1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổng quan về brics và tầm quan trọng của brics trong kinh tế toàn cầu

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng quan về BRICS và tầm quan trọng của BRICS trong kinh tế toàn cầu
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 31,96 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUTrong bối cảnh nền kinh tế và chính trị toàn cầu liên tục thay đổi, BRICS đã nổi lên như một khối các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và địa chính trị

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

A LỜI NÓI ĐẦU 4

B NỘI DUNG 4

I TỔNG QUAN VỀ BRICS VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BRICS TRONG KINH TẾ TOÀN CẦU 4

1 Lịch sử hình thành 4

2 Tầm quan trọng của BRICS trong kinh tế toàn cầu 5

II THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BRICS 5

1 Các thách thức đối với sự phát triển của BRICS 5

1.1 Bất bình đẳng kinh tế nội khối 5

1.2 Bất ổn chính trị và xung đột quốc tế 5

1.3 Khủng hoảng môi trường và biến đổi khí hậu 6

1.4 Hệ thống tài chính toàn cầu thiên vị phương Tây 6

2 Cơ hội phát triển và tăng cường hợp tác của BRICS 7

2.1 Khả năng hợp tác kinh tế và thương mại 7

Trang 2

2.2 Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới 7

2.3 Đối phó với các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu 7

2.4 Tăng cường vị thế địa chính trị toàn cầu 8

C KẾT LUẬN 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 3

A LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế và chính trị toàn cầu liên tục thay đổi, BRICS đã nổi lên như một khối các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và địa chính trị thế giới Tuy nhiên, sự phát triển của BRICS trong thế kỷ 21 không chỉ đối mặt với những cơ hội, mà còn gặp nhiều thách thức phức tạp Từ sự bất ổn chính trị, khủng hoảng môi trường, đến những bất cập trong hệ thống tài chính toàn cầu, BRICS đang phải tìm cách vượt qua những trở ngại để củng cố vai trò của mình

Tiểu luận này sẽ tập trung phân tích những thách thức và cơ hội

mà BRICS đang đối mặt trong thế kỷ 21 Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò và tương lai của BRICS trong việc định hình cục diện toàn cầu, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác nội khối và phát triển bền vững cho các quốc gia thành viên

B NỘI DUNG

Trang 4

I TỔNG QUAN VỀ BRICS VÀ TẦM QUAN TRỌNG

CỦA BRICS TRONG KINH TẾ TOÀN CẦU

1 Lịch sử hình thành

- Năm 2009, dưới sự khởi xướng của Nga, BRICS được ra đời như một câu lạc bộ không chính thức với bốn thành viên là Brazil, Nga, Ấn

Độ, Trung Quốc Tính đến nay, BRICS đã có 10 nước gia nhập , cùng với 4 quốc gia ban đầu bao gồm Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

- Kể từ năm 2009, hằng năm BRICS đều tổ chức cuộc hội thượng đỉnh với vị trí chủ nhà luân phiên nhau Mục đích ban đầu của BRICS là xác định nền kinh tế có thể cạnh tranh về mặt quy mô với các nền kinh tế đã phát triển

2 Tầm quan trọng của BRICS trong kinh tế toàn cầu

- Các quốc gia thuộc khối BRICS chiếm 30% diện tích và 45% dân số trên toàn thế giới Có năm nước thành viên1 đều là thành viên của nhóm G20, với GDP đạt 28.000 tỷ đô la Mỹ (chiếm 27% tổng GDP của thế giới), tổng PPP đạt khoảng 57.000 tỷ đô la Mỹ (chiếm

1 Ở đây là Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi

Trang 5

khoảng 34% toàn thế giới, cao hơn cả khối G7 với 31%) và dự trữ ngoại hối ước tính khoảng 4,5 nghìn tỷ đô la Mỹ (tính đến năm 2023)

II THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

TRIỂN CỦA BRICS

1 Các thách thức đối với sự phát triển của BRICS

1.1 Bất bình đẳng kinh tế nội khối

- Một trong những thách thức lớn mà BRICS đang đối mặt là sự bất bình đẳng kinh tế giữa các quốc gia thành viên Cụ thể là sự đối lập giữa Trung Quốc, Ấn Độ - được biết đến là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và các nước Brazil, Nga, và Nam Phi – đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề

về chính trị và kinh tế, bao gồm sự suy giảm về giá dầu và tài nguyên, tham nhũng, và bất ổn chính trị Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên khiến việc thống nhất các chính sách kinh tế chung trở nên khó khăn Các quốc gia

có nhu cầu và ưu tiên khác nhau, từ phát triển công nghệ và công

Trang 6

nghiệp ở Trung Quốc, đến cải thiện cơ sở hạ tầng và quản lý tài nguyên ở Nga và Brazil Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và thỏa hiệp giữa các thành viên, nhưng cũng có thể làm chậm tiến độ của các sáng kiến chung trong BRICS

1.2 Bất ổn chính trị và xung đột quốc tế

- Các cuộc xung đột chính trị, cả trong và ngoài khối BRICS, đang tạo

ra những thách thức lớn cho sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên Một trong những xung đột đáng chú ý nhất là căng thẳng giữa Nga và phương Tây, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine Cuộc xung đột này đã kéo theo hàng loạt các lệnh trừng phạt từ các nước phương tây đối với Nga, gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế Nga Từ đó, các đối tác của Nga thuộc BRICS cũng bị ảnh hưởng ít nhiều Chưa dừng lại ở đó, các bất ổn chính trị và kinh tế nội bộ ở Brazil và Nam Phi như tham nhũng, quản lí kém, biểu tình triền miên làm giảm khả năng đóng góp của các nước này Hơn nữa, hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều sự bất đồng quan điểm trong nhiều mặt dẫn đến sự chia rẽ giữa các thành viên

Trang 7

1.3 Khủng hoảng môi trường và biến đổi khí hậu

Các quốc gia BRICS hiện đang đối mặt với nhiều thách thức về khủng hoảng môi trường và biến đổi khí hậu Trước hết, mới đây vào tháng 2/2024, Brazil đã ghi nhận hơn 3000 vụ cháy rừng, kéo theo hàng loạt các hệ quả như làm gia tăng phát thải khí nhà kính Tiếp đó, Nga chịu tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là băng tan ở Siberia và Bắc Cực, cùng với ô nhiễm công nghiệp nghiêm trọng Hiện nay người dân Ấn

Độ cũng đang phải ngày ngày hứng chịu ô nhiễm không khí nặng nề và thiếu hụt nước trầm trọng Và ta cũng không thể không kể đến Trung Quốc, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất, phải đối mặt với ô nhiễm công nghiệp, suy thoái đất và khan hiếm tài nguyên nước Nam Phi gặp tình trạng hạn hán kéo dài và ô nhiễm từ khai thác tài nguyên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp Những thách thức này ngày càng trở nên cấp bách, đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia trong nhóm BRICS và ảnh hưởng đến cộng đồng toàn cầu

1.4 Hệ thống tài chính toàn cầu thiên vị phương Tây

Hệ thống tài chính toàn cầu từ lâu đã bị chỉ trích là thiên vị các quốc gia phương Tây, đặc biệt là những nước phát triển Các tổ chức tài

Trang 8

chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), được thành lập sau Thế chiến II, có cấu trúc quyền lực mà trong đó các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, nắm giữ phần lớn quyền kiểm soát Sự thiên vị này cũng thể hiện rõ qua các điều kiện khắt khe đi kèm với các khoản vay hoặc hỗ trợ từ IMF và WB, nhiều trong số

đó yêu cầu cải cách theo hướng tự do hóa kinh tế và tư nhân hóa, điều thường gây khó khăn cho các quốc gia đang phát triển Ngoài ra, hệ thống tài chính toàn cầu dựa trên các đồng tiền chính như đô la Mỹ, euro

và bảng Anh, dẫn đến sự phụ thuộc tài chính và kinh tế của các quốc gia khác vào các nền kinh tế phương Tây

