có sai sót, khiếm khuyết Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Cô và các bạn để nội dung nghiên cứu đề tài này được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG

Vị trí quy luật phủ định của phủ định: khuynh hướng phát triển trong tương lai

Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật Quá trình phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước Vì vậy, quá trình đổi mới của nước ta cùng đều diễn ra theo chiều hướng đó Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự quản lý điều tiết của nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp đặt nền móng cho xã hội phát triển cao hơn nó trong tương lai đó là xã hội xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, ở mỗi mô hình đều có đặc điểm riêng, do đó, chúng ta đã nhận thức được vấn đề và đã có cách thức tác động phù hợp với sự phát triển của thực tiễn đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước xóa bỏ đói nghèo nhưng không vì thế mà chúng ta không trân trọng cái cũ.

Chúng ta đã biết giữ hình thức cải tạo nội dung, biết kế thừa và sử dụng đặc trựng tiến bộ của nền kinh tế tập trung là tiền đề để phát triển nền kinh tế thị trường trên cơ sở đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy mới có kết quả đáng mừng của 20 năm đổi mới.

Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quy luật phủ định của phủ định

Là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng (đi lên), hình thức (xoáy ốc), kết quả (sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển; nghĩa là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

Khi giai cấp phong kiến nắm quyền, trong nội tại của xã hội phong kiến đã có sự tích lũy tư bản của các địa chủ, thương gia Đó chính là sự tích lũy về lượng Một khi lượng đã được tích lũy đủ thì giai cấp tư sản sẽ thực hiện bước nhảy đó chính là cuộc cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến Đó là quá trình tích lũy dần về lượng, khi đã đủ lượng thì thực hiện bước nhảy để dẫn đến sự thay đổi về chất Và khi chính quyền Tư sản đã thành lập nó đã phủ định chính quyền phong kiến Mà trước đó chế độ phong kiến đã phủ định chế độ chiếm hữu nô lệ Vậy chủ nghĩa tư bản chính là cái phủ định của phủ định.

Một cây bắp chẳng hạn, khi đã tích lũy đủ chất dinh dưỡng và đủ lớn (tức là đã đủ lượng) có được cờ bắp, râu bắp Khi đó, cần có sự thụ phấn giữa hạt phấn và cơ quan sinh sản cái thì nó sẽ hình thành nên hạt bắp Quá trình thụ phấn chính là bước nhảy của cây bắp Kể từ khi còn là hạt bắp: khi hạt nảy mầm, nó phủ định lại hạt chưa nảy mầm, cây bắp phủ định hạt bắp đã nảy mầm, trái bắp phủ định cây bắp Vậy cây bắp là phủ định của phủ định và các giai đoạn khác cũng thế, nó cũng là phủ định của phủ định cái khác.

Một quả trứng sẽ là sự khẳng định ban đầu ở trong điều kiện được ấp qua quá trình phủ định lần 1 sẽ tạo ra gà mái con tiếp đó trải qua quá trình phủ định lần 2 tức là khi gà mái con lớn lên thì sẽ sinh ra nhiều quả trứng Đây chính là kết quả sự phủ định của phủ định Sự phát triển biện chứng thông qua mỗi lần phủ định biện chứng là sự thống nhất giữa loại bỏ, những kế thừa và phát triển Trải qua mỗi lần phủ định sẽ loại bỏ được những cái cũ, những vấn đề còn lạc hậu từ đó sẽ tạo ra được những cái mới hơn, những cái phù hợp hơn với sự phát triển.

Trong giai đoạn bạn học tiểu học chẳng hạn: quá trình học của bạn là quá trình tích lũy dần về lượng Khi bạn học lớp 5, sự tích lũy này đã đạt được đủ lượng cần thiết, chỉ cần bạn thực hiện một bước nhảy (thi tốt nghiệp) thành công nữa là bạn trở thành học sinh Trung học cơ sở, đây là sự thay đổi về chất Và khi bạn đã là một học sinh cấp 2, có sự khác biệt lớn đối với học sinh cấp 1, thì chính bạn đã phủ định lại cấp 1 Mà trước đó, khi bạn bước vào học cấp 1 (tiểu học thì bạn đã phủ định cấp mẫu giáo) Vậy xét trong phạm vi từ mẫu giáo đến cấp 2 thì: cấp 1 phủ định mẫu giáo, cấp 2 phủ định cấp 1, do đó cấp 2 là sự phủ định của phủ định.

