1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề thực tập xuất khẩu cà phê việt nam sang algeria đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030

59 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhờ việc hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng và có trọngtâm vào các thị trường lớn, Việt Nam đã có cơ hội đưa các dòng sản phẩm cà phê củamình thâm nhập sâu và chiếm lĩnh phần với

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNVIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Dựa vào những dữ liệu và cơ sở lý luận thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tạiViện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, em xin cam đoan và hoàn toàn chịu tráchnhiệm về tính trung thực và liêm chính trong học thuật của chuyên đề thực tập này.Các số liệu, kết quả được trình bày trong chuyên đề thực tập này đều là trung thực, đượccông bố trên các nguồn chính thống Các lập luận, phân tích, đánh giá đều được đưa radựa trên quan điểm của sinh viên trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu Chuyên đề nàykhông trùng lặp, sao chép với bất kỳ chuyên đề thực tập, nghiên cứu khoa học, luận văn,luận án đã được công bố nào

Xin trân trọng cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Hoàng Ngọc Dương Duy

Trang 3

MOC LOC

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1 NHQNG VẤN ĐỀ LR LUÂSN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 11

1.1.Khái quát mô St số vXn đZ l\ luâ Sn vZ cà phê 11

1.1.1.Ngun gc cây c phê 11

1.1.2.Chng loi c phê 11

1.2.Các tiêu ch^ đánh giá hiê Su quả trong ho`t đô Sng xuXt khcu cà phê 12

1.2.1.Cc ch tiêu đnh gi hiê "u qu$ theo chi&u rô "ng 12

1.2.2.Cc ch tiêu đnh gi pht triển xuất khẩu c phê theo chi&u sâu 131.3.Vai trò của xuXt khcu cà phê đối với nZn kinh tế đXt nước 14

1.3.1.Xuất khẩu c phê cung cấp thêm ngun vn cho xuất khẩu 15

1.3.2.Thúc đẩy s$n xuất pht triển v chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15

1.3.3.Xuất khẩu c phê có tc động tích cực đến việc gi$i quyết công ăn việc lm v nâng cao đời sng ca người dân 16

1.3.4.Xuất khẩu c phê l góp phần mở rộng v nâng cao cc quan hệ kinh tế đi ngoi 16

1.4.Các nhân tố tác động đến xuXt khcu cà phê của Việt Nam 16

1.4.1.Cc nhân t quc tế v thị trường Algeria 17

1.4.2.Cc nhân t thuộc v& thị trường Algeria 19

1.4.3.Nhóm nhân tố thuộc vZ ph^a Việt Nam 22

1.5.Khái quát quan hệ Việt Nam - Algeria 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANG ALGERIA GIAI ĐOẠN 2018-2022 26

2.1 Khái quát vZ xuXt khcu cà phê của Việt Nam trong những năm vừa qua 26

2.1.1 Tổng quan v& s$n lượng v kim ngch 26

2.1.2 V& thị trường 27

2.1.3 Chng loi c phê xuất khẩu 28

Trang 4

2.2 Thực tr`ng xuXt khcu cà phê Việt Nam sang Algeria giai đo`n

2.2.1 S$n lượng c phê xuất khẩu sang Algeria giai đon 2018-2022 30

2.2.3 Mức gi trung bình c phê xuất khẩu sang Algeria giai đon 2022 33

2018-2.2.4 Chng loi c phê xuất khẩu sang Algeria giai đon 2018-2022 35

2.3 Những ch^nh sách và giải pháp mà Việt Nam đã áp dụng để thúc đcy xuXt khcu cà phê sang Algeria 36

2.3.1 Cc chính sch liên quan đến ngnh hng c phê 36

2.3.2 Chính sch liên quan tới doanh nghiệp s$n xuất v xuất khẩu c phê ở Việt Nam 39

2.3.3 Chính sch liên quan tới thị trường Algeria 41

2.4 Đánh giá chung vZ thực tr`ng xuXt khcu cà phê sang Algeria giai đo`n 2018-2022 42

2.4.1 V& ưu điểm 42

2.4.2 Những hn chế còn tn ti 43

2.4.3 Nguyên nhân ca hn chế 46

CHƯƠNG 3: ĐtNH HƯuNG VÀ GIvI PHwP, KIẾN NGHt ĐẨY MẠNH HOẠT ĐÔSNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIÊST NAM SANG ALGERIA ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 50

3.1 Định hướng xuXt khcu cà phê Việt Nam sang Algeria đến năm 2025 tầmnhìn đến năm 2030 50

3.2 Các giải pháp chủ yếu để thúc đcy xuXt khcu cà phê Việt Nam sang Algeria định hướng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 51

3.2.1 Đi với Nh nước, cc Bộ ban ngnh v chính quy&n cc xã, tnh 51

3.2.2 Đi với doanh nghiệp, cc nh s$n xuất, xuất khẩu c phê 52

3.2.3 Đi với cc hiệp hội, tổ chức có liên quan 53

3.3 Kiến nghị đối với Ch^nh phủ Algeria 54

KẾT LUẬN 55

DANH MOC TÀI LIỆU THAM KHvO 56

Trang 5

DANH MOC BvNGTrang

Bảng 1.1 Lượng cà phê nhập khẩu vào Algeria phân loại theo mã HS codetrong giai đoạn 2018-2022.

Bảng 2.3: Chủng loại cà phê xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 202229

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp lượng, giá xuất khẩu trung bình và giá trị cà phê xuấtkhẩu của một số nước sang Algeria giai đoạn 2018-2022

Hình 1.1 Các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới18Hình 1.2 Các nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất trên thế giới18

Hình 1.3 Lượng cà phê tiêu thụ tại thị trường Algeria giai đoạn 2018- 202219

Hình 1.4 Các nước xuất khẩu cà phê chính sang Algeria 21Hình 2.1 Sản lượng, kim ngạch và mức giá bình quân của cà phê Việt Namxuất khẩu trong giai đoạn 2018-2022

Hình 2.2: Top 5 quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới.29

Hình 2.3: Sản lượng cà phê xuất khẩu từ Việt Nam sang Algeria so với tổnglượng tiêu thụ giai đoạn 2018- 2020 (đơn vị: tấn)

Trang 8

MỞ ĐẦU1 T^nh cXp thiết của đZ tài

Sau hơn 35 năm đổi mới và phát triển, xuất nhập khẩu của nước ta đã đạt được nhữngthành tựu to lớn như kim ngạch nhìn chung liên tục tăng cũng như cơ cấu mặt hàng và thịtrường tiêu thụ chuyển đổi theo chiều hướng tích cực Trong số các mặt hàng được ViệtNam đem đi xuất khẩu, mặt hàng nông sản được coi là chủ lực và nổi bật phải kể đến càphê Ngành hàng này đã mang lại những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu củaNông nghiệp Việt nói riêng và toàn bộ GDP của đất nước nói chung Hơn thế nữa, vị thếcủa mặt hàng này được củng cố vững chắc trên thị trường thế giới khi mà cà phê là mặthàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 của nước ta chỉ sau lúa gạo Ngành hàng này cóđóng góp không nhỏ trong nền kinh tế quốc dân, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể chođất nước đồng thời giải quyết được công ăn việc làm cho hàng nghìnhộ nông dân, tạo ratiềm lực mạnh mẽ để phát triển đất nước đi lên Trong những năm gần đây, nguồn thu từhoạt động xuất khẩu cà phê đã vượt trên 11% GDP ngành nông nghiệp và đạt tỷ trọngkhoảng 15% tổng kim ngạch hàng nông sản xuất khẩu

Từ nhiều thập kỷ qua, cà phê Việt đã và đang ngày càng thể hiện được vị thế lớn trênbản đồ cà phê quốc tế khi hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đang bày bán các sản phẩmcà phê có nguồn gốc từ Việt Nam tại các siêu thị cũng như là đầu vào quan trọng của cáccửa hàng cà phê chuỗi Nhờ việc hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng và có trọngtâm vào các thị trường lớn, Việt Nam đã có cơ hội đưa các dòng sản phẩm cà phê củamình thâm nhập sâu và chiếm lĩnh phần với tỷ trọng lớn ở các cường quốc tiêu thụ cà phêtrên thế giới như Đức, Mỹ, Ý,… Số liệu ấn tượng đó là khoảng 40% sản lượng cà phê củacả nước đổ về Châu Âu, chiếm 36% tổng kim ngạch, đứng sau là khu vực Đông Nam Ávới 13% trong tổng sản lượng và kim ngạch Qua nhiều năm với sự chỉ đạo sát xao củaĐảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực không ngừng của các hộ nông dân và doanhnghiệp sản xuất, xuất khẩu, cà phê Việt đã đứng vị trí thứ hai trên thế giới về sản lượngxuất khẩu, chỉ xếp sau cường quốc cà phê Brazil về sản lượng Tuy nhiên, xét về chủngloại, Việt Nam chúng ta xếp đầu thế giới về sản xuất loại hạt cà phê vối Robusta

Năm vừa qua nước ta ghi nhận một năm thắng lợi lớn đối với ngành hàng cà phê xuấtkhẩu với việc xuất khẩu thành công ra thị trường thế giới là 1,78 tỷ tấn, đem lại nguồnthu ngoại tệ ấn tượng cho phát triển kinh tế là khoảng 4,06 tỷ USD Đối với các thịtrường truyền thống như Mỹ, Đức, Italia, cà phê Việt đã có chỗ đứng nhất định trên thịtrường này, tuy nhiên cũng gặp phải không ít những khó khăn trong cạnh tranh trongngành hàng Châu Phi là thị trường đang tăng trưởng về sản lượng cà phê tiêu thụ, vớinhu cầu ước tính khoảng 750 triệu USD hằng năm và một trong năm nhà cung cấp chínhcho thị trường này là Việt Nam Việc người nước ngoài nhập cư vào châu Phi và đặc biệtlà lượng người nhập cư từ châu Âu đổ dồn về cùng với là thu nhập người dân ngày mộttăng đã biến châu Phi thành một châu lục màu mỡ cho cà phê từ các nước đổ về Là một

Trang 9

thị trường tiêu biểu và nhiều dư địa, Algeria đang là bến đỗ hàng đầu cho cà phê ViệtNam xuất khẩu sang từ nhiều năm qua, với tỷ trọng ghi nhận ở mức cao trên 50% tổng thịphần tiêu thụ cà phê Trung bình một người dân Algeria tiêu thụ khoảng 3 kg cà phê mỗinăm và quốc gia này chi khoảng 300 triệu USD để nhập khẩu trung bình mỗi năm là 130nghìn tấn cà phê để đáp ứng nhu cầu trong nước Dù chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên cà phêViệt lại đang mất dần vị thế trong những năm gần đây Nguyên nhân được cho là sự cạnhtranh khốc liệt hơn không chỉ trên mặt bằng giá cả mà còn là chất lượng sản phẩm Chínhvì lý do đó mà đề tài “ Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Algeria đến năm 2025 tầm nhìnđến năm 2030” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu với hy vọng cung cấp một gócnhìn tổng quan về xuất khẩu cà phê Việt Nam đi thế giới nói chung và thị trường Algerianói riêng, tổng hợp và phân tích các nguyên nhân hạn chế trong hoạt động sản xuất cũngnhư xuất khẩu để từ đó đưa ra các định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phêsang thị trường này tăng trưởng và phát triển bền vững trong khoảng thời gian sắp tới

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Bài nghiên cứu này đặt trọng tâm vào việc phân tích tình hình thực tế hoạt độngxuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam sang Algeria trong khoảng thời gian 5 năm từnăm 2018 đến năm 2023 Với góc đô € nhìn nhâ €n khách quan, bài nghiên cứu sẽ chỉ ranhững ưu điểm đã thực hiê €n được đồng thời chỉ ra những mă €t hạn chế còn tồn tại Quađó, bài viết sẽ đưa ra những định hướng và giải pháp cho Nhà nước, các bô € ban ngànhliên quan và các hô € nông dân, doanh nghiê €p để đẩy mạnh mă €t hàng cà phê xuất khẩu sangAlgeria đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

3 Đối tư}ng và ph`m vi nghiên cứu

Những phân tích đánh giá về tình hình thực tế hoạt đô €ng xuất khẩu cà phê Viê €tNam sang Algeria cũng như những đánh giá khách quan về ưu nhược điểm và giải phápthúc đẩy sẽ là đối tượng tâ €p trung nghiên cứu của bài viết Phạm vi nghiên cứu của bàiviết sẽ là giai đoạn từ năm 2018 cho đến năm 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng các thông tin tham khảo như giáo trình sách, báo, cơ sở dữliê €u điê €n tử, các tạp chí, chuyên đề nghiên cứu,… từ các trang thông tin đáng tin câ €y nhưtừ Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Tổng cục Hải quan,Tổng cục Thống kê, Bô € Công thương để đưa ra những phân tích, đánh giá trung thực vàkhách quan nhất về thực trạng xuất khẩu cà phê sang Algeria của Viê €t Nam trong giaiđoạn nghiên cứu

5 Kết cXu của chuyên đZ như sau:

Ngoài phần mở đầu, nô €i dung chính của chuyên đề này gồm có 3 chương như sau:

Trang 10

CHƯƠNG 1: NH…NG V†N Ї LÝ LU€N CHUNG V‡ XU†T KH‰U CŠ PHÊCHƯƠNG 2: THŒC TR•NG XU†T KH‰U CŠ PHÊ VIÊ€T NAM SANG ALGERIAGIAI ĐO•N 2018-2022

CHƯƠNG 3: Đ•NH HƯ•NG VŠ GI‘I PHÁP, KI’N NGH• ЉY M•NH HO•TĐÔ€NG XU†T KH‰U CŠ PHÊ VIÊ€T NAM SANG ALGERIA Đ’N NĂM 2025, T–MNH—N 2030

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHQNG VẤN ĐỀ LR LUÂSN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ1.1.Khái quát mô St số vXn đZ l\ luâ Sn vZ cà phê

1.1.1 Ngun gc cây c phê

Cà phê là mô €t loại đồ uống phổ biến trên khắp thế giới Nó được lấy từ quả của cây càphê, sau khi quá trình thu hoạch, phơi và rang xay và pha chế sẽ cho ra mô €t thức uốngthơm ngon Bắt nguồn từ vùng nhiê €t đới châu Phi các vùng Madagascar, Mauritius,Comoros và Réunion trên các khu vực thuô €c đường xích đạo, các giống cây cà phê hiê €nnay đã được trồng tại hơn 70 đất nước, phần lớn là nằm ở khu vực gần đường xích đạonhư khu vực Đông Nam Á, †n Đô €, Châu Mỹ, Châu Phi, tạo nên sự đa dạng trong chủngloại và hương vị của cà phê Dân số thế giới ngày mô €t tăng kéo theo nhu cầu thưởng thứcloại đồ uống này ngày mô €t tăng lên Cà phê đang là mô €t trong những mă €t hàng nông sảnxuất khẩu lớn nhất trên thế giới, đồng thời cũng là hàng hóa đem lại nguồn thu lớn chocác nước đang phát triển.

Được du nhâ €p vào Viê €t Nam từ những năm 1876, cà phê ch˜ Arabica được ngườiPháp mang từ Bourbon sang trồng tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung nước ta như XuânMai, Quảng Trị, Bố Trạch,…Tuy nhiên năng xuất cà phê tại các vùng này không cao nênhọ đã mang đi trồng ở rất nhiều nơi khác nhau, trong đó miền Nam và Tây Nguyên Tạiđây, họ mở các đồn điền trồng cà phê với quy mô lớn do điều kiê €n thổ nhưỡng và khí hâ €uthuâ €n lợi cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại năng suất cao Cà phê nổitiếng của nước ta hiê €n nay được trồng tại các tỉnh như Thanh Hóa, Nghê € An, Hà Tĩnh,Tây Nguyên và Nam Bô € Các đồn điền cà phê ở Đắc Lắk và Gia Lai đã cho ra những câycà phê với năng suất cao, cùng chất lượng đem lại hảo hạng, là nguồn cà phê xuất khẩuchủ lực của đất nước Kể từ năm 1994 đến nay, cây cà phê Viê €t đă €c biê €t là cà phê vốiRobusta được trồng nhiều, là chủng loại cà phê được xuất khẩu chủ yếu, quan trọng củanền kinh tế quốc dân Chính loại hạt này đã kh™ng định vị thế của nước ta là cường quốcsản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta đứng đầu trên thế giới Mă €t hàng cà phê chỉ xếp saumă €t hàng gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước

Cà phê Arabica (tên khoa học là Coffea Arabica) ở nước ta còn được gọi là cà phêch˜ có vị chua nh›, ít caffeine hơn hạt Robusta

Trang 12

Cà phê Liberica (hay Coffea Excelsa), tại Viê €t Nam còn được gọi là cà phê mít vớihương vị trái cây đă €c trưng thơm ngon

Tùy theo từng loại hạt cà phê và nguồn gốc nơi trồng cà phê mà cho ra những loại càphê khác nhau, với chất lượng và hương vị mang những nét đô €c đáo riêng, phù hợp vớitừng khẩu vị khác nhau của người tiêu dùng Cà phê Liberica đem đến mô €t hương vị đô €cđáo, khác biê €t, khó trồng và ít caffeine hơn các giống cà phê khác vì thế mà giá thànhcũng cao hơn Cà phê ch˜ được người tiêu dùng đánh giá cao hơn về chất lượng so vớicác dòng cà phê Robusta và vì thế giá thành cũng nhỉnh hơn Ngoài ra, cà phê chồn (KopiLuwak) của Indonesia và Viê €t Nam là loại cà phê đă €c biê €t, đắt và hiếm nhất trên thế giớibởi nó không được chế biến theo cách thông thường mà là mô €t cách pha chế từ bô € tiêuhóa của loài cầy nên sản lượng chỉ có khoảng trên 200 kg được sản xuất đưa ra thị trườngmỗi năm với giá trung bì khoảng 20 triê €u đồng trên mô €t kilogram

1.2.Các tiêu ch^ đánh giá hiê Su quả trong ho`t đô Sng xuXt khcu cà phê

1.2.1 Cc ch tiêu đnh gi hiê "u qu$ theo chi&u rô "ng

- Sản lư}ng xuXt khcu

Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh khối lượng cà phê được đem đi xuất khẩu củamô €t quốc gia sang thị trường nước ngoài Quy mô sản lượng phản ánh năng lực sản xuấtcủa doanh nghiê €p đồng thời thể hiê €n dung lượng của thị trường Sản lượng cà phê xuấtkhẩu càng lớn cho ta biết được quy mô ngành xuất khẩu cà phê lớn và năng lực sản xuấtcà phê cao

Để đo lường sự thay đổi về sản lượng hàng cà phê xuất khẩu, ta dựa theo hai tiêu chí:+ Mức tăng tuyê €t đối về sản lượng xuất khẩu:

Q = Q – Q1 0

Q: Lượng tăng tuyê €t đối cảu sản lượng xuất khẩu kỳ hiê €n tại so với kỳ gốcQ1 : Sản lượng cà phê ở thời điểm tính

Q0 : Sản lượng cà phê ở thời điểm mốc

Giá trị của Q càng lớn cho ta biết được sự tăng lên mạnh trong xuất khẩu cà phê+ Tốc đô € tăng trưởng sản lượng cà phê xuất khẩu:

g(%) = Q/ Q x 100%0

Tốc đô € tăng trưởng nhanh hay châ €m trong sản lượng hàng cà phê xuất khẩu thể hiê €nđược thực trạng xuất khẩu ở từng thời kỳ Khi tốc đô € tăng trưởng giảm cho thấy tốc đô €phát triển xuất khẩu cà phê đang có dấu hiê €u trững lại và ngược lại, nếu tốc đô € tăngtrưởng g tăng mạnh thì điều đó cho thấy sự bứt phá trong xuất khẩu cà phê

Trang 13

- Kim ng`ch xuXt khcu

Chỉ tiêu này cho ta biết được tổng giá trị mă €t hàng cà phê đem đi xuất khẩu qua cácthời kỳ, hoă €c từng năm Khi phân tích chỉ tiêu này, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan vềdoanh thu từ hoạt đô €ng xuất khẩu cà phê qua mô €t đơn vị thời gian là bao nhiêu để từ đóso sánh được sự tăng giảm qua các thời kỳ Đây được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất cầndùng khi muốn đánh giá kết quả hoạt đô €ng xuất khẩu của bất cứ cá nhân, tổ chức haydoanh nghiê €p nào

Theo công thức: M= P x QVới:

M: Kim ngạch xuất khẩu cà phê

P: Giá bán của cà phê tại thị trường xuất khẩuQ: Lượng hàng cà phê xuất khẩu

- Tăng trư•ng tuyê St đối vZ kim ng`ch: M = M – Mt 0

M: Sự thay đổi trong kim ngạch xuất khẩuMt : Kim ngạch xuất khẩu cà phê vào năm tM0 : Kim ngạch xuất khẩu cà phê vào năm gốc

- Tốc đô S tăng trư•ng kim ng`ch xuXt khcu : g(%) = M / M 0

Trong đó

g : Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

ΔM và g thể hiện cho sự thay đổi về số lượng hay quy mô của mặt hàng xuất khẩu Cácchỉ tiêu ΔM và g càng lớn thì sự thay đổi trong quy mô xuất khẩu càng cao thì càng thểhiện doanh nghiệp hay quốc đó gia ngày một nâng cao được doanh thu xuất khẩu.

1.2.2 Cc ch tiêu đnh gi pht triển xuất khẩu c phê theo chi&u sâu

- Sự thay đổi trong chXt lư}ng xuXt khcu cà phê: Chất lượng cà phê xuất khầu

chính là yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành hàng càphê Chất lượng sản phẩm là yếu tố không thể tách rời trong phát triển mặt hàngnày Khi chất lượng cà phê được cải thiện theo chiều hướng tích cực thì giá trịcũng như giá trị sử dụng sản phẩm cà phê cũng ngày càng được nâng cao, đồngthời năng lực cạnh tranh nhờ đó cũng được củng cố Thương hiệu và vị thế của sảnphẩm được nâng tầm, giúp thu hút khách hàng

Trang 14

- Sự chuyển dịch trong cơ cXu mặt hàng cà phê xuXt khcu: Sự chuyển dịch trong

cơ cấu cà phê xuất khẩu theo hướng tích cực hơn, bền vững hơn sẽ giúp mặt hàngcà phê thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước ngoài, đánh vào đúng trọng tâmnhu cầu tiêu thụ và khai thác tối đa được thế mạnh của hàng nhập khẩu Sựchuyển dịch cơ cấu mặt hàng được đo lường qua sự thay đổi trong tỷ trọng kimngạch xuất khẩu mặt hàng đó trên tổng kim ngạch theo công thức:

R(A) = M (A) / M x 100%

Trong đó: R (A) tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng AM(A) Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A

M: Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng

- Sự chuyển dịch trong cơ cXu thị trường xuXt khcu: Phản ánh tỷ trọng kim

ngạch cà phê xuất khẩu sang một quốc gia tiêu thụ chiếm bao nhiêu trong tổngkim ngạch xuất khẩu qua các thời kỳ Mục đích của việc đánh giá tiêu chí này giúpnắm bắt được xu hướng thay đổi của thị trường, để khai thác một cách triệt để vàmang lại hiệu quả, tránh gây ra sự phát triển không đồng đều, mất cân đối trongxuất khẩu hàng hóa

- Sự chuyển dịch phương thức xuXt khcu: Đánh giá tiêu chí này để doanh nghiệp

cũng như các hộ nông dân tìm ra được phương thức xuất khẩu phù hợp với điềukiện của thị trường mục tiêu nhằm tối thiểu hóa chi phí trong khâu thâm nhập vàtiếp cận khách hàng hướng đến

- Sự chuyển dịch cơ cXu các thành phần kinh tế tham gia xuXt khcu: Việc thay

đổi theo hướng hiệu quả hơn, hợp lý hơn các thành phần kinh tế tham gia vào quátrình xuất khẩu cà phê góp phần tạo ra được một môi trường cạnh tranh hơn, hiệuquả việc sử dụng vốn được cải thiện

- L}i nhuận thu đư}c từ ho`t động xuXt khcu: Phản ánh được kết quả cuối cùng

thu được từ hoạt động kinh doanh cà phê xuất khẩu

Công thức t^nh: P= TR – TC

Trong đó: P là lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu TC: Tổng chi phí bỏ ra cho hoạt động xuất khẩu

1.3.Vai trò của xuXt khcu cà phê đối với nZn kinh tế đXt nước

Hòa mình vào xu thế hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và toàn cầu của hầu hết cácquốc gia, Việt Nam chúng ta đã và đang không ngừng nỗ lực trong việc mở rộng quan hệngoại giao, tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do nhằm mở rộng thịtrường đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu Chính hoạt động giao thương buôn bán xuyênbiên giới đã gắn kết nền kinh tế thế giới thành một khối mà trong đó xuất khẩu hàng hóađóng vai trò to lớn trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam Trong cácmặt hàng được nước ta đem đi xuất khẩu sang các nước khác, cà phê vẫn luôn giữ một

Trang 15

vai trò là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, mang lại nguồn thunhập và giá trị đóng góp vào nền kinh tế đất nước

1.3.1 Xuất khẩu c phê cung cấp thêm ngun vn cho xuất khẩu

Để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng ngh˜o và chậm phát triển, tạo bước ngoặt tiếnlên trở thành đất nước tiến bộ, phát triển thì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa làmột nấc thang quan trọng trong tiến trình đó Và để bước tiến lên những nấc thang đóphải có nguồn vốn rất lớn được đầu tư để tạo tiền đề như máy móc, trang thiết bị, kỹthuật, tiến bộ công nghệ cũng như kinh nghiệm, trình độ quản lý từ các công ty nướcngoài Nguồn vốn quan trọng này đến từ hoạt động xuất khẩu và nguồn vốn thu được nàysẽ quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sảnxuất trong nước Điều đó đòi hỏi chính phủ các nước phải xây dựng chiến lược xuất khẩuphù hợp với từng thời kỳ phát triển và dựa trên những điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh hiệncó nhằm xây dựng các định hướng và giải pháp hợp lý

1.3.2 Thúc đẩy s$n xuất pht triển v chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Là mặt hàng mà nước ta có lợi thế so sánh lớn, trong khi nhu cầu tiêu thụ thứcuống này trên thế giới ngày một tăng, vì thế xuất khẩu mặt hàng này sẽ góp phần khôngnhỏ trong việc thúc đẩy sản xuất cà phê phát triển Đối với ngành cà phê thì Việt Nam sảnxuất được với sản lượng lớn và gắn chặt với công ăn việc làm của các hộ nông dân ởnhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên trong khi nhu cầu trong nước còn hạnh›p do người dân quen với việc thưởng thức hương vị trà truyền thống Vì thế xảy ra tìnhtrạng cung vượt quá cầu trong nước nên việc đẩy mạnh xuất khẩu là điều tất yếu

Đóng góp tích cực của hoạt động xuất khẩu cà phê đối với sản xuất trong nước vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước mạnh mẽ được thể hiện:

- Đầu tiên, các ngành sản xuất trong nước có quan hệ mắt xích với nhau Chính vìthế các ngành công nghiệp chế tạo máy móc, ngành công nghiệp chế biến, cũng như cácngành công nghiệp xây dựng cơ bản như xây dựng đường xá, trường, trạm để thu mua càphê, sẽ từ đó phát triển theo sau sự phát triển của hoạt động sản xuất cà phê Bên cạnhđó, không chỉ các ngành sản xuất và xây dựng khác phát triển theo mà các ngành dịch vụcũng thu được nhiều lợi ích ch™ng hạn như các dịch vụ công cấp giống cây trồng, thuốcbảo vệ thực vật, cho thuê máy móc, thiết bị, Cơ cấu kinh tế sẽ được chuyển dịch theohướng phục vụ hoạt động xuất khẩu

-Giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất phát triển và ổn định Khi sảnphẩm thâm nhập được càng nhiều thị trường lớn điều đó sẽ tạo cho cà phê của Việt Namcó chỗ đứng hơn trên thương trường quốc tế, tạo tâm thế chủ động trong sản xuất đáp ứngnhu cầu tiêu dùng cà phê của thế giới Thị trường tiêu thụ càng lớn càng kích thích sảnxuất phát triển, đáp ứng được nguồn hàng cho xuất khẩu

Trang 16

- Xuất khẩu mặt hàng cà phê phát triển sẽ tạo ra “cái phễu” thu hút vốn và côngnghệ máy móc, kỹ thuật từ các nước khác đổ vào Việt Nam đồng thời giúp doanh nghiệpnắm bắt và áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới trong sơ chế và sản xuất cà phênhư công nghệ phơi sấy, bảo quản sau khi cà phê được thu hoạch cũng như công tác quảnlý, tổ chức sản xuất và chăm sóc cây trồng từ các nước khác Nhờ vậy mà trình độ sảnxuất được nâng cao, theo kịp với tiến bộ của thế giới.

- Tham gia vào hoạt động xuất khẩu, cà phê Việt Nam bước vào cuộc cạnh tranhtrên trường quốc tế không chỉ về giá cả mà còn về chất lượng sản phẩm Điều đó đòi hỏichúng ta phải tổ chức, đổi mới phương thức sản xuất sao cho đem lại được hiệu quả caonhất để đứng vững hơn thị trường cạnh tranh khốc nghiệt này Do đó, bài toán đặt ra vớidoanh nghiệp là làm sao hạ được giá thành và nâng cao được chất lượng để có thể cạnhtranh được với các đối thủ khác trong ngành

- Xuất khẩu cà phê thúc đẩy doanh nghiệp phải luôn đổi mới sản xuất, tận dụngđược tiến bộ công nghệ trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động quảng bá hìnhảnh, xây dựng thương hiệu cà phê trên thị trường quốc tế, nhằm giữ vững và tăng trưởngthị phần, chiếm được niềm tin tưởng từ phía khách hàng

1.3.3 Xuất khẩu c phê có tc động tích cực đến việc gi$i quyết công ăn việc lmv nâng cao đời sng ca người dân

Đất nước với gần 100 triệu dân, trong đó số người đang trong độ tuổi lao độngchiếm khá cao với khoảng 60% thì việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê sẽ góp phần thu hútmột đội ngũ lao động rất lớn tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, giải quyết đượcvấn đề việc làm và ổn định cuộc sống cho hàng triệu người lao động trên khắp cả nước.

Sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ thu hút nguồn lao động tạo thu nhập cao và ổn định.Hơn thế, còn giúp người dân tiếp thu được công nghệ kỹ thuật sản xuất hiện đại, giúpnâng cao năng suất lao động và năng suất cà phê thu hoạch, tiến tới hội nhập cùng sự pháttriển tiến bộ văn minh của nhân loại

1.3.4 Xuất khẩu c phê l góp phần mở rộng v nâng cao cc quan hệ kinh tế đingoi

Nhờ có hoạt động giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giớimà các quốc gia có thể mở rộng được mạng lưới quan hệ hợp tác với nhiều nước kháctrên thế giới Cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam hiện nay đã được bày bán trên hơn 80quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo điều kiện cho đất nước mở rộng và nâng tầm quan hệ hợptác với các quốc gia khác Nhiều dòng sản phẩm cà phê có hương vị đặc biệt đã được cácvị lãnh đạo chọn để tặng cho các nguyên thủ quốc gia trong các chuyến đi công tác ngoạigiao như là món quà tăng thêm sự gắn kết, hữu nghị giữa các nước.

1.4.Các nhân tố tác động đến xuXt khcu cà phê của Việt Nam

Trang 17

1.4.1 Cc nhân t quc tế v thị trường Algeria

Lượng tiêu thụ đồ uống được chế biến cà phê của thế giới tăng lên theo tốc độ tăngdân số Đa phần hạt Arabica được tiêu thụ nhiều hơn hạt Robusta do loại hạt cà phê nàymang đến hương thơm hấp dẫn như hương hoa, hương trái cây, có độ chua nh› và lượngcaffeine thấp hơn hạt Robusta, đủ để có thể dùng từ 2-3 ly mỗi ngày cho một người Tuynhiên, giá thành của cà phê Arabica cũng đắt hơn và Brazil đang được xem như cái nôisản xuất loại hạt này với sản lượng đứng đầu thế giới

Trong những năm vừa qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid19 cũng như suy thoáikinh tế toàn cầu, các chuyên gia cho rằng nó có thể khiến người tiêu dùng tiết giảm tiêudùng các loại hàng hóa không thiết yếu Cà phê được xem là hàng hóa không thiết yếunhưng cũng không đồng nghĩa với việc mặt hàng này bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi giỏhàng tiêu dùng của người dân trên thế giới Thay vào đó, để tiết kiệm chi tiêu, cà phêRobusta là lựa chọn ưu tiên của phần đa người tiêu dùng do có giá thành rẻ hơn để thaythế cho cà phê giá thành cao như Arabica Điều này vừa giúp họ giảm bớt gánh nặng chitiêu mà vẫn thưởng thức được những ly cà phê Robusta thơm ngon, đậm vị

Lượng tiêu thụ cà phê được tiêu thụ trên toàn cầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng lêntheo như dự báo trong báo cáo của mới nhất của tổ chức Cà phê thế giới (ICO), giữ ởmức 170,3 triệu bao, so với niên vụ 2020/2021 thì tăng 3.3 triệu bao Điều đó cho thấy,sự sôi động diễn ra trong thị trường cà phê thế giới và còn nhiều dư địa để khai thác

b Tình hình xuXt khcu – nhập khcu

Các quốc gia đang phát triển do trình độ công nghệ sản xuất, chế biến cà phê cònnhiều mặt hạn chế nên việc xuất khẩu cà phê nhân xanh chưa rang là lựa chọn ưu tiênhàng đầu trong xuất khẩu sang thị trường các quốc gia khác Hai nước đứng đầu về xuấtkhẩu cà phê trên thế giới là Brazil và Việt Nam, chiếm gần 50% tổng lượng cà phê xuấtkhẩu

Trang 18

Hình 1.1 Cơ cấu các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới

Về nhập khẩu, Châu Âu và Mỹ là hai khu vực mà mỗi năm chi ra một lượng lớnngân sách cho cà phê thô nhập khẩu vào trong nước Các nhà nhập khẩu sẽ đem đi rangxay, và chế biến theo các công thức khác nhau để phù hợp với sở thích thưởng thức càphê của người tiêu dùng

Trang 19

Hình 1.2 Các nước nhập khẩu cà phê lớn ở trên thế giới

1.4.2 Cc nhân t thuộc v& thị trường Algeria

Với lượng tiêu thụ cà phê trung bình 15 gram mỗi ngày và 4kg mỗi năm, Algeriatrở thành thị trường đứng đầu châu Phi về nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này Cà phê đã trởthành một phần trong lối sống của người tiêu dùng tại Algeria với trung bình 1-3 tách càphê mỗi ngày được thưởng thức Nhu cầu lớn nhưng nguồn cung trong nước không đápứng được do quốc gia này điều kiện tự nhiên không cho phép nên thị trường phụ thuộchoàn toàn vào nhập khẩu Trung bình mỗi năm, khoảng 125000 tấn cà phê, tương đươngsố khoản tiền chi ra là 250 triệu đô la Mỹ mỗi năm để nhập khẩu mặt hàng vào quốc giaBắc Phi này

1.4.2.1. Cung – cầu cà phê tại Algeria

Hình 1.3 Lượng cà phê tiêu thụ tại thị trường Algeria giai đoạn 2018- 2022 Nguồn: ITC

VZ ph^a cầu, lượng cà phê tiêu thụ ở quốc gia này tăng trong giai đoạn

2018-2021 Năm 2021, nhu cầu về cà phê của người dân Algeria được ghi nhận ở mức caonhất, đạt hơn 143 nghìn tấn, do đây là thời điểm chính phủ nước này tiến hành nhiều biệnpháp giãn cách, người lao động làm việc ở nhà nhiều nên nhu cầu về cà phê tăngmạnh, tăng 13,8 % so với năm 2020 Năm 2022, quốc gia này đã nhập khẩu khoảng 114nghìntấn, với mức giảm khoảng 20,3% so với cùng kỳ năm trước đó

Trang 20

Bảng 1.1 Sản lượng cà phê nhập khẩu vào Algeria phân loại theo mã HS codetrong giai đoạn 2018-2022.

Đơn vị: Tấn

Nguồn: Trademap.com

Cà phê nhập khẩu vào thị trường Bắc Phi này phần lớn dưới dạng cà phê thô (càphê chưa rang xay và chưa khử cafein - mã HS 090111) sau đó sẽ được các nhà nhậpkhẩu trong nước rang xay, và pha trộn với các tỷ lệ phù hợp để đáp ứng sự đa dạng trongkhẩu vị thưởng thức cà phê của người dân Đồng thời, việc nhập khẩu cà phê thô sẽ đượchưởng nhiều ưu đãi hơn, ít chịu thuế hơn và việc rang xay, pha chế trong nước sẽ đảmbảo tiêu chuẩn Halal Nếu xét về chủng loại cà phê nhập khẩu, quốc gia này thường nhậpkhẩu hạt Robusta với số lượng nhiều hơn do giá thành rẻ, với cơ cấu nhập khẩu là khoảng80% cà phê Robusta và 20% là cà phê.

VZ ph^a nguồn cung, do là quốc gia không trồng được cà phê, Algeria phụ

thuộc 100% vào cà phê nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đồ uống trong nước Càphê được quốc gia này nhập khẩu phần lớn dưới dạng thô nhân xanh, chưa khử caffeinesau đó được rang xay, chế biến tại các nhà máy tại Algeria để phù hợp với thị hiếu củangười dân Việt Nam, Bờ biển Ngà, Indonesia, Brazil, Italia và Uganda là những đối táccung cấp cà phê chính cho thị trường Bắc Phi này

Trang 21

Hình 1.4 Các nước xuất khẩu cà phê chính sang Algeria

Nguồn Trademap.org

Nhìn vào những số liệu và biểu đồ cơ cấu bên trên có thể thấy rằng, hơn 50% càphê được thông quan vào Algeria có nguồn gốc từ Việt Nam và cũng chính mặt hàng nàyđược Thương vụ Việt Nam ở Algeria chỉ ra là mặt hàng đứng vị trí đầu bảng trong tổngkim ngạch hai chiều giữa hai nước qua nhiều năm trở lại đây

1.4.2.2. Chính sách nhập khẩu cà phê của Algeria

Do nước Algeria vẫn chưa là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)nên chính sách nhập khẩu cà phê của họ mang nặng tính bảo hộ mậu dịch rõ rệt khi thuếnhập khẩu mặt hàng này tương đối cao Cà phê Việt xuất khẩu khi thâm nhập sâu vàoquốc gia này phải gánh trung bình 63% thuế và phí, bao gồm thuế xuất nhập khẩu 30%,thuế giá trị gia tăng VAT là 19%, thuế tiêu thụ nội địa là 10%, thuế đoàn kết là 2% vàthuế khấu trừ 2%.Có thể thấy, mức thuế này là rất cao và khiến cho nhiều doanh nghiệpxuất khẩu cà phê Việt Nam gặp khó khăn nếu cạnh tranh bằng giá cả với các đối thủ kháctrong thị trường Algeria

Ngày 21/8/2018, Algeria cùng hầu hết các nước trong khu vực châu Phi đã ngồi lạiđàm phán và ký kết với nhau Hiệp định Thương mại Tự do Lục địa Châu Phi (AfCFTA)nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế nội khối diễn ra mạnh mẽ hơn Theo đó,các loại thuế quan sẽ được giảm hoặc cắt bỏ khi hàng hóa được giao thương giữa cácquốc gia thành viên Hiệp định AfCFTA đã đi vào hiệu lực chính thức kể từ 30/5/2019với sự tham gia của 28 quốc gia thành viên trong khu vực Là mặt hàng nằm trong danhsách những mặt hàng được hưởng nhiều ưu đãi nhất về thuế từ hiệp định, cà phê hứa h›nsẽ là mặt hàng mang đến nhiều lợi thế cho nhiều quốc gia trong khu vực châu Phi sảnxuất được cà phê như Uganda, Bờ Biển Ngà đẩy mạnh việc xuất khẩu cà phê vào thị

Trang 22

trường Algeria Thế nhưng, Việt Nam không được hưởng những lợi ích đó do không phảilà thành viên, vì vậy đây sẽ là một điều bất lợi cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam nếuphải cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác

Châu Phi nói chung và Algeria nói riêng tuy không quá khó tính và khắt khe đốivới chất lượng cà phê nhập khẩu tuy nhiên vẫn có một số rào cản nhất định như quy địnhvề tỷ trọng cà phê kém phẩm chất hoặc bị hư hỏng không được vượt hơn 10% trong mẫulấy ngẫu nhiên từ lô hàng nhập khẩu Nếu số lượng cà phê bị hư hỏng vượt 10% thì cả lôhàng đó sẽ bị hải quan thu giữ tại cảng và không được phép lưu thông vào thị trường nộiđịa

1.4.2.3. Thị hiếu của người tiêu dùng

Người tiêu dùng Algeria ngày càng ưa chuộng các sản phẩm cà phê có xuất xứ rõràng có chất lượng cao, mang hương vị độc đáo Điều đó cho thấy sự thay đổi dần trongvăn hóa thưởng thức cà phê của người dân khi họ trở nên cầu kỳ hơn, sành điệu và kỹlưỡng hơn trong chọn lựa mặt hàng này Nếu như trước đây, cà phê hòa tan hoặc cà phêlọc là lựa chọn của phần lớn người Algeria, tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị hiếucủa người dân có sự chuyển hướng sang các dòng sản phẩm cao cấp hơn, pha chế côngphu hơn như cà phê Espresso - loại cà phê đang thống trị thị trường đồ uống, chiếm hơn80% thị phần sản phẩm cà phê được bày bán trên thị trường Algeria Công nghệ pha chếcà phê ngày càng được áp dụng rộng rãi tại các cửa hàng cà phê trên khắp các con phốcủa Algeria Người tiêu dùng giờ đây không chỉ còn chú ý tới giá cả nữa mà còn dành sựquan tâm nhiều hơn cho chất lượng hương vị, độ tươi mới của cà phê nhập khẩu và họsẵn sàng chấp nhận những dòng sản phẩm mới lạ, mang hương vị độc đáo, cách pha chếriêng biệt với mức giá cao hơn trước để thưởng thức trọn v›n loại thức uống này

1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc vZ ph^a Việt Nam

Xét về các cơ s• chế biến, theo như số liệu thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Pháttriển Nông thôn ( Bộ NN&PTNT), tính đến nay, cả nước có tổng cộng 97 cơ sở chế biếncà phê nhân và khoảng 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, với tổng công suất thiết kếước tính lần lượt là 1,5 triệu tấn/năm và 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm Bên cạnh đó, nướcta có 8 cơ sở sản xuất cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn đi vào hoạtđộng với có tổng công suất thiết kế lần lượt là 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm và khoảng139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm Tuy nhiên tỷ trọng tương đối khiêm tốn chưa đến 10% làcà phê chế biến sâu trên tổng sản lượng sản xuất ra của cả nước

Xét về số lượng doanh nghiệp xuXt khcu cà phê, cho đến năm 2020, Việt Nammới chỉ có 114 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xuất khẩu mặt hàng này Số lượngdoanh nghiệp xuất khẩu cà phê có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ ở mức khiêmtốn khi chỉ có 13 doanh nghiệp Hơn thế, ở nước ta, doanh nghiệp sẵn nhà máy chế biến

Trang 23

cà phê chit chiếm khoảng 1/3 trong tổng số, phần còn lại là trung gian thương mại và đềuphải thông qua các kênh đại lý, thương lái để mua cà phê nguyên liệu về để thực hiệnhoạt động xuất khẩu Điều đó cũng một phần cho thấy trình độ sản xuất của nước ta cònnhiều hạn chế, chưa tương xứng với vị thế là “Á Khôi” xuất khẩu cà phê trên thế giới

Đối với nhân tố trình độ công nghệ, có thể thấy, đây là điều mà chúng ta sẽ rấtcần phải rót vốn đầu tư trong thời gian tới, khi mà chỉ có khoảng 12,7% số doanh nghiệptham gia xuất khẩu cà phê đáp ứng được việc đưa công nghệ hiện đại vào trong sản xuấtvà chế biến cà phê, 54% doanh nghiệp ứng dụng ở mức trung bình Còn lại trong số đó làcác doanh nghiệp quy mô nhỏ lẻ, với trình độ công nghệ chỉ ở mức thấp và lạc lậu Cóthể thấy, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của nước ta cònnhiều hạn chế, chưa thực sự khai thác hết lợi thế về quy mô cũng như năng suất cà phêmỗi năm, đồng thời giá trị cà phê Việt mà phần lớn chỉ xuất đi ở dạng thô, chưa chế biếnsâu nên giá trị gia tăng cho sản phẩm còn thấp, vì thế mà không “đủ sức” vươn tầmthương hiệu với các nước khác như Brazil hay Colombia Cà phê xuất chủ yếu cà phê vốiRobusta, có giá trị thấp hơn và ít được ưa chuộng hơn loại hạt Arabica Đi k˜m với đó làcông nghệ máy móc để thu hoạch cũng như sơ chế sau thu hoạch của các hộ nông dâncòn tạm bợ, thủ công, còn lẫn nhiều tạp chất trong thành phẩm sau sơ chế, Chính vìnhững hạn chế đó là xuất khẩu cà phê Việt chưa khai phá được tiềm năng cũng nhưkhông đem được lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp và hộ nông dân khi ta chỉ chú ý vàoxuất khẩu thô với giá cả thấp

Xét vZ thương hiệu, Các thương hiệu cà phê Việt mang được tiếng tăm trên

trường quốc tế có thể kể đến như Vinacafé, Trung Nguyên Legend Các thương hiệu nàykhông chỉ dành được nhiều tình cảm từ người tiêu dùng trong nước mà còn được đónnhận bởi nhiều quốc gia “sành” trên thế giới như Đức, Mỹ, Italia Nổi bật trong cácdoanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê là tập đoàn Trung Nguyên Legend Với khátvọng là doanh nghiệp tiên phong xây dựng thủ phủ Buôn Mê Thuột trở thành “Thành phốcà phê của thế giới”, nâng tầm thương hiệu cà phê Việt mang tầm vóc quốc tế.

VZ mặt ch^nh sách, trong những năm gần đây, mặt hàng cà phê đã và đang được

Nhà nước hỗ trợ với nhiều chính sách được đưa ra Có thể kể đến như chính sách hỗ trợvề tài chính, tín dụng giúp doanh nghiệp, hộ nông dân có thêm nguồn vốn đầu tư co côngnghệ, máy móc phục vụ cho quá trình nuôi trồng, thu hoạch và sản xuất cà phê cho kinhdoanh xuất khẩu Đồng thời hỗ trợ về mặt thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ các chương trìnhkết nối giữa doanh nghiệp với hộ nông dân như các hội thảo khoa học và phát triển ngànhhàng cà phê xuất khẩu cũng như phối hợp với doanh nghiệp thực hiện các chương trìnhcông trình biểu tượng như Thành phố Cà phê, Bảo tàng cà phê thế giới, Ngoài ra, nhànước cũng có nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại, quảngbá hình ảnh cà phê Việt đi khắp thế giới Nhờ vào những định hướng và đường lối đúngđắn của Đảng và Nhà nước mà ngành cà phê của nước ta trong những năm gần đây đạtnhiều kết quả tích cực.

Trang 24

Cuối cùng, về quan hệ ngo`i giao Việt Nam và Algeria trong những năm gần đâyghi nhận sự tiến triển tốt về nhiều mặt Cà hai nước đã tổ chức những chuyến thăm chínhthức nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị,… tiến tớinâng tầm quan hệ hợp tác hơn nữa Mặc dù vậy, hai nước chưa ký với nhau bất kì Hiệpđịnh Thương mại Tự do nào khiến cho nhiều mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang,trong đó nổi bật là cà phê chịu nhiều thuế suất cao, làm giảm khả năng cạnh tranh của càphê Việt sang quốc gia Bắc Phi này.

1.5 Khái quát quan hệ Việt Nam - Algeria

Là quốc gia lớn nhất châu Phi về mặt diện tích và có vị trí nằm ở khu vực phía Bắcchâu Phi, Algeria là đất nước có nền kinh tế lớn thứ tư ở châu lục này Đã từ lâu, Algerialuôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu đối với phát triển kinh tế của nướcta Mặc dù đất nước này còn đang áp dụng nhiều biện pháp hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnhxuất khẩu song đây vẫn là thị trường có nhiều dư địa lớn cho những mặt hàng xuất khẩuthế mạnh của Việt Nam như hạt điều, hạt tiêu, cà phê, thủy sản nước ngọt, là những mặthàng chính mà quốc gia Bắc Phi này không tự sản xuất được và phải nhập khẩu 100% từcác nước khác trên thế giới

Trở lại dòng lịch sử về những năm 60, khi chỉ là những cái bút máy, quyển số, bútchì, vải may được viện trợ từ chính phủ Việt Nam cho trẻ em tại Algeria, đánh dấu nhữngkhởi đầu cho quan hệ giữa hai nước thì cho đến nay, thương mại song phương đã diễn rasôi động hơn với các loại hàng nhập khẩu như cà phê, hạt tiêu, gạo, hàng dệt may củanước ta cũng đã kh™ng định chỗ đứng nhất định trên thị trường này.

Hai nước bắt đầu đánh dấu những bước tiến rõ nét trong quan hệ thương mại từnăm 1975 đến nay Sau ngày giải phóng, đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong việcxây dựng và tái thiết nền kinh tế thì lúc đó, chính phủ Algeria cung cấp gói viện trợkhông hoàn lại cho nước ta là 100000 tấn dầu thô và cho vay thêm 1 triệu tấn dầu thô.Trong 10 năm sau đó, quan hệ thương mại song phương là không đáng kể, chỉ khoảng50000 USD/năm Tuy nhiên từ năm 2001, theo như số liệu từ Tổng cục Hải quan ViệtNam xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đã có những bước tiến đáng kể, đạt mức caonhất vào năm 2017 khoảng 280.6 triệu USD Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lựccủa Việt Nam vào Algeria đó chính là cà phê, gạo, hạt tiêu Bên cạnh đó còn có các mặthàng thủy sản, hàng công nghiệp, điện thoại, hàng dệt may, sản phẩm sắt thép, cũngđược Algeria nhập khẩu về nước Chiều ngược lại, mỗi năm nước ta chi khoảng 3-5 triệuUSD để nhập khẩu các sản phẩm dược phẩm, giấy vụn, nguyên liệu và thức ăn cho giasúc,… có nguồn gốc xuất xứ từ phía Algeria với sản lượng không nhiều

Về thúc đẩy thương mại, các hội nghị giao thương trực tiếp cũng như trực tuyến đãđược hai nước cũng tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy thương mại, tăng cường quảngbá các sản phẩm như nông sản, thực phẩm, nguyên liệu bao bì, mỹ phẩm, Các hội nghịđó đã được đón nhận và góp mặt tham gia của 13 doanh nghiệp Việt Nam và 25 doanhnghiệp Algeria vào ngày 18/6/2023 Qua đó, các doanh nghiệp Algeria tham dự đã xemcác mẫu mã hàng hóa, catalogue và đi đến nhiều thỏa thuận hợp tác kinh doanh đầy triểnvọng trong thời gian sắp tới.

Trang 25

Ngoài ra, hai nước cũng đã mở rộng quan hệ hợp tác sang lĩnh vực đầu tư Công tyliên doanh ba bên GPRS giữa Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thuộcPetroVietnam, Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTTEP) và Tổng công ty Dầu khí quốc giaAlgeria (Sonatrach) là biểu tượng cho sự hợp tác thành công giữa Việt Nam và Algeria.Sau 12 năm sau khi triển khai thực hiện (từ năm 2003), dự án khai thác dầu tại mỏ BirSeba (tỉnh Ouargla, Algeria) đã cho ra thùng đầu tiên vào tháng 8/2015 với sản lượngkhoảng 18.000 thùng/ngày.

Qua đó có thể thấy nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư giữa haiquốc gia, dù phạm vi hợp tác chưa được sâu rộng mà chỉ mới chớm nở những thành tựunổi bật, nhưng trong thời gian tới, quan hệ hợp tác đó sẽ tiếp tục nảy nở và hứa h›n nhiềubước tiến tốt đ›p giữa Việt Nam và Algeria.

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM SANGALGERIA GIAI ĐOẠN 2018-2022

2.1 Khái quát vZ xuXt khcu cà phê của Việt Nam trong những năm vừa qua

2.1.1 Tổng quan v& s$n lượng v kim ngch

Nhìn vào tổng quan giai đoạn có thể thấy, năm 2019 là năm giá cà phê xuất khẩugiảm mạnh, và kim ngạch cà phê xuất khẩu bắt đầu chứng kiến sự sụt giảm, với giábình quân năm 2019 đạt 1777 USD trên mỗi tấn cà phê xuất đi, giảm gần 8,8% so vớinăm trước đó Năm 2020 – 2021, nền kinh tế toàn cầu chịu sức ép rất lớn từ đại dịchCovid19 và ảnh hưởng bất thường từ biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu mà nước talà một quốc gia ghi nhận sự tổn thất nặng nề từ những sự biến đổi đó Kim ngạch xuấtkhẩu cà phê của Việt Nam năm 2020 đạt mức chạm đáy trong giai đoạn này, vớikhoảng 2,74 tỷ USD, với khoảng 1,57 triệu tấn là sản lượng xuất khẩu đạt được Giábình quân tăng nh› khoảng 1.4% từ 1727 USD/tấn lên 1751 USD/ tấn

Hình 2.1 Sản lượng, kim ngạch và mức giá bình quân của cà phê Việt Nam xuất khẩutrong giai đoạn 2018-2022

Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu của Việt Nam

Về mặt bằng giá cà phê xuất khẩu trên thế giới, phần lớn là do hệ lụy của đại dịchCovid19 khiến các doanh nghiệp phải chịu chi phí vận tải quốc tế tăng cao, thiếu nguồnnhân công sản xuất trong các nhà máy, đồng thời nhu cầu tiêu thụ tăng lên do nhiều ngườidân ở nhà làm việc để đảm bảo giãn cách đã đẩy giá thành xuất khẩu cà phê lên cao Giácà phê Việt Nam xuất khẩu cũng tăng lên trong hai năm gần đây, đạt trung bình từ 1.996USD/tấn vào năm 2021, tăng 12,3% so với năm 2019, và có thời điểm chạm mốc 2.344USD/tấn

Trang 27

Năm 2022, nền kinh tế thế giới có sự khởi sắc sau đại dịch, hoạt động tiêu thụ càphê diễn ra sôi nổi hơn trong tình trạng nguồn cung bị thắt chặt do mất mùa và ách tắcchuỗi cung ứng diễn khiến cho giá cà phê Việt xuất đi tăng vọt, nhất là về cả giá trị lẫn sốlượng Theo đó, năm vừa qua là một năm ghi nhận thành tích to lớn trong hoạt động xuấtkhẩu cà phê khi sản lượng đạt gần 1,8 triệu tấn cà phê, đem về nguồn doanh thu hơn 4 tỷUSD, tăng hơn 32% về trị giá và 13,8% về sản lượng so với năm 2021

Như vậy, kim ngạch và sản lượng cà phê xuất có sự sụt giảm vào năm 2020 nhưngcó sự phục hồi và tăng dần qua 3 năm trở lại đây Điều đó cho thấy khả năng thích ứng,cũng như chỗ đứng của cà phê Việt trên bản đồ cà phê Thế giới đang dần được kh™ngđịnh và kỳ vọng nhiều dư địa để đầu tư phát triển mặt hàng này trong thời gian sắp tới.

2.1.2 V& thị trường

Tính đến nay, các sản phẩm cà phê có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam đã và đangđược hiện diện tại trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.Thị phần cà phê thếgiới ghi nhận có 9,1% là các sản phẩm cà phê rang xay có nguồn gốc từ Việt Nam Vớithị phần cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu như vậy, hiện Việt Nam đang xếp ở vị tríthứ 5 trên thế giới chỉ sau Brazil, Indonesia, Malaysia, và †n Độ Điều đó cho thấy, mặcdù về xuất khẩu chúng ta gần như đứng đầu nhưng các sản phẩm cà phê trải qua giai đoạnchế biến sâu xuất đi còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có

Theo như thống kê từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), Việt Nam là nước đangđứng thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau Brazil về thị phần xuất khẩu cà phê Hiện Việt Nam đangđứng đầu thế giới về năng suất trồng cà phê, với năng xuất được ghi nhận đạt 2,4 tấn/ha.Trong đó, cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã chiếm trên ⅓ tổng sản lượng và đã được bày bántại các siêu thị và các quán cà phê ở nhiều nơi trên phạm vi thế giới

Bảng 2.1: Top 10 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam theo giá trị xuất khẩutrong giai đoạn 2018-2022

Trang 28

Nguồn: Trademap.org

Hai siêu cường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam chính là Đức và Mỹ vớitỷ trọng chiếm lần lượt 11,7% (tương ứng 473,6 triệu USD) và 7,5% (tương ứng 305,4triệu USD) trên tổng trị giá cà phê Việt mang đi xuất khẩu Nếu xét theo khối nước thì thịtrưởng tiêu thụ nhiều cà phê có xuất xử tử Việt Nam nhất chính là EU, với tổng lượng càphê xuất khẩu sang thị trưởng này chiếm khoảng 40% tổng lượng cà phê xuất khẩu ra thếgiới và chiếm xấp xỉ 38% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước; Xếp sau EUchính là khu vực Đông Nam Á với mức tiêu thụ xấp xỉ 13% cả về tổng lượng lẫn tổngkim ngạch cà phê Việt Nam xuất khẩu.

Bảng 2.2: Top 10 thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam theo sản lượng xuất khẩu tronggiai đoạn 2018-2022

Trang 29

Nguồn: Trademap.org

2.1.3 Chng loi c phê xuất khẩu

Theo như số liệu thống kê được từ Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), hiệnnước ta đang đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu loại hạt cà phê Robusta, chiếmtỷ trọng khoảng 36% tổng lượng cà phê Robusta trên toàn cầu Có thể nói, loại cà phêRobusta đang là thế mạnh và làm nên tên tuổi của cà phê Việt được vươn tầm trên thịtrường quốc tế

Hình 2.2: Top 5 quốc gia xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới.Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)

Cà phê vối Robusta vẫn là giống cà phê chủ yếu được các doanh nghiệp Việt Namtung ra thế giới, với tỷ trọng được thống kê chiếm tới hơn 85% tổng lượng và gần 80%tổng giá trị cà phê Việt Nam đem đi thông quan tại thị trường nước khác

Bảng 2.3: Chủng loại cà phê xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2022

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w