1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hãy chọn một loại hàng hoá và đóng vai người sản xuất ra loại hàng hoá đó để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hoá đó đối với xã hội

15 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy chọn một loại hàng hoá và đóng vai người sản xuất ra loại hàng hoá đó để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hoá đó đối với xã hội?
Tác giả Vũ Thị Hồng Thắm, Lê Hoàng Thắng, Lê Thắng, Đỗ Thiên Thanh, Nguyễn Ngân Thanh, Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Như Thanh, Thái Mỹ Thanh, Trần Lan Thanh, Trần Thị Thu Thanh, Lâm Gia Thành, Trần Minh Thành, Trần Nguyễn Trung Thành, Quách Minh Thành, Bùi Hà Phương Thảo
Người hướng dẫn Phạm Thị Bích Ngần
Trường học Đại Học Y Dược Tp.HCM
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Báo cáo vấn đề thảo luận
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 263,53 KB

Nội dung

Điểm chung đó không phải là giá trị sử dụng mặc dù giá trị sử dụng làyếu tố cần thiết để quan hệ trao đổi được diễn ra.Nếu gạt giá trị sử dụng hay tính có ích của các sản phẩm sang một b

Trang 1

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

- -BÁO CÁO VẤN ĐỀ THẢO LUẬN 1

Đề tài: Hãy chọn một loại hàng hoá và đóng vai người sản xuất

ra loại hàng hoá đó để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hoá đó đối với xã hội? Phân tích trách nhiệm xã hội của mình đối với người tiêu dùng, cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí

aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Trang 2

Môn học: Kinh tế chính trị Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Bích Ngần Nhóm sinh viên thực hiện: Tổ 28 – Lớp DCQ21C

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Hàng hoá

1.1 Khái niệm hàng hoá

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán

Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường Hàng hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể (hữu hình) như lương thực, quần áo, tư liệu sản xuất, hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình) như dịch vụ vận tải, chữa bệnh, Có nghĩa là, hàng hóa bao gồm tất cả các sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất và phi vật chất

1.2 Thuộc tính của hàng hoá và phân tích những loại thuộc tính

Mọi hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị

Họ và tên MSSV

Vũ Thị Hồng Thắm 511216434

Lê Hoàng Thắng 511216435

Đỗ Thiên Thanh 511216437 Nguyễn Ngân Thanh 511216438 Nguyễn Ngọc Thanh 511216439 Nguyễn Thị Như Thanh 511216440 Thái Mỹ Thanh 511216441 Trần Lan Thanh 511216442 Trần Thị Thu Thanh 511216443 Lâm Gia Thành 511216444 Trần Minh Thành 511216445 Trần Nguyễn Trung Thành 511216446 Quách Minh Thành 511216447 Bùi Hà Phương Thảo 511216448

Trang 3

1.2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người

Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất

Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định Chính công dụng đó làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng Ví dụ như, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn

Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Nền sản xuất càng phát triển, khoa học - công nghệ càng hiện đại, càng giúp con người phát hiện thêm các giá trị sử dụng của sản phẩm Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao Chẳng hạn như than đá ngày xưa chỉ được dùng làm chất đốt (đun, sưởi ấm), khi khoa học - kĩ thuật phát triển hơn nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua Vì vậy, người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội, thông qua trao đổi, mua bán Điều đó đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của xã hội

Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên của thực thể hàng hóa đó quyết định, thế nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất

1.2.2 Giá trị

Trang 4

Để nhận biết được thuộc tính giá trị của hàng hóa, cần xét trong mối quan

hệ trao đổi

Ví dụ, có một quan hệ trao đổi như sau: xA = yB

Ở đây, số lượng X đơn vị hàng hóa A được trao đổi lấy số lượng y đơn vị hàng hóa B Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao đổi

Giá trị hàng hóa là thuộc tính của hàng hóa, là công sức của người sản xuất để có thể tạo ra hàng hóa đó Hiểu một cách đơn giản thì giá trị của hàng hóa chính là giá trị lượng lao động mà người sản xuất đã bỏ ra Chúng được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết

Vấn đề đặt ra là: tại sao giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại trao đổi được với nhau, với những tỷ lệ nhất định?