1.2.2 Khái niệm của phủ định

Phủ định là sự xóa bỏ hoặc thay thế sự tồn tại của sự vật, sự việc này bằng sự vật, sự việc khác, sự phủ định này có thể tạo ra sự phát triển hoặc không.

Trong khi đó, trong triết học, phủ định là một phép biện chứng, dùng để chỉ sự phủ định đồng thời phải tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật.

Quá trình từ khi mới xuất hiện nụ hoa, sau đó nụ hoa dần phát triển và thụ tinh thành quả Khi đó, việc xuất hiện quả là sự phủ định biện chứng đối với bông hoa, nhưng chính quá trình chuyển hóa từ hình thái bông hoa thành quả lại là một quá trình đương nhiên, giúp giống loài đó tiếp tục phát triển và tồn tại trong tự nhiên.

Chúng ta có thêm một ví dụ “Thứ 7 này Hà không về quê” – từ phủ định “không”

“Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới” Từ phủ định “không” dùng để thông báo, xác định.

1.2.3 Khái niệm phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới.

Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ

Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất; sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.

Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động, phát triển không ngừng của sự vật.

Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ Điều đó có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ Đó là phủ định biện chứng.

Trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, iPhone 11 là sự phủ định đối với iPhone X Khi gieo trồng, cây lúa là sự phủ định biện chứng đối với hạt thóc Trong chăn nuôi, con gà đạp trứng ra đời là sự phủ định biện chứng đối với quả trứng Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự phủ định đối với xe đạp.

Xe ô tô là sự phủ định đối với xe máy Trong sự phát triển của gia đình, con giỏi hơn cha tức là con đã phủ định cha Ông cha ta thường hay nói “con hơn cha là nhà có phúc” là ý như vậy.

Nội dung của quy luật phủ định của phủ định

Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó Trong quá trình vận động của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra - sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó Sau khi sự phủ định hai lần phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển Ph Ăngghen đã đưa ra một thí dụ để hiểu về quá trình phủ định này: "Hãy lấy ví dụ hạt đại mạch Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làm bia, rồi tiêu dùng đi Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nế u nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hóa riêng, nó nảy mầm: hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống bình thường của cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt đại mạch mới, và khi hạt đại mạch đó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần 1 ".

Ví dụ trên cho thấy, từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai (những hạt thóc

1 Ăngghen (1877), Chống Đuy-ring, phần một chương 12 mới phủ đinh cây lúa), sự vật dường như quay trở lại sự khẳng định ban đầu (hạt thóc), nhưng trên cơ sở cao hơn (số lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượng hạt thóc cũng sẽ thay đổi.

Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó Trải qua nhiều lần phủ định, tức “phủ định của phủ định” sẽ tất yếu dẫn tới kết quả là sự vận động theo chiều hướng đilên của sự vật Tính chất chu kỳ của các quá trình phát triển thường diễn ra theo hình thức “xoáy ốc”, đó cũng là tính chất “phủ định của phủ định” Theo tính chất này, mỗi chu kỳ phát triển của sự vật thường trải qua hai lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại cơ bản của nó, trong đó hình thái cuối mỗi chu kỳ lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu chu kỳ đó nhưng trên cơ sở cao hơn về trình độ phát triển nhờ kế thừa được những nhân tố tích cực và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực qua hai lần phủ định.

Theo Lênin: “Từ khẳng định đến phủ định - từ sự phủ định đến “sự thống nhất” với cái bị khẳng định – không có cái đó, phép biện chứng trở thành một sự phủ định sạch trơn, một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi” Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất chung, phổ biến của sự phát triển: đó không phải là sự phát triển theo hình thức một con đường thẳng, mà phát triển theo hình thức con đường “xoáy ốc” Lênin đã khái quát con đường đó như sau: “Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường tròn xoáy ốc chứ không phải theo con đường thẳng 1 ”

Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển, đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc phản ánh quá trình phát triển vô tận tù thấp đến cao của sự vật, hiện tượng trong thế giới Trong quá trình phát triển của sự vật, phủ định biện chứng đã đóng vai trò là những

“vòng khâu” của quá trình đó.

1 V.I Lênin (2005), Toàn tập, Sđd t 26, tr 65

Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá trình phát triển của sự vật Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển Nhận xét về vai trò của qui luật này, Ăngghen đã viết: “Phủ định cái phủ định là gì? Là một qui luật vô cùng phổ biến và chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy”.

Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định

Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi đã trải qua các mắt xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển

Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá trình diễn ra quanh co, phức tạp, không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt lùi Trái lại là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận (V.I Lênin)

Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát; nhưng trong xã hội, sự xuất hiện mới gắn với nhận thức và hành động có ý thức của con người

Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thời gian nào đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn; vì vậy, cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng mới.

Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT NÀY TRONG VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT

Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Văn hóa là một khái niệm được biết đến, được hiểu và sử dụng rất rộng rãi trong đời sống con người hằng ngày Chúng ta có thể tìm kiếm rất nhiều định nghĩa về “văn hóa” từ các cơ quan, các nền tảng trên khắp Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung

Quan niệm của C Mác và Ph Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người Văn hoá là "thiên nhiên thứ hai" - thiên nhiên được con người cải biến, được nhân hoá, mang ý nghĩa và nội dung con người Văn hóa, về một phương diện nào đó, còn đóng vai trò là cơ sở, là nền tảng của sự phát triển xã hội, trở thành yếu tố cấu thành cơ sở, nền tảng tinh thần của xã hội” 1

Hay theo UNESCO đã định nghĩa rằng: “Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin” 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” 3

1 Trần Quốc Hoàn (2017), Phát triển văn hóa từ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Trường Đại học Xã hội và

2 Viện Thống kê UNESCO, Khung thống kê văn hóa UNESCO 2009 (FCS), tr.9

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3 Nxb Chính trị quốc gia, 2011, tr 448

Có thể thấy, văn hóa là một hệ thống các giá trị không chỉ vật chất mà còn là giá trị tinh thần do chính con người sáng tạo ra, tích lũy nó trong những hoạt động thực tiễn, thông qua những quá trình tương tác giữa con người với con người, hay con người với tự nhiên, xã hội và cả tương tác của con người với chính bản thân cũng có thể tạo ra văn hóa.

Vì như thế nên văn hóa khắc họa bản sắc dân tộc, nó mang và tập hợp những đặc điểm của từng dân tộc riêng biệt, tạo thành những nét đặc thù riêng cho cộng động đó, và lúc này văn hóa trở thành văn hóa dân tộc

Giá trị truyền thống là những yếu tố văn hóa, có thể là vật chất hay là tinh thần như tư tưởng, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, đạo đức,… được hình thành trong lịch sử của mỗi dân tộc, truyền lại từ đời này qua đời khác và trở nên ổn định theo năm tháng, chúng được dân tộc ấy lưu giữ lâu dài và phát triển lên cho phù hợp với dòng chảy thời gian

Mỗi dân tộc trên thế giới này, dù cho ít hay nhiều, dù cho phát triển hay kém phát triển, dù cho văn minh cao hay thấp, thì họ cũng đã và đang có những giá trị truyền thống của riêng mình, những giá trị truyền thống này sẽ phát triển thành một hệ thống Hệ thống giá trị truyền thống sẽ không mất đi trong quá trình truyền từ đời này sang đời khác mà sẽ càng ngày càng hoàn thiện hơn, càng trở nên đồ sộ hơn và trở thành bản sắc riêng của dân tộc đó Có thể nói giá trị truyền thống là kết tinh của những điều tốt đẹp nhất trong văn hóa của mỗi dân tộc, giúp cho dân tộc phát triển đi lên Vì vậy việc giữ gìn, phát huy và phát triển giá trị truyền thống rất là quan trọng đối với mỗi dân tộc

Trải qua hơn 4000 năm lịch sử thăng trầm và với sự đồng hành cùng 54 dân tộc anh em, Việt Nam đã và đang có một hệ thống giá trị truyền thống văn hóa đồ sộ mang đậm bản sắc dân tộc Điều đó thể hiện rõ nét nhất qua những hàng trăm năm lịch sử bị đô hộ, bị xâm lược bởi các thể lực hùng mạnh, nhưng không có gì khiến cho Việt Nam đánh mất đi những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc đó mà ngày càng được khẳng định và phát triển mạnh mẽ

Ta có thể thấy được những bản sắc dân tộc Việt Nam thể hiện trên nhiều khía cạnh của nền văn hóa, những tinh hoa đó được cộng đồng các dân tộc vun đắp nên qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước Thấy rõ nhất chính là lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc, là ý chí tự cường, là tinh thần đoàn kết và là sự gắn kết nhau giữa những đối tượng cá nhân với gia đình, làng xã, và Tổ quốc Không chỉ vậy dân tộc Việt Nam còn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thể hiện lòng nhân ái, sự khoan dung, trọng tình trọng nghĩa,… Một số giá trị khác được thể hiện qua đức tính cần cù, sự sáng tạo trong lao động hay tính giản dị trong lối sống Tất cả những điều trên gộp lại, đồng hành cùng nhau phát triển, tạo thành một hệ thống cơ sở những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam thật đặc sắc

Vậy nên, việc giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước và nó trở thành một phần nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam Đầu tiên, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam chính là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển, không bị đánh mất mình trong quá trình hội nhập.

