1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 15,25 MB

Nội dung

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã xác định Trung Đông là thị trường tiềm năng mang tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược đa dạng hóa thị trườngxuất khâu thể hiện cụ thể qua Chương t

Trang 1

z : GUO) EVS) (StS) (GUS) (eZ

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu khoa hoc độc lập cua riêng tôi.

Các số liệu sử dụng phân tích trong chuyên đề có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố

theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong chuyên dé do tôi tự tìm hiểu,

phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt

Nam Các kết quả này chưa từng được công bố trong bat kì nghiên cứu nào khác

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Đức Din

Trang 3

1.1 Giới thiệu chung về thị trường xuất khau cà phê Việt Nam 3

1.1.1 Khái quát chung về cà phê Việt ÌN@im 5-5-5 s©cs©ssSsscse+s 3

1.1.2 Khái quát chung về thị trường cà phê xuất khẩu - -«- 5

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị

trường Trung DONG d 0-5 5s 9 9 9 9 0.00400060090006 8

1.2.1 Nhân tổ thuộc về thị trường Trung Đông -s se csecs 81.2.2 Nhân tổ thuộc về Việt ẢN@i4 - 2-2-2 ©cs©ss©ss+se+eeteererrerssrsscee 13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUAT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANGTHỊ TRUONG TRUNG ĐÔNG GIAI DOAN 2010 -2019 18

2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai

oan 2010 — 2⁄(JÍ - o- << < s9 9 TH 0.00 000509056 18

2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khiẩu - - sec se ©sscseeceee 182.1.2 Kir ngạch xuất khẩu - se ce<SeeSxeExeerserxerxerrerrereerrerreee 202.1.3 Cơ cấu mặt hiàng, sec se ©seceeteeEkeEkeEreerkerkerkerrerrkrrrerrerreee 22

2.1.4 Giá cả xuất khiẨM cce<©©cxeet+kettkriitttrirrtriirrrrirrrrkrrrke 252.1.5 Cơ cấu thị HWONG -o+-cs-ce< se SseEteeEeeEkEkeEkeereerketrerrerrerreerrerreee 26

2.2 Đánh giá thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Đông giai

đoạn 2010 - 22(JÍÕ o- << << HH HH HH 0000000800005 54 29

2.2.1 Thuận lợi và những kết quả bước đầu đạt được . 292.2.2 Những tôn tại và thách: thive 2 s©cs©cs©sscse+eexeererrsersrsscsee 312.2.3 Nguyên nhân của những han chế trong xuất khẩu cà phê sang

Trung Đông giai doan 2010 - 22) Í Ê o5 5 < s4 9 E9 v.v 35

2.2.4 Một số van dé rút ra từ đánh giá thực trạng xuất khẩu cafe sang

Trung Đông giai doan 2010 - 2) Í Ê o5 << s4 3 cv 9v 40

Trang 4

CHUONG 3 DAY MẠNH XUAT KHẨU CÀ PHÊ CUA VIỆT NAM SANGTHỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI DOAN 2011 — 2015 42

3.1 Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp - -s 42

3.1.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển ngành cà phê của Việt Nam 42

3.1.2 Triển vọng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Đông 43

3.2 Quan điểm khi đề xuất giải pháp -s- << s<secse=sessesses 44

3.2.1 Sản xuất và xuất khẩu cà phê tiếp tục là ngành kinh tế nông nghiệp

mũi nhọn của Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2025 «<< 44

3.2.2 Chất lượng cà phê Việt Nam là yếu tố hàng dau quyết định việc đẩymạnh xuất KNAW esrecceccsessecsessvessesressesssessessesssssscssessesssssssssesacsacsssessesacsaeeasesees 453.2.3 Trung Đông là thị trường trọng điểm để mở rộng thị trường xuấtkhẩu, góp phan vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành cà

phê nói riêng và của Việt Nam nói chung trong giai đoạn 2020 — 2025 45

3.2.4 Day mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Đôngđòi hỏi sự phối hợp của doanh nghiệp, Nhà nước và các bên liên quan 463.3 Các nhóm giải pháp đấy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị

trường Trung Đông giai đoạn 2020-2025 o5 s55 5696558999 95 46

K68, 58/121 ) 0066ốnốe 46

400090000275 VLA Ô 52DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2° set 53

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TAT

¬ Nghĩa đầy đủ

STT | Chữ việt tắt ;

-Tiêng Anh -Tiêng Việt

1 COVID Corona Virus Disease Dịch bệnh Corona

2 EU European Union Liên minh Châu Âu

3 FDI Foreign Direct Investment Von đầu tư trực Hep nướcngoài

4 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự

5 GCC Guft Co-operation Council Hoi dong H op tac quoc giaVùng Vinh

6 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

7 GTGT - Giá tri gia tăng

g IAMES Institute for Africa and Viện Nghiên cứu Chau Phi

Middle East Studies và Trung Đông

9 ICO International Coffee Té chức Cà phê Thế giớiOrganization

Memorandum of tae Loa

10 MOU Understanding Biên ban ghi nhớ

HH NEU National Economics Truong Dai học Kinh tê

University Quoc dân

14 NHNN - Ngân hàng Nhà nước

l5 VICOFA - Hiệp hội Cà phê - Ca cao

Việt Nam

16 WB World Bank Ngân hang Thế giới

17 WTO World Trade Organization Tô chức Thương mại Thêgiới

Trang 6

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 Thuế suất thuế nhập khẩu đối với cà phê nhập khẩu - 11Bảng 1.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam va Trung Đông 14Bảng 2.1: Số liệu xuất khâu cà phê Việt Nam sang Trung Đông 19

gal doan 0920/0100920 0n 3 19

Bang 2.2: Số liệu giá trị và tỷ trọng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam sang 21

§ 0:90 10177 21

Bang 2.3 Cơ cấu mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thi trường Trung

Đông phân theo mã HS giai đoạn 2012 — 2017 - 55 +55 +++++sseerssersssrs 23

Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khâu cà phê của Việt Nam vào Trung Đông phân theothị trường quốc gia và vùng lãnh thổ 2- + s+S++££+E£+E££EeEEerxerxerxrrerree 26

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tổng sản lượng cà phê Việt Nam 2010 — 2019 ¿ 2 s=+¿ 4Hình 1.2: Các thị trường xuất khâu cà phê chính của Việt Nam 6Hình 1.3: Tổng giá trị xuất khâu cà phê giai đoạn 2010 -2018 7

Hình 1.4: Kim ngạch nhập khẩu cà phê của các nước Trung Đông giai đoạn 2010

Hình 1.5: Giá cà phê Việt Nam xuất khâu - 2 ¿+++++zx++zx++zxez 15

Hình 2.1: Khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thi trường Trung Đông

nước Trung Đông giai đoạn 2020 — 2030 - c 2311 33 1 re 43

Trang 8

PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thời gian qua, hoạt động xuất khâu nông sản Việt Nam đã đạt được nhiều

dấu ấn quan trọng góp một phần lớn trong tăng trưởng kinh tế của đất nước

Trong đó, ngành xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt được những bước tiễn vôcùng lớn Cà phê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạchxuất khẩu nhiều năm nay đều trên 3 tỷ USD Các sản phẩm cà phê của ta đã xuất

khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khâu càphê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil); tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển

vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tếthông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết

Tuy nhiên sự tập trung vào các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Đức,Anh, vẫn còn tiềm tàng nhiều rủi ro thương mại khi sự cạnh tranh giữa các thịtrường xuất khẩu cà phê khác ngày càng gay gắt và tiêu chuẩn kỹ thuật ngàycàng trở nên khắt khe hon Dé đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nhanh nhưng phải

ồn định cho hoạt động xuất khâu nông sản trong đó có cà phê, Trung Đông có théđược coi là một thị trường đấy tiềm năng cho cà phê xuất khâu

Thị trường Trung Đông với 15 quốc gia và vùng lãnh thé là một thị trườnglớn với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, sức tiêu thụ lớn, đời sống của người dânngày càng được nâng cao Do điều kiện không thích hợp dé trồng các loại câynhiệt đới đặc biệt là cây cà phê, Trung Đông là thị trường nhập khâu ròng cà phêrat lớn với hơn 85% tông khối lượng cà phê tiêu thụ trong những năm qua

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã xác định Trung Đông là thị trường

tiềm năng mang tầm quan trọng rất lớn trong chiến lược đa dạng hóa thị trườngxuất khâu thể hiện cụ thể qua Chương trình hành động của Bộ Công Thương thựchiện “Đề án thúc đây quan hệ Việt Nam — Trung Đông của Chính phủ giai đoạn

2008 — 2015”.Mục tiêu quan trọng nhất trong chương trình hành động được đềcập là đây mạnh xuất khâu, nâng tổng giá trị trao đổi thương mại với khu vực

Trung Đông đạt 7,5 tỷ USD vào năm 2015 và đạt được tiếp tục vượt mốc 15 tỷ

trong 2025, trong đó cà phê được xác định là một trong những sản phẩm quantrong bậc nhất dé xuất khâu vào thị trường này Kim ngạch xuất khâu cà phê của

Việt Nam vào Trung Đông đang ngay cảng tăng tuy nhiên tỷ trọng trong thương

mại cà phê của hai bên vẫn còn chưa tương xứng với kỳ vọng.

Với lý do trên, đề tài nghiên cứu “Xuất khẩu cà phê sang thị trường TrungĐông đến năm 2025” sẽ góp phần giúp cà phê Việt Nam đa dạng hóa và giảm thiểu

1

Trang 9

rủi ro khi xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, tạo bước đệm cho việc trở thành

nền kinh tế có sức sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới và phát triển

quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước Trung Đông.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu chính cùa đề tài là làm rõ thực trạng và tiềm năng xuất khẩu mặt

hàng cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2010 - 2019 từ

đó đề xuất giải pháp dé thúc đây xuất khẩu sản phầm cà phê sang Trung Đông

giai đoạn 2020 — 2025.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khâu cà

phê của Việt Nam sang thị trường Trung Đông

Phạm vi nghiên cứu: hoạt động xuất khâu cà phê sang thị trường TrungĐông giai đoạn 2010-2019, đi sâu vào phân tích một số quốc gia Trung Đông

Thời gian: thực trạng giai đoạn 2010 — 2019, đề xuất giải pháp đến 2025

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu về thị trường nhập khẩu cà phê Trung Đông

- Đề xuất giải pháp nhăm day mạnh xuất khâu cà phê Việt Nam sang thị

trojong Trung Đông giai đoạn 2020 — 2025.

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp sử dụng các phương pháp quynạp, phương pháp diễn giải, phương pháp phân tích và tổng hợp trên cơ sở sửdụng số liệu thống kê thu thập được từ nguồn tài liệu được cung cấp bởi Viện

Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, các bài báo, các công trình nghiên cứu

trước đây về đề tài, giáo trình chuyên ngành Kinh tế quốc tế, trường Đại họcKinh tế quốc dân

6 Kết cấu của đề tài

Kết cấu đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Đông và

sự cần thiết day mạnh xuất khâu cà phê Việt Nam sang Trung Đông

Chương 2: Thực trạng xuất khâu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung

Đông giai đoạn 2010 -2019

Chương 3: Phương hướng và giải pháp đây mạnh xuất khâu cà phê Việt

Nam sang thị trường Trung Đông giai đoạn 2020 — 2025

Trang 10

CHƯƠNG 1

ĐẶC DIEM CÀ PHÊ XUẤT KHẨU VIỆT NAM VÀ CÁC

NHÂN TO ANH HUONG DEN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT

NAM SANG TRUNG ĐÔNG

1.1 Giới thiệu chung về thị trường xuất khau cà phê Việt Nam

1.1.1 Khái quát chung về cà phê Việt Nam

Hiện nay, Việt nam có hai vùng sản xuất cà phê trọng điểm với hai vùngkhí hậu đặc biệt phù hợp với cây cà phê Vùng thuận lợi nhất cho sự phát triểncủa cây cà phê vối là các tỉnh Tây Nguyên và Đồng Nai, nơi đây có đất đỏ bazan

và các tỉnh miền bắc (với những khu vực có độ cao 600 -800m) phù hợp với cà

người Việt dùng pha cà phê sữa Nhưng lại không phù hợp với khâu vị người

nước ngoài do quá đậm đặc.

Còn lại là vùng trồng cà phê chè Cà phê Arabica là một loại khác trong

các loại cà phê ngon ở Việt Nam, giống cà phê này được trồng ở độ cao từ 800mét trên mực nước biển Nếu được trồng từ độ cao từ 1300 — 1500 mét sẽ có

hương vị rất ngon

vẻ vùng trồng

Cà phê được trồng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên và vùng đôi núi phía BắcDiện tích gieo trồng cà phê tập trung chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên nhưĐắc Lắk, Đắc Nông, với chủ yếu là cà phê vối.Hiện nay, chủ yếu sản lượng càphê của cả nước đều được gieo trồng tại đây (chiếm đến 72% tổng diện tích cà

phê cả nước và tương đương với 92% sản lượng cà phê).

Các tinhr vùng núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên và một số nơi ở Nam

Trung Bộ là các vùng có sản lượng cả phê chẻ do các vùng này cao hơn do các

vùng này cao hơn nhưng diện tích trồng và sản lượng là không đáng kể so với

các vùng trông khác.

