Giải pháp phát triển kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa...12PHẦN KẾT LUẬN...18 Trang 4 PHẦN MỞ ĐẦUVới tư cách là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luậtphủ đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Đề tài:
QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO THỰC TIỄN.
Lớp học phần: 2152MLNP0221
Người hướng dẫn: Phạm Thị Hương
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
ST
T
Họ và tên Chức trách Công việc được giao Mức độ hoàn thành
54 Phạm Mai Khương Thành viên Thuyết trình
55 Đỗ Thúy Lan Nhóm trưởng Thuyết trình, đề
cương
56 Đỗ Hoàng Hà Linh Thành viên Tìm tài liệu
57 Hoàng Thị Thùy Linh Thành viên Tìm tài liệu
58 Lương Văn Linh Thành viên Tìm tài liệu
59 Nguyễn Văn Linh Thành viên Tìm tài liệu
61 Tống Nga Linh Thành viên Powerpoint, làm word
62 Nguyễn Thị Khánh Ly Thành viên Powerpoint
63 Dương Hoàng Mai Thành viên Tìm tài liệu
64 Phan Thanh Mạnh Thành viên Tìm tài liệu
65 Nguyễn Thị Ngọc Minh Thành viên Tìm tài liệu
66 Nguyễn Thị Nhật Minh Thư kí Tìm tài liệu
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH 4
I KHÁI NIỆM 4
II TÍNH CHẤT 4
III NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT 6
IV Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 7
I KINH TẾ VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI TỪ NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 7
1 Thực trạng 7
2 Những ưu điểm của việc chuyển biến 9
3 Những hạn chế 10
4 Nguyên nhân của hạn chế 11
II PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA 11
1 Phương hướng khắc phục hạn chế và phát triển kinh tế nhà nước trong xu hướng toàn cầu hóa 11
2 Giải pháp phát triển kinh tế trong xu hướng toàn cầu hóa 12
PHẦN KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Với tư cách là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luậtphủ định của phủ định có vai trò quan trọng trong việc chỉ ra con đường phát triển củacác sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy Phủ định biện chứng làquá trình phủ định bao hàm trong nó những nhân tố tích cực của cái bị phủ định Vì vậy,phủ định biện chứng mang tính kế thừa những yếu tố tích cực và gạt bỏ những yếu tốkhông phù hợp với sự phát triển của cái mới Chúng ta nói về phủ định biện chứng, songchưa hiểu và chưa nắm được thực chất của nó Vì vậy, làm rõ quan điểm phủ định biệnchứng và vận dụng một cách đúng đắn, thích hợp vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta làđiều hết sức cần thiết
Trong hoàn cảnh hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sựnghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn mới mẻ
và hết sức phức tạp, gắn bó giữa việc nhận thức quy luật khách quan với phát huy vai tròchủ động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; là kết quả một quá trìnhtìm tòi, thể nghiệm lâu dài, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ, từ chưa sâu sắc đếnngày càng sâu sắc hơn Tuy vậy, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, vẫn còn một số hạn chế, yếu kém
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như những điều kiện khách quan vàchủ quan ở Việt Nam, nhóm chúng em lựa chọn đề tài: “ Quy luật phủ định của phủ định
và áp dụng quy luật phủ định của phủ định vào phân tích sự thay đổi của nền kinh tếViệt Nam” làm đề tài thảo luận của mình
Trang 5CHƯƠNG 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
I KHÁI NIỆM
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật của phép biện chứng duyvật, chỉ ra khuynh hướng, hình thức, kết quả của sự phát triển của chúng thông qua sựthống nhất giữa tính thay đổi và tính kế thừa trong sự phát triển; nghĩa là sự vật hiệntượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, nó phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đếnphức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
Nói đến khái niệm phủ định biện chứng, trước hết ta hiểu phủ định nói chung là
sự xóa bỏ hoặc thay thế sự tồn tại của sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượngkhác, sự phủ định này có thể tạo ra sự phát triển hoặc không Trong khi đó, trong triếthọc, phủ định là một phép biện chứng, dùng để chỉ sự phủ định đồng thời phải tạo ranhững điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật
Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo điềukiện cho sự phát triển Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thaythế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật hiện tượng cũ với sự vật, hiệntượng mới Phủ định biện chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là
“mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộhơn so với sự vật, hiện tượng cũ
II TÍNH CHẤT
Phủ định biện chứng có tính khách quan, nó thể hiện ở chỗ: nguyên nhân của sựphủ định nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng Sự vật, hiện tượng tự phủ địnhmình do mâu thuẫn bên trong nó gây ra, là kết quả đấu tranh của các mặt đối lập và quátrình tích lũy về lượng dẫn đến nhảy vọt về chất, quá trình đó hoàn toàn không phụthuộc vào ý thức của của con người Một đặc trưng quan trọng khác là tính kế thừa - làloại bỏ các yếu tố không phù hợp, cải tạo các yếu tố còn phù hợp ở sự vật, hiện tượng cũ
để đưa vào sự vật, hiện tượng mới Tức là, phủ định biện chứng không phải là sự phủđịnh sạch trơn Cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, chỉ loại bỏ những yếu tố đã lỗi thời, lạchậu, cản trở sự phát triển của cái mới ở cái cũ, đồng thời giữ lại và cải biến những yếu tốtích cực cho phù hợp với cái mới từ cái cũ Ngoài ra, phủ định biện chứng còn có tínhphổ biến, biểu hiện ở chỗ nó diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; tính
đa dạng, phong phú thể hiện ở nội dung và hình thức của nó
Trang 6Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là sau một số (ít nhất là hai) lần phủđịnh, sự vật, hiện tượng phát triển có tính chu kỳ theo đường xoáy ốc mà thực chất của
sự phát triển đó là sự biến đổi, trong đó giai đoạn sau vẫn bảo tồn những gì tích cực đãđược tạo ra ở giai đoạn trước Với đặc điểm này, phủ định biện chứng không chỉ khắcphục được hạn chế ở sự vật, hiện tượng cũ; mà còn gắn chúng với sự vật, hiện tượngmới; gắn sự vật, hiện tượng được khẳng định với sự vật, hiện tượng bị phủ định Vì vậy,phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển
Tính kế thừa của phủ định biện chứng
Kế thừa biện chứng là khái niệm dùng để chỉ việc sự vật, hiện tượng mới ra đờivẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp để chuyển sang chúng; loại bỏyếu tố không còn thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở cho sự phát triểncủa sự vật, hiện tượng mới Đặc điểm của kế thừa biện chứng là duy trì các yếu tố tíchcực của sự vật, hiện tượng bị phủ định dưới dạng vượt bỏ, các yếu tố chọn giữ lại sẽđược cải tạo, biến đổi để phù hợp với sự vật, hiện tượng mới Giá trị của sự kế thừa biệnchứng chịu sự quy định bởi vai trò của yếu tố phù hợp được kế thừa; do vậy việc giữ lạiyếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định làm cho sự vật, hiện tượng mới cóchất giàu có hơn, phát triển cao hơn, tiến bộ hơn Kế thừa biện chứng đối lập với kế thừasiêu hình – là việc đối tượng giữ lại nguyên si những gì bản thân nó đã có ở giai đoạnphát triển trước, không tự mình rũ bỏ những yếu tố đã tỏ ra lạc hậu, hết thời, không cònphù hợp, thậm chí còn ngáng đường, ngăn cản sự phát triển tiếp theo của chính nó, củađối tượng mới
Kế thừa biện chứng đảm bảo mối dây liên hệ thông suốt bền chặt giữa đối tượngmới với đối tượng cũ, giữa nó với quá khứ của chính nó Trong trường hợp này, nhữngyếu tố còn tỏ ra phù hợp với đối tượng mới từ đối tượng cũ nhưng vẫn cần phải chịu sựcải tạo mạnh mẽ cho phù hợp với bản chất mà đối tượng mới đang tạo lập và những yếu
tố mới hẳn mà đối tượng mới đang ra sức xây dựng, bổ sung, là nội dung của khâu trunggian, của cái trung giới (Hegel), của bước chuyển, của sự quá độ từ cũ sang mới Trongcái trung giới chứa đựng cả yếu tố cũ, lỗi thời đang dần mất đi, và những yếu tố mớiđang xuất hiện, đang trưởng thành và sẽ dần được khẳng định
Do vậy, đường xoáy ốc dùng để chỉ sự vận động của những nội dung mang tính kếthừa có trong sự vật, hiện tượng mới nên không đi theo đường thẳng, mà diễn ra theođường tròn không nằm trên một mặt phẳng tựa như đường xoáy trôn ốc Đường xoáy ốc
là hình thức diễn đạt rõ nhất đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng ở tính kế thừaqua khâu trung gian, tính lặp lại, nhưng không quay lại và tính tiến lên của sự phát triển.Theo V.I.Lênin : “ Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dướimột hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển cóthể nói là theo đường trôn ốc chứ không phải đường thẳng.” Như vậy, sự phát triểndường như lặp lại, nhưng trên cơ ở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của quy
Trang 7luật phủ định của phủ định Mỗi vòng mới của đường xoáy ốc thể hiện trình độ pháttriển cao hơn và sự nối tiếp nhau các vòng của đường xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sựphát triển từ thấp đến cao.
III NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫnbên trong của sự vật quy định Mỗi lần phủ định đều là kết quả của sự đấu tranh vàchuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập trong bản thân sự vật, đó là sự đấu tranh giữamặt khẳng định và mặt phủ định Sự phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ chuyểnthành cái đối lập với mình Phủ định lần thứ hai, sự vật mới này lại chuyển thành cái đốilập với nó, trở lại cái ban đầu, nhưng không giống nguyên như cũ mà trên cơ sở cao hơn
Phủ định của phủ định xuất hiện với tư cách là cái tổng hợp tất cả những yếu tốtích cực đã được phát triển từ trước, nó có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn,không phiến diện như cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất Sự phủ địnhcủa phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuấtphát của một chu kỳ phát triển mới tiếp theo
Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính tất yếu tiến lên của sự vận động của
sự vật và hiện tượng Sự phát triển đi lên đó không diễn ra theo con đường thẳng màtheo đường xoáy trôn ốc Hình ảnh “đường xoáy trôn ốc” diễn tả được rõ ràng tính chấtbiện chứng của sự phát triển, nói lên được tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên của sựvận động Mỗi vòng mới của đường xoáy trôn ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từthấp đến cao
Khi nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định, chúng ta không nên hiểu máymóc là tất cả các sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất đều thông qua hai lần phủđịnh thì hoàn thành một chu kỳ phát triển Có sự vật trải qua hai lần phủ định thì hoànthành một chu kỳ phát triển nói lên khuynh hướng tiến lên của nó, cũng có sự vật bốn,năm lần hoặc nhiều hơn Ví dụ: Vòng đời của giống tằm: Trứng - tằm - nhộng - bướm -trứng Ở đây là bốn lần phủ định
IV Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Thứ nhất, quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật,
hiện tượng; sự thống nhất giữa tính tiến bộ và tính kế thừa của sự phát triển; sau khi trảiqua các mắt xích chuyển hóa, có thể xác định được kết quả cuối cùng của sự phát triển
Thứ hai, quy luật này giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là
quá trình diễn ra quanh co, phức tạp, không hề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không
có những bước thụt lùi Trái lại là không biện chứng, không khoa học, không đúng vềmặt lý luận (V I Lênin)
Trang 8Thứ ba, quy luật này giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới, ra đời
phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao về chất trong sự phát triển.Trong tự nhiên, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng mới diễn ra tự phát; nhưng trong xãhội, sự xuất hiện mới gắn với nhận thức và hành động có ý thức của con người
Thứ tư, tuy sự vật, hiện tượng mới thắng sự vật, hiện tượng cũ, nhưng trong thời
gian nào đó, sự vật, hiện tượng cũ còn mạnh hơn Vì vậy, cần ủng hộ sự vật, hiện tượngmới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật; biết kế thừa có chọn lọc những yếu tốtích cực và hợp lý của sự vật, hiện tượng cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và
sự phát triển của sự vật, hiện tượng mới
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO PHÂN
TÍCH SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
I KINH TẾ VIỆT NAM CHUYỂN ĐỔI TỪ NỀN KINH TẾ KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG SANG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1 Thực trạng
Sau khi miền Bắc giành độc lập, được sự giúp đỡ của các nước XHCN và dựa vàokinh nghiệm của các nước đó, đất nước ta bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế kế hoạchhoá tập trung dựa trên hình thức sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất Với sự nỗ lực củanhân dân ta và sự giúp đỡ tận tình của nhân dân các nước XHCN khác, mô hình kinh tế
kế hoạch hoá đã phát huy được tính ưu việt của nó, từ một nền kinh tế lạc hậu và phântán, bằng công cụ kế hoạch hoá Nhà nước đã tập trung vào tay mình một lực lượng vậtchất quan trọng về đất đai tài sản và tiền bạc để ổn định đất nước và phát triển kinh tế.Trong một nền kinh tế cùng một lúc tồn tại cả ba loại hình: kinh tế tự cung tự cấp, nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung và nền kinh tế hàng hoá Đó là thực tế khách quan tồn tạisau năm 1975 nhưng chúng ta vẫn tiếp tục chủ trương xây dựng kinh tế chỉ huy như ởmiền Bắc trước đây Do các quan hệ kinh tế đã thay đổi làm xuất hiện hàng loạt các hiệntượng tiêu cực Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp có sự phân phối một cáchmạnh mẽ mọi sản phẩm lao động, giá cả thì ấn định trước theo những chỉ tiêu của Nhànước Điều này dẫn đến việc những quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá cả, quyluật cung cầu, quy luật giá trị bị vi phạm nghiêm trọng, làm cho tình hình lưu thông tiền
tệ, giá cả không kiểm soát được, đặc biệt là trong những năm 80, lạm phát nước ta đã lênđến 3 con số làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn và tình hình kinh tế nước talâm vào tình trạng khủng hoảng Tài nguyên thiên nhiên bị phá hoại, môi truờng bị ônhiễm, sản xuất kém hiệu quả, Nhà nước thực hiện bao cấp tràn lan Những việc đó đã
Trang 9gây ra rất nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế, sự tăng trưởng kinh tế gặp nhiều khó khăn,sản phẩm trở nên khan hiếm, ngân sách bị thâm hụt nặng nề, thu nhập từ nền kinh tếkhông đủ tiêu dùng, tích luỹ hàng năm hầu như không có, vốn đầu tư chủ yếu vào vay vàviện trợ của nước ngoài Nền kinh tế bị hoàn toàn tê liệt và dân chúng bị đói kém khókhăn Giai đoạn khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng nhất là các năm 1983, 1984,
1985 Lạm phát bị đẩy lên mức 700-800%, tem phiếu phân phối thiếu thốn, người dânkhông đủ lương thực Bốn mặt hàng dân dụng phụ thuộc lớn vào viện trợ của Liên Xô làxăng dầu, lương thực, bột mì, bông xơ phục vụ ngành dệt; phân bón thì lượng viện trợgiảm dần Kinh tế đất nước gần như kiệt quệ
Áp lực kinh tế này đã dẫn đến quyết định sống hay chết là "Đổi Mới" vào năm
1986, đó là kết quả của giải quyết mâu thuẫn tự có của nền kinh tế tự cung tự cấp ViệtNam đã áp dụng một loạt các cải cách hướng về nền kinh tế thị trường nhằm "cởi trói"các hoạt động sản xuất và phân phối trước kia bị chi phối bởi quá nhiều luật lệ dưới thờibao cấp Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đổi mớitoàn diện đất nước, nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh tế Đường lối đổi mới của Đảng
đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ
+ Trong công nghiệp, Quyết định 217 HĐBT tháng 11/1987 trao quyền tự chủ sảnxuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế, lấy thu bùchi, xóa dần bao cấp, giảm bớt các chỉ tiêu pháp lệnh, khuyến khích các thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh mở rộng sản xuất để thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp.Tháng 12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài với nhiều khoản ưu đãi được công bố đồng thờikhuyến khích việc xuất khẩu
+ Một trong những thành tựu kinh tế to lớn của thời kỳ đổi mới là phát triển sảnxuất nông nghiệp mà nội dung cơ bản là khoán gọn đến hộ nông dân, thừa nhận hộ nôngdân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn đã đánh dấu sự mở đầu của thời kỳ đổi mớitrong nông nghiệp và nông thôn nước ta Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng
ra Nghị quyết số 10 NQ/TW đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp Cùng với Nghị quyết
10, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới khuyến khích nôngnghiệp và kinh tế nông thôn phát triển theo hướng kinh tế hàng hoá
Trước đây do chủ quan nóng vội muốn xây dựng một nền kinh tế thuần khiếtXHCN, Nhà nước ta đã xây dựng một nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoátập trung cao độ với thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu mà không chú
ý đến yếu tố thị trường, hàng hoá sản xuất ra được định giá sẵn và không tuân theonhững quy luật của thị trường Trên thực tế, cơ chế kinh tế đó đã là vật cản đối với sựphát triển kinh tế Do đó nền kinh tế hàng hoá ra đời là tất yếu, đó là kết quả của giảiquyết mâu thuẫn tự có của nền kinh tế tự cung tự cấp Hai thành phần kinh tế quốcdoanh và thành phần kinh tế tập thể vẫn giữ vai trò chủ đạo trong đường lối phát triểnkinh tế
Trang 10Những bước đổi mới quan trọng của Đảng và Nhà nước là sự thừa nhận của cácthành phần kinh tế khác như thành phần kinh tế tư bản tư nhân Với sự chuyển đổi đó,phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở kinh tế của sản xuất hàng hoá chẳngnhưng không mất đi, trái lại ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Từ kinhnghiệm tiên tiến được tổng kết, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đánh dấu chính thứckhởi xướng công cuộc đổi mới, tạo bước ngoặt mới, cơ bản trong sự nghiệp xây dựng vàphát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Bên cạnh những ngành nghề mới ra đời và phát triển đó, những ngành nghề cổtruyền có tiếng không chỉ trong nước mà cả thế giới, có tiềm năng lớn mà trước đây bị
cơ chế kinh tế cũ làm mai một nay được phục hồi và phát triển Ngoài việc chuyển đổi
tư tưởng mạnh mẽ về sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, tính
kế thừa trong công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta còn được thể hiện trong việc tiếp tụcduy trì và phát huy công cụ kế hoạch hoá một cách linh hoạt bằng việc kết hợp “bàn tay
vô hình” với “bàn tay hữu hình”
Nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung phụ thuộc hoàn toànvào sự quản lý của Nhà nước đã chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tôntrọng những quy luật khách quan của thị trường như quy luật giá trị, quy luật cạnhtranh nhưng không phải để cho những quy luật này tự do chi phối điều tiết thị trường
mà ở đây có sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện vừa với tư cách là một chủ thể kinh tếhoạt động kinh doanh trên thị trường, vừa với tư cách là một chủ thể quản lý, bằngnhững chính sách linh hoạt của mình để điều tiết hoạt động của thị trường Như vậy nềnkinh tế mới không thổi phồng, tuyệt đối hoá vai trò kinh tế của Nhà nước tới mức phủnhận thủ tiêu vai trò của chủ thể kinh tế của các công ty, xí nghiệp, các tổ chức sản xuấtkinh doanh độc lập
2 Những ưu điểm của việc chuyển biến
Trước đó Nhà nước độc quyền phân phối mà nay đã có tham gia của các doanhnghiệp tư nhân Các cơ quan hành chính không còn can thiệp quá sâu vào hoạt động sảnxuất kinh doanh mà chỉ được đảm nhận đúng vai trò của mình Nhà nước đóng vai tròđịnh hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bìnhđẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực củaNhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo
vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sáchphát triển Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế-xã hội
Tạo động lực để các doanh nghiệp đổi mới, phát triển công nghệ, về quy trình sảnxuất, quản lý, về các sản phẩm để có thể cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thịtrường Trong nền kinh tế thị trường, nếu lượng cầu hàng hóa cao hơn lượng cung, thì
Trang 11giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, mức lợi nhuận cũng tăng khuyến khích người sản xuất tănglượng cung Người sản xuất nào có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn thì cũng có tỷ suất lợinhuận cao hơn, cho phép họ tăng quy mô sản xuất, và do đó các nguồn lực sản xuất sẽchảy về phía những người sản xuất hiệu quả Những người sản xuất có cơ chế sản xuấtkém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp, khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sứccạnh tranh kém sẽ bị đào thải Do đó, nền kinh tế thị trường tạo ra động lực để các doanhnghiệp có thể đổi mới, phát triển mình, bởi khi các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh vàđáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải đổi mới về công nghệ, về quytrình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình.
Nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh vì vậy muốn tồn tại phải luôn có giảipháp cải tiến, từ đó có thể thanh lọc những người thực sự có năng lực, đào thải những aiyếu kém Ở nền kinh tế thị trường thì con người mong muốn tìm ra phương án cải tiếncho phương thức làm việc, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm và là nơi để pháthiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng những người có năng lực tốt, nâng cao quy trình quản
lý kinh doanh, cũng là nơi để đào thải những nhà quản lý chưa đạt được hiệu quả cao
Tạo xu thế liên doanh, liên kết đẩy mạnh giao lưu kinh tế, đất nước có cơ hộiđược tiếp xúc được chuyển giao công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý từ các nước pháttriển để thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam đã không ngừng
mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương với nhiều đối tác,dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực (trao đổi hàng hóa, đầu tư sản xuất, mở rộngquan hệ tài chính - tín dụng, hợp tác khoa học kỹ thuật), tạo ra môi trường kinh doanhtrong nước thuận lợi và khai thác hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho quátrình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước
3 Những hạn chế
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mặc dù có những thành tựu to lớn nhưng nócũng có rất nhiều mặt hạn chế:
- Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN diễn rachậm, nhất là nhận thức về bản chất và nguyên tắc vận hành của kinh tế thị trường địnhhướng XHCN nên đã tạo ra sự thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và những bất cập trongquá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, do vậy chưa phát huy được tối đa tiềmlực để phát triển kinh tế
- Trong những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chưa tương xứng vớitiềm năng; kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệuquả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc;cung ứng điện cũng chưa đáp ứng yêu cầu
Trang 12- Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạnchế, kém hiệu quả; đầu tư còn dàn trải; quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp nói chungcòn nhiều yếu kém; việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nướccòn nhiều bất cập.
- Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng,chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện,
hệ thống thị trường hình thành và phát triển chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lựccòn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và hiện tại đang cản trở sự phát triển,việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm vàgặp nhiều khó khăn
Bên cạnh đó trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Namgiai đoạn này ngày càng cho thấy rõ chính trong quá trình phát triển của mình, kinh tếthị trường luôn tiềm ẩn những nguy cơ thất bại bởi nó làm xuất hiện mâu thuẫn sâu sắcvới truyền thống, làm tăng tính bất ổn của xã hội và khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo
4 Nguyên nhân của hạn chế
Sự phát triển của kinh tế thị trường không hoàn toàn phù hợp với tiềm năng, cũngnhư năng lực của mỗi người, khả năng của mỗi người cũng khác nhau, có người nắm bắtđược cơ hội và xu thế trở nên giàu có cũng có người không bắt kịp thời đại mà dần thụtlùi rồi trở nên nghèo khổ Dần lâu họ lại càng có ít có cơ hội tiếp cận và không thể đảmbảo những điều kiện sống cơ bản, tối thiểu Từ đó bất công xã hội cũng từ từ tăng caobởi nền kinh tế càng phát triển các dịch vụ hay chi phí xã hội cũng chủ yếu đáp ứng cácnhu cầu đời sống của người giàu TS Phùng Đức Tùng - viện trưởng viện nghiên cứuphát triển Mekong đã nhận định rằng: “Tăng trưởng GDP mang lại lợi ích cho ngườigiàu còn người nghèo được hưởng lợi rất ít và ngày càng ít đi”
Kinh tế thị trường là nền kinh tế hướng đến lợi nhuận là chủ yếu mà không chútrọng quan tâm đến các vấn đề xã hội, điều này làm gia tăng nhanh những hành vi vượtngoài tầm kiểm soát của pháp luật, các tệ nạn diễn ra tràn lan và ngày một phổ biến, tácđộng đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lí, hành vi của một bộ phận nhân dân nhất làthanh thiếu niên
Kinh tế thị trường phát triển đồng nghĩa với xuất hiện nhiều hơn khuynh hướngchạy theo lợi nhuận đơn thuần, hay nguy cơ “thương mại hóa” (cái gì có tiền mới làm,cái gì không có tiền, dù cần cũng không làm) Nền kinh tế thị trường là nền kinh tếhướng đến lợi nhuận, vì lợi nhuận nên làm tất cả Một quan điểm khó có thể chấp nhậnlà: Sức lao động trở thành hàng hóa hay nói cách khác vì để thu lại được lợi nhuận caohơn các đối tượng lao động phải làm quá nhiều việc mà vượt quá số tiền mà họ nhận
Trang 13được Bên cạnh đó họ còn có thể lạm dụng tài nguyên của xã hội, làm cạn kiệt nguồn tàinguyên gây ô nhiễm môi sống của con người, do đó hiệu quả kinh tế - xã hội khôngđược đảm bảo.
II PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH KINH TẾ NHÀ NƯỚC
TRONG XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA
1 Phương hướng khắc phục hạn chế và phát triển kinh tế nhà nước trong xu
hướng toàn cầu hóa
Theo dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIItrình Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra rõ mục tiêu cần làm là xây dựng và pháttriển nền kinh tế thị trường Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa Đó là nền kinh tế thịtrường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh
tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh" phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Do đó, để cóthể phát triển, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, cần có phướng hướng, cải cách cụthể trong bối cảnh của đất nước hiện nay
Mục tiêu tổng quát
- Bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô,phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tếcao hơn mức bình quân của 5 năm 2016 - 2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển,
có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp
- Thực hiện các giải pháp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóngphục hồi ảnh hưởng kinh tế do đại dịch gây ra
- Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống hạnh phúc của nhân dân
- Chú trọng bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý và ứng phóhậu quả biến đổi khí hậu
- Tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắcđộc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường hoàbình, ổn định để phát triển đất nước
- Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế và vị thế, uy tíncủa Việt Nam trên trường quốc tế