Cốt cách con người được hiểu là hình thể, hình dáng của con người, bao gồm cả những nét về tính cách được hình thành trong suốt quá trình lớn lên và vận động Vậy nên cốt cách của dân tộc chính là toàn bộ đời sống vật chất tinh thần đã được hình thành trong lịch sử của dân tộc, nó mang tính chất bền vững, ổn định,… Những truyền thống văn hóa chính là cách thể hiện cốt cách dân tộc Giống như khái niệm ở trên nói, những truyền thống văn hóa được hình thành và len lỏi trong lòng dân tộc suốt thời gian lịch sử, nó là minh chứng cho sự phát triển của dân tộc

Vậy nên việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa chính là phương thức giữ gìn cốt cách dân tộc Đặc biệt là trong thời đại hội nhập, giao thoa giữa các nước trên thế giới. Việc nhiều nền văn hóa va chạm vào nhau là không thể tránh khỏi, thế nên chuyện tiếp thu văn hóa khác mà không có sự chọn lọc sẽ là một tác nhân có mối nguy hiểm tiềm tàng đối với một dân tộc Cốt cách dân tộc sẽ là một màng bảo vệ và là một lớp lọc để cho dân tộc ta “hòa nhập chứ không hòa tan”, tạo điều kiện thuận lợi nhất để dân tộc ta thích ứng và “dân tộc hóa” những văn hóa mới

Thứ hai, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam nhắc cho chúng ta nhớ về công lao dựng nước và giữ nước của ông cha ta, củng cố ý thức tự tôn của dân tộc, là tiền đề cho sự phát triển

Đánh giá quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị thuyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Những kết quả đạt được của việc giữ gìn và phát huy các giá trị thuyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất,“tư tưởng, đạo đức và lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực” 1

Có thể thấy được nhận thức, tư tưởng về việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc đã được phát triển, cụ thể là từ những lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam hướng đến và chúng đã được mang vào trong đời sống thực tế của nhân dân

Tại Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII (năm 1998) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", Đảng ta xác định nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những đặc trưng cơ bản để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2 Sau đó, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã được triển khai trên phạm vi cả nước, phong trào được toàn quốc hưởng ứng một cách nhiệt liệt và nó đã tác động vào một cách tích cực vào đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” đã được các cấp, các ngành, Mặt trận và các tổ chức thành viên quan tâm phối hợp, tích cực thực hiện và đã trở thành phong trào của toàn dân được thể hiện bằng tình cảm và hành động thiết thực nhất 3 Việc vận động mọi người tham gia chăm sóc, tu sửa, vệ sinh làm sạch đẹp các nghĩa trang liệt sĩ, thêm các hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển ngày càng rộng về mặt hình thức đã mang đến nhiều kết quả thiết thực đến người dân.

1 Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 03 – NQ/TW Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 16 tháng 7 năm 1998, Hà Nội.

2 Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là mục tiêu xuyên suốt, Truy cập từ: http://www.hanoimoi.com.vn/ban-in/Van- hoa/822665/giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-la-muc-tieu-xuyen-suot.

3 Thu Hoàn, Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”: kết quả, kinh nghiệm, Truy cập từ: https://ubmttq.backan.gov.vn/Pages/tin-tuc-su-kien-387/cac-cuoc-van-dong-522/toan-dan- doan-ket-xay-dung-nong-thon-moi-do-thi-van-minh-527/thuc-hien-cuoc-van-dong-toan 239ec2ceac782bd3.aspx Đảng luôn xác định văn hóa là mặt trận ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn vong và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng luôn nhất quán tư duy văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu và động lực phát triển bền vững đất nước 1 Đây là một nhận thức đúng đắn, góp phần hình thành những nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; phát huy tính năng động, tính tích cực của mỗi công dân; giúp cho sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích; giúp thế hệ trẻ tiếp thụ nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Như vậy, việc hình thành, xây dựng lối sống văn hóa tiến bộ đã dẫn đến việc hình thành những chuẩn mực tư tưởng và đạo đức mà cụ thể rõ ràng nhất trong thời kì hiện nay là lòng yêu nước và thương người Khi thế giới đã không còn chiến tranh vũ trang, chúng ta dần chuyển sang việc đấu tranh trên tư tưởng chính trị thì việc giữ gìn và phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc góp phần rất lớn việc củng cố lập trường của nhân dân. Thực tế cho thấy, hiện nay, các tầng lớp nhân dân đã, đang và sẽ luôn trân trọng, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, biết quan tâm đến con người trong cộng đồng, năng động, sáng tạo, sống có khát vọng và lập trường chính trị vững vàng, có mục đích rõ ràng, luôn hướng tới cái mới, cái khác biệt, tiếp thu xu hướng văn hóa tiến bộ lành mạnh từ bên ngoài 2

