Đề Tài Rào Cản Kỹ Thuật Xuất Khẩu Xuất Khẩu Cà Phê Sang Thị Trường Đức.pdf

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đề Tài Rào Cản Kỹ Thuật Xuất Khẩu Xuất Khẩu Cà Phê Sang Thị Trường Đức.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thúy Vân Môn: Toàn cầu hóa và các rủi ro

Sinh viên thực hiện:

-🙞🙞🙞🙞🙞

Trang 2

-MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 4

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÀ PHÊ VN 5

II ĐIỀU KIỆN ĐỂ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ 6

1.1 Khái niệm tiêu chuẩn xuất khẩu 6

2.2 Tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Đức 6

3.3 Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê của Việt Nam 7

4.4 Các tiêu chuẩn để cà phê Việt Nam được nhập khẩu vào Đức 9

4.1 An toàn vệ sinh thực phẩm 9

4.2 Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm 9

4.3 Kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu 9

4.4 Độc tố nấm mốc 10

4.5 Salmonella 10

4.6 Dung môi chiết xuất 10

4.7 Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm 10

4.8 Ghi nhãn thực phẩm 11

III QUY CHUẨN KỸ THUẬT XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 11

5.1 Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật 11

6.2 Quy chuẩn kỹ thuật trong quy trình sản xuất và xuất khẩu cà phê sangthị trường Đức 11

2.1 Quy chuẩn kỹ thuật chung 11

2.2 Quy định xuất khẩu cafe Việt Nam 12

2.3 Quy chuẩn về chất lượng 12

2.4 Quy chuẩn về an toàn 12

2.5 Quy chuẩn về môi trường 13

2.6 Quy chuẩn về quy trình sản xuất 13

Trang 3

IV MỘT SỐ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU

CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC 13

1.Rủi ro thị trường 13

2 Rủi ro trong quá trình vận chuyển: 14

3.Rủi ro từ môi trường 14

V Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua hàng rào SPS14VI KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Toàn cầu hoá và các rủi ro, nhóm chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiệt tình của cô Cô đã giúp chúng em tích luỹ thêm nhiều kiến thức để chúngem có thể nhìn nhận và biết cách khắc phục, hạn chế được những rủi ro trong cuộc sống Thông qua bài tiểu luận này, chúng em xin trình bày những gì mà bản thân đã tìm hiểu về vấn đề “Rủi ro trong quá trình xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức” gửi đến cô

Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi thành viên luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân chúng em rất mong nhận được những góp ý đến từ cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn

Kính chúc cô sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy.

Trang 5

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÀ PHÊ VN

Cà phê là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quảcủa cây cà phê.Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, cà phê là một loại thức uống rất được ưa chuộng tại Việt Nam

Vào năm 1900, cà phê được người Pháp du nhập vào Việt Nam vàđược trồng ở một số tỉnh phía Bắc như Tuyên Quang, Lạng Sơn và NinhBình Cà phê Chè (Arabica) cũng được trồng ở Khu vực miền Trung, ví dụ như các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 ha cà phê, cung ứng 1.500 tấn

Hiện tại Việt Nam có 3 loại cà phê chính đó là cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusa), cà phê mít (Lyberica):

Cà phê vối thích hợp với khí hậu khô ráo, nắng ấm, nhiệt độ thíchhợp nhất là 24-26 độ C, độ cao khoảng 600-2000m, mật độ từ 1200 -1500 cây/ha Cà phê Robusta có hình quả trứng hoặc hình tròn, quả chín có màu thẫm, vỏ cứng và thường chín từ tháng 2 Đặc biệt cây cà phê này không ra hoa kết quả tại các mắt của cành Nhân hơi tròn, to

Trang 6

ngang, vỏ lụa màu ánh nâu bạc Loại cà phê này được trồng nhiều nhất ở Châu Phi và Châu á trong đó Việt Nam và Indonesia là hai nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.

Cà phê Arabica ưa khí hậu mát mẻ có khả năng chịu rét, thường được trồng ở độ cao trên dưới 200m Arabica có nhiều tàn lá, hình trứng hoặc hình lưỡi mác Quả của loại cà phê chè có hình quả trứng hoặc hình tròn, có màu đỏ tươi, một số giống khi chín có màu vàng Loại cà phê này chủ yếu trồng ở Brazil và Colombia với mùi thơm đượcnhiều nước ưa chuộng ở Việt Nam cà phê vối được trồng tuyệt đại đa số ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Đây là hai vùng chủ lực sản xuất càphê của cả nước với năng suất khá cao (trên 1,6 tấn nhân /ha) chất lượng tốt, với diện tích 443.000 ha, chiếm 86% diện tích cả nước Cà phê chè lại thích hợp với các vùng núi trung du phía bắc, tập trung ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Nghệ An, quảng Trị và Thừa Thiên Huế Cà phê chè có chất lượng hơn nhưng hay bị sâu bệnh và khả năng thích nghi kém hơn vì vậy năng suất cũng thấp hơn khoảng 0,9-1,2 tấn/ha.

Hiện nay, cà phê Việt Nam là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 sau Brazil, không những vậy, nước ta còn là nơi có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, chiếm 8,3% thị phần xuất khẩu cà phê toàn cầu Theo các nghiên cứu và tìm hiểu về cà phê, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng đều trong nhiều năm trở lại đây, lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam năm 2022 tăng gần 14%so với năm 2021.

II ĐIỀU KIỆN ĐỂ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ

1 1 Khái niệm tiêu chuẩn xuất khẩu

Tiêu chuẩn xuất khẩu được hiểu là các tiêu chuẩn bắt buộc nhằmđảm bảo chất lượng, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng Các tiêu chuẩn này thường khác nhau, phụ thuộc vào từng

Trang 7

loại hàng của nước nhập khẩu và nước xuất khẩu Một số quy định được xây dựng trên tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế Việc không tuân thủcác tiêu chuẩn sẽ dẫn tới việc các nước nhập khẩu từ chối mặt hàng 2 2 Tình hình xuất khẩu mặt hàng cà phê sang thị trường Đức

EU là thị trường tiêu thụ cà phê nhiều nhất của Việt Nam Trong đó, Đức là thị trường

nhập khẩu cà phêlớn nhất của ViệtNam trong khối EU.Trong 10 tháng đầunăm 2022, Đức nhậpkhẩu cà phê ViệtNam đạt 494,9 triệuUSD, tăng 58,2%.Kim ngạch nhậpkhẩu cà phê của Đức

từ Việt Nam luôn giữ ổn định, chiếm thị phần từ 18% - 25% tổng lượng nhập khẩu cà phê của Đức.[CITATION VTV23 \l 1066 ]

Do đó, để khai thác tốt thị trường cà phê Đức, ngành cà phê Việt Nam cần nắm rõ nhu cầu thị trường, sản phẩm cà phê phải đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo tất cả các quy địnhhết sức khắt khe của thị trường EU.

3 3 Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê của Việt Nam

5 tiêu chuẩn phổ biến trong các hợp đồng xuất khẩu cà phê bao gồm:

• Độ ẩm (M – Moisture): nhỏ hơn hoặc bằng 12,5%

• Tỷ lệ nhân lỗi hạt đen, vỡ (BB – Black& Broken beans): 2% max• Tỷ lệ tạp chất (FM – Foreign Matter): 0.5 % max

Trang 8

• Quy cách đóng gói, bảo quản (Packaging): bao PP hoặc Jute bag – 60kg

• Khối lượng: 1 container 20ft (19,2 tấn)

Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu - phân hạng chất lượng

Quy định về Tỷ lệ khối lượng khuyết tật: nhân lỗi (defect), tạp chất(foreign matter) tối đa cho phép đối với từng hạng cà phê, và tỷ lệkhối lượng tối đa cho phép đối với một số khuyết tật (đen, nâu,

Trang 9

sâu,non,vỡ…)như ở bảng mô tả dưới đây:

4 4 Các tiêu chuẩn để cà phê Việt Nam được nhập khẩu vào Đức

4.1 An toàn vệ sinh thực phẩm

Thuốc trừ sâu — tham khảo cơ sở dữ liệu thuốc trừ sâu của EU đểbiết tổng quan về mức dư lượng tối đa (MRL) đối với từng loại thuốc trừsâu;

Mycotoxin/nấm mốc, đặc biệt là Ochratoxin-A (OTA) – mặc dù không có giới hạn OTA tối đa nào được đặt ra cho cà phê nhân, cà phê nhân/nguồn có mức OTA cao có thể được coi là 'nguy cơ cao';

Trang 10

Đức áp dụng các yêu cầu pháp lý giống như các quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu, nhưng các nguồn tin trong ngành cho thấy việc kiểm soát nhập khẩu đối với các yếu tố như thuốc trừ sâu và nấm mốc rất nghiêm ngặt ở nước này

Các sản phẩm có mức thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép sẽ bịthu hồi khỏi thị trường [ CITATION Kal21 \l 1066 ]

4.2 Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm

Ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất do yếu tố môi trường, thực hành canh tác, phương pháp chế biến hoặc vận chuyển EU quy định các chất gây ô nhiễm cần được đảm bảo ở mức thấp nhất có thể để không đe dọa sứckhỏe con người hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thực phẩm Các chất gây ô nhiễm phổ biến có thể được tìm thấy trong các sản phẩm cà phê là: thuốc trừ sâu; độc tố nấm mốc; salmonella; dung môi chiết; polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs); Acrylamide

4.3 Kiểm soát dư lượng thuốc trừ sâu

Theo quy định số (EU) 2022/1346 và 2022/1343 sửa đổi Phụ lục II và III của Quy định (EC) 396/2005 liên quan đến mức dư lượng tối đa đối với 1,4-dimethylnaphthalene, 8-hydroxyquinoline, pinoxaden và valifenalate ; mức dư lượng tối đa của acequinocyl, chlorantraniliprole và emamectin trên và trong một số sản phẩm nhất định, trong đó có mặt hàng cà phê.

Ngoài ra liên minh châu Âu cũng quy định mức dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu trong và trên các sản phẩm thực phẩm.Khi nghiên cứu về trường hợp của EU, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2019) đã phân tích rằng với những loại thuốc bảo vệ thực vật không thuộc Phụ lục II và III của Quy định (EC) 396/2005, EU áp dụng một mức MRLs mặc định là 0,01 mg/kg.

Trang 11

Các sản phẩm có chứa mức thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép sẽ bị thu hồi khỏi thị trường châu Âu Đối với cà phê hữu cơ: mứcdư lượng thuốc trừ sâu phải bằng 0, điều này gây khó khăn cho một sốnhà xuất khẩu trong trường hợp glyphosate khiến cà phê mất trạng thái hữu cơ [ CITATION sởg23 \l 1066 ]

4.4 Độc tố nấm mốc

Nấm mốc là một lý do quan trọng khi các sản phẩm bị từ chối thông quan qua biên giới, điển hình là mức Ochratoxin A (OTA) Mặc dùkhông có giới hạn cụ thể đối với hạt cà phê xanh, nhưng đối với cà phêrang hạt và rang xay: mức OTA tối đa được đặt ở mức 5 μg/kg và đối với cà phê hòa tan: mức tối đa được đặt ở mức 10 μg/kg

4.5 Salmonella

Salmonella là một dạng ô nhiễm vi sinh, xảy ra do kỹ thuật thu hoạch và sấy khô không đảm bảo Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) có thể thu hồi các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu khỏi thị trường khi tìm thấy Salmonella trong quá trình kiểm soát Chiếu xạ là cách thức để chống lại vi sinh nhưng lại không được EU cho phép sử dụng trên các sản phẩm cà phê

4.6 Dung môi chiết xuất

Dung môi có thể được sử dụng để khử cà phê Giới hạn dư lượng tối đa đối với các dung môi chiết xuất như methyl acetate (20 mg/kg trong cà phê), dichloromethane (2 mg/kg trong cà phê rang) và ethyl methyl ketone (20 mg/kg trong cà phê)

4.7 Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm

Tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối Các nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà

Trang 12

cung cấp và người nhận hàng gần nhất theo Quy định EC số 178/2002,ngày 28/01/2002

4.8 Ghi nhãn thực phẩm

Thực phẩm đến tay người tiêu dùng cần phải đáp ứng các thông tin bắt buộc về tên sản phẩm, danh sách thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hạn, điều kiện bảo quản, nước xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng Cà phê phải được gắn nhãntheo đúng quy định của Chỉ thị số 2000/13/EC, ngày 20/3/2000.[ CITATION Nhà20 \l 1066 ]

III QUY CHUẨN KỸ THUẬT XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ VIỆTNAM

5 1 Khái niệm quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật là các quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý được xây dựng dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng Là chuẩn mực mà hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật,thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

6 2 Quy chuẩn kỹ thuật trong quy trình sản xuất và xuất khẩu cà phê sang thị trường Đức.

2.1 Quy chuẩn kỹ thuật chung

- Cơ sở chế biến cà phê phải có tổ hoặc nhóm chuyên trách quản lý chất lượng và VSATTP trong sản xuất; phải có phòng kiểm nghiệm với thiết bị, dụng cụ, nhân lực, quy trình phù hợp để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.

- Cơ sở chế biến cà phê phải có quy trình kiểm soát chất lượng nguyên liệu để đảm bảo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn công bố.

Trang 13

- Cơ sở chế biến cà phê phải xây dựng quy trình sản xuất và quy phạm vệ sinh để kiểm soát quá trình chế biến, đảm bảo sản phẩm cà phê đạt yêu cầu về VSATTP theo quy định tại Quyết định

46/2007/QĐ-BYT ngày 19 tháng 12 năm 2007 và các văn bản quy phạm pháp luật khác, các Quy chuẩn kỹ thuật (nếu có) Các quy trình, quy phạm được phổ biến đầy đủ đến các công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như tập huấn, treo bảng…

- Cơ sở chế biến cà phê phải công bố tiêu chuẩn cơ sở theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Tiêu chuẩn cơ sở phải phù hợp và hài hòa phù hợp các quy định, quy chuẩn về chất lượng cà phê nhân trong nước và quốc tế.

2.2 Quy định xuất khẩu cafe Việt Nam - Làm thủ tục xuất khẩu cafe

+ Chuẩn bị hồ sơ khai hải quan được quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư 8/2015/TT- BTC sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT- BTC

+ Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương + Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành

+ Giấy phép xuất khẩu

+ Xuất giấy chứng nhận Global Gap (nếu có)

+ Chứng từ chứng minh tổ chức, các nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư 2.3 Quy chuẩn về chất lượng

- Độ ẩm: tối đa khoảng 12% - 13% để tránh việc phát triển nấm mốc gây hỏng sản phẩm.

- Hàm lượng chất cặn: giới hạn hàm lượng chất cặn nhằm đảm bảo rằng cà phê có chất lượng cao và không chứa các tạp chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Chất lượng cà phê: cần đáp ứng một số tiêu chí về màu sắc, hương vị, mùi thơm (điều này không xác định cụ thể vì còn phụ thuộc tiêu chí của từng thị trường nhập khẩu)

Trang 14

2.4 Quy chuẩn về an toàn

Theo Groothuis- nhà nghiên cứu thị trường Đức, việc tuân thủ cácquy định về an toàn thực phẩm là rất quan trọng Các sản phẩm khôngđược coi là an toàn sẽ bị từ chối tiếp cận thị trường Đức.

- Quy định về an toàn thực phẩm của bộ y tế

- Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000

- Tuân thủ quy định về hợp quy an toàn thực phẩm quốc tế: cà phê xuất khẩu từ Việt Nam phải tuân thủ các quy định về hợp quy an toàn thực phẩm quốc tế như Codex Alimentarius bao gồm việc kiểmsoát chất lượng, an toàn thực phẩm và giới hạn về các chất cấm hay hóa chất không an toàn trong cà phê.

- Được kiểm tra và chứng nhận chất lượng từ các tổ chức độc lập - Đáp ứng quy định của tổ chức nhập khẩu

2.5 Quy chuẩn về môi trường

- Ngành cà phê Việt Nam cần phải tuân thủ theo quy định chống phá rừng, suy thoái rừng đã được Hội đồng châu Âu thông qua và có hiệu lực từ ngày 16/5/2023.

- Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 - một tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường bao gồm quản lý nước, năng lượng, chất thải và sử dụng tài nguyên bền vững

- Áp dụng hệ thống quản lý bền vững UTZ và Rainforest Alliance để đảm bảo quản lý và bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền lợi của người sản xuất cũng như người lao động.

- Tuân thủ các quy định về quản lý chất thải

- Đức cấm nhập khẩu mặt hàng cà phê được sản xuất trên đất có nguồn gốc từ phá rừng => Cần tuân thủ quy định và minh bạch hóanguồn gốc

2.6 Quy chuẩn về quy trình sản xuất

- Giai đoạn trồng và chăm sóc: lựa chọn giống cây, kỹ thuật trồng cây, quản lý đất, sử dụng phân bón, kiểm soát sâu bệnh… Tất cả

Trang 15

đều cần có phương pháp phù hợp và có quy chuẩn dựa trên khoa học.

- Quy trình thu hoạch và sàng lọc: thu hoạch bằng tay hoặc máy đều phải thông qua quá trình làm sạch để loại bỏ các tạp chất trên trái cafe như cát, sạn , tách trái và sàng lọc sao cho đúng kích cỡ hạt tiêu chuẩn và loại bỏ các hạt kém chất lượng.

- Quy trình chế biến và rang xay cafe: tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và môi trường Đặc biệt quy trình rang xay cần phảikiểm soát nhiệt độ và thời gian liên tục để đảm bảo về hương vị, màu sắc và tính chất……[ CITATION Tài18 \l 1066 ][ CITATION Ngu21\l 1066 ]

IV MỘT SỐ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤTKHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG ĐỨC

1 Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường trong sản xuất cà phê liên quan chủ yếu đến việc tiêu thụ sản phẩm, biến động giá yếu tố đầu vào và giá sản phẩmcà phê Phân bón là mặt hàng vật tư nông nghiệp rất nhạy cảm đối vớinông dân trồng cà phê Khi giá cà phê cao nông dân có xu hướng sử dụng phân bón cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo chung của các cơ quan chuyên môn Ngược lại khi giá cà phê xuống thấp thì nông dân lại giảm lượng phân bón Theo các hộ trồng cà phê cho biết, trong cơ cấu chi phí phân bón thì phân đạm là chiếm tỉ trọng lớn, khoảng 50%, tiếp đến là lân chiếm 30,5% và chi phí bón phân kali tăng 19,5%.7 Rủi ro trong quá trình vận chuyển:

Trong quá trình vận chuyển đặc biệt là khâu bốc xếp hàng lên tàu do điều kiện cơ sở vật chất (hầm hàng kém)

- Thứ nhất: hầm hàng không sạch sẽ khô ráo dẫn đến tình trạng cafe bị ẩm mốc, thay đổi màu sắc

- Hàng cafe trong quá trình di chuyển được để trong hầm tàu lâu ngày gây đổ mồ hôi và bốc nóng => hao hụt trọng lượng

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan