Tính cấp thiết cua dé tài Trong vòng 2 thập kỷ vừa qua, với xuất phát điểm là một quốc gia nhập siêucác sản phẩm trong ngành sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã và đang chuyểnminh, dan trở
Khái quát quan hệ Việt Nam — Nam Phi o 5< 55s sss ssss 4 1 Về quan hiệ chính ểj .- 2° sẻ ©Se©ee£EeEseExeEEeEreetxereerxerrerreereerreee 4 2 Về quan hệ kinh tẾ - throng HiqÌ 5-2522 5e See+eessexeexeesscssree+e 5 3 Các mỗi quan hệ trên các lĩnh vực khác . - se ©csecsecss©sscsee- 6 1.2 Đặc điểm của cà phờ xuất khẩu từ Việt Nam -s-scsccsô- 7 1.2.1 Khái quát về cà phê Việt NAIM se ©ce©ce++ee+se+xecxeerserxerxecreee 7 1.2.2 Đặc điểm của cà phê xuất khẩu từ Việt NAM -2 ss©scss©s H 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Nam Phi — ÔỎ 14 1.3.1 Nhân tổ thuộc về thị trường Nam Phhi .- 2 2 5< se sccseescsscsscse 14 1.3.2 Nhân tổ thuộc về phía Việt NGM 2-2 ©5252 se se seeeeerscsscsscse 18 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHAU CÀ PHÊ VIET NAM SANG
Việt Nam và Nam Phi đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1993 Từ đó cho đến nay, các cơ chế hợp tác song phương luôn được hai nước cùng nhau phối hợp đề xây dựng và phát triển, tiêu biểu có thê ké tới như Diễn đàn Đối thoại Quốc phòng, Ủy ban hỗn hợp Thương mại, Diễn đàn Đối tác liên Chính phủ Bởi vậy, Việt Nam luôn coi Nam Phi với vị thế như một đối tác chiến lược đặc biệt quan trọng, là cửa ngõ giao thương tại khu vực Châu Phi trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế - thương mại, ngoại g1ao, văn hóa, khoa học — công nghệ, môi trường, du lịch.
1.1.1 Về quan hệ chính trị
Việt Nam cùng với Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi đã thiết lập một mối quan hệ về chính trị chính trị rất lâu đời Việt Nam luôn sẵn sàng ủng hộ và hỗ trợ nhân dân Nam Phi trong công cuộc đấu tranh chống lại chế độ A-pác-thai và quá trình cải cách nền dân chủ ở quốc gia này Ké từ Đại hội Đảng khóa IV (1976) đến nay, đại điện của ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp gửi lời mời tham dự Đại hội Đảng ta Vào ngày 22/07/1997, Tổng thống Mandela đã phát biểu trong buổi tiếp Dai sứ ta trình thư ủy nhiệm: "Việt Nam luôn ở trong trái tim tôi Hồ Chí Minh và đường mòn Hồ Chí Minh cùng sự nghiệp giải phóng đất nước Việt Nam luôn là ấn tượng sâu sắc đối với tôi".
Trong năm 2019, một loạt các cuộc tiếp xúc cấp cao giữa Bộ trưởng ViệtNam và Nam Phi đã được tổ chức, đặc biệt là chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Quốc phòng Nam Phi tới Việt Nam vào tháng 8 đã đánh dấu mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai quốc gia về mặt chính trị Đồng thời, vào ngày
GIẢI PHÁP VÀ KIEN NGHỊ THÚC DAY XUÁT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG NAM PHI ĐỊNH HUONG DEN NĂM 2025
Định hướng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nam Phi đến năm 2025 45 3.2 Các giải pháp chủ yếu dé thúc day xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nam
Định hướng phát triển ngành cà phê Việt Nam xuất khẩu có các nội dung cơ bản là: phan dau đưa ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê trong nước phát triển theo hướng bền vững, hiện đại và liên kết chặt chẽ; tăng cường khả năng cạnh tranh bằng nhiều loại chế phẩm, sản phẩm từ cà phê đa dạng, có chất lượng cao; biến cây cà phê thành cây trồng mang lại giá trị gia tăng cao, từ đó góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp và tăng mức sống cho người nông dân Mục tiêu chung của Việt Nam là phan đấu đến năm 2025, tổng diện tích đất canh tác cây cà phê trên địa bàn cả nước được tăng lên va git én định ở mức 600 ngàn ha, sản lượng trung bình trên mỗi héc-ta đất canh tác cả nước đạt 2,7-2,9 tan với tong sản lượng hằng năm giao động trong khoảng từ 1,8-2 triệu tấn Vào năm 2030, giá trị xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới sẽ đạt mục tiêu 6 tỷ USD.