Thứ hai, việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hoá, lối sống đã được chú trọng hơn.

Chuyển biến từ trong nhận thức, tư tưởng đã giúp cho quan niệm đạo đức phát triển một cách tích cực Bên cạnh đạo đức về lòng thương người thì việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây hại đến văn hóa lối sống đã được chú trọng hơn

Tiêu biểu là việc đấu tranh những ảnh hưởng xấu trên mạng xã hội đã và đang được quan tâm Ở thế kỉ 21, lợi ích to lớn của việc phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp 4.0 với

1 Quan điểm về phát huy vai trò của văn hóa trong văn kiện đại hội lần thứ XIII của Đảng, Truy cập từ: https://hcma2.hcma.vn/tintuc/Pages/dua-nghi-quyet-dh-13-vao-cuoc-song.aspx?CateID42&ItemID787

2 Trần Thị Tuyết Mai (05/07/2021), Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa hiện nay, Truy cập từ: http://smot.bvhttdl.gov.vn/xay-dung-tu-tuong-dao-duc-loi-song-va-moi-truong-van-hoa-hien-nay những công nghệ kĩ thuật số và việc phủ rộng toàn cầu của mạng Internet đã giúp người dân tiếp cận thông tin nhanh hơn trước rất nhiều Nhưng vì vậy mà một đoạn thời gian đầu khi mới phủ sóng Internet, khi những quy định về không gian mạng vẫn còn nhiều bất cập thì việc những kẻ xấu lợi dụng điều đó tuyên truyền những thông tin sai sự thật, phản chính quyền, khiến cho lòng dân hoang mang

Và từ đó, một vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải làm sao để có thể giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội đến các tầng lớp nhân dân Chúng ta đã xác định được phương hướng giải quyết đó chính là giáo dục, cụ thể là thường xuyên giáo dục, định hướng giá trị nhân cách và lối sống tốt đẹp của con người, nâng cao sức đề kháng trước tác động tiêu cực của các trang mạng xã hội Làm cho giới trẻ thấm sâu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giáo dục, rèn luyện cho họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức phẩm chất tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn biết tự trọng, tự chủ trong suy nghĩ và hành động, từ đó xây dựng lối sống tốt đẹp, sống có tình thương và trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội 1

Như vậy, ta thấy được việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc là một điều kiện tất yếu để chúng ta có thể thích nghi với sự phát triển của thế giới, một màng lọc những yếu tố tiêu cực trong quá trình hội nhập và phát triển

Thứ ba, hệ thống chính sách pháp luật về văn hóa tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá.

Giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị thuyền thống văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Nhà nước ta bên cạnh việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cũng nghiêm cấm mọi hoạt động lợi dụng vấn đề tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân Bất kỳ ai, nếu vi phạm pháp luật dù với bất cứ lý do gì đều sẽ bị xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật.

Cần tăng cường quan sát các trang mạng xã hội, các hoạt động xã hội về các vấn đề tuyên truyền có biểu hiện lệch lạc, sai trái trong lĩnh vực tôn giáo để phát hiện kịp thời nhằm đưa biện pháp xử lý kịp thời theo quy định pháp luật.

Cần khuyến khích phát huy những giá trị tốt đẹp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt là giá trị nhân văn, hướng thiện của tôn giáo Động viên tín đồ, chức sắc tôn giáo phát huy những mặt tích cực, giá trị văn hóa của tôn giáo, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào tôn giáo.

Thứ hai, cần hoàn thiện chính sách góp phần cải thiện đời sống của dân tộc thiểu số.

