1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự tham gia thảo luận của công chúng trên báo Điện tử và mạng xã hội Ở việt nam

285 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự tham gia thảo luận của công chúng trên báo điện tử và mạng xã hội Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hoàng Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 285
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

Sự tham gia thảo luận của công chúng trên báo Điện tử và mạng xã hội Ở việt nam Sự tham gia thảo luận của công chúng trên báo Điện tử và mạng xã hội Ở việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Hoàng Anh

SỰ THAM GIA THẢO LUẬN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Nguyễn Hoàng Anh

SỰ THAM GIA THẢO LUẬN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 62 32 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ

CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN Chủ tịch hội đồng đánh giá

Luận án Tiến sĩ

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực, được thực hiện nghiên cứu một cách nghiêm túc

Kết quả nghiên cứu của các tác giả khác đã được tiếp thu chân thực, cẩn trọng

và có trích dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng Những kết luận khoa học của Luận án

chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Tác giả luận án

Nguyễn Hoàng Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Báo chí học tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã hoàn thành luận án

Để có được kết quả này, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã trực tiếp hướng dẫn, đồng hành và giúp đỡ tôi từ việc xác định đề tài, khung lý thuyết, phương pháp nghiên cứu… đến chỉnh sửa và hoàn thiện luận án

Đồng thời, tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học tham gia hội đồng các cấp của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn và các cơ sở giáo dục đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận án Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và đóng góp các ý kiến về cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp tôi thấy con đường nghiên cứu tuy rất gian nan nhưng đầy ý nghĩa Những kiến thức này sẽ giúp tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, giảng dạy hiện tại cũng như con đường nghiên cứu khoa học phía trước

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tác giả luận án

Nguyễn Hoàng Anh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC BẢNG 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 10

3 Câu hỏi nghiên cứu 11

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Giả thuyết nghiên cứu 13

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 14

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 18

8 Điểm mới của luận án 19

9 Cấu trúc của luận án 19

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA THẢO LUẬN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VÀ

MẠNG XÃ HỘI 20

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 20

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về công chúng 20

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về sự tham gia của công chúng 27

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về môi trường tham gia của công chúng trên kênh truyền thông (báo điện tử và mạng xã hội) 34

1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 36

1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về công chúng 36

1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về sự tham gia của công chúng 37

1.2.3 Nhóm công trình nghiên cứu về môi trường tham gia của công chúng trên kênh truyền thông (báo điện tử và mạng xã hội) 41

Tiểu kết chương 1 44

Trang 6

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA

THẢO LUẬN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

VÀ MẠNG XÃ HỘI 45

2.1 Cơ sở lý luận 45

2.1.1 Các khái niệm cơ bản 45

2.1.2 Mô hình tham gia 60

2.1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng tham gia 62

2.2 Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu 65

2.3 Cơ sở chính trị và pháp lý về sự tham gia thảo luận của công chúng

Việt Nam trên báo điện tử và mạng xã hội 73

2.3.1 Cơ sở chính trị 73

2.3.2 Cơ sở pháp lý 76

Tiểu kết chương 2 80

Chương 3 THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA THẢO LUẬN CỦA

CÔNG CHÚNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI

QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 82

3.1 Tổng quan về các trường hợp được chọn nghiên cứu 82

3.2 Mô hình tham gia và vai trò, quan điểm của các nhóm công chúng 92

3.3 Động cơ, mục đích tham gia của các nhóm công chúng 114

3.4 Đánh giá và phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế 122

Tiểu kết chương 3 126

Chương 4 THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA THẢO LUẬN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VÀ MẠNG XÃ HỘI QUA ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 127

4.1 Miêu tả khái quát đặc điểm tham gia sử dụng phương tiện truyền thông

của công chúng Việt Nam 127

4.2 Mức độ quan tâm của công chúng đến nội dung vấn đề và cách thức

phản ánh của BĐT và MXH 129

4.2.1 Nội dung tham gia của công chúng trên BĐT và MXH Facebook 129

4.2.2 Cách thức phản ánh các luồng thảo luận của báo BĐT và MXH 130

4.3 Khả năng hình thành và chia sẻ các sự kiện vấn đề trên BĐT và MXH 133

Trang 7

4.4 Mức độ hài lòng của công chúng khi tham gia thảo luận trên BĐT và MXH 135

4.4.1 Mức độ hài lòng về sự tham gia thảo luận của bản thân công chúng

BĐT và người dùng MXH 135

4.4.2 Mức độ hài lòng của công chúng về cách thức tổ chức thảo luận

của BĐT và MXH Facebook 137

4.5 Tương quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và sự tham gia thảo luận của

công chúng trên BĐT và MXH 138

4.5.1 Tương quan giữa giới tính và sự tham gia thảo luận của công chúng

trên BĐT và MXH 138

4.5.2 Tương quan giữa độ tuổi và sự tham gia thảo luận của công chúng

trên BĐT và MXH 141

4.5.3 Tương quan giữa trình độ học vấn và sự tham gia thảo luận của

công chúng trên BĐT và MXH 145

4.6 Tương quan giữa yếu tố cá nhân/ nhóm/ tổ chức và sự tham gia thảo luận

của công chúng trên BĐT và MXH 151

4.7 Các yếu tố hạn chế sự tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT

và MXH 154

Tiểu kết chương 4 159

Chương 5 VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THAM GIA THẢO LUẬN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

VÀ MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 160

5.1 Một số vấn đề đặt ra 160

5.1.1 Vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý Nhà nước 160

5.1.2 Vấn đề đặt ra đối với cơ quan báo chí truyền thông 162

5.1.3 Vấn đề đặt ra đối với xã hội 166

5.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng tham gia thảo luận của công chúng

trên báo điện tử và mạng xã hội 168

5.2.1 Giải pháp về chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước 168

5.2.2 Giải pháp của cơ quan báo chí truyền thông 169

5.2.3 Giải pháp của xã hội 184

Tiểu kết chương 5 185

Trang 8

KẾT LUẬN 186

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 190

TÀI LIỆU THAM KHẢO 191

PHỤ LỤC 201

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐT Báo điện tử

TP Thành phố

UBND Ủy ban nhân dân

XHH Xã hội học

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá chất lượng tham gia thảo luận của công chúng

trên truyền thông 64

Bảng 3.1: Thống kê bình luận của công chúng về Đề án thay cây trên BĐT

và MXH theo từng giai đoạn từ 8/11/2014-21/7/2015 84

Bảng 3.2: Động cơ thảo luận của độc giả BĐT và người dùng trên các

trang/nhóm MXH được khảo sát 115

Bảng 3.3: Động cơ thảo luận của công chúng trên BĐT và trang/ nhóm

MXH Facebook 118

Bảng 4.1: Phương tiện truyền thông công chúng sử dụng để tham gia

bày tỏ ý kiến 127

Bảng 4.2: Tần suất tham gia trên BĐT và MXH của công chúng

trong năm qua 128

Bảng 4.3: Mong muốn của công chúng về việc tòa soạn BĐT/ quản trị viên

trang nhóm MXH phản ánh nội dung về vấn đề dư luận quan tâm 131

Bảng 4.4: Mức độ ảnh hưởng của các cá nhân/ nhóm/ tổ chức đến quan điểm,

ý kiến của công chúng trên BĐT và MXH 151

Bảng 4.5: Mong muốn của công chúng BĐT và người dùng MXH về cách thức biên tập, sử dụng đăng tải ý kiến của tòa soạn BĐT và quản trị viên

Trang/Nhóm MXH 153

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 3.1: Thống kê bình luận công chúng về Nghị định 100 trên báo điện tử

và mạng xã hội theo từng giai đoạn từ ngày 23/4/2019 đến 16/3/2020 88

Biểu đồ 3.2: Thống kê bình luận tương ứng với chủ đề tin tức thảo luận của

công chúng BĐT và người dùng Facebook do tòa soạn BĐT và quản trị viên

các trang/ nhóm MXH khởi xướng từ ngày 8/11/2014-21/7/2015 93

Biểu đồ 3.3: Thống kê bình luận tương ứng với chủ đề tin tức thảo luận của

công chúng BĐT và người dùng MXH do tòa soạn BĐT (VnExpress,

VietNamNet và Tuổi Trẻ Online, các fanpage của báo) và quản trị viên MXH

(nhóm Otofun) khởi xướng 97

Hình 2.1: Mô hình công chúng tham gia theo dòng chảy đa bước với hiệu ứng mạng lưới 61

Hình 2.2: Mô hình thiết lập chương trình nghị sự trong truyền thông

chính sách 66

Hình 2.3: Cầu nối AB giữa hai cụm mạng lưới 71

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tiếp cận dưới góc độ quan điểm hệ thống, báo chí là một hệ thống thành viên của hệ thống xã hội, tồn tại và hoạt động trong mối quan hệ ràng buộc với các hệ thống khác trong các điều kiện, bối cảnh lịch sử văn hóa - xã hội nhất định Trong các quan hệ này, mối quan hệ giữa báo chí truyền thông (BCTT) và sự tham gia của công chúng trong quá trình phản ánh các luồng thảo luận của họ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nhận được sự quan tâm của nhiều bên và cả cộng đồng xã hội Thực tiễn phong phú và nhu cầu đòi hỏi bức thiết từ phía công chúng thể hiện qua

sự tham gia thảo luận giúp báo chí truyền thông không ngừng đổi mới, đồng thời những nỗ lực từ phía báo chí truyền thông đã giúp tăng cường sức mạnh, ý nghĩa xã hội, tăng cường vai trò, chất lượng tham gia của công chúng và hiệu quả xã hội Đây cũng là chỉ báo quan trọng cho thấy thái độ, tâm trạng và niềm tin của công chúng đối với thể chế xã hội nói chung và báo chí truyền thông nói riêng

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ số đã và đang thúc đẩy sự tham gia của nhiều nhóm công chúng vào các hoạt động truyền thông Công chúng không chỉ thụ động tiếp nhận thông tin mà còn tương tác, sản xuất nội dung, lan truyền và phân phối các sản phẩm truyền thông Theo đó, mạng lưới truyền thông theo dòng chảy đa bước đã được tạo dựng từ hoạt động vô cùng phong phú của nhiều cá nhân, nhóm, tổ chức, cơ quan truyền thông Sự tham gia của những nhóm công chúng đã tạo hiệu ứng mạnh mẽ tới nhận thức và hành vi của nhiều người, góp phần thúc đẩy quản trị

xã hội tốt hơn, cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững của Việt Nam

Báo điện tử (BĐT) là phương tiện truyền thông đại chúng có ưu thế ở khả năng đa phương tiện, tính thời sự, khả năng lưu giữ, tìm kiếm, truy xuất và phản hồi thông tin nhanh chóng, thu hút và thúc đẩy tương tác giữa tòa soạn và độc giả Tuy nhiên, từ những thập niên 90, mạng xã hội (MXH) trên thế giới xuất hiện, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới hành vi giao tiếp của công chúng và quá trình sản xuất - phân phối - thuyên chuyển thông tin Tình hình báo chí thế giới thay đổi hoàn toàn bởi sự gia tăng và cạnh tranh của các phương tiện truyền thông kiểu mới Thay vì thụ động tiếp nhận thông tin từ báo chí, ngày càng nhiều công chúng chủ động tham gia thảo

Trang 13

luận trực tuyến, tương tác với các thành viên trong mạng lưới truyền thông, hình thành xu hướng tham gia mới Công chúng chủ động bàn luận các vấn đề chính trị

xã hội, chia sẻ thông tin trên BĐT và MXH, thể hiện tâm trạng, thái độ, tiếng nói và bày tỏ nguyện vọng chính đáng của họ nhằm góp phần hình thành DLXH, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội Vì thế, để có thể phản ánh, biểu đạt dư luận, vừa có thể điều hòa DLXH, cũng như được công chúng ưu tiên lựa chọn, BĐT cần nhìn nhận vai trò tham gia của công chúng trong các hoạt động truyền thông Các tòa soạn BĐT trên thế giới đã chú trọng tiến hành đổi mới phương thức truyền thông, xây dựng các chiến lược thu hút tương tác, thúc đẩy công chúng tham gia thảo luận, đóng góp chính sách nhằm đạt được sự hiểu biết và đồng thuận từ phía người dân Nhiều công trình trên thế giới về sự tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH có xu hướng tập trung nghiên cứu lý luận về vị trí, vai trò, quan điểm, động

cơ và hành vi của công chúng, cũng như phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng tham gia thảo luận trực tuyến của công chúng Tuy nhiên, theo nhận định của các nhà nghiên cứu về hoạt động xây dựng chiến lược tương tác và nâng cao chất lượng tham gia của công chúng BĐT và MXH vẫn cần được tăng cường và nhìn nhận với các quan điểm toàn diện hơn

Ở Việt Nam, vấn đề thúc đẩy tương tác, tăng cường ý nghĩa sự tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH nhằm nâng cao hiệu quả, vai trò tác động của báo chí truyền thông cũng như tạo sức mạnh DLXH để giải quyết các vấn đề xã hội mang tính cấp thiết, thu hút quan tâm của nhiều tòa soạn khi một lượng lớn công chúng BĐT chuyển sang truy cập thông tin và tham gia trên MXH Sự phát triển của MXH đã đặt ra những thách thức đối với báo chí Việt Nam Theo ―We are social‖ tháng 1 năm 2022, số người sử dụng MXH ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng nhanh với 72 triệu tài khoản người dùng, chiếm 73% dân số Việt Nam Nếu BĐT có chiến lược thu hút công chúng tham gia hiệu quả thì sẽ có cơ hội gây ảnh hưởng chính trị - xã hội mạnh mẽ, thu hút quảng cáo, tăng nguồn thu kinh tế, đồng thời hợp tác với MXH, tận dụng nguồn nội dung thảo luận từ phía công chúng để cung cấp dữ liệu và phát triển chủ đề tin tức phong phú cho báo chí và hỗ trợ lan tỏa thông tin chính thống, thúc đẩy tương tác rộng rãi, tạo lập sức mạnh DLXH thể hiện vai trò của báo chí truyền thông nhằm góp phần nâng cao uy tín, năng lực và hiệu

Trang 14

quả truyền thông về các vấn đề liên quan đến lợi ích của người dân, tăng cường trách nhiệm xã hội của BCTT và công dân đối với đất nước và cộng đồng Tuy nhiên, thực tế BĐT Việt Nam vẫn phải đối mặt với những vấn đề khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, xây dựng chiến lược về tổ chức nội dung thảo luận, cách thức phản ánh các luồng thảo luận của công chúng, quản trị ý kiến thảo luận, môi trường thảo luận, văn hóa tham gia, ứng xử, giao tiếp trên không gian mạng,

Từ tình hình lý luận và thực tiễn trên, tác giả quyết định thực hiện luận án ―Sự tham gia thảo luận của công chúng trên báo điện tử và mạng xã hội ở Việt Nam‖ để

hệ thống hóa cơ sở lý luận và khảo sát đánh giá thực trạng, chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH Từ đó, luận án đề xuất những giải pháp để tăng cường vai trò, ý nghĩa sự tham gia của công chúng, cũng như xây dựng và phát triển chiến lược tương tác công chúng hiệu quả của các cơ quan báo chí truyền thông ở Việt Nam trong bối cảnh truyền thông số và văn hóa phát triển hiện nay

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình tham gia của công chúng, cũng như tiêu chí đánh giá chất lượng tham gia thảo luận của công chúng Việt Nam trên BĐT và MXH Từ việc soi chiếu lý thuyết vào thực tiễn, tác giả phân tích thực trạng và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ảnh hưởng tới sự tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách của Nhà nước, xây dựng chiến lược báo chí truyền thông tương tác công chúng hiệu quả của tòa soạn BĐT và quản trị viên MXH, của các cơ sở giáo dục đào tạo và cơ quan tổ chức nhằm hiện thực hóa vai trò, nhiệm vụ của BCTT vì lợi ích thiết thực của người dân và cộng đồng xã hội

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thứ nhất, phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước

nhằm hệ thống hóa các khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn về công chúng, sự tham gia thảo luận của công chúng và môi trường tham gia của công chúng, từ đó luận án làm rõ mô hình tham gia và tiêu chí đánh giá chất lượng tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH ở Việt Nam

Trang 15

- Thứ hai, đánh giá thực trạng tham gia thảo luận công chúng trên BĐT và

MXH thông qua phân tích nội dung các nghiên cứu trường hợp điển hình và điều tra

xã hội học với công chúng nhằm tìm hiểu vai trò, mức độ, cách thức, nội dung, mục đích, ý nghĩa tham gia của công chúng trên BĐT và MXH

- Thứ ba, phân tích yếu tố hạn chế sự tham gia thảo luận của công chúng trên

báo chí truyền thông và lý giải nguyên nhân

- Thứ tư, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tham gia thảo

luận của công chúng cũng như hoạt động của BCTT nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng, tăng cường chiến lược thu hút tương tác công chúng hiệu quả và phát triển môi trường thảo luận minh bạch, cởi mở và tin cậy trên BĐT và MXH

3 Câu hỏi nghiên cứu

Khi tiến hành nghiên cứu, luận án tập trung trả lời ba câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất: Cơ sở lý luận, phương pháp và tiêu chí đánh giá chất lượng tham

gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH là gì?

Thứ hai: Thực trạng công chúng tham gia thảo luận trên BĐT và MXH hiện

nay ở Việt Nam ra sao?

1) Mô hình tham gia và vai trò, quan điểm, mối quan hệ và văn hóa tham gia thảo luận của công chúng trong mạng lưới truyền thông của BĐT và MXH như thế nào?; 2) Mức độ, cách thức, nội dung tham gia, động cơ, mục đích tham gia, ý nghĩa vai trò của sự tham gia của công chúng trên BĐT và MXH như thế nào?; 3) Những yếu tố tương quan và cản trở sự tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH là gì?

Thứ ba: Những giải pháp nào để nâng cao chất lượng tham gia của công chúng

trên BĐT và MXH, cũng như truyền thông về các vấn đề liên quan đến lợi ích của người dân, tăng cường trách nhiệm xã hội của BCTT và công dân đối với đất nước

và cộng đồng?

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực tiễn và khảo sát sự tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH ở Việt Nam

Trang 16

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Với nghiên cứu trường hợp công chúng tham gia thảo luận

- Phạm vi không gian: Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung nghiên cứu

sự tham gia thảo luận của công chúng về một số vấn đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống, lợi ích, mối quan tâm chung của cá nhân và cộng đồng gồm: Đề án cải tạo, thay thế cây xanh ở Hà Nội và Nghị định 100 về tăng cường xử phạt người lái xe có

sử dụng rượu bia qua một số BĐT và MXH thu hút nhiều tương tác và có độ tin cậy cao trong nước, gồm ba báo điện tử VietNamNet, VnExpress và Tuổi Trẻ Online Đối với mạng xã hội, tác giả luận án lựa chọn khảo sát các trang Facebook chính thức của ba báo điện tử, các trang/ nhóm Facebook: trang 6700 người vì 6700 cây xanh, 6700 cây xanh, nhóm Vì một Hà Nội xanh, diễn đàn MXH xe và giao thông Otofun và một số trang Facebook cá nhân của những người dẫn dắt dư luận/ người

có tầm ảnh hưởng (KOL, Influencer)

Lý do lựa chọn các báo điện tử và các trang/ nhóm mạng xã hội này:

Thứ nhất: Tính đến ngày 14/10/2021 theo xếp hạng của Alexa, VnExpress (4)

và Tuổi Trẻ Online (19) và VietNamNet (28) là các báo điện tử ở Việt Nam có chỉ số xếp hạng cao, nằm trong top 9 báo điện tử thu hút nhiều người xem nhất Báo VnExpress là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam chỉ có bản điện tử mà không có bản in giấy, được thành lập bởi Tập đoàn FPT, hiện tại do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý Báo điện tử Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP.HCM Báo điện tử VietNamNet là kênh báo điện tử chính thống trực thuộc

Bộ Thông tin và Truyền thông Trong nhiều năm, VietNamNet, VnExpress và Tuổi Trẻ Online đã tạo được dấu ấn trong lòng khán giả, luôn giữ vững và phát huy vị trí báo điện tử tiếng Việt có số lượng độc giả truy cập lớn Trong đó, theo thống kê của Alexa năm 2021, BĐT VnExpress được nhiều người đọc nhất với số lượng thời gian độc giả lưu lại trang là 9 phút 25 giây; số lượng trang được xem trung bình là 4,67 trang, số lượng tìm kiếm từ khóa là 8,2%, tổng số trang dẫn đến website là 7.000 Hiện nay, VietNamNet, VnExpress và Tuổi Trẻ Online không ngừng nỗ lực, đổi mới thông tin và tương tác, gắn kết độc giả tham gia vào quá trình thông tin của báo Do vậy, tác giả luận án muốn tìm hiểu cách thức tổ chức nội dung thảo luận, thu hút công chúng tham gia tương tác của các BĐT này để rút ra bài học, cũng như soi chiếu, làm

rõ khung lý thuyết trong thực tiễn mà luận án đề xuất

Trang 17

Thứ hai: Tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2021, có tổng cộng 72 triệu tài khoản MXH hoạt động (tăng thêm 7 triệu tài khoản so với cùng kỳ năm 2020) Báo cáo We are social năm 2021 cho thấy Facebook là một trong những MXH được nhiều người Việt sử dụng nhiều nhất 91.7% so với Youtube Zalo Instagram, Tiktok, Twitter… Do vậy, luận án tập trung khảo sát sự tham gia của công chúng trên MXH Facebook ở Việt Nam Cụ thể, trong quá trình công chúng tham gia thảo luận Đề án cải tạo và thay thế cây xanh và Nghị định 100, các trang/ nhóm 6700 người vì 6700 cây xanh, 6700 cây xanh, nhóm Vì một Hà Nội xanh, diễn đàn MXH xe và giao thông Otofun và một số trang Facebook cá nhân của KOL nhận được sự quan tâm rất lớn từ công chúng, trở thành diễn đàn công khai đa chiều thu hút đa dạng đối tượng công chúng tham gia chia sẻ và thảo luận thông tin Theo thống kê các luồng thảo luận từ công chúng, các trang/ nhóm MXH này có lượt tiếp cận và tương tác cao

- Phạm vi thời gian: Để nghiên cứu thực trạng công chúng thảo luận về hai

trường hợp trên báo điện tử và mạng xã hội, tác giả lựa chọn thời điểm khảo sát như

sau: Đề án cải tạo, thay thế cây xanh ở Hà Nội (từ ngày 17/3 đến 2/5/2015) và Quy

định xử phạt vi phạm an toàn giao thông do sử dụng rượu bia trong Nghị định 100

(từ ngày 23/4/2019 đến 16/3/2020) Đây là thời điểm các luồng thảo luận của công chúng trên các kênh BĐT và MXH được khơi mào đến giai đoạn cao trào và kết luận

4.2.2 Về đối tượng tham gia thảo luận trên BĐT và MXH

Công chúng gồm nhóm công chúng của BĐT và người dùng MXH Facebook

ở Việt Nam - những người tham gia bày tỏ quan điểm, thái độ và tâm trạng về các

sự kiện, vấn đề đã và đang xảy ra liên quan mật thiết đến cuộc sống, lợi ích, mối quan tâm chung của cá nhân và cộng đồng trên BĐT và MXH Facebook Khảo sát lấy ý kiến trực tuyến công chúng Việt Nam qua link Google docs được thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 9/2022

5 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên quá trình nghiên cứu, luận án đặt ra các giả thuyết sau:

1 Giả thuyết thứ nhất: Mỗi nhóm công chúng đều có vai trò, đóng góp riêng

trong mô hình tham gia thảo luận trên BĐT và MXH

2 Giả thuyết thứ hai: Có mối tương quan giữa yếu tố nhân khẩu học và sự

tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH

Trang 18

2.1 Về giới tính: 1) Nam giới quan tâm thảo luận về các vấn đề khác biệt so với nữ giới; 2) Nếu nam giới có tần suất nhu cầu thể hiện quan điểm ở các mạng lưới khác biệt so với nữ giới; 3) Mục đích nam giới và nữ giới tham gia thảo luận trên BĐT và MXH có sự khác biệt

2.2 Về độ tuổi: 1) Công chúng độ tuổi càng cao càng tích cực tham gia thảo luận nội dung vấn đề đa dạng, phong phú hơn so với độ tuổi trẻ; 2) Công chúng độ tuổi trẻ có tần suất, nhu cầu thể hiện quan điểm ở các mạng lưới khác so với độ tuổi cao; 3) Mục đích công chúng độ tuổi trẻ và độ tuổi cao tham gia thảo luận trên BĐT

và MXH có sự khác biệt

2.3 Về trình độ học vấn: 1) Công chúng trình độ học vấn cao quan tâm thảo luận về các vấn đề khác biệt so với trình độ học vấn thấp; 2) Công chúng có trình độ học vấn cao có tần suất tham gia thảo luận ở các mạng lưới khác so với trình độ học vấn thấp hơn; 3) Mục đích công chúng có trình độ học vấn thấp và học vấn cao tham gia thảo luận có sự khác biệt

3 Giả thuyết thứ ba: Nếu chính quyền, cơ quan tổ chức BCTT, người dẫn dắt

dư luận KOL phát huy ảnh hưởng và tác dụng với sự tham gia thảo luận của công chúng trên cả BĐT và MXH thì trên MXH đó là mối quan hệ cá nhân trong mạng lưới của công chúng

4 Giả thuyết thứ tư: Trong các vấn đề, công chúng mong muốn được thảo

luận nhất là về các vấn đề xã hội và dân sinh

5 Giả thuyết thứ năm: Trong các yếu tố cản trở sự tham gia thảo luận của

công chúng thì 3 yếu tố về bảo vệ thông tin cá nhân, văn hóa tham gia và quy định của cơ quan tổ chức về phát ngôn có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận

- Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm rõ nguyên lý, vai trò tham gia của công chúng vào các hoạt động BCTT

- Luận án dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về BCTT nói chung, BĐT và MXH nói riêng, được thể hiện qua các Nghị quyết của Đảng và các chủ trương, văn bản pháp

Trang 19

luật của Nhà nước có liên quan đến quyền tiếp cận, được biết và cung cấp thông tin cũng như quyền tự do bày tỏ ý kiến và trao đổi về các vấn đề quan tâm chung, quyền riêng tư trong khuôn khổ quy định của báo chí và luật pháp của Nhà nước

- Luận án vận dụng hệ thống lý luận về báo chí truyền thông để làm rõ thực trạng công chúng tham gia thảo luận trên BĐT và MXH

Cụ thể, luận án áp dụng Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự và Lý thuyết

đóng khung, Lý thuyết dòng chảy hai bước, đa bước và Lý thuyết tác nhân – mạng lưới, Lý thuyết sử dụng và hài lòng, Lý thuyết vòng xoáy im lặng và cơ sở lý luận về

xã hội học, nhân học và triết học để làm rõ lý luận và tìm hiểu thực trạng tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH

6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành của báo chí truyền thông, xã hội học, cụ thể 05 phương pháp chính như sau:

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: luận án tổng hợp, kế thừa các

nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó so sánh, đối chiếu và làm rõ vấn đề

 Phương pháp phân tích hệ thống: luận án sử dụng phương pháp này để khái

quát mô hình tham gia của công chúng theo dòng chảy đa bước và hiệu ứng mạng lưới một cách hệ thống, đồng thời tìm hiểu vị trí, vai trò, hoạt động, đóng góp của

họ đối với việc thúc đẩy các thành viên khác tham gia trong mạng lưới

 Phương pháp nghiên cứu trường hợp: luận án sử dụng phương pháp này để

tìm hiểu sâu thực trạng tham gia, cũng như xem xét tác dụng, ý nghĩa, vai trò tham

gia của công chúng trên BĐT và MXH trong một số trường hợp cụ thể gồm Đề án

cải tạo, thay thế cây xanh ở Hà Nội (từ ngày 17/3 đến 2/5/2015) và Quy định xử phạt vi phạm an toàn giao thông do sử dụng rượu bia trong Nghị định 100 (từ ngày

23/4/2019 đến 16/3/2020)

 Phương pháp phân tích nội dung: để tìm hiểu cách thức tòa soạn báo điện

tử tổ chức nội dung cho công chúng tham gia thảo luận, luận án tổng hợp tin bài

về các trường hợp nghiên cứu trên 03 báo điện tử VnExpress, VietNamNet và Tuổi Trẻ Online và các trang/ nhóm MXH thu hút nhiều lượt tương tác của công chúng Từ đó, tác giả luận án phân loại theo tiêu chí tạo khung thông tin theo bảng

Trang 20

mã hóa codebook (Xem phụ lục số 22) và xác định các chủ đề nổi bật được công chúng quan tâm thảo luận Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp phân tích nội dung định tính để phân loại các thông điệp từ các cuộc thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH và vận dụng lý thuyết sử dụng và hài lòng để tìm hiểu các động

cơ thúc đẩy họ tham gia tương tác

Luận án cũng thống kê số lượt tương tác, tìm kiếm thông tin trên các trang/ nhóm mạng xã hội Facebook, diễn đàn, trang tin tức, fanpage của báo chí… theo các từ khóa hoặc nhóm từ khóa liên quan đến chủ đề thảo luận thuộc hai trường hợp nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin thảo luận của công chúng Phương pháp

này nhằm tìm hiểu về đối tượng công chúng, các chủ đề thảo luận nổi bật, nhân vật

có khả năng dẫn dắt dư luận (KOL) nhằm tìm hiểu vị trí, vai trò và kết nối của công chúng trong mạng lưới truyền thông

 Phương pháp phỏng vấn sâu: tổng số 14 PVS

Luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập ý kiến, quan điểm của: 1) Lãnh đạo, quản lý báo điện tử, nhà báo: 02 PVS lãnh đạo quản lý BĐT và 5 nhà báo; 2) Quản trị viên các trang/nhóm MXH Facebook, chính khách, chuyên gia, người dẫn dắt dư luận KOL, một số đại diện công chúng tích cực tham gia thảo luận trên báo BĐT và MXH: Thực hiện 4 PVS; 3) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí truyền thông, giao thông và xây dựng: 3 PVS

Nội dung các cuộc PVS nhằm cung cấp thông tin về chủ trương, chiến lược, cách thức tổ chức nội dung thảo luận, các nguyên tắc giám sát và biên tập ý kiến của công chúng, những khó khăn vướng mắc gặp phải khi phản ánh các luồng thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH, mối quan hệ giữa BĐT và MXH trong việc tăng cường lan tỏa thông tin báo chí, thu hút tương tác độc giả cũng như tạo lập sức mạnh DLXH để giải quyết các vấn đề xã hội và giải pháp nâng cao chất lượng tham gia của công chúng trên BĐT và MXH Các cuộc PVS được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp (qua email)

 Phương pháp điều tra xã hội học:

Quy mô khảo sát thông qua bảng hỏi được xác định trong phạm vi 63 tỉnh thành trên cả nước Phương pháp chọn mẫu khảo sát công chúng được thực hiện theo nguyên tắc lấy mẫu thuận tiện đối với độc giả BĐT và người dùng MXH

Trang 21

Facebook tham gia bày tỏ quan điểm, thái độ và tâm trạng về các sự kiện, vấn đề đã

và đang xảy ra liên quan mật thiết đến cuộc sống, lợi ích, mối quan tâm chung của

cá nhân và cộng đồng Phương pháp khảo sát bảng hỏi được thực hiện trực tuyến qua link trên Google Docs (xem phụ lục số 20) Trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến tháng 9/2022, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát thông qua hình thức gửi link bảng hỏi khảo sát qua email và MXH Facebook Kết quả có 680 người trả lời khảo sát, trong đó 632 người đã từng tham gia bày tỏ quan điểm, thái độ, tâm trạng như đọc/ nghe/ xem tin bài, bày tỏ cảm xúc bằng biểu tượng, chia sẻ, bình luận, khảo sát, thăm dò dư luận, gửi thư, gọi điện, trực tiếp tới tòa soạn phản ánh… (Xem phụ lục số 3) trên BĐT và MXH Facebook và 48 người không tham gia

Mô tả mẫu:

1) Về cơ cấu giới tính: Tỷ lệ công chúng nữ chiếm 67.4%, công chúng nam chiếm 31.9 % và công chúng có giới tính khác chiếm 0.7%; 2) Về cơ cấu nơi cư trú: Công chúng sống ở Hà Nội chiếm tỷ lệ nhiều nhất (52.2%), tiếp theo là các tỉnh phía Bắc chiếm tỷ lệ (26.7%), khu vực phía Nam gồm TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang chiếm tỷ lệ (16.1%) Công chúng thuộc các khu vực các tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… chiếm tỷ lệ (5%); 3) Về cơ cấu tuổi: Công chúng tham gia phần lớn thuộc nhóm 18-29 tuổi (chiếm tỷ lệ 46.1%) Nhóm có độ tuổi từ 30-39 tuổi (chiếm tỷ lệ 26.3%) và nhóm 40-49 tuổi (chiếm tỷ lệ 22.1%) Các nhóm chiếm tỷ lệ thấp gồm nhóm dưới 18 tuổi (3.5%) và nhóm 50-59 tuổi (1%) và trên 60 tuổi (1%); 4) Về cơ cấu trình độ học vấn: Công chúng tham gia thảo luận trên BĐT và MXH đa số thuộc trình độ học vấn tốt nghiệp đại học (chiếm

tỷ lệ 50.4%) Nhóm trình độ tốt nghiệp trên đại học chiếm tỷ lệ 25.7% và nhóm tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 20.6% Các nhóm tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở chiếm tỷ lệ thấp (lần lượt chiếm tỷ lệ 2% và 1.3%)

Phương pháp xử lý dữ liệu:

+ Phân tích định lượng: dữ liệu trả lời của 680 công chúng BĐT và MXH được tác giả luận án mã hóa, nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS Dựa trên kết quả xử lý dữ liệu có được từ việc phân tích các chỉ số mối tương quan, kiểm định Chi bình phương, so sánh sự khác biệt giữa các nhóm theo đặc điểm dân số (T-Test

và ANOVA), luận án chỉ ra các phát hiện, đặc điểm, mối quan tâm và mức độ hài

Trang 22

lòng, những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tham gia của công chúng trên BĐT và MXH, từ đó kiểm định giả thuyết đã đặt ra và rút ra kết luận

+ Phân tích định tính: Các câu hỏi mở (thu thập ý kiến khác của công chúng trong bảng hỏi) nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của công chúng khi tham gia thảo luận trên BĐT và MXH để thấy được thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tham gia một cách thiết thực hơn

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Ý nghĩa lý luận: Luận án góp thêm một góc nhìn mới, đồng thời mở rộng sự

hiểu biết về cơ sở lý luận và thực tiễn chuyên sâu về vấn đề sự tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH ở Việt Nam Luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo quản lý báo chí, các phóng viên, các nhà truyền thông, nghiên cứu viên, giảng viên, học viên tại các cơ

sở đào tạo và nghiên cứu BĐT và MXH, các vấn đề kinh tế, xã hội Kết quả luận án góp phần mở ra những hướng nghiên cứu mới về công chúng BCTT dựa trên nhìn nhận vai trò và đóng góp, ý nghĩa của họ đối với việc xây dựng và phát triển chiến lược tương tác công chúng hiệu quả của các cơ quan BCTT ở Việt Nam

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở

khoa học để đánh giá kết quả của quá trình truyền thông chính sách xã hội, từ đó xây dựng chính sách về BĐT và MXH nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của công chúng, phù hợp với xu hướng phát triển của BCTT hiện nay Đặc biệt, đối với tòa soạn, luận án có thể là tư liệu tham khảo để các cơ quan BCTT ở Việt Nam vận dụng vào thực tiễn xây dựng chiến lược tương tác công chúng hiệu quả, nhằm khẳng định và nâng cao vị thế, tăng doanh thu, phát triển kinh tế và tăng lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh truyền thông số và văn hóa phát triển hiện nay Kết quả của luận án gợi mở cho các cơ quan, tổ chức, người dùng MXH, những người dẫn dắt dư luận (KOL), chuyên gia… có thể sử dụng truyền thông để bày tỏ ý kiến, quan điểm, tham gia đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, từng bước xây dựng môi trường thảo luận công khai, văn minh, tham gia giải quyết những vấn đề

xã hội, đảm bảo quyền lợi của công chúng xã hội nhằm đạt được hiệu quả truyền thông và góp phần thúc đẩy quản trị xã hội tốt đẹp hơn

Trang 23

8 Điểm mới của luận án

Luận án là một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề sự tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH ở Việt Nam Đề tài không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây Trong đó, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, khảo sát thực trạng, đánh giá chất lượng tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH Cụ thể, luận án chỉ rõ các quy luật, vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả truyền thông trên BĐT và MXH, rút ra 8 tiêu chí đánh giá chất lượng tham gia thảo luận của công chúng, mô hình hóa sự tham gia thảo luận của công chúng Từ đó, luận án đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tham gia của công chúng trên BĐT và MXH, tăng cường ý nghĩa vai trò, đóng góp của công chúng trong hoạt động BCTT, cũng như truyền thông về các vấn đề liên quan đến lợi ích của người dân, tăng cường trách nhiệm xã hội của BCTT và công dân đối với đất nước và cộng đồng Luận án cũng đưa ra những giải pháp cần thiết

để nâng cao hiệu quả xây dựng và phát triển chiến lược tương tác công chúng hiệu quả của các cơ quan BCTT ở Việt Nam, phù hợp với bối cảnh thay đổi công nghệ

số và văn hóa phát triển hiện nay

9 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung

chính của luận án gồm 5 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về sự tham gia thảo luận của công

chúng trên báo điện tử và mạng xã hội

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia thảo luận của công chúng

trên báo điện tử và mạng xã hội

Chương 3 Thực trạng sự tham gia thảo luận của công chúng trên báo điện tử

và mạng xã hội qua nghiên cứu trường hợp

Chương 4 Thực trạng sự tham gia thảo luận của công chúng trên báo điện tử

và mạng xã hội qua điều tra xã hội học

Chương 5 Vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng tham gia thảo luận

của công chúng trên báo điện tử và mạng xã hội ở Việt Nam

Trang 24

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ THAM GIA

THẢO LUẬN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

VÀ MẠNG XÃ HỘI

Trong chương này, tác giả luận án sẽ tìm hiểu vấn đề liên quan đến sự tham

gia thảo luận của công chúng từ các góc độ chuyên ngành báo chí truyền thông và

liên ngành chính trị học, triết học, tâm lý, văn hóa, xã hội học, quản lý xã hội… qua

các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam Trong đó, luận án xem xét về nội dung,

phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đáng chú ý trong các công trình

trước đây để đánh giá những vấn đề liên quan đến đề tài luận án Từ đó, luận án

phân tích và chỉ rõ những khoảng trống nghiên cứu, cơ sở lý luận và kết quả có thể

kế thừa và phát triển từ các nghiên cứu đã có

1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về công chúng

Nhóm công trình đã xuất bản này tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản

về công chúng như hệ thống khái niệm, vị trí, vai trò, cơ chế truyền thông tác động

đến họ, năng lực tham gia của công chúng trong hoạt động báo chí truyền thông

cũng như phương pháp nghiên cứu công chúng

- Tiếp cận từ góc độ báo chí học, truyền thông đại chúng: Trên thế giới,

nhiều quan điểm khác nhau chia thành các giai đoạn nghiên cứu về công chúng

truyền thông xuất hiện Nghiên cứu của các học giả trên thế giới cho thấy tiến trình

này chia làm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Bắt đầu từ đầu thập kỷ XX năm 1910 cho tới cuối thập niên 30,

M Weber đã chỉ ra mục tiêu của báo chí truyền thông hướng tới ―các tập đoàn, tầng

lớp xã hội khác nhau; phân tích yêu cầu xã hội đối với nhà báo, coi trọng phương

pháp phân tích báo chí, phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con

người Quan điểm của ông cho thấy báo chí ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành ý

thức quần chúng, hoạt động dựa trên các nhu cầu của công chúng và xã hội Tuy

nhiên trong giai đoạn này, các công trình nghiên cứu cho rằng công chúng truyền

thông ở vị thế tiếp nhận một cách thụ động Công trình của Lasswell [72] với ―Mô

hình kim tiêm‖ (hypodermic needle model) cho rằng người xem thụ động và bị ảnh

Trang 25

hưởng trực tiếp bởi các phương tiện truyền thông Như vậy, thông điệp đã được truyền thẳng vào người xem và thâm nhập vào tâm trí của họ giống như một viên đạn ma thuật, tạo ra các phản ứng giống nhau ở mọi người Năm 1948, Lasswell [73] tập trung vào phân tích năm yếu tố cơ bản trong truyền thông gồm: nguồn, thông điệp, kênh, người nhận và hiệu quả

+ Giai đoạn 2: Từ khoảng năm 1940 – 1960, giai đoạn này bắt đầu xuất hiện quan điểm nhìn nhận vai trò tham gia của công chúng truyền thông theo các nhóm

xã hội chủ động hơn Các công trình nghiên cứu mô hình truyền thông dòng chảy hai bước (Two-step flow of communication) của các nhà nghiên cứu xã hội người

Mỹ Paul Lazarsfeld cùng các đồng nghiệp Berelson, Gaudet [76] xây dựng vào năm

1948 trong cuốn sách ―The people’s choice: How the voter makes up his mind in a presidential campaign‖ Nội dung công trình đã chứng minh công chúng chịu ảnh hưởng gián tiếp thông qua những ý kiến, quan điểm của những người có uy tín trong các nhóm xã hội của họ (những người dẫn dắt dư luận – KOL), đã làm thay đổi quyết định, thái độ của cử tri trong bầu cử tổng thống Mỹ năm 1940 Nghiên cứu của Katz và Lazarsfeld chỉ ra mối liên hệ cá nhân dường như đã thường xuyên

và hiệu quả hơn các phương tiện truyền thông đại chúng (TTĐC) và khẳng định tầm quan trọng của KOL trong mạng lưới đến sự hình thành chính kiến cá nhân Lý thuyết dòng chảy hai bước gợi mở quan trọng cho tác giả luận án phân tích hiệu ứng truyền thông và nghiên cứu công chúng mang tính cấu trúc, nhìn nhận vị trí vai trò của công chúng đối với mạng lưới truyền thông của BĐT và MXH

+ Giai đoạn 3: Từ thập niên 70 đến cuối thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu đề cập tới khái niệm ―phi đại chúng hóa‖ và vấn đề ―giải đại chúng‖, thông tin được chuyên biệt phục vụ cho từng nhóm công chúng nhỏ Tiêu biểu của hướng nghiên

cứu công chúng này là nhà xã hội học người Mỹ Alvin Toffler với tác phẩm Làn

sóng thứ ba [101] Alvin Toffler dự báo về việc truyền thông sẽ bị chia nhỏ và bị

phi đại chúng hóa Khán giả đại chúng không còn tiếp nhận những thông tin như nhau mà chia thành các nhóm nhỏ với những nhu cầu thông tin khác nhau Do vậy truyền thông cần ―giải đại chúng‖ tức phải thay đổi hình thức truyền thông, hướng tới tạo ra các nội dung thông tin chuyên biệt dành cho từng nhóm công chúng nhỏ, đáp ứng các nhu cầu riêng và ngày càng đa dạng đó

Trang 26

Cũng trong giai đoạn này, nghiên cứu công chúng truyền thông được tiếp cận dưới góc độ mới từ hai nhà nghiên cứu nổi tiếng người Pháp là Philippe Breton và Serge Proulx Trong cuốn sách ―Bùng nổ truyền thông – sự ra đời một ý thức hệ mới‖ vào năm 1996, các tác giả đã phân tích vai trò chủ động của một số công chúng tích cực trong quá trình giải mã các thông điệp trên TTĐC, đồng thời gợi ý xu hướng truyền thông đa chiều quan tâm tới từng nhóm đối tượng công chúng [109]

Đồng thời, nghiên cứu về mô hình truyền thông tương tác hai chiều của Shannon và Weaver, nghiên cứu công chúng truyền thông của học giả Stuart Hall [96, 60] đã được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau Nội dung công trình của Stuart Hall đã nổi bật về mô hình mã hóa/giải mã trong việc sản xuất và tiếp nhận thông điệp của các bên tham gia/ tác nhân trong quá trình truyền thông, hướng tới phân tích nội dung thông điệp, hiện tượng tiếp nhận, giải mã thông điệp theo nhiều cách khác nhau của công chúng dựa trên nền tảng văn hóa và khung nhận thức

Denis MacQuail (Đại học Armsterdam Hà Lan) là người có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về truyền thông, có liên quan trực tiếp đến nghiên cứu công

chúng trong mối liên hệ với TTĐC Công trình Các mô hình truyền thông

(Communication Models) năm 1982 của Denis McQuail và Sven Windahl [85] đã chỉ ra các mô hình truyền thông cơ bản, hệ thống lý thuyết về phương tiện truyền thông và mô hình công chúng – đối tượng Sau đó, năm 1992, các lý thuyết mới

được mở rộng và ứng dụng nhiều hơn trong công trình Hiệu suất truyền thông

(Media Rerformance) Đặc biệt McQuail đã chỉ ra những lợi ích và thách thức TTĐC mang đến cho công chúng Năm 1994, Mc Quail thảo luận chi tiết hơn về vai

trò quan trọng của công chúng và dự đoán “nhận thức của công chúng sẽ ít bị ảnh

hưởng bởi các phương tiện truyền thông” trong tương lai

Một công trình nữa của McQuail được nghiên cứu và vận dụng trong luận án

là Lý thuyết truyền thông đại chúng (Mass Communication Theory) (1994) [86] Mc

Quail đã cập nhật các nghiên cứu mới về truyền thông như khái niệm đại chúng, văn hóa đại chúng, bốn mô hình truyền thông, độc/ khán/ thính giả (audience) – công chúng truyền thông, công chúng đại trà/ khán giả đại chúng (mass audience), hiệu quả truyền thông, cấu trúc công chúng (audience structure), các loại công chúng (types of audience), quy mô công chúng truyền thông… Với công trình phân tích

Trang 27

công chúng (Audience Analysis) năm 1997 [87], Mac Quail đã mang đến cái nhìn tổng quan về nghiên cứu công chúng truyền thông trong quá khứ và gợi mở hướng nghiên cứu công chúng cho hiện tại và tương lai Đặc biệt, năm 2013, Mc Quail [84] đã đề cập đến sự thay đổi đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng nghiên cứu về đối tượng truyền thông, lấy khán giả làm trung tâm Truyền thông không phải được hình thành như chuyển giao một gói thông tin giữa người gửi - người nhận Mô hình truyền thông tuyến tính trước đây dần được thay thế bởi mô hình truyền thông mới kết nối mạng lưới các tác nhân Khán giả với tư cách là người tham gia tương tác tích cực và thuyên chuyển thông tin theo nhiều cách khác nhau phù hợp với động cơ

và sự lựa chọn của họ Luận án sẽ kế thừa cơ sở lý luận về truyền thông và công chúng của MC Quail như một gợi ý quan trọng để làm rõ cấu trúc, vai trò của công chúng trong quá trình truyền thông

+ Giai đoạn 4: Từ năm 2000 đến nay, sự ra đời của internet và các thiết bị di động đã tác động mạnh mẽ, thay đổi cách trao - nhận và xử lý thông tin của công chúng cũng như trật tự thứ bậc, cách thức tổ chức, quản trị TTĐC TTĐC trở thành không gian chung với sự tham gia tương tác của nhà truyền thông và công chúng vốn trước đây chỉ là đối tượng tiếp nhận thông tin

Jay Rosen trong nghiên cứu The People Fortunerly Known as the Audience

(nghiên cứu báo chí Đại học New York 2006) [93] bàn về khái niệm truyền thông nhân dân (media people) cho thấy sự chủ động tham gia của công chúng trong sản xuất sản phẩm truyền thông, có quyền kiểm soát truyền thông Công chúng đang tạo

ra một sự cân bằng quyền lực mới, giữa quyền lực của họ và quyền lực của báo chí Tương lai, sẽ chỉ có báo chí chuyên nghiệp và nghiệp dư, được gọi chung là truyền thông công dân Rosen cho rằng, thời đại toàn cầu hóa truyền thông, giúp công chúng chủ động tạo ra các sản phẩm báo chí nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân, bạn bè hoặc từng nhóm nhỏ (hoạt động với mục đích phi lợi nhuận) Họ được gọi là

nhà báo công dân: Cho dù các cơ quan báo chí chuyên nghiệp có muốn điều này

hay không thì nhà báo công dân vẫn muốn họ biết rằng công chúng đang thay đổi,

đã ở đây và đang tự làm ra các tờ báo của riêng mình” Rosen đã dự báo trong

tương lai thì các cơ quan báo chí chuyên nghiệp cũng phải chia sẻ thị phần, quyền lực với công chúng Quan điểm của Rosen đã gợi mở cho tác giả luận án những cơ

Trang 28

sở nghiên cứu công chúng, cách thức xây dựng các chiến lược, giải pháp phù hợp của các cơ quan báo chí nhằm thu hút tương tác, thỏa mãn thị hiếu, lợi ích của công chúng Theo đó, báo chí hiện đại cần phải thay đổi phương thức tác nghiệp nhằm cân bằng lợi ích, chia sẻ diễn đàn và trao quyền cho công chúng nhiều hơn

Một số công trình đề cập đến vai trò của công chúng đối với các hoạt động báo chí truyền thông như Paul Brighton và Dennis (2007) trong nghiên cứu News Value [40] đã phân tích vai trò của nhà báo công dân cùng với các kĩ thuật, các kênh tin tức, các yếu tố hình thức đọc, nghe, xem Cuốn cẩm nang ―Nhà báo hiện đại‖ (News reporting and writing), nhóm The Missouri Group, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh (2007) [100] là cuốn cẩm nang dạy nghề cho những nhà báo thế kỷ XXI - thế kỷ của những nhà báo đa năng, khẳng định vai trò quan trọng của công chúng: ―Công chúng đang thay đổi và điều đó đòi hỏi nhà báo cũng phải thay đổi‖ Quan điểm này

đề cập đến việc công chúng trở thành khách hàng của đơn vị báo chí

Đặc biệt, sự phát triển của internet đã kéo theo sự ra đời của các loại hình BĐT và MXH và sự thay đổi hành vi giao tiếp của công chúng Ngày càng nhiều công chúng chủ động tham gia thảo luận, tương tác với các thành viên trong mạng

lưới truyền thông Học giả Bruno Latour (1987) [74] và John Law và John Hassard

(1999) [75] lần đầu giới thiệu lý thuyết tác nhân - mạng lưới (Actor - Network Theory), làm rõ mô hình tham gia của công chúng, với trọng tâm coi con người và các yếu tố công nghệ là những tác nhân định hình, biến đổi và đóng góp vào việc thúc đẩy sự tham gia của thành viên khác trong mạng lưới truyền thông Xuất phát

từ quyền lợi của công chúng, các hướng nghiên cứu truyền thông gần đây coi công chúng như những tác nhân tích cực thúc đẩy quá trình truyền thông, có vai trò chủ động hơn trong mối quan hệ với truyền thông; đồng thời chú ý tới sự thay đổi mô hình truyền thông tập trung vào năng lực tham gia, đóng góp của công chúng thay

vì mô hình tuyến tính trước đây

Tiếp cận từ góc độ tâm lý học: bắt đầu từ những năm 1960 đến giữa thập niên

1980, giới học giả tập trung lý giải động cơ sử dụng phương tiện TTĐC, cách thức tiếp nhận và nhu cầu của công chúng thay vì nghiên cứu hiệu quả truyền thông như trước đây

Trang 29

Lý thuyết sử dụng và hài lòng (Uses & Gratifications) lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1940 khi giới học giả nghiên cứu lý do vì sao mọi người sử dụng các loại hình truyền thông khác nhau Trong thập kỷ tiếp theo vào những năm 1973-

1974, các nhà nghiên cứu Katz, Blumler và Gurevitch [68] đã phát triển mô hình sử dụng và hài lòng dựa trên quan điểm người dùng chủ động và chọn lọc trong việc sử dụng các PTTT để đáp ứng nhu cầu xã hội và tâm lý của họ Học giả Elihu Katz [67] vào năm 1959 đã đưa ra quan điểm khác với cách tiếp cận của Bernard Berelson Ông chuyển từ câu hỏi ―Nghiên cứu phương tiện truyền thông đã làm gì cho công chúng‖ thành ―nghiên cứu công chúng đã làm gì thông qua PTTT‖ Tác giả Elihu Katz, Blumler và Gurevitch [68] vào năm 1973 với lý thuyết sử dụng và

hài lòng cho rằng: “Công chúng lựa chọn những gì mà họ muốn đọc, muốn xem để

thỏa mãn nhu cầu cụ thể của họ và các phương tiện truyền thông phải cạnh tranh

để đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân‖ Đồng thời, Lý thuyết Dòng xoáy im lặng

của Noell Neumanm [89] là gợi ý quan trọng cho tác giả luận án áp dụng để nghiên cứu, xây dựng chiến lược và giải pháp mở rộng, phát triển công chúng của cơ quan BCTT dựa trên việc tìm hiểu mục đích tham gia của công chúng nhằm đáp ứng nhu cầu và tâm lý của các nhóm đối tượng công chúng mục tiêu

Tiếp cận từ góc độ xã hội học truyền thông: Các công trình nghiên cứu công

chúng truyền thông của các nhà nghiên cứu XHH thực nghiệm đã gợi mở cho tác giả các phương pháp nghiên cứu công chúng truyền thông Tiêu biểu là công trình của Lazarsfeld và đồng nghiệp (1948), các tác giả đã chỉ ra: ―Các chương trình trên TTĐC không ảnh hưởng nhiều đến cử tri như người ta từng giả định‖ [76] Đây là công trình nghiên cứu công chúng (định lượng) trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Kết quả nghiên cứu cho thấy: ―Truyền thông chỉ có ảnh hưởng hạn chế đối với công chúng‖ Vấn đề mới phát sinh đó là: ―Đa phần những người được hỏi cho biết họ dựa chủ yếu trên thông tin từ người khác để ra quyết định bầu ai hay loại ai‖ Đây chính là tiền đề để Katz và Lazarsfeld [69] đưa ra ―Lý thuyết truyền thông dòng chảy hai bước‖ (Theory of the two - step flow) Lý thuyết này nhấn mạnh đến yếu tố con người - ―người dẫn dắt dư luận‖ (KOL) Theo đó, dòng chảy hai bước như sau: (1) TTĐC tác động đến một hay nhiều người cụ thể và (2) những

Trang 30

người này sau đó tác động lại đến những người khác trong cộng đồng thông qua kênh truyền thông cá nhân của họ Để xác định được tác nhân đặc biệt này, nhà nghiên cứu phải sử dụng phương pháp đánh giá nguồn tin‖ (the informant's rating method) hoặc ―phương pháp tự chỉ định‖ (the self-designating method)

Trong nghiên cứu tính trung tâm mạng lưới (Centrality in Social Networks

Conceptual Clarification) (1979), Freeman [53] đã sử dụng nghiên cứu định lượng

(quantitative) bằng phương pháp phân tích mạng lưới dựa trên lý thuyết đồ thị để đo lường vị trí trung tâm, vai trò của công chúng như những tác nhân tham gia trong

mạng lưới Trong công trình sức mạnh của mối quan hệ yếu The Strength of Weak

Ties (1973) của Granovetter [55] và Unblackboxing production: what media studies

can learn from actor-network theory (2013) của Teurlings [99], các nhà nghiên cứu

đã phát hiện ảnh hưởng của tác nhân trong mạng lưới không chỉ dựa trên vị trí mà còn dựa trên mối quan hệ giữa các tác nhân (actor) theo độ gắn kết của mối quan hệ

mạnh - yếu, sự ràng buộc quyền lực, từ đó áp dụng phương pháp phân tích mạng lưới

từ lý thuyết tác nhân mạng lưới để phân tích và mô tả mối quan hệ quyền lực Dựa trên phương pháp nghiên cứu từ các công trình của Freeman, Granovetter và Teurlings [53, 55, 99], tác giả luận án đã áp dụng để xem xét vai trò, quan điểm và mối quan hệ kết nối giữa các nhóm công chúng như những tác nhân trong mạng lưới Ngoài ra có thể kể đến công trình tiếp cận từ góc độ nghiên cứu khoa học định

tính như công trình Media effect research and journalism on history - Góc nhìn thách

thức và cơ hội của nghiên cứu khoa học định tính xã hội (Qualitative social science research perspectives, challenges & chances) (2015) của tác giả Judith Ehlert (Áo) [49] Tác giả đưa ra bốn phương pháp nghiên cứu định tính về công chúng và các vấn

đề xã hội, đó là: phương pháp phỏng vấn (interviews); quan sát (participant observation); làm việc với ảnh (working with photo graphs visuals); phân tích báo chí truyền thông (media analysis/ archive research) Kế thừa các phương pháp này, tác giả luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tiến hành phỏng vấn sâu quản trị viên, KOL, chuyên gia… nhằm tìm hiểu phương pháp thu hút công chúng tham gia thảo luận cũng động cơ thúc đẩy họ phát huy vai trò khởi xướng và hình thành các quan điểm trong cuộc thảo luận trên cả BĐT và MXH

Trang 31

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về sự tham gia của công chúng

Nhóm công trình nghiên cứu về sự tham gia của các học giả trên thế giới tập trung làm rõ những lý luận cơ bản về công chúng, vai trò, quan điểm, động cơ và hành vi tham gia của công chúng dựa trên các góc độ triết học, nhân học, tâm lý học, xã hội học, báo chí truyền thông và chính trị học Cụ thể, luận án sẽ xem xét nội dung, các kết quả nghiên cứu đáng chú ý và phương pháp nghiên cứu để kế thừa

và phát triển từ nghiên cứu đã có

- Tiếp cận từ góc độ triết học: Dưới góc độ triết học, hiện nay các học giả trên

thế giới có xu hướng nghiên cứu ứng dụng triết học để hiểu động cơ và hành vi tham gia sử dụng phương tiện truyền thông của con người Tiêu biểu có thể kể đến

công trình nghiên cứu Theories of Social Media: Philosophical Foundations - Các

lý thuyết về truyền thông xã hội: cơ sở triết học (2018) của nhóm các tác giả Jiayin

Qi, Emmanuel Monod, Binxing Fang, Shichang Deng [65] với mục tiêu tìm hiểu hành vi tham gia truyền thông của con người dựa trên các quan điểm lý thuyết của bốn nhà triết học và xã hội học được áp dụng bao gồm: Sự thể hiện bản thân của Goffman, vốn xã hội của Bourdieu, chủ nghĩa hiện sinh của Sartre và thế giới chia

sẻ của Heidegger Áp dụng quan điểm về sự thể hiện bản thân trong cuộc sống thường ngày, Goffman đã lý giải các hành động thường ngày của các chủ thể hành động là ―cách cá nhân trong tình huống nhất định thể hiện bản thân và hành động đối với những người khác, dẫn dắt và kiểm soát ấn tượng của họ về mình, cách họ thực hiện vai trò của mình trong xã hội và tương tác với các cá nhân khác‖ Thông qua phương pháp phân tích nội dung, kết quả của nhóm nghiên cứu thu được cho thấy MXH là công cụ để con người thể hiện cái tôi liên kết với xã hội Nghiên cứu triết học hiện sinh của Satre trong phân tích hành vi con người trên MXH cũng đã chỉ ra con người là thực thể có thể tự tạo dựng, dẫn dắt cái nhìn từ bên ngoài về bản thân, và qua đó có những nhận định về mình, tự dự trù và tự mang trách nhiệm cho mình và cho những hành vi của mình Bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm gần đây trên MXH liên quan đến ―thế giới được chia sẻ‖ của Heidegger, các nhà nghiên cứu đã phát hiện tính kết nối và cảm giác thuộc về Người dùng MXH bị thu hút vì trải nghiệm liên quan đến những người khác trên không gian ảo MXH làm

Trang 32

cho sự tồn tại của cá nhân có ý nghĩa hơn thông qua cách mọi người chia sẻ với nhau, góp phần hình thành bản sắc tập thể dưới các hình thức mới và tạo ra cảm giác thuộc về một cộng đồng rộng hơn cộng đồng trong thế giới thực

Tiếp cận từ góc độ nhân học và tâm lý học: luận án kế thừa các nền tảng

nghiên cứu về nhân học và tâm lý học để lý giải động cơ thúc đẩy sự tham gia của công chúng và sự hình thành của những cộng đồng, hội nhóm trên không gian mạng

Về góc độ nhân học, một số các công trình nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra

rằng thấy ràng mỗi hành vi, biểu hiện của con người trên không gian mạng phản ánh những giá trị rất thật của văn hóa và con người, hay chỉ ra mối quan hệ biện

chứng giữa nhân học và sự tham gia của con người Tom Boellstorff [39] và

Escobar (1994) [52] và Johanna cùng cộng sự [66] đã đưa ra các góc nhìn tiếp cận hành vi tham gia của con người trong mối liên kết với thế giới ảo Sự xuất hiện của công nghệ mới, sự trao quyền và tương tác với công chúng đã dẫn đến các nghiên cứu về văn hóa mạng đặc biệt quan tâm đến văn hóa ứng xử, văn hóa xây dựng và tái thiết dựa trên các công nghệ mới Do vậy, trọng tâm của các nghiên cứu dân tộc học về văn hóa hành vi và suy nghĩ của con người trên môi trường trực tuyến tập trung vào cách con người tham gia và tạo ra phương thức giao tiếp xã hội để thỏa mãn những nhu cầu và mục đích của họ Con người sử dụng truyền thông không chỉ

để tiếp nhận thông tin mà còn thể hiện bản sắc cá nhân và những đóng góp cá nhân vào các vấn đề chung của cộng đồng, tập thể với tư cách là một thành viên của môi trường xã hội Từ những cộng đồng người dùng trên MXH, con người đã tham gia thảo luận về các vấn đề chính sách xã hội quan tâm chung, kết nối nhau để hình

thành nên những cộng đồng chia sẻ, xây dựng bản sắc tập thể trên không gian mạng

Tuy nghiên, việc áp dụng nhân học để tìm hiểu hành vi tham gia của công chúng Việt Nam trên BĐT và MXH có những đặc điểm riêng phù hợp với tình hình chính trị, bối cảnh và văn hóa dân tộc Đây cũng chính là một trong những khoảng

trống nghiên cứu mà luận án sẽ đề cập, làm rõ

Về góc độ tâm lý học: các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy động

cơ tiếp xúc với phương tiện truyền thông của công chúng và nghiên cứu sự tiếp xúc

Trang 33

này đã thỏa mãn được những nhu cầu gì của công chúng, từ đó chỉ ra những lợi ích

mà TTĐC đem lại cho tâm lý và hành vi của con người Các công trình nghiên cứu chủ đề này gắn bó chặt chẽ với lý thuyết sử dụng và hài lòng theo các nghiên cứu của chuyên gia truyền thông người Anh Denis McQuail, các nhà nghiên cứu Katz

và Gurevitch [68], và học giả Elihu Katz [67] vào năm 1959 trong bài báo ―nghiên cứu truyền thông và trường hợp văn hóa đại chúng‖

Trong công trình Understanding publics’ engagement with non-profit

organisations through Facebook: A typology of messages and motivations behind public-initiated conversations (2014) của Cho và De Moya [42], các học

giả đã kết hợp lý thuyết sử dụng và hài lòng với phương pháp phân tích nội dung các loại thông điệp trong các bình luận của công chúng trên MXH Facebook để phân tích những động cơ đằng sau khiến công chúng tham gia vào các cuộc thảo luận trên MXH

Luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu lý thuyết sử dụng và hài lòng và phương pháp phân tích nội dung thông điệp để nắm bắt, phân tích động cơ thúc đẩy công chúng tham gia thảo luận về các vấn đề chính sách xã hội trên BĐT và MXH Tuy nhiên, lý thuyết sử dụng và hài lòng vẫn tồn tại những bất cập như sự tham gia của công chúng chỉ mang chủ nghĩa hành vi, đơn thuần như sự tiếp xúc với PTTT của công chúng, do đó không thể chỉ ra một cách toàn diện mối quan hệ giữa công chúng và truyền thông Đây cũng chính là một trong những khoảng trống nghiên cứu mà luận án sẽ đề cập, làm rõ

Tiếp cận từ góc độ xã hội học:

Các tác giả Papacharissi và Easton (2013) trong chương sách In the habitus of

the new: Structure, agency and the social media habitus [92] và nhóm tác giả

Jiayin, Emmanuel Monod, Binxing Fang, Shichang Deng (2018) [65] trong công

trình Theories of Social Media: Philosophical Foundations đã đề cập đến ảnh

hưởng của vốn xã hội dựa trên quan điểm của nhà xã hội học người Pháp Pierre Bourdieu để hiểu sâu sắc hành vi sử dụng MXH của con người bằng phương pháp phân tích hành vi của người dùng trên MXH Bài nghiên cứu của Bourdieu hướng

Trang 34

tới việc công chúng sử dụng MXH như một phương pháp tích lũy vốn xã hội trực tuyến từ những người khác trong mạng lưới, là công cụ mang tính tập thể và có ảnh hưởng đến hành vi của con người và tác động đến xã hội Đây là nền tảng góp phần thúc đẩy xây dựng một môi trường truyền thông có sự tham gia thảo luận một cách văn minh, tích cực Dựa trên cơ sở những kiến thức nền tảng về XHH, tác giả cũng

kế thừa những dữ liệu quan trọng trong nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội trong xây dựng các chiến lược thúc đẩy tương tác, tăng cường sự tham gia sâu rộng của công chúng vào các hoạt động của BĐT và MXH

Tiếp cận từ góc độ chính trị học: Một trong những tài liệu nói về không gian

công không thể không nhắc tới The Structural Transformation of the Public Sphere:

An Inquiry into a category of Bourgeois Society (1989) của Habermas [58] Công

trình giải thích rõ không gian công là nơi công chúng có thể tham gia vào các cuộc thảo luận, tự do bày tỏ ý kiến, trao đổi thông tin về các vấn đề chính trị xã hội, về những vấn đề quan tâm chung Chủ nghĩa cá nhân ngày càng rõ rệt hơn, dẫn đến sự phát triển và gia tăng các hình thức mới của tham gia chính trị, dựa trên cuộc sống hàng ngày, các giá trị cá nhân và vấn đề đơn lẻ Internet và khoa học công nghệ đã tạo ra các không gian trực tuyến cho phép người dùng tham gia thảo luận, tạo ra các diễn ngôn chính trị, thậm chí có thể định hình dư luận Do vậy, nghiên cứu về sự tham gia của công chúng truyền thông được coi là quá trình trao quyền cho mỗi cá nhân trong cộng đồng được tham gia vào các phương tiện TTĐC để có tiếng nói trong các quyết định có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của mình (Hiệp hội quốc tế về tham gia cộng đồng – IAP2, 2012) [112]

Ngoài ra, phải kể đến nghiên cứu “Khán giả và các vấn đề văn hóa tham gia

trong không gian công” trong cuốn Media Consumption and Public Engagement

của Couldry, Livingstone và Markham (2007) [44] đề cập đến tình trạng trao quyền công khai cho công chúng Anh trong việc tham gia thảo luận, nổi bật các vấn đề thu hút sự chú ý của các công dân bỏ phiếu trên truyền thông hay công chúng bị đóng khung bởi chiến lược truyền thông; từ đó đưa ra hướng dẫn thực tế để thiết kế quy trình truyền thông tạo điều kiện cho công chúng tham gia vào các quyết định mang tính cộng đồng

Trang 35

Trên cơ sở ứng dụng những kiến thức nền tảng về truyền thông chính trị, khi nghiên cứu về hoạt động xây dựng, phát triển chiến lược thúc đẩy tương tác công chúng của BĐT và MXH, tác giả luận án nhận thấy cần soi chiếu, triển khai cho phù hợp với đặc trưng loại hình kênh truyền thông và đặc điểm chính trị, văn hóa của Việt Nam

Tiếp cận từ góc độ văn hóa – xã hội: Trên thế giới, khi nghiên cứu về sự

tham gia của công chúng trên bình diện văn hóa xã hội không thể không kể đến một

số công trình đề cập đến những yếu tố cụ thể nhằm tạo môi trường tham gia của công chúng trên truyền thông như: bối cảnh văn hóa – xã hội, vốn xã hội và các

phong tục, tập quán

Công trình “Convergence Culture: Where Old and New Media Collide” của

tác giả Jenkins (2006) [64] đã giới thiệu thuật ngữ ―Văn hóa tham gia (Participatory culture) Theo tác giả, đây là một xu hướng mới được hình thành của công nghệ kỹ thuật số web 2.0, có liên kết chặt chẽ với thực hành truyền thông trên MXH Tất cả các cá nhân với những phương tiện cần thiết đều có thể đóng vai trò vừa là người sản xuất vừa là người tiêu thụ Yếu tố về văn hóa tham gia đã ảnh hưởng đến sự tham gia của công chúng vào các hoạt động BCTT và văn hóa đại chúng ở các khía cạnh: 1) thúc đẩy tương tác với độc giả để tạo nội dung mới phù hợp hơn với sự phát triển công nghệ truyền thông số và văn hóa truyền thông xã hội hiện nay, 2) Văn hóa tham gia trên MXH góp phần giúp chúng ta đạt được những nhu cầu cao nhất trong cuộc sống (tự thể hiện bản thân) ở góc độ giao tiếp cá nhân

Ngoài ra, trong cuốn “The Culture of Connectivity: A Critical History of

Social Media”, tác giả của Dijick (2013) [48] đã nhấn mạnh sự chuyển đổi vai trò

của không gian trên MXH thành một xã hội thực có tính mạng lưới MXH phát triển trở thành không gian xã hội tồn tại song song và tương quan với xã hội truyền thống với sự tham gia của con người kết hợp nền tảng công nghệ Hai loại không gian này

có liên kết chặt chẽ và tác động qua lại chứ không mâu thuẫn và loại trừ nhau Tác giả Jenkins [64] đã tranh luận về việc tìm kiếm các nhân tố thúc đẩy của sự tham gia của công chúng trong văn hóa đại chúng, thông qua những không gian có tính

xã hội (social) và tính kết nối (network), nơi mọi người cảm thấy an toàn và có ý

Trang 36

nghĩa trong cuộc sống Các cá nhân kết giao với nhau không phải chỉ thông qua không gian ngoài đời thật mà cùng lúc bắt đầu thiết lập những mối quan hệ trực tuyến (online) trên nhiều không gian MXH khác nhau

Công trình “Social curation in audience communities” của Villi [102] cho

rằng quá trình tham gia của công chúng được kết nối mạnh mẽ với sự thay đổi trong tiêu thụ tin tức: từ mô hình khán giả đại chúng sang mô hình dựa trên các cộng đồng nhỏ, được kết nối với các đối tượng thực hiện ―nội dung xã hội‖ trong nhiều không

gian trực tuyến khác nhau

Những tài liệu trên gợi mở cho tác giả luận án hướng nghiên cứu sự tham gia thảo luận của công chúng dựa trên góc tiếp cận văn hóa Trong đó, hiểu được văn hóa tham gia của người dùng sẽ giúp các cơ quan BCTT tạo môi trường thảo luận dân chủ, văn minh, cũng như nâng cao chất lượng tham gia tương tác của công chúng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh truyền thông số hiện nay Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng mà luận án sẽ phân tích, làm rõ

Tiếp cận từ góc độ cơ sở lý luận báo chí truyền thông: Để hoàn thiện khung

lý thuyết nghiên cứu sự tham gia của công chúng trên truyền thông, luận án kế thừa

từ một số công trình khoa học, các giáo trình, bài báo khoa học của các học giả trên thế giới

Cuốn ―The people’s choice: How the voter makes up his mind in a presidential campaign‖ của các nhà nghiên cứu xã hội người Mỹ Paul Lazarsfeld cùng các đồng nghiệp Berelson, Gaudet [76] xây dựng vào năm 1948 là một trong những công

trình đầu tiên giới thiệu Lý thuyết dòng chảy hai bước Nghiên cứu của Lazarsfeld

đã chỉ ra tầm quan trọng có tính chất quyết định của các người dẫn dắt dư luận - KOL trong mạng lưới tới sự hình thành chính kiến cá nhân Sau đó, năm 1955, Katz

và Lazarsfeld [69] đã nghiên cứu sâu hơn sự ảnh hưởng trong mối quan hệ giao tiếp giữa cá nhân và phương tiện TTĐC Đặc biệt là vai trò của các cá nhân chủ chốt là KOL trong việc tiếp nhận, giải thích và phổ biến các thông điệp truyền thông tới công chúng đại trà

