Bên cạnh nhiều biện pháp đã được thực thi như mở rộng địa bàn thành phó, thực hiện chính sách giãn dân ra các khu vực ngoại thành, các khu đô thị mới...; chính quyền thành phố cũng dành
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA MOI TRUONG VA DO THI
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI TẠO CÁC KHU CHUNG CƯ
CU TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NOI
Sinh viên thực hiện : NGUYEN NGỌC ANH
HA NỘI, tháng 05 năm 2015
Trang 2BO GIÁO DỤC VA ĐÀO TẠO TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA MOI TRUONG VA ĐÔ THỊ
CHUYEN DE THUC TAP
Chuyên ngành: Kinh tế va quan ly đô thi
DE TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI TẠO CÁC KHU CHUNG CƯ CŨ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện : NGUYÊN NGỌC ANH
HÀ NỘI, tháng 05 năm 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã việt là do bản thân thực hiện, không
sao chép, cat ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nêu sai phạm tôi xin
chịu kỷ luật với Nhà trường.
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Ngọc Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em có thể hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ
và tận tình chỉ dạy của các thầy cô giáo khoa Môi trường — Đô thi, Dai học Kinh
tế quốc dân cũng như các cán bộ, nhân viên của Trung tâm Quy hoạch xây dựng 4,
Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Kim Hoàng, người
đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn tập thé các thầy cô khoa Môi trường va Đô thị,
bộ môn Kinh tế và Quản lý Đô thị và nhiều giảng viên khác đã trang bị cho em
những kiến thức quý báu để giúp em hoàn thành chuyên đề nghiên cứu này
Em xin chân thành cảm ơn đội ngũ nhân viên thuộc Trung tâm Quy hoạch
xây dựng 4 và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, đặc biệt là
ThS.KSKT Phạm Thị Huệ Linh — Giám đốc Trung tâm Quy hoạch xây dựng 4 đãtạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc tìm hiểu thực tế và thu thập số liệu có
liên quan đến đề tài
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các anh chị, cô chú trong Ban quản lýkhu nhà B4 — B14 tập thé Kim Liên và UBND quận Đống Đa đã cung cấp cho emnhững số liệu cần thiết để thực hiện bài nghiên cứu
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và rất nhiều bạn bè đã quan tâm
góp ý và giúp đỡ em.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2015
Sinh Viên
Nguyễn Ngọc Anh
Trang 5LOT MO ĐẦU 2522121 E921 E121211211211211211211 111111 11.1121111111 211111 1
CHUONG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE NHÀ CHUNG CƯ CŨ 4
1.1.TONG QUAN VE NHÀ Ở, NHÀ CHUNG CƯ - 2 2252+££+££+£E+£++rxerxee 41.1.1 Khái niệm về nhà ở, nhà chung cư ¿ 2 5£+£+E£+E++EE£+EE+EE£+EEvrxeerxerreers 4
1.1.2 Phân loại nhà chung CU - - <2 1 31113511 93 E91 S91 E1 HH HH khớp 5
1.1.3 Vai trò của nhà ở, nhà chung CƯ 5s +11 23 911991191 9111 ng nưàp 5
1.2 PHAN LOẠI, ĐẶC DIEM VA VAI TRO CUA NHÀ CHUNG CƯ CŨ 7
1.2.1 Phân loại nhà chung Cư CũI - G5 E111 1E910 19 1v HH nghi, 7
1.2.2 Đặc điểm và vai trò của nhà chung cư Cũ 2-5¿©2£+5£+E£+E£+E2EE+Exerxerxerxee 71.3 CÁC NHÂN TO TÁC DONG DEN QUÁ TRÌNH CẢI TẠO NHÀ CHUNG CƯ
21 10
1.3.1 Nhân tố quy hoạch: ¿2 2+ <+SE+EE+EE£EE£EEEEEEEE12E12112112717171 711121 1.creeU 101.3.2 Nhân tố cơ chế chính sách 2-2-2 + E£+E+E2EE+EE+EE2EESEEEEEEEEEEEerkerkrkrrrrrei 111.3.3 Nhân tố tài chính - -2z+k+EE+EE£2E1E71221711271211271711211171111 21111 121.3.4 Nhân tố con người - ¿+ ©£+S++SE+EE+EE£EEEEEEEEEE1211211211211711111 7111111 xe 121.3.5 Nhân tố tự nhiÊn - 2 2+ E+SE+EE+EE#EE£EEEEEE2E12112112112112111171 111111111 c0, 13
1.4 KINH NGHIEM CAI TAO CHUNG CƯ CU CUA CÁC NƯỚC TREN THE
9 2 14 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI TẠO CHUNG CƯ CŨ TRÊN
DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI - 2° se s£+ssesssesserserseersecse 18
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHO HÀ NỘI - ¿2-5 s+s+x+x+zzxz 182.1.1 Đặc điểm tự nhiên ¿2 s2SE+SE‡EEEEEEEEEEE21121121121121121111 11111111111 xe 19
"HN N0 ẽ (.‹1+11 19
2.1.1.2 Đặc điểm khí hậu - ¿2-2 E SE SE£EE£EEEEE2E211211221211217111 1121.21.11 c0 19
2.1.1.3 Dia hình và sOng TBÒI - c1 111v TH HH Hy 20
Trang 62.1.2 Đặc điểm hành chính - ¿2 St +E+EEEE+ESEE+ESEEEESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrrrrrrrree 202.1.3 Đặc điểm dân sỐ -. -2+c+E HH HH HH deg 222.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội -©222tE tt re 232.2 LICH SỬ PHÁT TRIEN NHÀ CHUNG CƯ TẠI THÀNH PHO HÀ NỘI 25
2.3 THUC TRẠNG CÁC KHU CHUNG CƯ CŨ TẠI HÀ NỘI - 29
2.3.1 Thực trạng chất lượng thiết kế và xây dựng các KCCC -¿2+: 292.3.1.1 Thiết kế các khu nhà ở trở nên lạc hậu ¿-cc+c+++cvverrerrrrerrrrr 292.3.1.2 Các công trình xây dựng trong KCCC xuống cấp nghiêm trọng 312.3.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng Kĩ thuật tại các KCCC -S2< << ‡<+<c<ssx+ 322.3.3 Thực trạng cảnh quan và điều kiện sống của người dân trong KCCC 34
2.3.3.1 Cảnh quan tại các KCCC <1 3119111111191 9 1191 HH Hkt 34
2.3.3.2 Thực trạng điều kiện sống của người dân -2- s©z+cxzxz+rxrrrserxee 35
2.3.4 Van đề sở hữu, quản lí các khu chung cư cũ 2- 2: ©sz22++2c+++cx+ecscze- 36
2.4 THỰC TRẠNG VỀ CẢI TẠO CÁC KHU CHUNG CƯ CŨ TẠI THÀNH PHÓ
¡7090 37
2.4.1 Các chính sách của thành phố về cải tạo KCCC -ccc:ccccvvrrrrrvrrrrre 37
2.4.2 Các phương pháp đã và đang được sử dụng trong cải tạo KCCC 40
2.4.3 Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trì hoãn các dự án cải tạo KCCC 412.5 ĐÁNH GIÁ CÔNG TAC CẢI TẠO NHÀ B4 - B14, TẬP THE KIM LIÊN 422.5.1 Giới thiệu chung về khu chung cư Kim LLIÊN - 5 2s + sskEsseesseeres 42
2.5.2 Thực trang cải tạo nhà B4 — B14 Kim LiÊn 55 55+ + +*v+seeeseerse 44
2.5.2.1 Thông tin cơ bản về dự án cải tạo nhà B14- B4 Kim Liên - -: 442.5.2.2 Những thành tựu, kết quả đạt được của dự án cải tạo khu B14 — B4 482.5.2.3 Những hạn chế, khó khăn của dự án và nguyên nhân 2 2 +: 55
CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP và KIÊN NGHỊ VE CẢI TẠO CHUNG CƯ
CU TREN DIA BẢN THÁNH PHO HÀ NỘI 5à Series 61
3.1 MOT SO GIẢI PHAP VE CẢI TẠO CHUNG CƯ CŨ -2- 5c s+sczscxezcez 61
Trang 73.1.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách của chính quyền đối với các dự án cải tạo KCCC
¬—— 61
3.1.2 Các giải pháp về quy hoạch- kiến tr c.sceccseccssessessessessessessessessessessessessessecseeaee 613.1.3 Giải pháp về tài chính - ¿+ +£+2E+2E£EE£EEEEEEE2E1E7121171121171.211 21 re 623.1.3.1 Giải pháp thu hút và chọn lọc nhà đầu tư - 5 52 s+x+zx+zxezxezseee 623.1.3.2 Giải pháp hỗ trợ nguồn vốn, giảm nhẹ chi phí thực hiện dự án 643.1.4 Giải pháp về bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tạm cư và tái định cư 64
3.1.5 Giải pháp về quản lý của nhà nước đối với các dự án cải tạo khu chung cư cũ.65
3.1.6 Một số giải pháp khác -2¿- + 52+SE+EE2EEEEEEEEE21127112117121111 21111 re 663.2 MOT SO KIÊN NGHỊ DOI VỚI CÁC DỰ ÁN CẢI TẠO KHU CHUNG CƯ CŨ
¬ 67
KET LUAN ooiccecceccccccssccscssessessessessecsussssssssssssessessessessessessessussssssssuessssussssssessesaeesessesseeaees 69
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO cccccsssssssssssssssssssssssssssssvesssssesssssssseeesee 70
Trang 8DANH MỤC CAC TU VIET TAT
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
HĐND: Hội đồng nhân dân
Trang 9DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội
Hình 2.2: Mặt băng khu chung cư cũ Giảng Võ
Hình 2.3: Dự án cải tạo nhà B14 — B4 trong tổng thể khu B Kim Liên cũ
Bảng 2.1: Lượng mưa hàng năm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013
Bảng 2.2: Danh sách các đơn vị hành chính của Hà Nội
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu xây dựng nhà B14 Kim Liên
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu xây dựng nhà B4 Kim Liên
Bang 2.5: Diện tích kios tầng 1 nhà B14,B4 Kim Liên
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu khu B14 Kim Liên cũ và mới
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu khu B4 Kim Liên cũ và mới
Trang 10Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
LOI MO DAU
1 Li do chon dé tai
Thành phố Hà Nội không chi là thủ đô mà còn là một trong những trung tâmkinh tế- văn hóa- chính trị lớn nhất của đất nước ta Cùng với sự phát triển của đấtnước, Hà Nội cũng không ngừng lớn mạnh, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ
Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển luôn có những vấn đề khó khăn đòi hỏi
chính quyền và người dân thành phố Hà Nội cùng nhau đối mặt và giải quyết Với
bề dày lịch sử của mình, Hà Nội đã và đang nơi sinh sống của rất nhiều thế hệ dâncư; hơn nữa, sức hút của một thành phố lớn khiến rất nhiều người lao động di cư,
nhập cư vào thủ đô hàng năm Gia tăng dân số đồng nghĩa với việc gia tăng nhu
cầu nhà ở của người dân, nhưng quỹ đất của thành phố có giới hạn, vì vậy cung
cấp đủ nơi ở với điều kiện sống thích hợp cho những người đang sống và làm việc
tại thủ đô đã trở thành một vẫn đề hết sức nan giải
Bên cạnh nhiều biện pháp đã được thực thi như mở rộng địa bàn thành phó,
thực hiện chính sách giãn dân ra các khu vực ngoại thành, các khu đô thị mới ;
chính quyền thành phố cũng dành nhiều sự quan tâm đến các công trình năm trong
lòng thủ đô, trong đó có các khu chung cư cũ của Hà Nội Những khu chung cư,
tập thé này mang dấu ấn của thời kì dựng xây, tái thiết đất nước đầy gian khổ;
từng là những công trình được Nhà nước đầu tư kĩ lưỡng để chăm lo cho cuộc
sống của nhân dân Ở thời điểm đó, các khu nhà này đã cơ bản đáp ứng nhu cầu
nhà ở của người dân thủ đô, góp phần én định trật tự xã hội Theo thời gian, nhiềukhu chung cư cũ vẫn tiếp tục tồn tại nhưng đã không còn thích hợp với cuộc sống
hiện nay về nhiều khía cạnh Hầu hết các khu nhà chung cư cũ đều xuống cấp
nghiêm trọng, gây mat an toàn cho những người sinh sống bên trong và làm mat
mỹ quan thành phố; điều kiện sinh hoạt cũng không còn phù hợp với xã hội hiện
đại, thiết kế công trình và các chỉ tiêu kĩ thuật lạc hậu Là những công trình nằm
ngay xung quanh trung tâm thủ đô, việc tiến hành cải tạo các khu chung cư cũ này
hết sức cần thiết, vì lợi ích của cả người dân sở tại, chính quyền và xã hội.
