1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về xuất khẩu cà phê sang thị trường đức

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mở đầu Cùng với xu hướng vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới mà đặc biệt là sự tác động ngày càng sâu sắc của xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá của nền kinh tế quốc gia và nền kin

Trang 1

Mở đầu

Cùng với xu hướng vận động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới mà đặc biệt là sự tác động ngày càng sâu sắc của xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá của nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất khẩu đã trở thành một chiến lược phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước, là cánh cửa mở ra các hoạt động giao dịch kinh tế của một đất nước, của một quốc gia.

Trên con đường hội nhập kinh tế, Việt Nam chủ trương mở rộng giao thương kinh tế với bạn bè trên thế giới, đặc biệt đối với hoạt động xuất khẩu đã có những tiến bộ vượt bậc cả về chất và lượng Hàng hoá Việt Nam ngày nay đã xuất hiện trên nhiều quốc gia với chủng loại mẫu mã phong phú

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ hai về kim ngạch sau gạo Nhờ sản xuất và xuất khẩu cà phê, Việt Nam đã dần giải quyết được việc làm đối với người lao động đồng thời mở rộng phát triển nền kinh tế hộ gia đình, trang trại từ việc thu mua, sản xuất cà phê cho xuất khẩu, và cũng đóng góp một nguồn hu lớn vào doanh thu xuất khẩu cả nước

I.Tổng quan về xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức 1.1 Giới thiệu thị trường

Từ lâu, cà phê đã là loại cây trồng được xuất khẩu nhiều của Việt Nam, có giá thành cao, được đánh giá cao trên thị trường quốc tế Cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào nền kinh tế của đất nước Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil Năm 2009 Việt Nam xuất khoảng 1.183.523 tấn cà phê trị giá khoảng 1.7 tỷ USD với hơn 70 quốc gia trên thế giới Việt Nam đã được cả thế giới biết đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế

Đức là một trong những thị trường lớn và phát triển nhất tại châu Âu Đức được coi là một trung tâm kinh tế mạnh mẽ và có nền kinh tế đa dạng Khoảng 50% GDP hàng năm được xuất khẩu sang các nước khác, khiến Đức trở thành một trong ba quốc gia thương mại hàng đầu trên toàn cầu.

Trang 2

Cà phê là thức uống yêu thích nhất của người dân Đức, trung bình mỗi năm, mỗi người dân tiêu thụ khoảng 7kg cà phê nguyên liệu, hiện Đức đứng thứ 2 trên thế giới về nhập khẩu cà phê Với tỷ lệ xuất khẩu hơn 1/3 sản phẩm quốc nội, kinh tế Đức có chiều hướng xuất khẩu cao và xuất khẩu luôn luôn là yếu tố chủ chốt cho tăng trưởng kinh tế của Đức

Trong 9 tháng năm 2021, cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đức, 181.014 tấn, tương đương 319,52 triệu USD, giá 1.765,2 USD/tấn, giảm 1% về lượng nhưng tăng 13,8% về kim ngạch và tăng 14,9% về giá so với cùng kỳ năm 2020 Cà phê xuất khẩu sang Đức chiếm 15,3% trong tổng lượng và chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.

1.2 Lợi thế tìm năng của Việt Nam trong việc xuất khẩu cà phê

Cà phê Việt Nam có nhiều lợi thế và tiềm năng trong ngành công nghiệp cà phê quốc tế Đất và khí hậu thuận lợi lý tưởng cho việc trồng cà phê Vùng Tây Nguyên và các vùng miền núi phía Bắc có độ cao, nhiệt độ và môi trường đủ tốt để sản xuất cà phê chất lượng cao Sự đa dạng địa hình và khí hậu cũng tạo ra các loại cà phê độc đáo, đáp ứng nhu cầu thị trường đa dạng.

Sản lượng và chất lượng: Việt Nam là một trong những nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới Sản lượng cà phê Việt Nam đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước, đồng thời xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới

Chi phí sản xuất thấp: Chi phí sản xuất cà phê ở Việt Nam thường thấp hơn so với một số quốc gia khác Công nghệ trồng và chăm sóc cà phê hiệu quả cùng với sự lao động rẻ có giúp giảm chi phí sản xuất Điều này tạo điều kiện thuận lợi để cà phê Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế về mặt giá cả.

Năng lực xuất khẩu: Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong việc xuất khẩu cà phê Có hệ thống cơ sở hạ tầng vận chuyển tốt và mối quan hệ xuất khẩu ổn định với nhiều quốc gia Cà phê Việt Nam đã đạt được sự công nhận trên thị trường quốc tế và có thể tiếp cận được các thị trường khó tính như Châu Âu và Bắc Mỹ.

Tiềm năng phát triển thị trường: Với sự gia tăng của ngành công nghiệp cà phê toàn cầu và nhu cầu tiêu thụ tăng cao, cà phê Việt Nam có tiềm năng phát triển thị trường lớn Việc

Trang 3

khai thác thị trường mới, tìm kiếm đối tác và mở rộng khách hàng đem lại cơ hội lớn cho cà phê Việt Nam tăng trưởng và nâng cao giá trị thương hiệu.

1.3 Vai trò xuất khẩu cà phê của Việt Nam 1.3.1 Đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường.

– Xuất khẩu cà phê mỗi năm đem về cho nền kinh tế chúng ta một lượng ngoại tệ lớn, khoảng 500 triệu USD Xuất khẩu cà phê góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu của chiến lược xuất nhập khẩu nói riêng và mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội nói chung của đất nước Mặt khác xuất khẩu cà phê còn góp phần giúp tạo vốn cho đầu tư máy móc trang thiết bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế – Là một ngành sử dụng nhiều lao động, xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nền kinh tế Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) thì mỗi năm ngành cà phê thu hút khoảng 600.000 – 700.000 lao động, thậm chí trong ba tháng thu hoạch số lao động có thể lên tới 800.000 lao động Lao động làm việc trong ngành cà phê chiếm khoảng 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp và chiếm 1,83% tổng số lao động trên toàn nền kinh tế quốc dân – Mặt khác khi xác định cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực thì sẽ giúp Nhà nước hoạch định các chính sách như đầu tư, quy hoạch vùng một cách có trọng điểm, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao trong phát triển kinh tế.

– Cà phê không chỉ là cây có giá trị kinh tế cao, mà trồng cà phê còn giúp thực hiện phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái Vì cây cà phê thích hợp với những vùng đất đồi, đặc biệt là cây cà phê Robusta.

1.3.2 Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu cà phê

– Xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, thu được ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động của mình.

– Tham gia kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chuyên doanh về cà phê nâng cao được uy tín hình ảnh củađơn vị trong con mắt các bạn hàng và trên thị trường thế giới từ đó tạo ra cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thị trường tăng thị phần và lợi nhuận.

Trang 4

– Với những doanh nghiệp kinh doanh tổng hợp, việc kinh doanh xuất khẩu cà phê giúp doanh nghiệp có thêm mặt hàng để lựa chọn trong kinh doanh, từ đó lựa chọn được mặt hàng kinh doanh có hiệu quả tăng lợi nhuận uy tín.

1.3.3 Với người sản xuất cà phê

– Cà phê là sản phẩm trong nước có nhu cầu không cao do thói quen tiêu dùng của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng thích uống trà hơn cà phê Vì vậy xuất khẩu cà phê sẽ tìm được đầu ra cho sản phẩm của người nông dân trồng cà phê, giúp họ tiêu thụ được sản phẩm của mình và có thu nhập.

– Cà phê là một cây trồng rất thích hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của Việt Nam, đặc biệt là vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ Cà phê là một loại cây có giá trị kinh tế cao nên việc xuất khẩu cà phê sẽ giúp người nông dân trồng cà phê làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

– Ngoài ra việc trồng cà phê xuất khẩu giúp họ giải tạo ra việc làm cho người nhà trong thời buổi nông nhàn Bên cạnh đó việc xuất khẩu cà phê còn giúp cho người nông dân trồng cà phê được Nhà nước cũng như doanh nghiệp đầu tư vật tư, giống và kỹ thuật chăm sóc sẽ làm cho họ nâng cao năng xuất lao động, cây trồng và chất lượng sản phẩm qua đó tăng thu nhập cho chính họ.

II.Phân tích trình trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Đức 2.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê

Trong năm 2022, hoạt động tiêu thụ cà phê tăng vọt, nhất là về cả giá trị lẫn số lượng Có thời điểm mặc dù lượng cà phê xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giá trị lại tăng cao nhờ giá xuất khẩu tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn cà phê ra thị trường thế giới trong năm 2022 với kim ngạch thu về hơn 4 tỷ USD, tăng 13,8% về lượng và tăng 32% về trị giá so với năm 2021 Đây là khối lượng xuất khẩu cao nhất của ngành cà phê trong 4 năm qua và giá trị kim ngạch cao nhất từ trước tới nay.

Trang 5

Bảng 2.1 xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009 – 2022

Theo số liệu Tổng cục Hải quan, ở bảng 2.2, 7 tháng đầu năm 2020, cả nước xuất khẩu trên 1,05 triệu tấn cà phê thu về 1,79 tỉ USD, Đức tiếp tục là thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam nhiều nhất với 160.504 tấn tương đương 243,5 triệu USD, giá 1.517,4 USD/tấn; so cùng kì tăng 2,2% về lượng nhưng giảm 1,5% về kim ngạch và giảm 3,6% về giá so với cùng kỳ năm 2019; chiếm 15% tổng lượng và chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước.

Trang 6

B ảng 2.2 nguồn cung cà phê cho thị trường Đức

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) Trong 9 tháng năm 2021, cà phê của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Đức, 181.014 tấn, tương đương 319,52 triệu USD Cà phê xuất khẩu sang Đức chiếm 15,3% trong tổng lượng và chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước Trong đó, loại cà phê hạt chiếm tỷ lệ lớn hơn so với cà phê chế biến sẵn

Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân cà phê tháng 3/2021 tăng 4,6% so với tháng 2/2021 và tăng 9,4% so với tháng 3/2020, đạt 1.840 USD/tấn Tính chung quý I/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt 1.785 USD/tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong quý I/2021, Đức vẫn là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta, nhưng xuất khẩu cà phê sang thị trường này đã giảm 26,6% về lượng và giảm 14,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 64,6 nghìn tấn, trị giá 113,7 triệu USD.

Trang 7

Bảng 2.3 xuất khẩu cà phê hai tháng đầu năm 2022

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, bảng 2.3, trong hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt 370.874 tấn, với kim ngạch trên 823,11 triệu USD, giá trung bình đạt 2.219,4 USD/tấn, tăng mạnh 30,9% về khối lượng, tăng 65,8% về kim ngạch và tăng 26,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Ta có thể thấy rằng Đức là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại cà phê của Việt Nam, chiếm gần 13% tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước, đạt 47.173 tấn, tương đương 104,39 triệu USD, giá trung bình 2.212,9 USD/tấn, tăng 16,6% về lượng, tăng 49,4% về kim ngạch và tăng 28% về giá so với 2 tháng đầu năm 2021 2.2 cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Về cơ cấu chủng loại Việt Nam xuất khẩu sang Đức chủ yếu là loại cà phê Robusta chiếm khoảng 94% sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, loại cà phê Arabica chiếm chưa đến 5% cà phê chế biến thì gần 1% Năm 2011 xuất vào Đức mặt hàng cà phê nhân chưa rang, chưa tách caffein là 539.410 tấn trên tổng số 540.777 tấn , chiếm tỷ trọng tới 99,75% Chủng loại xuất khẩu cà phê nhân của Việt Nam như vậy là chưa phù hợp với thị hiếu của thị trường Đức, vì thị trường này ưa thích loại cà phê

Trang 8

Arabica có hương vị dịu, hàm lượng caffein thấp chỉ một nửa so với Robusta Loại cà phê này chiếm tỉ lệ 65,8% lượng cà phê nhập khẩu vào Đức, Robusta là 34%, cá c loại khác chỉ có 0,2%

Về sản phẩm cà phê đã qua chế biến là cà phê rang xay và hòa tan, Việt Nam xuất khẩu sang với một tỉ trọng nhỏ so với tổng sản lượng cà phê xuất sang Đức Mặt hàng chủ yếu chỉ là những sản phẩm cà phê chế biến đơn giản, cà phê rang đã tách caffein và cà phê rang chưa tách caffein Đối với những loại cà phê chế biến sâu yêu cầu kĩ thuật cao, hiện địa, Việt Nam sản xuất được rất ít.

2.3 Giá cả

Suốt thời gian 10 năm, từ 2012-2022, giá hạt cà phê trong nước chỉ dao động từ 35.000-40.000 đồng/kg, không vượt được qua ngưỡng 35.000-40.000 đồng/kg Tuy nhiên, bước sang đầu năm 2023, giá cà phê tăng mạnh khi chạm mốc 43.000 đồng/kg vào ngày 31/1 Từ đó đến nay, giá cà phê liên tục “leo thang” và liên tiếp thiết lập các mức giá kỷ lục 50.000 đồng/kg vào 10/4 và mốc 60.000 đồng/kg vào ngày 25/5.

Theo hệ thống báo giá nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá cà phê trong nước ngày 8/6/2023 cao nhất là 62.800 đồng/kg tại Đắk Nông và Kon Tum; tại Gia Lai có mức giá 62.500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 62.500 đồng/kg; thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 62.100 đồng/kg.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam trong tháng 8/2022 ước đạt 2.336 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 7/2022 và tăng 16,1% so với tháng 8/2021 Tính chung 8 tháng năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt 2.268 USD/tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2021 Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), trong tháng 8/2022, chỉ số giá cà phê toàn cầu tăng 4,9% so với tháng trước, lên mức trung bình 200,1 UScent/pound.

2.4 Chất lượng

Chất lượng của cà phê xuất khẩu từ Việt Nam sang Đức được đánh giá là khá tốt Cà phê Việt Nam được đánh giá là có hương vị đặc trưng và chất lượng tốt, đặc biệt là loại cà phê Arabica.

Trang 9

Cà phê Robusta chiếm phần lớn trong số cà phê xuất khẩu từ Việt Nam sang Đức Loại cà phê này được trồng ở các vùng đất châu thổ sông Cửu Long và Tây Nguyên, thường có hương vị đắng và hậu vị cay nồng.

Ngoài cà phê Robusta, Việt Nam cũng xuất khẩu cà phê Arabica và các loại cà phê hỗn hợp sang Đức Cà phê Arabica thường có hương vị nhẹ nhàng và thơm ngon hơn so với cà phê Robusta.

Theo các chuyên gia đánh giá, chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều cải thiện Cà phê Việt Nam được đánh giá là có hương vị đậm đà, đặc trưng và được các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới ưa chuộng.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề về chất lượng cà phê của Việt Nam cần được cải thiện như việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Việt Nam đã tăng cường các hoạt động kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

2.5 Phương thức thanh toán

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.

Dưới đây ta sẽ tìm hiểu về 4 phương thức thanh toán phổ biến nhất khi xuất khẩu - Phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức mà trong đó khách hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng quy định.

- Phương thức nhờ thu là hình thức thanh toán sau khi nhà xuất khẩu gửi hàng cho nhà nhập khẩu sẽ đồng thời gửi chứng từ cho ngân hàng của mình để thu hộ tiền của ngân hàng người nhập khẩu Chứng từ nhờ thu trong quy định là những chứng từ tài chính và/ hoặc chứng từ thương mại Đây là phương pháp vai trò của ngân hàng thể hiện rất rõ ràng, đảm bảo an toàn cho 2 bên xuất – nhập khẩu

Trang 10

Chứng từ tài chính: hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc những chứng từ liên quan đến mục đích chi trả

Chứng từ thương mại: Hóa đơn, vận tải đơn, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc bất cứ chứng từ nào không phải là chứng từ tài chính.

- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ – Letter of credit (L/C): L/C được hiểu là văn bản do ngân hàng nhập khẩu phát hành cam kết trả tiền cho người xuất khẩu sau khi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ Do đó L/C này được gọi là 18 L/C thương mại hay L/C chứng từ L/C được lập trên cơ sở các điều khoản trong hợp đồng nhưng hoàn toàn độc lập với hợp đồng

- Phương thức chuyển tiền – Remittance: Đây là phương pháp mà bên nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình thông qua một ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển trả một số tiền nhất định cho bên xuất khẩu.

2.6 phân tích swot

SWOT là một phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một sản phẩm hoặc một doanh nghiệp Dưới đây là phân tích SWOT cho việc xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Đức

2.6.1 Điểm mạnh

- Việt Nam có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp cho việc trồng trọt và phát triển của cây cà phê Với 2 loại cà phê chính là Arabica và Robusta, khí hậu Việt Nam chia thành 2 miền rõ rệt thích ứng với từng loại cà phê trên Cà phê Arabica thích hợp với miền phía Bắc,khí hậu cao, mùa đông lạnh, có mưa nhiều, độ cao trên 1000m so với mực nước biển Còn cà phê Robusta thích hợp với miền phía Nam, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cà phê Robusta được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên chiếm đến 72% diện tích cả nước Bên cạnh đó, điều kiện đất đai của Việt Nam cũng thuận lợi Tính đến năm 2023, tổng diệntích trồng cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 710000 ha, đứng thứ 4 thế giới Đất đai có thổ nhưỡng đạt giá trị kinh tế cao như đất đỏ bazan trải dài từ cao nguyên Trung Bộ đến vùng Đông Nam Bộ Chính những điều kiện tự nhiên như thế đã giúp cà phê Việt Nam đạt năng suất sản lượng cao trên thế giới và có được những hương vị tự nhiên đặc trưng.

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w