Ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh: Các chủ thể thực hiện các thủ đoạn để trục lợi, gây ảnh hưởng đến các chủ thể khác, gây xói mòn giá trị đạo đức của xã hội: tung tin sai sự thật về
Trang 1NHÓM 9:
Môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin – POLI200216 – Ca 3 chiều Thứ 2 Thành viên:
1 Ngô Huỳnh Việt Phương - 49.01.701.104
2 Mai Ngọc Bảo Trân - 49.01.701.142
3 Nguyễn Kiều Trinh – 49.01.701.145
4 Lê Mai Trang – 49.01.701.137
5 Từ Gia Hân – 49.01.701.036
6 Lê Quang Ấn - 49.01.701.014
7 Nguyễn Minh Đạt - 49.01.701.024
8 Trần Huyền Châm - 49.01.601.014
9 Phùng Nhật Khánh Vy - 49.01.701.077
10.Trương Thị Nhã Uyên - 49.01.751.238
NỘI DUNG BÀI TẬP – 31/03/2024
1 VẤN ĐỀ 1: Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai người sản xuất ra loại
hàng hóa đó để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? Phân tích trách nhiệm xã hội của mình đối với người tiêu dùng, cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án
để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường? (Bảo Trân - Kiều Trinh)
Hàng hóa: Khẩu trang y tế
Vai trò: Nhà sản xuất khẩu trang y tế
Thuộc tính:
Giá trị sử dụng:
Bảo vệ người sử dụng, tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… có ảnh hưởng đến đường hô hấp; cũng như là bảo vệ
da mặt dưới các tác nhân có hại như tia UV, bụi mịn, tránh kích ứng, gây viêm nhiễm da
Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành, khẩu trang y tế trở thành vật tư thiết yếu, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cộng đồng và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan
Giá trị:
Giá cả thị trường quyết định giá cả của khẩu trang y tế
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như: chất liệu, thương hiệu, khả năng chống khuẩn, tình hình xã hội, cung - cầu…
Trang 2 Giá trị hàng hóa còn phụ thuộc vào nhân công ở các khu vực khác nhau, nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung, bởi ở các quốc gia khác nhau
Tầm quan trọng đối với xã hội:
Khẩu trang y tế giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và toàn xã hội, giảm nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm
Sử dụng khẩu trang y tế là một trong những cách phòng chống dịch bệnh hiệu quả
Việc sử dụng khẩu trang y tế giúp đẩy lùi số lượng các ca nhiễm bệnh, giảm bớt gánh nặng y tế cho đội ngũ các y bác sĩ
Trách nhiệm xã hội của bản thân đối với người tiêu dùng:
Nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sản xuất rõ ràng, minh bạch và đã được kiểm định
Sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo cho sức khỏe của người sử dụng, có khả năng lọc khuẩn tốt và an toàn
Vì là vật tư y tế thiết yếu nên giá cả phải phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
Đảm bảo cung - cầu, sản xuất đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng
Tác động của quy luật cạnh tranh:
Tác động tích cực:
Thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới trong cách sản xuất: để cạnh tranh hiệu quả, các nhà sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để cho ra đời các khẩu trang y tế có tính năng vượt trội hơn: các dòng sản phẩm đa dạng mẫu mã, màu sắc, hình dáng, tùy thuộc vào khuôn mặt, sở thích của người tiêu dùng
Giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống: cạnh tranh đòi hỏi các nhà sản xuất phải tối ưu hóa chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, từ đó người tiêu dùng có thể mua với giá rẻ hơn
Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường: Các nhà sản xuất luôn cạnh tranh nhau để cho ra dòng sản phẩm tốt và đem lại lợi nhuận tối ưu cho mình, từ đó góp phần nền kinh tế thị trường được phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn
Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng: Các nhà sản xuất luôn tìm cách tạo thêm thị trường cho mình để đạt được lợi nhuận tối đa Thế nên họ luôn phải tìm
Trang 3cách tạo ra các thuộc tính mới, độc đáo, nâng cao chất lượng để thỏa mãn nhu cầu của mỗi người tiêu dùng: khẩu trang chống hơi nước lên mắt kính cho người cận, khẩu trang chống giọt bắn cho các bệnh nhân, khẩu trang chống tia cực tím cho người làm việc ngoài trời,
Tác động tiêu cực:
Cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm: các nhà sản xuất
vì muốn giảm chi phí sản xuất nên nhập các chất liệu không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng
Ảnh hưởng đến người lao động: tạo môi trường làm việc không an toàn cho người lao động vì họ phải làm việc trực tiếp với các chất liệu không rõ nguồn gốc ấy; cũng như là gây lãng phí nguồn nhân lực khi cố tính giữ nguồn nhân lực cho riêng mình để giảm hiệu suất của các nhà sản xuất khác
Ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh: Các chủ thể thực hiện các thủ đoạn
để trục lợi, gây ảnh hưởng đến các chủ thể khác, gây xói mòn giá trị đạo đức của xã hội: tung tin sai sự thật về sản phẩm của nhãn hàng, nơi phân phối, ; tác động vào nguồn nguyên liệu của các nhà sản xuất khác nhằm giảm chất lượng sản phẩm của nhãn hàng đó;
Ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia: Cạnh tranh tiêu cực gây xói mòn môi trường kinh doanh, làm giảm khả năng gây lợi nhuận của các chủ thể; bên cạnh đó, việc xói mòn kinh doanh còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực, ngành nghề khác Từ đó, nền kinh tế quốc gia dần bị suy thoái Thị trường khẩu trang cạnh tranh tiền và hậu Covid-19 dẫn đến nhiều hệ lụy: ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhãn hàng, làm suy thoái sự phát triển của các ngành nghề liên quan đến việc ngoại giao trực tiếp,
Phương án duy trì vị trí sản xuất:
Nâng cao chất lượng sản phẩm : Tìm kiếm nguồn nguyên liệu có chất
lượng, đảm bảo sản xuất ra khẩu trang chất lượng tốt, độ bền cao và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng với mức giá phải chăng
Đa dạng hóa sản phẩm : Cho ra các dòng sản phẩm đa dạng, phù hợp với
điều kiện và sở thích của các nhóm khách hàng khác nhau
Xây dựng thương hiệu mạnh : Tạo dựng hình ảnh thương hiệu thông qua
truyền thông đa phương tiện, cũng như là gầy dựng nên nhóm khách hàng trung thành từ đó dần hình thành nên nhóm khách hàng tiềm năng mới thông qua chất lượng sản phẩm
Mở rộng thị trường : Thông qua đặc tính riêng của từng dòng sản phẩm, mở
rộng thị trường xuất khẩu dựa vào đặc tính của các khu vực riêng và sở thích, điều kiện của các nhóm khách hàng khác nhau
Trang 4 Ứng dụng khoa học kĩ thuật : Sử dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
quy trình sản xuất, nhằm tạo ra sự đột biến trong cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng hiệu quả của quy trình sản xuất
2 VẤN ĐỀ 2: Với tư cách là người tiêu dùng, từ kinh nghiệm thực tế của bản
thân, hãy thảo luận và chỉ ra vai trò và biện pháp của người tiêu dùng cần phải làm để bảo vệ quyền lợi của mình đặt trong mối quan hệ với người sản xuất và xã hội khi tiêu dùng hàng hóa? (Minh Đạt - Việt Phương)
- Với tư cách là người tiêu dùng, từ kinh nghiệm thực tế của bản thân, sau đây
em sẽ chỉ ra vai trò và biện pháp của người tiêu dùng cần phải làm để bảo vệ quyền lợi của mình đặt trong mối quan hệ với người sản xuất và xã hội khi tiêu dùng hàng hóa:
- Vai trò:
Người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của mình khi tiêu dùng hàng hóa Vai trò mà người tiêu dùng có thể thực hiện để bảo vệ quyền lợi của mình đặt trong mối quan hệ với người sản xuất và xã hội là:
Tìm hiểu và lựa chọn thông minh: Người tiêu dùng cần tìm hiểu về
sản phẩm hoặc dịch vụ trước khi mua, so sánh giá cả, chất lượng và các thông tin khác để đưa ra được quyết định mua hàng hóa sao cho hợp lý
Đòi hỏi thông tin rõ ràng: Người tiêu dùng có quyền yêu cầu thông
tin rõ ràng về sản phẩm, bao gồm nguồn gốc, thành phần, quy trình sản xuất, và thông tin về bảo hành để đảm bảo an toàn và chất lượng
Kiểm tra hàng hóa một cách cẩn thận, sử dụng quyền lợi đổi/trả hàng: Người tiêu dùng cần phải kiểm tra hàng hóa cẩn thận khi nhận
hàng, nếu sản phẩm không đạt yêu cầu hoặc có vấn đề về chất lượng, người tiêu dùng cần sử dụng quyền lợi đổi/trả hàng theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình
Tham gia vào các hoạt động xã hội: Người tiêu dùng có thể tham
gia vào các hoạt động xã hội như các chiến dịch bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hỗ trợ sản phẩm công bằng, và thúc đẩy các giá trị xã hội tích cực
Phản ánh và tố cáo hành vi vi phạm: Nếu gặp phải hành vi vi phạm
từ phía người sản xuất hoặc bán hàng, người tiêu dùng cần phản ánh
và tố cáo để bảo vệ quyền lợi cá nhân và cộng đồng
Bằng cách thực hiện những vai trò trên, người tiêu dùng không chỉ bảo vệ quyền lợi cá nhân mà còn đóng góp vào việc xây dựng một môi trường tiêu dùng công bằng và bền vững cho xã hội
Trang 5- Biện pháp:
Đối với người sản xuất:
Mua sắm, chọn lựa các sản phẩm tiêu dùng một cách có chọn lọc, cân nhắc; tránh thói quen mua đồ tràn lan, vô tội vạ dẫn đến mua phải hàng kém chất lượng
Công khai ủng hộ các sản phẩm có uy tín, chất lượng cao; đồng thời nói không với hiện tượng “hàng nhái” hay “hàng giả" kém chất lượng
Mỗi khi mua một món hàng, nên yêu cầu cung cấp hoá đơn, cũng như cung cấp giấy cam kết bồi thường, thu hồi khi xảy ra trục trặc trong sản phẩm
Cần chú ý và đặc biệt quan tâm đến việc bảo mật thông tin cá nhân của bản thân khi mua sắm Nên đề nghị bên cung cấp không đưa thông tin của bản thân cho bên thứ ba để tránh xảy ra các sự việc đáng tiếc như lừa đảo
Mạnh dạn góp ý, nhận xét để doanh nghiệp có cơ hội sửa chữa, khắc phục khuyết điểm hay tiếp tục phát huy ưu điểm để ngày càng phát triển các mặt hàng hơn
Đối với xã hội:
Nên ủng hộ các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao, tránh tình trạng
“sính ngoại", chê bai, lên án hàng nội địa chất lượng cao
Nhận xét đúng đắn, công tâm để các cơ sở hoàn thiện sản phẩm, từ đó giúp nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm Việt Nam dẫn đến sự phát triển nền kinh tế đất nước