Sở dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau là vì giữa chúng có một điểm chung Điểm chung đó không phải là giá trị sử dụng mặc dù giá trị sử dụng là yếu tố cần thiết để quan hệ trao đổi được diễn ra

Nếu gạt giá trị sử dụng hay tính có ích của các sản phẩm sang một bên thì giữa chúng có điểm chung duy nhất: đều là sản phẩm của lao động; một lượng lao động bằng nhau đã hao phí để tạo ra số lượng các giá trị sử dụng trong quan

hệ trao đổi đó

Trong trường hợp quan hệ trao đổi đang xét, lượng lao động đã hao phí để tạo ra x đơn vị hàng hóa A đúng bằng lượng lao động đã hao phí để tạo ra y đơn

vị hàng hóa B Đó là cơ sở để các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau trao đổi được với nhau theo tỷ lệ nhất định; một thực thể chung giống nhau là lao động

xã hội đã hao phí để sản xuất ra các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau Lao động xã hội đã hao phí để tạo ra hàng hóa là giá trị hàng hóa

Vậy, giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử Khi nào có sản xuất và trao đổi

Trang 5

hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi Khi trao đổi người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn giấu trong hàng hóa với nhau

Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh, người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận và hàng hóa phải được bán đi

1.2.3 Mối liên hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị

Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập Như vậy, giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính của hàng hóa thể hiện qua hai mặt thống nhất và đối lập

1.2.4 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá

Sở dĩ hàng hoá có hai thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng

Lao động cụ thể là sự hao phí sức lao động giữa một ngành nghề chuyên môn nhất định Lao động này tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá

Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hoá không kể đến các hình thức cụ thể của nó Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá

2 QUY LUẬT CẠNH TRANH

2.1 Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa và thông qua đó thu được lợi ích tối đa

2.2 Quy luật cạnh tranh

Quy luật cạnh tranh là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hoá Quy luật cạnh tranh yêu cầu, khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sản xuất kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh

Trang 6

Cạnh tranh có thể diễn ra trong những lĩnh vực khác nhau như: cạnh tranh chiếm các nguồn nguyên liệu; cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, giành nơi đầu

tư, các hợp đồng, các đơn đặt hàng,…

Cạnh tranh có nhiều loại: cạnh tranh giữa người mua với người bán (người mua luôn muốn mua được giá rẻ, trong khi, người bán lại muốn bán được giá cao), cạnh tranh giữa người bán với nhau hoặc giữa người mua với nhau,…

Vì vậy trong kinh tế thị trường cạnh tranh là tất yếu khách quan, nó xuất phát từ mục đích của các chủ thể tham gia thị trường là lợi nhuận tối đa Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở lên thường xuyên và quyết liệt

Để làm rõ hơn về phạm vi cạnh tranh, ta chia hai kiểu cạnh tranh là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành

a Cạnh tranh trong nội bộ ngành

Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất

Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó

Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hóa Cùng một loại hàng hóa được sản xuất ra trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau, do điều kiện sản xuất (điều kiện trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động ) khác nhau, cho nên hàng hóa sàn xuất ra có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hóa được trao đổi theo giá trị mà thị trường chấp nhận

Theo C Mác, “Một mặt, phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó; mặt khác,

Trang 7

lại phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất

ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”

b Cạnh tranh giữa các ngành

Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất

Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau Vì vậy, cạnh tranh giữa các ngành cũng trở thành phương thức để thực hiện lợi ích của các chủ thể thuộc các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện kinh tế thị trường

Cạnh tranh giữa các ngành là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh doanh ở các ngành sản xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất

Kết quả của cạnh tranh phân bổ lại nguồn lực và thu nhập của các chủ thể

ở các ngành khác nhau, hình thành những tỷ lệ cân đối nhất định giữa các ngành trong từng thời kỳ phù hợp với nhu cầu của xã hội

2.3 Tác động của cạnh tranh

2.3.1 Tác động tích cực

Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất

Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, từ đó kéo theo sự đổi mới về trình độ tay nghề, tri thức của người lao động Kết quả là, cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh hơn

Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi của các chủ thể kinh tế đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh Hơn nữa, mọi hoạt động của các chủ thể kinh

tế hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục đích thu lợi nhuận tối

đa, muốn vậy ngoài việc hợp tác, họ cũng cạnh tranh với để có được những điều

Trang 8

kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất Thông qua đó, nền kinh tế thị trường không ngừng được hoàn thiện hơn

Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt trong việc phân bổ các nguồn lực

Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc cạnh tranh để phân bổ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả Theo đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để có được

cơ hội sử dụng các nguồn lực phục vụ cho sản xuất kỉnh doanh

Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận tối đa Chỉ có những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thì mới bán được và do đó người sản xuất mới có lợi nhuận Vì vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, làm cho nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng

2.3.2 Tác động tiêu cực

Khi thực hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh, cạnh tranh có thể dẫn tới các tác động tiêu cực như:

Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại đến môi trường kinh doanh