Bên cạnh đó, công tác tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi cho năng suất thấp sẽ được duy trì, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành mục tiêu có thêm từ 30 đến 40 ngàn héc-ta diện tích cây cà phê được tái canh và ghép cải tạo. Đặc biệt là đối với tỉnh Tây Nguyên, vựa cà phê lớn nhất cả nước, Ban chỉ đạo tái canh cà phê sẽ tiếp tục được duy trì và triển khai tái canh trên những cây cà phê có tuổi đời cao, sản lượng kém trong giai đoạn 2020-2025 Tại hội nghị "Đánh giá kết quả tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2020 và bàn giải pháp tái canh cà phê hiệu quả trong thời gian tới", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT ông Lê Quốc Doanh có phát biểu: “Sau năm 2020, các địa phương cần tiếp tục có kế hoạch, giải pháp và nguồn vốn cho tái canh cà phê Xác định cơ cấu giống cà phê có năng xuất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái một số tiéu vùng tái canh, ghép cải tạo cà phê tập trung ở Tây Nguyên góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất cà phê”
45 Đối với công tác xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nam Phi, nhìn chung, định hướng của Việt Nam sẽ là tăng cả lượng lẫn giá trị cà phê xuất khâu sang thị trường nước sở tại, tập trung chuyên dịch tỷ trọng giống cà phê theo hướng hợp lý, bền vững Tỷ trọng cà phê Robusta thô có giá trị gia tăng thấp sẽ được điều chỉnh giảm xuống dưới 50% đến năm 2025 Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ đây mạnh xuất khẩu cà phê Arabica và sản pham cà phê đã qua chế biến sâu, cà phê thành phẩm có chat lượng tốt sang thị trường này Tỷ lệ cà phê xuất khẩu trực tiếp có gắn thương hiệu cà phê Việt Nam phấn đấu đạt hơn 60% trong tông sản lượng gạo xuất khâu Chú trọng khai thác triệt dé nhu cầu nhập khẩu cà phê của phân khúc thị trường trong điểm, đi kèm với đó là phát triển phân khúc khách hàng cao cấp băng những sản phẩm cà phê có chất lượng tốt, đi kèm với đó là GTGT cao Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chú trọng xây dựng thành công thương hiệu “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” có khả năng vươn ra thê giới và có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ.
3.2 Các giải pháp chủ yếu dé thúc đấy xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nam Phi định hướng đến năm 2025
3.2.1 Doi với Nhà nước, các Bộ ban ngành và chính quyên các xã, tinh
Trước hết, công tác tái cơ cau ngành cà phê cần được day mạnh một cách hiệu quả Cần có cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án cánh đồng lớn, vùng chuyên canh cà phê, đi kèm với đó là thúc đây ngành công nghiệp chế biến có vận dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật Ngoài ra, Bộ, Ban ngành và các bộ máy chính quyền của các tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ day mạnh quá trình liên kết các cơ sở, nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu, từ đó tạo nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo tính ôn định về sản lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu ngày một tăng cao của thị trường Đồng thời, cần xây dựng những giải pháp dé giải quyết những bat cập, hỗ trợ các hộ nông dân, doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực và áp dụng khoa học công nghệ.