2 Cơ hội phát triển và tăng cường hợp tác của BRICS

2.1 Khả năng hợp tác kinh tế và thương mại

Một ví dụ điển hình cho sự hợp tác này là việc thành lập Ngân hàng Phát triển Mới (New Development Bank - NDB) của BRICS NDB đã được thành lập để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển tại các quốc gia thành viên, giảm sự phụ thuộc vào các tổ chức tài chính phương Tây như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) Điều này cho phép các nước BRICS có thể kiểm soát tốt hơn các nguồn

Trang 9

tài trợ và thực hiện các dự án phát triển theo nhu cầu riêng của mình Ngoài ra, sự hợp tác nội khối cũng tạo điều kiện cho việc chia sẻ công nghệ, kiến thức, và nguồn lực giữa các quốc gia thành viên Điều này giúp các quốc gia BRICS phát triển năng lực nội tại, tăng cường sức cạnh tranh toàn cầu và giảm bớt sự lệ thuộc vào các nước phương Tây

Tóm lại, sự hợp tác nội khối không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng của các nước BRICS mà còn tạo ra cơ hội để khối này thách thức sự thống trị của phương Tây trong hệ thống tài chính toàn cầu

2.2 Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới

Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới giữa các quốc gia BRICS mang lại nhiều tiềm năng lớn, giúp tăng cường vị thế toàn cầu của khối và đẩy mạnh phát triển kinh tế, khoa học, và công nghệ Ví dụ như trong việc chia sẻ công nghệ tiên tiến và kỹ thuật số, Trung Quốc và Ấn

Độ là những nước có thành tựu vượt trội trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, viễn thông và sản xuất điện tử Các nước này có thể đóng vai trò chia sẻ công nghệ tiên tiến với các quốc gia khác trong BRICS Bên cạnh đó, về mảng kinh tế số là một trong những trụ cột

Trang 10

chính của tăng trưởng kinh tế hiện đại Điểm mạnh của BRICS chính là hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đã trở thành các cường quốc về fintech

Sẽ rất tuyệt vời và triển vọng nếu các quốc gia này có thể cung cấp các giải pháp tài chính điện tử cho các nước như Brazil và Nam Phi, nơi cơ sở

hạ tầng tài chính số vẫn đang phát triển

2.3 Đối phó với các thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu

Trước hết, về vấn đề phát triển bền vững đang rất được quan tâm hiện nay, Nga và Trung Quốc đã thiết lập một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực sản xuất năng lượng hạt nhân và một trong những dự

án nổi bật là nhà máy điện hạt nhân Thiên Đảo, được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ của Nga Mối quan hệ này đã phản ánh sự đồng thuận về nhu cầu phát triển các nguồn năng lượng bền vững và giảm thiểu tác động môi trường từ năng lượng hóa thạch của hai nước Hơn hết, hành động các quốc gia BRICS tham gia vào Thỏa thuận Paris -một hiệp định quốc tế nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu và các tác động của nó và đưa ra “Đóng góp do quốc gia tự quyết định cho riêng mình” – NDC cho thấy sự nỗ lực không chỉ góp phần vào sự nghiệp bảo vệ môi

Trang 11

trường toàn cầu mà còn tạo ra động lực cho sự phát triển bền vững trong nội bộ mỗi quốc gia

2.4 Tăng cường vị thế địa chính trị toàn cầu

Tăng cường vị thế địa chính trị toàn cầu của các quốc gia BRICS trong những năm gần đây đã trở thành một trong những chủ đề quan trọng trong bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế Trước hết, BRICS đã tiến hành mở rộng thành viên bằng cách mời thêm một số quốc gia như Argentina, Iran, và Ai Cập tham gia vào nhóm Việc này không chỉ gia tăng sức mạnh tổng hợp của BRICS mà còn củng cố vị thế của các quốc gia này trong các diễn đàn quốc tế, đồng thời thể hiện một sự đoàn kết mạnh mẽ giữa các quốc gia đang phát triển Tiếp đó, việc thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) và Quỹ BRICS đã giúp xây dựng một nền tảng hợp tác kinh tế vững chắc Ngoài ra, BRICS đã tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế như G20, WTO, và Liên hợp quốc, nhằm nâng cao vị thế và tiếng nói của các quốc gia đang phát triển Sự tham gia này không chỉ giúp BRICS phản ánh quan điểm và lợi ích của các quốc gia thành viên mà còn thúc đẩy những thay đổi trong chính sách toàn cầu theo hướng Cuối cùng, hầu hết các quốc gia BRICS đã hình thành những mối quan hệ đối tác chiến lược với nhau, giúp tăng cường

Trang 12

sự đoàn kết trong khu vực và tạo ra một khối lực lượng mạnh mẽ trước các vấn đề địa chính trị Các cuộc họp thường niên và các hội nghị thượng đỉnh cũng tạo cơ hội để các nhà lãnh đạo thảo luận và đưa ra các chiến lược chung

C KẾT LUẬN

BRICS đã chứng tỏ mình là một khối các quốc gia có tầm ảnh hưởng đáng kể trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu Sự hình thành và phát triển của BRICS không chỉ phản ánh sức mạnh tổng hợp của các nền kinh tế đang phát triển, mà còn thể hiện một xu hướng toàn cầu hướng đến đa dạng hóa quyền lực và thay đổi cấu trúc tài chính quốc tế Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức như bất bình đẳng kinh tế nội khối, bất ổn chính trị, khủng hoảng môi trường và hệ thống tài chính thiên vị phương Tây, BRICS cũng đang nắm giữ nhiều cơ hội để gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình

Tương lai của BRICS hứa hẹn sẽ là một bức tranh đầy triển vọng nếu các thành viên có thể đồng lòng hướng tới một mục tiêu chung, tạo nên sức mạnh vượt trội để định hình cục diện kinh tế và chính trị thế giới

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 An Phiên (2023, 08 30) Sức mạnh kinh tế của BRICS khi kết

nạp thêm 6 nước VnExpress

https://vnexpress.net/suc-manh-kinh-te-cua-brics-khi-ket-nap-them-6-nuoc-4646894.html

 Bảo Hoàng (2024, 09 28) BRICS đối diện thách thức nội bộ

Báo Thanh Niên

https://thanhnien.vn/brics-doi-dien-thach-thuc-noi-bo-185240927172057211.htm

 Nguyễn, S T X., & Nguyễn, N T T (2024, 09 29) Quan hệ Nga

- Trung Quốc: Triển vọng hợp tác trong giai đoạn mới Tạp chí

Cộng sản

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/gop-y-du-thao-cac-van-kien-trinh-dai-hoi-xiii-cua-dang/-/2018/823630/ view_content

Tâm Minh (n.d.) BRICS: Tầm vóc mới, thách thức mới Tạp chí

cộng sản

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/15508/brics tam-voc-moi%2C-thach-thuc-moi.aspx#

 Ruppel, O C., & Ruppel-Schlichting, K (2013) The BRICS

Partnership: Development and Climate Change Policy from an African Perspective In O C Ruppel, K Ruppel-Schlichting, & C

Roschmann (Eds.), Climate Change: International Law and

Trang 14

Global Governance: Volume II: Policy, Diplomacy and

Governance in a Changing Environment (1st ed., pp 549–570)

Nomos Verlagsgesellschaft mbH

http://www.jstor.org/stable/j.ctv941vsk.24

 Lowe, P (2016) The rise of the BRICS in the global economy

Teaching Geography, 41(2), 50–53 https://www.jstor.org/stable/

26455170

Ngày đăng: 23/10/2024, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w