Tiểu luận cuối kỳ quy luật phủ định của phủ định và vận dụng quy luật này vào việc tìm hiểu chủ trương, đường lối của đảng về xây dựng

27 2 0
Tiểu luận cuối kỳ quy luật phủ định của phủ định và vận dụng quy luật này vào việc tìm hiểu chủ trương, đường lối của đảng về xây dựng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tạo ra nền tảng và kiến thức cần thiết để chúng em có thể nắm bắt, phân tích và giải quyết vấn đề.Thành công luôn đi kèm với nỗ lực, và chùng em đã trải qua nhiều tuânnghiên cứu với đề t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIT HỌC MC - LÊNIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀ VẬNDỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO VIỆC TÌM HIỂU CHỦ

TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ XÂYDỰNG, PHT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM

TIÊN TIN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Việc hoàn thành một bài tiểu luận có thể được coi là một chặng đường nghiên cứu khoa học nhỏ, và đối với sinh viên như chúng em, nó là một thách thức không về dễ dàng Chún gem muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ThS Trần Thị Phương, người đã chia sẻ những tri thức và đam mê của mình để truyền đạt kiến thức quý báu cho chúng em Cô đã không ngừng hỗ trợ và tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình viết tiểu luận tạo ra nền tảng và kiến thức cần thiết để chúng em có thể nắm bắt, phân tích và giải quyết vấn đề.

Thành công luôn đi kèm với nỗ lực, và chùng em đã trải qua nhiều tuân

nghiên cứu với đề tài “Quy luật phủ định của phủ định và vận dụng quy luậtvào việc tìm hiểu chủ trương, đường lối của đảng về xây dựng, phát triểnnền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đạm đà bản sắc dân tộc ” Không thiếu

những khó khan và thách thức, những nhờ sự hỗ rợ của cô, chúng em đã vượt qua mọi khó khăn Mặc dù chúng em đã cố gắng vận dụng những iến thức đã học được trong học kỳ qua để hoàn thành tiểu luận này, những với sự thiếu inh nghiệm và hạn chế kiến thức, chắc chắn sẽ có những thiếu sót không tránh khỏi Chún gem mong được nhận xét, ý kiến đóng góp và phê bình từ cô để bài tiểu luận trên hoàn thiện hơn.

Chúng em cũng xin cảm ơn bạn bè, anh chị người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo chúng em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, tạo điều kiện cho chúng em hiểu thêm về những kiến thức thực tế.

Một lần nữa, nhóm chúng em xin cảm ơn Cô vì đã giảng dạy và trang bị kiến thức cần thiết để phục vụ cho môn học cũng như làm hành trang cho cuộc sống của chúng em sau này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH 2

1.1 Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng 2

1.2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng 3

1.3 Nội dung quy luật của phủ định biện chứng 4

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng của phủ định 5

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY VÀO VIỆC TÌM HIỂU CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG, PHT TRIỂN NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM TIÊN TIN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC 6

2.1 Chủ trương xây dựng nền văn hóa XHCN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam 7

2.2 Đặc trưng của nền văn hóa XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 9

2.3 Đánh giá chung thực trạng việc xây dựng nền văn hóa XHCN tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay 10

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trên chặng đường phát triển văn hóa, Đảng và nhà nước Việt Nam đã đặt ra những văn kiện quan trọng, từ “Đề cương văn hóa năm 1943” đầu tiên, nhằm tích lũy kinh nghiệm và lý luận, để góp phần định hình tư duy văn hóa của thời kỳ Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đông thời kết hợp chiến lược đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.

Thành tựu nổi bật như nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hệ thống dân chủ XHCN với nhà nước pháp quyền đã được xây dựng và phát triển bền vững Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và văn hóa, sự cân nhắc đúng đắn giữa hai yếu tố này trờ thành quyết định quan trọng Coi trọng hội nhập kinh tế là bước quan trọng nhằm thoát nghèo và đồng thời, giữ sự hội nhập văn hóa cũng là mối quan tâm hang đầu để không bị mất đi bản sắc văn hóa dân tộc

Điều quan trọng nhất là phát triển văn hóa không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà còn là trách nhiệm của cả đảng, toàn dân và xã hội Văn hóa được coi là cốt lỗi, là hồn của dân tộc, và sự giữ gìn bản sắc văn hóa là bảo vệ cho tồn tại của dân tộc Điều này đặt ra yêu cầu cần có chiến lược phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế, nhưng vẫn giữu được đặc trưng riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc Tóm lại, để tìm hiểu và làm rõ vấn đề trên nhóm chúng em quan tâm và

chọn đề tài: “Quy luật phủ định của phủ định và sự vận dụng quy luật này vào tìmhiểu chủ trương, đường lối của đảng về xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” để làm đề tài cho tiểu luận này Cuốn tiểu luận

này tập trung vào phân tích phép phủ định biện chứng và ứng dụng thực tiễn của nó trong vấn đề xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Trang 6

CHƯƠNG 1

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH1.1 Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng:

Trong quá trình phát triển của triết học từ xưa đến này, các nhà triết học và các trường phái triết học đã trình bày các quan niệm đa dạng về sự phủ định, tùy thuộc vào thế giơi quan và phương pháp của mỗi trường phái Một trong những quan niệm nổi bật là quy luật phủ định của phủ định theo chủ nghĩa Mác – Lênin Chủ nghĩa Má – Lênin cho rằng trong thế giơi này, mọi sự vật và hiện tượng đều trải qua quá trình tồn tại, phát triển và mất đi, được thay thế bằng sự vật và hiện tượng khác Quy luật này bắt nguồn từ sự thay đổi không ngừng và liên tục của sự vật, được triết học gọi là “ sự phủ định của phủ định”.

Ví dụ: Vòng đời của con tằm bao gồm: Trứng – tằm – nhộng – ngài –trứng Sự xuất hiện của “tằm” đã xóa bỏ sự tồn tại của “trứng” nên tằm làphủ định của trứng.”Nhộng” sinh sôi, tằm không còn là tằm nên “nhộng” làsự phủ định của “tằm” “Ngài” phát triển từ “nhộng”, xóa bỏ sự tồn tại của“nhộng” nên “tằm” là phủ ddingj của “nhộng” Cuối cùng, trứng mới ra đờitừ ngài, bắt dầu một quá trình mới Trứng chính là sự phủ định của “ngài”.

Quan điểm biện chứng cho rằng phủ định là khâu cơ bản của bất kỳ sự phát triển nào Đó là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trên cơ sở mất đi của cái cũ và xuất hiện cái mới tiến bộ hơn, là quá trình giải quyết những mẫu thuẫn bên trong của bản than sự vật bị phủ định

Ví dụ:Một ví dụ thực tế về phủ định biện chứng có thể được hiểuthông qua quá trình xã hội tự chế độ phông kiến đến xã hội chủ nghũa Sựphủ định này xảy rra khi lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuấtphong kiến không còn đáp ứng được sự phát triển của xã hội.

Trang 7

1.2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng:

Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan tínhkế thừa Ngoài ra còn có tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

Thứ nhất, tính khách quan của phủ định biện chứng bắt nguồn từ sự phủ định nằm ngay bên trong bản than của sự vật và hiện tượng Đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong của bản thân nó, tạo ra khả năng cái mới thay thế cái cũ (lượng đổi dẫn dến chất đổi, cái mới ra đời thay thế cái cũ) Phủ định biện chứng tạo điều kiện, làm tiền đề cho sự phát triển Vì vậy, phủ định biện chứng là sự tự than phủ định.

Ví dụ: Hạt giống khi ta đem gieo xuống đất và có đủ điều kiện về nước, đất, ánh sáng, độ ẩm, không khí,… tất yếu sẽ nảy mầm thành cây con, do sự tác động chính của các yếu tố bên trong chính hát giống(đó là lá mầm, than mầm, chồi mầm,…), đó là cái vốn có của hạt giống đó, làm cho hạ giống đó nảy mầm thành cây con Khi đó, cây con sẽ là cái phủ định của hạt giống.

Thứ hai, tính kế thùa của phủ định biện chứng được thể hiện thông qua việc phủ định biện chứng là kết quả của sư phát triển tự than của sự vật, cho việc nó không có sự phá hủy hoàn toàn cái cũ Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, là sự phát triển tiêp tục của cái cũ trên cơ sở bỏ đi những mặt tiêu cực, thừa thãi, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực.

Ví dụ:Ban đầu, các điện thoại di động xuất hiện với tính năng cơ bản, giới

hạn trọng việc thực hiện cuộc gọi và nhắn tin Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, xuất hiện sự phản đối và mâu thuẫn bởi người tiêu dung, điện thoại di động đã phát triển thành điện thoại thông minh nhiều tính năng tiên tiến hơn.

Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là nhân tố khắc phục cái cũ, mà còn gắn liền cái cũ với cái mới, cái khẳng định với cái phủ định Vì vậy, phủ định biện chứng trở thành mắt xích, khuynh hướng tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển.

Trang 8

1.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định:

Quy luật phủ ddingj của phủ định thể hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuân trong bản than sư vật quyết định Mỗi lần phủ định là sự đấu tranh và chuyển đổi giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và mặt phủ định Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra khiến cho sự vật cũ biến thành cái đối lập với sự khẳng định mới.Sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới với tư cách là sự phủ định của phủ định đối lập với sự phủ định quay trở lại chỗ cũ nhưng không còn nguyên vẹn như sự vật cũ mà trên nền tảng cao hơn, toàn diện hơn.

Phủ định của phủ định là sự thống nhất biện chứng giữa khẳng định và phủ định, là kết quả của sự tổng hợp giữa khẳng định ban đầu và phủ định ban đầu cũng như tất cả các yếu tố tích cực trong giai đoạn phủ định Sự tổng hợp này là sự chắt lọc các giai đoạn đã qua nên nội dung phong phú và toàn diện hơn Kết quả của sự phủ định của phủ định là sự kết thúc của một chu kỳ phát triển và là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo Mọi chuyện tiếp tục phát triển một cách biện chứng Cứ như thế, những điều mới lại càng trở nên mới hơn Theo triết học Mác - Lênin, quy luật phủ định của phủ định là quy luật phổ quát của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư tưởng.

Trong chuỗi những phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi phủ định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển hơn nữa của sự vật tiếp theo của nó Sau sự phủ định tiếp theo, nhưng thiết lập lại bản gốc mới, cao hơn, nó thể hiện rõ sự tiến bộ của sự việc Những lần phủ định tiếp theo đó được gọi là sự phủ định của phủ định Phủ định của phủ định xuất hiện cái mới như là một sự tổng hợp và kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ, và những điểm tích cực ấy sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển trong những lần phủ định tiếp theo.Vì thế, mới là kết quả phủ định của phủ định có nội dung toàn diện và tiến bộ hơn những lời khẳng định ban đầu và cái phủ định sau đó Do đó, sự phát triển diễn ra thông qua sự phủ định biện chứng Sẽ tạo ra một xu hướng tăng bền vững - nhưng không phải là một đường thẳng hình chiếc nhẫn Nhận xét về con đường này, V.I Lênin viết:“Sự phát triển hình như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo đường tròn ốc chứ không theo đường thẳng ”

Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng phát triển tất yếu của sự vật - xu hướng phát triển Nhưng sự phát triển này không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo đường “xoắn ốc”.

Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính phát triển lên Mỗi vòng của đường "xoáy ốc" luôn thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc".

Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối quan hệ, sự kế thừa ở khâu trung gian giữa cái bị phủ định và sự phủ định; vì có kế thừa cho nên phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà là tiền đề cho sự phát triển của sự vật.Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự vật mới và tạo nên tính chu kì của sự phát triển.

Trang 9

Ví dụ về quy luật phủ định của phủ định:

- Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) Phủ định lần 1 tạo ra gà mái con Sau đó phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên)sinh ra nhiều quả trứng.

- Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) Phủ định lần 1 tạo ra cây lúa Sau đó phủ định lần 2 là cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.

- Ở cả hai câu trên, chúng ta thấy có một chu kỳ phát triển: Từ một quả trứng ban đầu đến nhiều quả trứng mới Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mơi Từ một đến nhiều tức là đã có sự phát triển lên nấc thang cao hơn.

1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng về phủ định:

Quy luật phủ ddingj của phủ định đã chỉ rõ sự phát triển là khuynh hướng chung, là tất yếu của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan Tuy nhiên, quá trình phát triển không diễn ra theo đường thẳng nhưng quanh co phức tạp, phải trải qua nhiều lần phủ định, nhiều khâu trung gian Điều đó giúp chúng ta tránh được cách nhìn phiến diện, giản đơn trong việc nhận thức các sự vật, hiện tượng, đặc biệt là các hiện tượng xã hội, và do vậy cần phải kiên trì đổi mới, khắc phục khuynh hướng bi quan, chán nản, dao động trước những khó khăn của sự phát triển.

Phải có cái nhìn biện chứng trong khi phê phán cái cũ, cần phải biết sàng lọc, kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ, tránh thái độ "hư vô chủ nghĩa", "phủ định sạch trơn" Vì vậy, một quan niệm chân chính về sự phát triển phải là một thái độ ủng hộ cái mới, đấu tranh cho cái mới, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm hãm sự phát triển Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần ủng hộ lối sống mới, đạo đức mới cũng như những lý thuyết khoa học mới.

Trang 10

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO VIỆC TÌM HIỂU CHỦ TRƯƠNG,ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG ĐỂ XÂY DỰNG, PHT TRIỂN NỀN VĂN

HÓA VIỆT NAM TIÊN TIN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC2.1 Chủ trương xây dựng nền văn hóa XHCN tiên tiến đậm đà bảnsắc dân tộc ở Việt Nam:

Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định các chủ trương, biện pháp sau:

Một là, củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mọi mặt đời sống Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ Xã hội hóa các hoạt động văn hóa, chú trọng nâng cao đời sống văn hóa ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn

Hai là, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng Tiếp tục phát triển nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm những phương thức thể hiện và phong cách nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng và bồi dưỡng lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, khắc phục yếu kém, nâng cao tính khoa học, sức thuyết phục của hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật

Ba là, phát triển hệ thống thông tin đại chúng Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt, yêu cầu của thời kỳ mới Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế mặt tiêu cực,

Bốn là, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa; đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước con người Việt

Trang 11

Nam với thế giới; mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin đối thoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa, báo chí, xuất hiện Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước; giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam; thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả.

Trang 12

2.2 Đặc trưng của nền văn hóa XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

1 - Giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là những giá trị xã hội tốt đẹp nhất, ước mơ ngàn đời của loài người, cho nên cũng là mục tiêu phấn đấu của chủ nghĩa xã hội Vì vậy, đây là đặc trưng phổ quát, có tính bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện sự khác nhau căn bản, sự tiến bộ hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ xã hội trước đó Xã hội tư bản có đời sống vật chất và tiện nghi rất cao; dân có thể giàu, nước có thể mạnh, nhưng từ trong bản chất của chế độ xã hội tư bản, ở đó không thể có công bằng và dân chủ: nhà nước là nhà nước tư sản; giàu có là cho nhà tư bản; sự giàu mạnh có được bằng quan hệ bóc lột Trong xã hội như vậy, người dân không thể là chủ và làm chủ xã hội.

Xây dựng xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” là quá trình vô cùng khó khăn, gian khổ và lâu dài trong hoàn cảnh và điều kiện Việt Nam - một nước còn nghèo, đang phát triển, chưa có “nền đại công nghiệp” (điều kiện cần thiết để xây dựng chủ nghĩa xã hội như C.Mác đã chỉ rõ), v.v Nhưng để trở thành xã hội xã hội chủ nghĩa với những đặc trưng nêu trên, không có cách nào khác là toàn Đảng, toàn dân ta phải nỗ lực sáng tạo, chiếm lĩnh các đỉnh cao của xã hội Và, Việt Nam đang từng bước đạt tới các mục tiêu cần có trong hiện thực.

Đảng ta đã vạch ra phương hướng, chính sách cụ thể, có cơ sở lý luận - thực tiễn để thực hiện trong hiện thực: “nước mạnh” gắn với “dân giàu”, “công bằng” và “văn minh”, bảo đảm “dân chủ”; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức; phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hoàn thiện nhà nước pháp quyền với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; v.v

2 - Xã hội “do nhân dân làm chủ”.

“Làm chủ” được coi là bản chất và quyền tự nhiên của con người, bởi xã hội là xã hội của loài người, xã hội đó do con người tự xây dựng, tự quyết định sứ mệnh của mình; tuy nhiên trong thực tiễn lại là chuyện khác Lịch sử đấu tranh cho tiến bộ của nhân dân các dân tộc trên thế giới chính là lịch sử đấu tranh giành và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Chỉ đến chủ nghĩa xã hội, nhân dân mới thực sự có được quyền đó Cho nên “nhân dân làm chủ xã hội” là đặc trưng quan trọng và quyết định nhất trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Đặc trưng này không thể tách rời những yêu cầu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Nói dân giàu, nước mạnh chính là thể hiện vai trò chủ thể của nhân dân đối với nhà nước - dân là chủ “Dân chủ” trong đặc trưng nêu trên chính là nền dân chủ của xã hội - xã hội vận hành theo chế độ và nguyên tắc dân chủ Và chính nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng thể hiện xã hội “do nhân dân làm chủ” Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta; với bản chất nêu trên, nó vừa là mục tiêu, lại vừa là động lực của sự phát triển đất nước Để có một xã hội do nhân dân thực sự làm chủ, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để bảo đảm “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, công chức phải là “công bộc” của nhân dân, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ.

3 - “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”.

Để có được một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, điều tiên quyết là xã hội đó phải có một nền kinh tế phát triển Bởi vì kinh tế là lực lượng vật chất, nguồn sức mạnh

Trang 13

nội tại của cơ thể xã hội, nó quyết định sự vững vàng và phát triển của xã hội Đến lượt mình, nền kinh tế đó chỉ có thể phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại Mác đã khẳng định: chủ nghĩa xã hội chỉ thực hiện được bởi “một nền đại công nghiệp” Nền đại công nghiệp phát triển trên cơ sở khoa học - công nghệ, là hiện thân và là yếu tố tạo nên lực lượng sản xuất hiện đại Lực lượng sản xuất hiện đại quyết định việc nâng cao năng suất của nền sản xuất - yếu tố quy định sự phát triển lên trình độ cao của phương thức sản xuất mới Trên cơ sở đó thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa tiến bộ phù hợp để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Với các nội dung và lô-gíc vận động như đã luận giải trên, Đảng ta đã tập trung phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà trước mắt là hoàn thiện thể chế của nó; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, nhằm xây dựng một lực lượng sản xuất hiện đại để có một nền kinh tế phát triển cao - điều kiện bảo đảm cho sự phát triển bền vững xã hội xã hội chủ nghĩa.

4 - “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Nếu như “nền kinh tế phát triển cao” là nội lực, là sức mạnh vật chất cho phát triển xã hội thì văn hóa là nguồn lực tinh thần bên trong của phát triển xã hội Văn hóa là tinh hoa con người và dân tộc, tinh hoa xã hội và thời đại; bởi vậy, nó là sức mạnh con người và dân tộc, sức mạnh xã hội và thời đại Mỗi nền văn hóa phải kết tinh tinh hoa và sức mạnh thời đại để tiến tới đỉnh cao thời đại, đồng thời phải chuyển hóa chúng thành các giá trị của dân tộc, làm đậm đà thêm bản sắc riêng của mình Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vì vậy, chính là mục tiêu của xã hội xã hội chủ nghĩa, đồng thời là động lực và sức mạnh thúc đẩy xã hội đó phát triển Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần kế thừa và phát huy những giá trị, tinh hoa văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc; đồng thời, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và văn hóa thời đại để phát triển văn hóa Việt Nam thực sự là nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và sức mạnh cho xã hội phát triển Hơn nữa, bản chất xã hội xã hội chủ nghĩa là tiến bộ, khoa học và nhân văn Cho nên, chủ nghĩa xã hội đồng chất và cùng chiều với văn hóa; phấn đấu cho những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội cũng chính là phấn đấu cho những giá trị văn hóa - xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội văn hóa cao Những phẩm chất, những giá trị của xã hội xã hội chủ nghĩa là những phẩm chất và giá trị phổ quát của xã hội tương lai Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội đại đồng không tồn tại những bản sắc riêng biệt Xã hội xã hội chủ nghĩa là một vườn hoa muôn sắc các phẩm chất, các giá trị, ở đó bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng người khác nhau phải được độc lập tồn tại, tôn vinh, phát huy, phát triển Chính vì vậy, Đảng ta chủ trương phát triển nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc; thống nhất trong đa dạng, làm phong phú diện mạo văn hóa Việt Nam.

5 - “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.

Nói đến cùng, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, quá trình phấn đấu đạt tới những giá trị của xã hội xã hội chủ nghĩa đều là vì con người Con người là thực thể cao nhất của giới tự nhiên, nó là sản phẩm của thiên nhiên nhưng cao siêu và bí ẩn gấp ngàn lần thiên nhiên Bởi con người có trí tuệ và tình cảm, có khát vọng và khả năng chiếm lĩnh những đỉnh cao hiểu biết để tạo cho mình một thế giới Người - thế giới Văn hóa Cho nên lịch sử của loài người là lịch sử con người đấu tranh xóa bỏ mọi lực cản thiên nhiên và xã hội để vươn tới một xã hội cao đẹp nhất - xã hội đó chính là xã hội xã hội chủ nghĩa Bản chất xã hội xã hội

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan