Ảnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt NamẢnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐỖ THỊ HOÀI VÂN
ẢNH HƯỞNG CỦA XẾP HẠNG ĐẠI HỌC ĐẾN HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Đo lường & Đánh giá trong giáo dục
Mã số: 9140115.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI – 2024
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
Cán bộ hướng dẫn 1: GS.TS Nguyễn Quý Thanh Cán bộ hướng dẫn 2: TS Lê Huy Tùng
Phản biện 1:………
Phản biện 2:………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ họp tại
………
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Hoạt động XHĐH ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều CSGD ĐH Tuy nhiên, số lượng các CSGD ĐH của Việt Nam có tên trong các bảng xếp hạng quốc tế còn rất khiêm tốn Một trong những nguyên nhân của thực trạng được đề cập đến như: mặc dù các CSGD ĐH ở Việt Nam đã đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH nhưng các trường ĐH chưa đánh giá một cách đầy đủ về tác động qua lại của xếp hạng
ĐH đến hoạt động NCKH của GV Quá trình tham gia XHĐH và kết quả XHĐH sẽ thay đổi nhận thức của các cấp về mục tiêu, vai trò và ý nghĩa của hoạt động XHĐH
Từ đó làm thay đổi nhận thức của cán bộ, GV, nhân viên trong CSGD ĐH về tất cả các hoạt động trong đó có hoạt động NCKH Đó là cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách, chiến lược trong NCKH của CSGD ĐH cũng như nhận thức và sự tham gia của GV vào hoạt động nhằm từng bước nâng cao số lượng và chất lượng của NCKH và thông qua đó ngày càng đáp ứng các tiêu chí XHĐH, nâng cao vị trí xếp hạng trên các bảng XHĐH quốc tế
2 Câu hỏi nghiên cứu
- Hoạt động xếp hạng đại học ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các CSGD ĐH tham gia XHĐH hiện nay như thế nào?
- Kết quả XHĐH ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV như thế nào?
- Nhận thức của GV về XHĐH ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của GV như thế nào?
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của XHĐH đến họat động NCKH của GV tại các CSGD ĐH ở Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng hoạt động NCKH và XHĐH của các CSGD ĐH ở Việt Nam
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về ảnh hưởng của XHĐH đến hoạt động NCKH của
GV tại các CSGD ĐH ở Việt Nam
- Xây dựng bộ công cụ đánh giá ảnh hưởng của XHĐH đến hoạt động NCKH của
GV tại các CSGD ĐH ở Việt Nam
Trang 4- Đo lường mức độ ảnh hưởng của XHĐH đến hoạt động NCKH của GV tại các CSGD ĐH ở Việt Nam
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động NCKH và XHĐH của các CSGD ĐH ở Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của XHĐH đến hoạt động NCKH của GV
tại các CSGD ĐH ở Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: XHĐH ở CSGD ĐH có nhiều khía cạnh, nội dung, trong
khuôn khổ của luận án, tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu là kết quả XHĐH của các CSGD ĐH ở Việt Nam trong bảng xếp hạng các trường đại học Châu Á (QS ASIA UNIVERSITY RANKING) và Hoạt động XHĐH được xem xét dưới góc nhìn của
GV
Đối tượng khảo sát của đề tài được giới hạn là GV tại 15 CSGD ĐH
Trang 5CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về xếp hạng đại học
Theo Marta Jarocka (2015), XHĐH có vai trò quan trọng không chỉ đối với tương lai sinh viên mà còn quan trọng đối với chính CSGD ĐH XHĐH có tác động rất lớn đến lĩnh vực GDĐH
Brankovic, J., Ringel, L., & Werron, T (2018) cho rằng, XHĐH là một hoạt động
xã hội được kết hợp bởi 4 hoạt động, đó là sự so sánh hiệu suất, định lượng, công bố
và tác động XHĐH mang lại những tác động như 1) giúp toàn cầu hóa giáo dục; 2) xếp hạng và cung cấp thông tin các trường ĐH danh tiếng trên thế giới thông qua những khác biệt tối thiểu về hiệu suất; 3) bằng cách xuất bản nhiều lần, họ biến một trật tự trạng thái ổn định thành một lĩnh vực cạnh tranh năng động giữa các trường ĐH trên toàn cầu với nhau Tác giả Vũ Thị Mai Anh và cộng sự (2015) đã nghiên cứu tập trung vào các yếu tố quyết định chất lượng, thước đo chất lượng và mối quan hệ giữa
sứ mệnh và chất lượng, chất lượng và xếp hạng, xếp hạng và sứ mệnh Nghiên cứu nhận định, XHĐH là công cụ hữu ích cho quản trị ĐH, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, cần có sự kết nối với việc quản lý sứ mệnh và chiến lược của trường ĐH cũng như việc sử dụng XHĐH như một công cụ quản lý để quản lý chất lượng gắn kết với sứ mệnh và chiến lược của trường đại học
Nhóm tác giả Li-Li Huang, Shun-Wen Chen và Chin-Lung Chien (2014) đã triển khai nghiên cứu về ảnh hưởng của xếp hạng trường ĐH đến sự hài lòng trong học tập của người học của nhóm Mục đích chính của nghiên cứu này là điều tra các tác động của XHĐH đến trạng thái tâm lý của sinh viên và sự hài lòng trong học tập của họ Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:
(Nguồn: Li-Li Huang, Shun-Wen Chen và Chin-Lung Chien, 2014)
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa XHĐH và sự hài lòng trong học tập
Sau khi thực hiện các thao tác xử lý dữ liệu, tác giả đã phân tích và kết quả cho thấy mối quan hệ giữa XHĐH và sự hài lòng trong học tập
Sự hài lòng trong học tập
Danh tiếng
- Danh tiếng trường ĐH
- Danh tiếng chuyên ngành học
- Danh tiếng bản thân Xếp hạng
ĐH
Trang 6Tác giả Ellen Hazelkorn (2007, 2008, 2009 và 2013) đã tập trung nghiên cứu nhiều nội dung liên quan đến XHĐH Các nghiên cứu được diễn ra vào các năm 2007,
2008, 2009 và 2013 Khung của Hazelkorn phác thảo các khía cạnh ảnh hưởng của xếp hạng và giải thích vai trò của xếp hạng trong việc định hình các CSGD ĐH
QS và phân tích các số liệu thứ cấp phản ánh kết quả XH, dữ liệu được cung cấp cho các tổ chức xếp hạng để luận giải những đặc trưng cần lưu ý của bảng XH, phân tích thực trạng kết quả xếp hạng của các trường ĐH Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng số lượng, vị trí xếp hạng cho các trường ĐH Việt Nam
Các nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Trong GDĐH, ngoài nhiệm vụ giảng dạy thì NCKH đóng vai trò rất quan trọng và bất kỳ thành viên nào trong đội ngũ GV đều phải tham gia trong đó (Hedjazi, Y., & Behravan, J., 2011) Chính vì vậy, NCKH là đề tài được rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu từ rất lâu Hoạt động NCKH là một hoạt động phong phú, được nghiên cứu theo nhiều khía cạnh khác nhau (Edgar, F., & Geare, A., 2013)
Các yếu tố thúc đẩy GV thực hiện nghiên cứu và ảnh hưởng đến năng suất nghiên cứu ở các trường ĐH thuộc Dự án 211 của Trung Quốc của tác giả Xinyan Zhang (2014), trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định lượng và định tính Nghiên cứu xây dựng mô hình:
Các yếu tố bên ngoài:
- XHĐH
- Yêu cầu của sinh viên
- Mục tiêu quốc gia
Những thay đổi trong các CSGD
ĐH
- Học thuật
- Tái cơ cấu tổ chức
- Chính sách trong giáo dục
Trang 7Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy GV thực hiện nghiên cứu và
ảnh hưởng đến năng suất nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố động lực (bao gồm yếu tố bên trong và yếu
tố bên ngoài) và yếu tố năng suất tác động đến hiệu quả NCKH của GV Các yếu tố động lực bên trong tác động mạnh lên đội ngũ giáo viên có học hàm học vị cao hơn
GV có học hàm học vị thấp
Khi nghiên cứu về tác động của môi trường làm việc và sự hợp tác đối với năng suất nghiên cứu trong các ngành khoa học xã hội ở Việt Nam: bằng chứng từ dữ liệu Scopus từ 2008 đến 2017, tác giả Hoàng Quân Vương và các cộng sự (2018) chỉ ra rằng, i) các tác giả thuộc các trường ĐH ở Việt Nam thực tế có năng suất nghiên cứu cao hơn so với các tác giả thuộc các cơ quan nghiên cứu; ii) Hợp tác quốc tế có thể thúc đẩy sản lượng nghiên cứu, mặc dù hiệu ứng này không đáng kể đối với các tác giả