Cần sớm ban hành luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoặc thay đổi trong luật ngân sách bảo đảm tỷ lệ chi ngân sách bắt buộc cho vùng đời sống đồng bào dân tộc thiểu số để có đủ nguồn lực cho chính sách dân tộc Đồng thời, cũng cần có những cơ chế để thu hút sự đóng góp nguồn lực của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao nguồn lực để tổ chức thực hiện được các chính sách đã ban hành. Việc ban hành chính sách cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng về các nguồn lực có thể huy động để thực hiện, tránh tình trạng chính sách ban hành mục tiêu cao nhưng nguồn lực không bảo đảm, dẫn tới chính sách “như một loại quả đẹp” nhưng “không ăn được”.

Cần rà soát lại các chương trình, chính sách về dân tộc để tích hợp xây dựng một chương trình, đề án có tầm cỡ quốc gia để phát triển tổng thể kinh tế – xã hội vùng đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm không chồng chéo về nội dung và địa bàn; đồng thời, có sự kết nối giữa các chính sách Chương trình tổng thể lớn này có sự phối hợp của các bộ, ngành khác nhau, trong đó có một cơ quan chủ trì, tránh tình trạng có nhiều chương trình do nhiều bộ, ngành khác nhau cùng quản lý.

Chúng ta không thể xây dựng chính sách riêng cho từng dân tộc nhưng vẫn phải bảo đảm chính sách phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số, thậm chí là đối với từng nhóm dân tộc, từng dân tộc khác nhau Vì vậy, khi xây dựng những chính sách chung trên cả nước hoặc cho vùng có cả đồng bào dân tộc thiểu số và đa số cùng thụ hưởng, cần chú ý đến đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số để bảo đảm đồng bào được thụ hưởng đầy đủ các chính sách (ví dụ như trong thực hiện Chương trình 135, cần tăng cơ cấu vốn đầu tư cho các dự án phát triển sản xuất, đào tạo cán bộ… để đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng nhiều hơn)

Thứ ba, kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực; chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "quét sạch chủ nghĩa cá nhân", nguồn gốc của mọi sự tham nhũng, tiêu cực, hư hỏng ngay trong các ngành văn hoá, các cơ quan làm công tác văn hoá.

Các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị.Từng tổ chức cơ sở đảng cần hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là của bí thư cấp ủy các cấp Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại đấu tranh với những biểu hiện vi phạm Đồng thời, có cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dám đấu tranh, bảo đảm ngăn chặn kịp thời mọi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay từ cơ sở Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần tích cực, chủ động và kịp thời bổ sung những nội dung phù hợp; phối hợp chặt chẽ với công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong phát hiện, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm Từng cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp nắm rõ thực trạng và nguy cơ của tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay trong tổ chức mình; kịp thời phát hiện sớm và ngăn chặn hiệu quả mọi biểu hiện vi phạm Tăng cường hơn nữa vai trò, hiệu quả hoạt động của BanChỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, các cơ quan nội chính, ủy ban kiểm tra các cấp cũng như các cơ quan pháp luật.

Coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.Có thấm nhuần đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên mới giữ gìn được lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng và mọi tệ nạn xã hội Chính phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là sức “đề kháng” mạnh mẽ chống lại mọi suy thoái, biến chất Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XI và Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng đã chỉ rõ những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên và những giải pháp cơ bản để khắc phục, ngăn ngừa Trong tình hình hiện nay, cùng với việc thực hiện quyết liệt các giải pháp nêu trên, cần bổ sung thêm những biện pháp, những cách làm mới, thiết thực Đổi mới công tác quản lý, kê khai tài sản của đảng viên đối với chi bộ; tăng cường các biện pháp giáo dục, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên Nếu như những biểu hiện “lệch chuẩn”, sự suy thoái về đạo đức, lối sống sớm được phát hiện, chấn chỉnh từ nơi đảng viên công tác, thì sự tha hóa, tham nhũng sẽ được ngăn chặn kịp thời.

Gắn liền với “xây”, việc “chống” phải được tăng cường thông qua đẩy mạnh nâng chất phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, ý thức cộng đồng, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, bài trừ văn hóa phẩm độc hại, tệ nạn xã hội, hủ tục, thực hiện có hiệu quả kế hoạch liên tịch phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý nhân hộ khẩu, quản lý đối tượng Phát huy trách nhiệm của Công an Phường, đặc biệt cảnh sát khu vực, lực lượng chính trị nòng cốt trong đấu tranh đánh bắt nhưng không khoán trắng cho lực lượng Công an, mà phải huy động cho được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đặc biệt phải đấu tranh kiên quyết với bọn tội phạm hình sự, mại dâm, ma túy làm trong sạch và chuyển hóa các địa bàn trọng điểm Phải khống chế cho được các đối tượng cố ý và có nhiều khả năng gây bất ổn cho đời sống an lành người dân.