Khi các chủ thể thực hiện các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí các thủ đoạn xấu để tìm kiếm lợi thế sẽ làm xói mòn môi trường kinh doanh, thậm chí xói mòn giá trị đạo đức xã hội Do đó, các biện pháp, thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành mạnh cần được loại trừ

Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội

Để giành ưu thế trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực mà không phát huy vai trò của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, không đưa vào sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội Trong những trường hợp như vậy, cạnh tranh đã làm cho nguồn lực xã hội bị lãng phí

Trang 9

Ba là, cạnh tranh không lành mạnh sẽ làm tổn hại phúc lợi của xã hội Khi các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh không lành nạnh đã khiến cho phúc lợi xã hội bị tổn thất Thay vì nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn ié thỏa mãn nhu cầu Cho nên, khicác chủ thể sử dụng ác biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

*LOẠI HÀNG HÓA: THANH LONG

*ĐÓNG VAI NGƯỜI SẢN XUẤT: DOANH NGHIỆP TRỒNG VÀ PHÂN PHỐI THANH LONG

1 Thuộc tính và tầm quan trọng của hàng hóa đối với xã hội

Thanh long là một loại nông sản có nhiều có chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin thiết yếu cần thiết cho con người nên được sử dụng làm thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng cho bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình Từ thanh long, ta

có thể làm ra được nhiều món ăn ngon như bánh, chè, canh, Thanh long còn được dùng làm nguyên liệu chế biến ra những sản phẩm như: rượu vang, nước cốt thanh long lên men; kem; mứt; nước ép thanh long; bia thanh long; kẹo; thanh long sấy dẻo;

1.1.1 Giá trị

Giá trị của thanh long được tính bằng công sức của người sản xuất từ khi trồng đến khi thu hoạch được trái thanh long Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch được trái thanh long mất khoảng 15 - 18 tháng Thời gian này được tính

từ lúc dựng trụ trồng, rồi đến lúc giâm cành, nãy chồi cho đến lúc thanh long có nhiều nhánh để có thể cho ra hoa kết trái

1.1 Tầm quan trọng của việc sản xuất thanh long đối với xã hội

1.2.1 Về mặt kinh tế

Đầu tiên, việc sản xuất thanh long đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Bình Thuận nói riêng và cả nước nói chung, với hơn 30 ngàn hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu thanh long, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thỏa mãn nhu cầu xã

Trang 10

hội Việc sản xuất thanh long còn góp phần tăng giá trị của quả thanh long, tăng thêm thu nhập cho gia đình các thành viên hợp tác xã và người lao động…

Trước đây, diện tích trồng thanh còn ít nguồn cung thanh long của Việt Nam còn hạn hẹp, loại quả này từng có giá 50.000 - 60.000 đồng/kg, đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người trồng Trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, tổng doanh thu của thanh long ruột trắng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận bình quân/năm đạt 420 – 430 triệu đồng/ha, gấp 4 – 5 lần so với các loại trái cây khác (chôm chôm, chuối, bưởi), cao gấp 7 – 8 lần so với trồng cao su (giá 30 triệu đồng/tấn), gấp 20 lần so với trồng điều, gấp 8 lần so với trồng lúa Sau khi trừ chi phí, bình quân 1ha thanh long nông dân lợi nhuận từ 175 - 180 triệu đồng (do chi phí khấu hao vườn cây lớn)

1.2.2 Về mặt xã hội

Thứ hai, sản xuất thanh long còn góp phần duy trì sự đa dạng thảm thực vật tại Việt Nam

Với hàm lượng magie và chất xơ dồi dào và calo cực thấp, quả thanh long được xem là một loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng và đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ tổng thể cho người sử dụng Ăn quả thanh long mỗi ngày sẽ giúp

bổ sung một số chất chống oxy hoá quan trọng, bảo vệ tế bào của cơ thể khỏi những phân tử không ổn định và từ đó ngăn ngừa một số nguy cơ mắc bệnh mãn tính và lão hoá

2 Trách nhiệm xã hội của mình đối với người tiêu dùng

Trước hết, cần đảm bảo chất lượng của sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn cho phép, chẳng hạn như điều chỉnh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật luôn trong dưới mức cho phép

Để giảm nguy cơ giảm dư lượng trong thực phẩm, người sản xuất cần nắm vững quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản (MRLs), nghiên cứu kỹ thông tư 50 của Bộ Y tế Ưu tiên chọn các hoạt chất có MRL (mức dư lượng tối đa trong thuốc) thấp Người sản xuất cũng nên chọn hoạt chất

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w