Tích cực tham gia các cuộc khảo sát, đánh giá trên các web, ứng dụng cũng như tham gia các hội chợ hàng Việt nhằm thúc đẩy hàng hoá Việt Nam phát triển
Nâng cao nhận thức, tuyên truyền về quyền người tiêu dùng, Bộ Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong gia đình
3 CÂU 1: Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa? Khái niệm hàng hóa?
Thuộc tính của hàng hóa? Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Lượng giá trị của hàng hóa? Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa? Bản chất và chức năng của tiền? (Khánh Vy - Huyền
Châm)
- Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa:
Trang 6 Phân công lao động xã hội: là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành các ngành, nghề khác nhau Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau Để thỏa mãn nhu cầu, những người sản xuất tất yếu phải trao đổi sản phẩm với nhau
Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất : làm cho những người sản xuất độc lập với nhau có sự tách biệt về lợi ích Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi dưới hình thức hàng hóa Đây là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển
- Khái niệm hàng hóa:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi được đưa ra nhằm mục đích mua bán, trao đổi trên thị trường Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể
- Thuộc tính của hàng hóa:
Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm, có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân hoặc sản xuất
Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng, có thể phát triển thêm khi nền sản xuất phát triển, khoa học - công nghệ hiện đại hơn
Giá trị sử dụng đáp ứng yêu cầu của người mua, vì vậy người sản xuất cần chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và tinh tế hơn của người mua
Giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế của người sản xuất, trao đổi hàng hóa, là phạm trù có tính lịch sử Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa
Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi Khi trao đổi, người ta ngầm so sánh lao động đã hao phí ẩn giấu trong hàng hóa với nhau
Trong sản xuất hàng hóa, để thu được phí lao động đã kết tinh, người sản xuất cần chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp nhận và hàng hóa phải được bán đi
- Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:
Lao động sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng
Trang 7 Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp có chuyên môn nhất định
Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa
Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành, nghề khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, càng
có nhiều giá trị sử dụng khác nhau
Lao động trừu tượng: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không
kể đến hình thức cụ thể; là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kinh, trí óc
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa Giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa
Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng với nhau Lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội
- Lượng giá trị của hàng hóa:
Giá trị của hàng hóa do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
=> lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất
ra bao hàm:
Hao phí lao động quá khứ ( vật tư, nguyên liệu ) + hao phí lao động mới kết tinh thêm
- Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
Năng suất lao động:
Năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Năng suất lao động tăng-> giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiết trong một đơn vị hàng hóa
Trang 8=> năng suất lao động tăng lên-> lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa giảm xuống
Như vậy là đại lượng giá trị của một hàng hoa thay đổi theo tỉ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa đó và tỷ lệ nghịch vs sức sản xuất của lao động đó
Vì vậy trong thực hàng sản xuất, kinh doanh cần chú ý, để có thể giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp góp phần tăng năng suất lao động
Khi xem xét mối quan hệ giữa tăng năng suất vs lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa, cần chú ý thêm mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động vs lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
Trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, tăng cường độ lao động
sẽ tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội
Tính chất phức tạp của lao động:
Chia theo mức độ phức tạp ta có lao động giản đơn và lao động phức tạp
Lao động giản đơn: hoạt động lao động không đòi hỏi quá cao về quá trình đào tạo, chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ nhưng vẫn có thể thao tác được
Lao động phức tạp: hoạt động lao động yêu cầu quá trình đào tạo về kĩ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn
Trong cùng đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn Lao động phức tạp là lao động giản đơn nhân bội lên
Cơ sở lý luận quan trọng-> xác định mức thù lao phù hợp
- Bản chất và chức năng của tiền tệ:
+ Bản chất của tiền:
Là một loại hàng đặc biệt
Kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa
Yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa
Hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa
Phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa người sản xuất và người trao đổi hàng hóa
+ Chức năng của tiền
Thức đó giá trị: dùng tiền để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa
khác Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả
Phương tiện lưu thông: Tiền dùng làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng
hóa, yêu cầu phải là tiền mặt => giúp cho quá trình mua bán diễn ra dễ dàng hơn, tách rời về không gian và thời gian Điều này dẫn đến tiền có khả năng khủng hoảng
Trang 9 Phương tiện cất trữ: tiền rút khỏi quá trình lưu thông để đi vào cất giữ, có
tác dụng dự trữ cho lưu thông và sẵn sàng tham gia lưu thông
Phương tiện thanh toán: Dùng để trả nợ, trả tiền mua chịu hàng hóa, Có
nhiều phương thức thanh toán tiền: tiền mặt, chuyển khoản, tiền điện tử,
Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra ngoài biện giới quốc gia
Tiền được dùng làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế Lúc này, tiền phải đủ giá trị có thể là tiền vàng hoặc tiên được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế
4 CÂU 2: Thị trường là gì? Vai trò của thị trường? Ưu thế và khuyết tật của
nền kinh tế thị trường? Các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường?
(Quang Ấn - Từ Hân)
- Khái niệm thị trường:
Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế, trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán, với sự xác định giá cả và
số lượng hàng hoá, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội
Thị trường còn được hiểu là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gồm cung, cầu, giá cả; quan hệ hàng – tiền; quan hệ giá trị, giá trị sử dụng; quan hệ hợp tác, cạnh tranh; quan hệ trong nước, ngoài nước…
Theo quan niệm khác, thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào; các quyết định của các công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả
- Vai trò của thị trường:
Xét trong mối quan hệ với thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá (dịch vụ) cũng như thú đẩy tiến bộ xã hội, vai trò chủ yếu của thị trường khái quát như sau:
Một là, thị trường thực hiện giá trị hàng hoá, là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển
Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế
Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
Xét trong phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông, phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất
Xét trong quan hệ với nền kinh tế thế giới, thị trường tạo ra sự gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới
Trang 10 Vai trò của thị trường luôn không tách rời với cơ chế thị trường Thị trường trở nên sống động bởi có sự vận hành của cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế
- Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường:
Ưu thế
+ Luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế
Các chủ thể kinh tế luôn có cơ hội để tìm ra động lực cho sự sáng tạo của mình
Nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế
Nền kinh tế thị trường chấp nhận những ý tưởng sáng tạo mới trong thực hiện sản xuất kinh doanh và quản lý
Nền kinh tế thị trường tạo môi trường rộng mở cho các mô hình kinh doanh mới theo sự phát triển của xã hội
+ Luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng, miền cũng như lợi thế quốc gia
Mọi tiềm năng, lợi thế đều có thể được phát huy và trở thành lợi ích đóng góp cho xã hội
Nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn
so với nền kinh tế tự cấp, tự túc hay nền kinh tế kế hoạch hoá + Luôn tạo ra các phương thức để thoả mãn tối đa nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội
Các thành viên của xã hội luôn có thể tìm thấy cơ hội tối đa để thoả mãn nhu cầu của mình
Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng,
cơ cấu sản xuất và khối lượng, cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội
Nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời; người tiêu dùng được thoả mãn nhu cầu và đáp ứng đầy đủ mọi chủng loại hàng hoá, dịch vụ
Nền kinh tế thị trường trở thành phương thức để tự thúc đẩy sự văn minh, tiến bộ của xã hội
Khuyết tật
+ Luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng
Sự vận động của cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng tạo
ra được những cân đối, nên luôn tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng
Khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ hoặc trên phạm vi tổng thể