Trang 11

Tuy nhiên, chất lượng cà phê voi Viét Nam chua cao do su han ché vé

công đoạn thu hái, công nghệ chế biến lạc hậu (chủ yếu là chế biến khô, tự phơi

say trong khi thười tiết âm ướt nên xuất hiện nhiều nam mốc) Cụ thể, có khoảng65% cà phê Việt Nam thuộc loại I với 5% hạt đen, vỡ và hư hỏng do độ ầm

Nguồn cung cà phê trong nướcHiện nay, các nhà xuất khẩu cà phê Việt đang hoạt động là khoảng 200doanh nghiệp Các doanh nghiệp này tổ chức thu mua và xuất khẩu cà phê, đồngthời bán lại cho khoảng 30 doanh nghiệp nước ngoài có nhà máy chế biện và có cơ

quan đại diện tại Việt Nam.

Nguồn cung trong nước về cà phê ngày càng tăng lên khi diện tích cà phêngày càng được quy hoạch hợp lý và năng suất cũng tăng dần lên qua các năm

Và đến năm 2019, diện tích cà phê Việt Nam đạt trên 664.000 ha, sản lượng càphê đạt trên 1,5 triệu tấn nhân/năm; cà phê Robusta chiếm diện tích lớn (93%),

còn lại là cà phê Arabica.

Trang 12

Cầu cà phê

Thị trường trong nước

Theo công bố của WB cho thấy thị trường nội địa về cà phê của Việt Namvào năm 2020 là khoảng 125000 tắn/năm, tương ứng với khoảng 1/10 năng lựcsản xuất cà phê của quốc gia Mức tiêu thụ cà phê ở nước ta khá thấp so với sức

tiêu dùng nội địa về mặt hàng cà phê của các nước tham gia ICO (Tổ chức xuấtkhẩu cà phê Thế giới) là khoảng 25%

1.1.2 Khái quát chung về thị trường cà phê xuất khẩu

Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2010 -2018Theo thống kê từ báo cáo thị trường cà phê Việt Nam, các sản phâm càphê của Việt Nam hiện đã được xuất khâu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thé,

chiếm 14,2% thi phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ 2, sau Brazil);

đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khâu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ

5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và An D6) EU là thị trường tiêu thụ nhiềunhất cà phê của Việt Nam, chiếm 40% trong tông lượng và 38% về tổng kimngạch xuất khâu cả nước; tiếp theo là Đông Nam A, chiếm 13% tổng lượng vàtổng kim ngạch

Hiện, các nước xuất khẩu cà phê hàng dau thế giới như Brazil, Indonesia,Colombia chủ yêu xuất khâu cà phê đưới dạng hạt (green bean), nghĩa là chỉ đừng

ở hoạt động sơ chế sau thu hoạch Một số nước có hoạt động rang và xay nhưng chỉchiếm tỷ lệ nhỏ trong tong xuất khâu cà phê Trong khi đó, ở Việt Nam, kề từ giữanhững năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động sơ chế sau thu hoạch đã được quan tâm

và đây mạnh Nhờ vậy, cà phê Robusta từ chỗ có giá bán tại cảng Việt Nam thấp

hơn rất nhiều so với giá tham chiếu tại Sở giao dịch hang hóa Luân Đôn, nay đã dầnthu hẹp và tiệm cận phù hợp với giá thị trường thế giới

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 14% trong tổng lượng và tong kim ngạchxuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 139.5 tan, trị giá 316,65 triệu USD (giảm 17%

về lượng nhưng tăng 5,6% về kim ngạch); sang Italia 89.7 tấn, trị giá 197,4 triệuUSD chiếm trên 8% trong tổng lượng và tông kim ngạch xuất khâu cà phê của cảnước (giảm 10,3% về lượng nhưng tăng 15% về kim ngạch)

Đức — đứng đầu thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam, đạt 157.6 tấn, trịgiá 344,3 triệu USD, chiếm 15% trong tổng lượng và tong kim ngạch xuất khâu

Trang 13

cà phê của cả nước (giảm 22% vệ lượng và giảm 0,22% về tri giá so với cùng ky

cơ sở chê biên cà phê phôi trộn.

Trang 14

Hình 1.3: Tổng giá trị xuất khẩu cà phê giai đoạn 2010 -2018

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Tổng cục thống kê

Số liệu trên cho thấy trong những năm qua, xuất khẩu cà phê của Việt

Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đạt §,2%/năm với kim ngạch bình quân

2,9 tỷ USD/năm giai đoạn 2011-2018, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩunông sản của cả nước Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam cóthé sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do thị trường toàn cầu có nhiềubiến động như dịch bệnh, thương chiến giữa các nước lớn,

Năm 2019, ngành cà phê trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề vì khủnghoảng giá, kim ngạch xuất khâu giảm đáng kể Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao

Việt Nam, giá cà phê xuất khẩu niên vụ này ở mức thấp kỷ lục trong vòng 10

năm lại đây, có thời điểm xuống mức 1.207 USD/tấn đối với cà phê Robusta, 88

cent/Ib đối với cà phê Arabica Theo báo cáo tổng hợp của Tổng cục Thống kê

“Năm 2019 cả nước xuất khẩu cà phê đạt 1,61 triệu tấn (tương đương 26,8 triệu

bao), trị giá 2,785 tỷ USD, giảm 13,9% về lượng và giảm 21,2% về giá trị so vớinăm 2018 Như vậy, năm 2019, xuất khâu cà phê Việt Nam bị tuột mốc 3 tỷ USD

so với vài năm trở lại đây.

Ngoài ra, hoạt động xuất khâu cà phê Việt Nam vẫn được đánh giá là có

sự tăng trưởng tuy nhiên cà phê vẫn là mặt hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn

về thị trường trong thời gian tới do sự thay đổi lớn của chi phí vận chuyên và thịtrường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh Bên cạnh đó, chiếm tỷ

7

Trang 15

trọng xuất khâu lớn nhất van là cà phê dang thô nên chưa tạo ra được nhiều giá

trị gia tăng và tạo được chuỗi sản xuất sâu trong chuỗi giá trị cà phê thế giới Nếu

tính theo giá xuất khẩu tại cảng Việt Nam thì mỗi tan cà phê hiện chỉ có giá trêndưới 40 triệu đồng, trong khi nếu chế biến sâu sẽ có giá trị gia tăng cao nhất từ

70-100 triệu đồng/tấn Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến cà phê hiện chưa

quan tâm tới các quy trình bảo quản, chế biến, thị trường tiêu thụ, bao bì, sảnpham và cả thương hiệu dẫn đến nguồn lợi nhuận thu được khi xuất khẩu cà phêvào các thị trường tiêu thụ lớn của thế giới không cao Bước sang năm 2020,

mặc dù lượng tiêu thu cà phê quý I⁄2020 của Việt Nam vẫn được dự báo tăng,

song với nhiều yêu tố bất định về ty giá, dịch Covid-19 đang phủ bóng đen lênthị trường hàng hoá toàn cau có thé khiến giá cà phê có những diễn biến ngoài dựbáo Đây cũng sẽ là yếu tố gây thêm những khó khăn cho ngành cà phê toàn cầu

cũng như thị trường cà phê Việt thời gian tới.

1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị

trường Trung Đông

1.2.1 Nhân tô thuộc về thị trường Trung Đông

1.2.1.1 Tập quán và thị hiếu tiêu dùng

Ké từ thé kỷ XVI tại cà phê đã được người A rap sử dụng như một loại

thức uống trong đời sống Trải qua hơn 6 thế kỷ phát triển, cà phê giờ đâu được

người A rap coi như một loại đồ uống vô cùng phô biến và không thể thiếu trongđời sống hiện đại với lượng tiêu thụ riêng trong năm 2018 đã là

Lượng tiêu thụ cà phê tăng cao tại khu vực này được các chuyên gia cho

rằng do sự hình thành xu hướng tiêu thụ mới tại khau vực này, đó là xu hướngtiêu thịu công nghiệp song song với cách tiêu thụ cà phê truyền thống vốn ton tạirất lâu tại đây Trong tiêu thụ cà phê truyền thống , người dân tại khu vực nàyuống cà phê theo kiểu Ả rập hay còn gọi là kiểu Thổ Nhĩ Kỳ Trong khi đó, sựphát triển của nền kinh tế cùng với sự du nhập của văn hóa châu Âu và Hoa Kỳ

đã hình thành nên phong cách uống cà phê như một loại thức uống nhanh đã tạo

nên xu hướng công nghiệp

Với xu thế phát triên đó, tiêu thụ cà phê tại thị trường Trung Đông ngàynay đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm đặc biệt là sau

những năm 2000, đánh dấu một giai đoạn mới cho ngành công nghiệp cà phê của

các nước Tây A này.

Trang 16

Theo khảo sát thực hiện vào cuối năm 2010 tại Trung Đông với quy mô

là 740 người, Tập đoàn Nestle công bố răng có đến hơn 43% người được khảosát uống 3-4 tách cà phê mỗi ngày Trong đó tại Ả rập xê út, gần 100% người

được khảo sát nói rằng cà phê là thức uống không thé thiếu của họ, với lượng tiêuthụ ít nhất là 2 tách cà phê mỗi ngày 1 người

Nhu cau tiêu thụ cà phê tại Trung đông

Cùng với lượng tiêu thụ cà phê cá nhân cao như vậy, lượng tiêu thụ cà phê của

khu vực này cũng chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn 2004 — 2010

Điền hình như ở Các Tiêu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), tiêu thụ

cà phê tăng trưởng 85% trong giai đoạn 2005 — 2010 và duy trì tăng trưởng hai

con số trong giai đoạn 2010 - 2015, còn Ả-rập Xê-út thì chứng kiến sự tăngtrưởng về tiêu thụ cà phê đạt trên 30% trong cùng giai đoạn Theo nhận định củanhiều chuyên gia , ngành cà phê tại thị trường Trung Đông đã trở thành ngànhcông nghiệp tỷ USD với sự tăng trưởng đều đặn hàng năm cùng nhu cầu to lớn

về tiêu thụ cà phê tại nhà cũng như ở bên ngoài của người dân khu vực này, đối

với riêng ngành công nghiệp cà phê ở Ả-rập Xê-út đã có giá trị hơn 60 triệu

USD, còn các nước Li-băng, Cô-oét và UAE thì đang chứng kiến sự tăng trưởngthần tốc của ngành công nghiệp cà phê tại đất nước mình

Trang 17

1.2.1.2 Nguồn cung cà phê trên thị trường Trung Đông

Khu vực Trung Đông nổi tiếng với những mỏ dầu lớn và nền kinh tế củakhu vực này cũng phụ thuộc vào việc khai thác dầu thô và cung cấp cho thịtrường thé giới Các lớp đất chứa nhiều hạt các-bon do sự hình thành của các mỏdầu cùng với khí hậu khô hanh không đảm bảo đủ điều kiện để phát triển nôngnghiệp trồng trọt, đặc biệt là phát triển cây cà phê Nông nghiệp chỉ chiếm từ 5 —15% GDP của khu vực này và chủ yếu là các sản phẩm trái cây cận nhiệt đới,

ngũ cốc và chăn nuôi Hơn nữa, trong chiến lược phát triển của mình, các nước

Trung Đông thường tập trung cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là

ngành hóa lọc dầu, tài chính và du lịch cao cấp

Với những khó khăn về điều kiện tự nhiên và những đặc thù trong địnhhướng phát triển như vậy, sản lượng cà phê tại đây không thé đáp ứng được nhucầu của khu vực Hang năm, khối lượng nhập khẩu cà phê của Trung Đôngchiếm đến hơn 90% tổng lượng cung cà phê trên thị trường nội địa các nướctrong khu vực này Sau khi tăng mạnh 41,9% vào năm 2011, khối lượng cà phênhập khâu của Trung Đông năm 2013 có giảm so với năm 2012 nhưng đã tăng

trở lại vào năm 2017 với mức tăng trưởng bình quân đạt gần 30% Giai đoạn sau

2017, nhu cầu nhập khâu cà phê tại các nước Trung Đông giảm nhẹ bonfh quân

là 3% năm.Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2019, khối lượng

nhập khẩu cà phê vào thị trường Trung Đông đã tăng hơn 5% và đạt giá trị hơn

590 triệu USD.

1.2.1.3 Các quy định về xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Đông

i Thuế suất thuế nhập khẩu

Thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng cà phê nhập khẩu vào trị trường

Trung Đông rât khác nhau giữa các nước trong khu vực.

10

Trang 18

Bảng 1.1 Thuế suất thuế nhập khẩu đối với cà phê nhập khẩu

vào các nước Trung Đông

ON | bán — AE.

(Nguồn: Biểu thuế nhập khẩu của Trung Đông tại Trang thông tin về thuế

và thuê quan giữa các quốc gia)

Nếu như các nước I-rắc, I-xra-en, A-rap Xê-út, UAE, Y-ê-men hoàn toàn

miễn thuế đối với cà phê nhập khâu thì Thỏ Nhĩ Kỳ đánh thuế nhập khâu với thuế

suất lên đến 13% vào mặt hàng này Các quốc gia Ba-ranh, Cô-oét, Li-băng, Ô-man, Ca- ta áp mức thuế suất là 5% Trong khi đó, các nước như Sip, I-ran, Gioóc-đa-ni,

Si-ri thì có từng mức thuế suất cho từng loại mặt hàng cà phê cụ thé.

Mặc dù mức thuế suất thuế nhập khâu của các quốc gia là khác nhau, 06 quốc

gia trong Hội Đồng Hop tác các quốc gia Vung Vinh (GCC) gồm: Ả-rập Xê-út,

Ca-ta, UAE, Ô-man, Ba-ranh và Cô-oét đã thống nhất miễn trừ thuế nhập khẩu cho gần

400 loại hàng hóa nhập khâu trong nội bộ các quốc gia thành viên, trong đó có cà

phê Đây là động lực thúc đây các thương nhân khu vực này nhập khẩu cà phê vào

11

Trang 19

các quốc gia trong khối có mức thuế nhập khâu 0% như UAE và Ả-rập Xê-út rồi sau

đó phân phối đi các nước thành viên để tránh thuế nhập khẩu.

ii Rào cản phi thuế quan

+ Quy định về dán nhãn hàng nhập khẩu

Nhìn chung quy định về dán nhãn hàng nhập khâu của các quốc gia Trung

Đông là tương tự nhau; gồm các quy định sau:

- — Nội dung thé hiện: tên và nhãn hiệu sản phẩm; thành phần nguyên

liệu theo thứ tự giảm dần; trọng lượng tịnh theo đơn vị mét; ngày sản xuất và hạn

sử dung; nước xuất xứ; tên và địa chỉ nhà sản xuất

- Hình thức thé hiện: Nhãn hàng hóa phải thé hiện bằng ngôn ngữchính thức của nước nhập khẩu, có thể có thêm ngôn ngữ khác; ví dụ, 06 nướctrong Hội đồng Vùng Vịnh GCC thống nhất quy định nhãn phải được viết bằngtiếng A rap hoặc băng tiếng A rap và tiếng Anh, I-xra-en yêu cầu tiếng Hebrew.Nhãn hàng hóa có thê được dán vào bao bì dưới dang “sticker”; chỉ riêng Ô-manquy định ngày tháng không được thé hiện bang “sticker”

Quy định về dán nhãn và đóng gói hàng thực phẩm, nông sản nhập khâu

của các nước Trung Đông chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các quy định của liên

minh Châu Âu - EU, chủ yếu tập trung trong các văn bản: Directives

2000/13/EEC on the Labeling, Presentation and Advertising of Foodstuffs, 90/496/EEC Directive on Nutrition Labeling of Foodstuffs.

+ Quy dinh vé vé sinh an toan thuc pham

Vi ly do tôn giáo, đối với thực pham nhập khâu, các nước Vùng Vịnh thường yêu cầu phải được chứng nhận HALA Điều đó nghĩa là chứng nhận sản phẩm được

chế biến, sản xuất theo đúng yêu cầu của kinh Qur'an và luật Shari'ah của người

Hồi giáo thì hàng mới được thông quan Tuy nhiên, đối với cà phê nhập khẩu,chứng nhận HALAL là không bắt buộc Mặc du vậy, người Hồi giáo luôn ưu tiênlựa chọn mua những sản phẩm có dau HALAL

+ Quy định về giấy tờ nhập khẩu

Thủ tục và hồ sơ nhập khâu vào thị trường Trung Đông tương đối giống nhau

và đơn giản, không có các yêu cầu khắt khe về giấy tờ nhập khẩu như các thị trường khác Ngoài các giấy tờ thiết yếu cần có trong bộ hồ sơ nhập khẩu, mặt hàng cà phê

khi nhập khâu vào thị trường Trung Đông cần phải có bổ sung các loại giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận Y tế do Bộ Y tế nước xuất xứ cấp;

- Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật do Bộ Y tế nước xuất xứ cấp.

12

Trang 20

1.2.2 Nhân tô thuộc về Việt Nam

1.2.2.1 Cơ chế chính sách thúc day xuất khẩu hàng hóa sang Trung Đông

Chính phủ xác định năm 2008 là năm trọng điểm trong thúc đây các quan

hệ hợp tác thương mai đầu tư với Trung Đông, thé hiện qua Dé án Thúc đây quan

hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2016 — 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng và ban hành “Chương

trình hành động đây mạnh quan hệ với Trung Đông đến năm 2035” Như vậy,trong vòng 5 năm tới, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam vàTrung Đông là một trong những ưu tiên phát triển hàng đầu của Chính phủ Việt

Nam và Bộ Công Thương.

Trong báo cáo của Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á tại

hội thảo “Bí quyết thành công khi thâm nhập thị trường Trung Đông” do PhòngThương mại và Công nghiệp Việt Nam tô chức, Bộ Công Thương đã khang địnhrang quan hệ thương mại Việt Nam — Trung Đông đã đạt được nhiều thuận lợi vềmặt cơ chế, chính sách, cơ cấu mặt hàng xuất khâu và thị trường xuất khâu

Về mặt cơ chế, chính sách Việt Nam đã bước đầu tạo dựng được khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho việc phát triển và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước

khu vực Trung Đông, đồng thời đã ký các Hiệp định hợp tác về kinh tế, thương mại,

văn hóa, khoa học kỹ thuật, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với nhiều nước trong

khu vực Quan trọng hơn hết, Việt Nam đã thiết lập được mạng lưới thương vụ ởcác nước I-ran, I-xra-en, Cô-oét, Ả-rập Xê-út, Thô Nhĩ Kỳ và UAE

Về cơ cầu mặt hàng xuất khẩu, giai đoạn trước 2010 các mặt hàng chủ yếuxuất khâu từ Việt Nam sang Trung Đông là gạo và chè; đến nay các mặt hàngxuất khẩu đã mở rộng ở nhiều nhóm hàng khác như: hàng điện tử, thủy sản, giàydép, hạt tiêu, sản phẩm dệt may, cà phê, cao su, gạo Chương trình hành động của

Bộ Công Thương nhằm thực hiện Đề án thúc đây quan hệ Việt Nam - TrungĐông giai đoạn 2016 — 2025 đã xây dựng danh mục các mặt hàng cần tiếp tục ưutiên đây mạnh, là những mặt hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng và khu vực có

nhu cầu lớn, như: hàng nông sản (gạo, chè, cà phê, hạt tiêu ), thực phẩm, thủ

công mỹ nghệ.

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông

trong những năm gần đây đã có thay đổi đáng kể Trước khi gia nhập WTO, thị trường xuất khâu chủ yếu của Việt Nam tại Trung Đông là I-rắc và UAE thông qua

các quan hệ thương mại mang tính nhà nước; tuy nhiên, những năm trở lại đây, cơ

13

Trang 21

cấu thị trường đã trở nên đa dạng hơn với các thị trường mới như: Thổ Nhĩ Kỳ, xra-en và Ả-rập Xê-út.

I-Sự chuyền biến tích cực của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung

Đông được thé hiện rõ nét nhất qua sự tăng trưởng đáng ké tổng kim ngạch xuấtnhập khâu giữa hai bên trong giai đoạn 2007 — 2010 với tốc độ tăng trường kimngạch bình quân là 20% Kim ngạch xuất khâu của Việt Nam vào thị trườngTrung Đông tăng trưởng bình quân trên 10%/năm Từ năm 2015 đến năm 2018,kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Đông luôn đạt trên mức 14 tỷUSD Bên cạnh đó, cán cân thương mại cũng đã có sự thay đổi lớn, Việt Nam đã

chuyền từ ché nhập siêu sang xuất siêu với khu vực Trung Đông.

Kim ngach nhap khau 3.303 2.828 2.979 5.128

12.203 10.887 11.926 13.901

(Nguôn: Tổng hop từ số liệu thong kê thương mại giữa các nước của

Cơ quan Thống kê Liên Hiệp quốc)

1.2.2.2 Lợi thế so sánh của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Trong suốt những năm qua chỉ số RCA của mặt hàng cà phê Việt Nam rất cao, điều này cho thay cà phê của Việt Nam có lợi thé so sánh cao, vì vậy, Việt Nam

cần tiếp tục tập trung sản xuất và và đây mạnh xuất khẩu mặt hàng này Chỉ số RCA

cao chính là minh chứng tốt cho sự kết hợp giữa điều kiện tự nhiên thuận lợi cho

Việt Nam thời gian qua, nguồn nhân lực đồi đào có trình độ canh tác tốt và sự hỗ trợ

của Chính phủ.

Về khí hậu, Việt Nam là quốc gia năm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa Đây

là điều kiện quan trọng nhất dé tăng quy mô sản lượng cà phê cũng như đảm bảo

chất lượng cà phê tốt nhất.

Nếu như ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, khí hậu nóng âm phù hợp

canh tác cây cà phê vối (Robusta) thì mùa đông lạnh cùng với tiết trời hanh khô ở

14

Trang 22

các tỉnh miễn núi phía Bắc là điều kiện tốt để canh tác cây cà phê chè (Arabica) Bên

cạnh đó, thé nhưỡng ở những vùng đất này rất thích hợp để các cây cà phê sinh

trưởng và phát triển Tính đến năm 2019, diện tích trồng cà phê của cả nước đã đạt

664 nghìn ha

Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngành cà phê cũng được tiếp sức bởi một lực lượng lao động đồi dào Việc trồng cà phê đã thu hút một lượng lớn bà con nông dân tham gia canh tác và sản xuất vì đây là một loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao, giúp bà con xóa đói giảm nghèo và ôn định cuộc sống Chính bởi điều này

mà bà con tập trung vào trồng cà phê với số lượng ngày càng cao, kỹ thuật canh tác ngày càng tiến bộ Ngoài ra, một lượng lớn lao động đang tham gia vào các xí nghiệp, nhà máy chế biến đã đáp ứng được nhu cầu của ngành cà phê Việt Nam.

Đặc biệt, mặt hàng cà phê nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Nhà nước.

Chính phủ đã có quy hoạch phát triển ngành cà phê, phối hợp với các Bộ, các địa

phương xây dựng đề án phát triển, có các chính sách hỗ trợ về vốn, khoa học công

nghệ, tìm kiếm thị trường, xúc tiễn thương mại nhằm giúp ngành cà phê Việt Nam

có thé tăng tốc và phát trién bền vững

Giá xuất khẩu cà phê Robustas120

100 80 60 40

20

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Hình 1.5: Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu

Đơn vị: USD cent/lb

Nguồn : ICO

15

Trang 23

Với những lợi thế so sánh rất lớn như vậy, mặt hàng cả phê của Việt Nam

trên thị trường luôn giữ được mức giá 6n định và rất cạnh tranh trong những năm

qua.

1.2.2.3 Năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng được nâng cao

Như đã phân tích thị trường Trung Đông là thị trường có nhu cầu tiêu thụ cà

phê cao, ổn định va đang có xu hướng tăng Các quốc gia Trung Đông đang dan chuyển mình thành các nước có dân số trẻ với một thế hệ những người tiêu dùng

mới với như cầu tiêu thụ cà phê mạnh, đảm bảo một lượng cầu cao về cà phê trong những giai đoạn sắp tới Bên cạnh đó, do điều kiện tự nhiên không thích hợp, sản

lượng cà phê tại khu vực này chỉ đáp ứng được trên 10% nhu cầu của khu vực, gần 90% nguồn cung cà phê còn lại của khu vực này là do nhập khẩu Đây là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nước xuất khâu cà phê, trong đó có Việt Nam.

Ngày nay, khi các điểm yếu về trình độ quản lý, công nghệ, kỹ thuật canh tác

đã được hạn chế các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được những

quy định về nhập khẩu cà phê vào thị trường Trung Đông.

- Đối với quy định về thuế quan, mức thuế suất thuế nhập khẩu áp vào cà

phê nhập khẩu từ Việt Nam ở các nước thị trường Trung Đông là không cao; tuy

nhiên, các doanh nghiệp cần chú ý đặc điểm miễn thuế trong khối GCC dé có định

hướng thị trường xuất khâu đúng đắn.

- Đối với quy định về dán nhãn và đóng gói hàng thực phẩm, nông sản các quy định này được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của thị trường EU, vì vậy, khả

năng đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường EU là rất cao; bên cạnh đó, đối với quy định về ngôn ngữ trên nhãn hàng hóa, việc có thêm tiếng Ả-rập hoặc tiếng Hebrew trên nhãn hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Đông là không khó dé các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng.

- Đối với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm: thị trường Trung Đông ưu tiên tiêu thụ cà phê có chứng nhận HALAL; trong khi đó, các tiêu chuẩn dé dat

chứng nhận HALAL này khá giống với các tiêu chuẩn của chứng nhận HACCP; vi

vậy, doanh nghiệp Việt Nam đã đạt chứng nhận HACCP hoàn toàn có thể đạt được

chứng nhận HALAL để tạo lợi thế cho sản phâm của mình trên thị trường này.

- Đối với quy định về giấy tờ nhập khẩu: các quy định này của thị trường Trung Đông khá đơn giản và không quá khắt khe về mặt thủ tục, do đó, doanh

nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thê đáp ứng được.

16

Trang 24

1.2.2.4 Định hướng da dạng hóa thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp và Chính phi

Hiện nay, các thị trường nhập khẩu cà phê chính của nước ta phần lớn là những nước phát triển, trong đó phải ké đến Đức, Hoa Kỳ, Italy, Nhật Bản, Trung Quéc, Những thị trường này hiện đang có sức tiêu thụ cà phê lớn và xuất khâu cà phê của Việt Nam vào những thị trường này hiện đang đóng góp một phần không nhỏ trong sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành cà phê Việt Nam Tuy nhiên,

về dài hạn, theo các công bố của Tập đoàn Mintel về nhu cầu tiêu thụ cả phê trên thế giới cho thấy nhu cầu tiêu thụ cà phê của các nước phát triển sẽ giảm do sự thay đồi

cơ cau dân số, trong khi đó, với kết cấu dân số trẻ và sự tăng trưởng cao về kinh tế,

các nước đang phát triển, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi sẽ là những thị

trường có sức tiêu thụ cà phê cao trong tương lai Do vậy, xuất khẩu cà phê Việt

Nam cũng cần phải có những định hướng chuyên dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu

cà phê hợp lý vào những nước dang phát triển, những nền kinh tế mới nổi đầy tiềm

năng này.

Bên cạnh đó, so với những nước phát triển hoặc những nước đang phát triển

khác, thị trường Trung Đông là một thị trường khá dễ tính Các quy định về hàng

hóa nhập khẩu của thị trường này không quá khắt khe như ở thị trường EU Nhu cầu

tiêu thụ của người dân nơi đây cũng không quá cầu kỳ và đòi hỏi như ở thị trường Hoa Kỳ hay Nhật Bản Và với lợi thế về kinh nghiệm xuất khâu sang các thị trường

khó tính như EU hay Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được

yêu cầu của thị trường Trung Đông và mở ra nhiều cơ hội và triển vọng cho cà phê

Việt Nam tai thi trường này.

Hơn nữa, một đặc trưng của thị trường này đó là khả năng thanh toán cao.

Khả năng này có được nhờ vào nền kinh tế tăng trưởng dựa trên nguồn cung dầu thô

cho tiêu dùng của toàn thế giới Vì vậy, khi giao dịch với các nước trong thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được đảm bảo về việc thanh toán, giảm rủi ro không nhận được tiền hàng và quan trọng hơn cả là đảm bảo nguồn vốn để tiếp tục tái đầu tư phát triển hoạt động của doanh nghiệp mình, đóng góp vào sự phát triển

chung của ngành cà phê Việt Nam.

17

Trang 25

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ

TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG GIAI ĐOẠN 2010 -2019

2.1 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Đông giai

đoạn 2010 — 2019

2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu

Khối lượng cà phê xuất khâu vào Trung Đông giai đoạn 2010

max Tông khối lượng cà phê xuất khẫu Tắc độ tăng trưởng

Hình 2.1: Khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Trung

Đông giai đoạn 2010-2019

Nguồn: Trademap

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2019, thị trường Trung Đông nhập khẩu càphê Việt Nam có sự biến động qua các năm về khối lượng, tuy nhiên nhìn chungkhối lượng cà phê đã giảm bình quâ 2%/năm

Năm 2012, khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trườngTrung Đông tăng mạnh 57,5% so với năm 2011, đạt hơn 22.000 tan Đây cũng làmức tăng kỷ lục trong giai đoạn 2010 -2015 Đề đạt được dấu ấn này, có thé xuất

phát từ những nguyên nhân sau:

- Năm 2012, nhu cầu nhập khâu cà phê của Trung Đông tăng cao hơn162.000 tan đạt mức tăng trưởng 25,47% so với năm 2011

18

Trang 26

- Năm 2012 cũng là năm doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đây mạnh việcxuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Đông để khai thác thị trường day tiềm

năng này Qua phân tích dữ liệu thương mại Viêt Nam — Trung Đông giai đoạn

2008 -2012, trao đôi thương mại giữa hai bên dat mức tăng trưởng 5 %/năm

Giai đoạn sau 2012, thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng nợcông tại Châu Âu, nhu cầu tiêu dùng và nhập khâu của người dân tại Trung Đôngsuy giảm lớn Năm 2013 — 2015, khối lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam sangTrung Đông giảm dan khối lượng xuất khẩu năm 2014 và 2015 lần lượt chi đạt17.482 tan và 13.389 tan với tốc độ giảm trung bình là 10%/năm

Trong giai đoạn, sau 2015 do những biến động lớn về tình hình chính

trị và xã hội tại Trung Đông nên quan hệ thương mại của hai bên cũng bị ảnh

hưởng rõ rệt, khối lượng cà phê xuất khâu vẫn duy trì xu hướng giảm trong giaiđoạn này với tốc độ giảm bình quân là 6%/năm Đặc biệt, xuất khâu cà phê đạtmức thấp kỷ lục vào năm 2018 chỉ đạt 7.282 tấn do sự sụt giảm mạnh nguồncung cà phê trong nước Đến năm 2019, khi thị trường Trung Đông đã có dấuhiệu ổn định trở lại và tình hình sản xuất trong nước đã được cải thiện, khốilượng xuất khâu cà phê lúc này đã tăng mạnh trở lại với mức tăng trưởng đạt

Nguồn: số liệu được tác giả tổng hop

và tính toán theo Trademap

Nhìn chung, khối lượng cà phê của Việt Nam được xuất khẩu vào thị

trường Trung Đông trong giai đoạn qua còn chịu tác động mạnh mẽ của các yếu

tố khách quan của khu vực này cũng như của thị trường thế giới, qua đó, cho thấy

năng lực cạnh tranh còn yếu của mặt hàng cà phê Việt Nam đối với các đối thủ

trên thị trường Một số nguyên nhân có thé kế đến là:

19

Trang 27

- Cà phê Việt Nam chưa tạo được thương hiệu của mình tại thị trường

Trung Đông Điều này dẫn đến mức độ nhận biết của người tiêu dùng các nướcTrung Đông đối với cà phê Việt Nam thấp, nên xu hướng tiêu thụ không ồn định:

- Chất lượng cà phê xuất khâu cà phê của Việt Nam chưa cao và khôngđồng đều Mặc dù Trung Đông là thị trường nhập khẩu không quá khắt khe

nhưng người tiêu dùng vẫn đòi hỏi một chất lượng cà phê ồn định;

- Doanh nghiệp Việt Nam chưa tiếp cận đầy đủ thông tin về thị trường càphê Trung Đông nên chưa có chiến lược xuất khẩu thích hợp Bên cạnh đó, sựthiếu liên kết về thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành làm cho chỉ có một

số ít doanh nghiệp có thé xuất khẩu vào thị trường này, không tạo cơ hội cho cácdoanh nghiệp khác có mong muốn và khả năng xuất khẩu vào thị trường Trung

Đông nhưng chưa nắm được các thông tin về thị trường này.

2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu

Trong giai đoạn 2010 — 2019, chịu ảnh hưởng từ sự biến động của khối

lượng cà phê xuất khâu sang Trung Đông và tác động của biến động giá cà phêtrên thị trường thế giới, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang TrungĐông cũng có gặp phải nhiều biến động tuy nhiên xu hướng giảm có chiều

hướng gia tăng.

Giá trị xuất khâu cả phẻ Việt Nam sang Trung Dong giai đoạn 2010 -2019

mame Tổng xuất khẫu cho Trung Đông Tăng trưởng xuất khẫu

Hình 2.2: Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Đông giai đoạn

2010 — 2019

Don vi: nghin USD

N ‘guon: Trademap

20

Trang 28

Giai đoạn 2010 -2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sangTrung Đông gia tăng đáng kể với mức tăng trung bình là 48,7%/năm Cụ thể vàonăm 2011 kim ngạch xuất khâu mặt hàng cà phê vào Trung Đông tăng 40, 28%

so với năm 2010 Năm 2012 tổng kim ngạch đạt mức kỷ lục là 46,594 nghìnUSD, với tốc độ tăng trưởng là 50,7% so với năm 2011 Giai đoạn này chứngkiến mức tăng trưởng ky lục của cà phê xuất khâu ở nước ta ra thế giới trong đó

có khu vực Trung Đông Năm 2012 là một dấu son lớn của ngành xuất khâu cà

phê Việt Nam khi sản lượng trong nước tăng mạnh, cộng hưởng với sự lên giá mạnh của mặt hàng ca phê đã tạo nên doanh thu kỷ lục cho ngành hàng này.

Cho đến giai đoạn sau đó năm 2013 — 2017, do chịu ảnh hưởng lớn từ

những biến động kinh tế từ khu vực Trung Đông trong giai đoạn này cà phê xuấtkhẩu của Việt Nam đã giảm về sản lượng, cùng với đó, giá cà phê xuất khâu đãđạt đỉnh và quay về điều chỉnh ở mức trung bình càng làm cho tổng giá trị xuấtkhẩu cà phê giai đoạn này bị ảnh hưởng Cụ thê trong cả giai đoạn 5 năm từ 2013

— 2017, cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đã giảm trung bình9,6% mỗi năm từ mức hon 46 triệu USD vào năm 2012 đến 2017 chỉ còn đạt 26

Trang 29

Xét về tỷ trọng của cà phê xuất khâu, Doanh nghiệp Việt Nam hiện nayvẫn chưa chú trọng vào thị trường Trung Đông Tổng giá trị xuất khẩu sangTrung Đông so với thế giới chỉ dao động ở mức 0.8 — 1.2% , đây thực sự là một

con số khá khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của thị trường Trung Đông hiện

nay.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2019 có thể thấy rằng kim ngạch xuấtkhâu cà phê Việt Nam vào Trung Đông có biến động không 6n định và tỷ trọnggiá trị xuất khẩu so với thế giới vẫn còn thấp Tuy nhiên, sự tăng trưởng trongkim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường này phan lớn là do tácđộng của giá cà phê thế giới Ngoài chất lượng cà phê xuất khâu thấp và chưa tạodựng được thương hiệu thì việc xuất khâu cà phê thô có giá trị thấp (sẽ đượcphân tích ở phần sau) là những nguyên nhân chính làm giảm sức cạnh tranh của

cà phê trên thị trường nay, làm cho kim ngạch xuất khâu không 6n định và giá trị

xuất khẩu thấp

2.1.3 Cơ cấu mặt hàng

Giai đoạn 2012 — 2017, cơ cau mặt hàng cà phê Việt Nam xuất khâu sangthị trường Trung Đông khá da dang Phân theo mã HS, Việt Nam đã xuất khẩu

được 5 mặt hàng vào thị trường tiềm năng nay Các mặt hàng cà phê Việt Nam

đã xuất khâu sang Trung Đông trong thời gian qua phân theo mã HS bao gồm: cà

phê nhân chưa tách caffein, cà phê nhân đã tách caffein, cà phê rang chưa tách caffein, cà phê rang đã tách caffein và các loại cà phê khác.

Trong thời gian qua, nằm trong tình hình chung của xuất khẩu cà phê cả

nước, cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông chủ yếu là cà phê nhân chưa

tách caffein Ty trong của mặt hàng này luôn chiếm trên 91% trong tổng khốilượng cà phê xuất khâu vào Trung Đông của Việt Nam, riêng năm 2014 chiếmtới 97,38% và năm 2016 là 95,2% Như vậy, gần như toàn bộ kim ngạch xuấtkhẩu cà phê Việt Nam vào Trung Đông đến từ mặt hàng cà phê nhân chưa táchcaffein này Tuy nhiên, đây là mặt hàng thô sơ nhất và có giá trị xuất khẩu thấp

nhất trong tất cả các mặt hàng cà phê xuất khẩu Lợi nhuận của mặt hàng này chỉ

chiếm 6% trong tổng số lợi nhuận mà cà phê có thê đem lại Với việc xuất khâuchủ đạo mặt hàng này, Việt Nam đang cung cấp nguyên liệu thô cho các công tychế biến, rang xay khác Các công ty này sau khi chế biến cà phê, sẽ kinh doanh

22

Trang 30

trên thị trường Trung Đông và thu về phần giá trị gia tăng lớn nhất mà cà phê

đem lại.

Hiện nay, cơ cau mặt hàng xuất khẩu này là phù hợp với nhu cau của thị

trường Trung Đông Đối với phía Việt Nam khối lượng nhập khâu cà phê nhân

chưa tách caffein của Trung Đông luôn chiếm hơn 90% tổng khối lượng cà phênhập khẩu giai đoạn 2012 — 2017, ty trọng cho các sản phâm đã chế biến củaViệt Nam là khá thấp Điều này đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải cải thiện cho

doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới.

Ngày đăng: 24/05/2024, 00:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Tổng san lượng cà phê Việt Nam 2010 — 2019 - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Hình 1.1 Tổng san lượng cà phê Việt Nam 2010 — 2019 (Trang 11)
Hình 1.2: Các thị trường xuất khấu cà phê chính của Việt Nam - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Hình 1.2 Các thị trường xuất khấu cà phê chính của Việt Nam (Trang 13)
Hình 1.3: Tổng giá trị xuất khẩu cà phê giai đoạn 2010 -2018 - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Hình 1.3 Tổng giá trị xuất khẩu cà phê giai đoạn 2010 -2018 (Trang 14)
Hình 1.4: Kim ngạch nhập khẩu ca phê của các nước Trung Đông giai đoạn - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Hình 1.4 Kim ngạch nhập khẩu ca phê của các nước Trung Đông giai đoạn (Trang 16)
Hình 1.5: Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Hình 1.5 Giá cà phê Việt Nam xuất khẩu (Trang 22)
Hình 2.1: Khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Trung - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Hình 2.1 Khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Trung (Trang 25)
Hình 2.2: Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Đông giai đoạn - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Hình 2.2 Giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Đông giai đoạn (Trang 27)
Hình 2.3: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Hình 2.3 Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 (Trang 32)
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung Đông phân theo thị trường quốc gia và vùng lãnh tho - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào Trung Đông phân theo thị trường quốc gia và vùng lãnh tho (Trang 33)
Hình 2.4: Cơ cau mặt thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Hình 2.4 Cơ cau mặt thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam (Trang 34)
Hình 3.1 đánh giá tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang - Chuyên đề thực tập: Xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Đông đến năm 2025
Hình 3.1 đánh giá tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w