Về công tác tái canh cây cà phê, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phải có biện pháp giảm lãi suất cho vay đối với người nông dân vay vốn dé tái canh Đồng thời cần phải có các chính sách dé hỗ trợ công tác giải ngân một cách tối ưu gói tín dụng của Chính phủ đối với “Chương trình tái canh cà phê ở
Tây Nguyên”, tạo điều kiện giúp người dân tiếp cận được với nguồn vốn phục vụ quá trình tái canh Bên cạnh đó, các Viện Khoa học Nông- Lâm — Nghiệp của các tỉnh nhất thiết phải day mạnh công tác nghiên cứu, phát triển ra giống cà phê có sức chịu đựng tốt, kháng bệnh tốt và cho năng suất cao (Dũng, 2014) Song song với đó, các cơ quan này cùng với chính quyền xã, tỉnh để phối hợp tổ chức các buổi hội thảo chuyên dé dé hộ kinh doanh, cá nhân và doanh nghiệp sản xuất cà phê tiếp thu kinh nghiệm, từ đó xây dựng các biện pháp canh tác và chăm sóc ưu việt hơn Chính quyền các tỉnh nên kiểm tra lại những khiếm khuyết trong công tác quy hoạch đất canh tác cây cà phê và tăng cường công tác truyền thông đề các doanh nghiệp và hộ nông dân nhận thấy tầm quan trọng của việc tái canh, đồng thời có chính sách giúp đỡ cho các hộ nông nghiệp trong quá trình thực hiện tái canh cà phê. Đối với việc đàm phán mở cửa thị trường, Bộ Công thương cần làm việc cùng với các cơ quan có thẩm quyền liên quan dé tiến tới dam phán, ký kết với chính quyền Nam Phi một Hiệp định Thương mại Tự do song phương hoặc đa phương Từ đó góp phan giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thuế quan, quy tắc, rào cản thương mại, mà doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải và qua đó mở ra cho ngành cà phê Việt Nam một thi trường day tiềm năng dé thâm nhập.
Tiếp đến, Nhà nước cần chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khâu cà phê trong nước cũng như có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và áp dụng các chương trình liên kết với mục tiêu chính dé giúp cho mặt hàng cà phê Việt Nam được bày bán trong các hệ thống phân phối lớn tại Nam Phi Ngoài ra, hoạt động kết nối xuất khẩu cần được cải tiến theo hướng gắn kết doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp Việt kiều tại Nam Phi, tận dụng mạng lưới kiều bào ta đang định cư và sinh sống tại đây với mục đích trợ giúp doanh nghiệp kinh doanh và xuất khâu mặt hàng cà phê ở Việt Nam khai thác thông tin và tăng cường thị phần, dựa vào mạng lưới này để quảng bá về chất lượng cà phê Việt Nam xuất khâu, góp phan day nhanh quá trình trao đổi mặt hàng này tại các hệ thống siêu thị lớn ở Nam
47 về công tác dự báo thị trường, cần có sự kết hợp của các Bộ, Ban ngành có liên quan để tiếp tục công tác khai thác, tổng hợp, phân tích, đánh giá tín hiệu thị trường (cung cau, giá cả, nhu cầu, quy cách, chủng loại, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm, các chính sách xuất nhập khau, ) đối với mặt hàng cà phê Dựa vào những thông tin trên dé phân tích, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu dé báo cáo cho Bộ NN&PTNT, chính quyền các địa phương, thông báo cho doanh nghiệp và người dân và thông qua đó thực hiện phối hợp tô chức sản xuất sản phẩm với tỷ trọng hợp lý, tao ra nguồn cung sản phẩm ôn định, đáp ứng day đủ xu thé của thị trường.
Nhà nước nên có cơ chế giúp đỡ doanh nghiệp trong công tác thành lập và củng cô thương hiệu Điều này có thể được thực hiện bằng các chiến dịch marketing quảng bá hình ảnh, truyền thông, t6 chức các khóa hướng dẫn, đào tạo doanh nghiệp cải thiện khả năng thiết kế, định dạng sản phẩm Kết hợp với đó là triển khai các dự án quảng cáo về sản phẩm cà phê nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam ở thị trường nước sở tại; xây dựng và xuất bản các cuốn câm nang đề cung cấp dữ liệu hỗ trợ xuất khâu, định kỳ tổ chức “Ngày Cà phê Việt Nam”, “Lễ hội Cà phê Việt Nam”; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng cà phê được tham dự vào các Hội chợ quảng bá sản phẩm trong nước và quốc tế Đồng thời, việc quản lý hoạt động xúc tiễn thương mại nên được đổi mới theo phương hướng tăng cường việc huấn luyện dé cải thiện khả năng tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mai cho các doanh nghiệp; tạo khung pháp lý rõ ràng dé huy động tiền phục vụ hoạt động xúc tiễn thương mại từ xã hội; định hướng xúc tiễn thương mại mang tính trung và dai hạn đối với sản phẩm cà phê xuất khẩu một cách có trọng tâm A
3.2.2 Đối với doanh nghiệp, các nhà sản xuất, xuất khẩu cà phê
Trước hết, nông dân Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng canh tác cà phê lớn, cần chủ động hơn trong việc tiếp cận những kiến thức mới, những công nghệ, quy trình mới trong canh tác cây cà phê Cần tích cực tham gia các buổi hướng dan, đào tạo nâng cao nghiệp vụ, các lớp hướng dẫn về quy trình sản xuất cà phê xanh, sạch và thân thiện với môi trường do doanh nghiệp, hiệp hội cũng như chính quyền xã, tỉnh tô chức Bên cạnh đó, môi cá nhân cũng cân phải tự tìm hiệu và tuân thủ
48 chặt chẽ các quy định về hàm lượng chất hóa học được phép sử dụng, thời gian thu hoạch hat cà phê và quy trình sơ chế, phơi say dé dam bảo chất lượng cao nhất cho thành phẩm Cuối cùng, những người nông dân cần tích cực hỗ trợ chính quyền cũng như doanh nghiệp trong việc thực hiện quá trình tái canh và tái cơ cau cây cà phê, không vì lợi ích trước mắt mà gây khó dễ, phiền hà.
Với doanh nghiệp, công tác phát triển thương hiệu phải được thực hiện song song với công tác cải thiện chat lượng sản phẩm Người chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển và củng có thương hiệu phải là chính những doanh nghiệp.
Phần lớn các chuyên gia đều đồng ý với quan điểm cho rằng cơ sở của thương hiệu trong ngành nông lâm thủy sản chính chất lượng tốt và độ an toàn cao (Sơn, 2008).
Vì vậy, những việc cần thiết phải thực hiện ngay đối với các doanh nghiệp, các nhà sản xuất, xuất khâu cà phê chính là tuân thủ chặt chẽ những tiêu chuẩn chat lượng cũng như các quy định của Chính phủ Việt Nam, các Bộ ban ngành cũng như các quy chuẩn của thị trường Nam Phi đối với mặt hàng cà phê Đi kèm với đó, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và chế biến mặt hàng cà phê cũng cần được thực hiện một cách triệt dé Các doanh nghiệp hoạt động trong khâu sản xuất và chế biến cần thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển dé có thé trở nên tự chủ hơn trong quá trình sáng tạo, nghiên cứu và phát minh ra những quy trình, thiết bị, máy móc hiện đại nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của thành phẩm cuối cùng Ngoài ra, bộ phận nghiên cứu và phát triển của từng doanh nghiệp cũng cần phải chủ động liên hệ, hợp tác với các Viện nghiên cứu, các tổ chức ở trong và ngoài quốc gia dé học hỏi, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên Cuối cùng, các doanh nghiệp xuất khâu cà phê Việt Nam cần liên kết chặt chẽ hơn nữa với nhau dé củng cô khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê nước nhà tại Nam Phi Các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ có thể kết hợp với nhau hoặc kết hợp với các doanh nghiệp lớn dé chiếm lĩnh thị phần, cũng như phát triển được một thương hiệu cà phê Việt Nam có thé cạnh tranh sòng phang được với các đôi thủ tiêm năng. Đề thúc đây mạnh mẽ hơn nữa việc liên kết các thành phần kinh tế trong quá trình canh tác và sản xuât cà phê, doanh nghiệp, các nhà sản xuât, xuât khâu cà phê
49 cần thành lập những đồn điền lớn, khuyến khích nông dân dồn đất lập đồn điền và mua lại đất của nông dân đề thành lập những vùng canh tác với quy mô lớn Cùng với đó là mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ, nhận thức của người nông dân trong lĩnh vực canh tác thân thiện với môi trường và tăng cường hiểu biết đối với những quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần trang bị và hướng dẫn cho nông dân cách áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào trong canh tác cây cà phê Cuối cùng, việc đảm bảo đầu ra cho cây cà phê cũng phải được doanh nghiệp thực hiện một cách triệt dé nhằm khuyến khích nông dân an tâm sản xuất, đồng thời cũng làm giảm chỉ phí nguyên vật liệu cho doanh nghiệp vì không phải thông qua trung gian, thương lái để mới mua được cà phê nguyên liệu.