Trang 37

Tuy nhiên sau vài thập kỷ ra đời, lý thuyết dòng chảy hai bước đã phải sửa đổi phù hợp với bối cảnh ra đời của internet Các học giả đã chỉ ra những ảnh hưởng không biến mất sau hai bước mà các nhà lãnh đạo ý kiến có thể truyền đạt ý tưởng cho những người theo dõi, những người này sẽ truyền bá những ý tưởng đó cho các

cá nhân khác Tiêu biểu các công trình của tác giả Ognyanova & Monge năm 2017

và 2013 [90-91] đã tập trung làm rõ mối quan hệ tham gia của công chúng trong

mạng lưới đa chiều theo cách tiếp cận truyền thông đa bước và mô hình hóa lý

thuyết dòng chảy đa bước theo hiệu ứng mạng lưới (multistep flow paradigm) Vì

vậy, luận án sẽ kế thừa nghiên cứu về mô hình dòng chảy đa bước của Ognyanova

để tìm hiểu các biến số/ thành phần tham gia, đặc điểm và hành vi của công chúng như các tác nhân trong mạng lưới có vai trò đóng góp vào các hoạt động của BĐT

và MXH

Công trình Science in Action: How to follow scientists and engineers through

society của Bruno Latour (1987) [74] là một trong những công trình đầu tiên giới

thiệu lý thuyết tác nhân - mạng lưới (Actor-network theory - ANT) là nền tảng lý giải ảnh hưởng của vị trí, quyền lực và mối quan hệ giữa các tác nhân trong mạng lưới đối với hành vi tham gia, lan truyền thông tin và định hình dư luận của công

chúng Sau đó, các nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực, tiêu biểu là John Law [75] đã

phát triển thêm khung lý thuyết hoàn thiện hơn ứng dụng trong nghiên cứu XHH và truyền thông

Tác giả Teurlings (2013) trong công trình“Unblackboxing production: what

media studies can learn from actor-network theory‖ [99] đã giới thiệu khái niệm tác

nhân - mạng lưới và mối quan hệ biện chứng với nhau Lý thuyết ANT đã được ứng dụng qua nhiều nghiên cứu về truyền thông như tính trung tâm của mạng lưới của Freeman [53], sức mạnh của các mối quan hệ yếu của Granovetter năm 1979 [55] Phát triển từ quan điểm này, Freeman (1979) [53] chỉ rõ cách đo lường vị trí trung tâm thuận lợi của một số tác nhân trong mạng lưới có sức ảnh hưởng lớn hơn truyền thông đại chúng tới các thành viên khác trong mạng lưới truyền thông

Công trình “Framing: Toward Clarification of a Fractured Paradigm” của tác giả Entman (1993) và ―Understanding framing theory” của Arowolo [51, 110] đã

Trang 38

đề cập đến lý thuyết đóng khung và phương pháp phân tích nội dung thông qua cách đóng khung tin tức Các tác giả đã chỉ ra 5 cách phổ biến để tạo khung các câu chuyện tin tức thu hút công chúng tham gia Luận án sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu

và phương pháp nghiên cứu để xác định các chủ đề nổi bật được công chúng quan tâm thảo luận cũng như tìm hiểu cách quản trị viên các kênh truyền thông tổ chức nội dung cho công chúng tham gia thảo luận

Từ các nhóm công trình công bố, luận án kế thừa các nền tảng lý luận về BCTT, chính trị, văn hóa xã hội để xây dựng khung lý luận và phương pháp nghiên cứu Tuy nhiên vẫn còn tồn tại các khoảng trống nghiên cứu, cụ thể luận án sẽ vận dụng mô hình dòng chảy đa bước trong phân tích thực trạng công chúng tham gia thảo luận trên BĐT và MXH Đồng thời, xem xét cụ thể mối quan hệ kết nối giữa các tác nhân đó trong mạng lưới, từ đó xác định vị trí, vai trò của tác nhân, tìm ra đầu mối trung tâm, quan trọng, có ảnh hưởng trong mạng lưới; tìm hiểu mục đích tham gia, văn hóa tham gia, mối tương quan giữa nhân khẩu học và sự tham gia và các vấn đề gây cản trở sự tham gia thảo luận của công chúng trên BĐT và MXH

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu về môi trường tham gia của công chúng trên kênh truyền thông (báo điện tử và mạng xã hội)

Các công trình nghiên cứu này giúp tác giả luận án tiếp cận môi trường truyền thông - nơi công chúng tham gia thảo luận về các vấn đề chính sách xã hội

để xem xét đặc trưng loại hình kênh truyền thông (báo điện tử và mạng xã hội), cũng như vai trò của đội ngũ ban biên tập kênh trong việc xây dựng các chiến lược, quy trình thúc đẩy sự tham gia của công chúng Một số công trình nghiên cứu có thể

kể đến như sau:

Tiếp cận ở góc độ báo chí thực hành, nghiên cứu ―Editorial power and

public participation in online newspapers” của nhóm tác giả Karoline Andrea

Ihlebæk và Arne H Krumsvik [63] đã cung cấp những đặc trưng của BĐT và những tác động của loại hình này thông qua tích hợp các dịch vụ mới làm tăng cơ hội cho công chúng tham gia tranh luận và thảo luận trực tuyến, và trách nhiệm của ban biên tập tòa soạn, nhà báo với vai trò thúc đẩy cuộc tranh luận đó Những bài học kinh nghiệm thực tiễn này gợi mở cho tác giả luận án nhiều góc nhìn để phân tích

Trang 39

và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng tham gia của công chúng và quản trị, giám sát các luồng ý kiến của công chúng trên BĐT và MXH

Chương sách Mechanisms of Participation Participatory Journalism “Các

tùy chọn khán giả hình thành các cuộc trò chuyện” của Alfred Hermida (2011) [62]

đã xem xét những cơ hội cho độc giả tham gia vào các quy trình báo chí và thảo luận về mức độ mà các công nghệ và định dạng tham gia có sẵn mang lại cho các độc giả thụ động trước đây nhằm tác động tới cách đưa tin của cơ quan báo chí Thông qua phương pháp phỏng vấn, chương sách cung cấp tổng quan về các hình thức tham gia cũng như khuôn khổ để phân tích và xác định những quan điểm khác nhau về nội dung do người dùng tự tạo Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên cho thấy khoảng trống là khung tham gia của công chúng BĐT chủ yếu như người tiêu dùng báo chí - tương tự như vai trò của khán giả trong một môi trường in ấn hoặc phát sóng truyền thống hơn - chứ không phải là một đồng - cộng tác viên trong việc thu thập, lựa chọn, sản xuất và phổ biến tin tức Do vậy, đây sẽ là nội dung luận án tập trung làm rõ

Bài báo “Journalism-as-a-Conversation: A Concept Explication” tác giả

Marchionni (2013) [79] là một trong những công trình xem xét báo chí như một cuộc trò chuyện, với các đặc điểm sẵn sàng tương tác, kết hợp, lắng nghe và tiếp thu các ý kiến của công chúng theo một góc nhìn tích cực từ hai phía nhà báo và công chúng, công chúng với các công chúng khác xung quanh các vấn đề tin tức

Marchionni (2015) [80] trong công trình Journalism-as-a-conversation: An

experimental test of socio-psychological/ technological dimensions in citizen collaborations đã đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể cho một nền báo chí mới theo

journalist-mô hình ý tưởng xây dựng các cuộc trò chuyện, tập trung đề cập đến năm khía cạnh: (1) tương tác, (2) hiện diện xã hội, (3) tính thân thiện của một nhà báo/ câu chuyện thời sự, (4) tính trung thực của nhà báo/ chân thực của câu chuyện tin tức,

và (5) tính tương thông/ đồng định hướng giữa độc giả và nhà báo Luận án sẽ kế thừa những luận điểm của các công trình này để phân tích cách thức mà các kênh truyền thông (BĐT và MXH) cần phải làm để thu hút sự tham gia thảo luận của công chúng vào các hoạt động báo chí

Trang 40

1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu về sự tham gia thảo luận của công chúng trên truyền thông được các học giả Việt Nam tiếp cận liên ngành từ các góc độ: chính trị học, văn hóa - xã hội, tâm lý học, báo chí truyền thông

1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về công chúng

Cuốn ―Truyền thông đại chúng‖ của Tạ Ngọc Tấn (2001) [30] đã chỉ ra việc nghiên cứu nắm rõ tính chất, đặc điểm, nhu cầu của đối tượng tác động bao giờ cũng là một trong những yếu tố hàng đầu của TTĐC Trong cuốn sách này, Tạ Ngọc Tấn khi bàn về cơ chế tác động, về hiệu quả xã hội của TTĐC đã phân tích sự phụ thuộc của hiệu quả xã hội đối với sự tiếp nhận của công chúng Quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng gồm 5 bước Đồng thời, tác giả đề cập đến hai mô hình truyền thông chính: mô hình TTĐC một chiều áp đặt và mô hình TTĐC hai chiều mềm dẻo Theo tác giả, công chúng chính là động lực, thúc đẩy sự hoàn thiện của các mô hình truyền thông Vì vậy, tác giả cho rằng ―việc nghiên cứu, nắm rõ tính chất, đặc điểm, nhu cầu của công chúng (đối tượng tác động) bao giờ cũng là một trong những yếu tố hàng đầu của TTĐC‖

Công chúng báo chí Thụy Điển được đề cập đến trong Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển của Vũ Quang Hào (2004) [13] Cuốn sách đã phác họa diện mạo về một trong những nền báo chí phát triển hàng đầu thế giới – ―một đại diện điển hình của trường phái báo chí Bắc Âu‖ Trong đó, tác giả cũng đưa ra những số liệu, chỉ

số, thông tin cho thấy một số xu hướng tiếp nhận của công chúng báo chí tại đây, vừa mang nét chung Bắc Âu, vừa mang nét đặc thù của quốc gia này

Công trình Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản, tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên) năm 2006 [8] đã đề cập đến sự phát triển của truyền thông thế giới, các mô hình truyền thông như tiếp cận công chúng với mô hình tiếp thị xã hội - mô hình này coi người tiêu dùng - công chúng chính là đích của hoạt động truyền thông: ―Người tiêu dùng hoặc đối tượng đích là tiêu điểm chính trong kế hoạch và

tổ chức của các chương trình/chiến dịch/hoạt động truyền thông‖ Bên cạnh đó, công trình ―Cơ sở lý luận báo chí‖ (2012), tác giả Nguyễn Văn Dững [10] cũng cho

Ngày đăng: 19/10/2024, 20:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w