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 11Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng
Nam bắt được tình hình các khu chung cư cũ, chính quyên thành phố HàNội đã cho phép những dự án cải tạo đi vào hoạt động, nhưng do nhiều nguyên
nhân chủ quan và khách quan; việc cải tạo chung cư cũ của thành phố vẫn chưa cónhững bước tiến triển rõ rệt Hầu hết các dự án đều bị trì hoãn, kéo dài qua nhiều
năm so với dự kiến, gây rất nhiều bất bình cho người dân, đồng thời trở thành “bài
toán khó” đôi với các nhà quản lý, quy hoạch và các nhà đâu tư của thủ đô.
Trước tình hình chậm tiến độ của hầu hết các dự án cải tạo chung cư cũ tạithủ đô nói chung, kết hợp với những quan sát của bản thân về nơi mình sinh sống,
em thấy được việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp đây nhanh tốc độ cải tạo cáckhu chung cư cũ của Hà Nội là rất có ý nghĩa và cần thiết Vì vậy, trong quá trình
thực tập tại Trung tâm Quy hoạch xây dựng 4 — Viện Quy hoạch đô thi và nông
thông quốc gia, em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp cải tạo các khu chung
cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội” dé tiến hành chuyên đề tốt nghiệp của mình
Hy vọng bài nghiên cứu của em có thể góp phần tìm ra những nguyên nhân và giảipháp hợp lý, khả thi cho vấn đề xử lí các công trình nhà tập thể cũ trong thành phố
Hà Nội.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Dé tài nghiên cứu nham mục dich:
Tập hợp, hệ thống hóa cơ sở lí luận để xác định các chung cư cũ cũng nhưtìm hiểu các đặc điểm, đặc trưng của các công trình này
Phân tích, đánh giá thực trạng cải tạo một số khu chung cư cũ trên địa bànthành phố Hà Nội; xác định những vấn đề nảy sinh và nguyên nhân của những tồn
tai đó trong quá trình thực hiện dự án cải tạo.
Đưa ra định hướng và những giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao
hiệu quả cải tạo các khu chung cư cũ của Hà Nội hiện nay
3 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp khảo sát
thực tế; phương pháp nghiên cứu so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp phântích, tổng hợp tài liệu dé đánh giá thực trạng tiến độ cải tạo và phương pháp thực
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 12Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng
tế quan sát tại các khu chung cư cũ, chủ yếu là hai khu Kim Liên, Nguyễn Công
Trứ.
Trong đó phương pháp được sử dụng nhiều nhất là điều tra, khảo sát: thựchiện điều tra thực tế, khảo sát tại hai khu nhà B14 và B4, khu chung cư Kim Liên
cũ và so sánh giữa các chỉ tiêu cũ và mới của hai khu nhà.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài xem xét, nghiên cứu thực trạng quá trình cải tạomột số khu chung cư cũ của Hà Nội, đặc biệt là hai khu nhà B4 — B14 thuộc tập
thé Kim Liên cũ và từ đó có các giải pháp đề xuất dé các dự án cải tạo diễn ra
thuận lợi, đảm bảo về chất lượng và tiến độ
4 Nguôn sô liệu, dữ liệu
Số liệu trong chuyên đề được cung cấp chủ yếu bởi Ban quản lí dự án cải
tạo khu B Kim Liên và UBND quận Đống Đa Ngoài ra còn có các thông tin thamkhảo thêm từ một số tài liệu sách báo, trang web và từ những hiểu biết của bản
thân.
5 Ket câu dé tai
Ngoài phần mở dau, kết luận và danh mục tham khảo; dé tài bao gồm 3
chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về nhà chung cư cũ
Chương II: Thực trạng công tác cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị về cải tạo chung cư cũ trên địa bàn
thành phố Hà Nội
Do còn thiếu sót trong về kiến thức cũng như khó khăn trong quá trình thuthập tài liệu nên bài viết của em vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm, rất mong các thầy
cô và cán bộ hướng dẫn có thể đưa ra những nhận xét, góp ý để chuyên đề thực
tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 13Chuyên dé thực tập tốt nghiệp 4 GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng
CHUONG 1- CƠ SO LÝ LUẬN CHUNG VE NHÀ CHUNG CƯ CŨ
1.1.TONG QUAN VE NHÀ Ở, NHÀ CHUNG CU
1.1.1 Khái niệm về nhà ở, nhà chung cư
Tùy theo góc độ nghiên cứu, “nhà ở” được đề cập dưới nhiều khái niệm
khác nhau Đối với lĩnh vực xây dựng; nhà ở là sản phâm của hoạt động xây dựng
và không gian bên trong có tô chức, được ngăn cách với bên ngoài dùng dé ở Trêngóc độ kinh tế, nhà ở có thé hiểu là tài sản có giá trị đặc biệt đối với đời sống con
người, là bộ phận quan trọng bảo vệ con người trước các hiện tượng tự
nhiên Khái niệm nhà ở đã trở nên phô biến và được đưa vào luật pháp nước
CHXHCN Việt Nam Điều 3, Luật Nhà ở năm 2014 có quy định về nhà ở và nhà
chung cư như sau:
- Nhà ở là công trình xây dựng dé ở, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá
nhân.
- Nhà chung cư là nhà có hai tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang
chung, có phần sở hữu riêng, sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụngchung cho các hộ gia đình, cá nhân; bao gồm nhà chung cư để ở và nhà chung có
mục đích hỗn hợp dé ở và kinh doanh
+ Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích trong căn hộ hoặcbên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng
của chủ sở hữu nhà chung cư; các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong
phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật này
+ Phần sở hữu chung trong nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhàchung cư ngoài phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử
dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật này.
+ Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện
tích khác trong nhà chung cư.
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 14Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
1.1.2 Phân loại nhà chung cư
Theo thông tư số 14/2008/TT-BXD về hướng dẫn phân hạng nhà chung cư,các nhóm tiêu chí được sử dụng dé đánh giá phân hạng nhà chung cư bao gồm
- Nhóm tiêu chí về quy hoạch - kiến trúc;
- Nhóm tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
- Nhóm tiêu chí về chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị găn liền với nhà chung cư;
- Nhóm tiêu chí về chất lượng dịch vụ quản lý, sử dụng nhà chung cư
Dựa vào các tiêu chí trên, nhà chung cư được phân thành các hạng như sau:
- Nhà chung cư hạng | (cao cấp) là hạng có chất lượng sử dụng cao nhất; đảm bảoyêu cầu về kiến trúc, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn
thiện và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ hoàn hảo;
- Nhà chung cư hạng 2 là hạng có chất lượng sử dụng cao; đảm bảo yêu cầu về
kiến trúc, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện và
điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ tương đối hoàn hảo;
- Nhà chung cư hạng 3 là hạng có chất lượng sử dụng khá cao; đảm bảo yêu cầu
về kiến trúc, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện và
điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt mức độ khá;
- Nhà chung cư hạng 4 là hạng có chất lượng sử dụng trung bình; đảm bảo yêu cầu
về kiến trúc, quy hoạch; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chất lượng hoàn thiện và
điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử dụng đạt tiêu chuẩn, đủ điều kiện để đưa
vào khai thác sử dụng.