có thành tích cao Bài viết cũng đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam để trong bối cảnh những thách thức trong quản lý khoa học
Nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến công bố quốc tế của đội ngũ học giả Việt Nam Công bố quốc tế được xác định là các bài báo đăng trên tạp chí/sách được lập chỉ mục bởi cơ sở dữ liệu ISI Web of Science/Scopus, tác giả Trần Trung và cộng sự (2020) đã sử dụng phương pháp Delphi thông qua mẫu có chủ đích Kết quả nghiên
Trang 8cứu đã chỉ ra 14 yếu tố có thể dẫn đến thành công trong xuất bản quốc tế và được chia thành 3 cụm ảnh hưởng đến xuất bản quốc tế của giảng viên Việt Nam
1.1.2 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của xếp hạng đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên
Theo Hazelkorn (2011), trong XHĐH, những so sánh mạnh nhất chỉ giới hạn trong lĩnh vực nghiên cứu Ở đó, xếp hạng toàn cầu đã thúc đẩy một động lực rộng rãi về việc tăng cường đầu tư vào năng lực nghiên cứu (Hazelkorn, 2011)
Hiệu ứng xếp hạng và danh tiếng trường ĐH (phân tích Bảng xếp hạng học thuật của các trường ĐH thế giới (ARWU) và XHĐH Thế giới của Times Higher Education (THE)) của tác giả Safón, V (2019) Tác giả sử dụng dữ liệu từ hai bảng xếp hạng ARWU và THE từ năm 2010 đến năm 2018 và đã áp dụng phân tích hồi quy để chứng minh cả hai bảng xếp hạng trên đều có ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra hiệu ứng danh tiếng nội bộ đối với các trường ĐH tham gia
Hình 1.4 Mô hình hiệu ứng danh tiếng trong và ngoài bảng XH
Sau khi phân tích, nghiên cứu chỉ ra rằng XHĐH ảnh hưởng đến danh tiếng của Nhà trường thông qua việc xuất bản và trích dẫn các bài báo
Nguyễn Minh Ngọc và cộng sự (2023) đã nghiên cứu về “chất lượng NCKH và XHĐH thế giới của các trường ĐH công lập và tư thục ở Việt Nam” Các tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp tài liệu kết hợp so sánh đa khía cạnh để phân tích 10 CSGD ĐH Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, xuất bản cũng như nâng cao vị thể CSGD ĐH Việt Nam trên bảng XHĐH
Trước
khi xếp
hạng
Truyền thông trang web xếp hạng và các trường ĐH
Nhận thức cá nhân
Khảo sát
về danh tiếng Tiến sĩ, nhà nghiên cứu hàng đầu và các quỹ thu hút
Tạp chí
có nguy
cơ bị từ chối Trích dẫn của báo
Thực hiện nghiên cứu
Xếp hạng dựa vào nghiên cứu
Xếp hạng một phần dựa vào khảo sát danh tiếng
Trang 91.1.4 Một số cách tiếp cận lý thuyết nghiên cứu
PDCA là công cụ để cải tiến chất lượng liên tục, là chu trình quản lý chất lượng được tạo thành vòng tròn khép kín gồm 4 khâu cơ bản, cụ thể: P – Plan (kế hoạch), D – Do (tổ chức thực hiện), C – Check (Kiểm tra), A – Act (Thay đổi, cải tiến) Bốn khâu này có ảnh trưởng trực tiếp đến nhau nhằm giúp các hoạt động được cải tiến liên tục Việc áp dụng PDCA trong quá trình nghiên cứu và triển khai xếp hạng đại học giúp tạo ra một quy trình có hệ thống và liên tục cải tiến Điều này giúp các trường đại học nắm bắt được những điểm mạnh và điểm yếu của mình, đồng thời đề xuất và thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng và xếp hạng
Hình 1.5 Quy trình đảm bảo chất lượng trong công tác XHĐH tại các CSGD ĐH 1.2 Mô hình nghiên cứu của đề tài
Hình 1.6: Mô hình nghiên cứu của đề tài
Nhận thức về vai trò của hoạt động NCKH
Mức độ tham gia các hoạt động NCKH
Kết quả NCKH
4 Điều chỉnh, cải tiến
chiến lược XHĐH
1 Xây dựng kế hoạch XHĐH
3 Kiểm tra, đánh giá hoạt động XHĐH
2 Triển khai hoạt động
XHĐH
Trang 10Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã được tác giả phân tích các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài của tác giả Từ đó, tác giả xác định các yếu tố kế thừa kết quả của một số nghiên cứu trước đây về XHĐH, NCKH và mối quan hệ giữa hai yếu tố này Theo đó, tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về XHĐH và nhiều nghiên cứu về NCKH, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về ảnh hưởng của XHĐH đến hoạt động NCKH của GV tại các CSGD ĐH ở Việt Nam Đồng thời, tại chương này, trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã tập trung phân tích các khái niệm về XHĐH, NCKH và một số nội dung liên quan đến 2 vấn đề này như vai trò của XHĐH, NCKH và một số nội dung khác Cách tiếp cận chu trình PDCA cũng được trình bày rõ trong chương 1 Sau khi tiến hành tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan trước đây và lược khảo lý thuyết, tác giả đã đề xuất giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu cho đề tài
Trang 11CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu 2.2 Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp giải thích (explanatory mixed methods) để thực hiện nghiên cứu đề tài luận án
Sưu tập, tìm kiếm tài liệu Phân tích và tổng hợp tài liệu
Bước 1
Tổng quan lý thuyết
Đề xuất mô hình nghiên cứu và khung
phân tích lý thuyết Thiết kế phiếu khảo sát sơ bộ Phỏng vấn chuyên gia và hoàn thiện mô
Nghiên cứu thử nghiệm (Cronbach’s
alpha, EFA, CFA) Hiệu chỉnh khảo sát lần 2 Phiếu khảo sát chính thức
Điều tra chính thức
Bước 3
Khảo sát chính thức Đánh giá mô hình kết quả, mô hình cấu
Phỏng vấn sâu sau nghiên cứu định lượng Kiểm định sự khác biệt của các nhóm
Trang 12
Hình 2.2 Mô hình thiết kế nghiên cứu hỗn hợp giải thích
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp giải thích là một thiết kế nghiên cứu trong đó các nhà nghiên cứu tiến hành đầu tiên là nghiên cứu định lượng, sau đó sử dụng nghiên cứu định tính để giải thích các kết quả định lượng một cách chi tiết hơn Cụ thể, quy trình như sau: 1) thu thập và phân tích dữ liệu định lượng; 2) sử dụng kết quả định lượng để lập kế hoạch và thiết kế giai đoạn định tính tiếp theo; 3) thu thập và phân tích dữ liệu định tính để giải thích sâu hơn về các kết quả định lượng; 4) tích hợp toàn bộ kết quả định lượng và định tính để đưa ra các kết luận cuối cùng
Phương pháp này cho phép các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu định tính để hỗ trợ
và mở rộng hiểu biết từ kết quả nghiên cứu định lượng Đây là một phương pháp tiếp cận được sử dụng khi nhà nghiên cứu cần dữ liệu định tính để mở rộng hoặc giải thích những phát hiện định lượng ban đầu Nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu Việc thu thập dữ liệu định tính bắt nguồn và được liên kết với các kết quả định lượng Việc thu thập và phân tích dữ liệu định tính được thực hiện sau khi thu thập và phân tích dữ liệu định lượng Trọng tâm chính là giải thích các kết quả định lượng bằng cách khám phá các kết quả nhất định một cách chi tiết hơn hoặc giúp giải thích các kết quả không mong muốn Trong luận án này, sử dụng các cuộc phỏng vấn tiếp theo để hiểu rõ hơn về kết quả của một nghiên cứu định lượng
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: được thực hiện thông qua trung cầu ý
kiến bằng phiếu khảo sát và thu thập các số liệu thứ cấp từ các hoạt động của các CSGD ĐH tham gia vào nghiên cứu Cụ thể: i) Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi được thiết kế khoa học, dễ hiểu và được sàng lọc qua nhiều lần, đảm bảo đáp ứng quy trình thiết kế công cụ nghiên cứu, trong đó bao gồm các thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát và các câu hỏi nhận định về các nội dung của đề tài nghiên cứu với mức độ đánh giá theo thang Likert từ 1 đến 5; ii) số liệu thứ cấp được thu thập thập qua các bảng XHĐH của các CSGD ĐH tham gia XHĐH ở Việt Nam trong giai đoạn 2018 –
Định lượng
Thu thập dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Kết quả
Kết hợp
Kết quả định lượng dẫn đến nhu cầu cần phải làm rõ hơn hoặc lựa chọn người tham gia
Định tính
Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Kết quả
Diễn giải
Thường tập trung vào định lượng; Kết quả định tính giải thích và bổ sung
Trang 132023; iii) Việc phân tích dữ liệu được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính khách quan, chính xác và được thực hiện bằng phần mềm SPSS 26.0 và PLS SEM Các phép phân tích định lượng bao gồm: Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy của thang đo nhằm đo lường sự ảnh hưởng của XHĐH đến hoạt động NCKH của GV; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định các yếu tố đo lường mức độ ảnh hưởng của XHĐH đến hoạt động NCKH của GV; Thống kê mô tả để xác định mức độ ảnh hưởng của XHĐH đến hoạt động NCKH của GV thông qua các giá trị trung bình (mean), độ lệch chuẩn (SD) và giá trị nhỏ nhất (min), lớn nhất (max); Kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu, phương pháp mô hình hóa cấu trúc tuyến tính SEM (PLS SEM) Trong phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả sử dụng nghiên cứu cắt ngang (cross sectional) để thực hiện thiết kế nghiên cứu Theo đó, các đối tượng sẽ được lấy dữ liệu vào cùng một thời gian Nội dung nghiên cứu định lượng
cụ thể được tác giả trình bày trong chương 2 của luận án
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Sử dụng kết quả từ giai đoạn định lượng để
xây dựng các câu hỏi phỏng vấn, quan sát, v.v cho nghiên cứu định tính Tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu định tính nhằm giải thích sâu hơn những phát hiện từ giai đoạn định lượng Trong luận án này, sử dụng các cuộc phỏng vấn tiếp theo để hiểu rõ hơn về kết quả của một nghiên cứu định lượng
Bên cạnh phương pháp trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu Tác giả đã tìm kiếm tài liệu từ các nguồn như văn bản pháp luật, thư viện điện tử, tạp chí khoa học và cuốn kỷ yếu hội thảo để có cái nhìn tổng quan về chủ đề nghiên cứu Tài liệu được hệ thống thông qua việc lập cây thư mục và so sánh các kết quả nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề Các kết quả nghiên cứu từ các vấn đề lớn đến hẹp cũng được sử dụng
Ngoài ra, phương pháp phân tích, so sánh là công cụ hữu ích được sử dụng trong nghiên cứu này Trong luận án này, trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp được thu thập, thực hiện trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành phân tích, lý luận và so sánh, đối chiếu các dữ liệu này nhằm nhận định rõ đặc điểm, tính chất, xu hướng cũng như các mối quan hệ của các khái niệm trong đề tài nghiên cứu
Trang 14Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã được tác giả tập trung trình bày về phương pháp nghiên cứu, theo đó
để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, là sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính ngoài việc phân tích, đánh giá, so sánh các tài liệu, tác giả tập trung vào phương pháp chuyên gia nhằm xây dựng thang đo để phục vụ cho nghiên cứu định lượng Kết quả của phương pháp chuyên gia, tác đã tổng hợp được bộ thang đo và các biến quan sát với 05 mức độ đo lường theo thang likert Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng theo hai giai đoạn (nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức) để kiểm chứng mô hình và kiểm định giả thuyết đặt ra Trong nghiên cứu định lượng, tác giả xác định cỡ mẫu nghiên cứu sơ bộ là 117 và cỡ mẫu nghiên cứu chính thức là 639 Số mẫu được tác giả thu thập bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và được sử dụng phần mềm SPSS và PLS SEM để phân tích dữ liệu thu thập được