Thứ tư,tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của môi trường văn hóa trong sự phát triển bền vững, cũng như nội dung của xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh.

Chú trọng xây dựng văn hoá ứng xử lành mạnh trong xã hội, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục của gia đình và xã hội; nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết; trọng tình nghĩa, trọng công lý và đạo lý xã hội Xây dựng các quy tắc ứng xử văn minh trong các cơ quan công quyền, trong cộng đồng, nhất là trong không gian mạng, trong giới văn nghệ sĩ.Chú trọng các phong trào hạt nhân, như phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa và phong trào thi đua người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến Thường xuyên chú trọng công tác tôn vinh, khen thưởng những điển hình tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, lối sống, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Tiếp tục đẩy mạnh việc nêu gương người tốt, việc tốt; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực; đồng thời, phê phán, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện, xây dựng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách: Để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, là nền tảng tinh thần của xã hội, nhất thiết phải có hệ thống pháp luật hướng tới việc bảo vệ các giá trị, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa tốt đẹp, bảo vệ, tôn trọng quyền làm chủ của người khác, của cộng đồng Thông qua vai trò quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, dùng luật pháp để điều chỉnh hành vi con người cho phù hợp, nhằm dần trở thành ý thức tự giác của mỗi người, hướng tới thực hiện chuẩn mực về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa.

Thứ năm, quan tâm đầu tư, đào tạo nguồn lực xây dựng môi trường văn hóa.

Phải có cơ chế, chính sách đầu tư, đào tạo nguồn lực, trước tiên là củng cố bộ máy cơ quan nhà nước đủ mạnh để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng này Có chính sách phát triển văn hóa tương ứng với phát triển kinh tế, đầu tư về nguồn lực con người, nguồn lực tài chính nhằm hoàn thiện các thể chế, thiết chế văn hóa phục vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Tiếp tục đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa – giáo dục – y tế – thể dục thể thao nhưng không phải để bớt đi gánh nặng của Nhà nước, mà vấn đề là để khai thác phát huy mọi tiềm năng thế mạnh, thu hút các nguồn lực để phát triển văn hóa- xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần, tăng mức hưởng thụ văn hóa/đầu người Xã hội hóa không chỉ “tiền” mà quan trọng hơn là phải huy động được sức người, sức của, kể cả tâm huyết của xã hội, đặc biệt là phải kế thừa phát triển cho được truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, vận động thu hút được những công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ quản lý văn hóa xã hội tiên tiến Đa dạng hóa các loại hình, nhưng các cơ sở văn hóa công cộng phải giữ vai trò định hướng, phải tăng cường vai trò quản lý kiểm tra, giám sát của Nhà nước, có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình tích cực lành mạnh, hạn chế những trường hợp ngược lại, đồng thời có những loại hình Nhà nước phải đầu tư, tài trợ … Thông qua xã hội hóa để phát huy được sứùc mạnh tổng hợp, khai thác có hiệu quả nhất các nguồn lực để có lợi nhất cho việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần người dân, đẩy nhanh tốc độ phát triển đất nước, Quận nhà.

KẾT LUẬN

Tóm lại, nhờ quy luật phủ định của phủ định, ta có thể nhận thức đúng đắn về xu hướng của sự phát triển của sự vật, quá trình đó không theo đường thẳng mà sẽ quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau Chu kỳ sau luôn tiến bộ hơn chu kỳ trước Quá trình phát triển của nước ta cũng diễn ra theo quy luật đó Nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước tạo tiền đề phủ định nền kinh tế tập trung, bao cấp làm nền cho sự phát triển cao hơn của xã hội hay nói cách khác là xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, với việc thế giới hội nhập trở thành xu thế khách quan thì Việt Nam hay bất kì nước nào khác cũng không thể nằm ngoài xu thế đó Hội nhập sẽ là con đường tất yếu của nước ta Thế nhưng, có một vấn đề đặt ra là hội nhập như thế nào là đúng Bằng việc chủ động hội nhập trên cơ sở tự khẳng định, phủ định, vượt qua chính mình để đồng thời tăng cường nhận thức hơn về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Hơn nữa,trong quá trình đó, ta còn tìm thấy những điểm hạn chế trong truyền thống đã cản trở bước tiến bộ nhằm hạn chế, khắc phục Sau khi đã nhận thức điều này, ta sẽ có thể kết hợp một cách hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, giữ lấy những tinh hoa của bản sắc dân tộc, hạn chế, loại bỏ dần các yếu tố lỗi thời, đẩy mạnh giao lưu học hỏi với thế giới, đem giá trị truyền thống lan rộng Với những bước phát triển vượt bậc gần đây, Việt Nam tự hào sẽ phát huy sức mạnh, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, tận dụng sức mạnh dân tộc và ưu thế thời đại để toàn lực phát triển đất nước và từng bước khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ GD&ĐT Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lênin” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 3 Nxb Chính trị quốc gia, 2011.

3 GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN: Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị.

4 Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 03 – NQ/TW Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngày 16 tháng 7 năm 1998, Hà Nội

5 Admin (31/8/2021), Ví dụ về phủ định biện chứng Truy cập từ https://acthan.vn/ vi-du-ve-phu-dinh-bien-chung/.

6 Adminfisrtreal (14/1/2022), Ví dụ về quy luật phủ định của phủ định Truy cập từ https://firstreal.com.vn/vi-du-quy-luat-phu-dinh-cua-phu-dinh-trong-hoc-tap/.

8 I Can (13/6/2022), Tóm tắt nội dung quy luật phủ định của phủ định Cho ví dụ? Truy cập từ https://hocluat.vn/vi-tri-vai-tro-noi-dung-khai-quat-cua-quy- luat-phu-dinh-cua-phu-dinh/

9 Nguyễn Văn Chuộng (1/11/20216), Ảnh hưởng của Internet và các trang mạng xã hội đến lối sống của thanh niên hiện nay, Truy cập từ: https://hatinh.dcs.vn/thong-tin-tu-tuong-so-45-thang-112016/news/anh-huong- cua-internet-va-cac-trang-mang-xa-hoi-den-loi-song-cua-thanh-nien-hien.html.

10 Luật sư Nguyễn Văn Dương (14/04/2022), Quy luật phủ định của phủ định và vận dụng quy luật này trong hoạt động thực tiễn Truy cập từ https://luatduonggia.vn/quy-luat-phu-dinh-cua-phu-dinh-va-van-dung-quy-luat- nay-trong-hoat-dong-thuc-tien/

11 PGS.TS Phạm Văn Dương (03/02/2021), Những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc việt nam được thể hiện trong cuộc chiến chống đại dịch covid-19,

Truy cập từ: http://smot.bvhttdl.gov.vn/nhung-gia-tri-truyen-thong-quy-bau-cua- dan-toc-viet-nam-duoc-the-hien-trong-cuoc-chien-chong-dai-dich-covid-19/.

12 Sơn Phước Hoan, Hướng tiếp cận trong xây dựng và triển khai chính sách dân tộc trong giai đoạn mới, Tạp chí Cộng sản, số 9/2014

13 Trần Quốc Hoàn (2017), Phát triển văn hóa từ quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới., Trường Đại học Xã hội và Nhân văn ĐHQG – HCM.

14 Thu Hoàn, Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”: kết quả, kinh nghiệm, Truy cập từ: https://ubmttq.backan.gov.vn/Pages/tin-tuc-su-kien-387/cac-cuoc-van-dong-522/ toan-dan-doan-ket-xay-dung-nong-thon-moi-do-thi-van-minh-527/thuc-hien- cuoc-van-dong-toan 239ec2ceac782bd3.aspx.

15 ThS Hồ Thanh Hớn (5/8/2015), Vai trò của pháp luật trong giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống, Truy cập từ: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/1038-vai-tro-cua-phap- luat-trong-giu-ginva-phat-huy-van-hoa-truyen-thong.html.

16 ThS Nguyễn Văn Hùng (10/06/2020), Thực trạng và một số giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay Truy cập từ https://tcnn.vn/news/detail/

47668/Thuc-trang-va-mot-so-giai-phap-phong-chong-tham-nhung-o-Viet-Nam- hien-nay.html

17 Hoàng Thị Hương, Tăng cường tính thực tiễn của các chương trình phát triển kinh tế – xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8/2008

18 Trần Thị Tuyết Mai (05/07/2021), Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và môi trường văn hóa hiện nay, Truy cập từ: http://smot.bvhttdl.gov.vn/xay-dung-tu- tuong-dao-duc-loi-song-va-moi-truong-van-hoa-hien-nay.

19 Nguyễn Nam (24/5/2022), Ví dụ quy luật phủ định của phủ định Truy cập từ https://luathoangphi.vn/vi-du-ve-quy-luat-phu-dinh-cua-phu-dinh/.

Ngày đăng: 21/02/2024, 07:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w