1.1.3 Vai trò của nhà ở, nhà chung cư
Từ xưa tới nay, nhà ở luôn là một phần quan trọng không thể thiếu trongcuộc sông của con người Đó là nơi chúng ta thực hiện những hoạt động sinh hoạt
cơ bản; nơi nghỉ ngơi cả về thé chất và tinh thần của mỗi người sau một ngày học
tập, làm việc căng thang; nơi có khả năng tạo ra không gian riêng tư và cảm giác
an toan cho con người Cha ông ta trước đây từng có câu nói: “An cư, lạc
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 15Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng
nghiệp”, nghĩa là có ồn định chỗ ở trước thì mới có thé tao dựng nên sự nghiệp,
thé hiện rõ vai trò của nhà ở, nơi được coi như nền tảng đối với cuộc sống mỗi con
Bên cạnh đó, nhà chung cư tạo ra nhiều nhóm cộng đồng cùng chung sống,gia tăng sự gắn bó trong xã hội Việc tập hợp dân cư vào những khu vực sống
cùng nhau cũng góp phần tạo điều kiện cho quá trình quản lí của các cơ quan chính quyền.
Hiện nay, các nhà đầu tư xây dựng chung cũ thường kết hợp giữa diện tích các căn hộ dé ở với diện tích sàn dành cho kinh doanh; dựa trên lợi thế tập trung
đông dân cư sinh song, các hoạt động buôn bán, dịch vu tại các khu chung cư
thường đem lại lợi nhuận lớn, khả năng sinh lời cao, không chỉ có lợi cho chủ đầu
tư mà còn góp phần phát triển kinh tế đô thị
Ngoài ra, đối với những khu đô thị, thành phố phát triển theo quy hoạch hợp
lí, các khu chung cư có thể mang lại những nét đẹp về thiết kế, kiến trúc cho khu
vực đó.
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 16Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng
1.2 PHAN LOẠI, DAC DIEM VA VAI TRO CUA NHÀ CHUNG CƯ CŨ
1.2.1 Phân loại nhà chung cư cũ
Theo quy mô và tổng diện tích đất sử dụng, các khu tập thể cũ ở nước ta cóthé chia thành 3 loại:
- Khu tập thé quy mô nhỏ: gồm các dãy nhà thấp từ 1-3 tầng, được xây dựng trên
quy mô từ 3-15ha
- Khu tập thể quy mô trung bình: với các khu nhà từ 4-6 tầng trên diện tích đất sử
- Nhà tập thé nhiều tang (1954-1960) như khu An Dương, Phúc Xá với mô hình
chỉ là phòng ở, hành lang bên khu phụ tập trung.
- Nhà nhiều tầng (1960-1975) như Nguyễn Công Trứ, Kim Liên, Trung Tự, Giảng
Võ được xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước theo mô hình tiểu khu nhà ở; ví
dụ như khu Trung Tự xây dựng năm 1971 với 6 nhóm nhà đồng bộ với các công
trình hạ tầng xã hội, kiểu căn hộ khép kín nhưng không độc lập
- Nhà tập thé kiều mới, xây xen (1975-1986) đó là các khu Thanh Xuân, Lạc
Trung, Phuong Mai, Day là thời kỳ mô hình tiểu khu bị phá vỡ nhiều, gia tăng
các loại hình nhà ở để tăng hiệu quả sử dụng đất, giải quyết chỗ ở
1.2.2 Đặc điêm và vai trò của nhà chung cư cũ
Nhìn chung, các khu chung cư cũ ở nước ta đêu có một sô đặc điêm tương
đông như sau:
- Nguồn vốn: hầu hết các khu chung cư cũ ở nước ta đều được xây dựng vào giai
đoạn trước năm 1990 Đây là thời kì đất nước bat đầu công cuộc tái thiết, phục hồi
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 17Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bị GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng
sau chiến tranh, xã hội kém phát triển, nền kinh tế mang nặng tư tưởng bao cấp,
đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn; vì vậy, chính quyền đã huy động nguồn
vốn từ ngân sách Nhà nước để xây dựng các khu nha chung cư, tập thé với phươngchâm “Nhanh, bền, tốt, rẻ”, cơ bản giải quyết vấn đề về nhà ở cho người dân
- Đối tượng phục vụ: trong quá khứ, các khu tập thể cũ được xây dựng chủ yếu
dành cho những cán bộ, công nhân, viên chức đang phục vụ trong bộ máy chính
quyên, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Đây là bộ phận nòng cốt, lực lượng
lao động quan trọng đối với đất nước thời kì này Hiện nay, tuy nhiều căn hộ đã
được giao bán, đa dạng hóa về thành phần dân cư nhưng vẫn còn rất nhiều gia đình
cán bộ, công nhân viên tiép tục sinh sông, gan bó với các khu chung cư cũ.
- Thiét kê xây dựng:
+ Các chung cư cũ được xây dựng thành những khu vực quan thể riêng biệt,
tạo ra các tiểu khu nha thấp tầng ( cao nhất là 6 tầng); các căn hộ có diện tích nhỏ;
có một số công trình đồng bộ kèm theo như đường sá, sân sinh hoạt chung dap
ứng nhu câu và góp phân ôn định cuộc sông của người dân sở tại.
+ Ngoài ra, các khu tập thé này tuy đã cũ nhưng bản thiết kế vẫn đáp ứng được tiêu chí xây dựng khu ở sinh thái với một số ưu điểm nổi bật như khoảng
cách hop lí giữa hai nhà ( từ 1,5-2H); hướng nhà được sắp xếp phù hợp với điều
kiện khí hậu Việt Nam, thuận lợi cho việc thông gió, chiếu sáng; các công trình và
căn hộ chỉ được phép sai lệch về hướng tối đa 15% Đặc điểm về chiều hướng của
các khu tập thé cũ phan nào có ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, tuy còn sơ khai,
đơn điệu nhưng cũng đã được tính toán có trật tự.
+ Thiết kế các khu nhà tập thể cũ ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ cácthiết kế của Liên Xô và các nước XHCN khác
Từ những đặc điểm cơ bản nói trên, có thé thấy các KCCC đã và đang tiếptục đóng góp vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước ta
- Các khu chung cư cũ trước hết vẫn là những tòa nhà chung cư có chức năng giải
quyết nhu cầu chỗ ở cho con người Tuy quy mô xây dựng không lớn như các tòa
chung cư hiện đại nhưng các khu tập thể cũ vẫn có sức chứa đáng kể, là nơi sinh
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 18Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
sống của rất nhiều người dân Đây là vai trò quan trong nhất của những khu chung
cư cũ này.
- Bên cạnh việc cung cấp nhà ở, các khu nhà tập thé cũ còn mang ý nghĩa văn hóa,lịch sử, xã hội và ý nghĩa về mặt quy hoạch đối với từng địa phương Các tòa nhà
này là minh chứng cho sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phó, là nơi thé hiện
những nét kiến trúc đa dạng đại diện cho từng thời kì thay đối của đất nước, là
những công trình đảm bảo kết hợp được nhiều tiêu chí về môi trường, không gian
cây xanh, dịch vụ xã hội mà hầu hết những khu chung cư mới xây dựng hiện
nay không đáp ứng đủ.
- Riêng đối với những người dân sinh sống lâu đời tại các khu tập thé cũ, đây đã
trở thành nơi gan bó với nhiều thế hệ gia đình họ, là nơi lưu giữ nhiều kỉ niệm và
ghi dâu ân trong cuộc đời của nhiêu người.
- Ngoài ra, các khu chung cư cũ thường được xây dựng ở những vi trí đẹp, quan
trọng ở mỗi địa phương, ảnh hưởng rất lớn tới quy hoạch của từng vùng Nằm ở vịtrí thuận tiện, là nơi tập trung rất đông dân cư; các khu chung cư cũ có tiềm năng
về kinh tế, thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh ; điều này đã khiến cầu về
nhà chung cũ cũ của người dân vẫn tương đôi lớn.
Mang nhiều ý nghĩa và vai trò là vậy, nhưng hiện nay, các khu chung cư cũ
lại đang dần trở thành gánh nặng của nhiều đô thị, đặc biệt là những thành phố tập
trung đông dân cư và người lao động Các khu chung cư này qua thời gian dài sử
dụng đã trở nên “lỗi thời” về mặt kiến trúc, thiết kế, không còn phù hợp với cảnh
quan và nhu cầu sống của người dân đô thị hiện đại Hơn nữa, tình trạng xuống cấptram trọng tồn tại ở hầu hết các khu tập thé cũ do việc quan lí lỏng lẻo, người dân
tự ý cơi nới, xây dựng thêm, mở rộng diện tích; môi trường sống bị ô nhiễm
nghiêm trọng: nhiều khu nhà bị sụt lún, âm thấp; những chỉ tiêu kĩ thuật, thiết kế
của các khu nhà này cũng không còn tương thích với điều kiện sống ngày một
cao Từ đây, có thé thấy việc tiến hành cải tạo, sửa chữa các công trình là hết sứcthiết thực, cần thiết Cải tạo chung cư cũ có thé góp phan tăng số lượng nhà ở cho
khu vực, đảm bảo an toàn và các điêu kiện sinh hoạt hiện đại cho cư dân, đông
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 19Chuyên đề thực tập tot nghiép 10 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
thời van giữ được những nét văn hóa lịch sử, dấu ấn của các khu tập thé cũ trong
là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để cải tạo lại chung cư cũ, nhằm tạo ra
các khu nhà ở mới có chất lượng tốt hơn, góp phần cải thiện và nâng cao điều kiệnsống của nhân dân, cải tạo bộ mặt kiến trúc đô thị theo hướng văn minh, hiện đạt”
Sự công nhận và hậu thuẫn của bộ máy chính quyền là nền tảng cơ bản, là “viên
gạch” đầu tiên trên con đường cải tạo các KCCC tại Việt Nam nói chung và tại các
đô thị lớn như Hà Nội nói riêng.
1.3 CÁC NHÂN TO TÁC DONG DEN QUÁ TRÌNH CẢI TẠO NHÀ CHUNG
CƯ CŨ
1.3.1 Nhân tố quy hoạch
Đối với mọi khu vực, đặc biệt là các đô thị lớn, quy hoạch là một phần hếtsức quan trọng, là định hướng cho sự phát triển của thành phố Theo Điều 3, Luật
Quy hoạch Đô thị năm 2009, “ Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật, công trình hạ tầng xã
hội và nhà ở dé tao lập môi trường sống thích hop cho người dân sống trong đô
thị, được thé hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị” Như vậy, một đô thị muốn
phát triển như thế nào, theo chiều rộng hay chiều sâu, tập trung tăng trưởng công
nghiệp hay hướng về phát triển bền vững đều cần có sự tham gia của quy hoạch
Quy hoạch giúp sắp xếp thành phố theo một trật tự nhất định và phù hợp với chủ
trương, mục tiêu phát triển mà chính quyền đô thị đề ra Đô thị càng tiến bộ, hiện
đại; tầm quan trọng của quy hoạch càng được nâng cao
Các dự án cải tạo nhà chung cư cũ không phải là ngoại lệ trong quá trình
quy hoạch Quy hoạch không chỉ chi phối các phương án cải tạo mà còn đặt ra
những giới hạn nhất định với quy mô cải tạo Trùng tu, xây mới hay rỡ bỏ và di
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 20Chuyên đề thực tập tot nghiép 11 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
doi sang khu vực khác ; cải tạo giữ nguyên chiều cao và diện tích đất sử dung
hay xây dựng thành các khu chung cư cao tầng hiện đại ; tất cả đều phụ thuộc
vào đồ án quy hoạch của đô thị
Bên cạnh đó, tiến độ của các dự án cải tạo chung cư cũ cũng chịu sự ảnh hưởng
của quy hoạch Nêu trong đồ án quy hoạch đã quy định rõ ràng về cách xử lí với
chung cư cũ, việc cải tạo sẽ diễn ra nhanh chóng, thuận lợi; ngược lại, cho dù đã
có đủ các điều kiện khởi công cải tạo chung cư cũ nhưng thiết kế của dự án trái
ngược, mâu thuẫn với quy hoạch chung của thành phố thì dự án đó sẽ không thé di
vào thực hiện.
Như vậy, nhân tố quy hoạch đô thị là một trong những nhân tố có ảnh
hưởng quan trọng nhất đối với các dự án cải tạo nhà chung cư cũ của một thành
phố, nó không chỉ quyết định chiều hướng, cách thức cải tạo mà còn chi phối tiến
độ, thời gian thi công cải tạo các khu chung cư cũ.
1.3.2 Nhân tố cơ chế chính sách
Hệ thống cơ chế, chính sách là công cụ dé các cấp chính quyền thực hiện quản lí địa phương, là yếu tố có khả năng chi phối toàn bộ hoạt động trong phạm
vi điều tiết của mình Song song với nhân tố quy hoạch, các cơ chế, chính sách của
Nhà nước và chính quyền đô thị cũng có tác động mang tính quyết định đối với
quá trình cải tạo các khu chung cư cũ của thành phó Hệ thống cơ chế, chính sách
phù hợp có thể tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi như khuyến khích các nhà đầu tư
tham gia vào quá trình cải tạo khu tập thê cũ; hỗ trợ về mặt pháp lí cho chủ đầu tưtrong quá trình thi công cải tạo và bàn giao từ đó góp phần thay đổi diện mạo củacác chung cư cũ và mỹ quan thành phó
Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, hệ thống cơ chế chính sách còn nhiều hạnchế, sư mâu thuẫn trong chính sách, quyết định của các cấp chính quyền, các bước
thủ tục phức tạp, rắc rối chính là nguyên nhân ngăn cản các dự án cải tạo chung
cư cũ được thực thi Có thé nói, đây là một nhân tố hết sức quan trọng nhưng phụ
thuộc rất lớn vào pháp luật và tính chuyên nghiệp của bộ máy chính quyền, các cấp
quản lí.
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 21Chuyên đề thực tập tot nghiép 12 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
1.3.3 Nhân tố tài chính
Đề thực hiện một dự án, không thể không nhắc đến vai trò to lớn của nhân
tố tài chính, vốn và nguồn huy động vốn Cải tạo chung cư cũ thường đòi hỏi
nguồn ngân sách lớn, không chỉ phục vụ thi công xây dựng công trình mà còn sử
dụng cho công tác đền bù GPMB và nhiều hoạt động khác Đây vừa là cơ hội,
nhưng cũng là thách thức cho những người muốn thực hiện dự án cải tạo các khu
chung cư cỗ này.
Trước đây, khi đất nước còn nhiều khó khăn, nền kinh tế mang nặng tưtưởng tập trung bao cấp, chính quyền đã dùng ngân sách Nhà nước, nguồn vốn duynhất dé xây dựng các khu tập thể nhằm ổn định cuộc sống của người dân Tuy
nhiên, trong thời điểm hiện nay, nước ta trở thành một nước đang phát triển, ngân
sách Nhà nước được dùng cho rất nhiều mục đích khác nhau, khó có thể đáp ứng
đủ vốn dé cải tạo các khu chung cư cũ Đồng thời, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường, nhiều tổ chức, cá nhân đã và đang trở nên giàu mạnh Vì vậy việc xã hội
hóa nguồn vốn huy động cho các dự án cải tạo chung cư cũ là khả thi và hết sức
cần thiết, nguồn vốn cho cải tạo chung cư cũ có thể thu được một phần từ ngân
sách nhà nước, còn lại huy động các tổ chức, cá nhân đóng góp, đặc biệt là từ các
doanh nghiệp kinh doanh.
Muốn các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp nguồn vốn cho công tác cải tạochung cư cũ, trước hết phải chứng tỏ được khả năng hoàn vốn của các khu chung
cư sau khi cải tạo lại Hầu hết các nhà đầu tư đều mong muốn công trình sử dụng
vốn của mình vừa có khả năng cung cấp nơi ở cho người dân, vừa là nơi thực hiệnhoạt động kinh doanh, dịch vụ Nhà nước và những người lập dự án cần phải xem
xét điều kiện góp vốn của các nhà đầu tư, từ đó có các chính sách, thiết kế công
trình hợp lí; thu hút và chọn lọc được những nhà đầu tư đủ khả năng thực hiện dự
án cải tạo.
1.3.4 Nhân tố con người
Các chung cư cũ là nơi đang có rat nhiêu người, thuộc nhiêu thành phan xã
hội khác nhau cùng sinh sông Từ các cán bộ công nhân viên trong và ngoài nhà
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 22Chuyên đề thực tập tot nghiép 13 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
nước, các tiểu thương đều đã gắn bó với những khu chung cư lâu đời nay, vi
nhiều lí do mà họ chưa hoặc không thể di chuyển chỗ ở của mình dù các khu tập
thé này đã xuống cấp, không còn đảm bao an toàn cho cuộc sông Đồng thời, theo
thời gian, tiếp tục có nhiều người muốn chuyên về ở các khu chung cư này vi
nhiều lí do bất chấp tình trạng của chúng Ý kiến của tất cả người dân là hết sức
quan trọng nêu một dự án cải tạo chung cư cũ muôn được tiên hành.
Cải tạo các chung cư cũ là một việc làm tác động tích cực đến cư dân sở tạinhưng vẫn còn nhiều vẫn đề phải suy xét như sắp xếp cuộc sống như thế nào cho
người dân trong thời gian thực thi dự án,; đền bù dé cư dân di đời nơi ở hay hỗ trợ
họ dé có thé tái định cư ở các khu chung cư sau khi cải tạo; thiết kế công trình cảitạo ra sao khi nhiều người dân vẫn muốn lưu giữ những nét đẹp lịch sử, lâu đời
của các khu chung cư cũ Tất cả những van dé này cần được tính toán, xử lí can
thận để các dự án cải tạo không gặp phải sự phản đối của cư dân, gây cản trở đến
quá trình thi công và thực hiện dự án.
1.3.5 Nhân tố tự nhiên
Đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình lớn như xây
dựng chung cư, cải tạo chung cư cũ, việc nghiên cứu, khảo sát điều kiện tự nhiên,
địa hình là hết sức quan trọng Nền đất tại khu xây dựng, thời tiết, vị trí các nguồn nước, đều ảnh hưởng lớn tới quá trình thi công và độ bền của công trình.
Khảo sát tính toán trước khi thi công là một trong những nhiệm vụ đầu tiêncủa mọi dự án, công trình xây dựng tuy nhiên, qua thời gian và tình hình biến đổi
không ngừng của khí hậu, địa hình hiện nay, việc tính toán lại các điều kiện tự
nhiên trước khi thực hiện cải tạo chung cư cũ là hết sức cần thiết, nhất là với các
khu tập thé có hiện tượng lún, nghiêng bất thường Việc nghiên cứu các yếu tố thé
nhưỡng, khí hậu này có thể góp phần chọn ra hướng cải tạo đúng đắn cho các dự
án, để các công trình sau khi cải tạo có thể thích nghi và bền vững hơn, đồng thời
cũng tránh những trường hợp rủi ro phải hoãn, hủy bỏ dự án khi đang trong quá
trình thi công do yếu tố tự nhiên không phù hợp
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 23Chuyên đề thực tập tot nghiép 14 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
1.4 KINH NGHIEM CAI TAO CHUNG CU CU CUA CAC NUOC TREN
THE GIOI
Chiến tranh thé giới thứ hai kết thúc, cấu trúc “tiểu khu nhà ở” được ứngdụng rộng rãi; đầu tiên ở các nước Bắc Âu và Đông Âu, sau đó là ở Bắc Mỹ Tại
hàng loạt đô thị mới xung quanh thủ đô Anh và Pháp, rất nhiều công trình được
xây dựng theo kiểu tổ hợp nhà ở chung cư và các công trình công cộng tạo thành
các tiêu khu nhà ở, nhiều tiểu khu nhà ở tạo thành đơn vị ở Ý tưởng chủ đạo của
cấu trúc đơn vị ở rất gần với lối sống XHCN nên cũng được các nước XHCN tiếp
thu, cải tiễn và nhanh chóng phát triển, đặc biệt ở Liên Xô cũ
Sau một thời gian dài sử dụng, các khu chung cư đã xuống cấp và bộc lộnhững hạn chế về nhiều mặt Có thể nói, những năm 1980 là thời kỳ khủng hoảng
của mô hình tiểu khu nhà ở Các nước đã áp dụng mô hình này, giờ đây đứng
trước vấn đề cải tạo như thế nào là hợp lí Hầu hết những khu chung cư ở các nướckhác nhau đều có cùng một số vấn đề như: diện tích chật hẹp; hình thức thiết kế
đơn điệu; cơ cấu căn hộ không hoàn chỉnh; kết cầu không đảm bảo, dập khuôn;
môi trường sống xuống cấp; hệ thống các công trình dịch vụ công cộng còn thiếu
Xuất phát từ các biểu hiện nói trên, các quốc gia đều có những nghiên cứu thử
nghiệm và cải tạo những khu ở này nhằm đáp ứng các biến đổi về kiến trúc, nâng
cao điêu kiện sông, vệ sinh môi trường.
Các cơ quan quản lý nhà ở tại Liên Xô cũ đã soạn thảo phương pháp thiết
kế cải tạo nhà tập thé cũ, tùy theo mức độ xuống cấp của các khu nhà như sửa
chữa nhỏ, sửa chữa lớn Kết quả nghiên cứu cho thay mô hình tiêu khu nhà ở vẫn
có giá trị, tuy nhiên cần hoàn thiện, bố sung cho phù hợp với những yêu cầu mới
của cuộc sống Qua điều tra khảo sát các khu chung cư cũ cần cải tạo cho thấy, có
27% quỹ nhà ở cần sửa chữa tổng thé, 28% cần thay đổi một phần cấu tạo bên
trong kết hợp tô chức lại mặt bằng, 39% cần sửa chữa lớn có lựa chọn và 6% cần
cải tạo theo hướng chuyền đổi công năng
Tại Pháp nhiều chương trình cải tạo các chung cư cũ ở các thành phố, khuchung cư được xây dựng trong khoảng thời gian 1958 — 1960, bao gồm 1850 căn
hộ, có đặc điêm chung là diện tích và tiện nghi tôi thiêu đã được cải tạo trên
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 24Chuyên đề thực tập tot nghiép 15 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
nguyên tac không dịch chuyên, xáo trộn vi trí các căn hộ và cuộc sông cua người
dan.
Tại Trung Quốc, Chính phủ áp dung các biện pháp cải tao tương đối mạnh
mẽ là phá bỏ các khu chung cư cũ tại trung tâm các thành phố lớn như Bắc Kinh,
Thượng Hải, xây dựng các khu nhà cao tầng để khai thác tối đa giá trị đất đai đôthị Do diện tích rộng lớn nên việc giải phóng mặt bằng ở các thành phố này có
nhiều thuận lợi Trên cơ sở thương lượng đền bù thoả đáng, Chính phủ Trung Quốc
đã thực hiện thành công chương trình di dân tái định cư, kết hợp với đào tạo nghé,
chuyên đôi cơ câu lao động.
Tại Hàn Quốc, Chính phủ thực hiện chương trình cải tạo nâng cấp nhà ở,
trên phương diện có sự hợp tác của người dân đang sinh sống trong các khu chung
cư cũ với các nhà thầu tư nhân; bang cách hỗ trợ cho người dân vay vốn, lãi xuất
thấp, thời gian chi trả dài Các dự án cải tao mua đất từ chính quyền thành phố
trong phạm vi quy hoạch của dự án sau đó dỡ bỏ hoàn toàn các nhà chung cư cũ
dé xây dựng lại chung cư cao tang mới, với mật độ xây dựng cao hơn tăng cường
diện tích ở, những người dân góp tiền cùng doanh nghiệp tư nhân để kinh doanh
thu lợi nhuận về cho dự án và cho chính bản thân Nhờ có chương trình này mà
những khu nhà mới hiện đại đã thay thế những khu nhà ở cũ nát và người dân
được tái định cư tại chỗ với cuộc sông không bị xáo trộn nhiêu.
Nhìn chung các nước trên thê giới có hai xu hướng cải tạo các khu chung cư
cũ đó là phá bỏ, xây mới hoặc phục hôi, cải tạo nâng cao giá trị.
Trong những năm 1970, quá trình đổi mới các đô thị phương Tây chủ yếu
áp dụng các biện pháp của xu hướng thứ nhất Sau khi phá huỷ các chung cư cũ,
tuỳ đặc điểm tự nhiên và dân số của từng khu để lựa chọn hình thức và mật độ xâydựng nhà chung cư cao tầng mới xây dựng để tiết kiệm đất đai và khai thác tiềm
năng tài nguyên đất đô thị Xu hướng thứ nhất cải tạo triệt để, mang tính kinh tế
cao tuy nhiên các khu chung cư mới thay thế sau khi đưa vào sử dụng lại cũng
không giải quyết được những vấn đề cũ: về mặt thâm mỹ vẫn đơn điệu và nghèo
nàn dập khuôn do thiết kế và thi công nhanh, hàng loạt; thiếu các không gian sinh
hoạt công cộng do tận dụng triệt dé đất đai Vì thé ngay sau khi phá huỷ hết các
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 25Chuyên đề thực tập tot nghiép 16 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
khu chung cư cũ dân cư và các nhà chuyên môn trong kiến trúc quy hoạch lại camthấy sai lầm và nối tiếc
Phương pháp thứ hai phục hồi và nâng cấp giá trị là xu hướng cải tạo thận
trọng và mang tính nhân văn; tuy nhiên chi phí cao, thời gian thực hiện kéo dài.
Ngày nay những yêu cầu đặt ra đối với việc cải tạo các khu chung cư cũ là cải
thiện nhà ở về mặt vật thể và đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện đại mà
không làm tốn hại đến các giá trị văn hoá, xã hội Quá trình cải tạo nhà ở hiện nay
ở các nước thực hiện thành công khi huy động được sự tham gia của cộng đồng;
trong thiết kế, huy động vốn, quản lý đầu tư, xây dựng và vận hành khai thác.
Ví dụ điển hình cho thành công của dự án cải tạo các khu chung cư cũ là
mô hình cải tạo khu Shinonome Canal Court tại Tokyo, Nhật Bản Đây là dự án
liên doanh giữa Cơ quan tái thiết và cải tạo đô thị Nhật Bản với tập đoàn
Mitsubishi để cải tạo diện tích 16 ha bao gồm các khối nhà chung cư cũ nát và
cảng biển bị bỏ họang để trở thành một khu ở nằm ở gần trung tâm Tokyo Một sốgiải pháp cơ bản đã được áp dụng rất hiệu quả để thực hiện công tác cải tạo bao
gôm:
Chính sách cải tạo bằng tái định cư tại chỗ: sử dụng một phần khu đất dé
xây dựng khu nhà ở tái định cư với điều kiện tốt hơn cho người dân, tạo được tâm
lí đồng thuận của người dân sở tại Quỹ đất dư còn lại có thé chuyên đổi mục đích
sang dịch vụ, thương mại nhằm bù đắp kinh phí xây dựng trước đó Dé có thé kết
hợp giữa các khu nhà tái định cư với khu vực kinh doanh, công cộng, các nhà
nghiên cứu của dự án phải quy hoạch lại tong thé khu đất, sắp đặt lại vi trí các
công trình sao cho hiệu quả và hợp lí nhất
Thiết kế quy hoạch chung hoàn chỉnh: từ giai đoạn đầu, cơ quan cải tạo vàtái thiết nhà ở đã đưa ra một bản “yêu cầu về quy hoạch đô thị” bao gồm ý kiến từcác nhà quản lý cao nhất của rất nhiều các lĩnh vực cùng với ý kiến đóng góp của
cư dân sở tại nhằm đề ra các yêu cầu cơ bản làm hướng đi cho công tác thiết kế
quy hoạch của khu đô thị mới này Sau một thời gian thiết kế và đánh giá, khu
Shinonome Canal Court đã được định hướng cải tạo thành 3 khu vực lớn: khu
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 26Chuyên đề thực tập tot nghiép 17 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
Canal bao gom các khu nhà tiêu chuẩn cao hướng ra mặt kênh va được quy hoạch
là phần cung cấp cho các công ty con tham gia phát triển làm nhà chung cư cao
cấp, để bán và đền bù chi phí thực hiện dự án; khu Harumi Dori được sử dụng là
khu phức hợp bao gồm khu văn phòng, shopping center và bãi đỗ xe cao tầng; khutrung tâm trong giai đoạn đầu là khu vực phát triển nhà ở căn hộ chung cư cho
người có thu nhập trung bình và tái định cư tại chỗ, khi hoan thành đầy đủ, đây là
khu vực sẽ được phát triển với tên gọi CODAN Shinonome 1-6
Hỗ trợ ưu đãi cho vay tài chính, hỗ trợ nhà: tạo điều kiện cho mọi ngườidân sau khi được tái định cư tại chỗ có thé tự chi trả tài chính dé mua tăng thêm
diện tích căn hộ mới Đã có khoảng 80% số hộ gia đình trong diện tái định cư của
khu vực đã được vay vốn và mua lại căn hộ mới với diện tích lớn hơn diện tích
được đền bù Với lãi suất thấp, hầu hết các hộ đã được hỗ trợ dé nâng cao chất
lượng cuộc sông hiện tại.
Sau khi hoàn thành vào năm 2007, dự án đã thành công một cách vượt bậc
với những con số đáng ngạc nhiên 100% số căn hộ đã được phân phối hết, nhà
nước thu về ngân sách gần 2 tỷ Yên từ thuế và tiền lãi Những chỉ phí thực hiện dự
án 100% được tự trang trải Từ một khu đất cũ và hoang hóa ban đầu nay thành
một khu chung cư cao cấp, thân thiện với môi trường và là niềm mơ ước của mọi
người dân Nhật Bản.
Từ những trường hợp nói trên, có thé thấy, mặc dù điều kiện phát triển của
mỗi nước khác nhau, vấn đề về các khu chung cư cũ, xuống cấp, lạc hậu vẫn tồn
tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Đối với một đất nước còn đang phát triển
như Việt Nam, việc cải tạo hàng loạt các khu chung cư cũ là một thách thức khó
khăn nhưng có thé thực hiện được nếu có những chủ trương hợp lí của nhà nước;
sự nghiên cứu, tiếp thu và điều chỉnh kinh nghiệm từ dự án đi trước của các nhà
quy hoạch và sự ủng hộ nhiệt tình từ phía xã hội.
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 27Chuyên đê thực tập tốt nghiệp 18 GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI TẠO CHUNG CƯ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÀ NỘI
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đô thị 53
Trang 28Chuyên đề thực tập tot nghiép 19 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp giáp với các tỉnh:
- Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
- Phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình
- Phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên
- Phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ
Day là thành phố có vị trí địa lí hết sức thuận lợi dé trở thành trung tâmkinh tế- văn hóa- chính trị lớn của đất nước ta Sau khi được mở rộng vào năm
2008, diện tích hiện nay của Hà Nội là 3324,92 km2.
2.1.1.2 Đặc điểm khí hậu Khí hậu Hà Nội tiêu biêu cho vùng Bắc Bộ với đặc diém của khí hậu cận nhiệt đới âm: mùa hè nóng, mưa nhiêu và mùa đông lạnh, ít mưa vê đâu mùa, có
mưa phùn về nửa cuôi mùa Do tác động của biên Hà Nội có độ âm và lượng mưa
khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm Có thê thay rõ đặc điêm khi hậu này
của Hà Nội thông qua thống kê lượng mưa hàng năm tại bảng sau:
Bảng 2.1: Lượng mưa hàng năm của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2013
Trang 29Chuyên đề thực tập tot nghiép 20 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
Một đặc điểm khác đặc trưng của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt
của hai mùa nóng, lạnh Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9 kèm theo mưa
nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông,
nhiệt độ trung bình 18,6 °C Cùng với hai thời kỳ chuyền tiếp vào tháng 4 (mùa
xuân), tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông
2.1.1.3 Địa hình và sông ngòi
Địa hình của thành phố Hà Nội bao gồm hai dạng chính là đồng bằng và đôinúi Địa hình đồng bằng chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên chủ yếu thuộc địa
phận Hà Nội trước khi mở rộng Còn lại là địa hình đổi núi thuộc địa phận các
huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức
Sông Hồng, là con sông chính chảy cắt ngang thành phó, bắt đầu chảy vào
Hà Nội ở huyện Ba Vì, ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên, tiếp giáp
Hưng Yên Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km và chiếm khoảng một
phan ba chiều dai của con sông này trên đất Việt Nam Hà Nội còn có Sông Đà, làranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ và hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc
thành phó tại huyện Ba Vì Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác
như sông Day, sông Duong, sông Cau,
Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, là dấu vết còn lại của
các dòng sông cổ Trong khu vực nội thành hồ Tây có diện tích lớn nhất khoảng
500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị Hồ Gươm nằm ở trung
tâm lịch sử của thành phố, khu vực sam uất nha và, luôn giữ một vị trí đặc biệt đốivới Hà Nội Ngoài ra còn có thé ké tới những hồ nỗi tiếng khác như Thủ Lệ, Trúc
Bạch, Thiền Quang
2.1.2 Đặc điểm hành chính
Hà Nội là thủ đô của đất nước ta, đồng thời là một trong năm thành phố trựcthuộc trung ương, là đô thị loại đặc biệt ( thỏa mãn một số tiêu chuẩn như tỉ lệ laođộng phi nông nghiệp trên 90%; quy mô dân số trên 5 triệu người )
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 30Chuyên đề thực tập tot nghiép 21 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
Tính đến năm 2015, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện — gồm 12quận, 17 huyện, 1 thị xã — và 584 đơn vị hành chính cap xã — gồm 389 xã, 177
phường và 21 thị tran
Bảng 2.2: Danh sách các đơn vị hành chính của Hà Nội
Mã hành chính | Tên Thị xã/Quận/Huyện Đơn vị trực thuộc Diện tích (km?)
1 Quận Ba Đình 14 phường 9,22
2 Quận Hoan Kiếm 18 phường 5,29
3 Quận Tây Hồ 8 phường 24
4 Quận Long Biên 14 phường 60,38
5 Quận Cầu Giấy 8 phường 12,04
6 Quận Đống Da 21 phường 9,96
7 Quận Hai Bà Trưng 20 phường 9,6
8 Quận Hoàng Mai 14 phường 41,04
9 Quận Thanh Xuân 11 phường 9,11
10 Quận Ha Đông 17 phường 47,91
11 Quận Bắc Từ Liêm 13 phường 43,3534
12 Quận Nam Từ Liêm 10 phường 32,2736
269 Thị xã Sơn Tây 9 phường và 6 xã 113,47
271 Huyện Ba Vì 30 xã và 1 thị trấn 428
277 Huyện Chương Mỹ 30 xã và 2 thị trấn 232,9
273 Huyện Dan Phuong 15 xã va | thi trấn 76,8
17 Huyện Đông Anh 23 xã va 1 thị trấn 182,3
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 31Chuyên đê thực tập tốt nghiệp 22 GVHD: TS Nguyễn Kim Hoàng
Huyện Thanh Oai
Huyén Thanh Tri
Huyén Thuong Tin
Huyện Ung Hòa
Năm 2013, dân số Hà Nội là 6936,9 nghìn người, với mật độ 2087 người/
km2 Mật độ dân số này cao thứ hai ở nước ta, sau thành phố Hồ Chí Minh và gấphơn 7 lần mật độ dân cư cả nước Tỉ lệ tăng dân số của thành phố trong năm 2013
là 1,47%, tỉ suất đi cư thuần là 0,3%o Tính đến năm 2014, Hà Nội có khoảng 7,2
triệu dân sinh sống ngoài ra còn khoảng 1 triệu người chưa đăng kí hộ khẩu thường
trú không được tính toán trong báo cáo thống kê.
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 32Chuyên đề thực tập tot nghiép 23 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
Mức độ gia tăng dân số quá nhanh nhất là gia tăng cơ học đã tao áp lực rấtlớn cho thủ đô trên nhiều phương diện: nhà ở, y tế, giáo dục, việc làm, môi
trường Việc kiểm soát và giải tỏa áp lực dân số là một bài toán đã được đặt ra từrất lâu nhưng vẫn rất nan giải đối với chính quyền thủ đô Hà Nội Trong những
năm gần đây, hàng loạt biện pháp được đề ra nhằm giải quyết vấn đề về quá tải
dân số như thực hiện chính sách giãn dân, chuyên các trường đại học ra ngoại
thành, xây dựng các khu đô thị mới và nhà ở xã hội tuy nhiên chưa thực sự đem
lại kết quả
Điểm nổi bật khác của Hà Nội là sự tập trung rất đông của dân cư trong độtuôi lao động Năm 2013, lực lượng lao động từ 15 tuôi trở lên tại Hà Nội đạt
3799,6 nghìn người chiếm hơn một nửa dân số thành phố Đây vừa là thách thức,
vừa là cơ hội đối với thủ đô Nếu tận dụng được lực lượng lao động déi dào và
nhiều lao động trình độ cao này, Hà Nội sẽ phát triển nhanh chóng; tuy nhiên, làm
thế nào để tận dụng có hiệu quả lực lượng lao động? Hiện nay, chỉ khoảng 1/2 dân
số từ 15 tuổi trở lên có việc làm, từ đó có thé thấy tình trạng thất nghiệp là hết sứcphô biến tại thủ đô và vẫn chưa có cách xử lí triệt dé tỉ lệ thất nghiệp cao này
2.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ luôn là trung tâm kinh tế lớn của ViệtNam Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thành phố cũng
phát triển theo hướng tập trung chú trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỉ
trọng nhóm ngành nông nghiệp trong nền kinh tế và đã đạt được những thành tựu
nhất định
Sau khi nước ta chuyền đôi từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường,kinh tế Hà Nội đã có những sự thay đổi rõ rệt Giai đoạn đầu thành phó thay đổi
mạnh mẽ: tốc độ tăng GDP bình quân của thành phố thời kỳ 1991 - 1995 đạt
12,52%, tiếp sau thời kỳ 1996 - 2000 là 10,38% Những năm 1990, cơ cấu kinh tế
Hà Nội cũng có sự thay đổi Từ 1990 tới 2000, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng
mạnh từ 29,1% lên 38%, nông — lâm nghiệp và thủy sản từ 9% giảm xuống còn
3,8% Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng giảm trong khoảng thời gian này từ 61,9%
xuống còn 58,2% Ngành công nghiệp của Hà Nội vẫn tập trung vào 5 lĩnh vực
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 33Chuyên đề thực tập tot nghiép 24 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
chính (chiếm tới 75,7% tông giá trị san xuất công nghiệp) là cơ kim khí, điện
-điện tử, dệt - may - giày, chế biến thực pham và công nghiệp vật liệu Bên cạnh đónhiều làng nghề truyền thống như gốm Bát Tràng, may ở Cổ Nhué, đồ mỹ nghệ
Vân Hà đã dần phục hồi và phát triển
Năm 2003, với gần 300.000 lao động các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp71% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Ngoài ra khoảng 15,500 hộ sản
xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500,000 lao động Tổng cộng, các doanh nghiệp
tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà
Nội Đến năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu
đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu Hà Nội là một trong những
địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất, với 1,681.2 triệu
USD và 290 dự án Thành phố còn là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nướcngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp
Từ sau năm 2008, nền kinh tế cả nước phát triển chậm lại do ảnh hưởng củakhủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Hà Nội cũng bị tác động không nhỏ
Theo số liệu năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và
khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bang sông Hồng Trong bảng xếp hạng về Chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2012, hạ xuống vị trí 51/63 tỉnh
thành.
Vào năm 2012, tổng sản phẩm quý III trên địa bàn thành phố tăng lên 8,5%
-cao hơn quý I và II (tương ứng là 7,3% và 7,9%); nhờ đó, tăng trưởng 9 tháng đầu
năm đạt 7,9%, trong đó, ngành dịch vụ tăng 8,9%, ngành công nghiệp - xây dựng
tăng 8% và ngành nông - lâm - thuỷ sản giảm 0,6% Trong điều kiện khó khăn
chung, đây là mức tăng khá, tuy nhiên, thấp hơn kế hoạch cả năm và mức tăng
cùng ky của các năm trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2011-2013 của thành phố luôn duy trì ở mứctăng 8,91% - tăng khoảng 1,5 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của cả
nước.Trong đó, ngành dịch vụ đạt mức tăng trưởng cao nhất 9,8%, ngành công
nghiệp - xây dựng tăng 8,7%/nam; ngành nông nghiệp tăng 2,6%/năm Tính riêng
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 34Chuyên đề thực tập tot nghiép 25 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
trong năm 2013, Ha Nội đã đóng góp 10,1% GDP, 7,5% kim ngạch xuất khẩu;
17,2% ngân sách và 21,64% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước Ở thời điểm khó
khăn chung, Hà Nội đã phan đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2013,
đạt 161.179 tỷ đồng, bằng 100,3% dự toán, tăng hơn 10% so với năm 2012
Không chỉ tăng trưởng về kinh tế, thành phố Hà Nội còn là nơi có nền vănhóa lâu đời và xã hội phát triển Hiện nay, Hà Nội là nơi tập trung của dân cư từ
nhiều nơi cùng đến sinh sống và phát triển, vì vậy bên cạnh những nét văn hóa
truyền thống lâu đời của bản thân vùng đất thủ đô còn có sự giao thoa các nền vănhóa của những địa phương khác khiến thành phố có nhiều màu sắc đa dạng hơn
Là một đô thị lớn, việc đáp ứng các nhu cầu dịch vụ cơ bản của xã hội cũng
rất được quan tâm phát triển ở thủ đô Về y tế, theo con số của Tổng cục Thống kê
Việt Nam, năm 2010, thành phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc
sở Y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 tram
y tế Được bé trí nhiều nơi khám chữa bệnh nhưng do Hà Nội là noi tập trung
bệnh viện lớn của cả miền Bắc nên thường xuyên lâm vào tình trạng quá tải như
bệnh nhân phải nằm ghép giường bệnh, thiếu bác sĩ và y tá điều trị Hiện nay
thành phố đã có nhiều biện pháp nhằm thay đổi tình trạng quá tải ở các bệnh viện
tuyến trung ương này.
Đáng chú ý hơn, Hà Nội hiện nay là trung tâm giáo dục lớn nhất của Việt
Nam Qua nhiều năm xây dựng, thủ đô có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao
dang; gan 700 trường tiêu học, khoảng 600 trường trung học co sở va xấp xi 200
trường trung học phổ thông trong đó, rất nhiều trường có uy tín, chất lượng giảngdạy tốt, hàng năm thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên theo học Các trung tâm
giáo dục của Hà Nội đã tạo ra một thé hệ có trình độ, đóng góp lớn vào nền kinh
tế- xã hội của thủ đô
2.2 LICH SỨ PHÁT TRIEN NHÀ CHUNG CƯ TẠI THÀNH PHO HÀ NỘI
Sau năm 1954 miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới sựchiếm giữ của đế quốc Mỹ, đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền Trong giai đoạn
lịch sử này, mặc dù kinh tế miền Bắc gặp nhiều khó khăn do vừa phải khôi phục
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 35Chuyên đề thực tập tot nghiép 26 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
kinh té vira phai chi vién cho chién truong mién Nam nhưng một số thành phó lớn
như Hà Nội, Thái Nguyên vẫn được quy hoạch, xây dựng và phát triển Đây là
giai đoạn nhà ở tại Hà Nội bắt đầu được xây dựng với những tiêu chí không gian
của đời sống tập thể áp dụng lý thuyết quy hoạch của Liên Xô, các nước Xã hội
chủ nghĩa khác; trên cơ sở đó có điều chỉnh phù hợp với các điều kiện đặc thù về
khí hậu, kinh tế và lối sống của Việt nam Các KTT này có vai trò rất lớn trong
việc cung cấp chỗ ở cho người dân ở các đô thị tại Miền Bắc nói chung và Hà Nộinói riêng lúc bấy giờ Đây là giải pháp phù hợp với giai đoạn kinh tế-xã hội thời
kỳ bao cấp và giải quyết nhanh nhu cầu nhà ở của đông đảo thành phần cán bộ
công nhân viên chức Thủ đô.
Đặc biệt trong giai đoạn này, nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất từngbước được phục hôi, theo đó van đề nhà ở cho công nhân tại các nhà máy, xí
nghiệp, công trường được đặt ra Một mặt do còn khó khăn về tài chính, mặt khác
chưa có đủ cán bộ chuyên môn và nghiệp vụ thực hiện việc quy hoạch xây dựng
đô thị cũng như quy hoạch phát triển nhà ở, nên việc xây dựng các chung cư tập
thể cho công nhân chủ yếu là nhà một tầng được xây dựng theo yêu cầu thực tế
trong khu vực các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp
Từ những năm 1964 đến 1975 công tác quy hoạch xây dựng đô thị ở cáctỉnh phía Bắc được đặt ra một cách bài bản hơn Các KTT được nghiên cứu và xâydựng tại Hà Nội với quy mô nhỏ từ 3-15 ha, gồm các dãy nhà thấp tầng từ 1-3
tầng phân bố chủ yếu tại vành đai 1 và 2 của Thành phố như các khu: Nguyễn
Công Trứ, Kim Liên Cấu trúc các khu ở này chưa hình thành các cặp cụm, nhóm
nhà ở rõ nét, trung tâm khu tập trung không định hình nhưng bắt đầu có hệ thống
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ Các khu chung cư này đã đóng góp quantrọng đối với việc giải quyết nhu cầu nhà ở thực tế của đa số cán bộ công nhân
viên nhà nước; đồng thời là bước đi đầu tiên trong việc tạo dựng không gian kiến
trúc khu nhà ở chung cư khá hợp lý tại Hà Nội và các đô thị thuộc miền Bắc nước
ta.
Sau thắng lợi năm 1975, đất nước ta được thống nhất, cùng với sự phát triển
của cả nước công tác xây dựng chung cư của Hà Nội cũng có những bước tiến nhất
định Từ năm 1970, các KTT được xây dựng với quy mô trung bình từ 3-25 ha với
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 36Chuyên đề thực tập tot nghiép 27 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
các dãy nhà từ 4-6 tang phân bố chủ yếu tại vành đai 2 va 3 của Thành phố như
các khu: Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công, Khương Thượng Mô hình quy hoạch
KTT thời kỳ này đã hoàn chỉnh hơn và tạo nên các đơn vị ở khép kín với đầy đủ
các dịch vụ công cộng như nhà trẻ, trường học, công trình văn hoá, cửa hàng dịch
vụ thương nghiệp Cấu trúc đã phân rõ nhóm ở rõ ràng, trung tâm tập trung đặt
giữa tiểu khu, có tính chất hướng nội, và hạn chế giao tiếp không gian với khu vực lân cận Mô hình này thỏa mãn rất tốt các tiêu chí về không gian cây xanh, sinh
hoạt công cộng, dịch vụ xã hội cũng như khả năng giao tiếp cộng đồng cho một
cụm dân cư với số dân trung bình từ 7.500-10.000 người
Hình 2.2: Mặt bằng khu chung cư cũ tại Giảng Võ
TIỂU KHU GIẢNG VÕ
(HÀ NỘI)
1) Nha trẻ - mẫu giao 2) Trưởng hoc
3) T.T tiểu khu
Tuy nhiên, chung cu trong thời kì nay cũng bộc lộ một số nhược điểm như:
cơ chế bao cấp về nhà ở ngăn cản sự huy nguồn lực trong nhân dân để khắc phục
sự khó khăn về tài chính; công tác quản lý, phát triển nhà ở không có chương trình
cụ thể; công tác quản lý sử dụng đất đai đô thị không chặt chẽ, kém hiệu quả; Nhà
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 37Chuyên đề thực tập tot nghiép 28 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
nước không kịp thời phát huy được ưu điểm đã có về quy hoạch xây dựng đô thi,
chung cư của thời kỳ trước đó
Sau năm 1980, mô hình xây dựng KTT hoàn chỉnh của giai đoạn trước tiếptục được áp dụng với quy mô đất lớn hơn từ 25-50 ha, trong đó bao gồm phát triểntiếp các KTT đã được xây dựng từ cuối thập kỷ 70; đồng thời phát triển thêm một
số khu mới như Thanh Xuân, Nghĩa Đô, Kim Giang Các KTT thời kỳ này
thường có mật độ xây dựng trung bình thấp (khoảng 25%); các dãy nhà thấp từ 4-6tầng thông thường được thiết kế theo kiểu hành lang bên và bố trí song song theo
hướng đông tây để tránh nắng với khoảng cách giữa các dãy nhà tương đối lớn
(2H) thuận lợi cho việc thông gió và chiếu sáng cho các căn hộ Mạng lưới giao
thông nội bộ KTT được thiết kế rộng rãi, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao
thông chung của Thành phó
Cuối những năm 1980 đến năm 1990 số lượng quy hoạch xây dựng khuchung cư do nhà nước dau tư xây dựng bat đầu giảm, các khu tập thé được xây
dựng với quy mô chủ yếu 5 tầng, diện tích căn hộ nhỏ, chất lượng thấp Chính
quyền thành phố Hà Nội sử dụng các đồ án quy hoạch xây dựng nhà ở theo hình
thức riêng lẻ, chia lô đất để bán cho dân tự xây dựng Giải pháp quy hoạch xây
dựng nhà ở đô thị như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc: chỉ trong một thời
gian ngắn (khoảng 5 năm) nhà ở do người dân đầu tư xây dựng đã chiếm một tỷ lệ
lớn, có sức lấn at các chung cư do nhà nước xây dựng nhiều năm trước đó, tạo ra
một không gian kiến trúc lộn xộn cho hầu hết các đô thị của cả nước cũng như của
Hà Nội Công tác quản lý phát triển nhà ở đô thị đã không kiểm soát được tình
hình quy hoạch phát triển quỹ đất của thành phố, từ đó chuyên giao việc xây dựng
chung cư cho các chủ đầu tư thực hiện.
Tính đến năm 1990, trên địa bàn Hà nội đã xây dựng khoảng 40 KTT với
gần 5 triệu m2, chiếm 7.5% quỹ nhà ở toàn quốc Cho đến hiện nay, còn chiếm gần50% quỹ nhà ở của thành phố Nhìn chung, hình thức kiến trúc của các KTT tươngđối giản dị: hình khối và các chi tiết bên ngoài (cửa số, nhà vệ sinh, cầu thang )
phản ánh trung thực nội dung chức năng sử dụng bên trong và phù hợp với quan
điêm của kiên trúc công năng - một xu hướng kiên trúc đang được suy tôn trên thê
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 38Chuyên đề thực tập tot nghiép 29 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
giới cũng như tại các nước XHCN Tuy các mau nha điển hình hơi don điệu (chi
gồm khoảng 20 mẫu dién hình trên tổng thé gần 40 KTT), nhưng với dáng vẻ công
nghiệp và hiện đại, các KTT thời kỳ bấy giờ cũng góp phần làm đẹp thêm những
khu vực mới mở rộng của Hà nội Công nghệ xây dựng các KTT cũng là một thử
nghiệm mới mẻ lúc bấy giờ, với biện pháp thi công lắp ghép tại chỗ, thời gian xây
dựng một dãy nhà ( trung bình 5 tầng) rút ngắn chỉ còn khoảng 2 tháng
Sau những năm 1990, đặc biệt trong thời điểm thị trường bất động sản thànhphố trở nên rất “nóng” trước năm 2008, cùng với sự phát triển nhanh chóng của
trình độ xây dựng, Hà Nội trở thành nơi tập trung của rất nhiều các nhà và khu nhàchung cư cao tang Ngay ở trung tâm thủ đô cũng ton tại những nhà chung cư đơn
lẻ với chiều cao từ 20-30 tầng, được xây dựng hiện đại nhưng sự đồng bộ với các
công trình hạ tầng xã hội bị giảm bớt, phần diện tích chung giành cho hoạt động
công cộng hầu như không có hoặc rất nhỏ như chung Những chung cư này thường
do các chủ doanh nghiệp tư nhân đứng ra xây dựng, làm ảnh hưởng đến quy hoạchchung của thành phố
Thời gian gần đây, trong khoảng những năm 2010-2015, thành phố Hà Nộibắt đầu chú trọng hơn đến vấn đề quản lí các chung cư trên địa bàn của mình và
tác động của chúng đến quy hoạch tổng thể thủ đô Đối với các chung cư xây dựng
mới thường được quy hoạch thành một quần thé gom nhiều tòa nhà trên diện tích
đất rộng lớn, đảm bảo khu vực chung cũng như đồng bộ hơn giữa hạ tầng kĩ thuật
và xã hội, nổi bật là Times City và Royal City
2.3 THỰC TRẠNG CÁC KHU CHUNG CƯ CŨ TẠI HÀ NỘI
2.3.1 Thực trạng chất lượng thiết kế và xây dựng các KHU CHUNG CƯ CŨ
2.3.1.1 Thiết kế các khu nhà ở trở nên lạc hậu
Ở thời điểm các KCCC được xây dựng, nhiệm vụ chính của những công
trình này là đảm bảo đáp ứng chỗ ở cơ bản cho các cán bộ công nhân viên đang
sống và công hiến cho thành phố Mục đích nâng cao tiện nghi, tiện ích cho con
người hâu như không được đê cao trong những căn hộ này Vì vậy, đôi với xã hội
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 39Chuyên đề thực tập tot nghiép 30 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
hiện đai, khi nhu cầu của con người ngày càng tăng cao,thiết kế của các khu nhà ở
trong các khu chung cư cũ này không còn phù hợp.
Trong các KCCC, da số các khu nhà cao nhất chỉ có từ 4 — 5 tầng Lànhững công trình ở chiếm vị trí đẹp, nhiều diện tích đất trong thành phố nhưng lại
được xây dựng quy mô nhỏ, thấp tầng như vậy sẽ khiến công suất của khu đất
không được khai thác hết, gây phí phạm về không gian sử dụng Theo thống kê,
thủ đô Hà Nội hiện có khoảng 23 khu chung cư cũ (4-5 tầng); gần 1 triệu m2 diện
tích sàn, 27.573 hộ dân, 137.361 nhân khẩu dang sinh sống: có thé thấy, các khu
nhà này không còn đáp ứng được chính nhu cầu về diện tích đất ở cho những thế
hệ cư dân tiếp theo được sinh ra bởi các hộ gia đình trong nó Với điều kiện như
vậy, những công trình nhà ở cũ như trên hầu như không đóng góp được vào công
cuộc giải tỏa áp lực thiếu nơi ở cho Hà Nội mà còn tạo ra sức ép lớn hơn vào quỹ
đất và quỹ nhà ở của thành phố
Bên cạnh quy mô toàn bộ khu nhà, thiết kế bên trong từng căn hộ cũng hếtsức đơn giản với kiểu kiến trúc điển hình của xã hội cũ Đặc biệt diện tích các các
căn hộ này rất bé (chỉ khoảng 16-32 m2) trần nhà tương đối thấp so với chiều cao
trung bình của người Việt Nam hiện nay Với diện tích chật hẹp là vậy nhưng
nhiều gia đình với 4,5 thành viên từ 2 thế hệ trở lên vẫn đang tiếp tục sinh sống ở
đây Cuộc sống của họ không được đảm bảo về không gian riêng tư, các hoạt độngsinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn, bat tiện hơn rất nhiêu
Hệ thống cầu thang trong các KCCC rất cũ ki, lạc hậu Hầu hết các khu
chung cư mới xây dựng đều có cầu thang máy, nhưng đối với các KCCC, người
dân phải sử dụng thang bộ ngay cả khi mang vác nặng, phải vận chuyên nội thất,
thiết bi, hàng hóa cồng kénh Các khu nhà cũ thậm chí còn thiếu các thiết bị cơ bản
dé dam bao an toàn cho cư dân như thiết bị phát hiện cháy nổ, bình cứu hỏa
Một điểm đặc biệt bất cập trong thiết kế ở những KCCC đó là vấn đề vềkhu vệ sinh Vệ sinh là một trong những nhu cầu cơ bản nhất quả con người,
nhưng một số khu chung cư cũ trước năm 1980 như khu Nguyễn Công Trứ, Kim
Liên thường được xây dựng với kiểu khu vệ sinh chung, nhiều hộ gia đình sinh
sông trong các căn hộ khác nhau cùng sử dụng Trong thời điêm hiện nay, dân sô
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53
Trang 40Chuyên đề thực tập tot nghiép 31 GVHD: TS Nguyén Kim Hoang
tại các KCCC đã tăng cao, khu vệ sinh chung không đáp ứng được nhu cau của
người dân, việc các hộ gia đình tự xây dựng, cải tạo phòng vệ sinh riêng là khó
tránh khỏi Các khu tập thé được xây dựng sau đó (vào khoảng sau những năm
1980 như khu Thành Công, Trung Tự ) đã bắt đầu có phòng vệ sinh khép kín
trong mỗi căn hộ, tuy có thuận tiện hơn nhưng các thiết bị bên trong đều đã lạc
hậu, lỗi thời, không phù hợp với thói quen sinh hoạt của xã hội hiện đại.
2.3.1.2 Các công trình xây dựng trong KCCC xuống cấp nghiêm trọng
Không chỉ lỗi thời trong thiết kế, điều đáng lo ngại hơn là sự suy giảm chất
lượng các công trình trong KCCC.
Hầu hết các căn hộ bên trong các chung cư cũ đều xảy ra hiện tượng hưhỏng, tình trạng này xuất hiện do tác động một phần của thời gian, nhưng chủ yếu
là do áp lực về dân số gây ra Một căn hộ ban đầu được tính toán cho sinh hoạt
của tối đa 3- 4 người chắc chắn sẽ xuống cấp nhanh chóng nếu số người sinh sốngvượt quá giới hạn Hiện tượng thường xuyên diễn ra nhất trong các căn hộ chung
cư cũ đó là sự 4m thấp, nước thấm qua sàn và nhỏ giọt từ nhà trên xuống căn hộ
bên dưới Nước bị rò rỉ từ nhiều nguyên do, cùng với thời tiết Hà Nội có độ âm
cao dẫn đến hậu quả các hộ gia đình sống tại đây cho dù có sửa chữa cũng không
thể triệt để thoát khỏi tình trạng nước thấm này.
Thực tế còn cho thấy, trước khi các KCCC được cải tạo theo các dự án được
chính quyén thông qua, bản thân người dân sở tại đã tự sửa sang căn hộ theo ý
muốn của mình Hầu hết các hộ dân của các KCCC đều sử dụng biện pháp dựng
các lồng sắt, tạo nên “chuồng chim, chuồng cop” nhằm mở rộng diện tích nơi ở củamình, lan chiếm không gian chung của khu vực Việc coi nới này tuy có thé tạo rakhông gian sống thoáng đãng hơn cho từng hộ, nhưng xét về tông thể, đây là việc
làm gây tôn hại cực kì lớn cho hạ tầng cả khu nhà ở Sức nặng của các công trình
mở rộng dồn lên cấu trúc của khu nhà, đặc biệt ảnh hưởng hơn nữa đối với các khu
chung cư xây dựng theo mô hình nhà lắp ghép; gây ra hiện tượng sụt lún, mất an
toàn cho cư dân sở tại Đặc biệt có một số khu nhà đã ở trong tình trạng nguy hiểm
có thé sập đồ bat cứ lúc nào như khu P3 Phương Liệt; khu 17 nhà gỗ ngoài đê
SVTH: Nguyễn Ngọc Anh Lớp Kinh tế và Quản lý đồ thị 53